Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Bộ câu hỏi TRIẾT học 2017 Phân tích tư tưởng của Khổng Tử về “Nhân, lễ, chính, danh” rút ra những giá trị và hạn chế của tư tưởng trên?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.75 KB, 18 trang )

Câu 1: Phân tích tư tưởng của Khổng Tử về “Nhân, lễ,
chính, danh” rút ra những giá trị và hạn chế của tư tưởng
trên?
Các tư tưởng có liên quan đến thuyết chính danh.
Các từ hiểu ngầm là chính danh:
Khổng tử cho rằng, việc chính trị hay hay dở là do ở người cầm quyền. Người
cầm quyền nào biết theo đường ngay chính để sửa đạo nhân thì việc gì cũng
thành ra ngay chính hết thảy. Ngài bảo Quý Khang tử rằng “Chính giả chính dã,
tử suất dĩ chính, thục cảm bất chính.” Nghĩa là: làm chính trị là làm cho mọi việc
ngay thẳng, ông lấy ngay thẳng mà khiến người, thì ai dám không ngay thẳng?
Cho nên, hễ người trên ngay thẳng thì người dưới bắt chước mà làm theo. Vua
mà ngay chính thì không sai khiến người ta cũng làm theo điều phải, còn vua mà
không ngay chính thì có sai khiến người ta cũng không ai theo cả (kỳ thân chính,
bất lệnh nhi hành, kỳ thân bất chính, tuy lệnh bất tòng. Luận Ngữ, thiên Tử Lộ)
Theo chúng tôi nghĩ, người cầm quyền thời nào cũng phải nêu cao cái đức của
mình. Theo Khổng tử, người cầm quyền trước hết phải sửa mình cho đoan chính
cái đã. Đó là ý tứ trong câu bốn chữ của Khổng tử “chính giả, chính dã”. Người
cầm quyền theo Khổng tử phải là người quân tử, vì người quân tử ắt phải rèn
đức tức là tu thân, rồi sau đó mới có quyền bắt người trong nhà khuôn theo phép
tắc mà ông ta đưa ra tức là tề gia. Có tề gia giỏi thì mới có thể trị quốc tốt, ngày
nay có thể gọi là lãnh đạo quốc gia, quản lý xã hội. Có trị quốc tốt thì thiên hạ
mới theo về mình thì coi như đã bình được thiên hạ rồi. Theo ý kiến cá nhân
chúng tôi, thuật “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” được hiểu là như vậy.
Ta thử ví dụ, nếu lãnh đạo của chúng ta tham nhũng, mất đức thì nói ai nghe?
Con cái trong nhà họ chưa chắc là nghe họ nữa là. Như thế thì họ có tư cách gì
để lãnh đạo quốc gia, lãnh đạo xã hội nữa? Lại càng không có tư cách đứng trên
trường quốc tế để phát biểu. Trường hợp như vậy họ đã mất chính danh, làm mất
luôn chức vụ cũng giống như các vua chúa thời xưa một khi đã mất chính danh
thì mất luôn thân phận làm vua.
Do đó, theo chúng tôi nghĩ, học thuyết chính danh tuy là được Khổng tử phát
kiến cách đây hơn 2.500 năm nhưng vẫn còn giá trị của nó. Tuy học thuyết là


của người Trung Hoa nhưng chúng ta có thể áp dụng được tùy theo hoàn cảnh cụ
thể của dân tộc ta.
Một số đánh giá chung về học thuyết chính danh.
Chúng tôi còn hiểu rằng, chính danh không có nghĩa là ngu trung theo kiểu tuyệt
đối trung thành theo chủ nhân, thờ một ông vua trước sau không thay đổi cho dù
ông vua đó đã mất thân phận làm vua do làm bậy. Vấn đề này chúng ta thấy có
nhiều tấm gương sáng trong lịch sử dân tộc ta như trường hợp của Sư Vạn Hạnh,
Lê Lợi, Quang Trung v.v… và sau này là Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo
nhân dân làm cuộc khởi nghĩa thành công.
Sư Vạn Hạnh rất sáng suốt, khi ngài thấy triều Tiền Lê đã thối nát, không còn
cứu vãn được nữa và đã đến lúc dứt bỏ vai trò lãnh đạo của nó thì ngài không
ngần ngại gì mà vứt bỏ nó. Ngài ủng hộ ngay Lý Công Uẩn lúc đó đang được
lòng người. Nếu ngài ngu trung với nhà Tiền Lê thì có được lợi ích gì cho nhân
dân ngoài cái tiếng trung thần (có thể hiểu là từ này ở đây là ngu trung) được ghi
lại trong sử sách? Theo chúng tôi nghĩ, ngài thấy Lý Công Uẩn rất xứng đáng
1


(chính danh) nên ủng hộ họ Lý vì lợi ích chung của dân tộc.
Lê Lợi khi khởi nghĩa, muốn được lòng dân ủng hộ ông cũng đã tìm con cháu họ
Trần về lập làm vua để danh chính ngôn thuận mà quy tụ lực lượng chống lại
bọn xâm lược Minh và ông quyết tâm đoàn kết các lực lượng và kiên trì, bền bỉ
chiến đấu tới ngày thắng lợi. Do đó, về sau ông xứng đáng làm vua khai sáng
một triều đại mới mà không phải là con cháu họ Trần mà ông đã lập làm vua bù
nhìn. Do đó, họ Trần chấm dứt vai trò của họ trên vũ đài chính trị là điều tất
yếu.
Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ cũng vậy. Lần ra Bắc thứ nhất, ông ủng hộ
nhà Lê Mạt vì nhà Lê Mạt còn danh nghĩa làm vua. Nhưng lần ra Bắc thứ hai thì
ông chấm dứt ngay vai trò làm vua của vua Lê Chiêu Thống vì ông này có hành
vi bán nước, cầu viện quân ngoại xâm đánh nhân dân mình. Lần thứ ba ra Bắc,

Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung để quy tục lực lượng
đánh đuổi xâm lăng. Nhân dân rất ủng hộ ông, kể cả những quần thần trước kia
phò tá vua Lê. Ông chính danh bước lên vũ đài chính trị, lãnh đạo nhân dân
chống quân Thanh xâm lược khi dân tộc bị lâm nguy. Đó là một hành động anh
hùng của bậc chính danh quân tử, đó cũng là lý do vì sao nhân dân ta lại ca tụng,
hết lòng ủng hộ hoàng đế Quang Trung mà không ủng hộ vua Lê nữa.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng
lập và lãnh đạo sau này cũng là chính danh. Vì ngoài Đảng Cộng Sản Việt Nam
ra, không còn có đảng nào khác đủ sức và đủ uy tín đứng ra lãnh đạo nhân dân
giành độc lập, tự do cho dân tộc từ tay phát xít Nhật và sau này tiếp tục chống
Pháp thành công.
Mỹ là cường quốc mạnh nhất mang quân đi xâm lược Việt Nam dưới chiêu bài
này nọ. Nhân dân Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu, ăn không đủ no, mặc không đủ
ấm nhưng rốt cuộc, cuộc chiến tranh vì chính nghĩa của dân tộc ta đã dành được
thắng lợi. Nhân dân yêu chuộng hòa bình khắp nơi trên toàn thế giới đều ủng hộ
nhân dân Việt Nam, thậm chí cả một bộ phận lớn nhân dân tiến bộ ở Mỹ. Chúng
ta chiến thắng vì chúng ta có chính nghĩa. Chính nghĩa ở đây chính là chính
danh vậy.
Bài học lịch sử của học thuyết Chính danh.
Học thuyết chính danh do đức Khổng tử phát kiến cách đây hơn 2.500 năm từ
thời Trung Quốc còn đang ở chế độ phong kiến phân quyền với lòng mong
muốn của ông phục hồi lại chế độ, lễ lạc tốt đẹp của thời nhà Chu ban đầu khi
ông nhận thấy tình trạng xã hội khá lộn xộn, mất tôn ti trật tự. Ông vốn là người
khoan hòa, tuy có tư tưởng cách mạng như không thích chiến tranh, do đó ông
mới đề ra học thuyết chính danh để cải tạo xã hội một cách dần dần.
Nghiên cứu về đức Khổng tử, nhà nào cũng phải công nhận rằng học thuyết
chính danh là một phát kiến của ông và đó là đóng góp quan trọng của ông cho
Trung Quốc nói riêng và nhân loại nói chung. Theo cách nói của học giả Nguyễn
Hiến Lê thì “Nếu sau mười thế hệ, người ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí con
người được nâng cao thì phải coi nó là một cống hiến lớn cho nhân loại rồi.”

Dân tộc Việt Nam, tuy có biết đến học thuyết chính danh của Khổng tử nhưng
lại vận dung nó rất uyển chuyển để cứu dân, cứu nước, chống xâm lăng điển
hình qua một số vị anh hùng trung lịch sử dân tộc như Sư Vạn Hạnh, Lê Lợi,
Nguyễn Huệ…. Đảng Cộng Sản Việt Nam nêu cao chính nghĩa để chiến đấu vì
độc lập tự do, giải phóng dân tộc, chống quân xâm lược, Pháp, Nhật, rồi Mỹ
được cả dân tộc và nhân dân tiến bộ hòa bình thế giới ủng hộ vì cuộc chiến đấu
2


của dân tộc Việt Nam là cuộc chiến đấu chính nghĩa, nên cuối cùng, dù kẻ thù có
mạnh cỡ nào, chúng có nham hiểm đến đâu đi chăng nữa thì chúng ta cũng
giành được thắng lợi chung cuộc, buộc kẻ thù phải chấp nhận sự thất bại trước ý
chí và chính nghĩa của dân tộc ta.

Câu 2: Phân tích tư tưởng của phật giáo về giải thoát? Rút
ra những giá trị và hạn chế của tư tưởng trên
* Phật Giáo quan niệm thế nào về cuộc đời và con người?
Con người là một hợp chất do 4 yếu tố: Đất, nước, gió lửa hợp lại mà thành
hình và chỉ tồn tại trong khoảng thời gian hữu hạn chừng trăm năm, rồi các
yếu tố vật chất kia đều tan rã trở về nguyên trạng thái cũ, còn phần thần
thức đi đầu thai làm kiếp khác do một nghiệp lực dẫn dắt đến cảnh giới an
vui hay khổ sở.
Như vậy con người theo quan niệm của Phật giáo có hai phần là tinh thần và
thân xác. Tinh thần không thể tồn tại ngoài thân xác, cũng như thân xác không
thể thiếu tinh thần là phần trí tuệ hiểu biết, sự phán đoán đúng sai mọi sự mọi
vật. Vì thế, sống ở đời con người cố gắng tu sửa hành vi, ngôn ngữ, tư tưởng…
để khi thân xác này tan rã được sinh về cảnh giới an lành.
Chư Phật xuất thế, các vị Bồ Tát hiện thân ra đời đều mang thân xác như
người, nhưng các Ngài giác ngộ được nhờ vận dụng tinh thần và chuyên tâm tu
tập mà thành tựu viên mãn. Cuộc đời này được coi như là cõi tạm và con người

chỉ hiện diện được theo đúng chu kỳ có giới hạn rồi thân xác lại trả về cho 4
trạng thái như lúc ban đầu và tinh thần rời khỏi xác để nương vào một lớp khác
mà tồn tại. Do đó, câu nói “sống gửi thác về” để chỉ cho cõi thế gian lúc ta sống
và sau khi chết sẽ về một cảnh giới an lành khác là thế giới Cực Lạc của Đức
Phật A Di Đà. Nới đó vĩnh viễn không già, không chết mà mọi người được sống
đời an lạc tự tại. Đó là quan niệm theo pháp môn tu Tịnh độ, còn người thực
hành pháp tu Thiền định một khi tỏ ngộ được chân tâm tức kiến tánh thành Phật.
Nếu không tận lực tu tập đạo hạnh, chúng ta khó mong giải thoát được các
nghiệp chướng ràng buộc mà muốn được như vậy con người sống ở đời phải
làm tròn bổn phận của mình để xây đựng xã hội nhân gian tốt đẹp, đó là một
cách cải thiện hay trang nghiêm cõi Tịnh độ trong tương lai sau khi nhắm mắt lìa
đời.
Việc làm đẹp cá nhân và xây dựng tâm thể vững mạnh để tạo được một xã
hội có trật tự và hòa bình mà Phật giáo chủ trương, nếu không gọi là sự tích cực
lành mạnh hóa cõi đời uế trược thành cảnh Tịnh Độ nhân gian là gì?
* nguyên nhân nỗi khổ mà con người mắc phải, theo phật giáo thì con
đường, cách thức để từ đó con người thoát khỏi mọi khổ đau
Sự đau khổ và cách thức diệt trừ
Phật pháp, trên tất cả, luôn đưa ra một giải pháp cho vấn đề cơ bản của con
người. Cũng theo Phật giáo, sự hiện hữu của con người hàm chứa một sự kiện
vô thường: không có hạnh phúc nào và cũng chẳng điều gì có thể kéo dài mãi
mãi. Mà luôn luôn là đau khổ (Dukkha) và cái chết.
3


