Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN THANH BÌNH – TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT
SẮN THANH BÌNH – TỈNH TÂY NINH

Sinh viên thực hiện: ĐẶNG THỊ HÒA
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 7/2011


KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN
THANH BÌNH – TỈNH TÂY NINH

Tác giả

ĐẶNG THỊ HÒA

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
ThS.NGUYỄN TRẦN LIÊN HƯƠNG

Tháng 7/2011




LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quãng thời gian học tập và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp tại
trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, tôi đã nhận được sự giảng dạy nhiệt tình, giúp đỡ của
trường, của khoa và sự hướng dẫn tận tình của Giáo viên hướng dẫn, của các thầy cô,
bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian qua, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến:
 Ban giám hiệu, các thầy cô trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, tất cả các thầy cô
khoa Môi Trường & Tài Nguyên đã tận tâm truyền đạt kiến thức, tận tình giảng
dạy và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học.
 ThS.Nguyễn Trần Liên Hương đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi
hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp.
 Ban lãnh đạo, Giám đốc Công ty TNHH Thanh Bình cùng các anh chị trong
Công ty đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập, thu thập dữ
liệu và hoàn thành Khóa luận.
 Gia đình tôi cùng các bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập và hoàn thành Khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày…tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Hòa


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh
Bình” được tiến hành tại Công ty TNHH Thanh Bình, thời gian từ tháng 03 đến tháng
07 năm 2011.

Hoạt động sản xuất của Công ty đã cung cấp lượng lớn tinh bột cho thị trường
trong và ngoài nước, giải quyết công ăn việc làm cho gần 100 công nhân địa phương,
tuy nhiên hoạt động này cũng đang gây ảnh hưởng đến môi trường do những chất thải
phát sinh trong quá trình sản xuất. Do đó việc kiểm soát các vấn đề môi trường tại
Công ty là một vấn đề cần thiết.
Khóa luận gồm 6 nội dung chính:
− Chương 1: Mở đầu
− Chương 2: Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm
− Chương 3: Tổng quan về Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Bình
− Chương 4: Hiện trạng môi trường, các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện
tại Nhà máy và các vấn đề còn tồn tại
− Chương 5: Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại và hạn chế
các tác động xấu đến môi trường
− Chương 6: Kết luận và kiến nghị

i


MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ......................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................... vii
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu của đề tài................................................................................... 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 2
Chương 2 LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM .......................................................... 4
2.1 Khái niệm .................................................................................................................... 4
2.2 Mục tiêu ...................................................................................................................... 4
2.3 Các giải pháp thực hiện kiểm soát ô nhiễm ................................................................ 4
2.4 Lợi ích của kiểm soát ô nhiễm .................................................................................... 6
2.4.1 Lợi ích về môi trường ......................................................................................... 6
2.4.2 Lợi ích về kinh tế ................................................................................................ 6
2.5 Các công cụ kiểm soát ô nhiễm .................................................................................. 7
2.5.1 Giải pháp hành chính, công cụ chỉ huy và kiểm soát ......................................... 7
2.5.2 Công cụ kinh tế ................................................................................................... 7
2.5.3 Công cụ thông tin ................................................................................................ 7
2.5.4 Sản xuất sạch hơn ............................................................................................... 7
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN THANH BÌNH .. 8
3.1 Giới thiệu chung .......................................................................................................... 8
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................................... 8
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự của Nhà máy .................................................. 9
3.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội........................................................................... 10

ii


3.2.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 10
3.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................. 11
3.3 Công nghệ sản xuất tại Nhà máy .............................................................................. 12
3.3.1 Nhu cầu nguyên nhiên vật liệu sử dụng ............................................................ 12
3.3.2 Nhu cầu trang thiết bị sử dụng .......................................................................... 15
3.3.3 Nhu cầu lao động .............................................................................................. 17
3.3.4 Quy trình công nghệ sản xuất tại Nhà máy....................................................... 17
Chương 4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

