Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

MÔN NHỮNG VẪN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.87 KB, 21 trang )

MÔN NHỮNG VẪN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
BÀI 1
1. Một số đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam
- Hệ thống chính trị VN tất yếu vừa mang tính phổ biến vừa mang tính đặc thù.
Do đó về cơ bản được tổ chức gần giống như hệ thống chính trị nhiều nước trên thế giới.
Mặt khác hệ thống chính trị việt nam được tổ chức và vận hành trong đk lịch sử, kt-xh,
môi trường văn hóa, chính trị dặc thù. Chính vì vậy hệ thống chính trị VN có những đặc
điểm riêng:
- Thứ nhất: Hệ thống chính trị VN do duy nhất một đảng cộng sản VN lãnh đạo.
TÍnh đặc thù này được quy định bởi vai trò, vị trí, khẳ năng lãnh đạo, uy tín lãnh đạo
của đảng cộng sản VN từ khi thành lập đến nay, trong quá trình tìm đường cứu nước,
giải phóng dân tộc, chống ách thực dân, thống nhất đất nước, xd bảo vệ tổ quốc, đổi mới
xã hội …
- Thứ hai: Hệ thống chính trị VN là hệ thống chính trị được xd theo mô hình hệ
thống chính trị XHCN xô viết, mặc dù trong quá trình đổi mới, hoàn thiện nhưng ảnh
hưởng của chế độ tập trung quan liêu, bao cấp trong mô hình ấy còn khá nặng nề. Những
khuyết tật của mô hình xô viết lại được củng cố trên bởi các tổ chức chiến đấu, chiến
tranh, kháng chiến. Những thói quen xử lý công việc, quản lý xh ứng xử theo thời chiến
vẫn còn ảnh hưởng khá đậm nét trong các thế hệ cán bộ, đặc biệt là thế hệ trưởng thành
trong chiến tranh.
- Thứ ba: ở VN các tổ chức chính trị xh phần lớn đều được đảng cộng sản tổ chức
rèn luyện, ra đời ngay sau khi đảng cộng sản VN thành lập và trở thành các tổ chức quần
chúng, cơ sở chính trị – xã hội của đảng. Vì vậy sau khi giành độc lập đảng cộng sản vn
trở thành đảng cầm quyền, các tổ chức chính trị xã hội đồng thời trở thành cơ sở chính
trị xã hội của nhà nước, được hưởng các điều kiện tổ chức và hoạt động như các cơ quan
nhà nước. Mối quan hệ này có mặt tích cực nhưng cũng có mặt tiêu cực đó là nguy cơ
hành chính hóa xa dân, thụ động thiếu tính độc lập trong hoạt động của các tổ chức
chính trị xã hội
Những đặc điểm này vừa quyết định kết cấu tổ chức, vận hành và các mối quan hệ
vừa cho thấy những thuận lợi khó khăn, thách thức mà chúng ta phải giải quyết … vừa


đặt ra những yêu cầu đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta
2. Cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam
- Về tổ chức bộ máy (tiểu hệ thống thể chế) Hệ thống chính trị VN gồm đảng
cộng sản vn, nhà nước, mặt trận tổ quốc việt nam và các tổ chức chính trị xã hội như:
tổng liên đoàn lao động vn, đoàn TNCSHCM, Hội nông dân VN, Hội liên hiệp phụ nữ
Vn, hội cựu chiến binh VN.
- Trong hệ thống chính trị VN Đảng CSVN lãnh đạo nhà nước và XH là hạt nhân
của hệ thống chính trị.
- Nhà nước CHXHCNVN gồm: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ, hệ thống tư
pháp (tòa án, viện kiểm soát nhân dân) chính quyền địa phương.
+ Quốc hội: là cơ quan đại biểu cao nhất của nd cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất của nước CHXHCNVN. Thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề
quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước
1


+ Chủ tịch nước: là người đứng đầu nhà nước thay mặt nước CHXHCNVN về đối
nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do quốc hội bầu trong số các đại biểu quốc hội. Chịu
trách nhiệm và báo cáo công tác trước quốc hội.
+ Chính phủ: Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN
thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của quốc hội, chịu trách nhiệm trước
quốc hội và báo cáo công tác trước quốc hội, UBTV quốc hội, chủ tịch nước.
+ Tòa án nhân dân: Là cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN thực hiện quyền tư
pháp. Tòa án nhân dân gồm: tòa án nd tối cao và các tòa án khác, có nhiệm vụ bảo vệ
công lý, bảo vệ quyền của con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN bảo vệ lợi
ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân.
+ Viện kiểm soát nhân dân: thực hành quyền công tố kiểm sát hoạt động tư pháp
bao gồm: viện kiểm sát nhân dân tối cao và viện kiểm sát khác do luật định. Có nhiệm
vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN,
bảo vệ lợi ích cùa nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân, góp phần

bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
+ Chính quyền địa phương: được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước
CHXHCNVN gồm có hội đồng nd và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông
thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do luật định.
Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành hiến pháp, pháp luật
của địa phương quyết định các vấn đề của địa phương.
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương đại diện cho
ý chí nguyện vọng quyền làm chủ của ND địa phương do ND địa phương bầu ra, chịu
trách nhiệm trước ND địa phương và các cơ quan nhà nước cấp trên quyết định các vấn
dề của địa phương do luật định.
UBND ở cấp chính quyền địa phương do HDND cùng cấp bầu là cơ quan chấp
hành của HĐND cơ quna hành chính của nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước
HĐND và cơ qun hành chính nhà nước cấp trên. UBND tổ chức việc thi hành hiến pháp
và pháp luật ở địa phương, tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND và thực hiện nhiệm
vụ do cơ qun nhà nước cấp trên giao.
Ở nước CHXHCNVN quyền lực nhà nước tập trung vào quốc hội các cơ quan
khác như chủ tịch nước, chính phủ, tòa án ND, viện kiểm soát đều được quốc hội cử ra
chịu trách nhiệm trước quốc hội và báo cáo công tác trước quốc hội. Chính phủ còn là
cơ quan chấp hành của quốc hội.
Mặc dù quyền lực nhà nước là tập trung, thống nhất không thể phân chia nhưng
có phân công và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp.
- MTTQVN và các tổ chức chính trị xh thành viên của mặt trận là một bộ phận
của hệ thống chính trị. MTTQVN là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của
tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xh, tổ chức xh và các cá nhân tiêu biểu trong giai
cấp, các tầng lớp xh, các dân tộc tôn giáo là người VN định cư ở nước ngoài.
- MTTQVN và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân
nơi thể hiện ý chí nguyện vọng tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân phát huy quyền làm
chủ của nd, tham gia công tác bầu cử quốc hội, HDND các cấp, XD chủ trương chính
sách pháp luật và vận động ND thực hiện đường lối, chủ trương của đảng, pháp luật nhà