Bước đầu tiên của Phật đạo dẫn đến thức tỉnh là phải nhận thức rõ điều này là
vấn đề trước hết trong sự sống của con người, cần phải nhận biết rằng tất cả đều
khổ đau - Dukkha. Đây không phải là quan điểm tiêu cực, bởi trong khi ý thức
tính phổ biến của khổ, Phật giáo cũng đưa ra một giải pháp là con đường chấm
dứt khổ đau. Chính Đức Phật đã mô tả đặc điểm giáo lý của Ngài: “Ta chỉ dạy

về đau khổ và cách chấm dứt sự đau khổ”.
Khổ - Dukkha được thể hiện qua 3 hình thức. Hình thức thứ nhất đơn giản là
khổ “bình thường”, gây cho con người sự đau đớn về thân xác. Nó cũng là nỗi
đau tinh thần: buồn phiền vì không đạt được điều mong muốn; sầu não khi xa
cách người yêu mến hoặc mất đi những hoàn cảnh sung sướng. Nó cũng là nhiều
tình huống đau đớn mà rõ ràng con người ta đều phải gặp: sinh, già và chết. Nền
tảng của hạnh phúc là ý thức rằng không có thú vui hoặc khoái lạc nào mãi mãi
vững bền. Dù sớm hoặc muộn, sự thăng trầm của cuộc đời sẽ mang lại sự thay
đổi. Có một câu trong Phật giáo nói rằng ngay trong tiếng cười cũng có tiếng
khóc, vì rằng tất cả tiếng cười đều vô thường. Tính chất bất ổn này nằm trong
loại khổ thứ hai, là sự bất mãn vì thay đổi.
Có vẻ hình như chỉ có cái chết mới chấm dứt đau khổ! Song thực ra chết cũng là
một hình thái khác của khổ. Theo Phật giáo, vũ trụ vô cùng rộng lớn so với cái
thế giới vật lý trước mắt có thể nhận thức được bằng giác quan, và cái chết chỉ là
một phần trong chu trình tái sinh bất tận (samsara). Cái chết tự nó không mang
đến sự nghỉ ngơi nào cả vì những hành vi lúc sinh thời để lại những hậu quả cho
những kiếp sau, giống như những hành động có ý thức trong những kiếp trước
thường ảnh hưởng ít nhiều đến kiếp hiện tại.
Loại thứ ba của khổ là sự tương tác di truyền của hành động và nghiệp, vượt quá
tầm nhìn và kinh nghiệm của con người. Trong ý nghĩa này, khổ áp dụng cho vũ
trụ với tổng thể của nó và không một sinh linh có tư duy nào - con người, thần
linh, ma quỉ, thú vật hoặc sinh vật trong địa ngục - dễ dàng thoát khỏi nó. Như
vậy khổ không những nói đến sự đau khổ hàng ngày mà còn nói về thế giới cụ
thể với những hình thái đau khổ có thể có và hình như vô tận, không có sự diễn
dịch đơn giản nào có thể lột tả đầy đủ ý nghĩa.
Mục tiêu của Đạo Phật là sự chấm dứt hoàn toàn mọi hình thức đau khổ và nhờ
vậy đạt được Niết-bàn (nirvana), nghĩa là diệt hết tham, sân, si là những thứ
chuyên trói buộc con người ta vào vòng sinh tử. Theo đó, Đức Phật và những ai
đã giác ngộ không còn khổ, mà cũng không “lăn lộn” trong vòng luân hồi, vì họ
không bao giờ còn tái sinh nữa.

Như đã nói, khổ là tính chất tổng quát của vũ trụ, nhưng sự nổi trội của nó biến
thiên theo từng “cảnh giới tồn tại” khác nhau. Ở cõi Tịnh độ giới nơi các đại
thánh cư ngụ, ít đau khổ hơn Dục sắc giới là nơi cư ngụ của các thần thấp hơn,
4


con người và các sinh vật khác. Giống như Đức Phật, khi quán thế là Ngài đã
bước vào Dục sắc giới. Và cũng vậy, con người có thể vào Tịnh độ (Pure land).
Điều này thường được thực hiện bằng thiền định, thông qua những mức độ thâm
nhập khác nhau. Hình thức đặc thù của khổ trong tình huống này là không
trường tồn do thiền gia không có khả năng duy trì trạng thái nhập định quá lâu.
Để đạt được hạnh phúc lâu dài, mỗi cá nhân phải cố gắng hiểu được những quá
trình vận hành tổng thể vũ trụ, tức là tái sinh và nghiệp, và chúng có thể bị ảnh
hưởng như thế nào.
Giáo lý của Đức Phật được diễn tả súc tích nhất trong Tứ diệu đế (Catvary
Aryasatyani, nghĩa là 4 chân lý quí giá), một “công thức” rất phổ biến trong Đạo
Phật. Những chân lý này, nói về khổ và sự chấm dứt khổ, phản ánh nội dung
giác ngộ của Phật. Theo kinh sách, Ngài đã thuyết pháp “Tứ diệu đế” cho 5 vị
cùng tu khổ hạnh trước kia ở Lộc uyển (vườn Nai). Bài thuyết pháp này được
gọi là “Chuyển pháp luân” và tạo nên một trong những giáo lý cơ bản nhất của
Đạo Phật.
Theo đó, chân lý thứ nhất là sự thật tức thực trạng về khổ (Dukkha): Đức Phật
nói rằng tất cả mọi thứ đều là khổ: sinh, già, bệnh, chết, chia ly, ước muốn
không đạt, hư hoại - trạng thái của tất cả các hiện tượng thay đổi thường xuyên,
có nghĩa bất cứ gì trải qua dù thú vị hay đau đớn, đều là khổ. Khổ là tình trạng
tổng quát của vô thường, ảnh hưởng đến mọi vật.
Chân lý thứ hai, nguyên nhân khổ (Samudaya): Ngài giảng rằng sự khổ trỗi lên
từ sự mê luyến những thứ như khoái lạc nhục thể, có nhiều hơn hoặc ít hơn, sự
sống hoặc sự tự hủy. Sự mê đắm, hoặc tham lam là một phần trong vòng 12
duyên nghiệp của Lý duyên khởi, sinh ra từ cảm giác, cảm giác sinh ra từ tiếp

xúc giác quan, tiếp xúc giác quan sinh ra từ 6 cơ quan cảm giác, 6 giác quan sinh
ra từ trí óc và hình hài, trí óc và hình hài sinh ra từ ý thức, ý thức sinh ra từ hình
thể, hình thể sinh ra từ vô minh, vô minh sinh ra từ khổ, khổ sinh ra do sinh, sinh
sinh ra do thành, thành sinh ra từ thu giữ, thu giữ sinh ra từ mê luyến, và cứ thế
lại quay vòng tròn. Là một trong những nguyên lý được tán dương nhất của Đạo
Phật, Lý duyên khởi hàm chứa nhiệp, nhân quả, biến dịch và tự nguyện và con
đường mà tất cả những hiện tượng được sinh ra tồn tại. Nó thường được mô tả là
khởi đầu của vô minh.
Chân lý thứ ba (Nirodha): Ngài nói rằng để chấm dứt khổ, sự giải thoát tối cao
và cuối cùng là cần phải dập tắt lửa tham, sân, si - khi ấy loại trừ được nguyên
nhân khổ. Khi hiểu thấu đáo Lý duyên khởi và rút ra được những hậu quả của
nó, khi vòng xích bị chặt đứt và sự mê đắm dẫn đến luân hồi được loại trừ thì
khi ấy sự chấm dứt hoàn toàn và rốt ráo khổ mới đạt được. Đức Phật gọi chân lý
thứ ba là “sự dừng lại”. Niết bàn không phải là tác dụng do một nguyên nhân
5


