Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Đề cương chính thức mac lênin 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.43 KB, 26 trang )

BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
I/ Vấn đề cơ bản của triết học ( tư duy và tồn tại) theo quan điểm của triết học MLN
Theo Từ điển tiếng Việt, vấn đề cơ bản là bộ phận quan trọng nhất , vững chắc nhất, nền tảng nhất mà dựa
trên nó các vấn đề khác có thể giải quyết được. Do đó, từ khi triết học ra đời, các nhà triết học theo các trường phái
khác nhau đã nghiên cứu, xác định vấn đề cơ bản của triết học.
Theo Ph.Ănghen : “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ
giữa tư duy với tồn tại” hay mối quan hệ giữa ý thức và vật chất. Vấn đề này được coi là vấn đề cơ bản của triết học
vì nó ra đời cùng sự ra đời của triết học và tồn tại cùng sự tồn tại của triết học. Suốt từ khi ra đời cho đến nay. Hơn
nữa, giải quyết vấn đề này như thế nào sẽ quyết định việc giải quyết tất cả các vấn đề triết học khác như thế.
Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt, mỗi mặt trả lời cho một câu hỏi lớn, đó là:
Mặt thứ nhất, mặt bản thể luận: Giữa tồn tại (vật chất) và tư duy (ý thức) cái nào có trước, cái nào có sau, cái
nào quyết định cái nào?
Mặt thứ hai,mặt nhận thức luận: con người có khả năng nhận thức thế giới hay không?
1. Theo quan điểm của triết học MLN giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau
* Định nghĩa vật chất của Lê nin: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác
Định nghĩa Vc của Lê nin có thể hiểu:
+ Vật chất là phạm trù triết học: mang tính khái quát hóa cao, phản ánh tất cả những dạng tồn tại cụ thể của
vật chất
+ Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất là thực tại khách quan. tức là vật chất tồn tại độc lập với ý thức con
người, không phụ thuộc vào mong muốn chủ quan của con người
+ Khẳng định tư duy của con người có khả năng nhận thức được vật chất
- Ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lê nin:
- Khắc phục những thiếu sót của chủ nghĩa duy vật trước Mác quy vật chất về dạng cụ thể của nó… Khẳng
định vật chất là cái vô cùng vô tận.
- Bác bỏ được thuyết không thể biết cũng như mọi biểu hiện của quan niệm duy tâm về vật chất.
Vật chất tồn tại thông qua vận động, không gian, thời gian
Vận động:
VĐ là phương thức tồn tại của VC, thuộc tính cố hữu của VC
VĐ là mọi sự thay đổi nói chung, mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ từ sự thay đổi vị trí giản đơn cho đến tư duy


VĐ gắn liền với đứng im. Đứng im là VĐ trong trạng thái cân bằng. VĐ là tuyệt đối và đứng im là tương đối.Không
gian
Là hình thức tồn tại của VC xét về mặt quảng tính (tính ba chiều: Dài, rộng và cao), biểu hiện sự cùng tồn tại
và tách biệt cũng như sự phân bố của các sự vật
KG là không gian của VC, không có KG ngoài VC
Thời gian
Là hình thức tồn tại của VC xét về mặt độ dài của diễn biến, sự kế tiếp của quá trình, biểu hiện trình tự xuất
hiện, mất đi của SV
Tính chất của KG và TG
- Tính khách quan
- Tính vĩnh cửu, vô tận
* Phạm trù ý thức
 Ý thức có các nguồn gốc sau:
Nguồn gốc tự nhiên:
+ Bộ óc người và thuộc tính phản ánh
Ý thức là một thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của một
dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người
+ Thế giới khách quan
Nguồn gốc xã hội:
+ Lao động :
Nguồn gốc xã hội đầu tiên của ý thức là lao động (lao động giúp con người xuất hiện, hoàn thiện, nảy sinh
ngôn ngữ)
+ Ngôn ngữ:
Nguồn gốc xã hội thứ 2 của ý thức là ngôn ngữ (tư duy trừu tượng
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nghĩa là ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào
trong đầu óc con người
1


- Bản chất của ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ não người một cách năng động và

sáng tạo.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, đó là sự phản ánh năng động sáng tạo: phản ánh có chọn
lọc, phản ánh những cái cơ bản nhất mà con người quan tâm; pản ánh không nguyên xi mà được cải biến trong bộ óc
người; phán ánh vượt trước, YT mang bản chất xã hội.
*. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
*Vc quyết định YT
- Chủ nghĩa duy vật Mácxít khẳng định vật chất có trước ý thức, quyết định ý thức, ý thức là cái phản ánh cho nên
là cái có sau, là cái bị quyết định.
- Vật chất còn là cơ sở, nguồn gốc của những nội dung mà ý thức phản ánh. Nghĩa là vật chất quyết định nội dung
phản ánh của ý thức .
- Vc là điều kiện để thực hiện ý thức tư tưởng
- Khi vật chất thay đổi ý thức cũng thay đổi
* YT tác động trở lại VC:
Tác động tích cực:
+ Có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất phục vụ cho cuộc sống của con người
+ Khi phản ánh đúng hiện thực ý thức có thể dự báo, tiên đoán một cách chính xác cho hiện thực, có thể hình
thành những lý luận định hướng cho hoạt động thực tiễn.
+ Xã hội càng phát triển thì vai trò ý thức ngày càng to lớn đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và xu
hướng toàn cầu hóa nền kinh tế
Tác động tiêu cực:
+ Tác động tiêu cực khi ý thức phản ánh sai lệch, xuyên tạc hiện thực
+ Khi ý thức lạc hậu, phản động không phù hợp quy luật khách quan cũng kìm hãm sự phát triển của hiện
thực
*. Ý nghĩa phương pháp luận
Cần tuân thủ nguyên tắc khách quan:
+ Trong nhận thức phải nhận thức sự vật vốn như nó có, không “tô hồng, bôi đen”, phản ánh không đúng sự
vật dẫn tới sai lầm trong hành động
+ Trong hoạt động thực tiễn luôn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan và hành
động theo quy luật khách quan
Biết phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức,

+ Chống bệnh chủ quan, duy ý chí, tuyệt đối hóa ý thức, tinh thần trong hoạt động thực tiễn
II/Hai nguyên lý của phép duy vật biện chứng
1/ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật Mácxít về mối liên hệ phổ biến
- Giữa các sự vật, hiện tượng luôn có sự tác động, ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau
- Liên hệ: là sự phụ thuộc lẫn nhau, sự ảnh hưởng, sự tương tác và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hay giữa các mặt, các yếu tố, các
thuộc tính của một sự vật, hiện tượng, một quá trình.
- Liên hệ phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới (cả tự nhiên, xã hội, tư duy) đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác
Trong tự nhiên: liên hệ cây và đất, cá và nước…
Trong xã hội: liên hệ giữa kinh tế và chính trị, con người và con người…
Trong tư duy: liên hệ giưa các khái niện với các khái niệm…..
- Tính chất: khách quan, phổ biến, đa dạng phong phú (Các loại liên hệ: bên trong – bên ngoài, bản chất – không bản chất, tất nhiên – ngẫu nhiên…)
Ý nghĩa phương pháp luận:
Ý nghĩa phương pháp luận: khi xét sự vật hiện tượng phải dựa trên quan điểm toàn diện.
- Nội dung quan điểm toàn diện :
+ Khi xem xét sự vật, hiện tượng phải xem xét tất cả các mặt, các yếu tố của nó
+ Tuy nhiên phải có trọng tâm, trọng điểm
+ Xem xét sự vật trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác.
+ Trong thực tiễn phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
+ Chống cào bằng
2/ NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN,
Nội dung nguyên lý về sự phát triển
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật Mácxít về phát triển
- Nguyên lý về sự phát triển luôn gắn liền với nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- Khái niệm: phát triển là quá trình vận động theo hướng đi lên từ thấp lên cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển không chỉ là sự tăng lên, giảm đi về lượng mà
còn là sự nhảy vọt về chất
- Nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập bên trong sự vật quy định
- Tính chất của sự phát triển: tính khách quan, phổ biến và có nhiều hình thức cụ thể
Ý nghĩa phương pháp luận
Ý nghĩa phương pháp luận: Khi xem xét sự vật hiện tượng cần dựa trên quan điểm phát triển

Nội dung quan điểm phát triển:
+ Khi nhận thức sự vật không chỉ nhận thức nó trong hiện tại như nó có mà còn phải thấy được khuynh hướng vận động, phát triển của nó trong tương lai.
+ Trên cơ sở đó dự báo những tình huống có thể xảy ra để chủ động nhận thức, giải quyết
+ Chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới. Phát triển bao gồm cả sự thụt lùi tạm thời, do vậy trong thực tiễn khi gặp khó khăn, thất bại tạm thời phải biết tin tưởng vào
tương lai.
Quan điểm toàn diện và phát triển phải gắn với quan điểm lịch sử cụ thể.
III/ Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
1/Nội dung cơ bản của quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại
2


