Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

HIỆN TRẠNG CANH TÁC RAU VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG CHO NGÀNH TRỒNG RAU TẠI MỘT SỐ PHƢỜNG THUỘC QUẬN 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HIỆN TRẠNG CANH TÁC RAU VÀ CÁC GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG CHO NGÀNH TRỒNG RAU
TẠI MỘT SỐ PHƢỜNG THUỘC QUẬN 12

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN NGỌC THU
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
Niên khóa: 2007 – 2011

- Tháng 07/ 2011 –


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HIỆN TRẠNG CANH TÁC RAU VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ MÔI TRƢỜNG CHO NGÀNH TRỒNG RAU TẠI MỘT
SỐ PHƢỜNG THUỘC QUẬN 12


Đề tài đã chỉnh sửa theo yêu cầu của giáo viên phản biện
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

PGS. TS BÙI XUÂN AN

NGUYỄN NGỌC THU
MSSV: 07157188

- Tháng 07/ 2011 –


HIỆN TRẠNG CANH TÁC RAU VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI
TRƢỜNG CHO NGÀNH TRỒNG RAU TẠI MỘT SỐ PHƢỜNG
THUỘC QUẬN 12

Tác giả
NGUYỄN NGỌC THU

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sƣ
ngành Quản lý môi trƣờng

Giáo viên hƣớng dẫn
PGS. TS BÙI XUÂN AN

- Tháng 07/2011 -



LỜI CẢM ƠN

Trƣớc tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ đã cho tôi có
đƣợc nhƣ ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trƣờng Đại Học Nông Lâm
TPHCM, quý thầy cô giảng dạy tại khoa Môi Trƣờng và Tài Nguyên đã tận tình dạy
dỗ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại
trƣờng, giúp tôi có cơ sở định hƣớng để thực hiện khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS Bùi Xuân An đã tận
tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Đồng thời tôi xin đƣợc phép nói lời cảm ơn sâu sắc đến các cô chú, anh chị
trong Phòng Tài Nguyên và Môi Trƣờng, Trạm Khuyến Nông, Trạm Bảo Vệ Thực
Vật của Quận 12 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu, tài
liệu để thực hiện khóa luận này.
Đạt đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay, tôi không thể không nhắc đến sự nhiệt
tình giúp đỡ và động viên của bạn bè lúc khó khăn.
Một lần nữa, xin cho tôi đƣợc nói lên lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Thu

i


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Hiện trạng canh tác rau và các giải pháp quản lý môi
trƣờng cho ngành trồng rau tại một số phƣờng thuộc Quận 12” đƣợc tiến hành
tại các phƣờng Thạnh Xuân, Thới An, Hiệp Thành, Tân Thới Hiệp thuộc Quận 12,
điều tra hiện trạng về: Kỹ thuật canh tác rau, cách sử dụng phân bón và thuốc

BVTV; việc thải bỏ bao bì thuốc BVTV; việc trang bị bảo hộ lao động trong khi
dùng thuốc BVTV và nhận thức của nông hộ. Dựa vào hiện trạng trên, xây dựng các
giải pháp quản lý môi trƣờng cho ngành trồng rau tại khu vực nghiên cứu với mục
đích bảo vệ môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
Ngoài diện tích trồng rau an toàn 131 ha, chiếm 16,5% diện tích trồng rau,
diện tích còn lại phần lớn vẫn áp dụng kỹ thuật truyền thống, dựa vào kinh nghiệm
của nông dân là chính, do đó vấn đề về dƣ lƣợng thuốc BVTV, môi trƣờng và sức
khỏe con ngƣời chƣa đƣợc đảm bảo. Đặc biệt, tình trạng sử dụng dầu thải từ xe máy
để diệt rầy trên ruộng rau muống chiếm 77,4% số hộ điều tra trồng rau muống. Bên
cạnh đó, nhận thức của ngƣời trồng rau trong việc trang bị bảo hộ lao động, xử lý
bao bì thuốc BVTV còn chƣa cao.
Đề tài đã xây dựng các giải pháp quản lý môi trƣờng cho ngành trồng rau nói
chung và ở khu vực nghiên cứu nói riêng nhằm nâng cao hiểu biết của nông dân về
lợi ích khi trồng rau an toàn, sử dụng phân bón, thuốc BVTV hợp lý và đúng cách,
đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiệp và bảo vệ môi trƣờng; nâng cao trách nhiệm
quản lý của các ban ngành có liên quan.

