Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Cập nhật tầm soát, chẩn đoán và điều trị giang mai cho thai phụ theo khuyến cáo WHO 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.75 KB, 19 trang )

BỘ Y TẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH


CẬP NHẬT TÓM TẮT TÌNH HÌNH, TIẾP CẬN,
CHIẾN LƯỢC SÀNG LỌC VÀ ĐIỀU TRỊ GIANG MAI
Ở THAI PHỤ THEO KHUYẾN CÁO WHO 2017

Chuyên ngành: Da liễu
Chuyên đề : STD
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS.BS. Nguyễn Trọng Hào
NGƯỜI THỰC HIỆN: BS. Nguyễn Thị Kiều Anh

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................2
Chương I : ĐẠI CƯƠNG..................................................................................2
Chương II : CHẨN ĐOÁN...............................................................................2
Chương III: TIẾP CẬN VÀ CHIẾN LƯỢC SÀNG LỌC, ĐIỀU TRỊ THAI
PHỤ NGHI NGỜ GIANG MAI THEO KHUYẾN CÁO CỦA WHO 2017....7
Chương IV: KẾT LUẬN.................................................................................16

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................17



CÁC CHỮ VIẾT TẮT:
RPR: rapid plasma reagin test
RST: rapid syphilis (treponemal) test
TPHA: Treponema pallidum haemagglutination assay
TPPA: Treponema pallidum particle agglutination assay.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục
do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Bệnh tiến triển mạn tính, rất lây
lan, biểu hiện đa dạng và nếu không được điều trị đúng và sớm, bệnh sẽ gây ra
các biến chứng trầm trọng như giang mai thần kinh, giang mai tim mạch, giang
mai bẩm sinh,… (1)
Bệnh giang mai lây truyền qua tiếp xúc tình dục với các tổn thương
nhiễm trùng của màng nhầy hoặc da bị trầy xước; qua truyền máu; hoặc từ
người phụ nữ mang thai đến thai nhi. Sự lây truyền bệnh giang mai từ mẹ sang
con thường có hại cho thai nhi nếu nhiễm trùng ở người mẹ không được phát
hiện và điều trị sớm trong thời kỳ mang thai. Gánh nặng bệnh tật và tử vong do
giang mai bẩm sinh cao. Năm 2012, ước tính khoảng 350 000 trường hợp giang
mai thai nghén trên toàn thế giới, bao gồm 143 000 ca tử vong / thai chết non,
62 000 trẻ sơ sinh tử vong, 44 000 trẻ sơ sinh non tháng / nhẹ cân và 102 000 trẻ
sơ sinh bị nhiễm bệnh (2). Hầu hết các trường hợp nhiễm giang mai kì I và kì II
không được điều trị trong thai kỳ, đều dẫn đến hậu quả nặng của thai kỳ. Nhiễm
trùng giang mai tiềm ẩn (không triệu chứng) trong thai kỳ cũng gây hậu quả xấu
nghiêm trọng trong hơn một nửa trường hợp. Thai nhi có thể được chữa trị một
cách dễ dàng, và nguy cơ các biến chứng bất lợi cho thai nhi là tối thiểu nếu
người mẹ được điều trị đầy đủ trong thời kỳ mang thai sớm - lý tưởng là trước
tam cá nguyệt thứ hai. Mặc dù việc điều trị thích hợp cho phụ nữ mang thai
thường ngăn ngừa các biến chứng như vậy, nhưng yếu tố chính gây khó khăn là

không thể xác định được những phụ nữ bị nhiễm bệnh và điều trị triệt để. Theo
WHO ước tính có gần 1,5 triệu phụ nữ mang thai bị nhiễm giang mai mỗi năm
và khoảng một nửa số phụ nữ mang thai bị nhiễm đó không được điều trị, gây
nên những hậu quả cực kì nghiêm trọng trong thai kỳ.