- Khái niệm về chất: Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất các thuộc tính làm cho nó là nó mà
không phải sự vật khác.
- Khái niệm về lượng: Lượng là một phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, biểu thị đại lượng con
số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật.
- Nội dung quy luật lượng chất: Mỗi sự vật đều có sự thống nhất giữa chất và lượng. sự thay đổi của SV bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng, nhưng không
phải mọi sự thay đổi về lượng đều dẫn đến sự thay đổi về chất
+ Độ là khoảng giới hạn mà ở đó lượng và chất thống nhất với nhau, nghĩa là mọi sự biến đổi về lượng chưa làm cho chất biến đổi căn bản
+ Điểm nút là những điểm giới hạn mà ở đó bất kỳ sự biến đổi nào về lượng cũng đưa ngay tới sự thay đổi về chất.
+ Bước nhảy là quá trình chất cũ chuyển thành chất mới
Tóm lại: sự thống nhất giữa lượng và chất trong sự vật tạo thành độ. Những thay đổi về lượng dần dần đến giới hạn nhất định thì xảy ra bước nhảy, chất cũ bị phá vỡ,
chất mới ra đời cùng với độ mới. Như vậy, phát triển theo cách thức: đứt đoạn trong liên tục.
Ý nghĩa phương pháp luận
Về mặt nhận thức:
+Khi nhận thức sự vật phải nhận thức cả chất và lượng của nó
+ Muốn thay đổi chất của sự vật phải có sự thay đổi về lượng, cho nên không được chủ quan, nóng vội
+ Khi tích lũy về lượng đã đủ cần thực hiện bước nhảy, tránh bảo thủ, trì trệ, ngại khó
- Về mặt thực tiễn:
+ Chống khuynh hướng tả khuynh, tức là tuyệt đối hóa bước nhảy về chất khi chưa tích lũy đủ về lượng
+ Chống khuynh hướng hữu khuynh, tức là tuyệt đối hóa sự tích lũy về lượng, không dám thực hiện bước nhảy về chất khi đã tích lũy đủ về lượng

2/ Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn)
Khái niệm
Mâu thuẫn biện chứng là sự tác động lẫn nhau của các mặt đối lập
Những mặt đối lập là những mặt có khuynh hướng, thuộc tính biến đổi, phát triển trái ngược nhau trong cùng sự vật, hiện tượng.
Thống nhất giữa các mặt đối lập biểu hiện:
+ Các mặt đối lập làm điều kiện, tiền đề tồn tại cho nhau, không có mặt này thì không có mặt kia và ngược lại
+ Các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau
+ Giữa hai mặt đối lập có điểm chung nhau, tương đồng nhau
Đấu tranh của các mặt đối lập: là sự phủ định nhau, bài trừ nhau hay sự triển khai của các mặt đối lập
Nội dung quy luật
Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có vai trò là nguồn gốc của quá trình vận động, phát triển của sự vật
Khi hai mặt đối lập thống nhất với nhau thì sự vật vận động từ từ, chậm chạp, mâu thuẫn chưa gay gắt
Đến một thời điểm nhất định thì cả hai mặt đối lập đều biến đổi, mâu thuẫn biến đổi.
Nếu mâu thuẫn được giải quyết thì mâu thuẫn cũ mất đi làm sự vật không còn là nó
Từ sự vật cũ ra đời sự vật mới, mâu thuẫn mới lại xuất hiện, mâu thuẫn mới này rồi lại được giải quyết. Cứ như vậy sự vật vận động, phát triển
* ý nghĩa phương pháp luận
Mâu thuẫn là khách quan, do vậy không nên tránh né mâu thuẫn
Phân loại mâu thuẫn
+ Mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn không cơ bản
+ Mâu thuấn chủ yếu, mâu thuẫn không chủ yếu
+ Mâu thuẫn đối kháng, mâu thuẫn không đối kháng
Trong hoạt động thực tiễn cần xác định đúng mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn không được chủ quan, thỏa hiệp
IV/ Lý luận nhận thức: mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn.
a. Thực tiễn và lý luận
- Khái niệm thực tiễn: Thực tiễn là hoạt động vật chất – cảm tính, mang tính lịch sử, có mục đích của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
- Các hình thức sản xuất vật chất, hoạt động chính trị
+ Hoạt động sản xuất vật chất: là những hoạt động sản xuất ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu tiêu dùng và trao đổi của con người.
+ Hoạt động chính trị - xã hội: là hoạt động cải tạo các quan hệ chính trị - xã hội:
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học: là hình thức đặc biệt, con người chủ động tạo ra những điều kiện nhân tạo để vận dụng cải tạo thế giới
- Khái niệm lý luận: Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật

của các sự vật, hiện tượng trong thế giới và được biểu đạt bằng hệ thống nguyên lý, quy luật, phạm trù
- Các đặc trưng của lý luận:
+ Lý luận có tính hệ thống, tính khái quát hóa cao, tính lôgic chặt chẽ
+ Cơ sở của lý luận là những tri thức kinh nghiệm thực tiễn
+ Lý luận có thể phản ánh bản chất sự vật , hiện tượng
b. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:
- Vai trò của thực tiễn đối với lý luận
+ Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức, lý luận
+ Thực tiễn cung cấp vật liệu cho nhận thức
+ Thực tiễn đặt ra nhu cầu, nhiệm vụ đồi hỏi nhận thức phải trả lời
+ Thực tiễn là nơi rèn luyện giác quan của con người
+ Thực tiễn là cơ sở chế tạo công cụ, máy móc hỗ trợ con người nhận thức hiệu quả hơn
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức lý luận
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của nhận thức, lý luận
Vai trò của lý luận đối với thực tiễn
+ Lý luận đóng vai trò soi đường dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn
+ Lý luận khoa học góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên, tập hợp quần chúng
+ Lý luận đóng vai trò định hướng, dự báo cho hoạt động thực tiễn
c. Ý nghĩa phương pháp luận
- Cần tuân thủ quan điểm thực tiễn
+ Một là, nhận thức sự vật phải gắn với nhu cầu thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn
+ Hai là, Nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học gắn với hành
+ Ba là, chú trọng công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung hoàn thiện lý luận cũng như chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước
- Chủ động ngăn ngừa khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều.
- Gương mẫu thực hiện phương châm nói đi đôi với làm.

3


Thảo luận bài 1

Vấn đề I: Vận dụng vào thực tiễn về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
1. Giới thiệu về bản thân: ( chức trách, nhiệm vụ được giao, làm ở đâu,,,,)
Hiện nay tôi đang công tác tại trường tiểu học trên địa bàn TP Việt Trì, là tổ phó chuyên môn, nhiệm vụ được giao:
2. Vận dụng vào bản thân
a. Trong nhận thức: Tôi Luôn luôn khách quan và công bằng trong công việc của cơ quan và phản ánh sự vật
hiện tượng tại cơ quan, khi đánh giá xếp loại các đồng chí trong cơ quan dựa vào tính công bằng, dân chủ phản ánh
đúng kết quả thành tích của anh em trong đơn vị cũng như của bản thân. Cụ thể:
- Khi nhận xét, đánh giá đồng nghiệp, bình bầu, xếp loại thi đua cũng dựa trên cơ sở thực tế, nhận xét đúng
người, đúng việc không bao che, không “tô hồng, bôi đen”.
b. Trong thực tiễn làm việc tại cơ quan
- Trụ trường học còn nhiều khó khăn thiếu thốn, đặc biệt là trang thiết bị Công nghệ thông tin chưa đáp ứng được nhu
cầu làm việc. vật dụng trang bị phục vụ cho công việc còn thiếu thốn, máy móc lạc hậu…
- Cán bộ trong cơ quan mỗi người có hoàn cảnh gia đình khác nhau, trình độ năng lực không đồng đều
- Công việc bản thân làm tăng cường lên PGD phụ trách CNTT, một lúc đảm nhiệm làm 2 nơi,
- Tuy nhiên bản thân tôi đã biết khắc phục khó khăn , phát huy tính năng động sáng tạo, sắp xếp thời gian, bố
trí việc cơ quan và việc nhà hợp lý, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tham mưu đề xuất lãnh đạo cơ quan thực hiện
nhiệm vụ tốt hơn. Ví dụ: Sắp xếp thời gian giảng dạy ngày thứ 6, từ thứ 2 đến thứ 5 đảm nhận công việc PGD giao
cho.
Không chủ quan duy ý chí………..
Kết quả đạt được:
- Bản thân đạt được nhiều danh hiệu: (Nhiều năm liền GVG cấp TP, CSTĐ Cấp CS,...)
- Bản thân cũng được lãnh đạo cơ quan và đồng nghiệp đánh giá cao về tinh thần trách nhiệm trong công việc vừa
nhiệt tình vừa có chuyên môn tốt.
Hạn chế:
- Đôi khi đánh giá xem xét đồng nghiệp còn nể nang, e dè, còn “tô hồng hoặc bôi đen”…..
- Điều kiện cơ ở vật chất cơ quan còn khó khăn thiếu thốn….
- Tham mưu dề xuất đôi khi chưa kịp thời đúng lúc
- Đôi khi thực hiện công việc của bản thân còn duy ý chí, chủ quan nên hiệu quả chưa cao
Nguyên nhân:
- Do tính cách của bản thân e dè, ngại va chạm

