Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI CỒN PHỤNG – BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRỪỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
    

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI CỒN
PHỤNG – BẾN TRE

Người Thực Hiện: NGUYỄN THỊ TRÚC LAN
Chuyên ngành: QLMT & DLST
Niên khóa: 2007-2011

Tháng 07 năm 2011


KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TẠI CỒN PHỤNG – BẾN TRE

Tác giả

NGUYỄN THỊ TRÚC LAN

Khóa luận được đệ trình để yêu cầu cấp bằng kỹ sư
ngành quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn


TS. NGÔ AN

Tháng 07, năm 2011

i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Thầy Ngô An, giảng viên khoa
Môi Trường và Tài Nguyên trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã luôn tận tâm giúp đỡ,
hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi định hướng và hoàn thành khóa
luận này.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn đến đến tất cả thầy cô trong khoa và những
thầy cô đã từng giảng dạy tôi trong suốt bốn năm qua. Kiến thức mà thầy cô truyền
dạy là hành trang để tôi lựa chọn và hoàn thành đề tài này.
Và tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các cô chú, anh chị và cộng đồng dân
cư nơi tôi thực hiện khóa luận đã giúp đỡ và cung cấp cho tôi những tư liệu để hoàn
thành khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè của tôi đã
luôn bên cạnh ủng hộ, giúp đỡ và là điểm tựa cho tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày 09 tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Trúc Lan

ii



TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hiện trạng tài nguyên và đề xuất giải pháp phát triển du lịch
bền vững tại Cồn Phụng – Bến Tre” được thực hiện từ tháng 03 đến tháng 06 năm
2011.
Kết quả đạt được như sau:
1. Khảo sát được hiện trạng tài nguyên du lịch sinh thái tại Cồn Phụng.
2. Khảo sát được hiện trạng cơ sở vật chất, các dịch vụ tham quan, vui chơi,
giải trí.
3. Khảo sát được hoạt động du lịch sinh thái tại Cồn Phụng.
4. Khảo sát được hiện trạng quản lý tại khu du lịch.
5. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch sinh thái tại
khu du lịch Cồn Phụng.

iii


MỤC LỤC
TRANG TỰA .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... ix
DANH MỤC CÁCHÌNH ....................................................................................... x
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1.Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.3. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.5. Giới hạn đề tài .................................................................................................. 2

Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
2.1. Tổng quan về Bến Tre ..................................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 3
2.1.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................... 3
2.1.1.2. Địa hình ........................................................................................... 4
2.1.1.3. Khí hậu thủy văn ............................................................................ 4
2.1.2. Kinh tế - Xã hội ........................................................................................ 5
2.1.2.1. Đơn vị hành chánh .......................................................................... 5
2.1.2.2. Kinh tế ............................................................................................. 6
2.1.2.3. Dân số và nguồn lao động .............................................................. 7
2.1.2.4. Mạng lƣới giao thông ..................................................................... 8
2.1.2.5. Bƣu chính viễn thông ..................................................................... 8
2.1.3. Các giá trị văn hóa lịch sử của Bến Tre ................................................. 9
2.1.3.1. Di tích lịch sử ................................................................................... 9

iv


2.1.3.2. Lễ hội ............................................................................................... 12
2.1.3.3. Chùa ................................................................................................. 12
2.1.4. Hiện trạng phát triển du lịch ở Bến Tre ................................................ 13
2.2. Tổng quan về Cồn Phụng................................................................................ 14
2.2.1. Lịch sử hình thành cồn ............................................................................ 14
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của KDL Cồn Phụng ...................................... 15
2.2.3. Vị trí – Giới hạn – Diện tích .................................................................... 15
2.2.4. Khí hậu – Thủy văn ................................................................................. 17
2.2.5. Kinh tế ....................................................................................................... 17
2.2.6. Các hoạt động điển hình .......................................................................... 17
2.3. Một số lý luận về DLST và phát triển bền vững DLST ............................... 20
2.3.1. Du lịch sinh thái ........................................................................................ 20

2.3.1.1. Khái niệm DLST ............................................................................. 20
2.3.1.2. Những yêu cầu chung của DLST .................................................. 21
2.3..2. Phát triển bền vững DLST .............................................................. 21
2.3.2.1.Khái niệm phát triển bền vững ...................................................... 21
2.3.2.2. Khái niệm phát triển bền vững DLST .......................................... 21
Chƣơng 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 23
3.1. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 23
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 23
3.2.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu ................................................... 23
3.2.2. Phƣơng pháp điều tra thực địa ............................................................... 23
3.2.3. Phƣơng pháp liệt kê ................................................................................. 24
3.2.4. Phƣơng pháp phân tích SWOT .............................................................. 24
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................. 25
4.1. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, văn hóa nhân văn cho DLST .............. 25
4.1.1. Hiện trạng về cảnh quan tự nhiên .......................................................... 25
4.1.2. Hiện trạng về tài nguyên thực vật .......................................................... 26
4.1.3. Hiện trạng về tài nguyên động vật .......................................................... 28
4.1.4. Hiện trạng về tài nguyên văn hóa nhân văn .......................................... 29
4.2. Hiện trạng hoạt động DLST tạ Cồn Phụng .................................................. 37

