Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƢƠNG NHẬN ĐƢỢC TỪ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƢƠNG
NHẬN ĐƢỢC TỪ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI
RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Họ và tên: NGUYỄN THỊ PHƢỢNG
Ngành: Quản lý mơi trƣờng và DLST
Niên khóa: 2007-2011

Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƢƠNG
NHẬN ĐƢỢC TỪ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI
RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Giáo viên hƣớng dẫn:
ThS. NGUYỄN ANH TUẤN

Sinh viên thực hiện:


NGUYỄN THỊ PHƢỢNG

Tháng 07/2011
SVTH: Nguyễn Thị Phượng

ii


LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƢƠNG
NHẬN ĐƢỢC TỪ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI RỪNG
NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Tác giả

NGUYỄN THỊ PHƢỢNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng u cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và DLST

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S NGUYỄN ANH TUẤN

Tháng 7/2011
SVTH: Nguyễn Thị Phượng

iii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài cũng như trong 4 năm học tập tại giảng
đường Đại học tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên từ gia đình, thầy cơ, các
cơ quan ban ngành và các bạn. Tôi muốn được gửi lời cám ơn đến:
Các thầy cô trong Khoa Môi trường & Tài nguyên, Đại học Nông Lâm
TP.HCM đã hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong 4 năm vừa
qua.
Thầy Nguyễn Anh Tuấn đã nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Giám đốc Nguyễn Phạm Thuận và các anh, chị trong Trung tâm Truyền thông
Giáo dục môi trường và DLST huyện Cần Giờ thuộc Ban Quản Lí Rừng phịng hộ
Cần Giờ đã giúp đỡ, tạo điều kiện và động viên tôi rất nhiều để hồn thành khóa
luận.
Gia đình, bạn bè đã ln bên cạnh, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian qua.

Xin chân thành cám ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Phượng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

iv


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Đề tài nghiên cứu “ Lợi ích cộng đồng địa phương nhận được từ hoạt động
DLST tại RNM Cần Giờ” được thực hiện từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2011 với các

nội dung:
- Tìm hiểu lợi ích mà hộ dân nhận được từ cơng tác nhận khốn rừng từ năm
1990 tại RNM Cần Giờ.
- Tìm hiểu lợi ích mà các hộ dân nhận khoán nhận được từ các hoạt động DLST
do Trung tâm Truyền thông GDMT và DLST huyện Cần Giờ tổ chức.
- Điều tra xã hội học về việc tìm hiểu cuộc sống cũng như lợi ích mà các hộ dân
nhận khoán nhận được từ hoạt động DLST.
- Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng lợi ích này hơn nữa để lợi ích được chia sẻ
chan hòa với các hộ dân nơi đây.
Các phương pháp được sử dụng: điều tra xã hội học, tham gia khảo sát thực tế
một số chương trình du lịch nhằm có cái nhìn tổng quan hơn về loại hình DLST và
nét đặc trưng rất riêng của Cần Giờ, thiết lập ma trận SWOT nhằm nâng cao lợi ích
mà cộng đồng nhận được và chia sẻ lợi ích này cho cộng đồng nơi đây. Đặc biệt,
phương pháp phỏng vấn chuyên gia được sử dụng tối đa cho GĐ và các anh chị tại
Trung tâm với hình thức tốc kí nhằm nắm bắt hiện trạng cuộc sống của cộng đồng,
những hoạt động DLST mà Trung tâm mang lại cũng như các vấn đề có liên quan
khác đến đề tài.

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

v


MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..........................................................................................ix
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu đề tài ........................................................................................................... 2

1.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.4 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.5 Giới hạn đề tài ........................................................................................................... 3
Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 4
2.1 DLST và DLST dựa vào cộng đồng .......................................................................... 4
2.1.1 DLST ...................................................................................................................... 4
2.1.1.1 Định nghĩa DLST ................................................................................................ 4
2.1.1.2 Các yêu cầu cơ bản để phát triển DLST .............................................................. 4
2.2 DLST dựa vào cộng đồng .......................................................................................... 4
2.2.1 Khái niệm về cộng đồng ......................................................................................... 4
2.2.2 Khái niệm về Du lịch cộng đồng ............................................................................ 4
2.2.3.1 Lợi ích và hạn chế khi cộng đồng tham gia hoạt động DLST ............................. 5
2.2.3.1.1 Về kinh tế.......................................................................................................... 5
2.2.3.1.2 Về văn hóa – xã hội .......................................................................................... 5
2.2.3.1.3 Về môi trường................................................................................................... 6
2.2.3.2 Các nghiên cứu về sinh kế và lợi ích cộng đồng ................................................. 6
2.3 Tổng quan RNM Cần Giờ ......................................................................................... 6
2.3.1 Lịch sử hình thành huyện Cần Giờ ......................................................................... 6
2.3.2 Đặc điểm tự nhiên................................................................................................... 7
2.3.2.1 Vị trí địa lí............................................................................................................ 7
2.3.2.2 Địa hình ............................................................................................................... 9
2.3.2.3 Khí hậu ................................................................................................................ 9
SVTH: Nguyễn Thị Phượng

vi


2.3.2.4 Mạng lưới sông rạch ............................................................................................ 9
2.3.2.5 Chế độ thủy triều ................................................................................................. 9
2.3.2.7 Tài nguyên RNM Cần Giờ ................................................................................ 10

