Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

TÌM HIỂU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI – HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI
TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH
SINH THÁI – HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: ĐỖ THỊ MINH HIẾU
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DLST
Niên khóa: 2007-2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI
TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH
SINH THÁI – HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH


Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN ANH TUẤN

Sinh viên thực hiện:
MSSV: 07157056
ĐỖ THỊ MINH HIẾU

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN





PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Đỗ Thị Minh Hiếu

MSSV: 07157056

Lớp: DH07DL


Khoa: Môi Trường và Tài Nguyên

Ngành: Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Khóa học: 2007-2011

1. Tên đề tài:
Tìm hiểu giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại trung tâm truyền thông
giáo dục môi trường và du lịch sinh thái – huyện Cần Giờ, tp. HCM
2. Nội dung khóa luận tốt nghiệp:
-

Khảo sát các hoạt động du lịch sinh thái được tổ chức tại Trung tâm truyền
thông giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.

-

Khảo sát mức độ hài lòng của du khách khi tham gia các hoạt động du lịch
sinh thái tại trung tâm.

-

Tìm hiểu các giải pháp phát triển du lịch sinh thái mà trung tâm tiến hành.
Từ đó phân tích các yếu tố và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh
thái bền vững ở đây.

3. Thời gian thực hiện:
-


Bắt đầu: tháng 02/2011

-

Kết thúc: tháng 06/2011

4. Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
Nội dung và yêu cầu khóa luận tốt nghiệp đã được thông quan Khoa và Bộ môn.
Ngày … tháng … năm 2011
Ban Chủ nhiệm Khoa

Ngày … tháng … năm 2011
Giáo viên hướng dẫn



Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn vô hạn tới gia đình đã luôn bên cạnh, động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Khoa Môi Trường và Tài Nguyên cùng Ban giám hiệu
trường Đại Học nông Lâm TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn thầy Nguyễn Anh Tuấn đã luôn tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Cảm ơn anh Nguyễn Phạm Thuận và các cán bộ nhân viên của Trung tâm
truyền thông giáo dục môi trường và du lịch sinh thái đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp
ý kiến cho tôi trong suốt qúa trình thực tập tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các bạn lớp DH07DL và các bạn cùng khoa đã giúp đỡ, động viên

và đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành luận văn này.

SVTH: ĐỖ THỊ MINH HIẾU

i


Khóa luận tốt nghiệp

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại trung
tâm truyền thông giáo dục môi trường và du lịch sinh thái - huyện Cần Giờ, TP.
HCM” được tiến hành từ tháng 2 năm 2011 đến tháng 6 năm 2011 tại Trung tâm
truyền thông giáo dục môi trường và du lịch sinh thái thuộc Ban Quản Lý Rừng Phòng
hộ Cần Giờ. Nội dung chủ yếu của đề tài tập trung tìm hiểu:
+ Tài nguyên thiên nhiên của Rừng ngập mặn.
+ Các hoạt động DLST được tổ chức tại Trung Tâm Truyền Thông Giáo Dục
Môi Trường và DLST.
+ Giải pháp phát triển DLST ở Trung tâm.
Kết quả thu được của đề tài là từ hiện trạng công tác tổ chức DLST thông qua
phân tích SWOT đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững DLST tại Trung
tâm truyền thông giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.

SVTH: ĐỖ THỊ MINH HIẾU

ii


Khóa luận tốt nghiệp


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
TÓM TẮT ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH SÁCH CÁC CHŨ VIẾT TẮT .................................................................... vi
CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 1
1.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .......................................................................... 1
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 2
1.5. Vị trí và thời gian thực hiện đề tài ............................................................... 2
......................................................................................... 2
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN .................................................................................... 3
2.1. Các khái niệm về du lịch sinh thái và phát triển bền vững ....................... 3
2.1.1. Các khái niệm về du lịch sinh thái ............................................................ 3
2.1.2. Phát triển du lịch sinh thái bền vững ......................................................... 4
2.2. Tổng quan về rừng ngập mặn Cần Giờ ....................................................... 8
2.2.1. Lược sử hình thành.................................................................................... 8
2.2.2. Vị trí địa lí và tầm quan trọng của rừng ngập mặn Cần Giờ ..................... 9
2.2.3. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 10
2.2.4. Đặc điểm kinh tế xã hội .......................................................................... 12
2.2.5. Các nguồn tài nguyên và sản phẩm du lịch sinh thái .............................. 12
2.2.6. Các hoạt động du lịch sinh thái được tổ chức ở trung tâm truyền thông giáo
dục môi trường và du lịch sinh thái................................................................... 13
CHƢƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 15
3.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 15
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 15
3.2.1. Nghiên cứu tài liệu .................................................................................. 15
3.2.2. Khảo sát thực địa ..................................................................................... 15
SVTH: ĐỖ THỊ MINH HIẾU