v


4.2.1. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................ 37
4.2.2. Nhận xét và đánh giá các hoạt động kinh doanh .................................. 40
4.2.2.1. Hoạt động nhà hàng ....................................................................... 40
4.2.2.2. Hoạt động khách sạn ...................................................................... 41
4.2.2.3. Hoạt động lữ hành .......................................................................... 42
4.2.2.4. Vé tham quan .................................................................................. 42
4.2.2.5. Công tác tổ chức nhân sự ............................................................... 42

4.2.2.6. Công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm công cụ, dụng cụ .. 43
4.2.2.7. Công tác tài chính ........................................................................... 43
4.3. Cộng đồng dân cƣ khu vực Cồn Phụng ......................................................... 44
4.3.1 Dân số và nguồn lao động ......................................................................... 44
4.3.2. Kết quả khảo sát cộng đồng dân cƣ ........................................................ 44
4.4. Thực trạng quản lý tại KDL ........................................................................... 48
4.4.1. Công tác quản lý tại KDL ........................................................................ 48
4.4.2. Kết quả khảo sát nhân viên KDL ........................................................... 50
4.5. Đánh giá ảnh hƣởng của du lịch đến môi trƣờng ......................................... 52
4.5.1. Môi trƣờng tự nhiên ................................................................................. 52
4.5.2. Môi trƣờng xã hội..................................................................................... 54
4.6. Đề xuất giả pháp .............................................................................................. 55
4.6.1. Phân tích SWOT đối với KDL Cồn Phụng ............................................ 55
4.6.2. Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển DLST tại Cồn Phụng
.............................................................................................................................. 59
4.6.2.1. Giải pháp về đầu tƣ kết cấu hạ tầng ............................................. 59
4.6.2.2 Giải pháp về quản lý và tổ chức các hoạt động du lich ................ 59
4.6.2.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ........................................... 59
4.6.2.4. Giải pháp về quảng bá và xúc tiến các hoạt động du lịch ........... 60
4.6.2.5.Giải pháp về sự hỗ trợ của các bên liên quan ............................... 61
4.6.2.6 Giải pháp về bảo vệ tài nguyên du lịch .......................................... 61
4.6.2.7. Giải pháp liên kết với các điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh
Bến Tre ......................................................................................................... 62

vi


Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 68
5.1. Kết luận ............................................................................................................ 68


5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 70
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 71

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLST

Du lịch sinh thái

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KDL

Khu du lịch

KCN

Khu công nghiệp




Quyết định

THPT

Trung học phổ thông

VH

Văn hóa

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng hợp phân tích SWOT ...................................................................... 24
Bảng 4.1. Thành phần động vật tại KDL Cồn Phụng............................................... 28
Bnagr 4.2. Lượng khách đến với Cồn Phụng năm 2010 .......................................... 42
Bảng 4.3. Doanh thu của KDL từ năm 2008 đến năm 2010 .................................... 44
Bảng 4.4. Bảng tóm tắt các hoạt động gây ô nhiễm môi trường tại KDL Cồn Phụng
.................................................................................................................................. 53
Bảng 4.5. Bảng phân tích các yếu tố trong ma trận SWOT ..................................... 55

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ ĐBSCL ......................................................................................... 4
Hình 2.2. . Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre ............................................................. 6
Hình 2.3. Sơ đồ KDL Cồn Phụng ............................................................................. 16
Hình 2.4. Du khách đi xuồng chèo tham quan vườn trái cây, uống trà mật ong ...... 17

Hình 2.5. Một số sản phẩm từ dừa ........................................................................... 18
Hình 2.6. Đờn ca tài tử phục vụ du khách ................................................................ 19
Hình 2.7. Du khách tham gia câu cá sấu tại Cồn Phụng .......................................... 20
Hình 4.1. Khu du lịch Cồn Phụng ............................................................................ 25
Hình 4.2. Thảm lục bình tại Cồn Phụng ................................................................... 26
Hình 4.3. Một số loài thực vật trong KDL ............................................................... 27
Hình 4.4. Một số loài thực vật trong KDL ............................................................... 27
Hình 4.5. Chim bồ câu tại KDL ............................................................................... 28
Hình 4.6. Một số loài động vật tại KDL ................................................................... 29
Hình 4.7. Hình ông Đạo Dừa .................................................................................... 29
Hình 4.8. Cửu Đỉnh tại Cồn Phụng .......................................................................... 32
Hình 4.9. Sân rồng tại Cồn Phụng ............................................................................ 33
Hình 4.10. Hình cửu trùng đài và dãy thất sơn......................................................... 34
Hình 4.11. Đội đờn ca tài tử ..................................................................................... 35
Hình 4.12. Một số nhạc cụ trong đờn ca tài tử ......................................................... 36
Hình 4.13. Nhà hàng thủy tạ tại Cồn Phụng ............................................................. 38
Hình 4.14. Nhà hàng phục vụ khách nội địa tại Cồn Phụng .................................... 38
Hình 4.15. Khách sạn tại Cồn Phụng ....................................................................... 39
Hình 4.16. Lối đi trong KDL Cồn Phụng ................................................................. 39
Hình 14.17. Đội lân nữ phục vụ tết tại KDL ........................................................... 40
Hình 4.18. Món ăn đặc sản tại Cồn Phụng ............................................................... 41
Hình 4.19. Biểu đồ thể hiện doanh thu của KDL từ năm 2008 đến 2010 ................ 44
Hình 4.20. Biểu đồ thể hiện sự tham gia của cộng động vào hoạt động du lịch tại Cồn
Phụng ........................................................................................................................ 45