2


nước, thực hiện giám sát, phản biện hoạt động các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử,
cán bộ công chức đảng viên, giải quyết nhưng mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
3. Các quan hệ chính trị
a. quan hệ giữa người có chủ quyền và người được ủy quyền
- Trong HTCTVN công dân VN là người có chủ quyền nhà nước, thực hiện sự ủy
quyền (bầu cử dân chủ phổ thông trực tiếp và kín) để bầu ra các cơ quan quyền lực của
nhà nước và có thể bãi miễn các cơ quan đó. Các cơ quan quyền lực nhà nước thanh mặt
nhân dân, thực thi quyền lực nhà nước, thực chất là thực hiện hóa quyền, ý chí và lợi ích
của nhân dân.
- Quyền lực chính trị của ĐCSVN về thực chất là quyền lực do đảng viên ủy
quyền tạo thành. Tổ chức đảng từ TW đến cơ sở đều thay mặt đảng viên mà cơ quan cao
nhất là đại hội, đại biểu toàn quốc thực hiện quyền lực chính trị, thực hiện sự lãnh đạo
nhà nước và xh.
- MTTQ và các tổ chức chính trị xh đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của
thành viên, hội viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân vừa tham gia vào đời
sống chính trị của đất nước vừa thực hiện chức năng xh đối với thành viên và hội viên
của mình
b. Quan hệ theo chiều ngang
Trong hệ thống chính trị nước ta các quan hệ chính trị được xác lập do một cơ chế
chủ đạo: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
- Đảng lãnh đạo bằng:
+ Cương lĩnh, đường lối, chủ trương.
+ Giáo dục tuyên truyền.
+ Bằng công tác tổ chức cán bộ
+ Lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát
- Nhà nước quản lý băng:
+ Bằng pháp luật

+ Hệ thống quản lý nhà nước từ TW đến cơ sở
+ Nhà nước quản lý xh trước hết bằng hệ thống quy phạm pháp luật, bằng hệ
thống các cơ quan quản lý nhà nước từ các bộ đến các cơ sở trong đó không loại trừ các
biện pháp cưỡng chế để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Nhà nước thực hiện
quản lý Nhà nước quản lý trên tất cả các lĩnh vực
- ND làm chủ: chỉ có nhân dân mới có quyền lực nhà nước, nhưng nd ủy quyền cho
đại biểu quốc hội. ND còn làm chủ bằng các hình thức trực tiếp, gián tiếp (thông qua
đại biểu cơ quan dân cử và các đoàn thể của nhân dân) ngày nay quyền làm chủ nd ở
nước ta không chỉ được đảm bảo bằng hiến pháp pháp luật mà bằng hệ thống truyền
thông các phương tiện thông tin đại chúng các quyền vận động … thực hiện dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra thông qua vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân
dân.
- Quan hệ giữa nhà nước với MTTQVN là quan hệ phối hợp hành động được
thực hiện theo quy chế phối hợp công tác do UBMTTQVN, cơ quan hữu quan ở từng
cấp ban ngành.
- Đảng cộng sản VN vừa là người lãnh đạo, vừa là thành viên của mặt trận vì
vậy quan hệ giữa đảng và MTTQ vừa là quan hệ lãnh đạo vừa là quan hệ hiệp thương
3


dân chủ phối hợp và thống nhất hành động. Các thành viên của MTTQVN trong khi
tuân theo điều lệ của MTTQVN đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình.
C. Quan hệ dọc từ TW – cơ sơ
- 4 cấp: TW- tỉnh – huyện – cơ sở (xã, phường). Cấp dưới phải phục tùng cấp trên.
Trong mối quan hệ phân cấp bao giờ cũng đi kèm với phân quyền nhất định nhằm đảm
bảo cho cấp dưới vừa đại diện cho lợi ích cấp trên và cả nước. ĐỒng thời phát huy được
sự năng động sáng tạo của địa phương và cơ sở.
D. Quan hệ bên trong và bên ngoài của hệ thống chính trị
Quan hệ giữa hai hệ thống chính trị là quan hệ của từng tổ chức cấu thành hệ
thống chính trị này với những bộ phận tương ứng với một hệ thống chính trị khác. Tuy

vậy cũng cần khẳng định rằng mối quan hệ giữa các nhà nước là quan trọng nhất, trong
mối quan hệ này vấn đề đặc ra là trong lúc thừa nhận chủ quyền quốc gia là cơ bản trong
quan hệ quốc tế vẫn chủ động và tích cực hội nhập vừa đảm bảo chủ quyền và lợi ích
quốc gia và nghĩa vụ quốc tế.
4. CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
(5 nguyên tắc)
Những nguyên tắc hoạt động của HTCT nước ta vừa tuân thủ tính phổ biến của hệ
thống chính trị trên thế giới vừa phản ánh tính đặc thù của điều kiện lịch sử, kinh tế văn
hóa xh VN.
1. Quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân:
Toàn bộ quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân, biểu hiện thông qua việc
nhân dân bầu cử ra quốc hội và các hội đồng nhân dân… những cơ quan này thay mặt
nhân dân thực thi quyền lực nhà nước. Ở nước ta các đại biểu của nhân dân được ủy
quyền theo nguyên tắc tự do và một thời hạn nhất định (nhiệm kỳ)
2. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản VN với nhà nước và xã hội
3. Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của hệ thống chính trị trong
đó có đảng và nhà nước.
Riêng MTTQVN với tư cách là một bộ phận của hệ thống chính trị MTTQ vừa
phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ vừa thực hiện nguyên tắc tự nguyện hiệp
thương dân chủ thống nhất và phối hợp hành động.
4. Quyền lực nhà nước thống nhất có sự phân công phối hợp và kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập phapsm tư pháp, thực hiện sự
phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương.
5. Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách.
5. Nguyên tắc cơ bản đối với quá trình đổi mới hệ thống chính trị nước ta
- Đổi mới hệ thống chính trị nhằm tạo điều kiện cho sự ổn định chính trị phát triển
kinh tế – xã hội.
- Đổi mới hệ thống chính trị phải đảm bảo sự tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối
với hệ thống chính trị.
- Đổi mới hệ thống chính trị nhằm tăng cường hiệu quả của các hệ thống chính trị

theo hướn xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

4


- Đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân, phát huy tính tích cực vai trò làm
chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc phát triển đất nước và hội
nhập quốc tế.
BÀI 2 XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCNVN CỦA DÂN DO DÂN
VÀ VÌ DÂN
1. Đặc trưng nhà nước pháp quyền
* Khai niêm
Là NN XHCN thực sự của dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực NN thuộc về nhân
dân; bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, quản lý xã hội theo pháp luật nhằm phục vụ lợi
ích và hạnh phúc của nhân dân, do Đảng tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo
đồng thời, chịu trách nhiệm trước nhân dân và sự giám sát của nhân dân.
* Đăc trưng NN phap quyên XHCN VN (6 đăc trưng)
Trong những năm đổi mới vừa qua đảng ta đã từng bước phát triển hệ thống quan
điểm nguyên tắc cơ bản về xd nhà nước pháp quyền. Đó là NN thực sự của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân; bảo đảm tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân.
- Đó là nhà nước thực sự của nhân dân do nhân dân vì nhân dân bảo đảm tất cả
các quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân.
Đó là NN tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc quyền lực NN là thống nhất, nhưng
có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện quyền
lực nhà nước về mặt lập pháp hành pháp, tư pháp.
- Đó là NN được tổ chức, hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm
tính tối cao của hiến pháp và pháp luật trong đời sống xh.
- Đó là NN tôn trọng, thực hiệ và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc con
người, bảo đảm trách nhiệm giữa nhà nước và công dân, thực hành dân chủ gắn với tăng
cường kỷ cương, kỷ luật.

