Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI PHÂN XƯỞNG ĐƯỜNG, CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG TUY HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TẠI PHÂN XƯỞNG ĐƯỜNG, CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA
ĐƯỜNG TUY HÒA

Họ và tên sinh viên
Ngành
Niên khóa

: HOÀNG THỊ HÒA
: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
: 2007 - 2011

Tháng 7/2011


KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI PHÂN XƯỞNG ĐƯỜNG
CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG TUY HÒA

Tác giả

HOÀNG THỊ HÒA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


cấp bằng Kỹ sư chuyên ngành
Quản Lý Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Trần Liên Hương

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt 4 năm học đại học cũng như khoảng thời gian làm khóa luận tốt nghiệp,
em đã nhận được sự quan tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, gia
đình và bạn bè.
Trước tiên, con xin cảm ơn cha mẹ đã động viên, ủng hộ con về mọi mặt vật
chất cũng như tinh thần để con có điều kiện được học tập tốt.
Em xin cảm ơn các thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại học
Nông Lâm TPHCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức, những
kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Trần Liên Hương đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành tốt khóa luận.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp DH07QM đã giúp đỡ, góp ý để mình làm tốt khóa
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị công nhân viên trong công ty
đặc biệt là các anh chị phòng kĩ thuật–KCS của công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa
đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt thời gian thực tập tại công ty.
Tuy đã cố gắng hết mình nhưng do thời gian thực tập và trình độ chuyên môn
còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự thông
cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

TP. HCM, ngày 30 tháng 6 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Hòa


TÓM TẮT
Đề tài “Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại phân xưởng Đường, Công ty cổ phần
mía đường Tuy Hòa” được tiến hành tại Công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa, thời
gian từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2011.
Hoạt động sản xuất của công ty bên cạnh cung cấp những sản phẩm tiêu dùng
cho cuộc sống cũng đã gây ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình sản xuất. Do đó
việc kiểm soát các vấn đề môi trường tại công ty là một vấn đề cần thiết.
Bài báo cáo gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm
Chương 3: Tổng quan về công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa
Chương 4: Hiện trạng môi trường, các giải pháp đã thực hiện tại phân
xưởng Đường và các vấn đề tồn tại.
Chương 5: Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại và hạn chế
các tác động xấu đến môi trường.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị

i


MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... i 
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. vi 
DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................vii 
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................vii 

Chương 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 
1.1 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ................................................................................................ 1 
1.2 NỘI DUNG ĐỀ TÀI ................................................................................................ 2 
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... 2 
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2 
Chương 2 LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM .............................................. 4 
2.1 KHÁI NIỆM............................................................................................................. 4 
2.2 MỤC TIÊU ............................................................................................................... 4 
2.3 NỘI DUNG ............................................................................................................... 6 
2.4 CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ......................................................... 7 
2.5 CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ........................................................... 7 
2.5.1 Giải pháp hành chính – công cụ chỉ huy và kiểm soát ........................................... 7 
2.5.2 Công cụ kinh tế ....................................................................................................... 7 
2.5.3 Công cụ thông tin ................................................................................................... 7 
2.6 LỢI ÍCH CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM .............................................................. 8 
2.6.1 Lợi ích về môi trường ............................................................................................. 8 
2.6.2 Lợi ích về kinh tế .................................................................................................... 8 
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG TUY HOÀ .... 9 
3.1 TỔNG QUAN CÔNG TY ....................................................................................... 9 
3.1.1 Vị trí địa lý.............................................................................................................. 9 
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.......................................................... 9 
3.1.3 Lĩnh vực kinh doanh ............................................................................................. 10 
i


3.1.4 Sơ đồ tổ chức công ty ........................................................................................... 11 
3.1.5 Diện tích mặt bằng................................................................................................ 12 
3.1.6 Hiện trạng sử dụng đất.......................................................................................... 12 
3.1.7 Điều kiện cung cấp điện ....................................................................................... 12 