2.3.2.8 Ý nghĩa và vai trò của RNM............................................................................. 12
2.3.3 Đặc điểm dân sinh kinh tế .................................................................................... 13
2.3.3.1 Về dân số ........................................................................................................... 13
2.3.2.2 Về lao động và việc làm .................................................................................... 13
2.3.3.3 Thu nhập và mức sống....................................................................................... 14
2.3.4 Ban Quản Lí Rừng phịng hộ huyện Cần Giờ ...................................................... 14
2.3.4.1 Giới thiệu ........................................................................................................... 14
2.3.4.2 Tình hình hoạt động: ......................................................................................... 14
2.3.4.3 Chức năng & nhiệm vụ:..................................................................................... 14
2.3.4.4 Cơng tác quản lí, bảo vệ và phát triển RNM ..................................................... 15
Chƣơng 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 18
3.1 Tìm hiểu về cơng tác khốn rừng ............................................................................ 18
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu .......................................................................... 18
3.1.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ..................................................................... 18
3.1.3 Phương pháp liệt kê .............................................................................................. 19
3.2 Tìm hiểu lợi ích mà các hộ nhận khốn rừng nhận được từ cơng tác nhận khốn
rừng khi chưa có các chương trình về hoạt động DLST do Trung tâm Truyền thông
GDMT và DLST Cần Giờ tổ chức ................................................................................ 19
3.2.1 Phương pháp điều tra xã hội học .......................................................................... 19
3.2.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ..................................................................... 19
3.2.3 Phương pháp liệt kê .............................................................................................. 19
3.2.4 Phương pháp nghiên cứu tài liệu .......................................................................... 20
3.3 Tìm hiểu và phân tích lợi ích mà các hộ nhận khốn rừng nhận được từ hoạt động
DLST do Trung tâm Truyền thông GDMT và DLST Cần Giờ tổ chức........................ 20
3.3.1 Phương pháp điều tra xã hội học .......................................................................... 20
3.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................................. 20
3.3.3 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ..................................................................... 21
3.3.4 Phương pháp liệt kê .............................................................................................. 21
SVTH: Nguyễn Thị Phượng


vii


3.4 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao những lợi ích mà cộng đồng địa phương
nhận được từ hoạt động DLST do Trung tâm Truyền thông GDMT và DLST huyện
Cần Giờ tổ chức ............................................................................................................. 21
3.4.1 Phương pháp ma trận SWOT ............................................................................... 21
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 23
4.1 Cơng tác khốn rừng đến hộ gia đình ...................................................................... 23
4.1.1 Mục đích giao khốn ............................................................................................ 23
4.1.3 Kết quả .................................................................................................................. 24
4.2 Lợi ích mà các hộ nhận khốn rừng nhận được từ cơng tác nhận khốn rừng khi
chưa có chương trình về hoạt động DLST do Trung tâm Truyền thơng GDMT và
DLST huyện Cần Giờ tổ chức ....................................................................................... 24
4.3 Lợi ích mà các hộ nhận khoán rừng nhận được từ các hoạt động DLST do Trung
tâm Truyền thông GDMT và DLST huyện Cần Giờ tổ chức........................................ 27
4.4 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao những lợi ích mà cộng đồng địa phương
nhận được từ các hoạt động DLST do Trung tâm Truyền thông GDMT và DLST Cần
Giờ tổ chức .................................................................................................................... 33
4.4.1 Một số định hướng phát triển DLST tại RNM Cần Giờ ...................................... 33
4.5.2 Các giải pháp nâng cao những lợi ích mà cộng đồng địa phương nhận được từ
hoạt động DLST do Trung tâm Truyền thông GDMT và DLST huyện Cần Giờ mang
lại ................................................................................................................................... 35
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 39
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 39
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 40
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 41

SVTH: Nguyễn Thị Phượng


viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các dạng địa hình ở Cần Giờ .......................................................................... 8
Bảng 2.2: Dự báo số dân huyện Cần Giờ vào các năm kế tiếp ..................................... 13
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động tại huyện Cần Giờ năm 2010 ............................................. 13
Bảng 2.4: Thu nhập bình quân người dân huyện Cần Giờ qua các năm ....................... 14
Bảng 3.1: Bảng minh họa phương pháp ma trận SWOT............................................... 22
Bảng 4.1: Lợi ích từ của người dân về cơng tác nhận khốn rừng ................................ 24
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ kết quả tiền nhận khoán của hộ dân qua các năm ....................... 25
Biểu đồ 4.2: Thống kê các mơ hình sản xuất phụ dưới tán rừng của các người dân nhận
khoán ............................................................................................................................. 25
Biểu đồ 4.3: Biều đồ biểu thị thu nhập từ sản xuất phụ các hộ dân nhận khoán rừng .. 26
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thống kê số lượng hộ tham gia hoạt động DLST tại 4 TK
hiện tại ........................................................................................................................... 29
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ thống kê số hộ tham giam vào hoạt động du lịch........................ 29
Bảng 4.2: Kết quả phân tích về khả năng phát triển DLST tại RNM Cần Giờ ............. 34
Bảng 4.3: Về nguồn lực con người được đưa ra nhằm phân tích những mặt mạnh, yếu,
cơ hội, rủi ro .................................................................................................................. 36

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT


Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BVR

Bảo vệ rừng

Cty

Công ty

DLST

DLST

GDMT

Giáo dục môi trường

IUCN

International

Union

for


Conservation

Natural Resources
NT

Nông trường

PK

Phân khu

Q.11

Quận 11

RNM

RNM

SWOT

Strengths, Weakness,Opportunities, Threats

TK

Tiểu khu

TNXP

Thanh niên xung phong


UBND

Ủy ban nhân dân

VNĐ

Việt Nam Đồng

VQG

Vườn Quốc Gia

&



SVTH: Nguyễn Thị Phượng

x

and


Khóa luận tốt nghiệp

Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Có thể nói, Việt Nam là một đất nước khá được thiên nhiên ưu đãi với rừng