1


Vì vậy, với chuyên đề này, chúng tôi mong muốn sẽ đem đến cái nhìn bao
quát cho các bác sĩ lâm sàng về chẩn đoán, điều trị và tiếp cận thai phụ nghi ngờ
giang mai

2


PHẦN NỘI DUNG
Chương I : ĐẠI CƯƠNG
Bệnh giang mai là một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do vi khuẩn
Treponema pallidum gây ra. Nó dẫn đến bệnh suất và tử vong cao. WHO ước tính có
5,6 triệu trường hợp giang mai mới mắc ở thanh thiếu niên và người lớn từ 15-49 tuổi
trên toàn thế giới vào năm 2012, với tỷ lệ mắc bệnh trên toàn cầu là 1,5/1000 phụ nữ
và 1,5 /1000 nam giới. Ước tính 18 triệu ca giang mai phổ biến trong năm 2012 cho
thấy tỷ lệ hiện nhiễm toàn cầu là 0,5% ở nữ giới và 0,5% ở nam giới tuổi từ 15-49, với
tỷ lệ hiện mắc cao nhất ở khu vực Châu Phi (4).
Sự lây truyền từ mẹ sang con có thể xảy ra nếu người mẹ mang thai có giang
mai. Sự lây truyền bệnh giang mai từ mẹ sang con thường gây tử vong cho thai nhi
trong trường hợp nhiễm trùng mẹ không được phát hiện và điều trị sớm trong thời kỳ
mang thai. Gánh nặng bệnh tật và tử vong do giang mai bẩm sinh cao. Năm 2012, ước
tính khoảng 350 000 trường hợp thai nghén trên toàn thế giới mắc giang mai, bao gồm
143 000 ca tử vong / thai chết non, 62 000 trẻ sơ sinh tử vong, 44 000 trẻ sơ sinh non

tháng / nhẹ cân và 102 000 trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh. Cũng làm gia tăng lây truyền
HIV từ mẹ sang con giữa các phụ nữ mang thai bị nhiễm giang mai và HIV. Nhiễm
trùng giang mai sơ cấp và thứ phát ở phụ nữ mang thai thường dẫn đến hậu quả thai
nghén nghiêm trọng, nặng nề nhất là tử vong ở bào thai chiếm đa số. Giang mai tiềm
ẩn trong thai kỳ dẫn đến hậu quả xấu nghiêm trọng trong hơn một nửa trường hợp.
Gánh nặng bệnh tật cao nhất ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt là ở
Châu Phi.
Bệnh giang mai bẩm sinh là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh giang mai
trong thai kỳ. Sự biểu hiện của giang mai bẩm sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi
thai, giai đoạn bệnh giang mai mẹ, điều trị bà mẹ và đáp ứng miễn dịch của thai
nhi(5). Thai phụ bị giang mai có thể làm hạn chế sự tăng trưởng trong tử cung của thai
nhi, thiểu ối, thai chết lưu, sanh non và sẩy thai tự nhiên. Tuy nhiên, giang mai bẩm
sinh có thể phòng tránh được, và có thể hạn chế được việc lây truyền giang mai từ mẹ
sang con thông qua việc thực hiện các chiến lược sàng lọc sớm và hiệu quả cho bệnh

3


giang mai ở phụ nữ có thai (3). Thai nhi có thể được chữa trị một cách dễ dàng, và
nguy cơ các biến chứng xấu cho thai nhi là rất nhỏ nếu người mẹ được điều trị đầy đủ
trong giai đoạn đầu của thai kỳ - lý tưởng là trước tam cá nguyệt thứ 2 (3). Có những
dấu hiệu cho thấy việc lây truyền giang mai từ mẹ sang con đang bắt đầu giảm trên
toàn cầu do tăng cường các nỗ lực sàng lọc và điều trị cho thai phụ bị giang mai.

Chương II : CHẨN ĐOÁN
Cũng giống như người bình thường bị nhiễm giang mai, thai phụ bị giang mai
cũng được chẩn đoán xác định giang mai dựa vào:
1-Bệnh sử và tiền căn: có quan hệ tình dục không an toàn với người có bệnh
2-Dựa vào lâm sàng
3-Dựa vào sự hiện diện của xoắn khuẩn nơi các thương tổn trợt sướt, thương