nào gây ra, vì nếu nó có nguyên nhân, tất sinh hậu quả, thế là lại rơi vào Lý
duyên khởi, nên không thể là một phương tiện thoát khỏi “bàn tay” của nghiệp
và luân hồi.
Chân lý thứ tư là Bát chánh đạo (Magga): Ngài đưa ra những yếu tố dẫn đến diệt
khổ, bao gồm: chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chính tinh tấn, chánh
niệm, chánh định, chánh kiến, và chánh tư duy. Tám yếu tố này xác định ba điều
cơ bản trong việc rèn luyện tâm linh Phật giáo gồm luân lý, định tâm và tuệ giác
(Giới-Định-Tuệ).
Người ta cũng thường giảng giải Tứ diệu đế theo cách dùng một phác đồ y học.
Ở chân lý 1, con người được chẩn đoán mắc bệnh khổ. Chân lý 2 cho biết mê
luyến là nguyên nhân căn bệnh này. Chân lý 3 dự báo cho biết bệnh có thể chữa
khỏi. Cuối cùng, chân lý 4 kê toa, dùng bài thuốc “Bát chánh đạo” để hồi phục
sức khỏe bệnh nhân. Hoặc cũng có thói quen liên hệ một số hoạt động với Tứ

diệu đế, Chân lý 1 đã được “lĩnh hội đầy đủ”. Chân lý 2 cần được tiêu trừ: nó
đòi hỏi mê đắm phải được dập tắt. Chân lý 3 phải được nhận thức và biến thành
thực tế. Và chân lý 4 là trau dồi, “được chuyển thành hiện thực”, tức là tuân thủ
và giữ lấy. 4 bốn chân lý nêu trên xem ra vừa là phương tiện, vừa là cứu cánh.
Một giáo lý rất hoàn chỉnh, lại đầy tính nhân bản mang lại niềm tin, sức sống
cho con người, xã hội ở bất kỳ thời đại nào. Toàn bộ Phật pháp có thể coi như là
bản chi tiết của Tứ diệu đế chính là như vậy!
* Giá trị của tư tưởng (mang tính nhân văn nhân đạo, khuyên con người ta
làm điều thiện tránh xa điều ác)
Có thể thấy những biến đổi xã hội hiện nay đã khiến các giá trị bị tác động
không nhỏ.Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra nhanh chóng,xuất hiện lối sống thuần
túy chạy theo lợi ích vật chất,lãng quên các giá trị tinh thần,chạy theo danh vọng
tiền tài mà quên lãng việc hoàn thiện nhân cách.Đạo đức Phật giáo trong trường
hợp này đóng vai trò không kém phần quan trọng đến sự hình thành đạo đức con
người.
Có thể khẳng định rằng,từ trong lịch sử dân tộc,Phật giáo Việt Nam đã có nhiều
đóng góp trong việc hình thành những quan niệm rất tích cực,nhân bản.Những
giá trị và chuẩn mực đạo đức mà Phật giáo đề cập đến đã đi vào cuộc sống và
được duy trì cho đến tận ngày nay.
Chẳng hạn như giá trị mà Phật giáo đề cao thực sự hữu ích trong cuộc sống hiện
đại ẩn chứa nhiều nguy cơ làm khuynh đảo các gía trị trong xã hội.Từ bi sẽ làm
cho con người không trở nên vị tha,nhân ái,khoan dung độ lượng có tác dụng
làm thúc tỉnh lương tâm mỗi con người…Đời sống hiện thực với những rủi
to,bất trắc đã khiến con người ngày càng hướng về các giá trị,lời khuyên đạo
đức của đức Phật để cân bằng tâm lý.Tri thức Phật giáo trong chừng mực nhất
định đã áp dụng được nhu cầu tâm lý của con người Việt Nam hiện đại.Chính vì
lẽ đó mà nhiều phạm trù đạo đức của Phật giáo vẫn tiếp tục được lưu trữ,sử dụng
6



cho đến nay.Tư tưởng từ bi,hỷ xã,cứu khổ,cứu nạn của nhà Phật vẫn được người
Việt tiếp thu và phát huy trong điều kiện kinh tế thị trường.Những qui tắc đạo
đức Phật giáo có nét tương đồng với chuẩn tắc đạo đức xã hội vẫn đang được
nhiều người tin theo,định hướng cho họ đời sống thực tiễn.Không những thế,với
chủ trương “Phật pháp với đời sống,đời sống với Phật giáo”,đạo Phật ngày nay
đã bổ sung những tri thức,chuẩn mực đạo đức phù hợp với thời đại…Điều này
cũng đã góp phần làm phong phú nền đạo đức truyền thống của người Việt
Nam…Người Việt hướng tới đức Phật với đức tâm thành kính,tạo thành sức
mạnh tâm linh,tinh thần giúp họ vượt qua những trắc trở,cám dỗ đễ đạt đến cuộc
sống tốt đẹp,chân thiện.Khi mà cơ chế thị trường vẫn đang bộc lộ những mặt
tiêu cực của nó thì Phật giáo với những qui tắc,chuẩn mực đạo đức cộng với
niềm tin đạo đức riêng mình vẫn còn có những tích cực,là chỗ dựa tinh thần
trong quần chúng nhân dân.
Hơn thế,đạo Phật với nội dung giáo lý của mình đã hình thành trong tín đồ quan
niệm về một trật tự đạo đức, một xã hội tươi đẹp.Lý tưởng đó đã trở thành động
lực thôi thúc các cá nhân Phật tử hướng đến những hành động tốt đẹp, trong đó
con người đã hoàn toàn dứt bỏ được các dục vọng, ham muốn cá nhân. Và mẫu
người lý tưởng mà đạo Phật xây dựng với phong cách đạo đức từ bi, hỷ xả, vô
ngã, vị tha cũng chính là mẫu người xã hội hiện đại cần đến.
Tóm lại, công cuộc đổi mới ở nước ta hiện đang tạo ra những biến quan trọng
trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục…
Do đó, Phật giáo Việt Nam cũng đã có những thay đổi thích hợp với yêu cầu của
thời đại và chức năng giáo dục đạo đức xã hội cũng có những nét mới. Vai trò
của Phật giáo Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục đạo đức xã hội cho đến nay vẫn
còn nguyên giá trị.
* Con người chỉ biết đau khổ khi chính mình phải rèn luyện, phải tu dưỡng,
không ai giải thoát cứu vớt làm thay.