x


Hình 4.21. Biểu đồ thể hiện mục đích của cộng đồng khi tham gia vào hoạt động của
khu du lịch Cồn Phụng ............................................................................................. 46

Hình 4.22. Biểu đồ thể hiện ý kiến của cộng đồng trong việc phát triển du lịch tại Cồn
Phụng ........................................................................................................................ 47
Hình 4.23. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tai KDL Cồn Phụng ................... 49
Hình 4.24. Biểu đồ thể hiện thời gían làm việc của nhân viên tại KDL .................. 50
Hình 4.25. Biểu đồ thể hiện sự hài lòng của nhân viên về công việc hiện tại tại KDL
.................................................................................................................................. 51
Hình 4.26. Biểu đồ thể hiện sự nhận xét của nhân viên về sự quản lý tại KDL ...... 51
Hình 4.27. Ô nhiễm nguồn nước tại KDL ............................................................... 52
Hình 4.28. Nước thải tại KDL xả thải trực tiếp vào môi trường .............................. 53
Hình 4.29. Đi du thuyền trên sông Tiền ngắm cảnh................................................. 62
Hình 4.30. Các món trái cây miệt vườn ................................................................... 63
Hình 4.31. Đi xe ngựa tham quan đường làng ......................................................... 64
Hình 4.32. Tát mương bắt cá tại vườn nhà dân ........................................................ 65
Hìn 4.33. Khám phá kênh rạch bằng đò chèo .......................................................... 65
Hình 4.34. Sơ đồ kết nối Cồn Phụng với các điểm du lịch khác .............................. 66

xi


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Khi xã hội phát triển thì con người ngày càng có nhiều nhu cầu hơn cho cuộc
sống, đặc biệt là nhu cầu được hưởng thụ. Họ mong muốn được nghỉ ngơi, giải trí sau
những ngày làm việc vất vả. Một sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu đó của họ là
“Du lịch”. Đi du lịch giúp họ tạm rời xa cuộc sống hiện tại, quên đi những vất vả trong
công việc và giảm bớt những căng thẳng trong cuộc sống. Với những tiêu chí đó thì du
lịch cũng ngày càng phong phú hơn về loại hình và sản phẩm.
Một xu hướng rất được khách du lịch ưa chuộng hiện nay là đi “du lịch sinh
thái” để có thể hòa mình vào thiên nhiên, hít thở không khí trong lành, thư giãn tinh

thần, gần gũi hơn với người thân, bạn bè, nâng cao hiểu biết về văn hóa bản địa ...
Nói đền miền Tây Nam Bộ thì chúng ta nghĩ ngay đến loại hình du lịch đặc
thù đó là du lịch miệt vườn với những vườn trái cây trĩu quả; với sông nước hiền hòa;
với những đặc sản hương quê; với những bài ca tài tử ngọt ngào, đậm chất Nam bộ;
với những người dân quê chân chất, thật thà; với bầu không khí mát mẻ, trong lành …
Để đến được với loại hình du lịch đặc thù ấy thì du khách thường tìm đến Tiền
Giang, Bến Tre, Vĩnh Long…. Riêng với Bến Tre thì Cồn Phụng là điểm đến được du
khách quan tâm hàng đầu vì nơi đây vừa có tài nguyên về thiên nhiên vừa có tài
nguyên về văn hóa - Đạo Dừa. Tuy nhiên đến nay thì nơi đây vẫn chưa phát huy được
hết tiềm năng vốn có của nó.
Với lợi thế là ba mằt giáp sông tạo nên một bầu không khí mát mẻ, thoáng
đãng quanh năm tạo cho du khách có cảm giác khoan khoái. Nhưng cũng chính vì ba
mặt giáp sông, tách biệt với đất liền nên cũng gây không ít khó khăn cho Cồn Phụng