- Đó là NN do ĐCS VN lãnh đạo. ĐỒng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân,
sự giám sát và phản biện xh của MTTQVN và các tổ chức thành viên của mặt trận.
- Đó là NN thực hiện đường lối hòa bình, hữu nghị với nhân dân các dân tộc và
các nhà nước trên thế giới trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ
của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và cùng có lợi đồng thời tôn
trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước, hiệp ước quốc tế đã tham gia ký kết
phê chuẩn.
2. Cac yêu câu xây dựng NN phap quyên XHCN VN
- Thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân bảo đảm thực hiện ngày càng
đẩy đủ nền dân chủ XHCN. Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của nhà nước phải đảm
bảo tất cả quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ, quyền
con người của nhân dân, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân.
- Xây dựng một nhà nước có đủ năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội có hiệu
quả, phát huy mọi tiềm lực của dân tộc, đồng thời tiếp thu hợp lý những thành tựu
KHKT công nghệ mới của thế giới và những tinh hoa văn hóa của nhân loại.

5


- Xây dựng nhà nước có bộ máy gọn nhẹ, được tổ chức chính quy, có quy chế làm
việc khoa học, đảm bảo kiểm tra, giám sát, điều hành được hoạt động của xh cũng như
hoạt động của bản thân bộ máy nhà nước.
- Xây dựng nhà nước hoạt động trên cơ sở pháp luật thực hiện quản lý xh theo
pháp luật, giữ vững kỷ cương nhà nước và trật tự xã hội bảo đảm an ninh quốc phòng,
bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng.
- Xây dựng một nhà nước có đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, toàn tâm, toàn
ý phục vụ nhân dân, có trách nhiệm với dân đồng thời có bản lĩnh chính trị, năng lực
quản lý loại trừ được bệnh quan liêu tham nhũng đặc quyền, đặc lợi vi phạm quyền làm
chủ của nhân dân.
- Bảo đảm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với NN.

- Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do dân, vì nhân dân phải
trở thành định hướng yêu cầu bao trùm toàn bộ tổ chức hoạt động của nhà nước đồng
thời là trách nhiệm của đảng, MTTQ và tổ chức thành viên.
- Xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện đảng duy nhất cầm quyền đòi
hỏi đảng phải đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với nhà nước, quan tâm thích đáng cho
việc xd nhà nước xd và thực hiện pháp luật, đồng thời đảm bảo cho các tổ chức Đảng và
đảng viên hoạt động trong khuân khổ hiến pháp và pháp luật. MTTQ và các tổ chức
thành viên có trách nhiệm tuân thủ pháp luật có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
trước nhà nước.

6


3. Phương hướng xây dựng NN pháp quyền XHCN VN của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân (8 phương hướng)
3.1. Phat huy dân chu, bao đam quyên lam chu cua nhân dân
Phát huy dân chủ bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân bảo đảm quền
làm chủ của nhân dân là phương hướng đồng thời là mục tiêu bao trùm trong hoạt động
xd nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay.
Thực hiện dân chủ tôn trọng và đảm bảo trên thực tế quyền dân chủ và làm chủ củ
nhân dân là vấn đề có ý nghĩa sống còn không chỉ đối với nhà nước mà chúng ta đang xd
để trở thành nhà nước pháp quyền đối với việc tăng cường uy tín mở rộng ảnh hưởng của
Đảng cộng sản cầm quyền trong xh mà còn là nhân tố quyết định thành công của sự
nghiệp đổi mới của cách mạng XHCN và XD CNXH ở VN. Mặt khác phát huy dân chủ
bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta, là thước đo,
là tiêu chí đáng giá tính chất của dân, do dân vì dân trong tổ chức hoạt động của nhà nước.
Trong XD nhà nước dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện ở
những nội dung sau:
- Nhân dân tham gia bầu cử các đại biểu của mình vào Quốc hội, Hội đồng nhân
dân các cấp

- Nhân dân tham gia các công việc quản lý NN ở địa phương và cơ sở.
- Nhân dân tham gia xây dựng, đánh giá chủ trương, chính sách của NN TW và
chính quyền các cấp ở địa phương góp ý kiến điều chỉnh bổ xung sửa chữa các chủ
trương chính sách cho phù hợp với thực tiễn.
- Nhân dân có quyền giám sát và chất vấn về hoạt động của các cơ quan, tổ chức
NN, các đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân
- ND có quyền khiếu nại, tố cáo phát hiện và đề nghị thanh tra xử lý các biểu hiện
quan liêu tham nhũng tiêu cực các vụ việc vi phạm chính sách pháp luật đạo đức của cán
bộ công chức.
- ND có quyền đòi hỏi các cơ quan tổ chức nhà nước và cán bộ công chức có thẩm
quyền và phải công khai mọi hoạt động của mình, cung cấp thông tin kịp thời theo quy
định để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Trong lĩnh vực XD nhà nước quyền dân làm chủ và làm chủ của nd được thực
hiện bằng phương thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.
Trong quản lý xh việc phát huy dân chủ bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân
được thể hiện ở những nội dung sau:
- ND tham gia quản lý XH bằng phương thức tự nguyện dựa vào những thể chế đã
được ban hành kết hợp với nhà nước. Đây là cơ chế “nhà nước và nd cùng làm” đã thể
hiện sinh động có hiệu quả trong thực tiễn cs.
- ND tham gia quản lý XH thông qua các tổ chức thiết chế phi nhà nước: Đoàn
thể, tổ chức chính trị XH …
- ND tham gia quan lý XH bằng sự kết hợp phối hợp các tổ chức, các phong
trào…
3.2. Đây manh xây dựng, hoan thiên hê thông phap luât va tổ chức thực hiên
phap luât