tổn niêm mạc (phương pháp phát hiện trực tiếp: xem kính hiển vi trường đen tối, xét
nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp và thử nghiệm khuếch đại acid nucleic). Cần
thiết có thể kiểm tra dịch não tủy.
4-Dựa vào xét nghiệm huyết thanh học dương tính (xét nghiệm đặc hiệu và
không đặc hiệu). Thận trọng ở bệnh nhân có HIV dương tính thì phản ứng huyết thanh
giang mai có thể âm tính giả.
NOTE:
Tuy nhiên, nhiều người bị bệnh giang mai không có triệu chứng hoặc chỉ có
các triệu chứng nhỏ hoặc không rõ ràng. Xác định nhiễm trùng không triệu chứng, đặc
biệt là ở phụ nữ mang thai, thông qua sàng lọc bằng xét nghiệm và điều trị các trường
hợp dương tính sẽ ngăn ngừa sự lây truyền , những biến trong thai kì bị giang mai và
giang mai bẩm sinh(4).
Các xét nghiệm không đặc hiệu rộng phổ biến nhất là VDRL và các thử nghiệm
RPR nhanh chóng. RPR có thể được thực hiện trong vòng một giờ tại phòng xét
nghiệm và có thể được thực hiện ngay tại các cơ sở y tế . Các xét nghiệm này có
kháng thể là một phản ứng tố kháng Lipid không đặc hiệu có tên là Reagin, gồm: RPR
(Rapid Plasma Reagin Card test: phản ứng nhanh phát hiện trên bìa), VDRL (Venereal
Disease Research Laboratory). immunoglobin M hoặc G (IgM hoặc IgG). Tuy nhiên
các kháng thể này cũng có thể được tạo ra trong các bệnh khác, các xét nghiệm không
4


đặc hiệu đối với bệnh giang mai và có thể cho kết quả dương tính giả trong các điều
kiện như sốt nhiễm virut và một số bệnh tự miễn mạn tính khác. Hầu hết các kết quả
dương tính giả có tỷ lệ thấp < 25%. Các xét nghiệm không đặc hiệu có thể âm tính
trong tối đa 4 tuần sau khi tổn thương ban đầu của giang mai xuất hiện và có thể âm
tính ở giang mai muộn; Ngoài ra trong giang mai I và II, các xét nghiệm này có thể bị
âm tính giả do phản ứng prozone (là do sự hiện diện của các kháng thể có nồng độ cao
trong mẫu, có thể được phát hiện bằng cách pha loãng và kiểm tra lại). Trong bệnh
giang mai I, cần phải làm lại xét nghiệm ở 2 và 4 tuần để loại trừ giang mai khi nghi

ngờ có tổn thương. Một xét nghiệm không đặc hiệu âm tính vào 3 tháng sau khi có
chancre đầu tiên sẽ không loại trừ được chẩn đoán bệnh giang mai.Các xét nghiệm
không đặc hiệu có thể là định tính hay định lượng. Có thể sử dụng định lượng test
định lượng không đặc hiệu để theo dõi phản ứng điều trị. Các triệu chứng sẽ giảm sau
khi điều trị hiệu quả và sẽ tăng ở những ca không được điều trị .
Các xét nghiệm đặc hiệu: TPHA, TPPA và thử nghiệm FTA-ABS. Các xét
nghiệm này có tính đặc hiệu cao vì chúng phát hiện kháng thể kháng kháng nguyên
đặc hiệu của treponema.. Về mặt cổ điển, một trong những test này được sử dụng làm
xét nghiệm xác định sau 1 test không đặc hiệu dương tính. Các xét nghiệm đặc hiệu
thường có dương tính (85%) trong đời của bệnh nhân, bất kể được điều trị đúng. Do
đó, xét nghiệm đặc hiệu dương tính không phân biệt được giữa giang mai hoạt động
và hay là nhiễm trùng đã được điều trị trước đó.

RAPID SYPHILIS TESTS (RSTS)
Trong thập kỷ qua, một số xét nghiệm giang mai test nhanh (RSTs) tìm
các kháng thể trực tiếp treponemal đã được phát triển. RST cung cấp kết quả
tìm kháng thể treponemal trong 10-15 phút và có thể được thực hiện tại chỗ vì
chúng không cần dung dịch bảo quản hoặc thiết bị phòng xét nghiệm.
Hầu hết, RST là sử dụng các kháng nguyên T. pallidum để phát hiện các
kháng thể đặc hiệu treponema. Nhiều test sử dụng miễn dịch học, hoạt động
bằng cách dùng mẫu thử nghiệm ngâm tẩm các kháng nguyên treponemal phản
ứng với các kháng thể đối với bệnh giang mai trong máu hoặc huyết thanh. Các
xét nghiệm này hoạt động trên nguyên tắc tương tự như các xét nghiệm