iii


Khóa luận tốt nghiệp

3.2.3. Phương pháp SWOT ............................................................................... 15
3.3. Kế hoạch thực hiện .......................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ............................................................. 18
4.1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của trung tâm truyền thông giáo dục môi
trƣờng và du lịch sinh thái ................................................................................. 18
4.1.1 Cơ cấu tổ chức .......................................................................................... 18
4.1.2. Các hoạt động chính của Trung tâm ....................................................... 18
4.1.3. Đánh giá tình hình hoạt động của trung tâm ........................................... 21
4.2. Công tác quản lí bảo vệ rừng ...................................................................... 23
4.3. Vấn đề và các nguy cơ ................................................................................. 26
4.4. Các bên liên quan và vai trò của cá bên trong hoạt động du lịch sinh thái26
4.5. Giải pháp phát triển du lịch ở trung tâm .................................................. 28
4.6. Các yếu tố mạnh, yếu, cơ hội, thách thức đối với việc phát triển du lịch sinh
thái bền vững tại trung tâm ............................................................................... 31
4.6.1. Những điểm mạnh nổi bật ....................................................................... 31
4.6.2. Các điểm yếu chính ................................................................................. 32
4.6.3. Những cơ hội phát triển .......................................................................... 32
4.6.4. Các thách thức gặp phải .......................................................................... 33
4.7. Đề xuất các giải pháp .................................................................................. 35
4.7.1. Giải pháp về chính sách và quản lý......................................................... 35
4.7.2. Giải pháp về nhân lực ............................................................................. 36
4.7.3. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững ...................................... 36
4.7.4. Giáo dục và phát triển cộng đồng địa phương ........................................ 38
4.7.5. Hướng dẫn khách tham quan .................................................................. 39

4.8. Thiết kế các tour - tuyến du lịch liên kết với trung tâm........................... 39
4.8.1. Các điểm du lịch trong huyện có thể liên kết được................................. 39
4.8.2. Các điểm du lịch ngoài huyện có thể liên kết được ................................ 43
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ ................................................................. 48
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 48
5.2. Đề nghị .......................................................................................................... 49
SVTH: ĐỖ THỊ MINH HIẾU

iv


Khóa luận tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 50
................................................................................................................ 51
............................................................................................. 55

SVTH: ĐỖ THỊ MINH HIẾU

v


Khóa luận tốt nghiệp

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLST

Du lịch sinh thái

KBTTN


Khu bảo tồn thiên nhiên

NCKH

Nghiên cứu khoa học

PTBV

Phát triển bền vững

SWOT

Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức (Strengths – Weaknesse
-

UBND

Opportunities – Threats)

Ủy ban nhân dân

SVTH: ĐỖ THỊ MINH HIẾU

vi


Khóa luận tốt nghiệp

Chƣơng 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Du lịch là một hoạt động bắt đầu xuất hiện từ thời xa xưa trong lịch sử của nhân
loại. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển và du lịch trở thành một nhu cầu tất yếu
của con người. Đặc biệt là du lịch sinh thái trở thành một trào lưu mới trong xã hội.
Những người tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái không chỉ thỏa mãn nhu cầu của
bản thân mà còn mong muốn đóng góp vào công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên
thiên nhiên và phát triển đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương.
Việt Nam với điều kiện địa hình và khí hậu đặc sắc đã tạo ra nhiều hệ sinh thái
và cảnh quan độc đáo. Cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú là những yếu
tố quan trọng để hình thành nên hoạt động du lịch sinh thái.
Trong đó Cần Giờ với rừng chiếm 1/2 diện tích toàn huyện, được coi như "lá
phổi xanh của thành phố", được UNESCO công nhận là "khu dự trữ sinh quyển thế
giới". Điều này đã tạo điều kiện để hình thành và phát triển các tour du lịch sinh thái ở
đây.
Được sự chấp thuận của Khoa Môi trường và Tài Nguyên, Đại học Nông Lâm,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu giải pháp phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại trung tâm truyền thông giáo dục môi trường và du lịch sinh thái huyện Cần Giờ, TP. HCM”.
Nội dung của khóa luận là khái quát về hoạt động du lịch sinh thái ở trung tâm
từ đó đề xuất một số biện pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tương
xứng với tiềm năng sẵn có của rừng ngập mặn.
1.2. Mục tiêu của đề tài:
– Tìm hiểu các nguồn tài nguyên có thể khai thác để phát triển du lịch sinh thái.
– Xác định giải pháp phát triển du lịch sinh thái của trung tâm. Từ đó đề xuất một số
giải pháp góp phần phát triển bền vững du lịch sinh thái của trung tâm.
1.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
 Về khoa học: phát triển tiềm năng của rừng ngập mặn.
SVTH: ĐỖ THỊ MINH HIẾU