7


Trong linh vực kinh tê: Cần tập trung hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp, pháp

luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật về sở hữu, XD và hoàn thiện pháp luật về
tài chính …
Trong linh vực giáo dục, đào tạo, KH-CN: tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp
luật về giáo dục, đào tạo nhằm tạo ra cơ sỏ pháp lý cho việc cải cách một cách căn bản
toàn diện nền giáo dục phổ thông phù hợp với thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Hoàn thiện
pháp luật về Kh và CN nhằm thúc đẩy thị trường KH&CN phát triển, khuyến khích đầu
tư cho nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu với ứng dụng.
Trong linh vực xã hội: Coi trọng hoàn thiện pháp luật về chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe cho nhân dân, hoàn thiện pháp luật về dân tộc và tôn giáo. Hoàn thiện pháp luật về
báo chí và xuất bản, quan tâm việc XD và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
đảm bảo thực hiện các chính sách công bằng XH về xóa đói giảm nghèo bảo vệ người
tiêu dùng …
Trong linh vực an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội: Coi trọng việc
xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ biên giới, pháp luật trong việc đấu tranh
phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
Trong linh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, tiếp tục hoàn thiện
pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước bao gồm pháp luật về tổ chức
quốc hội, luật tổ chức chính phủ …
3.3. Tiêp tuc đổi mơi tổ chức, hoat đông cua Quôc hôi
Môt la: Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện các chức năng
của Quốc hội. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp vì vậy kiện toàn tổ chức
đổi mới phương thức nâng cao hiệu quả hoạt động của quốc hội trước hết phải xác định
trọng tâm là nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động lập pháp. Tiếp tục hoàn
thiện hoạt động làm luật củ quốc hội trong tất cả các khâu, các công đoạn.
Hai la: Phát huy vai trò, trách nhiệm, nâng cao năng lực, bản lĩnh và nghiệp vụ
hoạt động đại biểu của đại biểu Quốc hội. Đại biểu quốc hội là thành tố cơ bản và quan
trọng nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do đó cần xđịnh đầy đủ hơn về địa
vị pháp lý và vai trò của đại biểu quốc hội. Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu quốc hội
nhằm bảo đảm tính đại diện trong cơ cấu những chất lượng của đại biểu phải được đưa
lên hàng đầu.

Ba la: Tiếp tục kiện toàn các cơ quan của Quốc hội. Đổi mới hoạt động của quốc
hội còn đòi hỏi kiện toàn và nâng cao vai trò của ủy ban và hội đồng dân tộc.
Bôn la: Tăng cường mối quan hệ giữa Quốc hội với nhân dân. Tăng cường mối
quan hệ giữa quốc hội với nhân dân là yêu cầu khách quan cấp bách.Cần thông tin kịp
thời cho nhân dân biết những việc quốc hội bàn bạc và quyết định. ĐỒng thời phải phản
ánh kịp thời tâm tư nguyện vọng của nhân dân trước quốc hội.
Năm la: Bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Quốc hội như: tăng
cường đội ngũ cán bộ tham mưu giúp việc, đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất, trụ sở làm
việc của quốc hội … trong đó chú trọng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại.
3.4. Đây manh cai cach hanh chinh
* Vị trí vai trò của nền hành chính nhà nước?
8


- Thứ nhất: nền hành chính nhà nước là một bộ phận lớn nhất trong bộ máy nhà
nước, được tổ chứ chặt chẽ thống nhất từ TW đến địa phương.
- Thứ hai: Nền hành chính nhà nước có vai trò là trực tiếp tổ chức, thực hiện
đường lối chính sách và pháp luật/
- Thứ ba: Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trước tiếp xử lý những công việc
hàng ngày.
- Thứ tư: Bảo đảm cho sự quản lý của nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống
xã hội.
* Nội dung cải cách nền hành chính nhà nước?
- Một là: Tiếp túc đẩy mạnh cải cách cơ chế của nền hành chính
- Hai là: Cải cách thủ tục hành chính
- Ba là: Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
- Bốn là: xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức
3.5. Đây manh cai cach tư phap
- Một là: Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở pháp
lý vững chắc cho hoạt động tư pháp

- Hai là: Đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp
- Ba là: Chấn chỉnh các tổ chức và các hoạt động bổ trợ tư pháp
- Bốn là: Đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp đáp ứng về số
lượng và chất lượng
3.6. Xây dựng đôi ngũ can bô, công chức đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu
cầu xây dựng NN pháp quyền XHCN của ND, do ND, vì ND
- Một là: có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu công việc mình
đảm nhiệm.
- Hai là: tận tâm, mẫn cán với công việc, thể hiện trách nhiệm và đạo đức công vụ
trong thực hiện nhiệm vụ được giao có tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Ba là: Thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
- Bốn là: Kính trọng lễ phép với nhân dân.
- Năm là: gương mẫu chấp hành đường lối chính sách, pháp luật …
* Đổi mới các nội dung, các khâu trong công tác tổ chức cán bộ của bộ máy
nhà nước?
- Một là: xây dựng và thực hiện tốt chiến lước, quy hoạch cán bộ
- Hai là: Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ
- Ba là: Đổi mới cơ chế đánh giá, tuyển dụng cán bộ
- Bốn là: đổi mới về chế độ chính sách đối với cán bộ công chức
- Năm là: tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát
3.7. Đây manh đâu tranh chông quan liêu, tham nhũng và những hiện tượng
tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước
- Một là: đánh giá đúng tình hình và kết quả đấu tranh chống quan liêu, tham
nhũng …
- Hai là: Nhận thức đúng tầm quan trọng của đấu tranh chống quan liêu tham
nhũng và những tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước.
- Ba là: Xác định đúng quan điểm và thái độ trong đấu tranh
9



- Bốn là triển khai đồng bộ các giải pháp.
3.8. Đổi mơi, tăng cương sự lanh đao cua Đang đối với Nhà nước trong điều
kiện xây dựng NN pháp quyền XHCN của ND, do ND, vì ND
- Một là: đường lối chính sách của đảng là định hướng chính trị và nội dung hoạt
động của nhà nước.
- Hai là: đảng xác định quan điểm nội dung, phương hướng.
- Ba là: Đảng lãnh đạo hoạt động bầu cử Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp
- Bốn là: Đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát.
- Năm là: Đảng lãnh đạo hoạt động xây dựng pháp luật
- Sau là: Đảng lãnh đạo việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức
(LIÊN HỆ 1 TRONG 8 PHƯƠNG HƯỚNG)
B. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
1. Khái quát
Kim Đức là một xã thuộc thành phố Việt Trì – Phú Thọ. Xã Kim Đức trước đây
thuộc huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ từ năm 2006 xã Kim Đức sát nhập vào thành phố
Việt Trì.
- Dân số: 7382 người.
- Diện tích: 8,89km2.
- Mật độ dân số: 830 người/km²
- Toàn xã có 132 đảng viên với 14 chi bộ trực thuộc.
- Hệ thống chính trị: Đảng bộ xã với 132 đảng viên gồm 15 đồng chí đảng viên
trong ban chấp hành.
- Về chính quyền gồm 01 Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, 1 ủy viên quân sự và 1 ủy
viên công an. Người đứng đầu Ủy ban Nhân dân cấp xã là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân do
do Hội đồng Nhân dân của xã bầu ra. Bộ máy giúp việc của Ủy ban Nhân dân cấp xã
gômg; Tư pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Văn phòng Thống kê, Văn hóa - Xã hội, Chỉ huy Trưởng quân sự, Trưởng công an.
- Các tổ chức đoàn thể ở xã gồm: Nông dân, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc,
phụ nữ…
2. Liên hệ việc thực hiện đây manh đâu tranh chông quan liêu, tham nhũng và
những hiện tượng tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước

2.1. Kêt quả
- Xã XD kế hoạch thực hiện tăng cương đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng
và những biểu hiện tiêu cực trong bộ máy chính quyền xã, đến từng cán bộ công chức và
viên chức trong xã.
- Thông qua các buổi họp của Đảng bộ và các chi bộ luôn đưa ra nội dung nắm bắt
tình hình tư tưởng đảng viên và việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo địa phương
kịp thời phát hiện những sai phạm, những tiêu cực, có biện pháp xử lý kịp thời không để
xảy ra những hậu quả nặng nề.
- Các đồng chí Đảng viên và cán bộ địa phương luôn nhận thức đúng tầm quan
trọng của đấu tranh chống quan liêu tham nhũng và những tiêu cực khác trong bộ máy
lãnh đạo địa phương.
10


- Xác định đúng quan điểm và thái độ trong đấu tranh chống tham nhũng và tiêu cực.
- Xã đã triển khai đồng bộ các giải pháp trong đấu tranh phòng chống quan liêu
tham nhũng và tiêu cực trong chính quyền xã.
- Xã Kiên quyết xử lý nghiêm minh kịp thời mọi mọi trường hợp đã phát hiện sai
phạm trong tham nhũng và những tiêu cực.
2.2. Hạn chê
- Xã vẫn còn xảy ra tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động
của bộ máy chính quyền địa phương.
- Phẩm chất, lối sống của một số cán bộ, đảng viên cán bộ công chức nhũng nhiễu
dân, suy thoái về tư tưởng chính trị.
- Một số cán bộ đảng viên và cán bộ xã xa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, cơ hội
thực dụng chạy theo lợi danh tiền tài, kèn cựa địa vị
2.3. Nguyên nhân hạn chê
- Do tác động của mặt trái của cơ chế thị trường
- Những yếu kém trong công tác lãnh đạo quản lý của cán bộ địa phương
- Chậm cải cách hành chính và thủ tục hành chính

- Một số cán bộ đảng viên chưa tự giác, chưa thường xuyên nghiêm túc
3. Giải pháp
- Cần xây dựng các thiết chế đấu tranh chống quan liêu tham nhũng tiêu cực.
- Kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi trường hợp đã phát hiện tham
nhũng, quan liêu và tiêu cực trong lãnh đạo quản lý.
- Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đặc biệt là đồng chí Bí thư đảng bộ các đồng
chí bí thư chi bộ và ban chấp hành trong chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Tạo điều kiện cho các đồng chí cán bộ trẻ, có năng lực, trình độ và nhiệt huyết
trong công việc.

11


BÀI 3: HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UBND
Vị trí, vai trò chức năng của hội động ND và UBND (Theo luật tổ chức 2015 và
hiến pháp 2013)
1. Vị trí vai trò chức năng của hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu
trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định giám sát việc tuân theo hiếng
pháp và pháp luật của địa phương và thực hiện nghị quyết của hội đồng nhân dân.
- Hội đông nhân dân quyết định những chủ trương biện pháp quan trọng để phát
huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội
- Giám sát các hoạt động của thường trực hội đồng nhân dân, UBND, tòa án nhân
dân.
Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát
huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội,
củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát với hoạt động của thường trực
HĐND UBND toàn án ND, viện kiểm soát nhân dân cùng cấp, giám sát việc thực hiện
các nghị quyết, giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế
tổ chức xã hội đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
2. Vị trí vai trò chức năng của UB nhân dân
Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng
nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng
nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm
thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh
và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần
bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung
ương tới cơ sở.
LIÊN HỆ:
1. Giới thiệu khái quát về địa phương, đơn vị
2. Thực trạng hoạt động của UBND và HĐND
- Ưu điểm
- Hạn chế
- Nguyên nhân hạn chế
3. Giải pháp khắc phục

12


BÀI 4: PHÁP LUẬT VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XHCN
1. Các mối quan hệ của pháp luật
a. Mối quan hệ của pháp luật với kinh tê
- Một là: pháp luật là yếu tố của kiến trúc thượng tầng xã hội. Do đó pháp luật

trước hết được ra đời trên cơ sở hạ tầng và được quy định bởi cơ sở hạ tầng.
+ Cơ cấu kinh tế và hệ thống kinh tế quyết định hệ thống pháp luật
+ Tính chất của các quan hẹ KT quyết định tính chất của pháp luật
+ Các tổ chức và các thiết chế pháp luật chịu ảnh hưởng quyết định từ chế độ kinh
tế
- Hai là: pháp luật có tính độc lập tương đối tác động trở lại kinh tế
+ Nếu pháp luật được xây dựng phù hợp với quy luật phát triển kinh tế – xã hội
thì có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, đến cách tổ chức và vận hành toàn bộ
nền kinh tế cũng như cơ cấu bên trong của nền kinh tế một cách hiệu quả
+ Nếu pháp luật xây dựng không phù hợp thì kìm hãm sự phát triển của toàn bộ
nền kinh tế.
b. Mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị
- Pháp luật trở thành hình thức giai cấp thống trị, là biện pháp sắc bén nhất hệu
quả nhất để thực hiện những yêu cầu mục đích nội dung chính trị của giai cấp cầm
quyền.
- Pháp luật XHCN là sự thể chế hóa đường lối chính sách của đảng thành ý chí
trung, thành ý của nhà nước.
c. Mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước
- Pháp luật và nhà nước là hai bộ phận của kiến trúc thượng tầng luôn có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Cả hai hiện tượng này đều có chung nguồn gốc ra đời và phát
triển. Trong mói quan hệ này nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị
nhưng quyền lực đó chỉ có thể thực hiện và có hiệu lực trên cơ sở pháp luật, còn pháp
luật là những nguyên tắc xử sự do nhà nước ban hành và luôn phản ánh quan điểm
đường lối chính trị của lực lượng lắm quyền nhà nước bảo đảm cho quyền lực đó được
thực hiện trong xã hội.
- Nhà nước không thể tồn tại và phát huy quyền lực nếu thiếu pháp luật, ngược lại
pháp luật chỉ phát sinh và tồn tại và có hiệu lực khi dựa trên sức mạnh của quyền lực nhà
nước.
2. Vai trò của pháp luật xã hội chủ nghia
a. Vai trò của pháp luật đối với kinh tê