1


trong việc quản lý môi trường. Ngoài phần rác và nước thải sinh hoạt của du khách thì
nơi đây còn một lượng khá lớn rác và nước thải từ hệ thống nhà hàng và khách sạn
chưa được xử lý mà xả thải trực tiếp xuống dòng sông đang mang lại nguồn thu cho
họ.
Từ thực trạng của Cồn Phụng và hòa cùng với bầu không khí phát triển kinh tế
bền vững của nhân loại thì việc thực hiện đề tài “ Khảo sát hiện trạng tài nguyên và đề
xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Cồn Phụng – Bến Tre” là một nghiên cứu
cần thiết để góp phần đưa ngành du lịch nước ta trở thành ngành công nghiệp không
khói thật sự nói chung và sự phát triển kinh tế - xã hội cho Bến Tre nói riêng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là vận dụng các phương pháp nghiên cứu để có
thể khảo sát, tìm hiểu được hiện trạng tài nguyên, hiện trạng hoạt động du lịch, những
tác động xấu đến môi trường tại Cồn Phụng và từ đó đề xuất một số giải pháp để phát

triển du lịch bền vững tại đây.
1.3. Đối tƣợng nghiên cứu
- Tài nguyên DLST tại Cồn Phụng.
- Hện trạng hoạt động DLST tại Cồn Phụng

- Điều tra xã hội học với 3 nhóm đối tượng: Du khách, cộng đồng, nhân viên
khu du lịch
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: khu du lịch Cồn Phụng và cộng đồng xung quanh KDL
- Thời gian: từ tháng 3 năm 2011 đến hết tháng 6 năm 2011
1.5. Giới hạn đề tài
Vì thời gian thực hiện đề tài ngắn (từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011), khóa
luận chỉ nghiên cứu hiện trạng tài nguyên cơ bản tại khu du lịch Cồn Phụng:
- Tài nguyên thiên nhiên: động vật, thực vật.
- Tài nguyên nhân văn, văn hóa: di tích Đạo Dừa, đàn ca tài tử.

2


Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về Bến Tre
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Bến Tre là một tỉnh đồng bằng cuối nguồn sông Cửu Long Bến Tre, có diện
tích là 2.315 km². Tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 60 km (38 miles). Phía bắc
giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thành
phố Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 85 km (53 miles).
Điểm cực Nam của tỉnh nằm trên vĩ độ 9o48' Bắc.
Điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ 10o20' Bắc.

Điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106o48' Đông.
Điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105o57' Đông.

3


(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bến Tre, năm 2008)
Hình 2.1. Bản đồ ĐBSCL
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng
vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở
ven biển và các cửa sông. Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình giẻ quạt, đầu nhọn
nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt xòe rộng ở phía đông
2.1.1.3. Khí hậu – Thủy văn
Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại
nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm,
nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26oC – 27oC. Trong năm không có nhiệt độ tháng nào
trung bình dưới 20oC. Hằng năm, mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần (16 tháng 4 và 27
tháng 7). Lượng bức xạ khá dồi dào, trung bình đạt tới 160kcal/cm2. Với vị trí nằm
tiếp giáp với biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩ độ
thấp (bão thường xảy ra từ vĩ độ 15o bắc trở lên). Ngoài ra, nhờ có gió đất liền, nên
biên độ dao động ngày đêm giữa các khu vực bị giảm bớt
Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió tây nam và đông

4


bắc là 2 thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên
2 mùa rõ rệt. Mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa

ẩm. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm – 1.500 mm. Trong mùa khô,
lượng mưa vào khoảng 2 đến 6% tổng lượng mưa cả năm.
Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ánh sáng,
nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự quang hợp và phát dục của cây trồng, vật nuôi. Tuy
nhiên, ngoài thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm
nên thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm.
Trở ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng
nguồn đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh
hưởng đến năng suất cây trồng đối với các huyện gần phía biển và ven biển.
2.1.2. Kinh tế - Xã hội
2.1.2.1. Đơn vị hành chánh
Bến Tre có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm:
Thành phố bến Tre 10 phường và 6 xã.
Huyện Ba Tri 1 thị trấn và 23 xã
Huyện Bình Đại 1 thị trấn và 19 xã
Huyện Châu Thành 1 thị trấn và 22 xã
Huyện Chợ Lách 1 thị trấn và 10 xã
Huyện Giồng Trôm 1 thị trấn và 21 xã
Huyện Mỏ Cày Bắc 13 xã
Huyện Mỏ Cày Nam 1 thị trấn và 16 xã
Huyện Thạnh Phú 1 thị trấn và 17 xã

5


(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bến Tre, năm 2008)
Hình 2.2. Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre
2.1.2.2. Kinh tế
Nông nghiệp
Bến Tre cũng có diện tích trồng lúa khá lớn. Đất Bến Tre do phù sa sông Cửu