3.1.8 Điều kiện cung cấp nước và thoát nước ở công ty ............................................... 12 
3.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG CỦA CÔNG TY ..................................... 13 
3.3 NHU CẦU NGUYÊN NHIÊN VẬT LIỆU .......................................................... 16 
3.3.1 Mía ........................................................................................................................ 16 
3.3.2 Nhu cầu nước ........................................................................................................ 16 
3.3.3 Nhu cầu điện năng ................................................................................................ 16 
3.3.4 Nhu cầu hóa chất .................................................................................................. 17 
3.4 DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ ........................................................................ 17 
3.5 NHU CẦU LAO ĐỘNG ........................................................................................ 17 
3.6 SẢN PHẨM HIỆN TẠI......................................................................................... 17 
Chương 4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG ĐÃ THỰC HIỆN TẠI PHÂN XƯỞNG ĐƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ
TỒN TẠI ...................................................................................................................... 18 
4.1 KHÔNG KHÍ ......................................................................................................... 18 
4.1.1 Khí thải ................................................................................................................. 18 
4.1.1.1 Nguồn phát sinh ................................................................................................. 18 
4.1.1.2 Biện pháp đã thực hiện ...................................................................................... 18 
4.1.1.3 Các vấn đề tồn tại .............................................................................................. 21 
4.1.2 Hơi khí độc ........................................................................................................... 21 
4.1.2.1 Nguồn phát sinh ................................................................................................. 21 
4.1.2.2 Biện pháp đã thực hiện ...................................................................................... 21 
4.1.2.3 Các vấn đề tồn tại .............................................................................................. 21 
4.1.3 Mùi........................................................................................................................ 21 
4.1.3.1 Nguồn phát sinh ................................................................................................. 21 
4.1.3.2 Biện pháp đã thực hiện ...................................................................................... 22 
4.1.3.3 Các vấn đề tồn tại .............................................................................................. 22 
4.1.4 Tiếng ồn và độ rung .............................................................................................. 22 
ii



4.1.4.1 Nguồn phát sinh ................................................................................................. 22 
4.1.4.2 Biện pháp đã thực hiện ...................................................................................... 23 
4.1.4.3 Các vấn đề tồn tại .............................................................................................. 23 
4.1.5 Nhiệt độ ................................................................................................................ 23 
4.1.5.1 Nguồn phát sinh ................................................................................................. 23 
4.1.5.2 Biện pháp đã thực hiện ...................................................................................... 24 
4.1.5.3 Các vấn đề tồn tại .............................................................................................. 24 
4.2 NƯỚC THẢI .......................................................................................................... 24 
4.2.1 Nước thải sản xuất ................................................................................................ 24 
4.2.1.1 Nguồn phát sinh ................................................................................................. 24 
4.2.1.2 Biện pháp đã thực hiện ...................................................................................... 26 
4.2.1.3 Các vấn đề tồn tại .............................................................................................. 29 
4.2.2 Nước thải sinh hoạt............................................................................................... 30 
4.2.2.1 Nguồn phát sinh ................................................................................................. 30 
4.2.2.2 Các biện pháp đã thực hiện ............................................................................... 30 
4.2.2.3 Các vấn đề tồn tại .............................................................................................. 30 
4.2.3 Nước mưa chảy tràn ............................................................................................. 31 
4.2.3.1 Nguồn phát sinh ................................................................................................. 31 
4.2.3.2 Các biện pháp đã thực hiện ............................................................................... 31 
4.3 CHẤT THẢI RẮN ................................................................................................. 31 
4.3.1 Chất thải rắn sản xuất ........................................................................................... 31 
4.3.1.1 Nguồn phát sinh ................................................................................................. 31 
4.3.1.2 Biện pháp đã thực hiện ...................................................................................... 31 
4.3.1.3 Các vấn đề tồn tại .............................................................................................. 32 
4.3.2 Chất thải rắn sinh hoạt .......................................................................................... 32 
4.3.2.1 Nguồn phát sinh ................................................................................................. 32 
4.3.2.2 Các biện pháp đã thực hiện ............................................................................... 32 
4.3.2.3 Các vấn đề tồn tại .............................................................................................. 32 
4.4 CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI ........................................................................... 33 
4.4.1 Nguồn phát sinh .................................................................................................... 33 

4.4.2 Các biện pháp đã thực hiện .................................................................................. 33 
iii