- PL là phương tiện hành đầu xác định địa vị bình đẳng đối với các chủ thể tham
gia quan hệ kinh tế. Thông qua pháp luật nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi tin cậy
chính thức cho các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện có hiệu
quả.
- PL là phương tiện hàng đầu làm cho các mqh kinh tế trở thành mqh pháp luật.
- PL là phương tiện củng cố nguyên tắc của nền kinh tế thị trường như tính quy
định của lợi ích nhu cầu của người tiêu dùng với sản xuất … đồng thời pháp luật còn là
13


phương tiện bảo vệ lợi ích kinh tế tốt nhất cho các bên tham gia hoạt động kinh tế trong
các trường hợp xảy ra tranh chấp kinh tế, vi phạm hợp đồng kinh tế.
b. Vai trò của pháp luật đối với chính trị
- Đối với sự lãnh đạo của đảng: PL là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ
trương chính sách của đảng đường lối đó có hiệu lực thực thi bắt buộc chúng trên quy
mô toàn xã hội đồng thời pháp luật là phương tiện để đảng kiểm tra đường lối của mình
trong thực tiễn mặt khác pháp luật còn là phương tiện phân định rõ phương thức lãnh
đạo của đảng và chức năng quản lý điều hành nhà nước.
- Đối với nhà nước: PL là cơ sở để tổ chức và hoạt động của nhà nước
- Đối với tổ chức chính trị xã hội: PL là cơ sở pháp lý bảo đảm cho nd tham gia
vào quản lý nhà nước. Quản lý xã hội thông qua các tổ chức chính trị xã hội của mình.
c. Vai trò của pháp luật đối với đạo đức và tư tương
- Đối với đạo đức: Các nguyên tắc của đạo đức được thể chế hóa thành các quy
phạm pháp luật, giữa đạo đức và pháp luật có MQH đan xen về nội dung. Do vậy pháp
luật XHCN bảo vệ và phát triển đạo đức XHCN bảo vệ tính công bằng, chủ nghĩa nhân
đạo tự do lòng tin và lương tâm con người.
- Đối với tư tưởng: PL góp phần củng cố nâng cao nhận thức của người dân dưới
CNXH.
d. Vai trò của pháp luật đối với quá trình hội nhập quốc tê
- PL tạo cơ sở vững chắc cho hội nhập quốc tế. Hệ thống pháp luật này một mặt

ghi nhận chủ quyền của mọi chủ thể tham gia quan hệ quốc tế mặt khác khẳng định mọi
chủ thể tham gia quan hệ quốc tế phải tôn trọng các cam kết đã ký phải gánh chịu trách
nhiệm về những hậu quả có thể sảy ra
BÀI 5: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MỘT SỐ NGÀNH LUẬT TRONG HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1. Những vấn đề chung của luật hành chính
1.1. Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của luật hành chính
a. Khái niệm
Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật VN điều chỉnh các quan hệ XH phát
sinh trong hoạt động quản lý nhà nước.
b. ĐỐi tượng điều chỉnh của luật hành chính
- Chia thành 3 nhóm
- Nhóm 1: nhóm quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính
nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xh bao gồm các quan hệ:
+ Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp
dưới theo hệ thống dọc.
+ Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan
hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cáp
+ Quan hệ giữa những cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp
+ Quan hệ giữa cơ quan hành chính với nhà nước với các đơn vị cơ sở trực thuộc
+ Quan hệ cơ quan hành chnhs nhà nước với các tổ chức dân lập
14


+ Quan hệ cơ quan hành chỉnh nhà nước ơ địa phương với các đơn vị thuộc trung
ương đóng tại địa phương cơ sở.
+ Quan hệ cơ quan hành chỉnh nhà nước với các tổ chức xã hội
+ Quan hệ cơ quan hành chỉnh nhà nước với cá nhân
- Nhóm 2: nhóm quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước

xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy chế độ làm việc của nội bộ cơ quan nhằm bảo đảm
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Nhóm 3: nhóm quan hệ quản lý hinh thành trong các tổ chức và cá nhân được
nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính của nhà nước trong những
trường hợp cụ thể được pháp luật quy định.
c. Phương pháp điều chỉnh của luật hành
- Là phương pháp mệnh lệnh đơn phương
- Đặc trưng: Được hình thành từ quan hệ “quyền lực – phục tùng” giữa một bên
có quyên nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên kia trong quan
hệ pháp luật hành chính của các cơ quan tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các
mệnh lệnh đó.
- Mối quan hệ “quyền lực – phục tùng” thể hiện sự không bình đẳng giữa các bên
tham gia
+ một bên có quyền đưa ra các mệnh lệnh cụ thể hoặc đặc ra các quy định bắt
buộc đối với bên kia và kiểm tra thực hiện các quy định mệnh lệch của bên có nghĩa vụ
+ Một bên có quyền đưa ra những yêu cầu kiến nghị còn bên kia có quyền xem
xét những yêu cầu kiến nghị đó có thể đáp ứng hay bác bỏ những yêu cầu kiến nghị đó
+ Cả hai bên có quyền hạn nhất định được nhà nước giao cho nhưng một bên quy
định hay quyết định những điều gì thì phải được bên kia cho phép hoặc phê chuẩn.
+ Sự không bình đẳng thể hiện ở tính chất đơn phương và bắt buộc của các quyết
định hành chính
1.2. Quy phạm pháp luật hành chính
a. Khái niệm:
b. Nội dung của quy phạm pháp luật hành chính
- Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính
đồng thời quy định trách nhiệm của các chủ thể khi vi phạm quyền hay không thực hiện
nghĩa vụ
- Quyền và nghia vụ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quyền của bên này là
nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.
- Các quye pahmj pháp luạt hành chính quy định trong mỗi cơ quan hành chính

nhà nước một tổng thể các quyền nhất định
- Các quy phạm pháp luật hành chính quy định ngăn cấm thực hiện hành vi nhất
định
- Các quy định pháp luật hành chính chỉ ra cách xử sự linh hoạt
Như vậy các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính có quyền, nghĩa vụ, và các
quyền, nghĩa vụ được pháp luật bảo vệ và bảo đảm thực hiện.
1.3: Quan hệ pháp luật hành chính
15


a. Khái niệm, đặc điểm
- KN: Là những quan hệ xh phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà
nước được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính giữa những chủ thể mang
quyền và nghĩa vụ đối với nhau, theo quy định của pháp luật hành chính
- Đặc điểm:
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính luôn gắn
liền với các hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước, thể hiện lợi ích của các bên
trong quan hệ đó nhưng trước hết phải ưu tiên lợi ích của nhà nước và xã hội
+ Một bên trong quan hệ pháp luật hành chính phải là chủ thể được sử dụng quyền
lực nhà nước
+ Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do sáng kiến quản lý, do yêu cầu
đề nghị của một bên trong quan hệ quản lý
+ Tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo
trình tự thủ tục hành chính và thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước.
b. Phân loại quan hệ pháp luật hành chính
- Chia làm hai loại quan hẹ pháp luật hành chính dọc và quan hệ hành chính
ngang
+ Quan hệ pháp luật hành chính dọc phát sinh giữa các bên có sự lệ thuộc nhau về
mặt tổ chức
+ Quan hệ pháp luật hành chính ngang phát sinh giữa các bên không có sự lệ