- Do ngân sách của cơ quan còn hạn hẹp…..
………….
Các giải pháp
Thực hiện tốt quan điểm khách quan, tôn trọng thực tiễn và phát huy tính năng động của ý thức
- Đối với bản thân không ngừng học tập rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm tinh thần thái độ phục vụ nhân dân
- Giữ đoàn kết trong cơ quan tốt………………
Vấn đề II: Vận dụng hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật vào thực tiễn
a. Giới thiệu bản thân ( như trên)
b. Sự vận dụng quan điểm toàn diện của bản thân.
- Bản thân có nhiều mối quan hệ: trong gia đình là quan hệ giữa vợ chồng, bố mẹ, anh chị em, quan hệ với gia đình bên nội, gia đình bên ngoại. Đối với làng xóm
cũng có môi quan hệ với những người cùng độ tuổi, người cao tuổi, giữa những người cùng giới và khác giới …, đối với cơ quan là mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo với
bản thân là cán bộ trong lực lượng vũ trang có mối quan hệ giưa đồng nghiệp với nhau, mối quan hệ bên ngoài xã hội cũng rất đa dạng.
- Có thể khẳng định rằng bản thân tôi có nhiều mối quan hệ, rất phong phú phú và đa dạng và cũng rất phổ biến gần nhưn mọi người đều phải có các mối quan hệ đọ.
- Tuy thuộc vào trong từng hoàn cảnh khác nhau mà bản thân xác định các mối quan hệ khác nhau cho phù hợp và lựa chọn mối quan hệ nào là trọng tâm và trọng
điểm.
+ Trong gia đình: mối quan hệ giưa vợ chồng và với bố mẹ là rất quan trọng khi đó tôi luôn luôn công bằng trong đối sử với mọi người, yêu thương mọi người,
không thiên vị, luôn luôn quan tâm, chăm sóc gia đình nhất là vợ và các con. Thường xuyên quan tâm đến gia đình bố mẹ cả bên nội và bên ngoại không phân biệt đối xử.
+ Trong cơ quan: Luôn luôn thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao của bản thân. Đối với đồng nghiệp luôn đánh giá đúng không cào bằng những đồng nghiệp
có nhiều thành tích luôn được ghi nhận, những đồng nghiệp còn mắc nhiều sai phạm trong công việc thì nhắc nhở động viên để làm tốt hơn.
- Ưu điểm của bản thân khi giải quyết các mối quan hệ là thực hiện tốt các mối quan hệ trong gia đình, làng xóm, cơ quan và xã hội. Không bỏ bê công việc và
không làm ảnh hưởng đến gia đình…
- Kết quả đạt được: gia đình luôn hạnh phúc hiểu nhau yêu thương nhau, công việc ở cơ quan luôn hiệu quả cao được lãnh đạo cấp trên và đồng nghiệp tôn trọng quý
mến.
- Một số giải pháp của bản thân đặt ra để giải quyết tốt các mối quan hệ là:
+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị, làm tốt công việc của bản thân được giao,
+ Luôn luôn điều hòa các mối quan hệ giưa gia đình, cơ quan và xã hội, tránh bị ảnh hưởng, không để việc gia đình làm ảnh hưởng đến công việc của cơ quan, cũng
không vì công việc của cơ quan mà làm ảnh hưởng đến gia đình, luôn dành thời gian quan tâm chăm sóc gia đình.
Vận dụng quan điểm phát triển vào bản thân:
- Khi con nhỏ cách nhìn nhận của bản thân về thế giới rất đơn giản, tuy nhiên sự nhìn nhận đánh gia sự việc cũng thay đổi theo từng độ tuổi và từng cấp học. Khi học

tiểu học thì chỉ ham chơi, không tích cực học tập và chưa ý thức được việc học của bản thân, khi lên cấp 2 thì học quan trọng để lấy điểm cao, khi lên cấp 3 học xác định để lấy
kiến thức, học để thi vào đại học. Nhưng khi học đại học thì nhận thức việc học nó khác lúc này xác định học không đơn gian để lấy điểm mà học để làm việc, học để làm
người, học để đảm bảo cuộc sống sau này.
- Hiện nay tôi đa là 1 cán bộ công an trong LLVT, công tác được gần 15 năm: khi mới vào nghề tôi cảm thấy công việc rất khó khăn bị áp lực vô cùng, Nhiều lúc
tưởng chừng như không hoàn thành được công việc được giao, nắm bắt tình hình tội phạm đôi khi chưa hiệu quả cao, còn để lọt tội phạm… Nhưng hiện nay trải qua 15 năm
4


công tác tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong công việc, hiệu quả công việc cao hơn, không còn những khó khăn trong công việc như trước nữa, kết quả đã phá được nhiều vụ án,
đưa nhiều tội phạm đi cải tạo giam giữ….
- Mặc dù vậy trong công việc luôn đỏi hỏi bản thân phải tích cực học tập nâng cao trình độ, đặc biệt nghiệp vụ công an để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được
giao
- Đối với trường học kết quả cơ quan: thành tích hang năm ngày càng tăng, cán bộ phường ngày càng trưởng thành….
Vấn đề III: Vận dụng vào thực tiễn của ba quy luật phép biện chứng duy vật
* Giới thiệu về bản thân: ( như trên)
* Vận dụng quy luật lượng chất vào bản thân:
- Trong công tác nghiệp vụ: Là một Phó Giám đốc điện lực huyện đã công tác trong ngành điện được 14 năm tôi nhận thấy số lượng công việc và áp lực công việt
ngày càng nhiều, qua việc quá trình công tác từ việc hoàn thành những công việc được giao cùng với học tập nghiên cứu và học hỏi đồng nghiệp trình độ năng lực của bản thân
trong công việc cũng tăng lên số lượng công việc thây đổi kèm theo đó chất lượng hiệu quả công việc qua các năm của bản thân cũng tăng theo (lượng đổi thì chất đổi).
- Khi khối lượng công việc tăng lên thì áp lực trong công việc cũng tăng lên. Trước đây tôi chỉ là cán bộ kỹ thuật bình thường, giờ tôi đang là phó Giám đốc điện lực
huyện, vừa lãnh đạo quản lý vừa thực hiện chuyên môn nghiệp vụ.
- Trong việc học tập trung cấp lý luận chính trị: Việc học tập trung cấp lý luận chính trị của bản thân nhằm mục đích nâng cao trình độ lý luận của bản thân vào trong
công việc và trong thực tiễn cuộc sống. Quá trình học tập lý luận chính trị là sự tích lũy về lượng khi trình độ lý luận của bản thân tăng lên, vận dụng vào công việc vị trí làm
việc thay đổi và chất thay đổi.
- Việc vận dụng quy luạt lượng chất vào trong thực tiễn công việc là rất quan trọng nhằm:
+ Tránh chủ quan khi chưa tích lũy đủ về lượng thì không nên có sự thay đổi về chất dẫn đến chất lượng công việc không đảm bảo. Trong quá trình phá án nếu không
có kinh nghiệm lâu năm cùng trình độ chuyên môn thì kết quả không cao
+ Tránh sự ỷ lại khi lượng đã tích lũy đủ những không biến đổi về chất dẫn đến tình trạng yếu kém, trì trệ: không tự cao kiêu ngạo trong công việc
- Kết quả bản thân: đã đạt nhiều thành tích….(kể ra: đảng viên hoàn thành xuất sắc nvu, chiến sỹ thi đua….)
- Các giải pháp: Không ngừng học tập rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chinh trị, để tích lũy nhiều hơn nữa về lượng nhằm thay