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
TÓM TẮT ..................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ ........................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii
Chƣơng 1 ........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

1.1 Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu..............................................................................................2
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................3
1.4.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ..........................................................................3
1.4.2 Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu ..............................................................4
1.5 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................4
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................................................4
Chƣơng 2 ........................................................................................................................5
CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ......................................................................................5
2.1 Cơ sở khoa học ......................................................................................................5
2.1.1 Rau an toàn (RAT) ..........................................................................................5
2.1.1.1 Khái niệm rau an toàn ..............................................................................5
2.1.1.2 Các yêu cầu chất lƣợng của rau an toàn ...................................................5
2.1.1.3 Điều kiện sản xuất rau an toàn .................................................................6
2.1.2 Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).......................................................................7
2.1.2.1 Khái niệm .................................................................................................7
2.1.2.2 Tính độc của thuốc BVTV .......................................................................8
2.1.2.3 Ảnh hƣởng của thuốc BVTV đối với môi trƣờng và hệ sinh thái ..........11
2.1.2.4 Ảnh hƣởng của thuốc BVTV đến sức khỏe con ngƣời ..........................13
2.1.3 Phân bón và nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng ....................................................15
2.1.4 Phát triển nông nghiệp bền vững ..................................................................20
2.1.5 Quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management - IPM) .................21
2.1.5.1 Các biện pháp cơ bản trong IPM ............................................................21
iii


2.1.5.2 Những nguyên lý cơ bản của IPM ..........................................................22
2.1.5.3 Các nguyên tắc cơ bản của IPM .............................................................23
2.1.6 Tiêu chuẩn VIETGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) ..............23

2.1.6.1 Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng Tiêu chuẩn VIETGAP .........24
2.1.6.2 Tình hình áp dụng GAP trên thế giới và Việt Nam hiện nay .................24
2.2 Cơ sở pháp lý .......................................................................................................25
2.3 Tổng quan quận 12 ..............................................................................................26
2.3.1 Điều kiện tự nhiên .........................................................................................26
2.3.1.1 Vị trí địa lý..............................................................................................26
2.3.1.2 Địa hình Quận 12....................................................................................27
2.3.1.3 Đặc điểm khí hậu ....................................................................................28
2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của Quận 12 .........................................................28
2.3.2.1 Dân số .....................................................................................................28
2.3.2.2 Giáo dục..................................................................................................29
2.3.2.3 Cơ cấu kinh tế .........................................................................................29
2.3.2.3.1 Thƣơng mại -Dịch vụ ......................................................................29
2.3.2.3.2 Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp ...............................................30
2.3.2.3.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp ......................................................30
Chƣơng 3 ......................................................................................................................32
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..........................................................32
3.1 Tình hình sản xuất rau tại Quận 12 ......................................................................32
3.1.1 Tình hình sản xuất .........................................................................................32
3.1.1.1 Diện tích và nhóm hộ trồng rau ..............................................................32
3.1.1.2 Hiệu quả sản xuất rau muống nƣớc ........................................................35
3.1.1.3 Hiệu quả sản xuất một số rau trên cạn....................................................37
3.1.2 Tình hình sử dụng phân bón ..........................................................................39
3.1.2.1 Sử dụng phân bón cho rau trên cạn ........................................................39
3.1.2.2 Sử dụng phân bón cho rau muống nƣớc .................................................41
3.1.3 Tình hình sử dụng thuốc BVTV....................................................................43
3.1.3.1 Tình hình sâu bệnh hại ...........................................................................43
3.1.3.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau ăn lá .......................................45
3.1.3.3 Bảo hộ lao động (BHLĐ) .......................................................................48
3.1.3.4 Tình hình chai lọ, bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng.........................50

3.1.4 Tình hình tập huấn.........................................................................................56
3.2 Nhận xét chung ....................................................................................................56
Chƣơng 4 ......................................................................................................................58
iv


CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG CHO NGÀNH TRỒNG RAU
TẠI MỘT SỐ PHƢỜNG THUỘC QUẬN 12 ...........................................................58
4.1 Đánh giá các nhân tố tác động đến sản xuất rau ..................................................58
4.1.1 Nhân tố kinh tế ..............................................................................................58
4.1.2 Nhân tố kỹ thuật ............................................................................................59
4.2 Cơ chế quản lý hiện có ........................................................................................60
4.3 Một số giải pháp đề nghị .....................................................................................61
4.3.1 Giải pháp kỹ thuật .........................................................................................61
4.3.2 Giải pháp quản lý ..........................................................................................63
4.3.3 Giải pháp tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng ............64
Chƣơng 5 ......................................................................................................................66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................66
5.1 Kết luận ................................................................................................................66
5.2 Kiến nghị..............................................................................................................67
5.2.1 Đối với nhà nƣớc, nhà quản lý ......................................................................67
5.2.2 Đối với nhà doanh nghiệp .............................................................................68
5.2.3 Đối với các hộ nông dân ...............................................................................68
5.2.4 Đối với ngƣời tiêu dùng ................................................................................69
5.2.4 Các hƣớng nghiên cứu tiếp theo....................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................70
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... A
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................... B
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................... E
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................................. G

PHỤ LỤC 4 .................................................................................................................. K
PHỤ LỤC 5 .................................................................................................................. K
PHỤ LỤC 6 ................................................................................................................... L
PHỤ LỤC 7 .................................................................................................................. M
PHỤ LỤC 8 ................................................................................................................... N
PHỤ LỤC 9 ................................................................................................................... P

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

Bảo vệ thực vật.

RAT

Rau an toàn.

HTX

Hợp tác xã.

BHLĐ

Bảo hộ lao động.

IPM


Integrated Pest Management - Quản lý dịch hại tổng hợp.

