Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại thị trấn thanh sơn, huyện sơn động, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.42 MB, 85 trang )


1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ
NÔNG NGHIỆP

PTNT

HỌC VIỆN

N
Ô
N
G

N
GH
I
ỆP
VIỆT NAM




NGUYỄN THỊ THANH HOÀI



ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP


QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI THỊ TRẤN THANH SƠN,
HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG



CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ THẾ ÂN



HÀ NỘI, NĂM 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Thanh Hoài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và
sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành bản luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Thế Ân, là thầy giáo trực
tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình cho tôi hoàn thành luận văn. Cảm ơn các thầy
cô giáo trong Khoa Môi trường và tập thể các cán bộ trong và ngoài Khoa đã
giúp tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Bắc Giang; UBND huyện Sơn Động; Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Sơn Động; Chi cục Thống kê huyện Sơn Động; UBND thị trấn
Thanh Sơn, đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, cung cấp những thông tin
cần thiết để thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Cảm ơn gia đình, các anh, chị, bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ và động viên,
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu học tập và thực hiện luận văn.
Do thời gian có hạn, năng lực còn hạn chế, nên luận văn không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóp góp của quý thầy cô và
các bạn để luận văn của tôi hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Thanh Hoài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn i
Mục lục i
Danh mục viết tắt i
Danh mục bảng ii
Danh mục biểu đồ và hình ii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình môi trường thế giới và Việt Nam 3
1.1.1.Tình hình môi trường thế giới 3
1.1.2. Tình hình môi trường Việt Nam 7
1.2. Tình hình quản lý môi trường tại Việt Nam và tỉnh Bắc Giang 12
1.2.1. Tình hình quản lý môi trường tại Việt Nam 12
1.2.2. Tình hình quản lý môi trường tại tỉnh Bắc Giang 20
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.2. Phạm vi nghiên cứu 23
2.3. Nội dung nghiên cứu 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu 23
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 23
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích chất lượng nước 24
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích đất 26
2.4.4. Phương pháp phân tích ô nhiễm không khí 28
2.4.5. Phương pháp xử lý, tổng hợp và so sánh số liệu 29

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị trấn Thanh Sơn 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên 31
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội 33
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế – xã hội 38
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

3.2. Thực trạng môi trường thị trấn Thanh Sơn 38
3.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường thị trấn Thanh Sơn 38
3.2.2. Chất lượng môi trường nước Thị trấn Thanh Sơn 40
3.2.3. Chất lượng môi trường đất Thị trấn Thanh Sơn 45
3.2.4. Chất lượng môi trường không khí Thị trấn Thanh Sơn 47
3.3. Thực trạng quản lý môi trường tại thị trấn Thanh Sơn 49
3.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường 49
3.3.2. Thể chế chính sách quản lý môi trường 53
3.3.3. Cơ chế tài chính của công tác bảo vệ môi trường 54
3.3.4. Hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường 54
3.3.5. Nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng 55
3.4. Những tồn tại và cơ sở xây dựng giải pháp quản lý môi trường tại
thị trấn Thanh Sơn 55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 62
1. Kết luận 62
2. Đề nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BTNMT Bộ tài nguyên và Môi trường
BOD
5
Hàm lượng oxy hóa sinh học
BVMT Bảo vệ môi trường
COD Hàm lượng oxy hóa hóa học
DO Hàm lượng oxy hòa tan
ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TTXVN Thông tấn xã Việt Nam
UBND Ủy ban nhân dân
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi


DANH MỤC BẢNG

STT TÊN BẢNG TRANG
2.1. Phương pháp phân tích chất lượng nước 25
2.2. Phương pháp phân tích không khí 28
2.3. Khung logic nội dung và phương pháp nghiên cứu 30
3.1 : Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại thị trấn Thanh Sơn,
tháng 5 năm 2014 41
3.2: Kết quả phân tích nước ngầm tại thị trấn Thanh Sơn, tháng 5 năm 2014 43
3.3. Kết quả phân tích môi trường đất tại thị trấn Thanh Sơn, tháng 5
năm 2014 46
3.4: Kết quả phân tích không khí xung quanh thị trấn Thanh Sơn, tháng
5 năm 2014 48
3.5. Sơ đồ SWOT phân tích hệ thống quản lý môi trường
tại Thị trấn Thanh Sơn 58



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH

STT TÊN BIỂU ĐỒ, HÌNH TRANG

1.1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức công tác quản lý môi trường ở Việt Nam 12
2.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước mặt, nước ngầm, đất và quan trắc
không khí 29
3.1: Sơ đồ Venn thể hiện mối liên hệ giữa các thành phần có liên

quan với Hệ thống quản lý môi trường tại Thị Trấn Thanh Sơn 51
3.2. Sơ đồ mô hình DRSIR đánh giá hiện trạng môi trường TT
Thanh Sơn 58