Long bồi đắp, đặc biệt là ở Hàm Long. Cây lương thực chính là lúa, hoa màu phụ cũng
chiếm phần quan trọng là khoai lang, bắp, và các loại rau.
Loại cây công nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho tỉnh là dừa, thuốc lá, mía, ca
cao.
Bến Tre có hơn 45.000 ha trồng dừa (2009). Dừa ở đây rất nhiều trái và lượng
dầu cao. Ngoài nước uống và dầu, dừa còn cho các sản phẩm khác là than dừa, vỏ dừa
làm thảm dừa, dây dừa. Kẹo dừa Bến Tre là đặc sản của vùng. Một dự án trồng xen ca
cao tận dụng bóng mát của dừa mới đưa vào thực hiện đang là vấn đề quan tâm của
nông dân Bến Tre.
Mía được trồng nhiều tại các vùng đất phù sa ven sông rạch; nổi tiếng nhất là
có các loại mía tại Mỏ Cày và Giồng Trôm. Diện tích trồng thuốc lá tập trung ở Mỏ
Cày, nơi có loại thuốc thơm cũng nổi tiếng. Đất bồi thích hợp trồng cói.
Bến Tre có nhiều loại cây ăn trái như cam, quít, sầu riêng, chuối, chôm chôm,
măng cụt, mãng cầu, xoài cát, bòn bon, khóm, vú sữa, bưởi da xanh, ... trồng nhiều ở

6


huyện chợ lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày và Châu Thành. Ngoài ra huyện Chợ Lách còn
là nơi trồng các loại hoa kiểng, Bonsai nổi tiếng. Trong thời gian gần đây cây táo hồng
đang được phát triển rất mạnh tại một số huyện như Mỏ Cày, Chợ Lách,... Thời gian
đầu, loại cây này mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các nhà vườn. Tuy nhiên trong
thời gian một năm nay thì thị trường tiêu thụ bắt đầu gặp khó khăn. Nguyên nhân
chính là do thị trường tiêu thụ chính (chủ yếu tiêu thụ quả tươi) đã bão hòa nhưng
không tìm được hướng thị trường mới và chưa chế biến để có thể bảo quản lâu dài.
Làng nghề
Ngoài kẹo dừa, Bến Tre có các sản phẩm nổi tiếng như bánh tráng Mỹ Lồng,
bánh phồng Sơn Đốc. Làng nghề Cái Mơn, huyện Chợ Lách, hàng năm cung ứng cho
thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi. Mới đây cũng
có nghề rang trầu và làm "cau tầm vung" (cau để chín khô trên cây, không xắt ra) rất

nổi tiếng trong nước.
Thủy sản
Những con sông lớn và vùng biển Đông ở Bến Tre có nhiều loại thủy sản như
cá vược, cá dứa, cá bạc má, cá thiều, cá mối, cá cơm, nghêu, cua biển, và tôm he.
Rừng nước mặn chạy dọc theo bờ biển, mang lại cây dừa nước, chà là, bần.
Dân chúng lấy rượu ở khu rừng mắm Bình Đại, Thạnh Phú để làm nước mắm.
Ruộng muối ở Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri cũng là nguồn lợi khả quan
2.1.2.3. Dân số và nguồn lao động
Số dân: 1.354.589 người ( điều tra ngày 01/04/2009)
Nông thôn: 53%
Thành thị: 47%
Mật độ: 583 người/km2
 Nguồn lao động
Bến Tre hiện có trên 80.000 lao động trong độ tuổi 18 - 35, trong số này có
22.000 lao động nữ, hầu hết sống ở nông thôn, rất cần việc làm. Đó là chưa tính hàng
năm có 13.000 học sinh các trường THPT ra trường nhưng chỉ có khoảng 25% đậu vào
các trường Đại học, Cao đẳng. Số còn lại nếu không được đào tạo nghề cũng chỉ là lao
động phổ thông. Theo định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2020 đã được

7


Chính phủ phê duyệt, Bến Tre có thêm 5 KCN mới, diện tích 1.200 ha, dự báo nhu cầu
lao động sẽ tăng lên rất lớn. Trước mắt, từ năm 2011 - 2012, cần từ 5.000 - 7.000 lao
động nhưng không chỉ là lao động phổ thông.
2.1.2.4. Mạng lƣới giao thông
Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa
Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận
Campuchia; cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào nhau chở
nặng phù sa chảy khắp ba dải cù lao là một lợi thế của Bến Tre trong phát triển giao

