Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HỆ SINH THÁI NHÂN TẠO TRONG ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI CAO MINH TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 82 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HỆ SINH THÁI NHÂN TẠO TRONG
ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI
CAO MINH TỈNH ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HỮU NHẬT
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Khóa: 2007-2011

Tháng 07/2011


NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HỆ SINH THÁI NHÂN TẠO TRONG ĐỊNH
HƢỚNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI CAO MINH
TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả

NGUYỄN HỮU NHẬT

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sƣ ngành
quản lý môi trƣờng và du lịch sinh thái

Giáo viên hƣớng dẫn:
TS. Lê Quốc Tuấn


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

ii




************

& TÀI NGUYÊN
*****

Khoa:

& TÀI NGUYÊN
: QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
: NGUYỄN HỮU NHẬT
: 07157123
: 2007 – 2011
: DH07DL
1.

: Nghiên cứu ứng dụng hệ sinh thái nhân tạo trong định hƣớng phát
triển khu du lịch sinh thái Cao Minh tỉnh Đồng Nai

2.

:

-

Nghiên cứu ứng dụng hệ sinh thái nhân tạo Khu Du Lịch Sinh Thái Cao Minh.

-

Tiềm hiểu hiện trạng về tài nguyên môi trƣờng.

-

Xác định các giới hạn có thể chấp nhân đƣợc.

-

Đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động và các định hƣớng phát triển du
lịch sinh thái đúng hƣớng phù hợp.

3.

07/2011

4.

1: TS. LÊ QUỐC TUẤN

5.

2:

..…...năm 2011


3 năm 2011

iii


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HỆ SINH THÁI NHÂN TẠO TRONG
ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI
CAO MINH TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Khóa: 2007-2011

2011
Họ và tên sinh viên

Giáo viên hƣớng dẫn

iv


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp cuối khóa này tôi xin chân thành gửi lời cảm
ơn tới:

Ban Giám Hiệu Trƣờng Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tạo điều kiện cho tôi học
tập và rèn luyện trong 4 năm học qua.
Tiến sĩ Lê Quốc Tuấn trƣởng khoa Môi Trƣờng và Tài Nguyên và toàn thể thầy cô
bộ môn Quản lý môi trƣờng và Du lịch sinh thái đã tận tình giảng dạy và giúp cho chúng
tôi trong quá trình học tập.
Toàn thể quí thầy cô trƣờng Đại Học Nông Lâm.
Tiến sĩ Lê Quốc Tuấn đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
làm luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo Khu du lịch sinh thái Cao Minh, số 457/Tổ
2/Ấp 2, Xã Vĩnh Tân, Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai.
Các bạn sinh viên cùng khóa, các bạn bè thân hữu đã giúp đỡ Nhật trong suốt quá
trình học tập và hoàn thiện luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 – 2011
Sinh viên: Nguyễn Hữu Nhật

v


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng hệ sinh thái nhân tạo trong định hƣớng phát triển
khu du lịch sinh thái Cao Minh” đƣợc tiến hành tại Khu du lịch sinh thái Cao Minh, số
457/Tổ 2/Ấp 2, Xã Vĩnh Tân, Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai.
Kết quả đạt đƣợc:
- Đánh giá đƣợc hiện trạng tài nguyên tại Khu du lịch sinh thái Cao Minh.
- Đánh giá các hoạt động du lịch sinh thái tại Khu du lịch sinh thái Cao Minh.
- Đánh giá hiện trạng, tổ chức các khu chức năng ở Khu du lịch sinh thái Cao
Minh.
- Đề xuất mốt số bổ sung quy hoạch phát triển du lịch sinh thái nhƣ: Xây thêm
phòng trƣng bày, khu trƣng bày, xây dựng các trò chơi teambuilding.

- Đề xuất kế hoạch phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững nhƣ các kế
hoạch giáo dục và tuyên truyền về DLST, phát triển các điểm, tuyến DLST, phát triển
mạng lƣới thông tin liên lạc, tu bổ, các giải pháp về môi trƣờng trong quá trình phát triển.

vi


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA…………………………………………………………… ........................... i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... iv
TÓM TẮT........................................................................................................................... vi
MỤC LỤC ......................................................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................... xi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ........................................................................................... xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ................................................................................................ xii
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề. ........................................................................................................ ……1
1.2. Mục tiêu. ................................................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................................. 2
Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................ 3
2.1. Khái niệm hệ sinh thái. ............................................................................................. 3
2.2. Khái niệm hệ sinh thái nhân tạo. .............................................................................. 5
2.3.1. Cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái. ............................................................. 5
2.3.2. Sự chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái. ........................................................ 7
2.3.3. Chuỗi và lƣới thức ăn. ........................................................................................ 7
2.3.3.1. Chuỗi thức ăn (foodchain). .......................................................................... 7
2.3.3.2. Lƣới thức ăn (foodweb). .............................................................................. 8
2.3.3.3. Bậc dinh dƣỡng (trophic levels). ................................................................. 8

2.3.4. Sự chuyển hóa năng lƣợng trong hệ sinh thái và năng suất sinh học. ............... 9
2.3.4.1. Năng lƣợng trong hệ sinh thái. .................................................................... 9
2.3.4.2. Dòng năng lƣợng đi qua hệ sinh thái........................................................... 9
2.3.5. Năng suất sinh học của hệ sinh thái. ................................................................ 10
2.3.5.1. Năng lƣợng sinh học sơ cấp. ..................................................................... 11
2.3.5.2. Năng suất sinh học thứ cấp của HST. ....................................................... 11
2.3.5.3. Các tháp sinh thái. ..................................................................................... 11
2.3.5.4. Sự biến động năng suất sinh học của HST. ............................................... 13
2.4. Các nhân tố sinh thái. ...................................................................................... 13
2.4.1. Các nhân tố không sống bao gồm các yếu tố tự nhiên. .................................... 13
2.4.2. Các nhân tố sống. ............................................................................................. 13
2.4.3. Nhân tố con ngƣời. ........................................................................................... 13
2.5. Một số quy luật cơ bản của sinh thái học. .............................................................. 14
2.5.1. Quy luật giới hạn sinh thái. .............................................................................. 14
2.5.2. Quy luật tác động tổng hợp các nhân tố sinh thái. ........................................... 14
2.5.3. Quy luật tác động không đồng đều của nhân tố sinh thái lên chức năng sống
của cơ thể. .................................................................................................................. 15
2.5.4. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trƣờng. ................................... 15
vii