vàng, biển bạc. Nhưng có lẽ, một địa danh rất đặc biệt, một địa danh ấn tượng và khi
nhắc đến khơng đâu có thể lẫn lộn, đó chính là Cần Giờ - một huyện nghèo của
thành phố Hồ Chí Minh. Bởi lẽ đây là nơi duy nhất ở Việt Nam vừa có rừng và vừa
có biển. Bao phủ huyện Cần Giờ là 2/3 RNM – nét đặc trưng vốn có của Cần Giờ.
RNM Cần Giờ là một hệ sinh thái đa dạng, có vai trị rất quan trọng, được ví
như lá chắn xanh bảo vệ vùng cửa sơng, cửa biển để chống xói lở, hạn chế tác hại
của gió bão, mở rộng đất liền.
Ngồi ra, RNM cịn được ví như một nhà máy lọc sinh học khổng lồ, nó
khơng chỉ hấp thụ khí CO2 do hoạt động cơng nghiệp và sinh hoạt thải ra, mà cịn
sinh ra một lượng ô-xy rất lớn, làm cho bầu không khí trong lành.
Về kinh tế, tài nguyên RNM rất đa dạng như: gỗ, than, ta-nin... và là nơi cư
ngụ lí tưởng cho các loài chim, thú và nhiều loài hải sản có giá trị xuất khẩu... Bên
cạnh đó, việc phát triển DLST dựa vào RNM là việc làm mang lại nguồn lợi lớn và
lâu dài cho người dân nơi đây.
Song, trải qua 2 cuộc chiến tranh, RNM đã bị phá hủy hồn tồn bởi hàng
triệu lít chất khai hoang và bom đạn. Từ năm 1978, với những nổ lực to lớn của
chính quyền, nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và huyện Cần Giờ, RNM Cần Giờ đã
phục hồi và trở nên phong phú, đa dạng mang lại nhiều lợi ích cho cư dân và môi
trường nơi đây như vai trị vốn có của nó. Việc phục hồi RNM Cần Giờ phục vụ con
người là chính. Rừng phát triển sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và mơi
trường văn hóa xã hội. Việc trồng và phục hồi rừng luôn đi đôi với công tác giữ
rừng, làm cho rừng trở thành nguồn sống chính của dân cư trong vùng. Vì thế mà
ngay sau khi rừng Cần Giờ được hồi phục thì năm 1990 Ban Quản Lí Rừng phịng
hộ đã đẩy mạnh việc giao khoán rừng cho các hộ dân chăm sóc và bảo vệ. Một mặt,
các hộ nhận khốn này nhận được một nguồn thu nhập lớn từ việc nhận khoán rừng,
SVTH: Nguyễn Thị Phượng

1



Khóa luận tốt nghiệp

song quanh năm suốt tháng xung quanh chỉ rừng và rừng, heo hút, chỉ nghe được
tiếng chim kêu, vượn hú... Điều này cũng tạo nên sự thiếu thốn về tình cảm, sự yêu
thương và sự thiếu hụt về cuộc sống tinh thần của con người nơi đây. Tuy nhiên, từ
năm 2009 việc Trung tâm Truyền thông GDMT và DLST huyện Cần Giờ đưa vào
thí điểm các chương trình du lịch hướng tới cộng đồng mà đối tượng ở đây chính là
các hộ nhận khốn rừng, cuộc sống tinh thần của con người nơi đây có sự khác biệt
lớn và ấm áp hơn. Sự khác biệt ấy là gì, tại sao lại như thế, việc đưa chương trình du
lịch hướng tới cộng đồng mang lại lợi ích gì cho các hộ dân nhận khoán nơi đây, họ
mong muốn điều gì từ các chương trình du lịch hướng tới cộng đồng. Vì thế, để hiểu
rõ hơn về những lợi ích mà các hộ nhận khoán rừng nhận được từ hoạt động DLST
hướng tới cộng đồng, được sự chấp thuận của Khoa Tài Nguyên & Môi Trường,
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM chúng tơi thực hiện đề tài: “Lợi ích mà cộng
đồng địa phương nhận được trong hoạt động DLST tại RNM Cần Giờ”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Tìm hiểu lợi ích mà các hộ nhận khoán rừng nhận được từ hoạt động DLST
do Trung tâm Truyền thông GDMT và DLST huyện Cần Giờ tổ chức, đó là lợi ích
về vật chất và lợi ích về tinh thần. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
những lợi ích này.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về cơng tác nhận khốn rừng và chương trình chính sách của Chính
Phủ về việc nhận khốn RNM Cần Giờ từ năm 1990.
- Tìm hiểu lợi ích mà các hộ nhận khốn rừng nhận được từ cơng tác nhận khốn
rừng khi chưa có các chương trình về hoạt động DLST do Trung tâm Truyền thơng
GDMT và DLST huyện Cần Giờ tổ chức.
- Tìm hiểu và phân tích lợi ích mà các hộ nhận khốn rừng nhận được từ hoạt
động DLST do Trung tâm Truyền thông GDMT và DLST huyện Cần Giờ tổ chức (do
người khác mang đến, hợp đồng làm du lịch).
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa những lợi ích này.


SVTH: Nguyễn Thị Phượng

2


Khóa luận tốt nghiệp

1.4 Đối tƣợng nghiên cứu
- RNM Cần Giờ và Trung tâm Truyền thông GDMT và DLST huyện Cần Giờ.
- Các hộ nhận khoán rừng ở các TK 2, TK 7, TK 14 và TK 19 thuộc PK 2.
1.5 Giới hạn đề tài
- Vì thời gian thực hiện đề tài ngắn (tháng 3 – tháng 6), khóa luận chỉ nghiên cứu
lợi ích mà các hộ nhận khốn rừng nhận được từ hoạt động DLST do Trung tâm
Truyền thông GDMT và DLST huyện Cần Giờ tổ chức, đó là lợi ích vật chất và tinh
thần.
- Đề tài giới hạn cộng đồng dân cư địa phương là các hộ dân nhận khốn rừng.
Đó là các hộ dân ở TK 2, TK 7, TK 14, TK 19 thuộc PK 2.
- Khóa luận cũng chỉ tập trung khảo sát các chương trình du lịch hướng tới cộng
đồng, tới các hộ dân nhận khốn rừng chỉ do Trung tâm Truyền thơng GDMT và
DLST huyện Cần Giờ tổ chức.