ĐÃ THỰC HIỆN TẠI NHÀ MÁY VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI ........................... 20
4.1 Nước thải ................................................................................................................... 20
4.1.1 Nước thải sinh hoạt ........................................................................................... 20
4.1.2 Nước thải sản xuất ............................................................................................ 21
4.2 Không khí .................................................................................................................. 25
4.2.1 Nhiệt độ............................................................................................................. 25
4.2.2 Ánh sáng ........................................................................................................... 26
4.2.3 Bụi, khí thải....................................................................................................... 27
4.2.4 Mùi .................................................................................................................... 28
4.2.5 Tiếng ồn, rung ................................................................................................... 29
4.3 Chất thải rắn .............................................................................................................. 30
4.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt ...................................................................................... 30
4.3.2 Chất thải rắn sản xuất........................................................................................ 31
4.3.3 Chất thải nguy hại ............................................................................................. 32
4.4 An toàn lao động và phòng chống cháy nổ ............................................................... 33
4.4.1 An toàn lao động ............................................................................................... 34
4.4.2 Phòng chống cháy nổ ........................................................................................ 35
Chương 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI VÀ HẠN
CHẾ CÁC TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN MÔI TRƯỜNG .......................................................... 36
5.1 Nước thải ................................................................................................................... 36
5.1.1 Nước thải sinh hoạt ........................................................................................... 36
5.1.2 Nước thải sản xuất ............................................................................................ 36
5.2 Không khí .................................................................................................................. 39

iii


5.2.1 Nhiệt độ............................................................................................................. 40
5.2.2 Ánh sáng ........................................................................................................... 40
5.2.3 Bụi và khí thải ................................................................................................... 40

5.2.4 Mùi .................................................................................................................... 40
5.2.5 Tiếng ồn, rung ................................................................................................... 42
5.3 Chất thải rắn .............................................................................................................. 43
5.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt ...................................................................................... 43
5.3.2 Chất thải rắn sản xuất........................................................................................ 44
5.3.3 Chất thải nguy hại ............................................................................................. 44
5.4 An toàn lao động và phòng chống cháy nổ ............................................................... 45
5.4.1 An toàn lao động ............................................................................................... 45
5.4.2 Phòng chống cháy nổ ........................................................................................ 45
5.5 Chương trình giám sát ô nhiễm ................................................................................. 46
5.5.1 Môi trường không khí ....................................................................................... 46
5.5.2 Môi trường nước ............................................................................................... 47
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 48
6.1 Kết luận ..................................................................................................................... 48
6.2 Kiến nghị ................................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ

: An toàn lao động

BOD

: Nhu cầu ôxy sinh hóa


BTNMT

: Bộ Tài Nguyên môi trường

BYT

: Bộ y tế

CO

: Nhu cầu ôxy hóa học

CN

: Cyanua

CO 2

: Khí Cacbonic

HCN

: Axít xyanhydric

NO x

: Các Oxit nitơ

PCCC


: Phòng cháy chữa cháy

PP

: Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

SP

: Sản phẩm

SS

: Chất rắn lơ lửng

SO 2

: Khí Sunfua

STT

: Số thứ tự

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam


TCN

: Tiêu chuẩn ngành

TCXD

: Tiêu chuẩn xây dựng

TNHH

: Trách Nhiệm Hữu Hạn

v


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục ................................................... 5
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức tại Nhà máy Thanh Bình ............................................................... 9
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình sản xuất tại Nhà máy Thanh Bình ............................................ 17
Hình 4.1: Sơ đồ xử lý nước thải tại Nhà máy Thanh Bình ................................................ 23
Hình 5.1: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải được cải tiến .................................................... 37
Hình 5.2: Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải bụi tinh bột ......................................................... 41

vi


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Thành phần hoá học trong củ sắn ...................................................................... 12

Bảng 3.2: Thành phần hóa học của vỏ củ sắn và bã sắn .................................................... 13
Bảng 3.3: Nhu cầu sử dụng củ sắn tươi của Nhà máy ....................................................... 13
Bảng 3.4: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của Nhà máy ......................................................... 14
Bảng 3.5: Nhu cầu sử dụng hóa chất của Nhà máy ........................................................... 14
Bảng 3.6: Nhu cầu sử dụng điện của Nhà máy .................................................................. 14
Bảng 3.7: Nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy ................................................................. 15
Bảng 3.8: Thiết bị máy móc sử dụng của Nhà máy ........................................................... 15
Bảng 4.1: Thành phần của nước thải sinh hoạt .................................................................. 20
Bảng 4.2: Đặc tính nước thải cần xử lý của Nhà máy........................................................ 21
Bảng 4.3: Các chỉ tiêu nước thải sau xử lý của Nhà máy .................................................. 24
Bảng 4.4: Kết quả phân tích điều kiện vi khí hậu tại Nhà máy ......................................... 26
Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại Nhà máy .................... 28
Bảng 4.6: Kết quả phân tích tiếng ồn tại Nhà máy ............................................................ 30
Bảng 4.7: Thành phần trong bã thải rắn ............................................................................. 31
Bảng 4.8: Khối lượng các loại chất thải rắn ....................................................................... 32
Bảng 4.9: CTNH phát sinh trung bình trong tháng ............................................................ 33
Bảng 5.1: Tương quan giữa công trình hiện hữu và công trình trong phương án cải tạo .. 37