VIETGAP Vietnamese Good Agricultural Practices - Thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt cho rau quả tƣơi của Việt Nam.
LC50

Lethal concentration 50 – Nồng độ gây chết 50%.

LD50

Lethal dosis 50 – Liều lƣợng gây chết 50%.

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam.

TN & MT

Tài nguyên và Môi trƣờng.

KH & CN

Khoa học và công nghệ.

WHO

Tổ chức y tế thế giới.

FAO


Tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc.

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 - Tác động của thuốc BVTV đến môi trƣờng (Richardson. M. L, 1979) .... .11
Hình 2.2 - Sự biến đổi thuốc trừ sâu trong đất (Ross, 1989) ...................................... .12
Hình 2.3 – Phát triển nông nghiệp bền vững .............................................................. .21
Biểu đồ 3.1 - Tỷ lệ (%) sử dụng đồ bảo hộ lao động khi phun xịt thuốc BVTV. ........48
Biểu đồ 3.2 - Tỷ lệ (%) sử dụng các biện pháp xử lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV sau
khi sử dụng. ..................................................................................................................50
vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 - Phân chia các nhóm độc theo WHO ............................................................. 9
Bảng 2.2 - Phân chia nhóm độc theo Farm Chemicals Handbook (Mỹ)......................10
Bảng 2.3 - Phân chia nhóm độc của Việt Nam............................................................. 10
Bảng 2.4 – Gây độc hại cho môi trƣờng tự nhiên và nông trại do hoạt động nông
nghiệp.. ......................................................................................................................... 17
Bảng 2.5 – Gây hại cho khí quyển và trong nhà do hoạt động nông nghiệp ...............17
Bảng 2.6 – Gây độc hại nguồn nƣớc, thức ăn cho ngƣời và gia súc do hoạt động nông
nghiệp ........................................................................................................................... 18
Bảng 2.7 - Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lƣợng nitrat (NO3) trong một số sản
phẩm rau tƣơi (mg/ kg) ............................................................................................... 19
Bảng 2.8 – Diện tích 11 phƣờng thuộc Quận 12 .......................................................... 27
Bảng 3.1 – Các loại rau chính thƣờng trồng ở Quận 12. ..............................................33
Bảng 3.2 – Tình hình sản xuất rau vụ đông xuân năm 2010 trên địa bàn Q. 12. .........33
Bảng 3.3 – Tỷ lệ % diện tích rau an toàn tại khu vực nghiên cứu ............................... 34
Bảng 3.4 – Diện tích và số hộ trồng rau an toàn tại khu vực nghiên cứu. ...................35
Bảng 3.5 - Hiệu quả sản xuất rau muống nƣớc (ha/năm) .............................................37

Bảng 3.6 - Hiệu quả sản xuất một số rau trên cạn (ha/năm). .......................................38
Bảng 3.7 - Thành phần dinh dƣỡng của phân chuồng (Đơn vị: %) ............................. 39
Bảng 3.8 – Lƣợng phân bón lót đƣợc sử dụng cho một số rau trồng trên cạn. ............40
Bảng 3.9 – Lƣợng phân vô cơ đƣợc sử dụng cho một số rau trồng trên cạn. ..............41
Bảng 3.10 – Lƣợng phân bón lót đƣợc sử dụng cho rau muống nƣớc ......................... 42
Bảng 3.11 – Lƣợng phân vô cơ đƣợc sử dụng cho rau muống nƣớc. .......................... 42
Bảng 3.12 – Tần xuất bệnh hại xuất hiện trên rau tại khu vực nghiên cứu. .................44
Bảng 3.13 – Một số thuốc BVTV đƣợc sử dụng phổ biến ...........................................46
Bảng 3.14 – Kết quả điều tra tình hình phun thuốc BVTV ..........................................46
Bảng 3.15 – Sử dụng bảo hộ lao động..........................................................................48
vii


Hiện trạng canh tác rau và các giải pháp quản lý môi trƣờng cho ngành trồng rau tại một số
phƣờng thuộc Quận 12

Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết của đề tài

Rau xanh là một nhu cầu không thể thiếu của ngƣời dân trong bửa ăn
hàng ngày. Hiện nay nhu cầu rau xanh của thành phố rất lớn, nếu chỉ tính mức tiêu
thụ bình quân hiện nay là 90 kg/ngƣời/năm thì lƣợng rau cần thiết là 500.000 550.000 tấn/năm. Trong những năm qua, thành phố tập trung phát triển vành đai
xanh ở các quận ven và huyện ngoại thành nhƣ: Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh,
Quận 12,… với diện tích gieo trồng hàng năm trên 8.000 ha, đạt sản lƣợng hơn
180.000 tấn/năm. Rau đƣợc tập trung sản xuất vào mùa khô nhất là rau ăn lá.
Rau củ quả là sản phẩm rất dễ bị nhiễm một số độc chất về dƣ lƣợng thuốc
bảo vệ thực vật, kim loại nặng, nitrate, các vi trùng và ký sinh trùng. Dƣ lƣợng
thuốc bảo vệ thực vật làm ảnh hƣởng đến sức khỏe cộng đồng về bệnh cấp tính và
mãn tính. Công tác kiểm tra đánh giá chất lƣợng rau lƣu thông trên thị trƣờng và các

chợ còn hạn chế và đã xảy ra một số trƣờng hợp ngộ độc do ăn rau quả bị ô nhiễm
các yếu tố độc hại. Vì vậy, việc lựa chọn một giải pháp sản xuất rau an toàn là một
trong những yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu đƣợc nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