thuộc về mặt tổ chức
- Căn cứ vào nội dung cụ thể các quan hệ pháp luật hành chính có thể được phân
chia thành những nhóm quan hệ khác nhau: về tổ chức, nhóm quan hệ pháp luật hành
chính
c. Khách thể, chủ thể và nội dung của quan hệ pháp luật hành chính
- Khách thể: là trật tự quản lý hành chính tham gia vào các quan hệ pháp luật hành
chính các chủ thể đều hướng tới trật tự quản lý hành chính do nhà nước đặt ra.
- Chủ thể: là các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính bao gồm: cơ quan
nhà nước, cán bộ công chức, tổ chức xh …
- Nội dung: là quyền và nghia vụ của các bên đối với nhau được pháp luật quy
định
2. quyền và nghia vụ của cán bộ công chức
a. Quyền của cán bộ công chức
- Quyền của cán bộ công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ.
- Được giao quyền tương ứng với nhiệm vụ
- Đảm bảo trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật
- Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ quyền hạn được giao
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
- Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ
- Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và chế độ liên quan đến tiền lương.
- Được nhà nước đảm bảo tiền lương tương sứng với nhiệm vụ.
- Được hưởng tiền làm việc theo giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác
theo quy định của pháp luật.
16


- Quyền của cán bộ công chức về nghỉ hưu.
- Các quyền khác của cán bộ công chức.
b. Nghia vụ của cán bộ công chức
- Nghĩa vụ của cán bộ công chức đối với đảng, nhà nước và nhân dân.

+ Trung thành với đảng cộng sản việt nam nhà nước CHXHCNVN, bảo vệ danh
dự tổ quốc và lợi ích quốc gia.
+ Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
+ Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, nắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân
dân.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương chính sách của đảng và pháp luật
của nhà nước.
- Nghĩa vụ của cán bộ công chức trong thi hành công vụ
+ Thực hiện nhiệm vụ: thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật.
+ Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ.
+ Bảo vệ quản lý, và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
+ Chấp hành quyết định nhà nước ở cấp trên.
c. nghia vụ của cán bộ công chức là người đứng đầu
+ Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giáo và chịu trách nhiệm về kết quả
hoạt động của cơ quan tổ chức đơn vị.
+ Kiểm tra đôn đốc việc thi hành công vụ của cán bộ công chức
+ Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống quan liêu tham nhũng.
+ Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở
trong cơ quan.
+ Giải quyết kịp thời đúng pháp luật theo thẩm quyền.
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Những việc cán bộ công chức không được làm liên quan đên đạo đức công vụ
+ Trốn tránh trách nhiệm thoái thác nhiệm vụ được giao, gây bè phái mất đoàn
kết.
+ Sử dụng tài sản của nhà nước và của nhân dân trái pháp luật
+ Lợi dụng lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn, sử dụng thông tin liên quan đến công
vụ để vụ lợi.
+ Phân biệt đối sử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo dưới

mọi hình thức.
* Những việc cán bộ công chức không được làm liên quan đên bí mật nhà nước
+ Không được tiếp lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
+ Cán bộ công chức làm việc ở ngành nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì
trong thời hạn ít nhất là 5 năm kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc không được
làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ
chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
BÀI 7: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ XHCN
17


1. Các hình thứcThức hiện pháp luật XHCN
- Tuân thủ pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực
hiện pháp luật không thực hiện những hành vi sử sự mà pháp luật ngăn cấm
- Chấp hanh pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực
hiện pháp luật chủ động thực hiện các nghĩa vụ do pháp luật quy định
- Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực
hiện pháp luật thực hiện các quyền của mình do pháp luật quy định hoặc cho phép
- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật đặc thù trong đó chủ thể áp
dụng pháp luật chỉ có thể là cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước có những
chức năng nhiệm vụ quyền hạn do pháp luật quy định
2. Tăng cường pháp chê XHCN
a. Khái niệm, bản chất, đặc điểm pháp chê XHCN
* Khái niệm: Pháp chế được hiểu là chế độ chính trị của một nước trong đó việc
quản lý nhà nước quản lý xã hội và điều hành các quan hệ xh đều căn cứ vào pháp luật.
* Đặc điểm:
- Thứ nhất nhà nước quản lý các lĩnh vực của đời sống xh bằng hiến pháp và
pháp luật. Trong đời sống xh có nhiều loại quy phạm tác động điều chỉnh hành vi của
con người: Đạo đức, chính trị … trong quản lý xh nhà nước không chỉ coi pháp luật mà
kết hợp giữa pháp trị và đức trị thừa nhận những quy phạm tôn giáo và các quy phạm xh

khác nếu không trái với lợi ích của nhà nước, lợi ích tập thể và quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân.
- Thứ hai: các cơ quan nhà nước cán bộ công chức của các cơ quan nhà nước từ
TW đến cơ sở thể hiện trách nhiệm thường xuyên trong việc tổ chức thực hiện pháp luật
trong đời sống xh. Các cơ quan nhà nước tổ chức và hoạt động theo hiến pháp và pháp
luật, cán bộ công chức khi thi hành công vụ phải đặt mình dưới pháp luật.
- Thứ ba: Các tổ chức chính trị (ở nước ta là đảng cộng sản Vn độc tôn lãnh đạo)
đây là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xh
- Thứ 4: Các đơn vị kinh tế là thương nhân hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế đều được bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong khuân
khổ pháp luật được bình đẳng với nhau trước pháp luật. Mọi công dân không ngừng
nâng cao ý thức pháp luật sống và làm việc theo pháp luật.
- Thứ 5: Các cơ quan tư pháp nhà nước thực hiện việc bảo vệ pháp luật một cách
thường xuyên kịp thời giải quyết có lý, có tình mọi tranh chấp dân sự lao động hành
chính thương mại, kinh tế …
Như vậy pháp chế xhcn trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên xuyết toàn bộ cơ chế
hoạt động trong chế độ chính trị xã hội và xh xhcn ở nước ta.
b. Nguyên tắc của pháp chê XHCN
* Bảo đảm sự thống nhất của pháp chê trên quy mô toàn quốc
- Hệ thống pháp luật là tổng thể của nhiều ngành luật pháp chế thống nhất nghĩa là
trên quy mô toàn quốc chỉ có một nền pháp chế duy nhất không có và không thể có pháp
chế ở địa phương này hay địa phương khác
- Sự thống nhất của pháp chế bảo đảm cho pháp luật, được ban hành và tổ chức
thực hiện thống nhất bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật mọi vi
18


phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh không chấp nhận bất kỳ một đặc quyền
hay ngoại lệ nào.
- Thực hiện nguyên tắc thống nhất của pháp chế xhcn là điều kiện quan trọng để