4.4.3 Các vấn đề tồn tại ................................................................................................. 33 
4.5 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ.............................. 34 
4.5.1 Các biện pháp phòng cháy chữa cháy .................................................................. 34 
4.5.2 Các biện pháp an toàn lao động............................................................................ 34 
4.5.3 Các vấn đề tồn tại ................................................................................................. 34 
Chương 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI VÀ
HẠN CHẾ CÁC TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN MÔI TRƯỜNG ..................................... 35 
5.1 KHÔNG KHÍ ......................................................................................................... 35 
5.1.1 Khí thải ................................................................................................................. 35 
5.1.2 Hơi khí độc ........................................................................................................... 36 
5.1.3 Mùi........................................................................................................................ 37 
5.1.4 Tiếng ồn và độ rung .............................................................................................. 37 
5.1.5 Nhiệt độ ................................................................................................................ 38 
5.2 NƯỚC THẢI .......................................................................................................... 38 
5.2.1 Nước thải sản xuất ................................................................................................ 38 
5.2.2 Nước thải sinh hoạt............................................................................................... 42 
5.3 CHẤT THẢI RẮN ................................................................................................. 42 
5.3.1 Chất thải rắn sản xuất ........................................................................................... 42 
5.3.2 Chất thải rắn sinh hoạt .......................................................................................... 43 
5.4 CHẤT THẢI NGUY HẠI ..................................................................................... 43 
5.5 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ.............................. 43 
5.5.1 An toàn lao động .................................................................................................. 43 
5.5.2 Phòng chống cháy nổ............................................................................................ 44 
5.6 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT Ô NHIỄM ........................................................ 45 
5.6.1 Môi trường không khí ........................................................................................... 45 
5.6.2 Môi trường nước ................................................................................................... 45 

Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 46 
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 46 
6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 46 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iv


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ATLĐ:

An toàn lao động

BOD:

Nhu cầu oxy sinh học

BTNMT:

Bộ tài nguyên môi trường

Bx:

Độ Brix

COD:

Nhu cầu oxy hóa học

CTNH:


Chất thải nguy hại

HĐQT:

Hội đồng quản trị

HTX:

Hợp tác xã

HWRIC:

Trung tâm thông tin nghiên cứu về Chất thải nguy hại của

Illinois, Mỹ (Hazardous Waste Research Information Center)
IPP:

Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp (Industrial Pollution

Prevention )
KCN:

Khu công nghiệp

KCS:

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

KPH:


Không phát hiện

PCCC:

Phòng cháy chữa cháy

PCCN:

Phòng chống cháy nổ

P.GD

Phó giám đốc

QTMT:

Quan trắc môi trường

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

SS:

Chất rắn lơ lửng (Suspendid Solids)

TCVSLD:

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động


UBND:

Ủy ban nhân dân

UNEP :

Mạng lưới quản lí môi trường công nghiệp (United Nations

Industrial Environmental Programme)
VSV:

Vi sinh vật

WHO

Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp .......... 5 
Hình 2.2: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục ............................................. 6 
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức, bố trí nhân sự của công ty .................................................... 11 
Hình 3.2: Qui trình công nghệ sản xuất đường ............................................................ 13 
Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống xử lý bụi khí thải lò hơi ....................................................... 18 
Hình 4.2: Cyclon thu hồi tro bụi lò hơi ........................................................................ 19 
Hình 4.3: Sơ đồ khối hệ thống xử lý nước thải Phân xưởng Đường ............................ 27 
Hình 5.1: Hệ thống hút và xử lý khí hơi SO2 ............................................................... 36 
Hình 5.2: Hệ thống xử lý nước thải đề xuất ................................................................. 40 

Hình 5.3: Hệ thống bể tự hoại ...................................................................................... 42 

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thành phần hóa học của nước mía tổng hợp ............................................... 14 
Bảng 3.2: Danh mục các hóa chất cho sản xuất đường trong 6 tháng .......................... 17 
Bảng 4.1: Kết quả đo đạc và phân tích khí thải tại ống khói lò hơi ............................. 19 
Bảng 4.2: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí khu vực nhà máy ........... 20 
Bảng 4.3: Kết quả chất lượng môi trường không khí xung quanh ............................... 20 
Bảng 4.4: Kết quả đo cường độ tiếng ồn tại các khu vực trong công ty ...................... 22 
Bảng 4.5: Kết quả đo nhiệt độ tại một số khu vực trong công ty ................................. 23 
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp lượng nước thải sản xuất đường của nhà máy ..................... 25 
Bảng 4.7: Thông số ô nhiễm nước thải sản xuất đường trước xử lý của công ty ......... 25 
Bảng 4.8: Kết quả phân tích nước thải đường sau xử lý .............................................. 28 
Bảng 4.9: Thành phần nước thải sinh hoạt ................................................................... 30 
Bảng 4.10: Chất thải rắn phát sinh trong 1 năm của phân xưởng đường ..................... 31 
Bảng 4.11: Số lượng chất thải nguy hại được thống kê 6 tháng đầu năm 2010 ........... 33 

vii


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại phân xưởng Đường-Công ty CP mía đường Tuy Hòa