5


treponemal đặc hiệu được mô tả ở trên. Do đó, 1 kết quả dương tính không phân
biệt được giữa các giang mai đang hoạt động và đã được điều trị trước đó.
Gần đây, các xét nghiệm có thể phát hiện kháng thể kháng chất giống như

cardiolipin đã được phát triển và hoạt động trên nguyên tắc giống như các thử
nghiệm không đặc hiệu khác. Các sản phẩm này kết hợp giữa test nhanh RST,
với test sàng lọc (RPR / VDRL tương đương) và test xác định (TPHA / TPPA
tương đương). Tuy nhiên, các RST kết hợp này chưa được đánh giá đầy đủ hoặc
thử nghiệm thực địa để đưa vào ứng dụng rộng rãi. Những tiến bộ gần đây trong
việc phát triển RSTs và các xét nghiệm nhanh song song giữa treponemal-HIV
có nghĩa lớn, giúp cho nhân viên y tế có nhiều lựa chọn test để thêm vào bộ
công cụ sàng lọc.
Chương III: TIẾP CẬN VÀ CHIẾN LƯỢC SÀNG LỌC, ĐIỀU TRỊ
THAI PHỤ NGHI NGỜ GIANG MAI THEO KHUYẾN CÁO CỦA WHO
2017:
Các quốc gia đang có nhu cầu cấp bách về cách lựa chọn và thực hiện các
chiến lược sàng lọc phù hợp nhất để đảm bảo không bỏ sót giang mai, đặc biệt
là trong thai kì và tất cả phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai đều được điều trị
đầy đủ. Việc đưa ra các khuyến cáo về chiến lược sàng lọc và điều trị giang mai
cho các cơ sở y tế khác nhau là hết sức cần thiết, bao gồm cả trình tự tối ưu cho
xét nghiệm sàng lọc giang mai và cách tiếp cận tối ưu để điều trị tiếp theo.
1. Mục tiêu:
Mục tiêu của hướng dẫn này là:
• Cung cấp hướng dẫn dựa trên bằng chứng về sàng lọc và điều trị bệnh
giang mai cho phụ nữ mang thai; và
• Hỗ trợ các quốc gia cập nhật hướng dẫn quốc gia về sàng lọc và điều trị
bệnh giang mai cho phụ nữ mang thai.
2/ Đối tượng sử dụng:
Hướng dẫn này chủ yếu dành cho các cơ sở, dịch vụ y tế ở tất cả các cấp
(xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố và trung ương) của hệ thống y tế liên
6


quan đến việc điều trị và quản lý người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục

ở các nước có thu nhập thấp, trung bình và cao. Nó cũng dành cho các cá nhân
làm việc trong các chương trình chăm sóc sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh
sản, như HIV / AIDS, kế hoạch hóa gia đình, sức khoẻ bà mẹ và trẻ vị thành
niên, để đảm bảo chẩn đoán và quản lý STI phù hợp.
Hướng dẫn này cũng rất hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách y tế,
các nhà quản lý, các cán bộ chương trình và các chuyên gia khác trong ngành y
tế có trách nhiệm thực hiện các can thiệp quản lý STI ở cấp khu vực, quốc gia
và địa phương.
3/ Cơ cấu của khuyến cáo:
Hướng dẫn này đưa ra các khuyến cáo dựa trên bằng chứng về sàng lọc
và điều trị bệnh giang mai cho phụ nữ có thai để ngăn ngừa sự lây truyền giang
mai từ mẹ sang con. Hướng dẫn này cung cấp hướng cho các quốc gia khi xây
dựng các khuyến cáo quốc gia. Tuy nhiên, các hướng dẫn quốc gia cũng nên
tính đến cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm hiện tại, khả năng và nguồn lực dịch vụ
y tế. Hướng dẫn này bao gồm các khuyến cáo liên quan đến các chiến lược sàng
lọc và điều trị bệnh giang mai ở các cơ sở y tế khác nhau, bao gồm các trình tự
kiểm tra sàng lọc giang mai tối ưu và cách tiếp cận tối ưu để điều trị tiếp theo
dựa trên bằng chứng gần đây nhất và các xét nghiệm phòng thí nghiệm có sẵn.
Hướng dẫn này đưa ra các khuyến nghị để điều trị bệnh giang mai cho phụ nữ
có thai theo hướng dẫn của WHO về điều trị Treponema pallidum (6).
4/ Tóm tắt các khuyến cáo của WHO về chiến lược sàng lọc và điều trị
giang mai cho phụ nữ có thai năm 2017
KHUYẾN CÁO