1



Khóa luận tốt nghiệp

 Về kinh tế: phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ phải đảm bảo tính bền vững và
gắn chặt với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, gìn giữ và tôn tạo cảnh quan thiên
nhiên rừng ngập mặn
 Về xã hội: phát triển đời sống cộng đồng địa phương, nâng cao ý thức bảo vệ
rừng và môi trường tự nhiên..
 Về môi trường: bảo vệ môi trường.
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu:
 Công tác quản lí du lịch sinh thái ở Rừng ngập mặn Cần Giờ.
 Nguồn tài nguyên và cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch sinh thái.
1.5. Vị trí và thời gian thực hiện đề tài:
 Trung tâm Truyền thông giáo dục môi trường và DLST, Huyện Cần Giờ.
 Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2011
Do giới hạn về kinh phí và thời gian thực hiện, nên đề tài chỉ tập trung tìm hiểu
các hoạt động du lịch sinh thái ở Trung tâm truyền thông giáo dục môi trường và du
lịch sinh thái chứ không bao gồm những hoạt động du lịch sinh thái ở huyện Cần Giờ.

SVTH: ĐỖ THỊ MINH HIẾU

2


Khóa luận tốt nghiệp

Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1. Các khái niệm về du lịch sinh thái và phát triển bền vững:

2.1.1. Các khái niệm về du lịch sinh thái:
Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ
những góc độ khác nhau. Đối với một số người, DLST là sự kết hợp ý nghĩa của 2 từ
ghép “du lịch” và “sinh thái”.
Một số người quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên, đã xuất hiện từ 1800
(Ashton, 1993), mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như leo núi, tắm
biển,…đều được hiểu là DLST. Có ý kiến cho rằng DLST đồng nghĩa với du lịch đạo
lí, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh có lợi cho môi trường hay co tính bền vững.
DLST Hector ceballos – lascurain đưa ra năm 1987 : “Du lịch sinh thái là du
lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt:
nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa
được khám phá”.
Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế (WTO): “Du lịch sinh thái là việc đi lại có
trách nhiệm tới các ku vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc
lợi cho người dân địa phương”.
Theo Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái còn được gọi dưới nhiều tên
gọi khác nhau như :
Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism).
Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature – Based Tourism).
Du lịch môi trường (Environmental Tourism).
Du lịch đặc thù (Particular Tourism).
Du lịch xanh (Green Tourism).
Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism).
Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism).
Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism).
SVTH: ĐỖ THỊ MINH HIẾU

3



Khóa luận tốt nghiệp

Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism).
Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism).
Du lịch bền vững (Sustainable Tourism).
Định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa của Honey (1999) :
“DLST là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với
mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo
quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lí cho
người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các gía trị văn hóa và quyền con
người”.
Tổng cục Du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định nghĩa về
DLST ở Việt Nam : “ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển
bền vững, với sự tham gia tích cực của địa phương”.
2.1.2. Phát triển du lịch sinh thái bền vững:
Theo các nhà khoa học về du lịch, du lịch PTBV cần dựa vào các yếu tố:
Thị trường thế giới về những điểm du lịch mới và các sản phẩm du lịch ngày
càng gia tăng.
Phát triển phải coi trọng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Du lịch trực tiếp mang lại nhiều lợi ích kinh tế và cải thiện phúc lợi cho cộng
đồng.
“ DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các
nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến
việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”.
“ Phát triển du lịch sinh thái bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu
kinh tế, xã hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và giá trị đạo đức (Allen
K.,1993).