vii


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Bình – Tỉnh Tây Ninh

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới, nền kinh tế chuyển mình phát triển
mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp, các đơn vị sản xuất tranh đua phát triển, mở rộng
sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về mọi mặt của con người. Trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, môi trường là vấn đề bất cập

không chỉ riêng quốc gia nào mà là vấn đề của toàn cầu. Phát triển kinh tế xã hội là
nhu cầu của mỗi quốc gia nhưng cần phải có sự phát triển bề vững, việc sản xuất với
quy mô công nghiệp rất có ý nghĩa đối với sự phát triển nền công nghiệp trong nước,
nâng cao trình độ kỹ thuật trong công nghệ sản xuất, đồng thời tạo ra các sản phẩm có
chất lượng và năng suất cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội phát triển.
Trong các ngành công nghiệp trọng điểm của đất nước, tinh bột sắn là một
ngành kinh tế đang được sự chú trọng và thu hút đầu tư của các nhà sản xuất và nền
công nghiệp này ngày càng phát triển. Việt Nam là nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng
thứ 3 trên thế giới, sau Indonesia và Thái Lan. Sắn là cây dễ tính thích hợp với nhiều
chất đất và địa hình, nông dân trồng sắn hầu như không phải đầu tư nhiều nên nó được
xem như cây “xóa đói giảm nghèo” cho nông dân. Người nông dân trồng sắn có thu
nhập khá trong thời gian ngắn. Do vậy mà nhiều nơi, nông dân trồng mía hay các cây
trồng dài ngày khác phải đầu tư vốn lớn, đã thay thế bằng cây sắn.
Đi theo sự phát triển diện tích trồng sắn là hàng loạt nhà máy chế biến tinh bột
sắn mọc lên khắp nơi trong nước nhưng nhiều nhất là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Ngoài cung cấp cho các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, hóa chất, sản xuất bột ngọt
ở trong nước, sắn lát và tinh bột sắn còn được xuất khẩu ngày càng nhiều sang Trung
Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, châu Âu. Cả nước có trên 60 nhà máy chế biến tinh
bột sắn ở qui mô lớn, công suất 50 - 200 tấn tinh bột sắn/ngày và trên 4.000 cơ sở chế
biến thủ công. Năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu gần 4 triệu tấn sắn trị giá 800 triệu
USD; năm 2009 xuất khẩu 3,3 triệu tấn, trị giá 574 triệu USD. Sáu tháng đầu năm
2010 xuất khẩu 1,14 triệu tấn sắn, trị giá hơn 300 triệu USD.
SVTH: Đặng Thị Hòa

1

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Bình – Tỉnh Tây Ninh


Hiện nay bột sắn không chỉ được dùng làm nguồn lương thực truyền thống mà
còn được sử dụng vào nhiều ngành công nghiệp: ngành dệt, bột giấy và giấy, thực
phẩm, thức ăn gia súc, dược phẩm...
Tuy nhiên, cũng như các ngành công nghiệp khác, các chất thải từ công nghệ
chế biến tinh bột sắn đã và đang gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường, thậm
chí có những tác hại nghiêm trọng nếu không có những biện pháp quản lý và xử lý
thích hợp. Do đó tôi đã thực hiện đề tài: “Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy chế biến tinh
bột sắn Thanh Bình – Tỉnh Tây Ninh”.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu tình hình sản xuất và hiện trạng môi trường tại Nhà máy chế biến tinh
bột sắn Thanh Bình, phát hiện các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại nhà máy từ đó
đưa ra biện pháp khắc phục, làm giảm thiểu các tác động bất lợi đối với môi trường.
1.3 Nội dung nghiên cứu của đề tài
− Nghiên cứu cơ sở lý thuyết kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
− Nghiên cứu tổng quan, khảo sát tình hình sản xuất của nhà máy.
− Nhận diện các nguồn gây ô nhiễm và đánh giá hiện trạng quản lý môi trường đã
và đang thực hiện tại nhà máy.
− Nhận định những vấn đề còn tồn tại trong nhà máy.
− Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại
nhà máy.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong phạm vi Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Bình
(Công ty TNHH Thanh Bình) xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
− Nghiên cứu, tham khảo tài liệu: nghiên cứu các tài liệu về kiểm soát ô nhiễm
môi trường đất, nước, không khí trên sách, báo, trên mạng, báo cáo nghiên cứu
khoa học, luận văn khóa trước, các tài liệu riêng của nhà máy như báo cáo giám
SVTH: Đặng Thị Hòa