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển nhân loại, kinh tế - xã hội – môi trường luôn có
mối quan hệ khăng khít với nhau để tạo nên một thể cân bằng, vững chắc, và bền
vững cho xã hội. Tuy nhiên, khi con người càng phát triển, đời sống càng được
nâng cao thì mối quan hệ giữa ba yếu tố này ngày càng bị tách rời, phá vỡ sự cân
bằng vốn có của chúng. Thực tế cho thấy kinh tế và xã hội phát triển thường kéo
theo nhiều hệ lụy, gây nên một sức ép cho môi trường, làm ô nhiễm đất, nước,
không khí ảnh hưởng đến nguồn sống trên trái đất. Vấn đề ô nhiễm môi trường
đã và đang là vấn đề bức bách, là một bài toán phức tạp không của riêng quốc
gia, hay vùng miền nào, mà nó mang tính toàn cầu, cả trong hiện tại và tương lai.
Thanh Sơn là một thị trấn vùng sâu của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang,
có cơ sở hạ tầng còn yếu kém, trình độ sản xuất và nghề nghiệp của nông dân
chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, nhất là với
các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp ở đây
cũng chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Thanh Sơn trong những
năm vừa qua có những cải tiến đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong quá trình phát
triển đã có một số vấn đề môi trường nảy sinh. Chất lượng đất, nước, không khí
ngày càng xấu đi, chất thải rắn thì ngày một gia tăng, gây ảnh hưởng đến môi

trường của toàn khu vực. Những vấn đề này tạo một áp lực không hề nhỏ đến
công tác quản lý môi trường ở địa phương. Do đó, cần phải có phương pháp phù
hợp để cải thiện chất lượng môi trường, hướng tới phát triển bền vững cho huyện
Sơn Động nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung.
Để góp phần giải quyết vấn đề môi trường nói trên, tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại
Thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này được tiến hành để đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất
các giải pháp quản lý môi trường tại Thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh
Bắc Giang.
3. Yêu cầu của đề tài
- Các thông tin, số liệu, tài liệu điều tra trung thực, chính xác, đảm bảo độ
tin cậy và phản ánh đúng thực trạng hiện trạng môi trường của địa phương.
- Các giải pháp quản lý đưa ra phải mang tính thực tiễn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình môi trường thế giới và Việt Nam
1.1.1.Tình hình môi trường thế giới
1.1.1.1. Tình hình ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự
toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (Lê Văn Khoa và CS, 2011).

Trên thế giới, từ Châu Âu, Châu Á đến Châu Phi và các châu lục khác
đang phải đối diện với bài toán đẩy lùi ô nhiễm bởi khói bụi đến từ các nhà máy
sản xuất, phương tiện giao thông… Ở nước Anh và Trung Quốc đã phải trải qua
đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng (Khánh Hiền, 2014). Bụi từ sa mạc Sahara,
khí thải từ lục địa châu Âu, gió thấp phía Nam dịp Phục sinh và tình trạng ô
nhiễm không khí trong nước kết hợp với nhau tạo nên mức độ ô nhiễm kỷ lục tại
Anh. Theo phóng viên TTXVN tại London (Anh Quốc), mỗi năm có vài đợt
"quốc đảo sương mù" phải hứng chịu lượng bụi cát từ sa mạc Sahara thổi sang.
Trong khi đó tại Trung Quốc, tình trạng ô nhiễm không khí đã lên đến
mức báo động, các phương tiện truyền thông nhà nước đăng tải hình ảnh người
dân thành phố Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam đứng xếp hàng để có thể hít thở
không khí sạch được niêm phong trong bao bì kín do Công ty du lịch khu vực núi
Laojun – tỉnh Hà Nam đưa ra. Theo thống kê của Bộ Bảo vệ Môi trường Trung
Quốc, Trịnh Châu là thành phố đứng thứ 10 trong danh sách các thành phố có
tình trạng ô nhiễm môi trường tồi tệ nhất năm 2013, với chỉ số ô nhiễm AQI đạt
mức 157, vượt xa thủ đô Bắc Kinh với AQI ở mức 55.
Ở Mỹ, ô nhiễm môi trường làm 200.000 người chết mỗi năm, trong đó
California chiếm 21.000 trường hợp. Trên toàn châu Âu, số người chết mỗi
năm vì ô nhiễm là 100.000 người. Riêng ở Anh, Đức, Pháp, con số này là
29.000 người.
Tại Châu Á, theo một báo cáo quốc tế mới đây (Minh Khuê, 2014), những
chứng bệnh có liên quan đến ô nhiễm đang giết chết 3,2 triệu người mỗi năm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Tạp chí y khoa Lancet cho biết, mỗi năm ở châu Á có khoảng 2,1 triệu người
chết sớm vì không khí ô nhiễm.
Còn theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), riêng ở khu vực
Đông Nam Á mỗi năm có 700.000 người chết sớm vì liên quan đến ô nhiễm
không khí. WHO gần đây cũng đã đưa ra báo cáo về ô nhiễm không khí năm