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
đã kéo theo hàng loạt các vấn đề cần được quan tâm. Trong đó môi trường là vấn đề
được quan tâm hàng đầu hiện nay.
Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng kinh tế duyên hải Nam Trung Bộ, tuy nhiên Cơ
cấu kinh tế của tỉnh chưa tiên tiến, vẫn nặng về khai thác tiềm năng tự nhiên. Các sản

phẩm mũi nhọn của tỉnh là lúa, mía, điều, bông vải, sắn, bò lai, lợn...thủy sản. Hiện
nay, Phú Yên với các khu công nghiệp như Hòa Hiệp I, II, II; An Phú I, II và Đông
Bắc Sông Cầu I đã và đang phát triển theo định hướng chiến lược ưu tiên phát triển
các ngành công nghiệp mũi nhọn: chế biến nông, lâm, thủy sản gắn liền với sử dụng
nguồn nguyên liệu địa phương. Trong đó công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa tiền
thân là công ty mía đường Tuy Hòa với sản phẩm chính là đường tinh từ mía cây ngoài
ra còn sản xuất các sản phẩm phụ từ phế phẩm của đường như: cồn, phân vi sinh...
Là một công ty cổ phần, hoạt động từ năm 1995 đến nay, công ty cổ phần mía
đường Tuy Hòa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của tỉnh Phú Yên.
Tuy nhiên quá trình hoạt động sản xuất của công ty đã góp phần làm cho môi trường
khu vực bị ô nhiễm. Vấn đề đặt ra là cần có biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất
những ảnh hưởng do hoạt động sản xuất đường của nhà máy đường Tuy Hòa đến môi
trường, đến sức khỏe của công nhân cũng như người dân trong khu vực. Vì vậy cần có
những biện pháp cụ thể nhằm giải quyết tốt các vấn đề môi trường trên, vì thế, tôi đã
thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp với nội dung “Kiểm soát ô nhiễm môi trường
tại phân xưởng Đường, công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa”.
1.1 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Tìm hiểu tình hình sản xuất và hiện trạng môi trường tại Công ty cổ phần mía
đường Tuy Hòa. Từ đó đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn
tại và giảm những ảnh hưởng xấu đến môi trường.
GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang 1


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại phân xưởng Đường-Công ty CP mía đường Tuy Hòa

1.2 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết để thực hiện đề tài.
Tổng quan về nhà máy, tìm hiểu về công nghệ, dây chuyền sản xuất, tình hình

sản xuất của công ty.
Nhận diện các nguồn thải, các chất gây ô nhiễm môi trường, đánh giá hiện trạng
quản lý môi trường của nhà máy và xác định các vấn đề môi trường còn tồn tại.
Đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho nhà máy.
Kết luận và kiến nghị
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện tại phân xưởng Đường thuộc Công ty cổ phần mía đường
Tuy Hòa, xã Hòa Phú, Huyện Tây Hòa, Tỉnh Phú Yên.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tổng quan tài liệu: đây là phương pháp tổng hợp tài liệu từ những tài liệu
được cung cấp từ nhà máy, trên mạng internet và những tài liệu được cung cấp từ giáo
viên hướng dẫn, tài liệu đúc kết được trong quá trình học tập. Những tài liệu trên được
tổng hợp lại và lựa chọn những thông tin, dữ liệu cần thiết.
Xử lý, phân tích số liệu: từ những nguồn dữ liệu được cung cấp, tiến hành tìm
hiểu và lựa chọn những thông tin chính xác và cần thiết để thực hiện khóa luận. Phân
tích số liệu để đưa ra những kết quả cần thiết để giải quyết các vấn đề của nhà máy.
Thực địa tại phân xưởng Đường thuộc Công ty cổ phần mía đường Tuy
Hòa: bằng cách đến trực tiếp nhà máy, khu vực sản xuất để tìm hiểu trực tiếp dây
chuyền công nghệ sản xuất đường của nhà máy, chụp ảnh minh họa cho những vấn đề
đưa ra. Ngoài ra còn phỏng vấn các công nhân trực tiếp vận hành máy móc để biết
thêm những thông tin chi tiết hơn trong qui trình sản xuất.
Phương pháp chuyên gia: là phương pháp tham khảo ý kiến của các thầy cô,
những cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực cần thiết. Phương pháp này đã giúp ta có
thể học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích và có ý nghĩa quan trọng đối với những vấn đề
nghiên cứu.

GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang 2



Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại phân xưởng Đường-Công ty CP mía đường Tuy Hòa

Phương pháp điều tra, phỏng vấn cán bộ, công nhân viên, hỏi ý kiến cộng
đồng liên quan: Trong quá trình thực tập tại công ty, đặt ra các câu hỏi cho cán bộ
công nhân và nhân viên của công ty về các vấn đề bản thân chưa nắm bắt được, đồng
thời nắm được các ý kiến đóng góp của cán bộ và công nhân để hoàn thành tốt hơn bài
báo cáo của mình. Khảo sát, thu thập các ý kiến về tình hình môi trường xung quanh
công ty từ người dân địa phương.
Phương pháp đánh giá nhanh: Đánh giá mức độ ô nhiễm vi khí hậu, nước
thải, không khí, chất thải rắn thông qua nguồn phát sinh, tính chất của chất thải và các
chỉ tiêu đo đạc thực tế tại nơi khảo sát. Từ các chỉ tiêu đo đạc được (đã được các cơ
quan chức năng kiểm tra, giám định) ta đem so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về
môi trường hiện hành để đánh giá mức độ ô nhiễm.

GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang 3


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại phân xưởng Đường-Công ty CP mía đường Tuy Hòa

Chương 2
LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
2.1 KHÁI NIỆM
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là việc áp dụng tổng hợp các hoạt động, biện
pháp và công cụ nhằm khống chế được ô nhiễm bằng cách ngăn ngừa, giảm thiểu hay
loại bỏ chất thải ngay từ nguồn, làm sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất
thải, phục hồi thiệt hại do môi trường gây ra.
2.2 MỤC TIÊU

Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, làm
giảm hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm
sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải để phục hồi môi trường.
Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, cách tiếp cận cuối đường ống cũng như tái
sinh đang được thay thế dần bằng cách tiếp cận chủ động bậc cao và được ưa chuộng
hơn, đó là ngăn ngừa ô nhiễm.
Ngăn ngừa ô nhiễm
Khái niệm:
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc áp dụng một các liên tục chiến lược
ngăn ngừa tổng hợp về mặt môi trường với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và
dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và
môi trường.
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc sử dụng các vật liệu, các quá trình hoặc
các thao tác vận hành sao cho giảm bớt hoặc loại trừ sự tạo ra các chất ô nhiễm hoặc
các chất thải ngay tại nguồn. Nó bao gồm các hành động làm giảm việc sử dụng các
vật liệu độc hại, năng lượng, nước hoặc các nguồn tài nguyên khác, các hành động bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên thông qua việc bảo tồn và sử dụng hiệu quả hơn.

GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang 4


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại phân xưởng Đường-Công ty CP mía đường Tuy Hòa

Nội dung:
Các yếu tố cốt lõi của cách tiếp cận về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường công nghiệp
được tổng hợp lại trong sơ đồ sau
Liên tục


Ngăn ngừa

Con người
Chiến lược đối với:
- Con người
- Sản phẩm

Giảm
rủi ro

Thống nhất

Môi trường

Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
Nguồn: Các chính sách của chính phủ về IPP, UNEP, 1995
Các bước thực hiện kiểm soát ô nhiễm
Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách
liên tục theo chu trình khép kín, tất cả gồm các bước sau:
1. Giành được sự đồng tình và ủng hộ của ban lãnh đạo công ty.
2.

. Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm

công nghiệp.
3. Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với máy
móc thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá trở ngại tiềm ẩn về
mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp.
4. Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được.
5. Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi

về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã
được tập hợp.
6. Tập hợp các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực thi
những khả năng lựa chọn đó.
7.

Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở

một công ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể.

GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang 5


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại phân xưởng Đường-Công ty CP mía đường Tuy Hòa

8.

Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho sự phát triển liên tục và lợi ích liên tục

của công ty.

Giành được sự đồng
tình của quản lý cấp
cao

Thiết lập chương
trình PP


Duy trì chương
trình

Xem xét quá trình
và các trở ngại

Đánh giá chương
trình kiểm soát ô
nhiễm

Đánh giá chất thải
và các cơ hội kiểm
soát

Xác định và thực
thi các giải pháp

Phân tích khả thi và các
cơ hội PP

Hình 2.2: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục
Nguồn: HWRIC, 1993
2.3 NỘI DUNG
 Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn.
 Giảm thiểu rủi ro đối với con người và môi trường.
GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang 6



Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại phân xưởng Đường-Công ty CP mía đường Tuy Hòa

2.4 CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
Biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường có thể chia ra làm các nhóm chính
sau:


Giảm thiểu tại nguồn.