2

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Bình – Tỉnh Tây Ninh

sát, báo cáo đánh giá tác động môi trường tại nhà máy. Từ đó đưa ra các nhận
xét, biện pháp khác phù hợp hơn nhằm giảm thiểu ô nhiễm và xử lý các vấn đề
môi trường phát sinh.
− Khảo sát thực địa: khảo sát trực tiếp quy trình sản xuất, hoạt động phụ trợ và
các hệ thống xử lý ô nhiễm của nhà máy để nhìn thấy thực tế hiện trạng môi
trường, hiệu quả thực tế của công tác quản lý môi trường cũng như các vấn đề
còn tồn tại ở nhà máy.
− Điều tra, phỏng vấn các đối tượng có liên quan: bằng cách đưa ra những câu
hỏi, đối tượng phỏng vấn bao gồm: công nhân làm việc trực tiếp tại nhà máy,
cán bộ quản lý trong nhà máy, người đang sinh sống quanh khu vực nhà máy…
− Phân tích tổng hợp tài liệu thu thập được: từ những nguồn dữ liệu được cung
cấp, xem xét, phân tích, tổng hợp và lựa chọn những thông tin chính xác và cần
thiết để thực hiện khóa luận. Trong đó sử dụng phương pháp đánh giá nhanh để
xác định mức độ ô nhiễm.

SVTH: Đặng Thị Hòa

3

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Bình – Tỉnh Tây Ninh


Chương 2
LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
2.1 Khái niệm
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ
nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc khi có ô nhiễm xảy ra
thì chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm.
2.2 Mục tiêu
Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, làm
giảm hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm
sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải để phục hồi môi trường.
2.3 Các giải pháp thực hiện kiểm soát ô nhiễm
Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách
liên tục theo chu trình khép kín, chương trình ngăn ngừa ô nhiễm có thể thực hiện theo
các bước sau:
− Giành được sự đồng tình và lãnh đạo của Công ty.
− Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm môi
trường, phát triển một kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm trên giấy và đào tạo công
nhân về ngăn ngừa ô nhiễm.
− Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với các máy
móc thiết bị để xác định nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại tiềm ẩn
về mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp.
− Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được.
− Ưu tiên trước một số dòng thải quan trọng và thực hiện đánh giá chi tiết tính
khả thi về mặt kĩ thuật, kinh tế và môi trường đối với các khả năng ngăn ngừa ô
nhiễm đã được tập hợp.

SVTH: Đặng Thị Hòa


4

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Bình – Tỉnh Tây Ninh

− Tập hợp lại các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với Công ty và thực
thi những khả năng lựa chọn đó.
− Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiêm trên cơ sở một
công ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể.
− Duy trì chương trình ngăn ngừa ô nhiễm cho những sự phát triển liên tục và
những lợi ích liên tục của Công ty.

Duy trì
chương
trình IPP

Đánh giá
chương
trình
kiểm soát
ô nhiễm

Xác định
và thực
thi các
giải pháp

Giành

được sự
đồng tình
của quản
lý cấp

Thiết lập
chương
trình
kiểm soát
ô nhiễm

CHƯƠNG
TRÌNH NGĂN
NGỪA Ô NHIỄM
CÔNG NGHIỆP

Phân tích
tính khả
thi của
các cơ
hội kiểm

Xem xét
quá trình
và xác
định các
trở ngại

Đánh giá
chất thải

và các cơ
hội kiểm
soát

Hình 2.1: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục (nguồn HWRIC 1993)
SVTH: Đặng Thị Hòa

5

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Bình – Tỉnh Tây Ninh

2.4 Lợi ích của kiểm soát ô nhiễm
2.4.1 Lợi ích về môi trường
− Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn.
− Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.
− Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục
hồi.
− Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng. Giảm thiểu các rủi
ro và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu
thụ sản phẩm và các thế hệ mai sau.
− Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty.
− Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan
quản lý môi trường.
2.4.2 Lợi ích về kinh tế
− Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng
có hiệu quả hơn.
− Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản

lý chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí
cho việc kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm…).
− Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng
chất thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…).
− Chất lượng sản phẩm được cải thiện.
− Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn
đầu tư ban đầu cao. Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy
được, từ đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.
− Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của công ty ngày càng tốt hơn.