2.6. Cân bằng sinh thái................................................................................................... 15
2.7. Giới thiệu chung về DLST. ..................................................................................... 16
2.7.1. Khái niệm du lịch sinh thái. ............................................................................. 16
2.7.2. Các yêu cầu cần thiết lựa chon một khu vực để phát triển DLST. .................. 18
2.7.3. Nguyên tắc cơ bản để phát triển DLST. ........................................................... 19
2.7.4. Tình hình DLST trên thế giới........................................................................... 20
2.7.5. Tính tất yếu về du lịch sinh thái tại Việt Nam. ................................................ 20
2.8. Giới thiệu huyện Vĩnh Cửu, tĩnh Đồng Nai............................................................ 21
2.8.1. Đặc điểm tự nhiên. ........................................................................................... 21

2.8.2. Xã hội. .............................................................................................................. 21
2.8.3. Kinh tế. ............................................................................................................. 22
2.8.4. Khí hậu, thời tiết............................................................................................... 22
2.9. Tổng quan về khu du lịch sinh thái Cao Minh........................................................ 23
2.9.1. Vị trí địa lý. ...................................................................................................... 23
2.9.2. Lịch sử hình thành. ........................................................................................... 24
Chƣơng 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 25
3.1. Nội dung. ................................................................................................................ 25
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu. ....................................................................................... 25
3.2.1. Phƣơng pháp khảo sát, thu thập dữ liệu. .......................................................... 25
3.2.2. Phƣơng pháp so sánh, phân tích, xử lý dữ liệu. ............................................... 25
3.2.3. Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn. ................................................................... 25
3.2.4. Phƣơng pháp phân tích SWOT. ....................................................................... 26
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 27
4.1. Hiện trạng cơ sở vật chất – hạ tầng và các hoạt động du lịch. ............................... 27
4.1.1. Hồ Cao Minh.................................................................................................... 27
4.1.2. Sân khấu Thăng Long và khu cắm trại. ........................................................... 28
4.1.3. Khu nuôi động vật. ........................................................................................... 28
4.1.4. Khu văn phòng. ................................................................................................ 28
4.1.5. Cầu treo. ........................................................................................................... 28
4.1.6. Hệ thống nhà hàng. .......................................................................................... 29
4.1.7. Hệ thống nhà nghỉ. .......................................................................................... 29
4.2. Cơ cấu, tổ chức, hoạt động kinh doanh của KDL. ................................................. 30
4.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý. ................................................................................. 30
4.2.2. Tình hình hoạt động du lịch và doanh thu. ...................................................... 30
4.3. Nghiên cứu ứng dụng hệ sinh thái nhân tạo KDLST Cao Minh. ........................... 31
4.3.1. Hệ sinh thái nhân tạo KDLST Cao Minh bao gồm các thành phần. ................ 31
4.3.2. Môi trƣờng đất. ................................................................................................ 32
4.3.3. Hiện trạng sử dụng đất . ................................................................................... 32
4.3.4. Môi trƣờng nƣớc. ............................................................................................. 34

4.3.5. Môi trƣờng không khí. ..................................................................................... 36
4.3.6. Môi trƣờng sinh vật. ......................................................................................... 37
4.3.7. Dòng năng lƣợng của hệ sinh thái Cao Minh. ................................................. 38
viii


4.3.7.1. Dòng năng lƣợng đi qua hệ sinh thái......................................................... 39
4.3.7.2. Năng suất sinh học của hệ sinh thái. ......................................................... 39
4.3.7.3. Năng lƣợng sinh học sơ cấp. ..................................................................... 40
4.3.7.4. Năng suất sinh học thứ cấp của HST. ....................................................... 41
4.4. Các đặc điểm cơ bản của hệ sinh thái KDLST Cao Minh. ..................................... 45
4.5. Điều tra xã hội học về đánh giá của du khách về KDLST Cao Minh. ................... 46
4.5.1. Nét đặc trƣng của KDL. ................................................................................... 46
4.5.2. Chất lƣợng môi trƣờng không khí. ................................................................... 47
4.5.3. Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc hồ Cao Minh...................................................... 48
4.5.4. Những hoạt động dịch vụ ảnh hƣởng đến môi trƣờng tại KDL. ...................... 48
4.5.5. Phân loại khách tại KDLST Cao Minh – 2010. ............................................... 49
4.5.6.Thời gian lƣu trú khác tại KDL. ........................................................................ 50
4.5.7. Đánh giá chung của du khách về KDL. ........................................................... 50
4.6. Định hƣớng phát triển khu DLST Cao Minh. ......................................................... 51
4.7. Một số giải pháp nhằm phát triển khu du lịch sinh thái Cao Minh. ....................... 51
4.7.1. Phân tích SWOT về khu du lịch sinh thái Cao Minh. ..................................... 52
4.7.2. Giả pháp xây dựng thêm phòng trƣng bày. ...................................................... 53
4.7.3. Giải pháp về quy hoạch. ................................................................................... 54
4.7.4. Giải pháp về quản lý và sức chứa. ................................................................... 54
4.7.5. Giải pháp về thị trƣờng. ................................................................................... 56
4.7.6. Tổ chức các hoạt động DLST, đào tạo nhân lực. ............................................. 56
4.8. Giám sát các hoạt động đến môi trƣờng tự nhiên và xã hội thuộc chƣơng trình du
lịch.................................................................................................................................. 57
4.9. Dự kiến hiệu quả phát triển du lịch ở khu du lịch sinh thái Cao Minh. ................. 57

Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 58
5.1. Kết luận. .................................................................................................................. 58
5.2. Kiến nghị................................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 60
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 61

ix


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
NLMT

: Năng lƣợng Mặt trời.