1


Hiện trạng canh tác rau và các giải pháp quản lý môi trƣờng cho ngành trồng rau tại một số
phƣờng thuộc Quận 12

Trƣớc tình hình ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trên rau ngày càng tăng, từ
năm 1996 thành phố có chủ trƣơng triển khai chƣơng trình sản xuất rau an toàn trên
địa bàn Thành phố, đã và đang đạt đƣợc một số kết quả trong công tác khuyến nông,
tuyên truyền, vận động, hƣớng dẫn kỹ thuật cho ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng
về rau an toàn.
Để tìm hiểu kỹ hơn các tác động đến môi trƣờng từ vùng trồng rau, mà điển
hình là một quận ven ở thành phố Hồ Chí Minh – Quận 12 nhằm đề xuất một số giải
pháp quản lý môi trƣờng, hƣớng tới mục đích sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên,
giảm thiểu ô nhiễm, góp phần tạo sản phẩm rau sạch, rau an toàn, bảo vệ sức khỏe
cả ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản xuất. Và đó cũng là lý do mà đề tài: “Hiện trạng
canh tác rau và các giải pháp quản lý môi trƣờng cho ngành trồng rau tại một
số phƣờng thuộc Quận 12” đƣợc thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra hiện trạng canh tác các loại rau và các yếu tố tác động đến tập quán
canh tác qua đó làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng. Từ đó đề xuất các giải
pháp quản lý môi trƣờng cho ngành trồng rau tại khu vực nghiên cứu của Quận 12,
hƣớng tới mục đích sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm, góp
phần tạo ra sản phẩm rau sạch, rau an toàn, bảo vệ sức khỏe cả ngƣời tiêu dùng và
ngƣời sản xuất.
1.3 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra hiện trạng canh tác các loại rau trên địa bàn Quận 12 mà chủ yếu là
ở 4 phƣờng Thạnh Xuân, Thới An, Tân Thới Hiệp, Hiệp Thành.
- Nghiên cứu tập quán canh tác, quy trình kỹ thuật trồng rau truyền thống và
rau an toàn, rau sạch.

2


Hiện trạng canh tác rau và các giải pháp quản lý môi trƣờng cho ngành trồng rau tại một số
phƣờng thuộc Quận 12

- Nghiên cứu ảnh hƣởng của kỹ thuật canh tác rau truyền thống đến môi
trƣờng, sức khỏe ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng.
- Xác định các vấn đề môi trƣờng phát sinh do sử dụng và thải bỏ thuốc
BVTV.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để quản lý môi trƣờng cho ngành trồng
rau tại vùng nghiên cứu, nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ sức khỏe ngƣời sản
xuất và ngƣời tiêu dùng.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Tham khảo tài liệu, số liệu từ sách, báo, internet và các ban ngành..
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia, cán bộ nông nghiệp tại địa phƣơng.
- Điều tra thực địa và phỏng vấn ngẫu nhiên: điều tra, khảo sát thực tế kỹ
thuật trồng rau, cách sử dụng phân bón, thuốc BVTV của 60 hộ nông dân bằng cách
sử dụng bảng câu hỏi.
1.4.1.1 Cách chọn mẫu điều tra
Căn cứ vào tổng số hộ trồng rau thuộc 4 phƣờng là 605 hộ trong đó số hộ
chuyên trồng rau muống nƣớc là 357 hộ, số hộ chuyên trồng rau trên cạn (cải xanh,
cải ngọt, xà lách) là 248 hộ, lấy 10% số hộ ngẫu nhiên trồng rau muống nƣớc và
10% số hộ ngẫu nhiên trồng rau cải để điều tra.

Chia ra 2 nhóm hộ điều tra: nhóm hộ chuyên trồng rau muống nƣớc và nhóm
hộ chuyên trồng rau trên cạn (cải xanh, cải ngọt, xà lách) vì:
- Phƣơng thức canh tác giữa hai nhóm rau hoàn toàn khác nhau.
- Mức độ ảnh hƣởng đến môi trƣờng của 2 nhóm rau này cũng khác nhau.
1.4.1.2 Nội dung câu hỏi tập trung một số vấn đề sau
- Kỹ thuật canh tác và cách sử dụng phân bón, thuốc BVTV.
3


Hiện trạng canh tác rau và các giải pháp quản lý môi trƣờng cho ngành trồng rau tại một số
phƣờng thuộc Quận 12