SVTH: Đặng Thị Hòa

6

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Bình – Tỉnh Tây Ninh

2.5 Các công cụ kiểm soát ô nhiễm
2.5.1 Giải pháp hành chính, công cụ chỉ huy và kiểm soát
Là những biện pháp thể chế nhằm tác động tới hành vi của con người gây ô
nhiễm môi trường, bằng cách cấm đoán hay giới hạn việc thải ra môi trường một số
chất thải hay giới hạn hoạt động trong một khoảng thời gian hay khu vực nhất định
thông qua các biện pháp cấp giấy phép, đặt ra tiêu chuẩn hoặc khoanh vùng.
Với công cụ này, chính phủ có vai trò tập trung giám sát thông qua việc áp
dụng hai công cụ chủ yếu: Bộ luật và các thanh tra – các nhà quản lý nhà nước. Các
công cụ này được áp dụng nhằm quy định và cưỡng chế thi hành các quy định về môi
trường.
2.5.2 Công cụ kinh tế

Công cụ kinh tế là những biện pháp kinh tế tác động tới việc đưa ra quyết định
trước hành vi của những pháp nhân ô nhiễm bằng cách khuyến khích họ lựa chọn
những phương án hoạt động có lợi cho bảo vệ môi trường. Đó là những biện pháp như
thuế ô nhiễm, lệ phí môi trường, ký quỹ môi trường…
2.5.3 Công cụ thông tin
Công cụ thông tin là những biện pháp nhằm giáo dục, tuyên truyền phổ biến
kiến thức và trách nhiệm về môi trường cho cộng đồng dân cư, các cá nhân, pháp nhân
sử dụng môi trường, để qua đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh hành vi của
họ.
2.5.4 Sản xuất sạch hơn
Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa tổng hợp
đối với quy trình, đối với sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả và giảm rủi ro
đến môi trường.

SVTH: Đặng Thị Hòa

7

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Bình – Tỉnh Tây Ninh

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN
THANH BÌNH
3.1 Giới thiệu chung
− Tên đầy đủ hiện nay: CÔNG TY TNHH THANH BÌNH
− Địa chỉ: Ấp Thạnh An, xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh
− Điện thoại: 066.3740054

− Fax: 066.3740332
− Công suất sản xuất: 60 tấn bột/ngày
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Từ năm 1990 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc
nhờ chính sách “mở cửa” và chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước.
Từ một nước thiếu ăn trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế
giới. Song song theo đó sản lượng các cây lương thực khác cũng tăng theo và có khả
năng xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới, trong đó cây sắn (cây khoai mì).
Nhiều tỉnh phía nam đã và đang tăng diện tích sản xuất cây sắn vì nhiều lợi ích của nó
như: Quy Nhơn, Bình Định, Đồng Nai và đặc biệt là Tây Ninh một tỉnh có diện tích và
sản lượng sắn cao nhất nước.
Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tây Ninh có khoảng hơn
25.000 ha trồng sắn, trong tổng diện tích đất nông nghiệp 205.800 ha, với sản lượng
500.000 tấn củ năm 2001, diện tích cây sắn hiện có khuynh hướng tăng lên, tập trung
nhiều nhất ở các huyện Hòa Thành, Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu
Thành. Đất Tây Ninh có những điều kiện thích hợp cho cây sắn phát triển như: nhiệt
độ trung bình, lượng mưa, cao độ… Tây Ninh lại có tập quán trồng cây sắn và chế
biến tinh bột sắn từ lâu đời nên tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến tinh bột sắn
rất cao.
SVTH: Đặng Thị Hòa

8

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Bình – Tỉnh Tây Ninh

Cây sắn có giá trị đặc biệt, sản phẩm của nó có thể đáp ứng cho nhiều ngành

công nghiệp khác nhau. Nói đến giá trị sắn ngoài giá trị làm thực phẩm cho người, gia
súc và làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác, người ta còn nhắc đến sản
phẩm phụ của nó là lá sắn - một loại nguyên liệu dùng làm thức ăn cho ngành nuôi tằm
kén trắng - và đó chính là tiềm năng của một nền sản xuất tơ tằm có giá trị kinh tế lớn.
Ngày 20/04/2004 Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Tây Ninh đã cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh (Giấy phép đầu tư) số: 4502000226
Nhà máy có những hệ thống thiết bị, máy móc hiện đại và đội ngũ công nhân có
tay nghề và trình độ chuyên môn, đã góp phần cho doanh thu qua các năm đều tăng lên
do kim ngạch xuất khẩu đều tăng.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự của Nhà máy
Hiện nay nhà máy có cơ cấu được phân theo các phòng ban và xưởng sản xuất,
mô hình này phù hợp với quy mô hoạt động của nhà máy, Giám đốc luôn nắm tình
hình hoạt động của nhà máy thông qua sự báo cáo kết quả hoạt động của các phòng
ban, phân xưởng. Tại các phòng ban và các xưởng có trưởng phòng và xưởng trưởng
trực tiếp quản lý công việc thuộc thẩm quyền chuyên môn và báo cáo hoạt động của
đơn vị mình cho giám đốc.
Hội đồng quản trị