Sức
mạnh
của
khuyến cáo và chất
lượng bằng chứng


Sàng lọc bệnh giang mai mẹ
Khuyến cáo 1:
Khuyến nghị mạnh
Hướng dẫn của WHO khuyến cáo sàng lọc tất cả phụ nữ mẽ, bằng chứng có
mang thai bệnh giang mai trong lần khám thai đầu tiên.
chất lượng vừa phải
Ghi chú: Khuyến cáo này áp dụng cho tất cả các trường
7


hợp, bao gồm các cas có tỷ lệ giang mai cao hoặc thấp.
Chiến lược sàng lọc
Khuyến cáo 2
Ở các cơ sở y tế không có điều kiện khám và điều trị Khuyến cáo có điều
cho bệnh nhân giang mai, hoặc không có khả năng theo kiện, bằng chứng
dõi phụ nữ mang thai có nguy cơ, hoặc khả năng về chất lượng thấp
phòng thí nghiệm hạn chế, hướng dẫn của WHO là các
xét nghiệm tại chỗ (Chiến lược A, B và C) tỏ ra có giá trị
hơn là tiêu chuẩn chẩn đoán tại phòng thí nghiệm.
Khuyến cáo 3:
Ở những nơi có tỷ lệ lưu hành giang mai thấp (<5%), Khuyến cáo có điều
Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất kiện, bằng chứng
một test giang mai nhanh đơn giản tại chỗ (RST) để sàng chất lượng thấp
lọc các phụ nữ có thai (Chiến lược A) thay vì một test
RPR (Chiến lược B).
Khuyến cáo 4:
Ở những nơi có tỷ lệ lưu hành giang mai cao (≥5%), Khuyến cáo có điều
Hướng dẫn của WHO: 1 test giang mai nhanh tại chỗ kiện, bằng chứng
(RST) và, nếu dương tính, điều trị liều đầu tiên và làm chất lượng thấp
test RPR , và sau đó, nếu test RPR dương tính, điều trị

tiếp tục bệnh giang mai (Chiến lược C). Hướng dẫn
WHO đề xuất các trình tự kiểm tra và điều trị này hơn là
test RST tại chỗ (Chiến lược A) hoặc 1 test RPR (Chiến
lược B).
Ghi chú: Những khuyến cáo này không áp dụng cho các
quốc gia có thể cung cấp chiến lược kiểm tra có chất
lượng cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể
có những thách thức cung cấp các chiến lược như vậy và
/ hoặc một chuỗi các test. Khi các nguồn lực y tế không
cho phép, đề nghị 1 test đơn giản tại chỗ (RST) (Chiến
lược A) để đảm bảo sự tầm soát rộng hơn mặc dù số phụ
nữ mang thai sẽ bị điều trị quá mức do các kết quả
dương tính giả là khá cao. Điều trị dựa trên thời gian
bệnh giang mai, theo hướng dẫn của WHO về điều trị
Treponema pallidum (giang mai) .
Giang mai Sớm (giang mai I, II và giang mai tiềm ẩn sớm ≤ 2 năm)
Khuyến cáo 5:
Khuyến nghị mạnh
Ở phụ nữ mang thai có giang mai sớm, WHO khuyến mẽ, bằng chứng chất
cáo: dùng Benzathine Penicillin G 2,4 triệu đơn vị, tiêm lượng rất thấp
bắp, liều duy nhất.
Khuyến cáo 6:
Ở thai phụ bị giang mai sớm, hướng dẫn WHO: Khuyến cáo có điều
Benzathine PenicillinG 2,4tr UI, IM, liều duy nhất
kiện, bằng chứng
8


Hoặc Procaine Penicillin 1,2 tr UI /ngày, IM * 10 ngày. chất lượng thấp
Khi không sử dụng được Benzathine hoặc Procaine PNC