- Nhận thức về mối nguy hiểm khi lạm dụng phân bón, thuốc BVTV.
- Việc thải bỏ bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng.
- Bảo hộ lao động trong khi dùng thuốc BVTV.
- Tình hình tập huấn về kỹ thuật canh tác rau tại địa phƣơng.
1.4.2 Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu
- Các số liệu thu thập đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel.
- Sử dụng biểu đồ, bảng biểu để phân tích các số liệu.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: khu vực phƣờng Thạnh Xuân, Thới An, Hiệp Thành,
Tân Thới Hiệp – Quận 12 – TP HCM.
- Đối tƣợng nghiên cứu: nhóm hộ chuyên trồng rau muống nƣớc và nhóm hộ
chuyên trồng rau trên cạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu rau trên cạn là cải xanh,
cải ngọt, xà lách.
- Thời gian nghiên cứu: 25/03/2011 đến 30/06/2011
- Điều tra mẫu: lấy 10% tổng số hộ của mỗi nhóm rau.
- Đề tài chỉ điều tra những hộ có trồng rau thuộc 4 phƣờng trên.
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Tìm hiểu những tồn tại của kỹ thuật trồng rau truyền thống tại địa phƣơng,

hƣớng tới áp dụng kỹ thuật trồng rau an toàn, sử dụng thuốc BVTV và phân bón hiệu
quả hơn.
- Góp phần nâng cao ý thức của ngƣời nông dân về bảo vệ môi trƣờng và sức
khỏe cộng đồng.
- Từng bƣớc đổi mới phƣơng pháp quản lý môi trƣờng vẫn còn nhiều bất cập
tại địa phƣơng.

4


Hiện trạng canh tác rau và các giải pháp quản lý môi trƣờng cho ngành trồng rau tại một số
phƣờng thuộc Quận 12

Chƣơng 2
CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1 Rau an toàn (RAT)
2.1.1.1 Khái niệm rau an toàn
Những sản phẩm rau tƣơi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả
có chất lƣợng đúng nhƣ đặt tính giống của nó, hàm lƣợng các hoá chất độc và mức độ
nhiễm các sinh vật gây hại ở dƣới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho
ngƣời tiêu dùng và môi trƣờng, thì đƣợc coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, gọi tắt là "rau an toàn".
2.1.1.2 Các yêu cầu chất lƣợng của rau an toàn
 Chỉ tiêu về nội chất
Chỉ tiêu nội chất đƣợc quy định cho rau tƣơi bao gồm:
Dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật.
Hàm lƣợng nitrat (NO3).
Hàm lƣợng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As,...
Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E. coli, Samonella ...) và kí sinh trùng

đƣờng ruột (trứng giun đũa Ascaris)

5


Hiện trạng canh tác rau và các giải pháp quản lý môi trƣờng cho ngành trồng rau tại một số
phƣờng thuộc Quận 12

Tất cả các chi tiêu trong sản phẩm của từng loại rau phải đƣợc dƣới mức cho
phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Quốc tế FAO/WHO hoặc của một số nƣớc tiên tiến:
Nga, Mỹ ... tại Việt Nam cũng có quy định về các chỉ tiêu này cho RAT (QĐ
46/2007/QĐ-BYT).
 Chỉ tiêu về hình thái
Sản phẩm đƣợc thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu từng loại rau (đúng độ già
kỹ thuật hay thƣơng phẩm); không dập nát, hƣ thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có
bao gói thích hợp.
2.1.1.3 Điều kiện sản xuất rau an toàn
 Đất trồng
Để có năng suất cao, chất lƣợng tốt, phải trồng rau ở đất cao, thoát nƣớc tốt,
thích hợp với quá trình sinh trƣởng, phát triển của rau. Vùng trồng rau phải cách ly
với khu vực có chất thải công nghiệp nặng và bệnh viện ít nhất 2km, với chất thải sinh
hoạt của thành phố ít nhất 200m. Đất có thể chứa một lƣợng nhỏ kim loại nhƣng
không đƣợc tồn dƣ hoá chất độc hại.
 Nƣớc tƣới
Vì trong rau xanh nƣớc chứa trên 90% nên việc tƣới nƣớc có ảnh hƣởng trực
tiếp đến chất lƣợng sản phẩm. Nƣớc tƣới rau tốt nhất là nƣớc giếng khoan. Nếu dùng
nƣớc sông, ao, hồ thì phải dùng nƣớc không bị ô nhiễm. Nƣớc dùng để pha các loại
phân bón lá, thuốc BVTV cũng phải là nƣớc sạch.
 Phân bón
Phân bón lót cho rau thƣờng là phân hữu cơ đã ủ hoai và phân lân vi sinh. Tùy

theo loại rau mà có chế độ bón lón và lƣợng bón khác nhau. Trung bình một hecta thì
bón lót khoảng 15 tấn phân hữu cơ và 300kg lân hữu cơ vi sinh.

6


Hiện trạng canh tác rau và các giải pháp quản lý môi trƣờng cho ngành trồng rau tại một số
phƣờng thuộc Quận 12

Phân hóa học muốn bón lót phải nắm đƣợc nhu cầu sinh lý của cây để bón
thêm 30% phân đạm và 50% phân Kali.
Tuyệt đối không dùng phân chuồng tƣơi để loại trừ các vi sinh vật gây bệnh,
tránh nóng cho rễ cây và để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng và các nhóm vi
sinh vật. Tuyệt đối không dùng phân tƣơi và nƣớc phân chuồng pha loãng tƣới cho
rau.
 Bảo vệ thực vật
Là giữ cho năng suất và chất lƣợng cây trồng bằng cách loại trừ các tác động và các
tác nhân gây hại.

Hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc BVTV có độ độc cao (thuộc nhóm độc I
và II), thuốc chậm phân hủy thuộc nhóm Clor và lân hữu cơ. Triệt để sử dụng các loại
thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độ độc thấp, thuốc chóng phân hủy, ít ảnh
hƣởng các loài sinh vật có ích trên ruộng.
Nên chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch. Kết
thúc phun thuốc trƣớc khi thu hoạch ít nhất 5 đến 10 ngày. Ƣu tiên sử dụng các chế
phẩm BVTV sinh học nhƣ Bt, hạt củ đậu, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên
địch để phòng bệnh. Áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng trừ tổng hợp IPM
nhƣ: luân canh cây trồng hợp lý; sử dụng giống tốt không bệnh; chăm sóc cây theo
yêu cầu sinh lý; bắt sâu bằng tay; dùng bẫy sinh học diệt trừ bƣớm; thƣờng xuyên
kiểm tra đồng ruộng để theo dõi, phát hiện, tập trung phòng trừ sớm...

2.1.2 Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)
2.1.2.1 Khái niệm
Thuốc BVTV còn gọi là thuốc trừ dịch hại hoặc sản phẩm nông dƣợc bao gồm
những chế phẩm dùng để phòng trừ những vi sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, các

7


Hiện trạng canh tác rau và các giải pháp quản lý môi trƣờng cho ngành trồng rau tại một số
phƣờng thuộc Quận 12

chế phẩm có tác dụng điều hòa sinh trƣởng thực vật, các chế phẩm có tác dụng xua
đuổi hoặc thu hút các loại sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
Tài nguyên thực vật đƣợc bảo vệ bằng thuốc BVTV bao gồm cây và sản phẩm
của cây trồng, nông lâm sản, thức ăn gia súc, nông sản khi bảo quản.
Những sinh vật gây hại tài nguyên thực vật (còn gọi là dịch hại) bao gồm sâu
hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân sinh vật gây hại khác.
2.1.2.2 Tính độc của thuốc BVTV
 Định nghĩa về chất độc
Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật (ngƣời, động thực vật, vi sinh
vật) với liều lƣợng nhỏ đã có thể gây ra những rối loạn về cấu trúc hay chức năng, làm
chậm sự sinh trƣởng phát triển, dẫn đến những tổn thất cho cơ thể hoặc tử vong.
 Tính độc và độ độc
Tính độc (hay độc tính): Là một đặc điểm quan trọng của chất độc. Tính độc
của một chất là khả năng gây độc cho cơ thể sinh vật ở một lƣợng nhất định của chất
độc đó.
Độ độc: Là biểu hiện mức độ của tính độc, là hiệu lực độc gây nên bởi một
lƣợng nhất định của chất độc khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật.
Độ độc cấp tính: Thuốc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thời gọi là
nhiễm độc cấp tính. Độ độc cấp tính của thuốc đƣợc biểu thị qua liều gây chết trung

bình, viết tắt là LD50 (Lethal dosis), tức là liều thuốc ít nhất có thể gây chết cho 50%
số cá thể vật thí nghiệm (thƣờng là chuột), đƣợc tính bằng mg hoạt chất/kg trọng
lƣợng cơ thể.
LC50 (Lethal concentration) là khái niệm dùng để chỉ nồng độ hơi hoặc bụi
trong không khí hoặc lƣợng chất độc dạng lỏng hòa tan trong nƣớc sông, suối, ao, hồ
có thể gây chết 50% số sinh vật thí nghiệm. Tính bằng mg hoạt chất/m3 không khí.
8


Hiện trạng canh tác rau và các giải pháp quản lý môi trƣờng cho ngành trồng rau tại một số
phƣờng thuộc Quận 12

Thuốc có trị số LD50 hoặc LC50 càng thấp là thuốc có độ độc cấp tính càng cao.
Độ độc mãn tính: Nhiều loại thuốc có khả năng tích lũy trong cơ thể ngƣời và
động vật máu nóng, gây đột biến tế bào, kích thích tế bào khối u ác tính phát triển, ảnh
hƣởng đến bào thai và gây dị dạng đối với các thế hệ sau. Các biểu hiện tác hại này
phát sinh chậm, do thuốc tích lũy dần trong cơ thể, gọi là nhiễm độc mãn tính.
 Phân loại nhóm độc
Căn cứ độ độc cấp tính của thuốc, tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân chia các
loại thuốc thành 5 nhóm độc khác nhau là các nhóm Ia (rất độc), Ib (độc cao), II (độc
trung bình), III (ít độc) và IV (rất ít độc).
Ở nƣớc ta, tạm thời theo cách phân nhóm độc của WHO và lấy căn cứ chính là
liều LD50 qua miệng (chuột), phân chia thành 3 nhóm độc là nhóm I (rất độc, gồm cả
Ia và Ib), nhóm II (độc cao), nhóm III (ít độc).
Bảng 2.1 - Phân chia các nhóm độc theo WHO