BXMT

: Bức xạ Mặt trời.

MT

: Môi trƣờng.

HST

: Hệ sinh thái.

KDL

: Khu du lịch.


KDLST

: Khu du lịch sinh thái.

UBND

: Uỷ ban nhân dân.

Ha

: Hecta.

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh.

DLST

: Du lịch sinh thái.

NSSCT

: Năng suất sơ cấp thô.

NSSCN

: Năng suất sơ cấp nguyên.

QCVN


: Quy chuẩn Việt Nam.

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam.

S

: Điểm mạnh (Strength).

W

: Điểm yếu (Weakness).

O

: Cơ hội (Opportunity).

T

: Thách thức (Threat)

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Lƣợng khách và doanh thu của KDL qua các năm………………………...….32
Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất tại KDL…………………………………..………...…34
Bảng 4.3 Nguồn gây ảnh hƣởng chính tới môi trƣờng đất tại KDL………………….….35
Bảng 4.4 Chất lƣợng nƣớc hồ Cao Minh…………………………………….…………..36

Bảng 4.5 Chất lƣợng nƣớc ngầm KDL……………………………………..……………36
Bảng 4.6 Nguồn thải tác động tới môi trƣờng nƣớc tại khu du lịch………………..…...37
Bảng 4.7 Kết qủa đo nhiệt độ KDL Cao Minh tháng 6 năm 2011…………………...….48
Bảng 4.8 SWOT phân tích chiến lƣợc phát triển DLST khu du lịch Cao Minh…………55

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Nồng độ bụi khu vực xã Vĩnh Tân , huyện Vĩnh Tân, 2010……………......39
Biểu đồ 4.2 Nồng độ CO khu vực xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, 2010………………..39
Biểu đồ 4.3 Nét đặc trƣng của KDL thu hút du khách…………………………………..49
Biểu đồ 4.4 Cảm nhận của du khách về môi trƣờng không khí tại KDL………………..50
Biểu đồ 4.5 Nhận xét của du khách về nƣớc hồ Cao Minh…………………………...…51
Biểu đồ 4.6 Đánh giá của du khách về mức độ ảnh hƣởng đến môi trƣờng của
KDL……………………………………………………………………………………...51
Biểu đồ 4.7 Đặc điểm khách du lịch tại KDLST Cao Minh – 2010……………………52
Biểu đồ 4.8 Thời gian lƣu lại của du khách tại KDLST Cao Minh………………….…53
Biểu đồ 4.9 Đánh giá của du khách về những mặt tích cực và hạn chế của
KDL……………………………………………………………………………………54

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hệ sinh thái……………………………………………………………………………6
Hình 2.2 Năng lƣợng đƣợc biến đổi và chuyển vận theo dòng qua chuỗi thức ăn……….10
Hình 2.3 Lƣới thức ăn………………………………………………………………………….12
Hình 2.4 Huyện Vĩnh Cửu…………………………………………………………….....21
Hình 2.5 Đƣờng đến khu du lịch sinh thái Cao Minh……………………………………….23
Hình 4.1 Hồ Cao Minh………………………………………………………………………...27
Hình 4.2 Khu nuôi động vật……….…………………………………………………………..28
Hình 4.3 Cầu treo………………………………………………………………………………28

Hình 4.4 Nhà hàng Tây Nguyên………………………………………………………………29
Hình 4.5 Hệ thống nhà nghỉ…………………………………………………………………...29
Hình 4.6 Các thành phần hệ sinh thái KDL Cao Minh……………………………………...31
Hình 4.7 Đất ngoài KDL……………………………………………………………...….37
Hình 4.8 Một số loài thực vật tại KDL……………………………………………………….38
Hình 4.9 Quang hợp cây xanh………………………………………………………………...41
Hình 4.10 Năng lƣợng trong chuỗi thức ăn………………………………………………….39
Hình 4.11 Chu trình dinh dƣỡng thực vật……………………………………………………40
Hình 4.12 Tóm tắt dòng năng lƣợng của hệ sinh thái Cao Minh trong một ngày……….43
Hình 4.13 Dòng chuyển hóa năng lƣợng KDL Cao Minh…………………………………44

xii


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Hiện nay môi trƣờng đô thị bị ô nhiểm trầm trọng, khí hậu, đất đai, nguồn nƣớc
đều bị thay đổi theo chiều hƣớng xấu. Bên cạnh đó nhu cầu nghỉ dƣỡng, thƣ giãn, vui
chơi, giải trí của dân cƣ đô thị ngày càng tăng, lƣợng khách du lịch đến Việt Nam ngày
càng nhiều. Cƣ dân đô thị muốn tìm kiếm không gian mát mẻ, trong lành, tìm kiếm một
cảm giác gần gũi thiên nhiên, tránh cảnh ồn ào, chật hẹp, ô nhiễm. Du khách nƣớc ngoài
muốn khám phá cảnh quan thiên nhiên Việt Nam.
Du lịch sinh thái đang có chiều hƣớng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc
độ tăng trƣởng mạnh nhất về tỷ trọng trong ngành du lịch. Phát triển du lịch sinh thái là
một xu thế tất yếu. Du lịch sinh thái phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày một tăng của
khách du lịch, của cộng đồng. Nhu cầu này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển không
ngừng của xã hội, đảm bảo tổng thể một tƣơng lai phát triển lâu dài của hệ sinh thái với tƣ
cách là một ngành kinh tế. Bên cạnh xu thế phát triển du lịch sinh thái do nhu cầu khách
quan, bởi đó là một loại hình du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên, hỗ trợ các mục tiêu