thông thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hoá
với các tỉnh lân cận. Từ Bến Tre, tàu bè có thể đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
miền Tây. Ngược lại, tàu bè từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Tây đều phải
qua Bến Tre.
Song song với giao thông thủy, ở Bến Tre, hệ thống giao thông đường bộ cũng
có một vị trí rất đặc biệt. Thị xã Bến Tre nối liền với thành phố Hồ Chí Minh (qua
Tiền Giang, Long An) dài 86 km. Quốc lộ 60 từ cầu Rạch Miễu qua thị xã Bến Tre,
qua sông Hàm Luông, thị trấn Mỏ Cày, đến phà Cổ Chiên, sang tỉnh Trà Vinh. Quốc
lộ 57 từ thị trấn Mỏ Cày, qua thị trấn Chợ Lách đến phà Đình Khao sang Vĩnh Long.
Tỉnh lộ 888 nối thị trấn Mỏ Cày với thị trấn Thạnh Phú. Tỉnh lộ 885 nối thị xã Bến Tre
với thị trấn Ba Tri, qua thị trấn Giồng Trôm. Tỉnh lộ 884 từ ngã ba Tân Thành đến bến
phà Tân Phú. Tỉnh lộ 882 nối quốc lộ 60 với quốc lộ 57. Tỉnh lộ 883 nối quốc lộ 60
qua thị trấn Bình Đại đến xã Thới Thuận. Tỉnh lộ 887 từ cầu Bến Tre xuống ngã ba
Sơn Đốc.
Cầu Rạch Miễu - công trình thế kỉ - đã gối đầu lên hai bờ sông Tiền; cầu Hàm
Luông nối liền cù lao Bảo, cù lao Minh. Từ đây, cùng với hệ thống cầu đường nội tỉnh,
ba dải cù lao An Hoá - Bảo - Minh thông thương là điều kiện giúp cho những tiềm
năng kinh tế - văn hoá - xã hội của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.
2.1.2.5. Bƣu chính viễn thông
Dịch vụ viễn thông, thông tin liên lạc không ngừng phát triển về số lượng và
nâng cao về chất lượng dịch vụ

8


Số máy điện thoại cố định, số thuê bao di động trả trước và trả sau tăng
nhanh, mật độ sử dụng điện thoại là 88,52 máy điện thoại/100 dân, tăng 22,3% so
cùng kỳ năm trước.
Dịch vụ thuê bao Internet với đường truyền băng thông rộng phát triển nhanh
và chất lượng ổn định, với 24.042 thuê bao, mật độ sử dụng Internet đạt 17,75 thuê

bao/100 dân.
Toàn tỉnh hiện có 52 bưu cục loại 3, 106 bưu điện văn hóa xã, 410 đại lý bưu
điện đa dịch vụ
Trong gần 3 tháng đầu năm 2011, toàn tỉnh đã phát triển mới được 74 trạm
thu, phát sóng, tăng 23 trạm so cùng kỳ. Số máy điện thoại cố định phát triển mới
2.548 thuê bao, điện thoại di động trả trước phát triển 110.460 thuê bao, điện thoại di
động trả sau phát triển mới 1.228 thuê bao, Internet phát triển mới 1.939 thuê bao.
Tỉnh sẽ tiếp tục phát triển đa dạng hoá dịch vụ bưu chính viễn thông đến các
trung tâm kinh tế, khu dân cư, điểm du lịch,… đi đôi với nâng cao dịch vụ chăm sóc
khách hàng, giảm chi phí dịch vụ phù hợp với xu thế phát triển.
2.1.3. Các giá trị Văn hóa – Lịch sử của Bến Tre
2.1.3.1. Di tích lịch sử
Mộ và đền thờ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
Tại ấp 3, xã An Đức, huyện Ba Tri, cách thị trấn Ba Tri 2 km.
Ngày 27-4-1990, Bộ Văn hóa Thông tin Thể thao và Du lịch ra quyết định số
48 - QĐ công nhận là Di tích quốc gia.
Hiện nay, Bộ Văn hóa thông tin và tỉnh đầu tư để mở rộng và nâng cấp khu di
tích này với quy mô lớn.
Di tích Đồng Khởi
Bao gồm Nhà Ông Chín Định, quán Năm Thiểu, đình Định Nhơn (còn gọi là
đình Rắn), đồn Vàm Nước trong. Tất cả đề thuộc xã Định Thủy, Mỏ Cày, tỉnh Bến
Tre. Tại di tích này, vào ngày 17-1-1960, đã nổ ra cuộc đồng khởi đầu tiên của tỉnh.
Ngày 7-1-1993 Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định số 43-QĐ/VH công nhận
di tích cấp Quốc gia.

9


Hiện nay, tại đây có nhà truyền thống giới thiệu về phong trào Đồng khởi ở
Bến Tre.