(Theo WHO,1992)
9



Hiện trạng canh tác rau và các giải pháp quản lý môi trƣờng cho ngành trồng rau tại một số
phƣờng thuộc Quận 12

Bảng 2.2 - Phân chia nhóm độc theo Farm Chemicals Handbook (Mỹ)

(Theo AAPCO-Mỹ, “Farm Chemical’s Handbook”,1992)
Bảng 2.3 - Phân chia nhóm độc của Việt Nam

10


Hiện trạng canh tác rau và các giải pháp quản lý môi trƣờng cho ngành trồng rau tại một số
phƣờng thuộc Quận 12

2.1.2.3 Ảnh hƣởng của thuốc BVTV đối với môi trƣờng và hệ sinh thái
Việc sử dụng thuốc BVTV nhƣ con dao hai lƣỡi. Ngoài những tác dụng tốt làm
tăng năng suất cây trồng, làm giảm sâu bệnh phá hoại đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Mặt khác, tác hại của thuốc BVTV cũng khá lớn với những biến cố về môi trƣờng,
làm giảm đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái trong hệ sinh thái nông nghiệp
vốn dĩ hết sức mỏng manh.
Theo Phạm Văn Biên, 2005 – Cẩm nang thuốc BVTV: Khi phun thuốc cho cây
trồng có tới trên 50% số thuốc bị rơi xuống đất, đó là chƣa kể biện pháp bón thuốc
trực tiếp vào đất. Ngƣời ta cũng ƣớc tính có tới 90% thuốc sử dụng không tham gia
diệt sâu bệnh mà là gây nhiễm độc cho đất, nƣớc, không khí, nông sản. Ở trong đất,
thuốc BVTV đƣợc keo đất và chất hữu cơ giữ lại, sau đó sẽ phân tán và biến đổi theo
nhiều con đƣờng khác nhau qua các hoạt động sinh học của đất là tác động của các
yếu tố hóa lý.

Hình 2.1 - Tác động của thuốc BVTV đến môi trƣờng (Richardson. M. L, 1979)
11



Hiện trạng canh tác rau và các giải pháp quản lý môi trƣờng cho ngành trồng rau tại một số
phƣờng thuộc Quận 12

Nhiều loại thuốc BVTV có cấu tạo đa vòng, trong đó có nhiều liên kết nối đôi,
vì vậy ở trong đất, thuốc BVTV thƣờng đƣợc tích lũy ở nồng độ tƣơng đối cao. Điều
này đƣợc giải thích bằng 2 nguyên nhân chính:
Sự phân rã diễn ra chậm và ở mức độ thấp vì trong đất chúng thƣờng tạo ra
những liên kết chặt chẽ với chất hữu cơ đất.
Tốc độ biến đổi chậm, ƣớc tính khoảng 0 – 10%/năm. Điều đó có nghĩa là thời
kỳ bán phân hủy của chúng có thể từ 10 – 20 năm hoặc lâu hơn.
Thành phần quan trọng của đất tạo liên kết chặt với thuốc BVTV là chất hữu
cơ và cấp hạt sét. Cũng chính vì lí do này mà thuốc BVTV có thể gây tổn hại lâu dài
cho đất và cho sinh trƣởng của cây trồng.

Hình 2.2 - Sự biến đổi thuốc trừ sâu trong đất (Ross, 1989)

12


Hiện trạng canh tác rau và các giải pháp quản lý môi trƣờng cho ngành trồng rau tại một số
phƣờng thuộc Quận 12

Ở Việt Nam, hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng do thuốc BVTV đã trở thành vấn
đề cần đƣợc quan tâm. Các loại thuốc BVTV đã và đang là nguyên nhân đóng góp vào
việc làm giảm số lƣợng nhiều loài sinh vật có ích, làm giảm tính đa dạng sinh học, ảnh
hƣởng có hại đến sức khỏe con ngƣời. Hàng năm, ở Việt Nam sử dụng khoàng 15.000
– 25.000 tấn thuốc BVTV và thuốc trừ dịch hại.
Đa số các thuốc BVTV phân hủy trong nƣớc rất chậm (từ 6 – 24 tháng), tạo ra