đổi về chất có hiệu quả, vận dụng vào công việc của cơ quan đạt hiệu quả cao.
Vấn đề IV: Vận dụng mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn
* Giới thiệu về bản thân: ( như trên)
* Thực trạng nói đi đôi với làm ở cơ quan
- Ưu điểm:
+ Ở cơ quan các đồng chí lãnh đạo và đồng nghiệp đều thực hiện tốt công việc của mình được giao, luôn luôn thực hiện tốt việc nói đi đôi với làm.
+ Lãnh đạo cơ quan luôn thực hiện đúng chủ chương nghị quyết của cơ quan đề ra nhật là trong công tác chuyên môn, và công tác thi đua khen thưởng.
+ Trong công tác nghiệp vụ các đồng chí lãnh đạo chỉ huy phường và đồng nghiệp đã biết vận dụng giữa lý luận và thực tiễn, ….
- Hạn chế:
+ Còn một số đồng chí đôi khi chưa thực hiện tốt việc nói đi đôi với làm, nói thì rất hay nhưng khi làm việc không hiệu quả không đạt kết quả cao.
* Bản thân thực hiện việc nói đi đôi với làm và việc vận dụng lý luận vào thực tiễn.
- Ở cơ quan: Là lãnh đạo chỉ huy công an phường, tôi luôn làm tốt việc thực hiện nói đi đôi với làm. Thực hiện tốt quan điểm chủ trương của đảng và NN, vận dụng
pháp luật NN trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đúng người đúng tội, không để lọt lưới tội phạm…
- Trong gia đình: Bản thân luôn là người chồng, người cha gương mẫu nói và làm luôn đi đôi với nhau gương mẫu với con cái trong gia đình, tôn trọng nắng nghe ý
kiến của vợ con trong các công việc của gia đình. Khi làm việc gì luôn hỏi ý kiến của gia đình, và khi hứa và định làm gì thì dùng hết tâm chí để làm cho bằng được.
- Ở địa phương nơi cư trú: Tôi luôn thực hiện tốt trách nhiệm của người công dân, tham gia đầy đủ các hoạt động của địa phương, nhất là các phong trào và các cuộc
vận động, bên cạnh trực tiếp tham gia hiệu quả tôi còn vận động mọi người cùng tham gia.
- Kết quả đạt được: tôi luôn được đồng nghiệp cơ quan, các thành viên trong gia đình và nhân dân tôn trọng và là tấm gương cho mọi người trong việc thực hành nói
đi đôi với làm.
- Giải pháp: Không ngừng học tập rèn luyện nâng cao trình độ, tích cực hơn nữa trong công việc và tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương.

BÀI 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
I.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
C.Mác có viết “Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên” là Mác
muốn nói đến học thuyết hình thái kinh tế -xã hội.
Xã hội loài người luôn vận động, phát triển không ngừng, vận động theo những quy luật khách quan vốn có
của nó. Mỗi giai đoạn phát triển đều có những đặt trưng riêng, được C.Mác phản ánh trong học thuyết hình thái kinh
tế - xã hội. Mỗi giai đoạn phát triển nhất định, xã hội đều có kết cấu như một chỉnh thể, với những yếu tố cấu thành
và những quy luật vận động, phát triển vốn có của nó.

Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù chỉ xã hội ở từng nấc thang nhất định, với một kiểu quan hệ sản
xuất đặc trưng thiết lập trên trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiểu kiến trúc thượng tầng tương
ứng được xây dựng trên những QHSX đó.
Một hình thái kinh tế - xã hội có ba yếu tố cấu thành cơ bản đó là QHSX, LLSX và kiến trúc thượng tầng trong đó LLSX giữ vai trò quyết định QHSX, QHSX lại quyết định KTTT và các quan hệ xã hội khác. QHSX thống
trị là tiêu chuẩn khách quan, là dấu hiệu cơ bản để phân biệt sự khác nhau giữa các hình thái kinh tế - xã hội. Ngoài
những yếu tố cơ bản trên, mỗi hình thái kinh tế - xã hội còn có những yếu tố khác như: quan hệ dân tộc, quan hệ giai
cấp, quan hệ gia đình, v.v…
Xã hội phát triển trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, ứng với một giai đoạn của sự phát triển là một hình
thái kinh tế - xã hội. Đứng trên lập trường duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định “sự phát triển các hình
thái kinh tế-xã hội là quá trình lịch sử-tự nhiên”. Khẳng định đó dựa trên những căn cứ sau:
Một là, sản xuất vật chất là cơ sở, nền tảng của sự tồn tại, vận động và phát triển các hình thái kinh tế-xã hội.
Con người làm ra lịch sử của chính mình, họ tạo ra những quan hệ xã hội của mình, nhưng không phải một cách chủ
quan tùy tiện mà trên nền tảng sản xuất vật chất nhất định. Hay nói cách khác, con người không được lựa chọn hình
thái kinh tế - xã hội của mình:
Sản xuất vật chất: là quá trình lao động của con người. Trong quá trình đó, con người sử dụng công cụ lao
động tác động vào tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu của mình.
- Vai trò của sản xuất vật chất:
Một là, lao động sản xuất vật chất là một trong những nguồn gốc dẫn đến sự xuất hiện của loài người.
Hai là, Hoạt động sản xuất vật chất là nguồn gốc của mọi của cải thỏa mãn nhu cầu phong phú của con người.
Ba là, thông qua sản xuất vật chất con người gián tiếp sản xuất ra đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.
5


=> Sản xuất vật chất đã làm cho xã hội tồn tại và phát triển.
Hai là, sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội, sự chuyển biến từ hình thái này sang hình thái
khác bị chi phối bởi quy luật khách quan. Quy luật xã hội là quy luật hoạt động có ý thức, có mục đích của con người,
nhưng tồn tại và tác động một cách khách quan độc lập với ý thức và mong muốn của con người. Con người không
thể sáng tạo ra quy luật, cũng không thể xóa bỏ quy luật. Vai trò của con người là nhận thức và vận dụng quy luật
khách quan. Sự vận động, phát triển các hình thái kinh tế-xã hội chịu sự chi phối của các quy luật xã hội, trong đó
quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của LLSX, biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến

trúc thượng tầng là những quy luật cơ bản nhất.
Một là, Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX là quy luật cơ bản của sự vận
động và phát triển của xã hội loài người.
Lực lượng sản xuất là sự thống nhất hữu cơ giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao
động
Kết cấu của lực lượng sản xuất: Người lao động (Thể lực và trí lực), Tư liệu sản xuất (Công cụ lao động và
phương tiện lao động) và Khoa học công nghệ
Quan hệ sản xuất: là quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất
Quan hệ sản xuất gồm các mặt: Quan hệ giữa người với người trong việc sử hữu TLSX (Sở hữu tư nhân và sở
hữu xã hội); Quan hệ giữa người với người trong tổ chức, quản lý sản xuất (ông chủ và người làm thuê; cùng làm,
cùng chịu trách nhiệm); Quan hệ giữa người với người trong việc phân phối sản phẩm (Phân phối không công bằng
và công bằng)
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ biện chứng với nhau:
- Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ khách quan, vốn có của mọi quá trình sản xuất. Đây là
mối quan hệ song trùng, quan hệ kép.
- LLSX giữ vai trò quyết định, biểu hiện:
LLSX nào thì QHSX đó
Đầu xã hội Cộng sản Nguyên thủy (CSNT) khi LLSX thấp (CCLĐ thô sơ) năng suất lao động (NSLĐ) thấp, nên
QHSX có đặc điểm: QH sở hữu TLSX: sở hữu chung của cả cộng đồng người;QH tổ chức quản lý: lao động chung,
hợp tác;QH phân phối: công bằng, sản phẩm làm ra chia đều cho mọi người.
LLSX phát triển thì QHSX cũng phải biến đổi phù hợp với LLSX
Cuối CSNT LLSX phát triển hơn (CCLĐ bằng kim khí) làm NSLĐ tăng, của cải trong xã hội dư thừa, nên QHSX
có sự thay đồi: QH sở hữu TLSX: sở hữu tư nhân;QH tổ chức quản lý: quan hệ giữa chủ nô và nô lệ; QH phân phối:
không công bằng.
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: QHSX là hình thức phát triển
tất yếu của LLSX, nghĩa là các yếu tố của QHSX sẽ “tạo địa bàn đầy đủ” cho LLSX phát triển. Sự phù hợp của
QHSX với trình độ của LLSX là sự phù hợp biện chứng, sự phù hợp bao hàm mâu thuẫn Sự phù hợp - không phù
hợp - phù hợp…
- Sự tác động trở lại của QHSX đối với sự phát triển của LLSX: QHSX tác động trở lại LLSX theo 2 chiều hướng
Thứ 1: Thúc đẩy LLSX phát triển nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX nó sẽ tạo địa bàn cho

LLSX phát triển.
Thứ 2: Tác đồng tiêu cực nếu QHSX không phù hợp với trình độ phát triển của LLSX nó sẽ kìm hãm sự phát
triển của LLSX.
LLSX luôn vận động và phát triển theo hướng đi lên. Do vậy quan hệ sản xuất phát triển không theo kịp sự
phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự mâu thuẫn giữa lực lược sản xuất và quan hệ sản xuất. Khi mâu thuẫn
phát triển đến đỉnh điểm thì cách mạng sẽ sảy ra, quan hệ sản xuất lỗi thời không phù hợp sẽ bị xóa bỏ mở đường cho
lực lượng sản xuất tiến bộ phát triển. Khi đó phương thức sản xuất cũ sẽ bị xoá bỏ, phương thức sản xuất mới ra đời ,
hình thái kinh tế-xã hội cũ bị thay thế bởi hình thái kinh tế xã hội mới.
Hai là, Sự vận động, phát triển các hình thái kinh tế-xã hội còn chịu sự chi phối của “Mối quan hệ biện chứng
giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng”.
CSHT: là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.
Kết cấu của CSHT gồm : QHSX tàn dư: là QHSX của xã hội trước vẫn chưa mất đi.
QHSX thống trị: là QHSX của chính xã hội đó. Có vai trò quyết định. QHSX mầm mống: là QHSX của xã hội sau đã
manh nha hình thành.
Kiến trúc thượng tầng: là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ
thuật với những thiết chế tương ứng (nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể, hiệp hội…) được hình thành trên
một CSHT nhất định.
Đặc trưng của KTTT :
Các yếu tố của KTTT có đặc điểm riêng, có quy luật vận động phát triển riêng nhưng chúng liên hệ với nhau,
tác động qua lại lẫn nhau và đều hình thành trên một CSHT nhất định.
6


Trong xã hội có giai cấp, nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong KTTT, tiêu biểu cho chế độ chính trị
hiện tồn.
Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng
- CSHT và KTTT là hai mặt thống nhất biện chứng trong cùng một hình thái kinh tế - xã hội.
- CSHT quyết định KTTT: Quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất là những quan hệ vật chất quyết định các quan
hệ chính trị, tinh thần và các quan hệ khác. Trong các xã hội có giai cấp, giai cấp nào nắm địa vị về kinh tế sẽ nắm địa
vị về chính trị.