2014 dựa trên số liệu về mức độ ô nhiễm của 1.600 thành phố trên khắp 19 quốc
gia. Tổ chức này đã sử dụng hệ thống đánh giá có tên là PM
2.5
và PM
10
. PM
2.5
được coi là hệ thống tốt nhất được dùng để đánh giá tác động của ô nhiễm không
khí lên sức khỏe và xác định nồng độ bụi ô nhiễm có đường kính từ 2,5 micromet
trở xuống. Những hạt bụi ô nhiễm này có thể là khói, bụi bẩn, nấm mốc hoặc
phấn hoa, được tổng hợp từ những kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ độc hại.
Đây được coi là những mối nguy hiểm lớn cho cơ thể con người nếu bị “tích lũy”
trong hệ thống hô hấp. Theo WHO, chỉ số PM
2.5
được coi tạm an toàn là 25
microgram/m
3
. Sau đây là những nước ô nhiễm nhất dựa theo chỉ số PM
2.5
mà Tổ
chức Y tế thế giới WHO công bố (Kênh 14, 2015).
Tại Pakistan, chỉ số PM
2.5
trung bình: 100 microgram/m
3
. Ô nhiễm không
khí ở các khu đô thị của Pakistan khiến hàng ngàn người chết mỗi năm. Cụ thể,
80.000 ca nhập viện mỗi năm ở nước này vì các bệnh liên quan đến đường hô
hấp, trong đó có tới 8.000 trường hợp viêm phế quản mãn tính và gần 5 triệu trẻ
em dưới 5 tuổi mắc bệnh đường hô hấp. Lý do mà các chuyên gia đưa ra đó là

nhiều nhà máy cùng ngành công nghiệp chế biến, khai thác khoáng sản đã khiến
môi trường ở đất nước này càng thêm trầm trọng. Chỉ tính riêng năm 2005, đã có
hơn 22.600 người trưởng thành là nạn nhân của ô nhiễm không khí.
Tại Qatar, chỉ số PM
2.5
trung bình: 92 microgram/m3. Sở hữu số dân hơn 2
triệu người và ngày càng tăng nhanh, Qatar cũng đang phải đối mặt với tình trạng
ô nhiễm nặng nề gây ra bởi số lượng ngày càng tăng của các công trình xây dựng
và hệ thống hàng không bận rộn.
Tại Afghanistan, chỉ số PM
2.5
trung bình: 84 microgram/m3. Chính phủ
Afghanistan ước tính rằng, ô nhiễm không khí là nguyên nhân khiến cho 3.000 ca
tử vong mỗi năm chỉ riêng tại thủ đô Kabul. Với dân số gần 30 triệu người,
Afghanistan thường xuyên gặp nhiều vấn đề liên quan đến tắc nghẽn giao thông,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

bụi gây nên ô nhiễm không khí nặng nề. Kích thước “khiêm tốn” của những
thành phố miền núi đã dẫn đến tệ nạn xây dựng nhà bất hợp pháp, đi kèm với
việc sử dụng máy phát điện diesel hoặc tệ hại hơn là nạn đốt lốp xe hoặc túi
nilong để làm nhiên liệu. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí
của đất nước này.
Tại Bangladesh, chỉ số PM
2.5
trung bình: 79 microgram/m3. Bangladesh là
ngôi nhà cư trú của gần 155 triệu người, nhưng theo báo cáo của Ngân hàng thế
giới (WB), chất lượng không khí của Bangladesh đã giảm gần 60% trong vòng
10 năm trở lại đây. Trên thực tế, có đến ba thành phố lớn của Bangladesh nằm
trong danh sách 25 thành phố với chất lượng không khí kém nhất trên thế giới.