SVTH: ĐỖ THỊ MINH HIẾU


4


Khóa luận tốt nghiệp

 Các nguyên tắc của du lịch sinh thái:
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường,
qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn:
+ Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa
DLST với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác.
+ Du khách có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên,
về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa => thái độ cư xử của du
khách tích cực hơn cho bảo tồn, giá trị văn hóa địa phương.
- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái:
+ Hoạt động du lịch sinh thái tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi
trường và tự nhiên.
+ Vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái là những ưu tiên hàng đầu để
phát triển DLST bền vững.
+ Một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải
pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái.
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng:
+ Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động
DLST , bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các
giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể.
+ Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng
đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên
vốn có và sẽ tác động trực tiếp đến DLST.
+ Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương có ý nghĩa
quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST.

- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương:
+ Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST.
+ DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng
góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.
 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái:

SVTH: ĐỖ THỊ MINH HIẾU

5


Khóa luận tốt nghiệp

Những yếu tố đóng vai trò thiết yếu đối với việc tổ chức du lịch sinh thái thành
công (theo Drumm, 2002):
-

Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của KBTTN.

-

Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách du lịch sinh thái, các
nhà điều hành tour và các cơ quan tổ chức của chính phủ.

-

Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương.

-


Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên
tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân.

-

Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn KBTTN.

-

Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn.

-

Sẽ không thể có DLST nếu không có thiên nhiên (được bảo vệ tốt) và sự hấp
dẫn của thiên nhiên để có thể thưởng thức.

Những yêu cầu cơ bản để có thể tổ chức được DLST bao gồm (theo Phạm
Trung Lương, 2002):
-

Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái
cao:

+ Hệ sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lí, khí
hậu tự nhiên và động thực vật là điều kiện cần có để phát triển DLST.
+ Không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình DLST phát triển ở những
vùng nông thôn (rural tourism) hoặc các trang trại (farm tourism) điển hình.
-

Những vấn đề liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST:


+ Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách DLST về các
đặc điểm tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương.
+ Hoạt động DLST đòi hỏi phải theo các nguyên tắc chỉ đạo nhằm bảo vệ một
cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự
hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách du lịch.
-

Cần tuân thủ chặt chẽ các qui định về “sức chứa”.

+ Đứng trên góc độ vật lí, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách
mà khu vực có thể tiếp nhận.

SVTH: ĐỖ THỊ MINH HIẾU

6


Khóa luận tốt nghiệp

+ Đứng ở góc độ sinh học, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu
lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động
sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra.
+ Đứng ở góc độ tâm lí, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu
vượt quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu vì sự “ đông đúc” và hoạt
động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác.
+ Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt
đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa – xã
hội, kinh tế - xã hội của khu vực.
+ Đứng ở góc độ quản lí, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du

lịch có khả năng phục vụ.
+ Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể
xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực.
+ Các chỉ số sức chứa chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương
pháp thực nghiệm.
- Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch về tự nhiên, văn hóa
bản địa, vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham quan.
Tóm lại, DLST phát triển bền vững trên cơ sở những tiền đề quan trọng nhƣ sau:
 Hấp dẫn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn,
 Nhu cầu của khách du lịch hướng về thiên nhiên,
 Bền vững về sinh thái và môi trường,
 Cải thiện về bảo tồn thiên nhiên thông qua giáo dục và giải thích,
 Cơ sở vật chất, hạ tầng thiết yếu bảo đảm bền vững sinh thái (kiến trúc sinh thái),
bảo đảm nhu cầu thiết yếu của khách du lịch,
 Khả năng tiếp nhận khách du lịch và tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái (sức
chứa của tài nguyên),
 Cung cấp những lợi ích cho khu vực và địa phương,
 Có sự tham gia tích cực của các chủ thể liên quan:
+ Tổ chức cá nhân quản lí, kinh doanh phát triển du lịch sinh thái: cơ quan quản lí
nhà nước; tổ chức, cá nhân quản lí qui hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng; tổ chức,
SVTH: ĐỖ THỊ MINH HIẾU

7


Khóa luận tốt nghiệp

cá nhân quản lí môi trường, tài nguyên du lịch sinh thái; các doanh nghiệp, cá nhân
kinh doanh du lịch; các hướng dẫn viên du lịch, nhân viên khách sạn, nhà hàng…
+ Khách du lịch.