bảo tồn môi trƣờng tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triểm cộng đồng, đồng thời
đem lại những lợi ích kinh tế to lớn, góp phần tích cực vào việc phát triển du lịch nói
riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Ở Tỉnh Đồng Nai đã và đang phát triển đa dạng loại hình DLST và các khu DLST
có quy mô lớn đến các điểm DLST có quy mô nhỏ trang trại hoặc nhà vƣờn.
Trƣớc nhu cầu trên tôi quyết định chọn loại hình du lịch sinh thái trong việc thực
hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng hệ sinh thái nhân tạo trong định hướng phát triển
khu du lịch sinh thái Cao Minh tỉnh Đồng Nai”.
1


1.2. Mục tiêu.
Nghiên cứu ứng dụng hệ sinh thái nhân tạo trong định hƣớng phát triển khu du lịch
sinh thái Cao Minh.
Tiềm hiểu hiện trạng về tài nguyên môi trƣờng.
Nghiên cứu ứng dụng hệ sinh thái nhân tạo tại Khu Du Lịch Sinh Thái Cao Minh.
Xác định các giới hạn có thể chấp nhân đƣợc.
Dựng kế hoạch theo dõi, quan trắc các tác động.
Đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động và các định hƣớng phát triển du lịch
sinh thái đúng hƣớng phù hợp.
1.3. Phạm vi nghiên cứu.
Không gian: Khu du lịch sinh thái Cao Minh thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu,
tỉnh Đồng Nai.
Thời gian: Tháng 3 đến tháng 6 năm 2011.

2


Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Khái niệm hệ sinh thái.
Hệ sinh thái là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trƣờng vật lý mà quần xã
đó tồn tại, trong đó các sinh vật tƣơng tác với nhau và với môi trƣờng để tạo nên chu trình
vật chất (chu trình sinh-địa-hoá) và sự chuyển hóa của năng lƣợng trong ao, hồ, một khu
rừng, một con sông, thậm chí một vùng biển...là những hệ sinh thái điển hình.
Hệ sinh thái lại trở thành một bộ phận cấu trúc của một hệ sinh thái duy nhất toàn
cầu hay còn gọi là sinh quyển (Biosphere).
Hệ sinh thái đƣợc nghiên cứu từ lâu và vì vậy, khái niệm này đã ra đời ở cuối thế
kỷ thứ XIX dƣới các tên goị khác nhau nhƣ “Sinh vật quần lạc” (Dakuchaev, 1846, 1903;
Mobius,1877). Sukatsev (1944) mở rộng khái niệm “Sinh vật quần lạc” thành khái niệm
“Sinh vật địa quần lạc hay Sinh địa quần lạc” (Biogeocenose). Thuật ngữ “Hệ sinh thái”
(Ecosystem) đƣợc A. Tansley nêu ra vào năm 1935 và trở thành phổ biến, đƣợc sử dụng
rộng rãi nhất vì nó không chỉ bao hàm các hệ sinh thái tự nhiên mà cả các hệ sinh thái
nhân tạo, kể cả con tàu vũ trụ. Đƣơng nhiên, tàu vũ trụ là một hệ thống kín, đang hƣớng
đến trạng thái mở khi con ngƣời tạo ra trong đó quá trình tự sản xuất và tiêu thụ nhờ tiếp
nhận nguồn năng lƣợng và vật chất từ bên ngoài. Hiện tại, tàu vũ trụ tồn tại đƣợc là do
con ngƣời cung cấp cho nó các điều kiện thiết yếu (vật chất, năng lƣợng, nƣớc...) để con
ngƣời và các sinh vật mang theo tồn tại đƣợc. Do vậy, nó trở thành một hệ đặc biệt,
không giống với bất kỳ hệ sinh thái nào trên mặt đất. Thuật ngữ hệ sinh thái của A.
Tansley còn chỉ ra những hệ cực bé (Microecosystem), đến các hệ lớn nhƣ một khu rừng,
cánh đồng rêu (Tundra), biển, đại dƣơng và hệ cực lớn nhƣ sinh quyển.
Hệ sinh thái luôn là một hệ động lực hở và tự điều chỉnh, bởi vì trong quá trình tồn
tại và phát triển, hệ phải tiếp nhận cả nguồn vật chất và năng lƣợng từ môi trƣờng. Điều
3


này làm cho hệ sinh thái hoàn toàn khác biệt với các hệ thống vật chất khác có trong tự
nhiên.
Do là một hệ động lực cho nên hoạt động của hệ tuân theo các định luật thứ nhất
và thứ hai của nhiệt động học. Định luật I cho rằng: năng lƣợng không tự sinh ra và cũng