(ví dụ dị ứng PNC) hoặc không có sẵn (ví dụ như do thời
gian nghỉ), hướng dẫn của WHO :
Erythromycin 500 mg, uống, 4 lần / ngày * 14 ngày
Hoặc Ceftriaxone 1g /ngày, TB * 10-14 ngày
Hoặc Azithromycin 2g, u, 1 lần duy nhất.
Nhận xét: Erythromycin và Azithromycin điều trị cho
thai phụ, không vượt qua hàng rào nhau thai và kết quả
là bào thai không được điều trị. Do đó cần điều trị trẻ sơ
sinh sớm sau khi. Ceftriaxone là một lựa chọn đắt tiền và
có thể chích được. Doxycycline không nên dùng cho thai
phụ. Vì bệnh giang mai trong thai kỳ có thể dẫn đến các
biến chứng nặng ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh, cần thận
trọng Penicillin Benzathine để sử dụng trong chăm sóc
tiền sản.
Giang mai muộn (giang mai tiềm ẩn muộn > 2 năm, giang mai III)
Khuyến cáo 7:
Thai phụ có giang mai muộn (>2 năm) hoặc không rõ Khuyến nghị mạnh
giai đoạn giang mai, WHO khuyến cáo:
mẽ, bằng chứng chất
Benzathine PNC G 2,4 tr UI /tuần, IM * 3 tuần liên tiếp. lượng rất thấp
Ghi chú: Khoảng cách giữa các liều liên tiếp của
Benzathine PNC không được vượt quá 14 ngày.
Khuyến cáo 8:
Thai phụ có giang mai muộn (>2 năm) hoặc không rõ Khuyến nghị có điều
giai đoạn giang mai, WHO khuyến cáo:
kiện, bằng chứng rất
Benzathine PNC G 2,4 tr UI /tuần, IM * 3 tuần liên tiếp thấp
Hoặc Procaine PNC 1,2 tr UI /ngày, IM * 20 ngày.
Khi không sử dụng được Benzathine hoặc Procaine
PNC(dị ứng penicillin) hoặc không có sẵn thuốc, WHO

khuyến cáo:
Erythromycin 500mg, uống, 4 lần /ngày * 30 ngày
Nhận xét: Erythromycin điều trị được cho thai phụ,
nhưng không qua hàng rào nhau thai và kết quả là bào
thai không được điều trị. Do đó cần điều trị trẻ sơ sinh
sớm sau khi sinh. Doxycycline không nên dùng cho phụ
nữ có thai. Vì bệnh giang mai trong thai kỳ có thể dẫn
đến các biến chứng bất lợi nghiêm trọng cho thai nhi
hoặc trẻ sơ sinh nên cần tránh dùng Penicillin benzathine
để sử dụng trong chăm sóc tiền sản.
Nguồn: Hướng dẫn của WHO về điều trị Treponema pallidum (giang mai).
Geneva: Tổ chức Y tế Thế giới; 2017.
9


5/ Chiến lược sàng lọc và điều trị tùy theo điều kiện của cơ sở y tế:
Chiến lược 1: Chỉ có test RST và hướng điều trị cho những trường
hợp dương tính.
RST

RSTRST
Dương tính

Âm tính

Điều trị

Test RST tại chỗ có thể cung cấp 1 kết quả duy nhất mà dựa vào đó để
điều trị. Tuy nhiên, RST không phân biệt giữa sự hiện diện của giang mai được
điều trị đầy đủ trước đó và giang mai chưa được điều trị. Do đó, phụ nữ mang

thai có kết quả dương tính với RST và được điều trị đầy đủ vẫn có thể có kết
quả dương tính với RST sau đó. Phụ nữ mang thai có kết quả dương tính với
RST trước đó (ví dụ như trong thời kỳ mang thai trước đó) có thể được điều trị
lại cho bệnh giang mai mà không lặp lại RST nếu nguy cơ tái nhiễm cao. Ngoài
ra, một thử nghiệm RPR định lượng có thể được thực hiện ở những phụ nữ này
thay vì RST (tức là để chuẩn đoán xác định).
Chiến lược 2: Chỉ có test RPR và hướng điều trị cho những trường
hợp dương tính.
RPR

Dương tính

Âm tính

Điều trị

Các thử nghiệm RPR trong chiến lược này được thực hiện tại chỗ như là
một thử nghiệm đơn và kết quả có nhanh chóng trong cùng một ngày để điều trị.
Điều này có nghĩa là, một phụ nữ mang thai có giang mai có thể được test thử
nghiệm và điều trị trong cùng một lần khám. Nếu RPR âm tính, có thể lặp lại
10


sau khoảng một tháng để có được chẩn đoán chính xác cho người bị giang mai
sớm, khi xét nghiệm RPR đầu tiên vẫn còn âm tính. Phụ nữ bị giang mai sớm sẽ
bị phát hiện bởi RPR thử nghiệm khoảng một tháng sau khi bắt đầu có chancre
đầu tiên. Cung cấp RPR tại chỗ sẽ yêu cầu một máy quay, máy ly tâm máu và tủ
lạnh bảo quản chất thử.
Chiến lược 3: Với cơ sở có RST và RPR, test RST trước, nếu dương
tính thì điều trị liều đầu tiên và làm test RPR.