Câu 3: Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến
a. Khái niệm về mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến

Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự qui định, sự tác
động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các
yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên hệ phổ
biến dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới,
trong đó, những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự
vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện
chứng, đó là các mối liên hệ giữa: các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và
phủ định, cái chung và cái riêng…Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế
giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù vừa tồn tại những mối liên hệ phổ
biến ở những phạm vi nhất định, nhưng đồng thời cũng tồn tại những mối liên
hệ phổ biến nhất, trong đó, những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối
liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ
đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại,
tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội
và tư duy.
7


b. Tính chất của các mối liên hệ
Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú là những tính chất cơ
bản của các mối liên hệ.
- Tính khách quan của các mối liên hệ.
Theo quan điểm biện chứng duy vật: các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng
của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự qui định lẫn nhau, tác
động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc
trong chính bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ
thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các
mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
- Tính phổ biến của các mối liên hệ.
Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình

nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác; đồng
thời cũng không có bất cứ sụ vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ
thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó,
tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn
tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ.
Quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mac-Lênin không chỉ khẳng định tính
khách quan, tính phổ biến của các mối liên hệ mà còn nhấn mạnh tính phong
phú, đa dạng của các mối liên hệ. Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ
được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có
những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vai trò, vị trí khác nhau đối với sự tồn
tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật
nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau
trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có những tính chất và vai
trò khác nhau. Như vậy, không thể đồng nhất tính chất và vị trí, vai trò cụ thể
của các mối liên hệ khác nhau đối với những sự vật nhất định, trong những điều
kiện xác định. Đó là mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ bản chất và
hiện tượng, liên hệ chủ yếu và thứ yếu…
Quan điểm về tính phong phú đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm quan
niệm về sự thể hiện phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các mối
liên hệ đặc thù trong mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong
những điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn
cần xem xét sự vật trong mối liên hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa
các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự
vật đó với các sự vật khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự
vật và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. như vậy, quan điểm

8


toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực
tiễn.
Lênin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ “và quan hệ giao tiếp” của sự
vật đó”
- Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn khi đã thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời
cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống
trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng
nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn; phải xác định
rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những điều kiện cụ
thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý
các vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cần
phải tránh và lhắc phục quan điểm phiến diện siêu hình mà còn phải tránh và
khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện.

Câu 4: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
2.1. Khái niệm
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (gọi tắt là quy luật mâu
thuẫn) vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển. V.I. Lênin xem

luận về sự thống nhất của các mặt đối lập là hạt nhân của phép biện chứng.
+ Khái niệm mặt đối lập.
Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới đều có cấu trúc bao gồm những
mặt, những yếu tố, thuộc tính khác nhau và đối lập nhau.
Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những tính

quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách
quan
trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại, quy định lẫn nhau tạo
thành mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan

phổ biến trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy. Mâu thuẫn biện chứng
trong
tư duy là sự phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của
nhận thức, của tư duy trên con đường nhận thức chân lý khách quan.
Những mâu thuẫn logíc hình thức chỉ tồn tại trong tư duy, nó xuất hiện do sai
lầm của tư duy. Mâu thuẫn logic hình thức là mâu thuẫn được tạo thành từ hai
phán
đoán phủ định nhau về cùng một phẩm chất của sự vật tại cùng một thời điểm.
+ Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập.
Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất
9


với nhau, sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi
phải
có nhau của các mặt đối lập; sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt
kia
làm tiền đề.
Sự thống nhất của các mặt đối lập còn được gọi là sự “đồng nhất” của các mặt
đối lập, bởi vì các mặt đối lập bao giờ cũng có nhân tố giống nhau.
Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự "tác động ngang nhau”
của chúng. Song, đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn
phát
triển, khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập.

+ Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập.
Các mặt đối lập trong mâu thuẫn biện chứng vừa thống nhất vừa đấu tranh với
nhau. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài
trừ
và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Tính đa dạng của hình thức đấu tranh của
các
mặt đối lập tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập, của mối liên hệ qua lại
giữa
chúng, vào điều kiện trong đó diễn ra cuộc đấu tranh của các mặt đối lập. Sự
thủ
tiêu lẫn nhau của các mặt đối lập chỉ là một trong những hình thức đấu tranh của
các
mặt đối lập.
Sự thống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, tương đối, sự đấu
tranh của các mặt đối lập, cũng như sự phát triển sự vận động là tuyệt đối.
2.2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển
Phương pháp siêu hình phủ nhận sự tồn tại khách quan của mâu thuẫn trong sự
vật, hiện tượng, do đó quan điểm siêu hình phải tìm nguồn gốc của sự vận động

phát triển ở sự tác động từ bên ngoài vào sự vật, tiêu biểu là cái “ hích” ở
Niutơn.
Dựa trên những thành tựu khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng
đã tìm thấy nguồn gốc của vận động và phát triển ở mâu thuẫn, ở sự đấu tranh
giữa
các khuynh hướng, các mặt đối lập tồn tại trong các sự vật và hiện tượng.
Mâu thuẫn biện chứng cũng nằm trong quá trình phát triển. Khi mới xuất hiện,
mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản của hai khuynh hướng trái ngược nhau.
Sự
khác nhau không ngừng phát triển và đi đến sự đối lập. Khi hai mặt đối lập xung
đột

gay gắt đã đủ điều kiện, mâu thuẫn được giải quyết và mâu thuẫn mới hình
thành.
Sự vật cũ mất đi và sự vật mới ra đời. C. Mác viết: “Cái cấu thành bản chất của
sự
vận động biện chứng, chính là sự cùng nhau tồn tại của hai mặt mâu thuẫn, sự
đấu
tranh giữa hai mặt ấy và sự dung hợp giữa hai mặt ấy thành một phạm trù mới”
10


1
.
V.I. Lênin nhấn mạnh: “ Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối
lập”
Nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ý nghĩa
phương pháp luận quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn.
2.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Nhận thức sự vật, cũng có nghĩa là nhận thức mâu thuẫn của sự vật, nhận thức
được các mặt đối lập cấu thành mâu thuẫn, và do đó biết được nguồn gốc của sự
vận động và phát triển của sự vật.
Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét toàn diện các mặt đối lập; theo dõi quá
trình phát sinh, phát triển của các mặt đó; nghiên cứu sự đấu tranh của chúng
qua
từng giai đoạn; tìm hiểu những điều kiện cần cho sự biến đổi, đánh giá đúng vai
trò
của từng mặt và của cả mâu thuẫn, xem mâu thuẫn đó có gì giống và khác các
mâu
thuẫn khác.
Hoạt động thực tiễn là nhằm giải quyết mâu thuẫn tạo ra sự biến đổi của sự
vật. Dó đó, phải xác định đúng trạng thái chín muồi của mâu thuẫn; tìm ra

phương
thức, phương tiện và lực lượng có khả năng giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn
được giải quyết bằng con đường đấu tranh của các mặt đối lập. Đối với mâu
thuẫn khác
nhau có phương pháp giải quyết khác nhau.