không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, còn định luật thứ II có thể
phát biểu dƣới nhiều cách, song trong sinh thái học cho rằng: năng lƣợng chỉ có thể
truyền từ dạng đậm đặc sang dạng khuếch tán, ví dụ, nhiệt độ chỉ có thể truyền từ vật
nóng sang vật lạnh, chứ không có quá trình ngƣợc lại.
Bản thân hệ sinh thái hoàn chỉnh và toàn vẹn nhƣ một cơ thể, cho nên tồn tại trong
tự nhiên, hệ cũng có một giới hạn sinh thái xác định. Trong giới hạn đó, khi chịu một tác
động vừa phải từ bên ngoài, hệ sẽ phản ứng lại một cách thích nghi bằng cách sắp xếp lại
các mối quan hệ trong nội bộ và toàn thể hệ thống phù hợp với môi trƣờng thông qua
những “mối liên hệ ngƣợc” để duy trì sự ổn định của mình trong điều kiện môi trƣờng
biến động. Tất cả những biến đổi trong hệ xảy ra nhƣ trong một “hộp đen” mà kết quả
tổng hợp của nó là “sự trả lời” (hay “đầu ra”) tƣơng ứng với những tác động (hay “đầu
vào”) lên hệ thống. Trong sinh thái học ngƣời ta gọi đó là quá trình “nội cân bằng”.
Những tác động quá lớn, vƣợt ra khỏi sức chịu đựng của hệ, hệ không thể tự điều
chỉnh đƣợc và cuối cùng bị suy thoái rồi bị hủy diệt.
Các hệ sinh thái, do đó, đƣợc đặc trƣng bởi đặc điểm cấu trúc và sự sắp xếp các
chức năng hoạt động của mình một cách xác định. Cấu trúc của hệ phụ thuộc vào đặc tính
phân bố trong không gian giữa các thành viên sống và không sống, vào đặc tính chung
của môi trƣờng vật lý cũng nhƣ sự biến đổi của các gradient thuộc các điều kiện sống
(nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ cao…) theo chiều thẳng đứng và theo chiều nằm
ngang. Tổ chức các hoạt động chức năng của hệ đƣợc thiết lập phù hợp với các quá trình
mà chúng đảm bảo cho vật chất đƣợc quay vòng và năng lƣợng đƣợc biến đổi. Do hoạt
động của hệ trƣớc hết là của quần xã sinh vật, các nguyên tố hoá học di chuyển không
ngừng dƣới dạng các chu trình để tạo nên các hợp chất hữu cơ từ các chất khoáng và
nƣớc, còn năng lƣợng từ dạng nguyên khai (quang năng - ánh sáng Mặt Trời) đƣợc

4


chuyển thành dạng năng lƣợng hóa học (hoá năng) chứa trong cơ thể thực, động vật thông
qua các quá trình quang hợp (ở thực vật) và đồng hóa (ở động vật) rồi chuyển đổi thành

nhiệt thông qua quá trình hô hấp của chúng. Chính vì lẽ đó, bất kỳ một hệ thống nào của
động, thực vật và vi sinh vật với các điều kiện thiết yếu của môi trƣờng vật lý, dù rất đơn
giản, nhƣ một phần tử phế liệu (Detritus) chẳng hạn, hoàn thành một chu trình sống hoàn
chỉnh thì đều đƣợc xem là một hệ sinh thái thực thụ.
2.2. Khái niệm hệ sinh thái nhân tạo.
Hệ sinh thái nhân tạo tức là những hệ sinh thái do con ngƣời tạo ra. Chúng cũng rất
đa dạng về kích cỡ , về cấu trúc . . . , lớn nhƣ các hồ chứa, đồng ruộng, nƣơng rẫy canh
tác, các thành phố, đô thị... và nhỏ nhƣ những hệ sinh thái thực nghiệm (một bể cá cảnh,
một hệ sinh thái trong ống nghiệm...). Nhiều hệ có cấu trúc đa dạng chẳng kém các hệ
sinh thái tự nhiên (nhƣ thành phố, hồ chứa...) song cũng có những hệ có cấu trúc đơn
giản, trong đó, quần xã sinh vật với loài ƣu thế đƣợc con ngƣời lựa chọn cho mục đích sử
dụng của mình, chẳng hạn nhƣ đồng ruộng, nƣơng rẫy . . . Những hệ nhƣ thế thƣờng
không ổn định. Sự tồn tại và phát triển của chúng hoàn toàn dựa vào sự chăm sóc của con
ngƣời. Nếu không có sự chăm sóc, hệ sẽ suy thoái và nhanh chóng đƣợc thay thế bằng
một hệ tự nhiên khác ổn định hơn.
2.3.1. Cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái.
Một hệ sinh thái điển hình đƣợc cấu trúc bởi các thành phần sau:
-

Sinh vật sản xuất (producer).

-

Sinh vật tiêu thụ (consunmer).

-

Sinh vật phân hủy (decomposer).

-


Các chất hữu cơ (protein, lipit, gluxit, vitamin, enzyme, hoocmon…).

-

Các chất vô cơ (CO2, O2, H2O, các chất dinh dƣỡng khoáng).

-

Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, giáng thủy…)

Thực chất, 3 thành phần đầu chính là quần xã sinh vật, còn 3 thành phần sau là môi
trƣờng vật lý mà quần xã đó sử dụng để tồn tại và phát triển.

5


Hình 2.1 Hệ sinh thái (nguồn: diễn đàn sinh thái)
Ở đây, năng lƣợng thông qua quang hợp ở cây xanh và một số giới hạn nấm và vi
khuẩn là những sinh vật tự dƣỡng hay sinh vật sản xuất. Chúng đã chuyển hóa những
thành phần vô cơ nhƣ CO2, H2O thành các dạng vật chất hóa học (những phân tử hữu cơ
đặc trƣng cho vật chất sống). Chính năng lƣơng, bằng quang hợp đã liên kết các phân tử
nhỏ thành những phân tử hữu cơ lớn, phức tạp. Nhờ hoạt động quang hợp và ở phân vi
nhỏ là hóa tổng hợp của sinh vật sản xuất mất nguồn thức ăn đƣợc tạo thành để nuôi sống
trƣớc hết cho sinh vật sản xuất, sau đó là những sinh vật khác, kể cả con ngƣời.
Sinh vật tiêu thụ là những sinh vật dị dƣỡng nhƣ tất cả loài động vật và những vi
khuẩn không có khả năng quang hợp và hóa tổng hợp. Những sinh vật này tồn tại đƣợc và
dựa vào nguồn thức ăn ban đầu do các sinh vật tự dƣỡng tạo ra. Khi nói về năng xuất hệ
sinh thaí thì động vật vừa là sinh vật tiêu thụ, vừa là sinh vật sản xuất: động vật ăn cỏ là
sinh vật tiêu thụ khi chúng dùng cây xanh làm thức ăn, nhƣng chúng lại là động vật sản