Di tích nghệ thuật đình Phú Lễ
Tại xã Phú Lễ, huyện Ba Tri. Đây là 1 trong 20 ngôi đình lớn và đẹp nhất ở
Bến Tre.
Ngày 7-1-1993 Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định số 43-QĐ/VH công nhận
di tích cấp Quốc gia.
Di tích nghệ thuật đình Bình Hòa
Đình Bình Hòa có lịch sử gần 200 năm. Đây là ngôi đình lớn và có nhiều công
trình chạm khắc gỗ độc đáo. Trước kia di tích thuộc ấp Bình Ninh, xã Bình Hòa, hiện
nay thuộc Thị trấn Giồng Trôm. Năm 1959,Mỹ-Diệm lấy đình làm nơi giam cầm,tra
tấn giết hại hàng trăm chiến sỹ và đồng bào yêu nước.
Ngày 7-1-1993 Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định số 43-QĐ/VH công nhận
di tích cấp Quốc gia.
Di tích lịch sử chùa Tuyên Linh
Chùa được xây dựng năm 1861, tại xã Minh Đức huyện Mỏ Cày. Chùa là nơi
tập hợp những người yêu nước trong những năm 20 của thế kỷ XX. Cụ Nguyễn Sinh
Sắc (thân sinh Bác Hồ) từng đến ở đây để tuyên truyền, vận động chống thực dân
Pháp.
Ngày 20-7-1994 Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định số 921-QĐ/BT công
nhận di tích cấp Quốc gia.
Di tích lịch sử căn cứ Quân khu uỷ Sài Gòn Gia Định
Di tích nằm trên 2 xã Tân Phú Tây và Thành An thuộc huyện Mỏ Cày. Là nơi
khu uỷ Sài Gòn Gia Định đứng chân hoạt động chỉ đạo phong trào cách mạng ở Sài
Gòn Gia Định từ tháng 6/1969 đến tháng 10/1970.
Ngày 23-12-1995 Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định số 3777-QĐ/BT công
nhận di tích cấp Quốc gia.
Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc -Nam xã Thạnh Phong,Thạnh Phú
Tại căn cứ này là nơi xuất phát đầu tiên mở đường vận chuyển vũ khí từ Bắc
vào Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1046) và chống d0ế quốc Mỹ

10



(1961). Nơi đây cũng đã tiếp nhận hàng ngàn tấn vũ khí và chuyển đi khắp chiến
trường miền Nam. Đầu cầu tiếp nhận vũ khiá trở thành một huyền thoại "đường Hồ
Chí Minh trên biển"
Ngày 23-12-1995 Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định số 3777-QĐ/BT công
nhận di tích cấp Quốc gia
Di tích Mộ và Đền thờ lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng
Thuộc ấp Chợ, xã Mỹ Thạnh ,huyện Giồng Trôm. Đền thờ này trước đây là
đình làng, thờ Thành hoàng bổn cảnh. Vào năm 1984, nhân dân địa phương đem bài vị
của ông vào đình thờ như một vị thần đã có nhiều công lớn đối với đất trong việc
chống ngoại xâm. Từ đó đình trở thành Đền thờ lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng. Mộ và
đền thờ ông cũng được trùng tu, nâng cao.
Ngày 7-5-1997 Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định số 985-QĐ/VH công nhận
di tích cấp Quốc gia.
Di tích Ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác-nơi ở và làm việc của đ/c Lê Duẩn
từ tháng 11/1955 đến tháng 3/1956
Ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác thuộc ấp 8 xã Hưng Lễ huyện Giồng Trôm,
chính nơi đây vào tháng 11/1955 đ/c Lê Duẩn về hoạt động và soạn thảo Đề cương
cách mạng Miền Nam.
Ngày 7-5-1997 Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định số 985-QĐ/VH công nhận
di tích cấp Quốc gia.
Di tích Nhà ông Nguyễn Văn Cung-ngả ba cây da đôi-nơi thành lập chi bộ
Đảng đầu tiên của Bến Tre.
Cuối tháng 4/1930 tại nhà ông Nguyễn Văn Cung, chi bộ Đảng Cộng sản
Đông Dương dầu tiên ở Bến Tre được thành lập do đồng Chí Trần Văn An là bí thư
chi bộ. Ngã ba cây da đôi nơi chi bộ ra mắt đồng bào.
Ngày 7-5-1997 Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định số 985-QĐ/VH công nhận
di tích cấp Quốc gia.
Di tích Mộ Võ Trƣờng Toản

Năm 1867 hài cốt của nhà giáo Võ Trường Toản được các ông Phan Thanh
Giản, Nguyễn Thông… tổ chức cải tán tại xã Bảo Thạnh huyện Ba Tri. Trước ngôi mộ