Theo báo cáo của WB, ô nhiễm không khí giết chết trung bình 15.000 người
Bangladesh hàng năm. Nguyên nhân của sự ô nhiễm này là do gần 90% trong số
270 nhà máy thuộc da ở Bangladesh luôn "nhả khói" ra không khí, kèm với đó là
ngàn lít chất thải độc hại. Một số liệu khác cho thấy, gần bảy triệu người ở
Bangladesh bị hen suyễn; hơn một nửa trong số đó là trẻ em.
Tại Ấn Độ, chỉ số PM
2.5
trung bình: 59 microgram/m3. Theo báo cáo của
Trung tâm khoa học và môi trường Ấn Độ (CSE), vào mùa đông năm 2013, mức
độ ô nhiễm không khí ở New Delhi cao hơn gấp 60 lần mức an toàn. Đây cũng là
thành phố có tỉ lệ ô nhiễm không khí cao nhất thế giới theo WHO. Với chỉ số
AQI trên 300, người dân của thành phố này được khuyến cáo hạn chế ra đường
bởi nguy cơ gây hại lớn cho sức khỏe. Ô nhiễm gây ra bởi những công trình xây
dựng, chất thải công nghiệp, các đám cháy lớn, khí thải xe cộ và lượng dân số
đáng kinh ngạc 1,2 tỷ dân.
Một số quốc gia như Iran, Ai Cập, Mông Cổ, Các Tiểu vương quốc Ả rập
thống nhất, Bahrain được WHO đưa vào danh sách những nước có môi trường
không khí ô nhiễm nhất thế giới (Công lý, 2014).
1.1.1.2. Tình hình ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn
môi trường đất bởi các chất ô nhiễm (Lê Văn Khoa và CS., 2011).
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đất và suy thoái đất đang được tất cả
các quốc gia trên thế giới quan tâm. Tình trạng đất bị thoái hóa đang xảy ra phổ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, như vùng Châu Phi, Địa Trung Hải,
Châu Á… do xói mòn, rửa trôi, bạc mầu, nhiễm mặn, nhiễm phèn, ô nhiễm đất,
biến đổi khí hậu… Một tỷ hecta đất ở Châu Phi có xu hướng bị hủy hoại một
cách oan nghiệt, khoảng 47% đất đai ở Mỹ Latinh đã mất hết độ màu mỡ. Tai

họa sa mạc hóa đang và sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự đói khổ cho hàng tỷ
người và làm hàng triệu người chết vì đói ăn. Ở nước Anh, đã chính thức xác
nhận 300 vùng bị ô nhiễm, với diện tích là 10.000 ha, ở Mỹ có khoảng 25.000
vùng, ở Hà Lan là 6.000 vùng ô nhiễm đất cần xử lý.
Theo tổ chức lương nông thế giới FAO, do lượng đất canh tác giảm hẳn
vào năm 2020, chỉ riêng châu Á khoảng 55% dân số sẽ sống ở các quốc gia nơi
1/5 nhu cầu ngũ cốc phải nhập từ nước ngoài.
1.1.1.3. Tình hình ô nhiễm môi trường nước, tình trạng thiếu nước sạch trầm
trọng trên thế giới
Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp,
nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã
(Lê Văn Khoa và CS., 2011).
Theo thống kê của Viện nước quốc tế (SIWI), trung bình mỗi ngày trên
thế giới có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70%
lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại
các quốc gia đang phát triển. Thực tế này đã khiến nguồn nước dùng trong sinh
hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở
các nước đang phát triển là do không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù
hợp vì thiếu nước và các bệnh liên quan đến nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước
sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức
Nông Lương LHQ (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải
sống tại các khu vực khan hiếm nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu
nước (Lê Quốc Tuấn và CS., 2013).
Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam và Đông Á cho thấy chất lượng
nước ở khu vực này ngày càng trở thành mối đe dọa cho con người, nhất là trẻ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

em. Tình trạng ô nhiễm As (Thạch tín) và Flo (Fluorie) trong nước ngầm đang đe

dọa tình trạng sức khỏe của 50 triệu dân trong khu vực.
Tại diễn đàn của trẻ em trên thế giới về nước tại tổ chức tại Mêhicô ngày
21/3/2013, UNICEF cho biết 400 triệu trẻ em trên thế giới đang phải vật lộn với
sự sống vì không có nước sạch. Trẻ em là người phải trả giá cao nhất khi không
được sử dụng nước sạch.
Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) ở Việt Nam có khoảng
17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch và khoảng 20 triệu (59%)
chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Con số này còn cao hơn đối với vùng sâu vùng xa,
các dân tộc ít người (Môi trường ngành xây dựng, 2015).
1.1.2. Tình hình môi trường Việt Nam
1.1.2.1. Ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam

Theo một nghiên cứu được công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos,
Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp nhất và ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Ông Jacques Moussafir, chuyên gia người
Pháp chuyên cung cấp giải pháp phần mềm tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi
trường không khí và hỗ trợ dự báo khí tượng khẳng định tại một cuộc hội thảo về
cải tạo chất lượng không khí và giao thông đô thị đã khẳng định: “Tại các đô thị
lớn ở Việt Nam, ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới hoạt động của người dân mọi
lúc, mọi nơi, nhất là ở thủ đô Hà Nội. Đây là một trong những thành phố ô nhiễm
không chỉ đứng đầu Đông Nam Á mà còn ở châu Á”.
Hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được
những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi
trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân
cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối
mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ
nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản
ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm
môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt.
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề

thủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và
giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các
hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô
nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than,
lượng bụi và khí CO, CO
2
, SO
2
và NOx thải ra trong quá trình sản xuất khá cao.
Các làng nghề được phân bố rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung
phát triển nhất là đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng
sông Cửu Long. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề
không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những
người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân
cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột
xã hội gay gắt.
Tổ chức y tế thế giới WHO vừa cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi
trường, nhất là ô nhiễm không khí đang tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới. Và
Việt Nam là một trong những nước nằm trong danh sách báo động đó. Trên thế
giới theo thông kê mới đây, số ca tử vong vì mắc bệnh liên quan tới vấn đề ô
nhiễm không khí ngày một gia tăng. Trong đó các loại bệnh ảnh hưởng tới sức
khoẻ con người và không thể cứu chữa như ung thư phổi và suy tim…
Ở Việt Nam, vấn đề ô nhiễm thường gặp trong các đô thị lớn thường là
khí bụi, hoặc các chất độc hại được thải trực tiếp không thông qua xử lý chiếm tỉ
lệ cao. Riêng ở Hà Nội, theo khảo sát của Sở Y tế Hà Nội, 72% hộ gia đình có
người mắc bệnh do ô nhiễm không khí. Hàm lượng khí thải độc hại như CO,

SO
2
… trong không khí cao. Có nơi gấp 9 lần so với mức độ ô nhiễm thông
thường. Quả thực đáng kinh ngạc khi gặp những hậu quả khôn lường tới sức
khoẻ cộng đồng. Đây là tỷ lệ quá cao so với các khu vực khác bởi Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh được nhận định là hai thành phố ô nhiễm không khí nặng nhất
(Công Lý, 2014). Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hải
Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Biên Hòa (Đồng Nai)…trung bình
lớn hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Đà Nẵng được coi là thành phố khá sạch
ở Việt Nam. Mặc dù vậy, 3 năm qua, số ngày có chất lượng không khí kém,
không khí xấu tăng lên đáng kể. Năm 2011 thành phố này chỉ có 40 ngày không
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

khí kém. Đến năm 2013, con số này tăng lên 128 ngày. Lý do khiến chất lượng
không khí giảm sút ở Đà Nẵng là do sự tăng mạnh về nồng độ ô-zôn.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến: Lý do
khiến nồng độ ô-zôn trong không khí ở các đô thị Việt Nam tăng cao là do ảnh
hưởng của giao thông và sản xuất công nghiệp, nhất là sự gia tăng phương tiện
giao thông ô tô, xe máy ở các thành phố lớn.

1.1.2.2. Ô nhiễm môi trường nước
Tình trạng không khí độc hại còn là nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm
nguồn nước một cách nghiêm trọng. Với các hạt nhỏ nhiễm khuẩn, gây ra các
loại bệnh hiểm nghèo, các loại tạp chất… nằm lẫn trong không khí theo nước
mưa thấm xuống các mạch nước ngầm gây nhiễm bẩn cao. Nhất là với tình trạng
môi trường đáng báo động như ở Việt Nam hiện nay thì vấn đề đó lại càng có
chiều hướng gia tăng. Người dân ngày một mất dần nguồn nước sạch trong sinh
hoạt. Và đang phải đối mặt với vấn đề khan hiếm nguồn nước sạch.
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, sự gia

tăng dân số đã gây áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên nước ở Việt Nam,
dẫn đến môi trường nước mặt ở nhiều đô thị, khu công nghiệp, các làng nghề
ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải và chất thải rắn. Tại các thành
phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp là nguyên nhân chính gây ô
nhiễm môi trường nước mặt do xả thẳng ra nguồn tiếp nhận.
Trong ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy, công nghiệp
mía đường và công nghiệp chế biến thực phẩm nước thải thường có độ pH
trung bình cao; chỉ số nhu cầu ô-xy sinh hóa (BOD) ở mức 700mg/l, vượt
ngưỡng cho phép đến 14 lần; nhu cầu ô-xy hóa học (COD) có thể lên đến
2.500mg/l, vượt tiêu chuẩn cho phép hơn 16 lần (theo QCVN 40:2011/BTNMT).
Hàm lượng nước thải của một số doanh nghiệp có chứa Cyanua (CN-) vượt đến
80 lần tiêu chuẩn cho phép, nhiều chỉ số môi trường khác trong nước cao gấp
nhiều lần giới hạn cho phép.
Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp
thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải
sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