Giám đốc

Phòng
TN KCS

Phòng
kỹ
thuật

Phòng
kế
toán


Phòng
nhân
sự

Xưởng
cơ khí

Xưởng
sản
xuất

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức tại Nhà máy Thanh Bình
(Nguồn: P. Quản trị nhân sự - Công ty TNHH Thanh Bình)

SVTH: Đặng Thị Hòa

9

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Bình – Tỉnh Tây Ninh

Lao động làm việc trong nhà máy chủ yếu là lao động địa phương và các vùng
lân cận. Lao động số đông là lao động nam, số lượng lao động trong nhà máy sử dụng
ước tính khoảng 100 người trong đó khoảng 90 công nhân lao động trực tiếp, còn lại
10 người là lao động gián tiếp.
Thời gian làm việc hiện nay, nhà máy tổ chức làm việc theo 2 ca/ngày:
− Ca 1: bắt đầu làm việc sáng từ 7h đến 19h

− Ca 2: từ 19h đến 7h ngày hôm sau
Lao động làm việc sẽ được hưởng những trợ cấp ưu đãi của nhà máy, các ngày
nghỉ và ngày Lễ được áp dụng phù hợp với Luật lao động của Việt Nam.
3.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.2.1 Điều kiện tự nhiên
3.2.1.1 Vị trí địa lý
Nhà máy nằm ở ấp Thạnh An, xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh
trên một khu đất trống trước đây trồng cây công nghiệp ngắn ngày như mía, sắn,
điều… Nơi đây có khả năng sử dụng nguyên liệu tại Tân Biên và của các huyện tiếp
giáp như: Tân Châu, Châu Thành, Dương Minh Châu… là những vùng có nhiều
nguyên liệu.
3.2.1.2 Điều kiện khí hậu
Tây Ninh là tỉnh thuộc vùng trung du miền Đông Nam Bộ, thuộc vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Khí hậu khu vực có đặc điểm chung của khí hậu tỉnh
Tây Ninh, tương đối ôn hòa và ổn định, ít đông và hầu như không có bão, phân biệt
hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa nắng (mùa khô) kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11.
− Nhiệt độ không khí:
 Nhiệt độ trung bình năm (tính cho cả năm): 26,70C
 Nhiệt độ trung bình cao nhất: 33,90C
 Nhiệt độ trung bình thấp nhất : 16,00C
SVTH: Đặng Thị Hòa

10

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Bình – Tỉnh Tây Ninh


Biên độ dao động nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn (# 30C) nhưng
sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm lại tương đối lớn (# 10 - 130C vào
mùa khô và # 7 - 90C vào mùa mưa).
− Chế độ mưa:
 Lượng mưa trung bình tại trạm Dầu Tiếng: 2.100 mm/năm
 Lượng mưa trung bình tại trạm Tây Ninh: 1.900 mm/năm
 Lượng mưa lớn nhất hằng năm là: 2.676 mm/năm
 Số lượng ngày mưa trong năm trung bình là 98 ngày và lượng mưa lớn
nhất trong ngày là 183 mm
− Độ ẩm không khí: chênh lệch giữa nơi khô nhất và ẩm nhất trong tỉnh Tây Ninh
không quá 5%.
 Độ ẩm tương đối của khu vực dao động từ: 75 - 85%
 Độ ẩm trung bình năm: 80,2%
 Độ ẩm cao nhất: 87%
 Độ ẩm thấp nhất: 69%
− Chế độ gió: Tây Ninh có cả hai loại gió mùa của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Gió
mùa mùa Đông và Gió mùa mùa Hạ. Tốc độ gió trung bình khoảng 1,7m/s.
 Hướng gió chủ đạo từ tháng VII đến tháng X là hướng Tây - Tây Nam,
tương ứng với tốc độ gió là 1,5 - 1,7 m/s
 Hướng gió chủ đạo từ tháng XI đến tháng II là Bắc - Đông Bắc với tốc
độ 1,5 - 2,5m/s
− Độ bốc hơi: lượng bốc hơi trung bình năm là 1.312 mm. Các tháng mùa khô có
lượng bốc hơi cao hơn các tháng mùa mưa. Tháng có lượng bốc hơi cao nhất là
tháng 3, tháng có độ bốc hơi nhỏ nhất là tháng 5.
− Bức xạ mặt trời: thời gian có nắng trung bình trong ngày là 12 - 13 giờ và
cường độ chiếu sáng vào giữa trưa mùa khô có thể lên đến 100.000 Lux.
3.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Vị trí nhà máy nhìn chung khá thuận lợi về mặt cơ sở hạ tầng cũng như điều
kiện giao thông:


SVTH: Đặng Thị Hòa

11

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Bình – Tỉnh Tây Ninh

− Điều kiện giao thông: nằm cận Tỉnh lộ nối liền Thị Trấn Tân Châu và Thị Trấn
Tân Biên, đã được nâng cấp nên các điều kiện về giao thông đường bộ rất thuận
lợi.
− Điều kiện cung cấp điện: nơi đây đã có lưới điện Quốc gia có thể đảm bảo nhu
cầu sử dụng điện cho hoạt động của nhà máy. Nguồn cung cấp điện là do Công
ty Điện lực tỉnh Tây Ninh.
− Điều kiện cung cấp nước: khu vực không có hệ thống nước máy nhưng nguồn
nước ngầm trong khu vực có chất lượng tốt với hai tầng nước 40m và 60m.
− Điều kiện thông tin liên lạc: hệ thống thông tin của Bưu điện tỉnh Tây Ninh đã
phủ sóng toàn bộ các khu vực, do đó vấn đề thông tin liên lạc trong và ngoài
nước tương đối thuận lợi.
3.3 Công nghệ sản xuất tại Nhà máy
3.3.1 Nhu cầu nguyên nhiên vật liệu sử dụng
3.3.1.1 Củ sắn
Thành phần hóa học: các chất trong củ sắn dao dộng trong khoảng khá lớn tùy thuộc
loại giống, chất đất, điều kiện phát triển của cây và thời gian thu hoạch.
Bảng 3.1: Thành phần hoá học trong củ sắn
Thành phần

Tỷ trọng (%trọng lượng)


Nước

70,25

Tinh bột

21,45

Chất đạm

1,12

Chất béo

5,13

Chất xơ

5,13

Độc tố (CN-)

0,001 – 0,04

(Nguồn: Đoàn Dụ và các cộng sự, 1983)

SVTH: Đặng Thị Hòa

12


GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Bình – Tỉnh Tây Ninh

Bảng 3.2: Thành phần hóa học của vỏ củ sắn và bã sắn
Vỏ củ sắn (mg/100mg)

Bã phơi khô (mg/100mg)

10,8 – 11,4

12,5 – 13

Tinh bột

28 – 38

51,8 – 63

Sợi thô

8,2 – 11,2

12,8 – 14,5

Protein thô

0,85 – 1,12


1,5 – 2

Độ tro

1 – 1,45

0,58 – 0,65

Đường tự do

1 – 1,4

0,37 – 0,43

HCN

vết

0,008 – 0,009

Pentosan

vết

1,95 – 2,4

6,6 – 10,2

4 – 8,492


Thành phần
Độ ẩm

Các loại Polysaccharide

(Nguồn: Hội thảo giảm thiểu ô nhiễm trong CN chế biến tinh bột Hà Nội, 1/1998)
Công dụng của củ sắn: sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn
gia súc và lương thực thực phẩm. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế
biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ
tinh bột sắn như bột ngọt, cồn, maltodextrin, lysine, acid citric, xiro glucose và đường
glucose tinh thể, mạch nha giàu maltose, hồ vải, hồ giấy, colender, phủ giấy, bìa các
tông, bánh kẹo, mì ăn liền, bún, miến, mì sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu, phụ
gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm, sản xuất màng phủ sinh học, chất giữ ẩm. Thân
sắn dùng để làm giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô.
Lá sắn ngọt là loại rau xanh giàu đạm rất bổ dưỡng và để nuôi cá, nuôi tằm. Lá sắn
đắng ủ chua hoặc phơi khô để làm bột lá sắn dùng chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò, dê…
Nguồn nguyên liệu chính là củ sắn, nhà máy sử dụng củ sắn tươi thu mua tại địa
phương và các vùng lân cận.
Bảng 3.3: Nhu cầu sử dụng củ sắn tươi của Nhà máy
Tên nguyên

Tính chất

Nhu cầu hàng

liệu, nhiên liệu
Củ sắn

Nơi cung cấp


tháng
Sản xuất

5.600.000 kg

Nông dân

(Nguồn: Theo báo cáo giám sát môi trường Công ty TNHH Thanh Bình 05/2010)
SVTH: Đặng Thị Hòa