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

3


Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 DLST và DLST dựa vào cộng đồng
2.1.1 DLST
2.1.1.1 Định nghĩa DLST
Năm 1999, Tổng cục du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra
định nghĩa hoàn chỉnh về DLST ở Việt Nam:”DLST là loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với GDMT, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và
phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
2.1.1.2 Các yêu cầu cơ bản để phát triển DLST
Theo Phạm Trung Lương (2002), những yêu cầu cơ bản để phát triển
DLST :
- Yêu cầu đầu tiên : Sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa
dạng sinh học cao.
- Yêu cầu thứ hai : Người hướng dẫn viên phải là người am hiểu các đặc điểm
tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương. Đồng thời, hoạt động DLST địi hỏi
phải có người điều hành có nguyên tắc, phải có được sự cộng tác với các nhà quản
lí các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương.
- Yêu cầu thứ ba : Tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”. Khái niệm
“sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh : vật lí, sinh học, tâm lí và xã hội.
- Yêu cầu thứ tư : Thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của khách du lịch.
2.2 DLST dựa vào cộng đồng
2.2.1 Khái niệm về cộng đồng
Cộng đồng là tập hợp một nhóm người có chung địa bàn cư trú và có quyền
sử dụng các tài nguyên thiên nhiên của địa phương (Schmink, 1999).
2.2.2 Khái niệm về Du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng là phương thức tổ chức du lịch đề cao sự bền vững về mơi
trường, văn hóa xã hội. Du lịch cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lí vì cộng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng


4


Khóa luận tốt nghiệp

đồng và cho phép du khách nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc
sống đời thường của họ. (REST – Thailand, 1997).
2.2.3.1 Lợi ích và hạn chế khi cộng đồng tham gia hoạt động DLST
2.2.3.1.1 Về kinh tế
- Lợi ích
+ Giúp mang lại những khoản tiền cho cộng đồng có được từ sự chi tiêu của
khách và từ các bản hợp đồng.
+ Đa dạng hóa và ổn định nền kinh tế địa phương.
+ Tạo việc làm và thu nhập từ sự thành lập và mở rộng hoat động kinh doanh.
+ Góp phần vào doanh thu thuế cho địa phương.
+ Thu hút sự đầu tư của các tổ chức.
- Hạn chế
+ Đòi hỏi vai trị lãnh đạo, kiểm sốt với chi phí vận hành cao.
+ Lợi nhuận DLST có thể chỉ làm lợi cho một số người.
+ Đòi hỏi tập huấn, đào tạo cán bộ.
2.2.3.1.2 Về văn hóa – xã hội
- Lợi ích
+ Làm tăng lịng tự hào của người dân về văn hóa bản địa.
+ Khuyến khích phát triển các ngành nghề thủ cơng truyền thống, các loại
hình biểu diễn nghệ thuật và văn hóa.
+ Tăng cường trao đổi văn hóa, nâng cao nhận thức.
+ Giúp cải thiện chất lượng các dịch vụ, sản phẩm, cơ sở hạ tầng.
- Hạn chế
+ Thu hút du khách những người mà có lối sống và quan niệm xung đột với
người dân địa phương.

+ Cư dân địa phương phải chia sẻ các nguồn tài nguyên với người ngoài địa
phương.
+ Làm gia tăng các tệ nạn xã hội như tình trạng phạm tội, nghiện hút…
+ Gia tăng mối bất hịa giữa người được hưởng và người khơng được hưởng
lợi…

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

5


Khóa luận tốt nghiệp

2.2.3.1.3 Về mơi trường
- Lợi ích
+ Khuyến khích bảo tồn và bảo vệ nguồn tài nguyên lịch sử, văn hóa và tự
nhiên.
+ Giúp cải thiện diện mạo địa phương.
+ Giúp phục hồi các cơng trình kiến trúc.
- Hạn chế
+ Quá nhiều du khách sẽ làm giảm chất lượng tài nguyên thiên nhiên và lịch
sử, văn hóa bản địa.
+ Rác thải, tiếng ồn có thể gia tăng cùng với sự phát triển của du lịch.
2.2.3.2 Các nghiên cứu về sinh kế và lợi ích cộng đồng
Vấn đề nghiên cứu về sinh kế và lợi ích cộng đồng ngày càng được quan
tâm khi mà nhu cầu xã hội ngày càng cao về hoạt động DLST. Nhu cầu gần gũi với
thiên nhiên hoang sơ, con người thân thiện và chất phác đậm chất địa phương ngày
càng tăng lên. Năm 2010, khóa luận kĩ sư quản lí mơi trường đều có các đề tài
nghiên cứu về lợi ích cộng đồng, sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động
DLST của địa phương đó là :

- Khảo sát và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cộng đồng trong hoạt động
DLST tại quần đảo Cù Lao Chàm. Tác giả đã cho thấy lợi ích mà cộng đồng địa
phương nhận được từ hoạt động DLST đó là lợi ích về kinh tế, văn hóa – xã hội,
mơi trường.
- Định hướng phát triển DLST theo hướng bền vững tại VQG Phước Bình,
Ninh Thuận. Tác giả đã định hướng phát triển DLST phát triển theo hướng bền
vững gắn liền với cộng đồng địa phương, cho thấy sự tham gia nỗ lực của địa
phương mang lại những lợi ích về kinh tế, mơi trường và xã hội.
2.3 Tổng quan RNM cần giờ
2.3.1 Lịch sử hình thành huyện Cần Giờ
Lịch sử vùng đất Cần Giờ gắn liền với lịch sử 300 năm Sài Gòn – Thành phố
Hồ Chí Minh. Mảnh đất Rừng Sác Cần Giờ là một trong những nơi đặt chân sớm
nhất của người Việt đi khai khẩn phương Nam. Cần Giờ là nơi chứng kiến bao sự
kiện lịch sử bi hùng của đất nước: nơi Gia Long “tẩu quốc” bị quân Tây Sơn đánh
SVTH: Nguyễn Thị Phượng