không có bất kỳ một biện pháp xử lí môi trường nào nào ngoài việc vận chuyển
đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở
các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm
nghìn mét khối nước thải độc hại. Điển hình là ở thành phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh, người dân của hai thành phố lớn này phải sống trong cảnh thiếu
nước sạch. Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) cho biết, hơn 328.000
hộ dân ở TP HCM chưa được dùng nước sạch. Trong đó, hơn 200.000 dân ngoại
thành phải dùng nước không hợp vệ sinh từ kênh, rạch. Người dân ngoại thành
Hà Nội cũng sinh hoạt bằng nước không đạt chuẩn, có lượng hoá chất vượt
ngưỡng cho phép. Xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố
Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Tình trạng ô

nhiễm nước mặt đô thị ở hai thành phố này đang ở mức báo động rất cao. Nước
thải sinh hoạt trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Rất nhiều
cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, nhiều bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ
thống xử lý nước thải; một lượng lớn chất thải rắn trong thành phố không được thu
gom triệt để
Nhiều mẫu nước từ các địa phương đều cho thấy lượng hoá chất độc hại
vượt ngưỡng quy định. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương cho biết, nồng độ chất
thải rắn lơ lửng trong các con sông chảy qua địa phương như sông Đuống, sông
Cầu, sông Thái Bình, đều quá mức cho phép. Kết quả cũng cho thấy sự ô nhiễm
N-NH4+, N-NO2- tại các con sông này.

Tình trạng ô nhiễm nước mặt ở nông thôn, khu vực sản xuất nông nghiệp
không ngừng gia tăng. 76% số dân đang sinh sống ở nông thôn, là nơi cơ sở hạ
tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý
nên thấm xuống đất hoặc rửa trôi làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt
hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao, nhất là việc lạm dụng các chất bảo vệ thực vật
trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô
nhiễm và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khỏe.
Tại một số địa phương, khi quan sát các trường hợp ung thư, viêm nhiễm
phụ khoa chiếm từ 40 đến 50% là do từng sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Theo
đánh giá của các Bộ Y tế và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung bình mỗi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

năm ở Việt Nam có khoảng chín nghìn người chết vì nguồn nước và điều kiện vệ
sinh kém; hằng năm có khoảng hơn 100 nghìn trường hợp mắc ung thư mới phát
hiện mà một trong những nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
Tác hại của ô nhiễm nguồn nước mặt đối với sức khỏe con người, chủ yếu do
môi trường nước bị ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm các hợp chất hữu cơ,
các hóa chất độc hại và ô nhiễm kim loại nặng (Dương Danh Mạnh, 2014).

1.1.2.3. Ô nhiễm môi trường đất

Kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất
gần các khu công nghiệp ở Việt Nam đã tăng lên trong những năm gần đây. Như
tại cụm công nghiệp Phước Long (Bình Phước) hàm lượng các chất độc hại như
Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu
chuẩn 1,3 lần. Thuốc bảo vệ thực vật cũng gây ảnh hưởng đến đất. Mặc dù khối
lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-
1,0 kg/ha/năm, tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật trong đất.
Theo khảo sát mới đây của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) với khoảng 70% dân số ở khu vực nông thôn, mỗi
năm phát sinh 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu mét khối nước thải
sinh hoạt và khoảng 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, khoảng
80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ bao thuốc bảo vệ
thực vật chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh, xả trực tiếp ra môi trường.
Còn tại các vùng phía Nam, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long,
phân tươi được sử dụng làm nguồn thức ăn cho cá, gây ô nhiễm sinh học nghiêm
trọng môi trường đất. Ô nhiễm đất làm mất khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh
thái đất, đất trở nên cằn cỗi. Sự tích tụ của các hóa chất độc hại, kim loại nặng
trong đất làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng, vật nuôi
và gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người (Tổng cục MT, 2010).
Tình trạng xâm nhập PCB (Polyclobiphenyl – chất hữu cơ khó phân hủy)
vào môi trường đất ở các khu vực như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bắc
Ninh, Thừa Thiên Huế trong thời gian dài, từ năm 1992 đến nay gây ảnh hưởng
đặc biệt nguy hại đến con người và môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