xuất khi thịt sữa của chúng đƣợc ngƣời và động vật ăn thịt sử dụng.
Sinh vật phân hủy là các sinh vật dị dƣỡng, sống hoại sinh gồm vi khuẩn, nấm,…
chúng tiếp nhận nguồn năng lƣợng hóa học đƣợc giải phóng ra khi phân hủy và bẻ gãy
6


các đại phân tử hữu cơ để tồn tạ và phát triển đồng thời lại đào thải vào môi trƣờng những
hợp chất đơn giản hoặc các nguyên tố hóa học mà lúc đầu đƣợc các sinh vật sản xuất sử
dụng để tổng hợp các chất hữu cơ nhƣ CO2, H2O, N2, NO3.
Ngoài cấu trúc theo thành phần, hệ sinh thái còn có cấu trúc theo chức năng. Theo
E.D.Odum (1983), cấu trúc của hệ gồm các phạm trù sau:
-

Quá trình chuyển hóa năng lƣợng của hệ.

-

Chuỗi thức ăn trong hệ.

-

Các chu trình sinh địa hóa diễn ra trong hệ.

-

Sự phân hóa trong không gian và theo thời gian.

-

Các quá trình phát triển và tiến hóa của hệ.


-

Các quá trình tự điều chỉnh.

Một hệ sinh thái cân bằng là một hệ trong đó 4 quá trình đầu tiên đạt trạng thái cân
bằng động tƣơng đối với nhau (Vũ Trung Tạng, 2000).
2.3.2. Sự chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái.
Trong hệ sinh thái luôn xảy ra sự trao đổi vật chất và năng lƣợng trong nội bộ quần
xã, giữa quần xã và môi trƣờng bên ngoài của nó (sinh cảnh). Trong chu trình trao đổi vật
chất, luôn có các nguyên tố hóa học, muối hòa tan, khí CO2 và O2 từ sinh cảnh tham gia
tạo thành cơ thể sinh vật (quần xã), đồng thời lại có bộ phận của quần xã lại chuyển hóa
thành sinh cảnh thông qua quá trình phân hủy xác sinh vật thành những chất vô cơ.
2.3.3. Chuỗi và lƣới thức ăn.
Các thành phần của quần xã liên kết với nhau bằng quan hệ dinh dƣỡng. Quan hệ
dinh dƣỡng của các loài trong quần xã đƣợc thực hiện bằng chuỗi và lƣới thức ăn.
2.3.3.1. Chuỗi thức ăn (foodchain).
Chuỗi thức ăn đƣợc coi là một dãy bao gồm nhiều sinh vật, mỗi loài là một “mắt
xích” thức ăn, mắt xích thức ăn phía trên tiêu thụ mắt xích ở phía trƣớc và nó lại bị mắt
xích thức ăn phía sau tiêu thụ.
Có hai loại chuỗi thức ăn:
Chuỗi thức ăn mở đầu bằng câu xanh: chuỗi này bao gồm những thành phần cơ
bản sau:
7


Sinh vật sản xuất hay tự dƣỡng (autotrophs): bao gồm cây xanh có khả năng tổng
hợp và tích tụ năng lƣợng tiềm tàng dƣới dạng hóa năng trong các chất hữu cơ tổng hợp
đƣợc nhƣ gluxit, protein, vitamin…Ở môi trƣờng nƣớc biển có tảo hiển vi (diatone,
perinidien) và phụ thuộc vào nó là các tảo lớn ở các dải cát vùng triều và một số thực vật

hạt kín ở các vùng rừng ngập mặn hoặc thảm cỏ biển. Ở môi trƣờng nƣớc ngọt cũng có
tảo hay thực vật hạt kín.
Sinh vật tiêu thụ hay dị dƣỡng (Heterotrophs): bao gồm nhiều chuỗi thức ăn tùy
theo đặc điểm tiêu thụ của chúng. Chúng đƣợc chia ra:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: bao gồm những động vật ăn thức vật, sử dụng sinh vật sản
xuất làm thức ăn. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 có thể là ký sinh trùng sống ký sinh trên thực vật
cây xanh ở môi trƣờng cạn, động vật ăn thực vật gồm hầu hết là sâu bọ nhƣ cào cào, chim
ăn thực vật và thú. Ở môi trƣờng biển và nƣớc lợ có giáp xác cỡ nhỏ, than mềm sống
bằng thực vật nổi.…
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: bao gồm động vật ăn thịt, sử dụng sinh thật tiêu thụ bậc 1
làm thức ăn.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3 và bậc 4: có thể là sinh vật ăn thịt (bắt, giết và ăn móc) cũng
có thể là ký sinh trùng sống ký sinh trên sinh vật tiêu thụ bậc 1 hoặc bậc 2 hoặc động vật
ăn xác chết.
Sinh vật phân hủy: là thành phần cuối cùng của chuỗi thức ăn bao gồm chủ yếu
những sinh vật (vi khuẩn, nấm hoại sinh) ăn xác chết và phân hủy chúng dần dần từ các
chất hữu cơ thành các chất hữu cơ.
Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật phân hủy: là thành phần đầu tiên của chuỗi
thức ăn, ăn và phân hủy xác chết dần dần từ các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
2.3.3.2. Lƣới thức ăn (foodweb).
Là phức hợp các chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau trong hệ sinh thái. Vì mỗi loại
trong quần xã không những chỉ liên hệ với một chuỗi thức ăn mà có thể liên hệ với nhiều
chuỗi thức ăn. Tất cả các chuỗi thức ăn trong quần xã hợp thanh lƣới thức ăn.
2.3.3.3. Bậc dinh dƣỡng (trophic levels).