6


Khóa luận tốt nghiệp

bại ở “Thất Kỳ Giang”, nơi tàu chiến nước Pháp đầu tiên vào xâm chiếm Nam Bộ,
một trong những địa bàn hoạt động của Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định, là
căn cứ kháng chiến của Việt Minh, của quân Bình Xuyên trong thời kỳ chống thực
dân Pháp, của đoàn 10 anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ
…Cùng với việc hình thành các cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh
bắt thủy sản và khai thác các nguồn lợi thiên nhiên thông qua các hoạt động nông,
lâm nghiệp, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nơi đây cũng ngày một phong
phú, đa dạng, mang dấu ấn vừa chung lại vừa rất riêng với những tập tục mang đậm
bản sắc dân tộc, và tiêu biểu là lễ hội Nghinh Ông hằng năm vào rằm tháng tám, thờ

cúng thần Nông, thờ người có cơng với làng, với nước. Cùng với các lễ hội là các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thơ ca, hò vè mang đậm màu sắc dân gian truyền
thống.
Thuận lợi có nhiều nhưng khó khăn ln ln nhiều hơn, có những khó khăn
trở ngại tưởng chừng khơng thể vượt qua, vậy mà suốt 25 năm ấy (1975 - 2000) từ
điểm xuất phát về kinh tế, xã hội thấp hơn nhiều so với các quận, huyện khác của
thành phố, Đảng bộ Cần Giờ đã vững tay chèo, lãnh đạo nhân dân khai thác tiềm
năng, tiềm lực sẵn có, cộng với sự hỗ trợ từ thành phố và Trung ương, từng bước
khôi phục, xây dựng và phát triển Cần Giờ trở thành Huyện có kinh tế ổn định và
tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế ngày càng chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, với trọng tâm hướng vào phát triển DLST, khai thác tiềm năng kinh tế
biển, hình thành rõ nét thế mạnh theo cơ cấu kinh tế ngư – nơng – lâm – dịch vụ.
Những gì mà Cần Giờ đạt được trong 25 năm – 1/4 thế kỷ qua “là kết quả của
quá trình phấn đấu kiên trì, là kết tinh của trí tuệ, phẩm chất, khí phách của Đảng bộ
và nhân dân huyện Cần Giờ. Những kết quả đó khơng chỉ đánh dấu chặng đường
phát triển mới của huyện mà còn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển trong những
năm tiếp theo”.
2.3.2 Đặc điểm tự nhiên
2.3.2.1 Vị trí địa lí
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm
về hướng Đông Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km theo đường chim
bay, có hơn 20 km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, có các cửa
SVTH: Nguyễn Thị Phượng

7


Khóa luận tốt nghiệp

sơng lớn của các con sơng Lịng Tàu, Cái Mép, Sồi Rạp, Đồng Tranh… Chiều dài

từ Đơng sang Tây là 30 km, từ Bắc xuống Nam là 35 km.
Tổng diện tích tự nhiên huyện Cần Giờ là 70.421,58 ha, chiếm 1/3 diện tích
thành phố; là huyện ven biển duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh, có các mặt
giáp giới như sau:
- Phía Bắc: giáp huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn
Trạch, tỉnh Đồng Nai.
- Phía Nam: giáp Biển Đơng.
- Phía Đơng: giáp huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Phía Tây: giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
RNM nằm gọn trong huyện Cần Giờ - một huyện nghèo của Thành phố Hồ
Chí Minh, có tọa độ địa lí như sau:
- Vĩ độ Bắc : 10o22’14’’ - 10o40’09’’
- Kinh độ Đông: 106o46’12’’ - 107o05’59’’
Chiều dài của khu vực từ Bắc xuống Nam là 35 km, từ Đơng sang Tây là
30km.
2.3.2.2 Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng do đất phù sa bồi tụ. Mặt đất thấp dần từ
phía Bắc đến phía Nam và khu trung tâm trũng dạng lòng chảo, các gò đất nằm rải
rác nhưng không cao, thường được gọi là “Giồng”. nơi cao nhất là Giồng chùa
(+10.4 m) và thấp nhất nằm dưới mực nước biển (-0,5 m). Địa hình ở Cần Giờ có
thể chia thành 5 dạng :
Bảng 2.1: Các dạng địa hình ở Cần Giờ
Dạng địa hình

STT

Cao độ (m)

1


Ngập 2 lần trong ngày

0.0 – 0.2

2

Ngập 1 lần trong ngày

0.2 – 0.5

3

Ngập theo chu kì tháng

0.5 – 1.0

4

Ngập theo chu kì năm

1.0 – 1.5

5

Ngập theo chu kì nhiều năm

> 1.5

(Nguồn : Trung tâm Truyền thông GDMT và DLST huyện Cần Giờ)