13

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Bình – Tỉnh Tây Ninh

3.3.1.2 Nhu cầu về nhiên liệu, hóa chất
Nhà máy sử dụng dầu DO cho các xe xúc củ sắn. Từ 2009 trở về trước nhà máy
sử dụng vỏ điều và dầu FO làm chất đốt cho lò hơi cung cấp nhiệt cho quá trình sấy
tinh bột. Từ 2009 cho đến nay nhà máy đã đầu tư xử lý nước thải tinh bột sắn sử dụng
bể xử lý CIGAR, lượng khí metan sinh ra từ bể kỵ khí sẽ được thu hồi và sử dụng làm
nhiên liệu để sấy tinh bột. Biogas từ bể xử lý CIGAR được tuần hoàn tái sử dụng để
sấy tinh bột, máy sấy sẽ giảm tiêu hao nhiên liệu cho sản xuất. Tuy nhiên vỏ điều được
dự trữ một lượng ít để phòng khi khí biogas không đủ cung cấp cho lò sấy.
Bảng 3.4: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của Nhà máy
Tên nguyên

Tính chất


Nơi cung cấp

Nhu cầu hàng

liệu, nhiên liệu

tháng

Dầu DO

Xe xúc củ sắn

Vỏ điều

Chất đốt

2.000 (lít)

DNTN Cẩm Linh
DNTN Kiến Tường

-

(Nguồn: Theo báo cáo giám sát môi trường Công ty TNHH Thanh Bình 05/2010)
Bảng 3.5: Nhu cầu sử dụng hóa chất của Nhà máy
Năm sản

Cl 2

SO 2


xuất

(tấn/năm)

(tấn/năm)

Năm 2004

0,13

7,6

Năm 2005

0,65

38

Năm 2006

0,65

38

(Nguồn: P. Quản trị nhân sự - Công ty TNHH Thanh Bình)
3.3.1.3 Nhu cầu về điện
Năng lượng điện được cung cấp từ lưới điện quốc gia qua trạm biến thế hạ áp,
Nhu cầu sử dụng điện được ghi trong bảng sau:
Bảng 3.6: Nhu cầu sử dụng điện của nhà máy

Năm sản xuất

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Điện tiêu thụ (KWh)

3680000

4140000

4140000

(Nguồn: P. Quản trị nhân sự - Công ty TNHH Thanh Bình)
SVTH: Đặng Thị Hòa

14

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kiểm soát ô nhiễm tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thanh Bình – Tỉnh Tây Ninh

Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất được liên tục, nhà máy còn sử dụng 1 máy
phát điện dự phòng có công suất 100KVA để phục vụ khi lưới điện quốc gia có sự cố.
Tuy nhiên, hiện tại những ngày mất điện nhà máy đã ngừng sản xuất.
3.3.1.4 Nhu cầu về nước

Nguồn nước cung cấp cho các hoạt động sản xuất được lấy từ các giếng khoan
trong khu vực để phục vụ sản xuất và sinh hoạt hằng ngày cho cán bộ công nhân viên
với lượng nước tiêu thụ 20m3/tấn SP, lượng nước cần dùng hằng năm như sau:
Bảng 3.7: Nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy
Năm sản xuất

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

240000

360000

360000

Nước tiêu thụ (m3)

(Nguồn: P. Quản trị nhân sự - Công ty TNHH Thanh Bình)
Trong hoạt động sản xuất của nhà máy, điện và nước chiếm vị trí rất quan
trọng: điện được sử dụng cho máy móc phục vụ trong sản xuất, bơm nước cũng như
nhu cầu chiếu sáng nhà xưởng, văn phòng và sinh hoạt của cán bộ công nhân viên
chức; và nước sử dụng chủ yếu cho các công đoạn sản xuất như công đoạn rửa củ, tách
bã, vệ sinh nhà xưởng…
3.3.2 Nhu cầu trang thiết bị sử dụng
Bảng 3.8: Thiết bị máy móc sử dụng của Nhà máy
STT


Danh mục - Quy cách

ĐVT

Số lượng

Công suất

1

Phễu tiếp nhận củ sắn tươi

Bộ

1

3Hp

2

Băng chuyền tải (tải củ)

Bộ

1

5Hp

3


Máy sàn khô

Cái

1

3Hp

4

Máy rửa bằng thép không rỉ

Cái

2

3Hp

5

Băng tải 2

Bộ

1

3Hp

6


Máy băm củ

Cái

1

10Hp

7

Máy nghiền

Cái

2

10Hp

8

Bơm bột bằng thép không rỉ

Cái

8

4Hp

9


Ly tâm tách bã

Cái

14

40Hp

SVTH: Đặng Thị Hòa

15

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


×