RST
Dương tính

Điều trị liều đầu tiên

Âm tính

RPR

Dương tính

Âm tính

Điều trị liều thứ hai và ba nếu giang mai
trên 2 năm hoặc không rõ giai đoạn

Trong chiến lược này, một RST tại chỗ được cung cấp cho phụ nữ mang
thai trước tiên. Nếu kết quả huyết thanh âm tính, có nghĩa là không có nhiễm
giang mai và không điều trị hoặc thử nghiệm thêm 1 test khác. Nếu RST dương
tính, cần phải được điều trị ngay lập tức để tránh các kết cục bất lợi của thai kỳ.
Một liều Benzathine Penicillin đơn sẽ đủ để ngăn ngừa các kết cục bất lợi như
vậy. Có thể tiến hành thử nghiệm thêm với một thử nghiệm RPR và nếu xét
nghiệm này cũng dương tính thì nên điều trị phù hợp cho bệnh giang mai theo
thời gian xác định nhiễm trùng. Nếu thời gian ít hơn hai năm thì không cần
dùng liều khác, nhưng nếu thời gian là không rõ hoặc lớn hơn hai năm cần liều
thứ hai một tuần sau liều thứ nhất và thứ ba một tuần sau đó. Tuy nhiên, nếu
RPR âm tính, có thể lặp lại sau khoảng một tháng để chẩn đoán xác định đối với
11



người bị giang mai sớm, xét nghiệm RPR đầu tiên vẫn còn âm tính. Phụ nữ bị
giang mai sớm sẽ bị phát hiện bởi RPR thử nghiệm khoảng một tháng sau khi
bắt đầu chancre đầu tiên.
Chiến lược 4: Chiến lược tầm soát tiêu chuẩn, RPR/VDRL trước, nếu
dương tính, thực hiện TPPA/TPHA TEST và nếu dương tính, điều trị.
RPR/VDRL
Dương tính

Âm tính

TPPA/TPHA

Dương tính

Âm tính

Điều trị

Chiến lược tầm soát tiêu chuẩn là một thử nghiệm RPR hoặc VDRL, nếu
dương tính, tiếp tục xác nhận thử nghiệm TPHA hoặc TPPA với cùng một mẫu
máu. Điều trị dựa trên giai đoạn giang mai được xác định. Kết quả có được sau
2-3 ngày, chiến lược tiêu chuẩn này thường đòi hỏi người phụ nữ mang thai phải
thực hiện hai lần khám tại phòng khám: trước tiên cung cấp mẫu máu để xét
nghiệm và thứ hai để nhận kết quả xét nghiệm cuối cùng và điều trị thích hợp.
NHẬN XÉT VIỆC THỰC HIỆN SÀNG LỌC VÀ ĐIỀU TRỊ GIANG
MAI TRONG TIỀN SẢN
Quyết định xem có nên tiếp tục thực hiện sàng lọc giang mai hiện tại hoặc để
giới thiệu một chiến lược sàng lọc giang mai mới bao gồm các xét nghiệm giang
mai nhanh (RSTs) vào hệ thống quốc gia phải dựa trên đánh giá cẩn thận về
mức độ sàng lọc, tỷ lệ và chất lượng của hệ thống thử nghiệm hiện có. Những

điểm sau đây nên được xem xét:
• Mức độ bao phủ: Cần đánh giá tất cả những người có nguy cơ và phụ nữ
mang thai bằng các test giang mai.
• Chất lượng thử nghiệm: Chất lượng của các test cần được đánh giá để đảm
bảo độ chính xác của kết quả.
12


• Điều trị cho người có huyết thanh dương tính: cần đảm bảo tất cả những
người đã được xét nghiệm dương tính phải được điều trị kịp thời.
Mỗi quốc gia cần có dữ liệu cơ bản chính xác về tỷ lệ giang mai ở phụ nữ
có thai, dựa trên các kết quả xét nghiệm RPR và kết hợp với phương pháp kết
hợp đông máu của Treponema pallidum hemagglutination (TPHA) hoặc
Treponema pallidum agglutination assay (TPPA). Hướng dẫn này định nghĩa tỷ
lệ lưu hành giang mai thấp dưới 5% và tỷ lệ lưu hành của giang mai cao là 5%
trở lên.