+ Nhân dân, cộng đồng địa phương.
+ Tổ chức, cá nhân NCKH, đào tạo về du lịch sinh thái.
2.2. Tổng quan về rừng ngập mặn Cần Giờ:
2.2.1. Lƣợc sử hình thành:
Trước chiến tranh rừng ngâp mặn Cần Giờ có diện tích trên 40.000ha, tài
nguyên động thực vật, thủy sản phong phú và đa dạng.
Trong thời kì chiến tranh (1964-1970): Mỹ rải chất khai quang nhiều lần bằng
máy bay, rừng ngập mặn gần như bị phá hủy hoàn toàn và gần như trở thành những sa
mạc mặn mênh mông, vắng bóng người, các loài chim, thú, thủy sản giảm đi rất nhiều.
Ngay khi huyện đảo Cần Giờ được Trung ương chuyển giao từ tỉnh Đồng Nai
về cho thành phố (28/02/1978), Đảng bộ và chính quyền thành phố đã chỉ đạo cho Ty
Lâm nghiệp Thành phố (nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ
Chí Minh) và UBND huyện Duyên Hải (nay là Huyện Cần Giờ) huy động sức người,
sức của, quyết tâm phục hồi lại hệ sinh thái Rừng Ngập mặn Cần Giờ. Mục tiêu phục
hồi rừng nhằm cải thiện môi trường, cảnh quan cho Cần Giờ, tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển các loài tôm, cá đặc sản nước lợ, cung cấp một phần gỗ, củi, chất lợp
cho dân cư trong vùng.
Với quyết tâm của cán bộ công nhân và nhân dân thành phố nói chung, nhân
dân huyện Cần Giờ nói riêng, chúng ta đã trồng được 21.101,60 ha Đước; 280,50 ha
Dừa lá; 18,50 ha mắm; 68,40 ha Đưng; 99,09 ha Gõ biến; 638,18 ha Dà; 3 ha Trắng; 1
ha Vẹt; 95,14 ha Tra; 19,25 ha Xu ổi, 8 ha Cóc Trắng và 50 ha hỗn giao.
Sau chiến tranh (1978) rừng ngập mặn Cần Giờ được công nhận là "khu rừng
trồng và phục hồi đẹp nhất Đông Nam Á" và được ví như là "lá phổi xanh của thành
phố".
Năm 2000 được UNESCO công nhận là "khu dự trữ sinh quyển thế giới". Khu
dự trữ sinh quyển đầu tiên ở Việt Nam.
Năm 2007 nhận "giải thưởng môi trường" do Bộ Tài Nguyên Môi Trường cấp,
SVTH: ĐỖ THỊ MINH HIẾU

8



Khóa luận tốt nghiệp

công nhận Ban quản lí Rừng phòng hộ Cần Giờ đã có thành tích xuất sắc trong hoạt
động bảo vệ môi trường Việt Nam.
Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ có tổng diện tích 74.740ha với
3 vùng chức năng:
- Vùng lõi: Diện tích 4.721ha, bao gồm các tiểu khu 3; 4b; 6; 11; 12; 13.
- Vai trò: bảo tồn cảnh quan, đa dạng sinh học, hạn chế tác động của con người, trừ
những hoạt động mang tính nghiên cứu, giám sát.
- Vùng đệm: Diện tích 37.339ha, bao gồm các tiểu khu 1; 2; 4a; 5; 7; 8; 9; 10; 14;
115; 16; 17; 18; 19; 20; 21; 22; 23; 24.
- Vai trò: tạo nên một hành lang an toàn bao quanh vùng lõi, bảo vệ vùng lõi,
phòng chống các hoạt động gây hại đến vừng lõi. Vùng này cung cấp các địa điểm lí
tưởng cho giáo dục, đào tạo du lịch sinh thái.
- Vùng chuyển tiếp: Diện tích 29.310ha, là vùng ngoài cùng có cơ quan hành
chính, khu dân cư.
Vai trò: vùng bao quanh bên ngoài cùng, nơi công tác của các nhà khoa học,
nhà quản lí và người dân địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy các hoạt
động phát triển kinh tế, du lịch và dịch vụ đi đôi với tuyên truyền giáo dục nâng cao
nhận thức cộng đồng.
2.2.2. Vị trí địa lí và tầm quan trọng của rừng ngập mặn Cần Giờ:
2.2.1.1. Vị trí Rừng ngập mặn Cần Giờ:
Rừng ngập mặn Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác, hình thành ở hạ lưu sông Đồng
Nai – Sài Gòn đổ ra biển Đông ở cửa Soài Rạp, Đồng Tranh, và vịnh Gành Rái. Toàn
bộ diện tích rừng Sác thuộc địa bàn huyện Cần Giờ, là cửa ngõ hướng đông nam của
thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km.
Tọa độ: từ 10° 22’14’’ - 10° 37’39’’ vĩ độ Bắc, từ 106° 46’12’’- 107° 00’50’’ kinh độ
Đông.

– Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu.
– Phía Tây giáp với tỉnh Tiền Giang và tỉnh Long An.
– Phía Bắc giáp với huyện Nhà Bè TPHCM.
– Phía Nam giáp với biển Đông.
SVTH: ĐỖ THỊ MINH HIẾU

9


Khóa luận tốt nghiệp

2.2.1.2. Tầm quan trọng của Rừng ngập mặn Cần Giờ:
+ Điều hòa không khí.
+ Bức tường chắn sóng, cản gió.
+ Ngôi nhà cho các loài chim, thú, thủy hải sản sinh sống. Cung cấp chất dinh
dưỡng tự nhiên cho hệ sinh thái động thực vật.
+ Lá phổi xanh không khí cho thành phố.
+ Hạn chế xói mòn, bảo vệ bờ sông, bờ biển, cải tạo chất lượng nước, lưu giữ các
chất ô nhiễm không cho đổ ra biển.
+ Là van điều tiết nước, giảm lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô.
+ Phục vụ học tập, nghiên cứu, tham quan, nghỉ dưỡng cho các đối tượng.
+ Cung cấp chất đốt, lương thực, thực phẩm, cây thuốc nam, ngọc trai, mật ong,
nguồn giống tôm, cua ... phục vụ cho đời sống con người, góp phần ổn định kinh tế
cho người dân, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.2.3. Điều kiện tự nhiên:
 Địa hình thổ nhưỡng:
Rừng Ngập mặn Cần Giờ do đất phù sa bồi tụ, mặt đất không thật bằng phẳng,
thấp dần từ Bắc xuống Nam. Ở trung tâm hình thành các lòng chảo cao -0,5m - +0,5m.
Ngoài dòng cát ven biển Cần Giờ, còn có núi Giồng Chùa (cao 10,1m) và một số gò
đất hoặc cồn cát rải rác cao từ 1 - 2m. Ta có thể chia đất đai ở Cần Giờ thành 5 dạng :

Đất ngập triều 2 lần trong ngày, một lần trong ngày, vài lần trong tháng; ngập vào cuối
năm, dạng đất cao rất ít ngập. Từ các thế đất khác nhau, nên độ ngập triều, độ mặn,
phèn, tính chất lý-hóa cũng khác nhau, cho nên việc phân bố các loại cây trồng cũng
theo những quy luật sinh thái chặt chẽ.
 Khí hậu:
Khí hậu Rừng Ngập mặn Cần Giờ mang đặc tính nóng ẩm và chưa chi phối của
qui luật gió mùa cận xích đạo với 2 mùa nắng và mưa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10. Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ cao và ổn định. Cần
Giờ là huyện có lượng mưa thấp nhất TP Hồ Chí Minh (130 mm/tháng).
Chế độ gió : Có hai hướng gió chính trong năm là Tây và Tây Nam từ tháng 5 10 DL và Bắc Đông Bắc từ tháng 11 - 4 AL năm sau.
SVTH: ĐỖ THỊ MINH HIẾU

10


Khóa luận tốt nghiệp

Độ ẩm và lượng bốc hơi : Độ ẩm cao hơn các nơi khác trung bình từ 80 - 85%
lượng bốc hơi trung bình là 1204 mm/tháng.
Chế độ nhiệt và bức xạ : nhiệt độ trung bình trong năm là 27°c lượng bốc xạ
trung bình ngày trên 300 Calo/cm2. Số giờ nắng 7 – 9 giờ/ngày.
 Đặc tính thủy văn:
Huyện Cần Giờ có mạng lưới sông ngoài chằng chịt, đan xen vào nhau. Hợp
lưu của sông Sài Gòn và Đồng Nai đổ ra biển bằng 2 tuyến chính là sông Lòng Tàu và
Soài Rạp, còn có sông Thị Vải, Gò Gia và các phụ lưu. Sông Đồng Tranh, sông Lòng
Tàu, Gò Gia, Thị Vải là những sông quan trọng nhất. Tại các con sông này hiện tượng
xói lở xảy ra do lực tương tác từ biển mạnh hơn.
Bảng 1: Hệ thống sông ở Cần Giờ
Tên sông


Chiều dài ( km )