Sự biến đổi căn bản của CSHT sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản của KTTT.
- Tác động trở lại của KTTT đối với CSHT: Theo 2 hướng
Nếu KTTT tác động phù hợp với quy luật kinh tế khách quan thì nó sẽ duy trì, củng cố, thúc đấy mạnh mẽ sự
phát triển CSHT
Nếu không phù hợp nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế, thậm chí còn đẩy sự kinh tế rơi vào tình trạng khủng
hoảng.
=> Tuy KTTT có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế nhưng xét đến cùng thì không làm thay đổi được
tiến trình phát triển khách quan của xã hội.
Lịch sử xã hội loài người sẽ trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội. Song đối với mỗi nước do điều kiện lịch sử cụ
thẻ có thể “bỏ qua” một hoặc một vài hình thái kinh tế-xã hội. Quá trình này vẫn phải tuân theo quy luật tự nhiên.
Cho đến nay, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vẫn giữ nguyên giá trị khoa học và thời đại của nó. Nó đã
chỉ ra được nấc thang của sự phát triển của xã hội và vạch ra những quy luật chi phối sự tồn tại vận động của các hình
thái kinh tế - xã hội.
II/Giai cấp, Đấu tranh giai cấp và nhà nước
a.
GC, đấu tranh gc
Là cuộc đấu tranh của 1 bộ phận nhân dân này chống 1 bộ khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động chống bọn có đặc
quyền đặc lợi , bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai
cấp tư sản
Đấu tranh giai cấp là một trong động lực phát triển của xã hội có giai cấp. Vì:
+ ĐTGC có nguyên nhân từ mâu thuẫn giữa LLSX xã hội hóa với quan hệ tư nhân về TLSX, biểu hiện về XH là mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng với GC bóc lột
+ ĐTGC có tác dụng cải tạo bản thân giai cấp cách mạng và quần chúng lao động
+ ĐTGC là quy luật chung của mọi xã hội có giai cấp nhưng có biểu thị đặc thù trong từng xã hội cụ thể
+ Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong lịch sử xã hội có giai cấp, vì đó là cuộc đấu tranh khác về chất so với các cuộc đấu
tranh cách mạng trước đó trong lịch sử, với mục tiêu thay đổi căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội, đưa loài người tiến lên XHCN và CSCN. Cuộc đấu tranh của giai cấp
vô sản trải qua 2 thời kỳ: thời kỳ 1 dưới chế độ TBCN với mục tiêu giành chính quyền. thời kỳ 2 là cuộc đấu tranh trong thời kỳ quá độ lên CNXH trong điều kiện mới, nhiệm
vụ và hình thức đa dạng
b. Tính tất yếu của nhà nước vô sản
- Để đè bẹp sự phản kháng của giai cấp bóc lột và các thế lực thù địch.
- Để cưỡng chế những lề thói, phong tục tập quán lạc hậu của XH cũ ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội.

- Xây dựng XHCN là sự nghiệp khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải có một nhà nước do những người lao động dưới sự lãnh đạo của ĐCS để tổ chức, quản lý công việc
xây dựng xã hội mới.
. Những đặc điểm của NNVS
- NN của dân, do dân và vì dân, là 1 tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS.
- Là nhà nước mà chức năng chủ yếu không phải là bạo lực mà là tổ chức xây dựng: xây dựng 1 chế độ chính trị mới, một nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và xây
dựng con người mới
- NNVS là kiểu nhà nước mới; NN “tự tiêu vong”
- Xây dựng con người mới là mục tiêu xây dựng quan trọng nhất

III/ tính độc lập tương đối của Ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
* Bản chất của YTXH
Là mặt tinh thần của ĐSXH, bao gồm các quan điểm, tình cảm, tâm trạng... Của cộng đồng XH nảy sinh từ TTXH và
phản ánh TTXH
* Nguồn gốc của YTXH
YTXH là cái phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, bao gồm những trạng thái
tâm lý xã hội, những quan điểm chính trị, tư tưởng triết học, pháp quyền, thẩm mỹ, đạo đức, tôn giáo.
* Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
- Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội
+ Biểu hiện: YTXH thường biến đổi chậm hơn tồn tại xã hội => lạc hậu của YTXH so với tồn tại xã hội.
+ Nguyên nhân lạc hậu : + Sức ỳ của tâm lý xh, thói quen, phong tục, tập quán lạc hậu
+ Trong YTXH có nhiều yếu tố bảo thủ, phản ánh không đúng, không kịp (tôn giáo)
+ Trong XH có giai cấp, YTXH luôn gắn liền nhóm tập đoàn, GC khác nhau
- YTXH có thể vượt trước tồn tại xã hội
YTXH nếu phản ánh đúng quy luật vận động và tồn tại XH thì nó có thể vượt trước TTXH
=> thực chất của sự vượt trước : sự phản ánh của YTXH đối với TTXH là sâu sắc hơn, chính xác hơn, đây đủ hơn
+ Phản ánh vượt trước có cơ sở khoa học và phản ánh vượt trước không có cơ sở khoa học của YTXH.
Ví dụ : Chủ nghĩa MLN
Hiện nay vẫn được coi là thế giới quan, phương pháp luận khoa học chung nhất cho nhận thức và cải tạo thế
giới, xây dựng CNXH của VN
- Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình

7


+ Ý thức xã hội của mỗi thời đại xuất hiện trên cơ sở kế thừa những yếu tố của ý thức xã hội thời đại trước.
Ví dụ: CN Mác-Lênin ra đời là do:
+ Tồn tại XH của chính XH TBCN của TK XIX ở châu Âu
+ Kế thừa tinh hoa trong lịch sử nhân loại (Kinh tế chính trị học cổ điển Anh, CNXH không tưởng Pháp và
triể học cổ điển Đức)
+ Trong XH có giai cấp, tính kế thừa của YT XH cũng mang tính giai cấp
+ Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ tính kế thừa: Có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình XD văn hóa tinh thần
CNXH ở VN: Kế thừa, , Chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc
- Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng : Các hình thái ý thức XH có
sự tác động qua lại với nhau (ý thức chính trị tác động đến ý thức pháp quyền, ý thức tôn giáo, ý thức đạo đức, ý thức
thẩm mỹ; các ý thức xã hội tác động qua lại nhau)
- Sự tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
+ Tích cực: Nếu YTXH phản ánh đúng quy luật khách quan nó sẽ thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển.
+ Tác động tiê u cực: Nếu phản ánh không đúng quy luật khách quan thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của tồn tại
xã hội.
 Ý nghĩa phương pháp luận của việc nắm vững tính độc lập tương đối của YTXH
YTXH mới được hình thành 1 cách tự giác, lâu dài, dưới sự lãnh đạo của ĐCS với sự tham gia tích cực của
quần chúng nhân dân
YTXH mới là kết quả của sự kế thừa toàn bộ những tinh hoa trong lịch sử dân tộc và nhân loại, đấu tranh
không khoan nhượng với những ý thức lạc hậu
THẢO LUẬN BÀI 2
Vấn đề 1: Vận dụng vào Thực tiễn về lực lượng sản xuất, QHSX, KTTT
* Khái quát đặc điểm tình hình phường Thanh Miếu
- Về tự nhiên: nằm ở phía nam TP Việt Trì, vùng đồng bằng ven sông, khí hậu nhiệt đới gió mùa
- Về kinh tế: với nền kinh tế thị trường
* Những kết quả cơ bản về sản xuất vật chất, xây dựng LLSX và QHSX, cơ sở hạn tầng của địa phương:
Một là, đối với LLSX:

Người lao động: hơn 13 nghìn khẩu của 3.200 hộ dân ở Thanh Miếu đã và đang tạo nên diện mạo mới của
một phường phía Nam thành phố Việt Trì . Việc chăm lo sức khỏe, đời sống của người lao động, luôn được quan tâm và
chú trọng. Đặc biệt, từ năm 2010 đến nay, Phường Thanh Miếu luôn chú trọng việc phường luôn lấy nhiệm vụ chuyển đổi
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, gắn với nông nghiệp sản xuất hàng hóa
Tư liệu sản xuất:
Về Công cụ lao động trong nông nghiệp: Một số hộ nông dân đã đạt được những thành quả đáng khích lệ như
thu nhập năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng 6,5%/năm, bình quân lương thực đầu người đạt
768%kg/người/năm, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Về phương tiện lao động: Công tác xây dựng hạ tầng cơ sở đã huy động nguồn lực để đầu tư phát triển tập
trung vào một làm đường bê tông, xi măng, xây dựng sửa chữa, tu bổ đường xuống cấp. Đồng thời, do có điều kiện tự
nhiên và giao thông thuận lợi, có quốc lộ 32c chạy qua nên dịch vụ vận tải, trao đổi hàng hóa cũng được phát triển.
Đối tượng lao động: Hiện nay trên địa bàn Phường tài nguyên đất được sử dụng hợp lý, không có tình trạng
đất bỏ hoang. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 20% tổng diện tích toàn Phường, đất phi nông nghiệp chiếm 80% diện
tích đất toàn phường. Đất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng trọt, chăn nuôi.
Khoa học công nghệ
Hiện nay, phường đang hướng dẫn người dân áp dụng khoa học công nghệ vào trong trồng trọt, chăn nuôi và
tiểu thủ công nghiệp. Đối với trồng trọt, chăn nuôi áp dụng khoa học kỹ thuật vào giống, cách chăm sóc, phòng bệnh
để đầu ra sản phản đạt hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo yếu tố môi trường.
Hai là, đối với Quan hệ sản xuất và cơ sở hạ tầng
Tuy là phường nội thành, đa số dân là cán bộ các cơ quan Nhà nước, công nhân, lao động các doanh nghiệp,
cán bộ hưu trí; nhưng hiện tại ở Thanh Miếu vẫn tồn tại một bộ phận lao động làm nông nghiệp. Với diện tích đất bị
thu hẹp từ 54ha xuống còn 23ha do Nhà nước thu hồi đất để phát triển hạ tầng đô thị, cộng với 30ha mặt nước ao hồ;
Đảng ủy, UBND phường chỉ đạo nhân dân chuyển mạnh từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp cận đô thị,
sản xuất hàng hóa kết hợp với phát triển ngành nghề trong nông nghiệp, giải quyết việc làm cho trên 300 lao động.
Hiệu quả trồng trọt, chăn nuôi được nâng cao. Ngành trồng trọt đạt giá trị 17,5 tỷ đồng; giá trị sản xuất trên đất nông
nghiệp đạt 72 triệu đồng 1ha. Ngành chăn nuôi đạt 10 tỷ đồng với nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi, thủy sản.
Ba là, kiến trúc thượng tầng của địa phương
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn, nâng cao năng lực, sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
8



Hàng năm chủ động rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có, thực hiện quy hoạch điều chỉnh, bổ
sung nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý đúng quy trình, đảm bảo về số lượng và chất lượng. Chú trọng đào tạo về
chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ đương chức và cán bộ dự nguồn, đã chọn cử 22 đồng
chí cán bộ diện Đảng ủy quản lý đi học đại học, trung cấp chuyên ngành; trung cấp LLCT hệ tập trung và tại chức.
Việc đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đảng viên được thực hiện nghiêm túc, đúng hướng dẫn của cấp trên.
Số chi bộ đạt TSVM bình quân hàng năm đạt 80,5% trở lên; số đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt
95%, đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 12,7%.
Lãnh đạo Hội đồng nhân dân thực hiện tốt chức năng quyết định và giám sát thông qua việc nâng cao chất
lượng các kỳ họp, các hoạt động giám sát của thường trực HĐND, công tác tiếp xúc cử tri. từ đầu nhiệm kỳ đến nay
đã tổ chức 09 kỳ họp, tại các kỳ họp đại biểu HĐND đã đề cao trách nhiệm, thẳng thắn thảo luận, bày tỏ chính kiến,
quyết định về chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.
….Đồng thời làm tốt việc tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị của cử tri để phản ánh cũng như đề nghị các cơ quan, tổ
chức, các ban ngành chức năng có liên quan giải quyết kịp thời.
Chỉ đạo ủy ban nhân dân phường thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương, cụ thể hóa
các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Đảng bộ và HĐND thị trấn bằng các chương trình
đề án phát triển kinh tế xã hội thiết thực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Công tác quản lý, điều hành
trên các lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, thu, chi ngân sách, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của
công dân được nâng cao. Công tác “Cải cách thủ tục hành chính” và thực hiện cơ chế “Một cửa” được triển khai tích
cực, đã cơ bản đáp ứng yêu cầu và từng bước giải quyết các vướng mắc của công dân.
Hạn chế:
Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng số lượng tham gia lao động chủ yếu tham gia vào ngành dịch vụ, buôn
bán nhỏ lẻ. Lao động có trình độ cao nhiều nhưng ít trở lại địa phương công tác, lao động. Do đó, lực lượng sản xuất
chủ chốt chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Một số hộ nông dân vẫn quen áp dụng kinh nghiệm dân gian để áp dụng vào sản xuất nên năng suất không
cao.
Các thành phần kinh tế chưa thực sự phát huy được hết vai trò của mình
Tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội đôi khi chưa được đảm bảo, vẫn còn các tệ nạn xã hội.
Nguyên nhân:

- Về khách quan: Tình hình lạm phát kinh tế toàn cầu, diễn biến ở biển đông và các nước khu vực và trên thế
giới… đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất - kinh doanh, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và tư tưởng của một bộ
phận cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Về chủ quan: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức triển
khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng các cấp và thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh,
quốc phòng chưa thật quyết liệt. Chương trình hành động, kế hoạch, biện pháp lãnh, chỉ đạo của Đảng ủy và UBND
thị trấn có nhiệm vụ còn chung chung, chưa cụ thể. Năng lực điều hành, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số
cán bộ công chức còn hạn chế; ý thức chấp hành các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của địa phương
trong một bộ phận dân cư chưa tốt.
Giải pháp
Tiếp tục Nâng cao số lượng và chất lượng nguồn lực lao động của địa phương
Quan tâm, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển
Thực hiện đúng quy trình về công tác đánh giá, nhận xét, sắp xếp, bố trí cán bộ, đặc biệt là các chức vụ lãnh
đạo, các chức danh chuyên môn phải có đủ trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn theo quy định. Đổi mới, nâng cao
chất lượng sinh hoạt cấp uỷ, sinh hoạt chi bộ, theo dõi quản lý, phân công trách nhiệm cho đảng viên.
Vấn đề II: Vận dụng về nhà nước của địa phương
* Khái quát đặc điểm tình hình địa phương (…….)
* Thuận lợi:
* Khó khăn:
* Thực trạng xây dựng chính quyền cơ sở địa phương
- Ưu điểm: vai trò lãnh chỉ đạo của chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế, XH, chính trị, VH; Thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ cơ sở: dân biết, dân làm, dân
kiểm tra, dân giám sát..
- Hạn chế: Lãnh chỉ đạo chưa kịp thời, năng lực cán bộ chưa cao...
c. Giải pháp và kiến nghị
- Tăng cường sự lãnh chỉ đạo của cấp trên
- Nâng cao nhận thức của người dân
- Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ đị phương

Vấn đề III: Vận dụng về tính độc lập tương đối ở địa phương
- Giới thiệu khái quát địa phương ……

- Các thực trạng ở địa phương:
Ưu điểm:
9


Địa phương đã có những quan điểm cụ thể về áp dụng những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ vào
trong quá trình sản xuất, làm cho đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên
, lĩnh vực giáo dục của địa phương cũng có những chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục - đào tạo có
được nâng lên, đáp ứng tương đối khá nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Điều dáng lưu ý là sự đa dạng hoá các loại
hình giáo dục - đào tạo đã thực sự góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, tạo điều kiện thực hiện sự bình đẳng trong học
tập
Các ý thức tôn giáo, đạo đức, ý thức thẩm mỹ với tư cách là một bộ phận quan trọng của đời sống tinh thần
cũng có những biến đổi sâu sắc. Các giá trị và các hoạt động văn hoá truyền thống được khôi phục mạnh mẽ - từ các
giá trị đạo đức đến các giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ, từ các hoạt động lễ hội, tín ngưỡng đến các hoạt động tình cảm
như hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa…
Hạn chế: vẫn còn không ít hiện tượng trì trệ, lạc hậu và tiêu cực, phản ánh sai lệch đời sống hiện thực và
chệch khỏi bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong các yếu tố đạo đức lối sống và
trong một số hoạt động tinh thần mang tính chất truyền thống như cưới xin, ma chay, lễ hội, đình đám... Đặc biệt, "sự
suy thoái về đạo đức lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có cả cán bộ có chức có quyền" là
một trong nhưng nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự suy giảm và xói mòn niềm tin trong ý thức cá nhân và trong đời
sống dư luận xã hội về chế độ xã hội.
- Nguyên nhân : Do sức ỳ tâm lý, do thói quen của phong tục tập quán; nhận thức của chính quyền và nhân
dân còn chưa thống nhất….
- Giải pháp
Bảo đảm sự phát triển đồng bộ, hài hòa tất cả các yếu tố thuộc ý thức xã hội
Cũng cần có quan điểm, chiến lược phát triển trọng điểm một số lĩnh vực tinh thần nhất là ý thức chính trị
Bảo đảm sự cân đối và thống nhất trong các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ sản phẩm tinh
thần, ý thức xã hội
BÀI 3: NHỮNG VẪN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
I/Phạm trù hàng hóa và sản xuất hàng hóa