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
Giang mai là bệnh xã hôi nguy hiểm với nhiều biến chứng nặng nề khác
nhau. Đặc biệt là đối với thai phụ. Việc cập nhật tình hình, cách tiếp cận và
chiến lược sàng lọc của WHO là hết sức cần thiết cho bác sĩ lâm sàng và có độ
tin cậy cao. Giang mai dễ dàng được chẩn đoán bằng các xét nghiệm không tốn
kém. Bệnh giang mai có thể được điều trị bằng một loại thuốc khá hiệu quả,
penicillin, cũng được sử dụng để phòng ngừa bệnh giang mai bẩm sinh. Tuy

13


nhiên, nó vẫn là một vấn đề y tế công cộng quan trọng trên toàn cầu, bao gồm
cả Việt Nam. Cần nỗ lực để nâng cao nhận thức về mức độ và tầm quan trọng

của giang mai trong thai kỳ ở tất cả các tuyến của các cơ sở chăm sóc y tế.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh học da liễu của BV Da Liễu TP.HCM (2008), “Bệnh giang mai”,
trang 107 - 125.
2. WHO GUIDELINE ON Syphilis screening and treatment for pregnant
women (2017).
3. Journal of the American Academy of Dermatology, (2009), “New
insights into the management of acne: An update from the Global
Alliance to Improve Outcomes in Acne Group”, Volume 60, Issue 5,
Supplement 1, May 2009, Pages S1-S50)
4. WHO guidelines for the treatment of Treponema pallidum (syphilis).
Geneva: World Health Organization; 2017.
5. Tổ chức Y tế Thế giới. Trường hợp đầu tư để loại bỏ sự lây truyền bệnh
giang

mai

từ

mẹ

sang

con.

[Tháng


7

năm

2014].

(Đã truy cập vào
tháng 7 năm 2014)
6. Newman L., Kamb M, Hawkes S, Gomez G, Say L, Seuc A, et al. Ước
tính toàn cầu về giang mai trong thai kỳ và các kết cục bất lợi liên quan:
Phân tích dữ liệu giám sát hậu sản đa quốc gia. PLOS Y học. Năm
2013; 10 (2) doi: 10.1371 / journal.pmed.1001396. [ Bài báo PMC miễn
phí ] [ PubMed ]
7. Belani GH, Chit LKS, Ratti SK, Eng CS, Tian GA, Kaur A, và các cộng
sự Hướng dẫn của Malaysia trong việc điều trị các bệnh lây truyền qua
đường tình dục. Bộ Y tế Malaysia; Năm 2008.
8. Santis MD, Luca CD, Mappa I, Spagnuolo T, Licameli A, Straface G,
và các cộng sự Nhiễm trùng giang mai trong thai kỳ: Nguy cơ thai nhi
và quản lý lâm sàng. Infect Dis Obstet Gynaecol. 2012: 1-5. doi:
10.1155 / 2012/430585. [ Bài báo PMC miễn phí ] [ PubMed ]
9. Oswal S, Lyons G. Syphilis trong thai kỳ. Tiếp tục đào tạo Anaesth Crit
Care Pain. Năm 2008; 8 (6): 224-227. doi: 10.1093 / bjaceaccp /
mkn042.
10.Hawkes SJ, Gomez GB, Broutet N. Chăm sóc trước khi sinh: Liệu nó
có khác biệt với kết cục mang thai liên quan đến bệnh giang mai? Một
15


tổng quan hệ thống và phân tích meta. Năm 2013; 8 (2): 1-7. doi:

10.1371 / journal.pone.0056713. [ Bài báo PMC miễn phí ] [ PubMed ]
11.Kingston M, French P, Goh B, Goold P, Higgins S, Sukthankar S, et al.
Hướng dẫn quốc gia của Anh về quản lý giang mai 2008. Int J STD
AIDS. Năm 2008; 19 : 729-740. doi: 10.1258 / ijsa.2008.008279.
[ PubMed ]
12.Peterman TA, Newman DR, Davis D, Su JR. Những phụ nữ có kết quả
xét nghiệm không thường xuyên tiêu cực lan truyền bệnh giang mai
trong thai kỳ? Sex Transm Dis. Năm 2013; 40 (4): 311-315. doi:
10.1097 / OLQ.0b013e318285c5a7. [ PubMed ]

16



×