xóa bỏ tư tưởng cục bộ địa phương chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xh
* Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực pháp lý cao nhất của hiên pháp
- Đây là nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật tạo đk cho hệ
thống đó phát triển và càng hoàn chỉnh làm cơ sở củng cố tăng cường pháp chế trong hệ
thống pháp luật các văn bản pháp luật tồn tại trong mqh phụ thuộc và quy định lẫn nhau
- Nguyên tắc trên là đk bảo đảm hoạt động lập pháp, lập quy đúng đắng, kịp thời,
đúng thẩm quyền, thể hiện được ý chí quyền uy của nhà nước trong tổ chức và điều hành
mọi hoạt động xã hội.
* Thực hiện pháp luật là nguyên tắc bắt buộc chung đối với mọi người không
có ngoại lệ
- Một trong những đặc điểm của pháp luật là tính bắt buộc chung đối với mọi
người không có ngoại lệ. Pháp luật phải được triệt để tuân theo và chấp hành nghiêm
chỉnh không cho phép một cơ quan hoặc một cá nhân nào đó tự cho phép mình không
thực hiện những quy định của pháp luật khi những quy định đó còn hiệu lực.
- Sự tuân thủ đó vô điều kiện
* Nguyên tắc phải chịu trách nhiệm pháp lý bắt buộc khi vi phạm pháp luật
- Trách nhiệm pháp lý là bắt buộc với tất cả những ai vi phạm pháp luật
- Để tăng cường pháp chế XHCN phải chú ý đến các mối tương quan sau:
+ Mối tương quan giữa pháp chế XHCN và trình độ văn hóa
+ Mối tương quan giữa pháp chế với tính hợp lý
3. Phương hướng tăng cường pháp chê XHCN ơ nước ta
3.1. Tăng cowngf xự lãnh đạo của Đảng đối với pháp chê XHCN
- Đảng cộng sản VN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xh, thể hiện trên tất
cả các mặt hoạt động của nhà nước và xh.
- Lãnh đạo nhà nước xd pháp luật để mọi đường lối chủ trương của đảng
phải được cụ thể hóa thành pháp luật
- Đường lối chủ trương chính sách của đảng thể hiện trong cương lĩnh XD
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa XH và trong các nghị quyết của Đảng
- Lãnh đạo công tác tổ chức thực hiện pháp luật kiểm tra việc thực hiện
pháp luật của tổ chức Đảng, của Đảng viên, Tăng cường kiểm tra giám sát của

Đảng đối với việc thực hiện pháp luật của Đảng viên
- Lãnh đạo công tác bảo vệ pháp luật. Bảo vệ pháp luật là hoạt động thực
hiện các quyền tư pháp của các cơ quan tư pháp
- Lãnh đạo công tác cán bộ công chức nói chung và cán bộ công chức trong
các cơ quan bảo vệ pháp chế
3.2. Tiêp tục XD hoàn thiện hệ thống pháp luật
- Pháp luật phải phù hợp với trình độ dân trí, nguyện vọng của nhân dân,
phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước bao gồm:
19


+ Phát hiện những quy định lỗi thời, chồng chéo, mâu thuẫn để có kế hoạch
sửa đổi, bãi bỏ, bổ xung.
+ Thường xuyên thống kê đánh giá hiệu lực của pháp luật, tình hình thực
hiện pháp luật, các nguyên nhân vi phạm pháp luật, để có biện pháp hoàn thiện
pháp luật
+ Dự báo phát hiện những quan hệ xh mới đang được hình thành, đặc biệt
là các quan hệ kinh tế thị trường
+ Thường xuyên hệ thống hóa pháp luật rà soát đề đánh giá hệ thống pháp
luật hiện hành
+ Thực hiện các định hướng xd và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo nghị
quyết số 48- NQ/TW 24/5/2005 của Bộ chính trị
- Các định hướng hoàn thiện pháp luật trên 6 lĩnh vực
+ Một là: XD và hoàn thiện PL về tổ chức hoạt động của các thiết chế trong
hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu XD nhà nước pháp quyền XHCN VN.
+ Hai là: XD hoàn thiện PL về bảo đảm quyền con người, quyền tự do,
quyền dân chủ của công dân.
+ Ba là: XD hoàn thiện PL về dân sự kinh tế
+ Bốn là: XD hoàn thiện PL về giáo dục đào tạo khoa học công nghệ, ý tế
+ Năm là: XD hoàn thiện PL về quốc phòng an ninh quốc gia trật tự an toàn

xã hội.
+ Sau là: XD hoàn thiện PL về hội nhập kinh tế
3.3. Tích cực chủ động tổ chức thực hiện pháp luật đưa pháp luật vào
đời sống XH
- Tìm hiểu pháp luật để nâng cao hiểu biết về pháp luật nhằm nâng cao ý
thức pháp luật là bổn phận nghĩa vụ của công dân
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức phương pháp khác
nhau phù hợp với từng hoàn cảnh điều kiện cụ thể trogn những thời gian, không
gian và đặc điểm của từng đối tượng
- Giáo dục pháp luật là việc dạy và học pháp luật tăng cường giáo dục pháp
luật trong các trường học, cấp học
3.4. Tăng cường kiểm tra thanh tra, giám sát, kiểm toán việc thực hiện
pháp luật nhằm phòng ngừa xử lý các vi phạm pháp luật
- Là phương hướng cần thực hiện thường xuyên, toàn diện nhằm phòng
chống các vi phạm pháp luật. Tăng cường kiểm tra thanh tra, giám sát để khắc
phục việc tuyên truyền phổ biến luật một chiều. Kiểm tra là hoạt động của các cơ
quan nhà nước cấp trên với các cơ quan nhà nước cấp dưới.
- Tăng cường giám sát việc thực hiện pháp luật là tăng cường hoạt động
giám sát của các cơ quan dân cử đối với hoạt động hành pháp và hoạt động tư
pháp
3.5. Tăng cường cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm
- Đó là bảo vệ pháp luật khỏi bị vi phạm và loại bỏ các tội phạm ra khỏi đời
sống xh, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ an ninh
chính trị…
20


- Nhiệm vụ phòng chống tội phạm là của toàn đảng, toàn quân, toàn dân,
song trách nhiệm chủ yếu, lực lượng nòng cốt là các cơ quan tư pháp tăng cường
cuộc đấu tranh này phải có các giải pháp toàn diện đồng bộ

3.6. Tăng cường hoạt động bổ trợ tư pháp
- Các hoạt động bổ trợ tư pháp là các dịch vụ cần thiết cho xh nói chung và
công dân nói riêng
- Hoạt động bổ trợ tư pháp là các hoạt động bổ trợ giúp các hoạt động tư
pháp nhằm làm cho hoạt động điều tra truy tố xét xử các vụ án được nhanh chóng
khách quan đúng pháp luật.
- Các hoạt động bổ trợ tư pháp trên có vai trò quan trọng trong việc giải
quyết các vụ án dân sự lao động kinh tế, tài chính đặc biệt là trong giai đoạn tố
tụng hình sự dân chủ khách quan đúng pháp luật.
LIÊN HỆ:
1. Giới thiệu khái quát về địa phương, đơn vị
2. Thực trạng hoạt động của ….. nơi công tác
- Ưu điểm
- Hạn chế
- Nguyên nhân hạn chế
3. Giải pháp khắc phục

21



×