dƣ lƣợng đáng kể ở trong đất.
Nhiều loại thuốc có khả năng bay hơi vào không khí, nhất là trong điều kiện
khí hậu nóng ẩm. Qua nƣớc và không khí, thuốc BVTV có thể chuyển đến những
vùng rất xa, đóng góp vào việc gây ô nhiễm hóa học toàn cầu. Thuốc BVTV và một
số chất ô nhiễm khác đã đƣợc phát hiện trong lớp băng ở hai cực và ngày nay còn
phát hiện hàm lƣợng của chúng trong các mô của cơ thể động vật, kể cả con ngƣời
khắp nơi trên thế giới.
2.1.2.4 Ảnh hƣởng của thuốc BVTV đến sức khỏe con ngƣời
Vấn đề an toàn lao động đối với ngƣời sử dụng thuốc BVTV chƣa đƣợc quan
tâm một cách thỏa đáng. Phần lớn nông dân thiếu hiểu biết về tính năng, tác dụng của
các loại thuốc BVTV, phần khác do yêu cầu cấp thiết của cuộc sống nên việc chấp
hành những quy định về bảo vệ an toàn lao động khi sử dụng các loại thuốc BVTV
mang tính độc hại cao chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc. Đây chính là yếu tố chính gây
nhiễm độc thuốc BVTV trong lao động.
Hiện tƣợng nhiễm độc thuốc BVTV đƣợc phân làm ba cấp:
Ngộ độc thuốc BVTV do cố ý ăn uống để gây tử vong gọi tắt là “ngộ độc cố ý”.
Ngộ độc thuốc BVTV do ăn phải thức ăn có chứa thuốc BVTV, chủ yếu là do
sự nhầm lẫn, hoặc không biết thức ăn có chứa hàm lƣợng cao của thuốc BVTV
có thể gây ngộ độc, gọi tắt là “ngộ độc do nhầm lẫn”.
13


Hiện trạng canh tác rau và các giải pháp quản lý môi trƣờng cho ngành trồng rau tại một số
phƣờng thuộc Quận 12

Ngộ độc thuốc BVTV do tiếp xúc với chúng trong quá trình sản xuất, lƣu
thông, phân phối và sử dụng, gọi tắt là “ngộ độc do nghề nghiệp”.
Cục Y tế dự phòng và Môi trƣờng cho biết, trong năm 2009 các bệnh viện đã
tiếp nhận cho 4.515 ngƣời bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên đã có 138
trƣờng hợp tử vong do nhiễm độc quá nặng. (Theo Khoa học & Sức khỏe,

08/03/2010)
Theo báo cáo của Cục này, nguyên nhân gây ra nhiễm độc thuốc bảo vệ thực
vật thƣờng do ngƣời lao động tiếp xúc quá lâu và liên tục trong môi trƣờng độc hại.
Chỉ riêng trong năm 2009 có tới có tới 485 trƣờng hợp đã ăn, uống nhầm phải thuốc
bảo vệ thực vật, làm 15 ngƣời tử vong.
2.1.2.5 Cơ chế quản lý thuốc bảo vệ thực vật
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật đƣợc phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm
sử dụng ở Việt Nam theo quy định của Bộ NN & PTNT, ban hành kèm theo Thông
tƣ số 36/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 về việc ban hành Danh mục thuốc
bảo vệ thực vật đƣợc phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
 Danh mục thuốc bảo vệ thực vật đƣợc phép sử dụng ở Việt Nam gồm:
Thuốc sử dụng trong Nông nghiệp:
- Thuốc trừ sâu: 542 hoạt chất với 1361 tên thƣơng phẩm
- Thuốc trừ bệnh: 374 hoạt chất với 937 tên thƣơng phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 169 hoạt chất với 517 tên thƣơng phẩm.
- Thuốc trừ chuột: 10 hoạt chất với 17 tên thƣơng phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trƣởng: 48 hoạt chất với 126 tên thƣơng phẩm.
- Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 9 tên thƣơng phẩm.
- Thuốc trừ ốc: 20 hoạt chất với 105 tên thƣơng phẩm.
- Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thƣơng phẩm
14


Hiện trạng canh tác rau và các giải pháp quản lý môi trƣờng cho ngành trồng rau tại một số
phƣờng thuộc Quận 12

Thuốc trừ mối: 10 hoạt chất với 12 tên thƣơng phẩm
Thuốc bảo quản lâm sản: 5 hoạt chất với 7 tên thƣơng phẩm
Thuốc khử trùng kho: 5 hoạt chất với 5 tên thƣơng phẩm
Thuốc sử dụng cho sân golf:

- Thuốc trừ sâu: 1 hoạt chất với 1 tên thƣơng phẩm
- Thuốc trừ bệnh: 3 hoạt chất với 3 tên thƣơng phẩm.
- Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất với 1 tên thƣơng phẩm.
- Thuốc điều hoà sinh trƣởng: 1 hoạt chất với 1 tên thƣơng phẩm
 Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam gồm:
Thuốc sử dụng trong Nông nghiệp
- Thuốc trừ sâu: 5 hoạt chất với 10 tên thƣơng phẩm
- Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất với 3 tên thƣơng phẩm
Thuốc trừ mối: 2 hoạt chất với 2 tên thƣơng phẩm
Thuốc bảo quản lâm sản: 5 hoạt chất với 5 tên thƣơng phẩm
Thuốc khử trùng kho: 3 hoạt chất với 9 tên thƣơng phẩm
 Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam gồm:
- Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 21 hoạt chất
- Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất
- Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất
- Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất
2.1.3 Phân bón và nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng
Sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bệnh là chìa khóa của sự thành
công trong cách mạng xanh và đảm bảo nhu cầu về lƣơng thực. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, nhiều ngƣời đã lo ngại về ảnh hƣởng của phân bón đến môi
trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Điều lo ngại này không chỉ trong những nƣớc phát
15


×