SVTH: Nguyễn Thị Phượng

8


Khóa luận tốt nghiệp

2.3.2.3 Khí hậu
Khí hậu gió mùa nóng ẩm với mùa nắng và mùa mưa :
- Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa mưa hướng gió chính là Tây – Tây
Nam.
- Mùa khơ: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa khơ hướng gió Bắc – Đông
Bắc.
Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình khoảng 25 oC đến 29 oC, cao
tuyệt đối là 38,2 oC, thấp tuyệt đối là 14,4 oC.
Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%. Lượng mưa trung bình hàng năm từ
1.000 mm đến 1.402 mm.
Lượng mưa tại Cần Giờ thấp nhất khu vực thành phố Hồ Chí Minh, trung
bình từ 1300 mm – 1400 mm hàng năm.
Gió có 2 hướng thổi chính đó là : gió mùa Nam – Tây Nam, xuất hiện từ
tháng 5 – 10, trùng với mùa mưa, sức gió mạnh nhất thường vào tháng 7 và 8; gió
mùa Bắc – Đơng Bắc, xuất hiện từ tháng 11 – 4, trùng với mùa khô, mạnh nhất vào
tháng 2 và 3.
2.3.2.4 Mạng lưới sông rạch
Huyện Cần Giờ nằm trong vùng cửa sông – rạch chằng chịt, đan xen nhau
với mật độ dòng chảy cao nhất so với các huyện khác trong thành phố. Mặt nước
có diện tích trên 23.000 ha, chiếm 25% diện tích của tồn huyện với các sơng lớn
như: Sồi Rạp, Lịng Tàu cùng các chỉ lưu của chúng là Gò Gia, Đồng Tranh, Di
Bà, Vàm Sát… đổ thẳng ra biển.
Diện tích sơng rạch là 22.161 ha chiếm 21,27% diện tích tồn huyện.Sơng

rạch phần lớn chảy theo hướng Đơng Nam dạng uốn lượn, từ đó ảnh hưởng làm
thay đổi địa hình khu vực và thay đổi thực vật cảnh. Hai sơng Lịng Tàu và Sồi
Rạp là hệ thống sơng chính chi phối tồn bộ chế độ thủy văn của hầu hết các kênh
rạch khác.
2.3.2.5 Chế độ thủy triều
RNM Cần Giờ nằm trong vùng chế độ bán nhật triều, không đều 2 lần nước
lớn và hai lần nước ròng trong ngày, 2 đỉnh triều thường bằng nhau nhưng chân
triều lệch rất xa.
SVTH: Nguyễn Thị Phượng

9


Khóa luận tốt nghiệp

2.3.2.6 Độ mặn
Nước mặn theo dịng triều ngược lên thượng lưu trong thời kỳ triều lên hòa
lẫn với nước ngọt từ nguồn đổ về thành nước lợ, sau đó tiêu đi trong thời gian triều
hết. Do đó càng vào sâu trong đất liền độ mặn càng giảm.
2.3.2.7 Tài nguyên RNM Cần Giờ
- Sau hơn 30 năm khôi phục và phát triển tài nguyên RNM rất phong phú và
đa dạng về thực vật cũng như động vật :
- Thực vật trên 157 lồi trong đó có 35 lồi thật sự ngập mặn, chiếm ưu thế là
các loài trong họ Rhizophoraceae, Avicenniaceae, Sonneratiaceae, tảo trên 130
loài. Hệ thực vật của vùng ngập mặn Cần Giờ chiếm đa số là cây đước có nguồn
gốc phát tán từ Inđơnêsia và Malaysia. Gồm nhiều kiểu phụ thổ nhưỡng nước mặn,
nước lợ và phụ thứ sinh nuôi trồng nhân tạo. Thành phần các loại cây này tương
đối đơn giản và có kích thước các thể ở dạng trung bình.
- Hệ thực vật tự nhiên khoảng 12.000 ha bao gồm: Chà là, Ráng, Giá, Mấm,
Dà vơi…tất cả đều sống trên vùng đất ít ngập nước. Trong đó, Ráng thường được

hỗn giao với Chà là, Cóc kèn mọc trên đất gị, ít ngập nước. Mấm điển hình là các
loại trắng, đen mọc ven sơng đất trũng, bãi bồi cao hơn 0,2 m so với mực nước
biển. Dà vôi, Mấm phân bố trên đất sét chặt, ẩm.
- Hệ thực vật rừng trồng hơn 20.000 ha bao gồm: Bạch đàn, Keo lá tràm
trồng trên nền đất, Dừa lá trồng ở vùng đất phèn mặn và nước lợ. Đước được trồng
thử nghiệm, Chà là, Phi lao, Bạch đàn, Keo là tràm…được trồng theo đường trục
chính Rừng Sác và những giồng cát ven biển.
- RNM ở đây có 2 nhóm :
+ Nhóm thực vật ngập mặn:
o Quần xã thuần loại Bần trắng (Sonnerratia alba) : mọc tiên phong ở
những bãi mới bồi ngập nước triều sâu, dạng cây bụi.
o Quần xã Đước đôi (Rhizophora apiculata) và Bần trắng : được hình
thành trên đất bồi đã ổn định nhờ quần thể tiên phong, trong quần xã có
Xu ổi (Xylocarpus granatum), Trang (Kandelia candel) và các lồi tham
gia như Cóc kèn (Derris trifoliata), Sú (Aegiceras corniculatum).

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

10


Khóa luận tốt nghiệp

o Quần xã Đước đơi và Xu ổi: hình thành trên đất có độ ngập triều cao 2 –
2,5m. Đây là loại quần xã phổ biến và chiếm 25% diện tích.
o Quần xã Đước đơi và Dà vơi : hình thành trên đất ngập triều cao từ 2,5 –
3 m.
o Quần xã Mấm lưỡi đòng và Dà quánh (Ceriops decandra) hình thành
trên đất ngập triều cao 2,5 – 3 m.
o Quần xã Gía (Excoecaria agallocha) và chà là (Phoenix paludosa) : nằm