Sông Nhà Bè

29,50

Sông Soài Rạp

14,50

Sông Đồng Tranh

67,50

Sông Lòng Tàu

32,00

Sông Ngã Bảy

20,00

Sông Gò Gia

12,00

Diện tích sông rạch là 22.161 ha chiếm 21,27% diện tích toàn huyện, chiếm
31,76% tổng diện tích tự nhiên của Cần Giờ.
Chế độ thủy triều : Rừng Ngập mặn Cần Giờ nằm trong vùng chế độ bán nhật
triều, không đều 2 lần nước lớn và hai lần nước ròng trong ngày, 2 đỉnh triều thường

bằng nhau nhưng chân triều lệch rất xa.
 Độ mặn:
Nước mặn theo dòng triều ngược lên thượng lưu trong thời kỳ triều lên hòa lẫn
với nước ngọt từ nguồn đổ về thành nước lợ, sau đó tiêu đi trong thời gian triều hết.
Do đó càng vào sâu trong đất liền độ mặn càng giảm.

SVTH: ĐỖ THỊ MINH HIẾU

11


Khóa luận tốt nghiệp

2.2.4. Đặc điểm kinh tế xã hội:
+ Kinh tế: Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía đông nam của Thành phố Hồ
Chí Minh, cách trung tâm khoảng 50 km. Vào năm 2009, huyện có diện tích 714 km²,
số dân là 68.213 người, gồm các dân tộc Kinh (80%), Khmer và Chăm. Huyện Cần
Giờ bao gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam
Thôn Hiệp, Long Hòa và Thạnh An
- Hiện nay dân số của huyện trên 80.000 người, chủ yếu là dân tộc Kinh. Sống
bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Huyện Cần Giờ có điều kiện để hình thành và phát triển một cố loại hình kinh tế
mới như: du lịch, dịch vụ…đây cũng được xác định là thế mạnh của huyện Cần Giờ
trong thời gian tới.
+ Xã hội : Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Cần Giờ đã giao rừng và đất lâm nghiệp
cho 141 hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng. Với những chính sách của huyện và thành
phố chăm lo đời sống cho người giữ rừng, đời sống của người dân ngày càng được
nâng cao với nguồn thu nhập tương đối và ổn định. Vì thế người dân đã yên tâm xây
dựng bám chốt, bám rừng, bảo vệ rừng như bảo vệ tài sản của mình.
- Huyện Cần Giờ bao gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: Bình Khánh, An Thới

Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Long Hòa và Thạnh An
- Hiện nay dân số trên 80.000 người. Sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản.
2.2.5. Các nguồn tài nguyên và sản phẩm du lịch sinh thái:
Sau 30 năm phục hồi và phát triển, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ngày
càng đa dạng, phong phú về thực vật cũng như động vật. Hệ động thực vật của rừng
ngập mặn Cần Giờ chiếm đa số là cây đước có nguồn gốc phát tán từ Inđônêsia và
Malaysia. Gồm nhiều kiểu phụ thổ nhưỡng nước mặn, nước lợ và phụ thứ sinh nuôi
trồng nhân tạo. Thành phần các loại cây tương đối đơn giản và có kích thước cá thể ở
dạng trung bình.
 Khu thực vật:
Rừng ngập mặn Cần Giờ có hệ sinh thái đặc trưng của vùng ngập mặn cửa ven
sông biển, có 15 kiểu sinh cảnh khác nhau: quần xã Mắm Trắng, quần xã Mắm Trắng
SVTH: ĐỖ THỊ MINH HIẾU

12


Khóa luận tốt nghiệp

– Bần Trắng, quần xã Mắm Trắng – Mắm Đen, quần xã Mắm Đen – Đước, quần xã
Đước thuần loại,…Theo các nhà khoa học thì rừng ngập mặn Cần Giờ có:
Hệ thực vật tự nhiên khoảng 12.000 ha, có trên 150 loài thực vật bao gồm: Chà
là, Ráng, Giá, Mấm, Dà vôi…. chủ yếu đước đôi, bần trắng, mấm trắng, ôrô, dừa lá,
thảm cỏ biển, trong đó cây cóc đỏ là loài quí hiếm của rừng ngập mặn.
Mấm điển hình là các loại trắng, đen mọc ven sông đất trũng, bãi bồi cao hơn
0.2m so với mực nước biển. Dà vôi, Mấm phân bố trên đất sét chặt, ẩm.
 Khu hệ động vật:
Khu động vật thủy sinh không xương sống có trên 700 loài thuộc 44 họ, 19 bộ,
6 lớp, 5 ngành.