Tái chế và tái sử dụng lại.



Cải tiến sản phẩm.



Biện pháp xử lý cuối đường ống.

2.5 CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
2.5.1 Giải pháp hành chính – công cụ chỉ huy và kiểm soát
Giải pháp hành chính là biện pháp đưa ra các đạo luật, TC, các quy định về:


Giới hạn xả thải




Giới hạn hoạt động trong một thời gian hay khu vực nhất định



Nghiêm cấm việc xả thải một số chất thải…
Với công cụ này chính phủ có vai trò tập trung và giám sát thông qua việc áp

dụng hai công cụ chủ yếu: bộ luật và các thanh tra – các nhà quản lý nhà nước. Các
công cụ này được áp dụng nhằm tác động tới hành vi của người gây ô nhiễm và cưỡng
chế việc thi hành các quy định về môi trường.
2.5.2 Công cụ kinh tế
Là những biện pháp đánh vào lợi ích của nhà sản xuất, của người gây ô nhiễm.
Nhằm khuyến khích các hành vi tích cực đối với môi trường.
Một số công cụ kinh tế đang được áp dụng:
 Thu phí/ thuế cho việc sử dụng môi trường.
 Sử dụng Cota ô nhiễm.
 Đánh thuế ô nhiễm.
 Thực hiện dán nhãn sinh thái cho sản phẩm.
2.5.3 Công cụ thông tin
Là việc sử dụng các công cụ truyền thông như: báo, đài, ti vi, mạng internet…
để phục vụ cho việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về môi trường, nâng
GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang 7


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại phân xưởng Đường-Công ty CP mía đường Tuy Hòa

cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của mỗi người dân, của những người khai
thác và sử dụng môi trường.

2.6 LỢI ÍCH CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
2.6.1 Lợi ích về môi trường
Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn.
Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.
Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục
hồi.
Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng. Giảm thiểu các rủi
ro và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ sản
phẩm và các thế hệ mai sau.
Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty.
Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan
quản lý môi trường.
2.6.2 Lợi ích về kinh tế
Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng
có hiệu quả hơn.
Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản
lý chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí cho việc
kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm…).
Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng
chất thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…).
Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn
đầu tư ban đầu cao. Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ
đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của công ty ngày càng tốt hơn.

GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang 8



Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại phân xưởng Đường-Công ty CP mía đường Tuy Hòa

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG TUY HOÀ
3.1 TỔNG QUAN CÔNG TY
 Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG TUY HÒA
 Địa chỉ

Xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.

 Điện thoại 0573.590.122
 Fax

0573.590.138

 Đại diện

Nguyễn Xuân Tiên

 Chức vụ

Giám đốc công ty

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: TỔNG CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG II
 Địa chỉ 34-35.Vân Đồn –Quận 4 –Thành Phố Hồ Chí Minh
 Điện thoại: 08 39400653
3.1.1 Vị trí địa lý
Công ty cổ phần Mía Đường Tuy Hòa nằm trên địa thuộc xã Hòa Phú, huyện
Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, cạnh Cầu Máng sông Đồng Bò, cách thành phố Tuy Hòa 25
km về phía Tây theo đường tỉnh lộ số 1 và cách quốc lộ 1A khoảng 20km. Phía Tây

nhà máy giáp sông Đồng Bò, Phía Bắc giáp kênh Nam giáp Kênh Nam dẫn nước từ
Đập Đồng Cam về, phía Đông và Nam giáp các cánh đồng của HTX Hòa Phong.
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần mía đường Tuy Hoà được thành lập theo quyết định số
10/NN-TCCB-QĐ ngày 10/11/1996 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Công ty cổ phần mía đường Tuy Hoà mới được xây dựng xong cuối năm 1995
với công suất thiết kế 1.250TMN. Tổng giá trị tài sản là 130 tỷ đồng, sản phẩm là
đường kính trắng loại I.
Ngoài ra, nhằm sử lý và tận dụng triệt để các chất thải từ nhà máy đường đồng
thời tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, y tế. Năm
2000 công ty đã triển khai thêm phân xưởng sản xuất Cồn và phân xưởng sản xuất
Phân bón vi sinh.
GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang 9


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại phân xưởng Đường-Công ty CP mía đường Tuy Hòa

3.1.3 Lĩnh vực kinh doanh
Theo giấy chứng nhận đăng kinh doanh số 36 03 000060 ngày 05 tháng 04 năm 2006
do Sở kế hoạch và đầu tư Phú Yên cấp ngành nghề Công ty được phép kinh doanh cụ
thể sau:


Sản xuất kinh doanh: công nghiệp chế biến đường, mật và các sản phẩm sau

đường như bánh kẹo, cồn, CO2, men thực phẩm, nước giải khát, rượu bia, phân bón,
ván ép, thức ăn gia súc.