trên đất chỉ ngập triều cao 3,3 – 4 m ; các lồi khác có Xu sung, Dà vơi,
Ráng…
+ Nhóm thực vật nước lợ : phân bố dọc theo mép sơng có chiều rộng 5 –
10m, chia làm 4 quần xã.
o Vùng các loại cây ngập nước triều 1 – 1,5 m với loài tiên phong là bần
chua.
o Vùng ngập nước triều 1,5 – 2 m là Mái dầm và Ơ rơ cùng với các lồi
Dừa nước, Cói.
o Vùng ngập nước triều 2 – 3 m có quần xã Bình bát và Mây nước, các
loại khác như Lộc vừng, Dái ngựa nước,Trâm.
o Vùng ngập nước triều 3 – 4 m có quần xã Mua, Sưa biển, các loài khác
như Dứa dại, Bọt ếch, Tra biển…
- Động vật đáy khơng xương sống 70 lồi thuộc 44 họ, 19 bộ, 6 lớp, 5 ngành
chúng có nguồn gốc từ biển, sống ở vùng nước lợ đến cửa sông ven biển, vùng
RNM. RNM cung cấp môi trường sống rộng lớn cho các động vật khơng xương
sống, do đó chúng có sinh khối lớn, là nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng của
nhiều loài cá và động vật khác.
- Lưỡng cư 9 lồi.
- Bị sát 30 lồi.
- Chim 130 lồi thuộc 47 họ, 17 bộ, trong đó có 51 lồi chim nước (có 21 lồi
chim di cư, chiếm 41,7%) và 79 lồi khơng phải chim nước (có 4 lồi di cư) sống ở
các môi trường sống khác nhau. Số chim nước ở Cần Giờ so với thành phần những
loài chim này trong cả nước (149 loài) chiếm tỉ lệ 33,55%.

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

11


Khóa luận tốt nghiệp


- Động vật có vú 19 lồi thuộc 13 họ, 7 bộ. Các lồi thú được tìm thấy tại Cần
Giờ hầu hết là các loài thú nhỏ và vừa có thể tồn tại bằng các con mồi là động vật
nhỏ hơn điển hình của vùng ngập mặn: cua, cá, nghêu và các laoif động vật thủy
sinh không xương sống. Các loài thú quý hiếm ở Cần Giờ như là : Rái cá thường,
Rái cá vuốt bé, Mèo cá, Mèo rừng. Tất cả đều có giá trị kinh tế cao vì bộ lơng của
chúng có giá trị xuất khẩu cao.
2.3.2.8 Ý nghĩa và vai trị của RNM
Duy trì nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của các loài sinh vật trong
RNM: hàng năm RNM cung cấp một sản lượng rơi rụng khá lớn để làm giàu cho
đất rừng và vùng cửa sông ven biển kế cận. Lượng rơi rụng của bản thân cây rừng
khoảng 08 - 20 tấn/ha, trong đó 79,7% là lá (Hồng và cộng sự - 1998), qua quá
trình phân hủy làm nguồn thức ăn hữu cơ cho các loài sinh vật trong 54 RNM phát
triển.
Bảo đảm ổn định và phát triển nguồn lợi thủy sản cho địa phương, gìn giữ
được nguồn gien các lồi động thực vật quý hiếm như: Cóc đỏ, Rái cá, cá Sấu....
Góp phần điều hịa khí hậu trong vùng, mở rộng diện tích đất bồi ven sơng,
hạn chế xói lở và phịng chống gió bão. RNM Cần Giờ được xem là "Lá phổi
xanh" của thành phố Hồ Chí Minh, góp phần cân bằng một lượng lớn CO2 thải ra
trong hoạt động hàng ngày của cư dân thành phố Hồ Chí Minh.
Tạo ra địa điểm nghỉ ngơi, giải trí, DLST cho cư dân trong và ngoài thành
phố. Trong những năm gần đây, RNM Cần Giờ đã trở thành điểm tham quan,
DLST cho người dân, cho du khách trong và ngoài nước nhờ cảnh quan tươi đẹp,
môi trường trong lành. Việc phát triển du lịch tại địa phương đã góp phần nâng cao
đời sống người dân, khai thác được giá trị của RNM Cần Giờ.
Là địa điểm nghiên cứu khoa học hiện nay, hệ sinh thái RNM Cần Giờ là
nơi được ví như một phịng thí nghiệm tự nhiên to lớn, là nơi lý tưởng cho các nhà
khoa học, sinh viên, học sinh đến nghiên cứu, học tập. Trong những năm qua,
hàng năm Ban Quản Lí rừng phịng hộ đã tiếp đón hàng trăm sinh viên học sinh,
các nhà khoa học trong và ngoài nước đến nghiên cứu, học tập. Những kết quả

nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã góp phần phục vụ cho
cơng tác quản lý và phát triển RNM Cần Giờ ngày càng bền vững.
SVTH: Nguyễn Thị Phượng

12


Khóa luận tốt nghiệp

2.3.3 Đặc điểm dân sinh kinh tế
Huyện có 6 xã và 1 thị trấn đều nằm ở các vùng đệm của RNM và nối với
thành phố bởi một tuyến đường duy nhất kéo dài từ bến phà Bình Khánh đến thị trấn
Cần Thạnh.
2.3.3.1 Về dân số
Dân số toàn huyện Cần Giờ năm 2007 là 69.166 người.
Mật độ dân số trung bình thấp (98,22 người/km2), phân bố khơng đều, chủ
yếu tập trung ở các trung tâm đô thị như: thị trấn Cần Thạnh có mật độ dân số cao
nhất (470,04 người/km2), xã Bình Khánh (410 người/km2), thấp nhất là xã Thạnh
An (36,52 người/km2).
Bảng 2.2: Dự báo số dân huyện Cần Giờ vào các năm kế tiếp
Năm

Dân số (ngƣời)

2010

100.000

2015


200.000

2025

300.000

(Nguồn : Trung tâm Truyền thông GDMT và DLST huyện Cần Giờ)
2.3.2.2 Về lao động và việc làm
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động tại huyện Cần Giờ năm 2010
Cơ cấu lao động