1.2. Tình hình quản lý môi trường tại Việt Nam và tỉnh Bắc Giang

1.2.1. Tình hình quản lý môi trường tại Việt Nam

Hình 1.1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức công tác quản lý môi trường ở Việt Nam
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh
tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát
triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt
Nam, nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường gồm (Hồ Lam Trà và
Lương Đức Anh, 2009):
Chính phủ
Các bộ khác
Bộ TN và MT
UDND Tỉnh
Các
sở
khác
Sở
TN&
MT
Các
tổng
cục
thuộc
Bộ
TN&
MT
Các vụ
thuộc
Bộ TN
&MT
Các

đơn vị
sự
nghiệp
Các
doanh
nghiệp
Vụ
KH
CN
&
MT
Các
vụ
khác
Chi cục
BVMT
Phòng
TN&MT
cấp huyện
VPĐK
QSD

đất
Cán bộ
MT xã,
thị trấn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

- Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi

trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường,
kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự
cố môi trường.
- Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có
liên quan đến bảo vệ môi trường.
- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện
trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
- Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và
các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Ðào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường.
- Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, Việt Nam còn xây dựng các công cụ để quản lý môi trường, bao
gồm (Hồ Lam Trà và Lương Đức Anh, 2009):
- Công cụ luật pháp chính sách;
- Công cụ kinh tế;
- Công cụ kỹ thuật quản lý;
- Công cụ giáo dục nâng cao nhận thức.
Các công cụ trong quản lý môi trường tại Việt Nam đã được xây dựng
một cách khá hoàn chỉnh và toàn diện.
Giai đoạn sau những năm 1990, cùng với việc tham gia ký kết một số
Công ước quốc tế, Việt Nam cũng bắt đầu xây dựng hệ thống chính sách, pháp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14


luật và thành lập các cơ quan chuyên môn nhằm phục vụ công tác quản lý, bảo vệ
môi trường.
Năm 1993, Luật Bảo vệ môi trường đầu tiên của Việt Nam đã được ban
hành với những nội dung về phòng chống và khắc phục suy thoái môi trường.
Năm 2002, Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập dựa trên cơ sở hợp nhất
một số đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Bộ Công
nghiệp (cũ).
Năm 2005, Luật bảo vệ môi trường được sửa đổi lần thứ nhất với những
nội dung mang tính toàn diện và tổng thể hơn. Quá trình thực hiện, Luật Bảo vệ
môi trường 2005 bộc lộ một số khiếm khuyết, bất cập không phù hợp với tình
hình thực tiễn. Chính vì vậy, Luật Bảo vệ môi trường 2014 được ban hành cùng
với hàng loạt các văn bản pháp luật cũng được ban hành theo nhằm tăng cường
công tác quản lý, bảo vệ môi trường ở Việt Nam và bắt đầu có hiệu lực từ ngày
01/01/2015.
Bên cạnh đó, ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc hội đã thông qua Luật Tài
nguyên nước số 17/2012/QH13, có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 01/01/2013.
Theo Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2014 và
kế hoạch công tác năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 27/12/2014,
trong lĩnh vực quản lý môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đạt được
những kết quả sau:
- Chú trọng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường. Bộ đã xây dựng, trình Quốc hội thông qua Luật bảo vệ môi trường số
55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, Luật có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Luật bảo vệ môi trường năm 2014 gồm 20
chương, 170 điều, so với Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Luật bảo vệ môi
trường lần này đã quy định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp,
đặc biệt là làm rõ trách nhiệm đầu mối xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
trách nhiệm thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường; luật hóa những chủ trương,

chính sách mới về bảo vệ môi trường; mở rộng và cụ thể hóa một số nội dung về
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

bảo vệ môi trường; giải quyết các trùng lặp, mâu thuẫn với các luật khác để bảo
đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ
ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 25/8/2014 về triển khai thi hành Luật; hoàn
thiện các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, trình Chính phủ xem xét ban hành,
bảo đảm các quy định của Luật có thể triển khai ngay sau khi Luật có hiệu lực thi
hành. Triển khai hiệu quả các chiến lược, chương trình, kế hoạch, về bảo vệ
môi trường.
- Công tác xây dựng, thực thi chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường
tại các địa phương đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Trong năm 2014, 100%
các tỉnh, thành phố đều đã lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào các kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 của địa phương; ban hành Kế hoạch
thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; ban hành định mức phí bảo vệ
môi trường của địa phương đối với nước thải và chất thải rắn
- Chỉ đạo xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, sau 10 năm thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng đã đạt được những kết quả nhất định, đặc biệt có chuyển biến ở các cơ
sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Tính đến nay, đã có 384/439 cơ sở đã hoàn
thành biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, không còn gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, đạt 87,5%; còn 55 cơ sở chưa hoàn thành, chiếm 12,5%. Đôn
đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Quyết định số 1788/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ, đến nay đã có 101/435 cơ sở cơ bản đã hoàn thành xử
lý triệt để, không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đạt 23,2%; 87
cơ sở đã quá thời hạn xử lý ô nhiễm triệt để theo yêu cầu của Thủ tướng
Chính phủ (thời hạn xử lý trong năm 2013).