8


Bậc dinh dƣỡng bao gồm những mắt xích thức ăn thuộc một nhóm sắp xếp theo
các thành phần của chuỗi thức ăn nhƣ: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2…

2.3.4. Sự chuyển hóa năng lƣợng trong hệ sinh thái và năng suất sinh học.
2.3.4.1. Năng lƣợng trong hệ sinh thái.
Các hệ sinh thái ở cạn tồn tại và phát triển chủ yếu nhờ nguồn năng lƣợng vô tận
của Mặt Trời. Sự biến đổi của năng lƣợng Mặt Trời thành hóa năng trong quá trình quang
hợp là điểm khởi đầu của dòng năng lƣợng trong các HST. Khi NLMT xâm nhập vào
HST, nó biển đổi từ dạng nguyên khai sang dạng hóa năng nhờ quá trình quang hợp của
sinh vật sản xuất, rồi từ hóa năng sang cơ năng và nhiệt năng trong trao đổi chất trong tế
bào của nhóm sinh vật tiêu thụ, phù hợp với các quy luật về nhiệt động học. Những biến
đổi xảy ra liên tiếp nhƣ thế là chìa khóa của chiến lƣợc năng lƣợng cảu cơ thể sống cũng
nhƣ của HST (Vũ Trung Tạng 2000)
2.3.4.2. Dòng năng lƣợng đi qua hệ sinh thái.
Có thể nói, thực vật là sinh vật duy nhất có khả năng sử dụng NLMT để làm nên
những kỳ tích trên: nguồn thức ăn ban đầu và dƣỡng khí O2. Đây là những điều kiện tối
cần thiết cho sự phát triển hƣng thịnh của mọi sự sống, trong đó có con ngƣời. Tuy nhiên,
khi đi qua HST NLMT phải qua một trong ba quá trình: nói có thể qua HST bởi chuỗi
thức ăn, nó có thể tích hủy trong HST dƣới dạng năng lƣợng hóa học, trong nguyên liệu
động vật và thực vật. Nó có thể đi khỏi HST ở dạng nhiệt hoặc sản phẩm thu hoạch, sản
phẩm nguyên liệu.
Một vấn đề đặt ra là NLMT sẽ nhƣ thế nào khi qua HST. Nhiều nghiên cứu đã
khẳng định rằng năng lƣợng sẽ giảm dần từ bậc dinh dƣỡng này đến bậc dinh dƣỡng kế
tiếp. Điều đó xảy ra do 2 nguyên nhân: năng lƣợng mất đi giữa các bậc dinh dƣỡng và
năng lƣợng mất đi trong mỗi bậc dinh dƣỡng.
Thực vật có một số rất ít các cây đƣợc gieo trồng trong điều kiện tối ƣu có thể
chuyển hóa BXMT thành dạng hóa năng đạt 5 – 7 %, còn tuyệt đại bộ phận các HST nói
chung và HST nông nghiệp nói riêng chỉ có thể chuyển hóa đƣợc 1% NLMT. Ƣớc tính cụ
thể hiệu quả trung bình của sản xuất thế giới trên quy mô lớn chỉ đạt 0,5% mà trong số

9



này mất 0,25% sử dụng cho quá trình chuyển hóa và tăng trƣởng, cộng với sự thoái hóa
nhiệt. Phần hữu hiệu cho sản xuất chỉ còn 0,025%.
Nhƣ vậy, khác với vật chất, năng lƣợng đƣợc biến đổi và chuyển vận theo dòng
qua chuỗi thức ăn rồi thoát ra khỏi hệ dƣới dạng nhiệt. Do vậy, năng lƣợng chỉ đƣợc sử
dụng một lần trong khi vật chất lại đƣợc sử dụng lặp lại.

Hình 2.2 Năng lƣợng đƣợc biến đổi và chuyển vận theo dòng qua chuỗi thức ăn
2.3.5. Năng suất sinh học của hệ sinh thái.
Chu trình vật chất của HST có ba quá trình vận động cơ bản của vật chất: tạo
thành, tích tụ và phân hủy. Ba quá trình này quan hệ chặt chẽ với nhau và chính đặc tính
của mối quan hệ này quyết định khả năng của quần xã trong HST trong việc sản sinh ra
chất sống, quyết định chiều hƣớng phát triển của HST: giàu lên hay nghèo đi về mặt sản
phẩm sinh học. Do đó, năng suất sinh học của HST là khối lƣợng chất hữu cơ đƣợc sản
sinh trong hệ qua chu trình vật chất trong một khoảng thời gian nhất định và diện tích đã
cho. Năng suất sinh học của HST đƣợc chia ra:
10


2.3.5.1. Năng lƣợng sinh học sơ cấp.
Là khối lƣợng chất hữu cơ sinh sản xuất trình bằng kg vật chất khô hoặc gam
cacbon tồn trữ, hoặc số năng lƣợng tƣơng đƣơng theo calo trên một đơn vị diện tích hoặc
thể tích theo một đơn vị thời gian nhất định.
Năng suất sinh học sơ cấp của các HST nƣớc ngọt tùy thuộc vào mức độ dinh
dƣỡng của thủy vực và nơi phân bố.
2.3.5.2. Năng suất sinh học thứ cấp của HST.
Là khối lƣợng chất hữu cơ sản xuất đƣợc và tồn trữ ở sinh vật phân hủy. Vì khối
lƣợng các sinh vật phân hủy quá nhỏ bé nên thực tế chỉ tính đến sinh vật tiêu thụ là chủ
yếu. Để sống và phát triển, cơ thể sinh vật cần năng lƣợng để đảm bảo 4 loại hoạt động
sau:
-


Hoạt động trong điều kiện cơ sở (năng lƣợng tiêu hao trong điều kiện cơ sở).