11


của ông cùng bà và con gái có bia chí do Phan Thanh Giản soạn bằng chữ Hán,khắc
trên đá cẩm thạch trắng (kích thước :cao 1,2m, rộng 0,8m,dày 0,2m), rất may tuy chiến
tranh loạn lạc, thời gian trải qua hơn trăm năm mà tấm bia vẫn còn như nguyên vẹn,
không hư mất một chữ nào.
Năm 1995, thầy trò trường Võ Trường Toản (quận 1 –TP Hồ Chí Minh ) tổ
chức quyên góp cùng tỉnh Bến Tre tiến hành trùng tu lại mộ và đền.
Ngày 7-5-1997 Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định số 985-QĐ/VH công nhận
di tích cấp Quốc gia.
2.1.3.2. Lễ hội
Có hai lễ hội lớn ở Bến Tre là Lễ hội nghinh Ông và hội đình Phú Lễ
Lễ hội Nghinh Ông
Là Lễ hội phổ biến của các làng ven biển của Việt Nam, trong đó có Bến Tre.
Hàng năm vào các ngày 16/6 âm lịch tại các đình đền hay miếu của các xã thuộc
huyện Bình Đại, huyện Ba Tri, mở Lễ hội này. Trong ngày hội tất cả tàu thuyền đánh
cá đều về tập trung neo đậu để tế lễ, vui chơi và ăn uống.
Hội đình Phú Lễ
Đình Phú Lễ ở ấp Phú Khương xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, thờ
Thành Hoàng Bổn Cảnh. Hàng năm lễ hội đình Phú Lễ diễn ra 2 lần: lễ Kỳ Yên vào
ngày 18, ngày 19 tháng 3 âm lịch để cầu cho mưa thuận, gió hòa và lễ Cầu Bông vào
ngày 9, ngày 10 tháng 11 âm lịch cầu cho mùa màng tươi tốt. Lễ hội có rước sắc thần,
lễ tế Thành Hoàng, người đã có công khai khẩn giúp dân trồng trọt. Đêm có hát bội và
ca nhạc tài tử.
2.1.3.3. Chùa
Chùa Hội Tôn

Chùa tọa lạc tại ấp 8, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Chùa
được Thiền sư Long Thiền (quê ở Quảng Ngãi) dựng vào giữa thế kỷ XVIII, dưới triều
Chúa Võ Vương Nguyễn Phước Khoát (1738-1765). Vị trụ trì kế tiếp là Thiền sư
Khánh Hưng, đời 36 dòng Lâm Tế đã trùng tu chùa vào đầu thế kỷ XIX, tôn tạo tượng
Phật và pháp khí, đúc đại hồng chung năm 1805. Chùa còn được trùng tu vào các năm

12


1884, 1947 và 1992. Chùa hiện nay còn giữ một số bản gỗ khắc kinh (chữ Hán), nhiều
tượng cổ. Trong vườn chùa có 15 bảo tháp các ngài Bảo Chất, Quảng Giáo, Tâm Định,
Chánh Hòa ...
Chùa Tuyên Linh
Chùa Tuyên Linh ở xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày. Chùa Tuyên Linh được xây
năm Tân Dậu (1861), dưới triều Tự Đức năm thứ 14. Lúc đầu, chùa có tên là Tuyên
Linh do Hòa thượng Khánh Phong trụ trì và được làm bằng tre, lá để thờ bà Sầm. Thời
kháng chiến chống Pháp, chùa Tuyên Linh là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng. Trong
những năm trước Đồng khởi, trong thế kìm kẹp khắc nghiệt của Mỹ, Diệm, vùng Tân
Hương - Minh Đức, nơi có ngôi chùa Tuyên Linh, vẫn là nơi có phong trào mạnh. Các
cơ quan Huyện ủy Mỏ Cày và Tỉnh ủy Bến Tre đã từng trú đóng tại đây trong sự đùm
bọc của nhân dân và tín đồ đạo Phật giáo giữa những ngày khó khăn nhất của cách
mạng. Ngày 19/5 hàng năm, ở chùa đều diễn ra ngày hội với nhiều hoạt động giao lưu
văn hóa và mít-tinh kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ. Chùa Tuyên Linh đã được công nhận
di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Chùa Viên Minh
Chùa Viên Minh tọa lạc tại trung tâm thành phố Bến Tre. Chùa Viên Minh
được xây dựng năm 1874 với diện tích 3358 m2 với kiến trúc đơn sơ nhỏ hẹp, bên
trong thờ Phật và tượng Quan Thánh Đế Quân cho phù hợp với sự tín ngưỡng của
người Việt và người Hoa. Trong hơn 100 năm kể từ khi thành lập, Chùa Viên Minh đã
được nhân dân gìn giữ và tu bổ nhiều lần, Chùa thật sự là nơi thờ tự được nhân dân và

bà con đến chiêm bái ngày một đông đảo.
2.1.4. Hiện trạng phát triển du lịch ở Bến Tre
Ngành du lịch Bến Tre ra đời không sớm (năm 1983) và mãi đến năm 1990
mới bắt đầu ổn định, đẩy mạnh hoạt động. Từ chỗ là một Công ty du lịch, chủ yếu
kinh doanh lữ hành nội địa và một số dịch vụ khác, đến nay Bến Tre có 2 doanh
nghiệp nhà nước về du lịch và gần 20 doanh nghiệp tư nhân hoạt động chủ yếu trên
lĩnh vực kinh doanh khách sạn.
Những tiềm năng phong phú về du lịch của Bến Tre mà thiên nhiên đã ưu đãi,
vẫn chờ sự khai thác của ngành du lịch. Cùng với bước phát triển mới của kinh tế Bến

13


×