1. Khái niệm hàng hóa: Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người
và đem trao đổi, mua bán.
- Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.
1.1. Giá trị sử dụng:
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là ích dụng của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
Ví dụ, công dụng của một cái kéo là để cắt nên giá trị sử dụng của nó là để cắt; công dụng của bút để viết nên
giá trị sử dụng của nó là để viết. Một hàng hóa có thể có một công dụng hay nhiều công dụng nên nó có thể có nhiều
giá trị sử dụng khác nhau.
- Đặc điểm giá trị sử dụng của hàng hóa
+ Bất kỳ hàng hóa nào cũng có công dụng nhất định, công dụng đó làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng. Ví dụ
cái bút để viết vì vậy giá trị sử dụng của bút là viết.
+ Xã hội càng tiên tiến, KHKT càng phát triển, số lượng công dụng hàng hóa càng nhiều, chất lượng càng
cao. Ví dụ như điện thoại trước đây chức năng chủ yếu là nghe, gọi, nhắn tin, nên giá trị sử dụng chính là để liên lạc,
còn ngày nay điện thoại có rất nhiều giá trị khác bên cạnh liên lạc, còn là máy tính, máy chụp ảnh, quay phim, máy
định vị GPS …
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng của xã hội là vật mang giá trị trao đổi.
- Ý nghĩa của vấn đề này là người sản xuất cần phải nắm bắt nhu cầu tâm lý của thị trường, từ thực tiễn nhu
cầu của thị trường mà trong quá trình sản xuất cần phải nâng cao giá trị sử dụng của hàng hóa, trong 1 hàng hóa có
nhiều giá trị sử dụng.
1.2. Giá trị của hàng hóa
- Khái niệm: Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
+ Giá trị trao đổi: là mối quan hệ về số lượng và tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau.
Ví dụ: 1m vải = 5 kg thóc.
+ Hai hàng hóa khác nhau có thể trao đổi được cho nhau vì chúng đều là sản phẩm của lao động.
+ Hao phí sức lao động tạo ra giá trị của hàng hóa.
- Đặc điểm của giá trị hàng hóa.
+ Giá trị cơ sở nội dung nên trong của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bên ngoài của
giá trị.
+ Giá trị trao đổi hay giá trị là thuộc tính đặc trưng của hàng hoá, bởi vì sản phẩm là hàng hoá phải dùng để
trao đổi, phải so sánh với hàng hoá khác.

+ Giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hoá, chính vì vậy giá trị là 1 phạm
trù lịch sử chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hoá.
10


- Ý nghĩa của vấn đề này là:
+ Điểm chung nhất của mọi người sản xuất là bỏ sức lao động để tạo ra hàng hóa.
+ Giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện cảu giá trị.
+ Giá trị của hàng hóa không phụ thuộc vào giá trị sử dụng.
1.3. Mối quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa.
- Mặt thống nhất: Chúng thống nhất ở chỗ: chúng cùng tồn tại trong hàng hoá, một hàng hoá phải có hai
thuộc tính này, thiếu một trong hai thuộc tính thì không phải là hàng hoá.
- Mặt mâu thuẫn:
+ Với tư cách là giá trị thì đồng nhất về chất còn với tư cách là giá trị sử dụng thì không đồng nhất về chất.
+ Về thực hiện 2 thuộc tính của hàng hóa không đồng nhất về không gian và thời gian vì có sự mâu thuẫn giữa
sản xuất và tiêu dùng giữa cung và cầu.
+Giá trị được sử dụng trong quá trình lưu thông còn giá trị sử dụng được thực hiện trong quá trình tiêu dùng.
Tính chất 2 mặt của sản xuất hàng hóa
Lao động cụ thể.
- Khái niệm: Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên
môn nhất định.
- Mỗi một lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao
động riêng. Chính những cái riêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau.
Ví dụ: lao động của người thợ may và lao động của người thợ mộc là hai loại lao động cụ thể khác nhau. Lao
động của người thợ may có mục đích là làm ra quần áo chứ không phải là bàn ghế, còn phương pháp là may chứ
không phải là bào, cưa, có công cụ lao động là kim,chỉ, máy may chứ không phải là cái cưa, cái bào... và lao động
của người thợ may thì tạo ra quần áo để mặc, còn lao động của người thợ mộc thì tạo ra ghế để ngồi...
- Đặc điểm của lao động cụ thể:
+ Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Ví dụ thợ may tạo ra cái áo để mặc.
+ Mục đích, phương pháp và sản phẩm của người sản xuất hàng hóa là khác nhau.

+ khi lực lượng sản xuất phát triển, khoa học công nghệ phát triển thì có nhiều hình thức lao động cụ thể phát
sinh và phát triển.
+ Giá trị sử dụng tạo ra để phục vụ nhu cầu của xã hội.
- Ý nghĩa:
+ Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn không phụ thuộc vào lịch sử. Ví dụ trong bất kỳ thời kỳ nào
người thợ may đều sản xuất ra cái áo có công dụng để mặc.
+ Sự khác nhau của các ngành nghề chỉ là sự khác nhau về sự biểu hiện và hình thức.
2.2. Lao động trừu tượng
- Khái niệm: Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ
thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản
xuất hàng hóa nói chung.
- Đặc điểm của lao động trừu tượng:
+ Chính lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị của hàng hóa. Như vậy, có thể
nói, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Đó cũng chính
là mặt chất của giá trị hàng hóa. Lao động trừu tượng mang phạm trù lịch sử.
+ Khi năng suất lao động tăng hao tổn sức lao động của người sản xuất hàng hóa giảm dẫn đến giá trị một đơn
vị hàng hóa giảm.
2.3. Mối quan hệ giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng
- Mặt thống nhất: đó là 2 mặt trong một quá trình sản xuất hàng hóa.
- Mặt mâu thuẫn:
+ Với tư cách là lao động cụ thể: lao động sản xuất hàng hóa tạo ra giá trị sử dụng nhất định cho xã hội.
+ Với tư cách là lao động trừu tượng sự hao phí có thể khớp hay không khớp lao động với hao phí lao động xã
hội
- Tính chất hai mặt của hàng hóa phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội.
Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
Lượng giá trị của HH được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. thời gian lao động xã hội cần thiết để là thơi
gian lao động để sx ra 1 HH nào đó trong điều kiện sx trung bình của xã hội.
Có 2 cách xác định thời gian lao động xã hội cần thiết:
+Thứ nhất: tổng sô thời gian lao động cá biệt chia bình quân cho tổng số đơn vị HH đó
+thứ hai: thời gian lao động xã hội cần thiết tương đương với thời gian lao động cá biệt của cơ sở sx chiếm phần lớn

thị phân HH đó
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của HH:
11


+năng suất lao động: là năng lực sx của người lao động được đo lường bằng số sản phẩm sx ra trong 1 đơn vị thời
gian
Khi năng suất lao động tăng thò số lượng sản phẩm làm ra trong 1 đơn vi thời gian tăng, tời gian hao phí sx ra 1
đơn vị sản phẩm giảm, do đó lượng giá trị của 1 HH giảm, giá cả HH rẻ và ngược lại.
+cường độ lao động: là mức độ khẩn trương lao động, mật độ hao phí sức lao động trong 1 đơn vị thời gian
Khi cường độ lao động tăng thì số lượng HH sx ra tăng, hao phí lao động trừu tượng tăng, do đó lượng giá trị của 1
đơn vị sản phẩm không giảm.
+mức độ phức tạp của lao động:
Lao động giản đơn: là lao động mà bất kỳ 1 người lao động có sức khỏe bình thường nào không cần trải qua đào tạo
tích lũy kinh nghiệm nhiều cũng có thể thực hiện được
Lao động phức tạp: là lao động đòi hỏi phải được đào tạo huấn luyện thành chuyên môn lành nghề nhất định mới có
thể tiến hành được .
II/ Quy luật giá trị
1. Nội dung của quy luật giá trị
- Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội
cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được.
- Trong sản xuất người sản xuất phải có hao phí lao động cá biệt bằng hoặc nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết thì mới có lãi.
- Trong lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: Hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua
bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị. Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống
xung quanh giá trị. và giá trị như cái trục của giá cả.
2. Tác dụng của quy luật giá trị
* Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Điều tiết sản xuất: Điều hòa phân bố lại các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
- Điều tiết lưu thông: Hàng hóa được đưa từ nơi có giá cả thấp đến giá cả cao, từ nơi cung lớn đến nơi cầu lớn.
- Tất cả những điều này thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường.