-

Hoạt động sống ở những nơi cơ thể có khả năng vận chuyển (năng lƣợng tiêu hao
trong điều kiện hoạt động).

-

Năng lƣợng cần cho sinh trƣởng nhằm sản sinh ra chất sống mới.

-

Sự tạo ra những yếu tố trong sinh sản (trứng, phôi, hạt) và tạo ra chất dự trữ.

2.3.5.3. Các tháp sinh thái.
Một đặc tính quan trọng của dòng năng lƣợng là hầu hết dinh dƣỡng chuyển từ bậc
dinh dƣỡng này đến bậc dinh dƣỡng khác trong chuỗi thức ăn và lƣới thức ăn bị phát tán
vào môi trƣờng. Các giá trị tƣơng đối của bậc dinh dƣỡng đƣợc biểu thị một các hình
tƣợng hóa bằng các tháp sinh thái. Có ba loại tháp sinh thái chính: tháp số lƣợng, tháp
sinh khối và tháp năng lƣợng.
Tháp số lƣợng: chỉ ra số lƣợng các sinh vật ở mỗi bậc dinh dƣỡng trong một hệ
sinh thái đã cho tới những số lƣợng lớn hơn, đƣợc minh họa bằng những phần rộng hơn
của hình tháp.
Ở HST nƣớc, trong hầu hết các tháp số lƣợng, mỗi bậc dinh dƣỡng kế tiếp do một
số sinh vật ít hơn chế ngự. Chính vì vậy, ở những đồng cỏ điển hình số lƣợng ngựa vằn và
cào cào (động vật ăn cỏ) lớn hơn số lƣợng sƣ tử (động vật ăn thịt). Ở HST nƣớc, thực vật

11



phù du lớn hơn nhiều lần so với cá. Cá lớn hơn nhiều lần so với chinh nƣớc. Ngƣợc với
tháp số lƣợng là trong đó các bậc dinh dƣỡng cao hơn lại có nhiều sinh vật hơn đó là sinh
vật phân hủy, ký sinh và các loại sâu đục thân. Một cây có thể cung cấp cho hàng trăm
con trùng ăn lá.
Tháp sinh khối biểu thị sinh khối tổng thể ở mỗi bậc dinh dƣỡng kế tiếp hoặc tổng
các cơ thể sống. Đơn vị đo của nó thay đổi: sinh khối có thể biểu thị những tổng khối
lƣợng, trọng lƣợng khô hoặc trọng lƣợng tƣơi. Điển hình những tháp sinh khối biểu thị sự
giảm liên tiếp sinh khối trong các bậc dinh dƣỡng.
Tháp năng lƣợng minh họa các mối quan hệ năng lƣợng của một HST bằng việc
chỉ ra năng lƣợng (calo) của sinh khối ở một bậc dinh dƣỡng.

Hình 2.3 Lƣới thức ăn

12


2.3.5.4. Sự biến động năng suất sinh học của HST.
Năng suất sơ cấp thô : sản phẩm của quá trình quan hợp do thực vật tạo ra đƣợc
gọi là “Năng suất sơ cấp thô” Ký hiệu là PG. Nó bao gồm phần chất hữu cơ đƣợc sủ dụng
cho quá trình hô hấp của chính thực vật và phần còn lại cho các sinh vật dinh dƣỡng.
Trong hoạt động sống, thực vật sử dụng một phần đáng kể năng suất sơ cấp thô.
Mức độ sử dụng phụ thuộc vào dặc tính của quần xã thực vật, vào độ tuổi, và nơi phân bố
(trên cạn, dƣới nƣớc, theo độ cao và vĩ độ).Các loại thực vật đồng cỏ còn non thƣờng chỉ
tiêu hao 30% năng suất sơ cấp thô, còn ở đồng già tới hơn 70%. Rừng ôn đới sử dụng và
đồng hóa để tạo nên chất hữu cơ động vật đầu tiên của chuỗi thức ăn, hoặc năng suất sơ
cấp thô (NSSCR) trừ đi phần năng lƣợng bị tiêu hao trongh quá trình hô hấp (R). Đó là
chất hữu cơ đƣợc tích lũy để làm tăng khối lƣợng sinh vật:
NSSCN =

( Sinh trƣởng thực vật)

NSSCT – Hô hấp thực vật
(Quang hợp tổng số)

2.4. Các nhân tố sinh thái.
Nhân tố sinh thái là nhân tố của môi trƣờng có ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp
lên hệ sinh vật. Ngƣời ta chia thành 3 nhóm:
2.4.1. Các nhân tố không sống bao gồm các yếu tố tự nhiên.
Địa hình: độ cao, độ trũng, độ dốc, hƣớng phơi địa hình.
Khí hậu: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, gió…
Nƣớc: nƣớc mặn, mƣớc ngọt, mƣa…
Các chất khí: CO2, O2, N2 …
Các chất dinh dƣỡng khoáng hữu cơ.
2.4.2. Các nhân tố sống.
Bao gồm những cơ thể sống khác nhƣ thực vật, động vật, và sinh vật. Các cơ thể
sống này có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ thể sinh vật trong mối quan hệ
cùng loài hay khác loài. Nhóm nhân tố này trong thế giới hữu cơ rất quan trọng.
2.4.3. Nhân tố con ngƣời.

13


×