Câu 5: Phân tích quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ của lực lượng sản xuất? sự vận động của Đảng ta



I/ Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất
1/ Khái niệm:
a/ Khái niệm lực lượng sản xuất:
lực lượng sản xuất là sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất (trước hết là công cụ
lao động) và người lao động với kinh nghiệm kỹ năng, thói quen và tri thức nhất
định để sản xuất ra sản phẩm.
Kết cấu :
lực lượng sản xuất có tư liệu sản xuất và người lao động, trong đó, Tư liệu sản
xuất có tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó, tư liệu lao động có
công cụ lao động và tư liệu phụ,
- LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
bằng khả năng chinh phục khám phá giới tự nhiên của con người.
Chỉ khi nào có sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất và người lao động thì
mới là lực lượng sản xuất đúng nghĩa của nó.
11









Ví dụ: người công nhân đứng cạnh cái máy kéo đã chết thì chưa là lực lượng sản
xuất.
+ Người lao động với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất với sức
khỏe thể chất, kinh nghiệm, kỹ năng lao động, trình độ lao động là nhân tố chủ
yếu hàng đầu của lực lượng sản xuất.
+ Công cụ lao động :Là nhân tố quan trọng của lực lượng sản xuất, là khí quan
vật chất để <<nối dài>>, <<nhân lên>> sức mạnh của con người trong quá trình
lao động biến đổi thế giới tự nhiên, nó là ý thức đóng vai trò quyết định trong tư
liệusản xuất.
VÍ DỤ : Nông dân phong kiến. Con trâu đi trước cái cày đi sau->NĂNG SUẤT
LAO ĐỘNG thấp
Nông dân hiện nay, áp dụng công cụ lao động máy móc vào sản xuất
->NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG cao.
+Đối tượng lao động: gồm hai loại : Là những cái có sẵn trong giới tự nhiên(đất
đai, rừng, biển..), đã qua sơ chế (bông, sợi...).
Lưu ý :Theo triết học Mác-Lênin thì ngày nay tri thức khoa học phổ biến ngày
càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những tri thức khoa học này được
vận dụng nhanh chóng và rộng rãi vào sản xuất vật chất. Nó thẩm thấu vào quá
trình sản xuất vật chất cho NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG cao
VÍ DỤ : Người Nông dân Mỹ áp dụng KHOA HỌC KỸ THUẬT vào sản xuất
cho ra đời quả bí đỏ nặng 437kg
b/Quan hệ sản xuất: Chính là quan hệ giữa người với người trong Sản xuất và tái
sản xuất. Thể hiện ở 3 mặt:
Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất.
Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất.

Quan hệ phân phối sản phẩm sản xuất.
Ba mối quan hệ này có ảnh hưởng, tác động, chi phối lẫn nhau. Trong đó, quan
hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quan trọng nhất. Bởi lẽ, ai nắm tư liệu sản
xuất trong tay, người đó sẽ quyết định cách thức tổ chức, quản lý sản xuất và
cách thức phân phối sản phẩm lao động.
Ngày nay quyền sử dụng và quyền sở hữu trong sản xuất nhiều khi liên hệ
gắn với nhau. Ví dụ: trong 1 nhà máy khi công nhân góp cổ phần thì họ vừa có
quyền sở hữu và quyền sử dụng.
2/ Quy luật Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất
a/ Vai trò quết định của lực lượng sản xuất với Quan hệ sản xuất:
Sản xuất chỉ phát triển thuận lợi khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển củalực lượng sản xuất .
Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất, Quan hệ sản xuất là hình
thức xã hội
Lực lượng sản xuất là động nhất và cách mạng nhất . động nhất thường xuyên
biến đổi, Cách mạng nhất là thường xuyên đổi mới kéo theo quan hệ sản xuất
đổi.
Lực lượng sản xuất thường xuyên biến đổi, Quan hệ sản xuất tương đối ổn định
Lực lượng sản xuất phát triển đến 1 lúc nào thì mâu thuẩn với Quan hệ sản xuất
và dẫn đến mâu thuẫn gay gắt, kết quả là phá vỡ Quan hệ sản xuất cũ, thiết lập
Quan hệ sản xuất mới phù hợp. Sự thay đổi này thường thường trong xã hội
12


thông qua cách mạng xã hội. Vì Cách mạng xã hội nhằm đổi mới phương thức
sản xuất.
b) Sự tác động trở lại của Quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất :
- Vì sao Quan hệ sản xuất tác động trở lại: Vì Quan hệ sản xuất là hình thức xã
hội, còn lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất. Vì thế hình thức
tác động trở lại nội dung.

Quan hệ sản xuất quy định mục đích của nền sản xuất, sản xuất cho ai, đem lại
lợi ích cho ai, nó kích thích động lực để người sản xuất sáng tạo hoặc không
kích thích
Quan hệ sản xuất Tác động thế nào đối với lực lượng sản xuất: Quan hệ sản xuất
phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất thì thúc đẩy lực lượng sản
xuất và sản xuất phát triển, ngược lại, Quan hệ sản xuất không phù hợp với trình
độ lực lượng sản xuất thì cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Trình độ lực lượng sản xuất là trình độ của công cụ lao động, trình độ của
người lao động, trình độ phân công lao động.
Ví dụ: ở việt nam trình độ lực lượng sản xuất không đồng đều, phân công chi
tiết, thiết bị mua của nhiều nước.
+ quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất nghĩa là Quan hệ
sản xuất tạo ra phương thức kết hợp tốt nhất giữa người lao động với tư liệu sản
xuất để sản xuất ra sản phẩm.
Biểu hiện của sự phù hợp này là trong cơquan xí nghiệp sản xuất hàng hóa nhiều
và tốt, năng suất lao động tăng, người lao động hăng hái sản xuất.
+ quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất: thể hiện
hai khía cạnh: Quan hệ sản xuất lạc hậu lỗi thời với trình độ lực lượng sản xuất
Ví dụMác thường nói: trong xã hội tư bản, lực lượng sản xuất có tính xã hội
hóa, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản
xuất.
Bây giờ lực lượng sản xuất có tính toàn cầu hóa, quốc tế hóa.
Ví dụ: sản phẩm máy moc thủ công – hai người lái máy cày bằng người cuốc
ruộng suy ra không còn đúng, dẫn đến cản trở.
Khía cạnh thứ 2 là quan hệ sản xuất vượt quá xa trình độ lực lượng sản xuất.
Ví dụ ở Việt Nam xây dựng hợp tác xã cấp cao quá nhanh (cấp xã) cải tạo công
thương nghiệp ồ ạt, mang tính chiến dịch trong khi trình độ lực lượng sản xuất
thấp kém.
Ai là người phát hiện ra phù hợp hay không phù hợp.
Chính là nhân tố chủ quan, là con người, chính con người phát hiện. Nếu phát

hiện sớm thì trả giá ít, phát hiện muộn thì trả giá nhiều.
Như vậy, biện chứng giữ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sự tác động
qua lại giữa chúng được thực hiện theo công thức sau:
Phù hợp – không phù hợp - phù hợp - không phù hợp - phù hợp...
Chính nhờ vào Phương thức sản xuất luôn vận động làm cho xã hội phát triển từ
hình thái này sang hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn.
III/ Ý nghĩa đối với Đảng ta:
- Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất rút ra ý nghĩa phương pháp luận sau:
13