Số lao động (ngƣời)

Tỉ lệ %

Lao động nông nghiệp

2.176

5,97%

Lao động thủy sản

13.865

38,06%

6.103

16,75%


Lao động khác

14.275

39,22%

Tổng

36.419

100,00%

Lao động TM – DV DL

(Nguồn : Trung tâm Truyền thơng GDMT và DLST huyện Cần Giờ)
Nhìn chung, lao động của huyện dồi dào, chủ yếu phục vụ cho ngành nông
nghiệp, dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh, giá nhân công thấp, đây là tiềm
năng rất lớn đối với các nhà đầu tư trong việc đào tạo mới tay nghề và thu hút
nguồn lao động tại chỗ. . Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, nhiều hoạt

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

13


Khóa luận tốt nghiệp

động cịn dựa vào tự nhiên; các hình thức sản xuất chủ yếu: ni trồng thủy sản,
đánh bắt thủy sản, làm muối.

2.3.3.3 Thu nhập và mức sống
Bảng 2.4: Thu nhập bình quân người dân huyện Cần Giờ qua các năm
Thu nhập bình quân đầu ngƣời

STT

Năm

1

2000

5

2

2004

11

3

2007

19

4

2010


25

(triệu đồng/ngƣời/năm)

(Nguồn : Trung tâm Truyền thông GDMT và DLST huyện Cần Giờ)
Nhận xét: Nhìn chung, mức thu nhập bình quân đầu người của huyện ngày
càng được nâng cao.
2.3.4 Ban Quản Lí Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ
2.3.4.1 Giới thiệu
- Địa chỉ: Đường Rừng Sác, Xã An Thới Đông, Huyện Cần Giờ, TP.HCM
- Điện thoại: (083) 8 894 000
- Fax: (083) 8 894 157
2.3.4.2 Tình hình hoạt động:
Ban Quản Lí rừng phịng hộ Cần Giờ là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc
UBND huyện Cần Giờ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản
tại kho bạc Nhà nước, kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp, thực hiện nhiệm vụ do
UBND huyện Cần Giờ giao và chịu sự quản lý chuyên ngành của Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nơng thơn.
2.3.4.3 Chức năng & nhiệm vụ:
Ban Quản Lí rừng phòng hộ Cần Giờ quản lý 37.152,764 ha, trong đó: rừng
trồng : 19.448,4 ha, rừng tự nhiên : 11.043,06 ha, đất khác : 6.661,304 ha thống
nhất toàn bộ diện tích rừng và đất rừng phịng hộ trên địa bàn huyện Cần Giờ nhằm
phát triển vốn rừng phòng hộ và khơng ngừng nâng cao tác dụng phịng hộ của
rừng để đáp ứng yêu cầu cải thiện môi trường sinh thái, các yêu cầu khác của thành
phố và các vùng phụ cận có cơng nghiệp và dân cư.
SVTH: Nguyễn Thị Phượng

14



Khóa luận tốt nghiệp

Tham mưu cho UBND huyện và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
thành phố trong việc xây dựng các chính sách, chủ trương, các quy trình kỹ thuật
phù hợp với việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phịng hộ Cần Giờ.
Tổ chức hồn chỉnh hệ thống quản lý bảo vệ rừng từ huyện đến cơ sở, thực
hiện việc giao đất, giao rừng cho các hộ dân nhận khốn chăm sóc, bảo vệ, nhằm
tạo ra những vùng lâm nghiệp bền vững, ngày càng ổn định đời sống của nhân dân
và cán bộ công nhân trực tiếp làm nghề rừng.
Xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để quản lý bảo vệ,
phát triển rừng phịng hộ; trong đó bao gồm việc xây dựng và thực hiện các dự án
lâm – ngư – dịch vụ DLST kết hợp, các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ
thuật cho rừng phòng hộ nhằm nâng cao chất lượng của rừng. Tăng cường công tác
khuyến lâm và không ngừng tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao ý thức phát
triển và bảo vệ rừng trong nhân dân.
Tổ chức hoạt động sản xuất lâm ngư kết hợp, các dịch vụ khoa học kỹ thuật
và dịch vụ phục vụ tham quan du lịch, làm tăng giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội của
rừng phịng hộ; góp phần cải thiện đời sống cho các hộ dân giữ rừng và cán bộ
công nhân trực tiếp làm nghề rừng.
Trung tâm Truyền thông GDMT và DLST huyện Cần Giờ là một phịng đại
diện cho Ban Quản Lí Rừng phịng hộ thực hiện cơng tác giao khốn cho dân cũng
như tham gia vào các hoạt động DLST với tổ du lịch và tổ truyền thơng.
2.3.4.4 Cơng tác quản lí, bảo vệ và phát triển RNM
RNM Cần giờ được chia thành 24 Tiểu khu, mỗi Tiểu khu có một đơn vị
trực tiếp quản lý bảo vệ. Hiện nay, Ban Quản Lí Rừng phòng hộ Cần Giờ trực tiếp
quản lý 15 Tiểu khu với quân số 100 người (biên chế 45 người, ngoài biên chế và
khốn cơng việc là 55 người). Với diện tích rừng và đất rừng trực tiếp quản lý là:
19.136,16 ha (có rừng là: 15.871,93 ha), trong đó có diện tích giao khốn bảo vệ
rừng cho 132 hộ dân địa phương với diện tích: 11.912,05 ha. Mỗi PK có 5 – 6 nhân
viên, từ 13 – 20 hộ dân, tiền nhận khốn trung bình là 730 ngàn đồng/ ha/năm. Hộ

dân nhận khốn theo hợp đồng của Ban Quản Lí. Đặc biệt có trên 170 hộ dân nhận
khốn bảo vệ rừng.

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

15


×