- Phát huy vai trò của hoạt động đánh giá môi trường chiến lược
(ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Bộ đã trình Chính phủ ban
hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; ban hành
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định; tổ chức thành công Hội nghị quốc
gia về công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,
cam kết bảo vệ môi trường. Trong năm 2014, Bộ đã thẩm định 14 báo cáo
ĐMC, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thẩm định 12 báo cáo; phê duyệt
187 báo cáo, không thông qua 05 báo cáo ĐTM; phê duyệt 37 hồ sơ đề án bảo
vệ môi trường chi tiết trong tổng số 235 báo cáo ĐTM được thẩm định; tổ
chức kiểm tra thực tế việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi
trường phục vụ giai đoạn vận hành của 70 dự án, cấp giấy xác nhận cho 57 dự
án. Các địa phương đã tổ chức thẩm định hơn 240 báo cáo ĐTM theo thẩm
quyền, 48 đề án BVMT và hàng nghìn bản cam kết BVMT.
- Thực hiện tốt vai trò là cơ quan đầu mối mạng lưới quan trắc môi
trường quốc gia, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động
quốc gia về kiểm soát ô nhiễm môi trường khu công nghiệp; hoàn thiện 12 tiêu
chuẩn, 08 quy chuẩn quốc gia về môi trường; hướng dẫn địa phương triển khai
thực hiện các quy định về quy chuẩn môi trường quốc gia; về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải; 100% các tỉnh, thành phố đã thực hiện việc thu phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải, đã thu được hơn 50 tỷ đồng phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải công nghiệp. Theo dõi, có các giải pháp kiểm soát ô
nhiễm môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, quản lý phế liệu, quản lý phát
thải hóa chất, kiểm soát ô nhiễm xuyên biên giới đối với các hệ thống sông Hồng
và sông Mê Kông; kiểm soát ô nhiễm do sử dụng bao bì ni lông khó phân hủy;
quản lý hóa chất độc hại và khắc phục sự cố về môi trường. Hiện nay, trong cả
nước có 148/194 khu công nghiệp (tăng 7 khu công nghiệp so với năm 2013) đã

có hệ thống xử lý nước thải theo quy định; tuy nhiên, các hệ thống này không
vận hành hết công suất mà chỉ xử lý khoảng 60% lượng nước thải phát sinh,
lượng còn lại một phần do các cơ sở đã được miễn trừ đấu nối tự xử lý, một phần
các cơ sở xử lý chưa đạt quy chuẩn và xả trực tiếp ra môi trường.
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải và cải thiện môi trường,
đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh triển khai Chương trình
mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường; triển khai thực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17

hiện 13 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải
thiện môi trường giai đoạn 2012-2015. Tổ chức thực hiện Kế hoạch xử lý, phòng
ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả
nước; tiến hành xử lý 58/240 khu vực môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng và
đặc biệt nghiêm trọng do hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại 15 tỉnh, thành phố:
Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng
Sơn, Hải Dương, Nam Định, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị; phê duyệt 03/7 Đề án cải tạo, phục hồi môi trường đã
được thẩm định, tổng số tiền ký quỹ phê duyệt trên 197 tỷ đồng; tiếp nhận 62 hồ
sơ, cấp phép cho 30 doanh nghiệp hành nghề quản lý chất thải nguy hại.
- Tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường các lưu vực sông, Bộ đã trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông
Nhuệ - Đáy đến năm 2020; đã thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường tại các lưu
vực sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, sông Đồng Nai; tổ chức thành công 03 hội
nghị đánh giá tiến độ, kết quả triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông.
Nhìn chung, việc triển khai thực hiện các Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông
năm 2014 đã có những chuyển biến tích cực; chất lượng môi trường nước tại các
sông, kênh, rạch tại một số đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố
Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) đã được
cải thiện. Hệ thống cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường lưu vực sông đã

được bổ sung và dần hoàn thiện từ Trung ương xuống địa phương; các văn bản
quy phạm pháp luật về công tác bảo vệ môi trường nước lưu vực sông cũng được
các tỉnh, thành phố quan tâm xây dựng.
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đa dạng sinh học, Bộ
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng
sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đôn đốc các địa
phương triển khai, thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học và Quy
hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học; hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ ban
hành 02 Nghị quyết về việc gia nhập Nghị định thư bổ sung Nagoya Kualar
Lumpur về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường trong khuôn khổ Nghị định thư

×