Thứ nhất: Đây là quy luật cơ bản và phổ biến của xã hội . Quy luật cơ bản nghĩa
là quy luật này quyết định các quy luật khác, các quy luật khác muốn giải quyết
triệt để thì phải trở về quy luật này.
Ví dụ: muốn chứng minh, giải thích vì sao đạo đức bây giờ lại xuống cấp, tệ nạn
tham những rộng khắp, để giải thích nó, chúng ta phải tìm về kinh tế, tìm về quy
luật này. Rất nhiều nguyên nhân nhưng cái chính là sự tác động của mặt trái của
kinh tế thị trường
- Trong quá trình xây dựng đường lối phát triển kinh tế, cần ưu tiên, mở đường
cho lực lượng sản xuất phát triển; đặc biệt là ưu tiên phát triển con người và
khoa học kỹ thuật, công nghệ nhằm tạo ra hiệu quả, năng suất lao động.
Liên hệ; Cần ưu tiên về con người -> chủ thể của LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
Khoa học công nghệ-> Chủ thể của LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT ->
năng suất lao động
- Muốn lực lượng sản xuất phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động, thì đòi

hỏi phải tích cực cải tạo những quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời, lạc hậu kìm hãm,
trói buộc lực lượng sản xuất phát triển.
VÍ DỤ : Xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh hành
chính, cơ chế xin cho chuyển nhanh sang cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
- Trong quan hệ sản xuất cần thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu, tổ
chức quản lý, phân phối sản phẩm nhằm thu hút, kích thích người lao động tham
gia tích cực vào quá trình sản xuất, tạo ra năng suất lao động, góp phần thúc đẩy
xã hội phát triển.
Thứ 2: Nắm vững quy luật này giúp ta hiểu được chính sách, hiểu được con
đường đi lên chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam.
Vận dụng quy luật này Ở Việt Nam: trước đổi mới, trong đổi mới.
Trước đổi mới, chúng ta vận dụng không đúng quy luật này, thể hiện ở 3
ý sau:
+ Chúng ta xây dụng Quan hệ sản xuất không trên cơ sở trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất,cụ thể là đưa vào hợp tác xã quy mô cấp cao quá nhanh, cải
tạo công thương nghiệp ồ ạt mang tính chiến dịch.
+ Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thể
hiện ở 3 mặt : sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức lao động xã hội và phân phối sản
phẩm.có nơi có lúc chúng ta tuyệt đối hóa sở hữu, thậm chí đồng nhất giữa Quan
hệ sở hữu với quan hệ sản xuất.
+ 3 là: Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất tức là Quan hệ
sản xuất tạo điều kiện cho người lao động sáng tạo thì chúng ta lại coi nhẹ lợi
ích cá nhân người lao động, dẫn đến triệt tiêu động lực bên trong của người lao
động hoạt động sáng tạo.
3 vấn đề trên chúng ta đã vận dụng không đúng quy luật này nên dẫn đến nền
sản xuất trì trệ, cản trở.
Trong đổi mới, chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng chủ
nghĩaxã hội. Là Vận dụng sáng tạo quy luật này ở các căn cứ sau:
+ ở Việt Nam hiện nay, lực lượng sản xuất nhiều trình độ khác nhau (trình độ thủ

công, trình độ nửa cơ khí, cơ khí, tự động hóa) và không đồng đều , từ đây đòi
hỏi Quan hệ sản xuất phải nhiều hình thức để phù hợp. Các hình thức thể hiện ở
3 mặt: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức lao động xã hội và phân phối sản phẩm.
Ví dụ: Đa hình thức sở hữu
14


Tổ chức lao động trong liên doanh liên kết, có nhiều hình thức phân phối không
chỉ theo lao động như trước mà phân phối thương mại,hoa hồng, cổ phần…
+ Chúng ta xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng chủ
nghĩa xã hội, đây là chiến lược lâu dài để khai thác mọi tiềm năng của các thành
phần kinh tế , nhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, không
ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Ví dụ: dựa vào chủ trương đó mà phát triển sản xuất. Sản xuất nông nghiệp xuất
khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới…

Câu 6: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng? sự nhận thức và vận dụng của Đảng ta
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, phát triển kinh tế xã hội
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng đảm bảo phục vụ cho công cuộc đối mới đưa đất nước đi lên chủ
nghĩa xã hội. Vậy cơ sở hạ tầng là gì? Kiến trúc thượng tầng là gì? Giữa chúng
có mối quan hệ với nhau như thế nào?
QHSX được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất tạo
thành quan hệ vật chất của xã hội. Trên cơ sở QHSX hình thành nên các quan hệ
về chính trị và tinh thần của xã hội. Hai mặt đó của đời sống xã hội được
khái quát thành CSHT và KTTT của xã hội. Trong đó:
CSHT là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội
nhất định. CSHT của một xã hội cụ thể bao gồm QHSX thống trị, QHSX tàn dư
của xã hội cũ và QHSX mầm mống của xã hội tương lai. Trong đó, QHSX thống

trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các QHSX khác, nó quy định xu
hướng chung của đời sống kinh tế - xã hội. Bởi vậy, CSHT của một xã hội cụ thể
được đặc trưng bởi QHSX thống trị trong xã hội đó. Tuy nhiên, QHSX tàn dư và
QHSX mầm mống cũng có vai trò nhất định.
Như vậy, xét trong nội bộ phương thức sản xuất thì QHSX là hình thức
phát triển của LLSX, nhưng xét trong tổng thể các quan hệ xã hội thì các QHSX
"hợp thành" cơ sở kinh tế của xã hội, tức là cơ sở hiện thực, trên đó hình thành
nền KTTT tương ứng.
KTTT là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo
đức, tôn giáo, nghệ thuật, ... cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như
nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội,... được hình thành trên
CSHT nhất định.
Trong xã hội có giai cấp, KTTT mang tính giai cấp trong đó Nhà nước có
vai trò đặc biệt quan trọng. Nhà nước chính là đại biểu tiêu biểu cho chế độ đang
tồn tại và chính nhờ vào vai trò của Nhà nước mà giai cấp thống trị có thể áp đặt
được tư tưởng của mình đối với toàn bộ đời sống xã hội.
Quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT:
CSHT và KTTT là hai phương diện cơ bản của đời sống xã hội – đó là
phương diện kinh tế và phương diện về chính trị - xã hội. Chúng tồn tại trong
mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau trong đó CSHT
đóng vai trò quyết định đối với KTTT và KTTT thường xuyên có sự tác động
trở lại đối với CSHT.
15


Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT
Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT trước hết thể hiện ở chỗ: Mỗi
CSHT sẽ hình thành nên một KTTT tương ứng với nó. Trong xã hội có giai cấp,
giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị
và đời sống tinh thần của xã hội.

Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT còn thể hiện ở chỗ: CSHT thay
đổi thì sớm hay muộn, KTTT cũng thay đổi theo. Quá trình đó diễn ra không chỉ
trong giai đoạn chuyển tiếp thay đổi từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình
thái kinh tế - xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi hình thái kinh
tế - xã hội.
Sự thay đổi CSHT dẫn đến làm thay đổi KTTT diễn ra rất phức tạp. Trong
đó, có những yếu tố của KTTT thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay
đổi của CSHT như chính trị, pháp luật,... Trong KTTT, có những yếu tố thay đổi
chậm như tôn giáo, nghệ thuật,... hoặc có những yếu tố vẫn được kế thừa trong
xã hội mới. Trong xã hội có giai cấp, sự thay đổi đó phải thông qua đấu tranh
giai cấp, thông qua cách mạng xã hội.
Tác động trở lại của KTTT đối với CSHT
Tuy CSHT quyết định KTTT, KTTT phù hợp với CSHT, nhưng đó không
phải là sự phù hợp một cách giản đơn, máy móc. Toàn bộ KTTT, cũng như các
yếu tố cấu thành nó đều có tính độc lập tương đối trong quá trình vận động phát
triển và tác động một cách mạnh mẽ đối với CSHT.
Tất cả các yếu tố cấu thành KTTT đều có tác động đến CSHT. Tuy nhiên,
mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau, có cách thức tác động khác nhau.
Trong xã hội có giai cấp, nhà nước là yếu tố có tác động mạnh nhất đối với
CSHT vì đó là bộ máy bạo lực tập trung của giai cấp thống trị về kinh tế. Các
yếu tố khác của KTTT như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật,... cũng đều
tác động đến CSHT, nhưng chúng đều bị nhà nước, pháp luật chi phối.
Sự tác động của KTTT đối với CSHT diễn ra theo hai chiều. Nếu KTTT tác
động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ
thúc đẩy kinh tế phát triển; nếu tác động ngược lại, nó sẽ kìm hãm phát triển
kinh tế, kìm hãm phát triển xã hội.
Thực trạng cơ sở hạ tầng và KTTT ở nước ta hiện nay:
Về sơ sở hạ tầng:
- Nền kinh tế đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn
diện. Đất nước đã có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, đã ra khỏi khủng hoảng

kinh tế xã hội. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện
đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy
mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
- Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng; chất lượng,
hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn kém; cơ cấu kinh tế chuyển dịch
chậm. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và
trên thế giới vẫn còn tồn tại.
Về KTTT:
Qua 25 năm đổi mới: “Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công
cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”
16


Tuy nhiên, tư duy của Đảng trên một số lĩnh vực chậm đổi mới; một số vấn
đề ở tầm quan điểm, chủ trương lớn chưa được làm rõ nên chưa đạt được sự
thống nhất cao về nhận thức và thiếu dứt khoát trong hoạch định chính sách, chỉ
đạo điều hành.
Một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp yếu
kém về phẩm chất và năng lực, vừa thiếu tính tiên phong, gương mẫu vừa không
đủ trình độ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ.
Sự phân định giữa vai trò lãnh đạo của Đảng với chức năng quản lý của NN
có lúc có nơi chưa rõ ràng, chồng chéo, buông lỏng.
Ý thức chấp hành PL của cán bộ, nhân dân còn yếu, hệ thống PL chưa đồng
bộ, hoàn chỉnh; đạo đức lối sống sa sút đáng lo ngại, bản chất văn hóa dân tộc bị
sói mòn, tội phạm, tệ nạn XH có xu hướng gia tăng; sự tấn công của các mặt trái
cơ chế thị trường cũng như những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch
với VN càng ngày càng lộ rõ và gia tăng.
Tệ quan liêu tham nhũng vẫn còn diễn ra nghiêm trọng.

Sự vận dụng của Đảng CSVN trong việc xây dựng và phát triển nền kinh
tế xã hội ở Việt Nam hiện nay:
Về CSHT:
- Phát triển kinh tế, công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước gắn với phát
triển kinh tế tri thức là nhiệm vụ trọng tâm.
+ Tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng,
lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, phát
triển mạnh các ngành kinh tế và các sản phẩm kinh tế có giá trị tăng cao dựa
nhiều vào tri thức.
+ Đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
- Đa dạng hoá các thành phần kinh tế, các kiểu QHSX gắn liền với các
hình thức sở hữu và bước đi thích hợp làm cho QHSX phù hợp với trình độ phát
triển của LLSX.
+ Phát triển kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong
đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập
thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
+ Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước: Nhà nước làm tốt các
chức năng định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và
cơ chế; chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường. Thực hiện
quản lý Nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính
vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp…
+ Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường
cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh.
- Xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong
nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng ngày một tốt hơn. Thực hiện nhiều
hình thức phân phối, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm
nghèo.
- Giữ vững độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, độc lập dân tộc,

quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Về KTTT:
- Nâng cao bản lĩnh và trình độ trí tuệ của Đảng:
17


+ Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động của Đảng.
+ Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà
nước, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.
+ Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung phát triển lý luận, tiếp tục làm
sáng tỏ những vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
của nước ta.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
+ Xây dựng hệ thống chính trị XHCN vừa đảm bảo tính quốc tế, tính giai
cấp, tính dân tộc, tính nhân dân; trong đó quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân.
+ Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ phù hợp với sự phát triển kinh tế
xã hội để quản lý mọi mặt của xã hội văn minh hiện đại.
+ Cải cách nền hành chính quốc gia, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của
Nhà nước, phát huy dân chủ tăng cường pháp chế XHCN.
+ Phân định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của Đảng, chính quyền,
các ban ngành, các tổ chức quần chúng từ trung ương đến địa phương.
- Phát triển các lĩnh vực khoa học, giáo dục, công nghệ nhằm nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển văn hóa tiến bộ mang đậm
bản sắc dân tộc, giải quyết tốt vấn đề tiến bộ và công bằng xã hội.
- Tăng cường củng cố sức mạnh của lực lượng vũ trang, nâng cao cảnh giác
cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại nền kinh tế và lật đổ chế độ.

18




×