Dịch vụ kỹ thuật mía đường: cung ứng vật tư, hàng hóa, nguyên vật liệu, máy

móc phục vụ vùng nguyên liệu, chế tạo các sản phẩm cơ khí và phụ tùng thiết bị
chuyên ngành mía đường và sau đường.


Xuất khẩu trực tiếp: các sản phẩm do công ty sản xuất và chế biến, các sản

phẩm của ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.


Nhập khẩu trực tiếp: nguyên liệu máy, thiết bị phụ tùng phục vụ sản xuất và

chế biến của công ty, các sản phẩm của ngành nông nghiêp và công nghiệp thực phẩm.

GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang 10


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại phân xưởng Đường-Công ty CP mía đường Tuy Hòa

3.1.4 Sơ đồ tổ chức công ty
CHỦ TỊCH HĐQT

TỔNG GIÁM ĐỐC

P.GĐ
ĐƯỜNG


P.GĐ CỒN

P.HÀNH
CHÍNH

Ka A

Ka B

Ka C

P. Kỹ
ThuậtKCS

Phân
xưởng
cơ điện

P. HÀNH
CHÍNH

P.GĐ NGUYÊN LIỆU

Phân
xưởng
đường

Phòng
hành

chính

Phân
xưởng
vi sinh

Các
trạm
nguyên
liệu

P. HÀNH
CHÍNH
Ka A

Ka B

Ka C

Ka A

Ka B

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức, bố trí nhân sự của công ty
GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang 11

Ka C


Trại
mía
giống


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại phân xưởng Đường-Công ty CP mía đường Tuy Hòa

3.1.5 Diện tích mặt bằng
- Tổng diện tích của công ty: 100.000m2
- Địa hình xây dựng nhà máy tương đối bằng phẳng. Khu vực nhà xưởng, nhà kho
được bố trí xây dựng ở nơi cao hơn đảm bảo việc thông thoáng vào mùa hè và cao ráo
vào mùa mưa.


Phân xưởng Đường có mặt bằng diện tích 50.000m2



Phân xưởng Cồn rộng 20.000m2.



Phân xưởng sản xuất phân hữu cơ Vi sinh rộng khoảng 20.000m2.

3.1.6 Hiện trạng sử dụng đất
Khu văn phòng làm việc, khu nhà ăn, nhà tập thể, nhà vệ sinh được thiết kế bê
tông, tường gạch, lợp tôn. Các khu vực: nhà kho, nhà xưởng, phòng kiểm tra chất
lượng sản phẩm được xây dựng bằng khung sắt, tường gạch, mái lợp tôn.
3.1.7 Điều kiện cung cấp điện
Công ty sử dụng nguồn điện từ điện lưới quốc gia qua trạm biến áp công suất

280 KVA gần công ty nên việc cung cấp điện cho hoạt động sản xuất cũng như sinh
hoạt của công nhân đều được đảm bảo tốt. Tình trạng cắt điện rất ít khi xảy ra.
3.1.8 Điều kiện cung cấp nước và thoát nước ở công ty
Nguồn nước sinh hoạt của cán bộ công nhân viên được lấy từ nguồn nước ngầm
từ các giếng khoan trong công ty và nước sông Đồng Bò và Kênh Nam.
Do công ty nằm ở vị trí khá cao nên thuận lợi cho việc thoát nước ngay trong cả
mùa mưa. Bên cạnh đó do nhà xưởng và nhà kho đặt ở vị trí cao nên việc thoát nước
diễn ra dễ dàng.

GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang 12


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại phân xưởng Đường-Công ty CP mía đường Tuy Hòa

3.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG CỦA CÔNG TY
Mía sau khi xử lí ép
sơ bộ

Bã mía

Máy ép

Làm sạch

Bốc hơi

Nấu đường


Trợ tinh

Ly tâm

Mật rỉ

Sấy đóng bao

Thành phẩm

Hình 3.2: Qui trình công nghệ sản xuất đường

GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang 13


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại phân xưởng Đường-Công ty CP mía đường Tuy Hòa

Mô tả quy trình sản suất
Ép mía
Mía từ cánh đồng ruộng mía về được vận chuyển vào nhà máy bằng xe tải và
đưa qua bàn cân để xác định trọng lượng rồi lấy mẫu phân tích chữ đường. Sau đó
được cần trục đưa lên bàn lùa xuống băng tải rồi đi qua 2 máy băm, máy đánh tơi và 4
máy ép để trích lấy nước mía. Bã mía sau khi ép được đưa qua làm nhiên liệu đốt cho
nồi hơi. Nước mía sau khi ép được đưa sang khâu làm sạch.
Làm sạch nước mía
Khi ép mía, nước mía được trích ra đồng thời một lượng lớn các chất phi
đường như đất cát, lá rễ, phấn rác, ….cũng đi theo làm cho nước mía có màu xanh tối.
Tại khâu làm sạch người ta vừa dùng các hóa chất như vôi, lưu huỳnh H3PO4 …để xử

lý làm sạch nước mía.
Bằng hệ thống máy ép và trích ly đường với phương pháp dùng nước thẩm thấu
ở nhiệt độ 55-600C đảm bảo rửa sạch lượng đường còn dính trong bã mía, ta thu được
nước mía hỗn hợp.
Bảng 3.1: Thành phần hóa học của nước mía tổng hợp
Thành phần

Tính theo nước mía tổng hợp (%)

Đường saccaroza

8-14

Đường khử RS

0,3-3

Protein

0,48

Acid tự do

0,14

Acid kết hợp

0,15

Chất keo


0,41

Chất vô cơ (tro)

0,6

Nước

77-78

Nguồn: Phòng Kỹ thuật- KCS Công ty cổ phần mía đường Tuy Hoà

GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang 14


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại phân xưởng Đường-Công ty CP mía đường Tuy Hòa

Ngoài ra còn có các tạp chất từ bên ngoài xâm nhập vào như đất cát, bã mía, vi
sinh vật….
Nước mía tổng hợp được gia vôi sơ bộ với pH từ 6, 5 – 6, 7 bằng sữa vôi có
nồng độ 11 độ Bx, sau đó được gia nhiệt lần 1 lên 600C – 700C rồi đưa qua tháp hấp
thụ SO2 lần 1 với cơ chế phản ứng:
SO2 + H2O  H2SO3
H2SO3 là acid điện ly yếu nên phân ly thành:
H2SO3 2H+ + SO32Sau khi qua tháp hấp thụ pH nước mía giảm còn 4 – 4, 2 và được trung hòa
bằng sữa vôi để hiệu chỉnh pH lên 6, 8 – 7, 2 so với cơ chế phản ứng:
Ca2+ + SO32-  CaSO3

CaSO3 kết tủa sẽ kéo theo các chất màu kết tủa.
Hệ thống bốc hơi
Sau khi nước mía được làm sạch, được đưa sang khâu bốc hơi để làm thoát
lượng nước trong nước từ mía và vì thế Bx nước mía từ 13-15Bx được cô đặc đến 6065Bx. Sau giai đoạn này nước mía gọi là siro.
Hệ thống nấu đường
Siro được đưa sang khâu nấu nhằm kết tinh đường saccaroze, những tạp chất
khác không kết tinh sẽ đi theo mật loại ra ngoài.
Hệ thống trợ tinh, hệ thống ly tâm
Syro tinh được vào nồi nấu đường A, tiếp tục cô đặc đến giai đoạn quá bão hòa,
tạo mầm tinh thể và nuôi tinh thể lớn lên đạt yêu cầu. Dung dịch đường sau khi nấu
được gọi là đường non A. Đường non A được phối liệu từ syro tinh, đường hồi dung
B, C và mật rửa. Đường non A được ly tâm cho ra đường thành phẩm, mật nguyên và
mật rửa. Mật nguyên được dùng làm nguyên liệu phối liệu để nấu đường non B.
Đường non B được ly tâm cho ra mật B và đường B. Mật B làm nguyên liệu để nấu
đường non C. Đường non C được bơm vào thiết bị bồi tinh đứng liên tục, sau đó được
ly tâm cho ra đường C và mật rỉ. Đường B và C được hồi dung để phối liệu nấu đường
non A. Mật rỉ được đưa đi sản xuất cồn và gas CO2.

GVHD: ThS. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang 15


×