Khu hệ cá có trên 137 loài thuộc 39 họ, 13 bộ.
Khu động vật có xương sống trên cạn: lưỡng thê 9 loài, bò sát 31 loài, trong đó
có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam: Tắc kè, kì đà nước, trăn đất, gấm, rắn
cạp nong, hổ mang chúa, vích, đồi mồi, cá sấu hoa cà.
Khu hệ thú: Rừng Cần Giờ có 19 loài thú thuộc 13 họ, 7 bộ, trong đó có số loài
quý hiếm: Rái cá thường, rái cá vuốt bé, mèo cá, mèo rừng.
Khu hệ chim: 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ trong đó có 51 loài chim nước và 79
loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau, có 6 loài nằm trong
sách đỏ Việt Nam: bồ nông chân xám, cò lạo Ấn Độ, già đẩy nhỏ, cò lạo xám, ác là...
2.2.6. Các hoạt động du lịch sinh thái đƣợc tổ chức ở trung tâm truyền
thông giáo dục môi trƣờng và du lịch sinh thái:
+ Giao lưu trồng trọt: giúp học sinh sinh viên tìm hiểu Rừng Ngập Mặn Cần
Giờ và mong muốn các đối tượng cảm nhận được công sức của những người trồng và
giữ màu xanh của thành phố, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường
Rừng Ngập Mặn.
+ Du ngoạn trên sông: du khách sẽ được tham quan, thưởng thức vẻ đẹp của
rừng ngập mặn bằng cano.
+ Thưởng thức đặc sản: du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc trưng
của rừng ngập mặn cùng với người dân địa phương, cùng với người dân tham gia chế
biến các món ăn.
SVTH: ĐỖ THỊ MINH HIẾU

13


Khóa luận tốt nghiệp

+Tìm hiểu rừng: tham quan và được nghe thuyết minh về quá trình phục hồi và
các giá trị tài nguyên đặc trưng của rừng ngập mặn.
+ Giao lưu đờn ca tài tử.

+ Nhà thủy sản tài ba: du khách sẽ được hướng dẫn và cùng người dân địa
phương tham gia đánh bắt thủy hải sản.
+ Mô hình sản xuất phụ: tham quan các mô hình sản xuất phụ của các hộ dân
giữ rừng như nuôi hàu, nuôi tôm sú, nuôi nghêu, sản xuất muối.
+ Trò chơi không ảnh hưởng đến môi trường: kéo co, trò chơi lớn…

SVTH: ĐỖ THỊ MINH HIẾU

14


Khóa luận tốt nghiệp

Chƣơng 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu:
Khảo sát hiện trạng quản lí, tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tại Ban Quản Lý
Rừng ngập mặn Cần Giờ.
Từ đó đề xuất các giải pháp quản lí, quy hoạch du lịch sinh thái tại rừng ngập
mặn Cần Giờ => hướng đến mục tiêu phát triển du lịch sinh thái bền vững.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
3.2.1. Nghiên cứu tài liệu:
– Thu thập tổng hợp kế thừa thông tin liên quan đến phát triển du lịch sinh thái tại
Trung tâm truyền thông giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.
– Tìm hiểu các thông tin về hiện trạng hoạt động, các số liệu liên quan đến công tác
tổ chức, phát triển du lịch sinh thái.
– Ghi nhận những số liệu, tài liệu liên quan đến đời sống kinh tế, xã hội của dân địa
phương.
– Sau khi có số liệu cần thiết cần phải lượt bỏ những số liệu kém phần quan trọng,
chọn lọc những số liệu có ích cho đề tài nghiên cứu.

3.2.2. Khảo sát thực địa:
- Đây là một phương pháp nghiên cứu truyền thống có hiệu quả rất lớn trong việc
thu thập những số liệu thông tin ban đầu với độ tin cậy và chính xác cao.
- Quan sát trực tiếp bằng mắt sau đó ghi nhận công tác tổ chức, tiến hành các hoạt
động du lịch sinh thái của trung tâm.
- Khảo sát thăm dò ý kiến của những người trực tiếp tham gia vào hoạt động du
lịch ở đây. Cảm nhận được mức độ hài lòng của du khách khi tham gia vào các hoạt
động do trung tâm tổ chức.
3.2.3. Phƣơng pháp SWOT:
Phương pháp phân tích SWOT : Phân tích SWOT là một công cụ tìm kiếm tri
thức về một đối tượng dựa trên nguyên lí hệ thống, trong đó :

SVTH: ĐỖ THỊ MINH HIẾU

15


×