* Kích thích tiến bộ nâng cao năng xuất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
- Để có lợi nhuận thì người sản xuất cần giảm giá trị cá biệt của giá trị hàng hóa của mình xuống thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
đó.
- Để giảm được hao phí lao động cá biết xuống thấp người sản xuất cần:
+ Cải tiến kỹ thuật, ứng úng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
+ Hợp lý hóa sản xuất.
+ Cải tiến quản lý.
+ Tăng năng xuất lao động.
+ Hạ chi phí sản xuất …
- Tất cả nhằm thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
* Phân hóa người sản xuất thành người giàu và người nghèo.
- Người sản xuất có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ thu được nhiều lãi có cơ hội giàu lên.
- Người sản xuất có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ thu được ít lợi nhuận, có nguy cơ nghèo đi, xu hướng sẽ bị phá sản và trở
thành người đi làm thuê.
III. Bản chất của sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa
1/ Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư là giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra nhưng lại thuộc về nhà tư bản nắm giữ.
Có hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, đó là:
1. Phương pháp SX giá trị thặng dư tuyệt đối
- Là giá trị thặng dư thu được bằng cách kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu trong khi năng xuất lao động, thời gian lao động tất yếu và giá trị
sức lao động không đổi.
Ví dụ:
+ Ngày lao động có độ dài 8h, thời gian lao động tất yếu là 4h => thời gian lao động thặng dư là 4h, giá trị thặng dư tuyệt đối được tạo ra trong thời gian lao
động thặng dư là 4h => tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là: m’= 4/4*100%= 100%.
+ Nếu ngày lao động kéo dài thành 10h, trong khi năng suất lao động, thời gian lao động tất yếu và giá trị sức lao động không đổi, giá trị thặng dư tuyệt đối
được tạo ra trong thời gian lao động thặng dư là 6h => tỷ suất giá trị thặng dư sẽ tăng lên thành: m’ = 6/4*100%= 150%.
2. Phương pháp SX giá trị thặng dư tương đối
- Là giá trị thặng dư thu được bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu, nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi ngày lao động có thể không đổi
hoặc thậm chí rút ngắn.
Ví dụ:

+ Ngày lao động có độ dài 8h, thời gian lao động tất yếu là 4h, thời gian lao động thặng dư là 4h,, giá trị thặng dư tuyệt đối được tạo ra trong thời gian lao động
thặng dư là 4h => tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là: m’= 4/4*100%= 100%
+ Nếu ngày lao động không đổi, thời gian lao động tất yếu giảm xuống còn 2h, thì tỷ suất giá trị thặng dư sẽ tăng lên thành 6h: m’= 6/2*100%= 300%.
Ngoài ra còn có SX giá trị thặng dư siêu ngạch: thuộc về những người có lợi thế.
* Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản:
Giá trị thặng dư là cơ sở tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư bản, không những phản ánh mục đích mà cả phương pháp, thủ đoạn và phương tiện để đạt mục đích
của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Đối với tất cả các nhà tư bản, giá trị thặng dư càng nhiều càng tốt.
Phương pháp và thủ đoạn bóc lột công nhân làm thuê để có giá trị thặng dư ngày càng lớn là kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, tăng năng suất lao
động. Phương tiện để đạt được mục đích trên là ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại trên cơ sở hình thành và phát triển nền đại công nghiệp cơ khí. Do vậy,
sản xuất giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
IV. Những nhân tố quyết định quy mô tích lũy, Quy luật phổ biến cuả tích lũy tư bản
*Bản chất của tích luỹ tư bản
Bản chất của tích luỹ tư bản là quá trình tái sản xuất tư bản mở rộng không ngừng, thông qua không ngừng tư bản hoá giá trị thặng dư.
* Nhân tố quyết định quy mô tích lũy:
- Thứ nhất: nâng cao tỷ xuất giá trị thặng dư
Tỷ xuất giá trị thặng dư tăng sẽ làm tăng quy mô tích lũy.
- Thứ hai: nâng cáo sức SX của người lao động
Nâng cao sức sản xuất của người lao động sẽ làm giảm giá trị hàng hóa giúp nhà tư bản có thế dành thêm giá trị thặng dư cho tích lũy.
Năng xuất lao động tăng -> lượng giá trị 1 đơn vị hàng hóa giảm
Sản phẩm tăng -> Hao phí sức lao động giảm.
- Thứ ba: Chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng lơn thì tích lũy càng lớn.
Tư bản sử dụng: sự hao mòn máy móc vào sản phẩm.
- Thứ tư: đại lượng tư bản ứng trước càng lớn thì giá trị thặng dư càng nhiều, do đó phần dành cho tích lũy càng lớn.
* Quy luật phổ biến của tích lũy tư bản
- Thứ nhất: Cấu tạo hữu cơ TB ngày càng tăng
12


+ Cấu tạo hữu cơ của tư bản: là cấu tạo giá trị của Tb do cấu tạo kỹ thuật của TB quyết định và phản ánh những sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật đó.

+ Tích lũy TB dẫn tới cấu tạo hữu cơ TB tăng.
- Thứ hai: Tích tụ và tập trung TB ngày càng tăng.
Tích tụ TB: là sự tăng thêm quy mô TB cá biệt bằng cách TB hóa giá trị thặng dư. Tích tụ TB là kết quả tất yếu của tích lũy TB.
Tích tụ = tích lũy
Tập trung TB: Là sự tăng thêm quy mô TB cá biệt bằng cách sát nhập nhiều TB nhỏ lại thành một TB cá biệt lớn hơn.
Tập trung = sát nhập (Tăng khả năng cạnh tranh)
- Thứ ba: Bần cùng hóa giai cấp công nhân làm thuê.
TB càng tích lũy thì giai cấp vô sản càng bị bần cũng hóa (bần cùng hóa tương đối, bần cùng hóa tuyệt đối).
Bần cùng hóa tương đối: sản phẩm của giai cấp công nhân tăng tuyệt đối nhưng giảm tương đối so với phần của giai cấp tư sản.
Bần cùng hóa tuyệt đối: thế hiện sự sụt giảm tuyệt đối về mức sống của giai cấp công nhân làm thuế. (mức chênh lệch thu nhập giữa ông chủ và người làm thuê).
V. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN GIAI ĐOẠN ĐỘC QUYỀN
* Nguyên nhân chuyển biến của CNTB từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang độc quyền
Thứ nhất, tác động của các quy luật kinh tế -> phát triển doanh nghiệp quy mô lớn -> độc quyền
Thứ hai, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ sau cách mạng công nghiệp -> các ngành sản xuất mới -> tổ chức sản xuất trên quy mô lớn -> tập trung sản xuất-> độc
quyền
Thứ ba, sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ tín dụng -> tích tụ tập trung tư bản -> tập trung sản xuất -> độc quyền
Thứ tư, các cuộc khủng hoảng kinh tế, -> hàng loạt các xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, bị thôn tính vào các xí nghiệp lớn, nảy sinh xu hướng thỏa hiệp hình thành nên các tổ
chức độc quyền lớn hơn
Từ những nguyên nhân trên V.I.Lênin khẳng định:
“....cạnh tranh tự do đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”
* Các đặc trưng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản giai đoạn độc quyền
- Tích tụ sản xuất và các tổ chức độc quyền
Thứ nhất, chủ nghĩa đế quốc được hình thành trên cơ sở tập trung sản xuất cao độ trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
Thứ hai, tập trung sản xuất đã tác động tới sự hình thành các hình thức tổ chức độc quyền nhất định trong nền kinh tế
Thứ ba, tương ứng với từng mức độ phát triển của tập trung sản xuất là giai đoạn hình thành và phát triển của độc quyền tư bản
Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
V.I.Lênin nói: “Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc
quyền các nhà công nghiệp”.
Cơ chế thống trị của tư bản tài chính


Thứ nhất, thông qua “ Chế độ tham dự”

Thứ hai, sức mạnh của tư bản tài chính còn tăng thêm nhờ phát hành những cổ phiếu có mệnh giá nhỏ.

Thứ ba, tư bản tài chính còn tham gia tích cực vào kinh doanh chứng khoán

Thứ tư, đầu cơ những đất đai xung quanh các thành phố lớn đang phát triển nhanh
Thứ năm, từ sự thống trị về kinh tế, tư bản tài chính đã thống trị trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội
Đầu sỏ tài chính: Gồm các nhà tư bản, chủ nhân của tập đoàn tài chính, thực hiện sự thống trị của mình “Bằng chế độ tham dự”, bằng cách mua cổ phiếu và nắm giữ
tỷ lệ khống chế
Xuất khẩu tư bản
Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị, bóc lột, nô dịch của tư bản
tài chính trên phạm vi toàn thế giới
Sự phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền
Các hình thức phân chia: Ký kết các hiệp định phân chia thị trường thế giới dưới dạng cácten, xanhđica, tơrơt quốc tế…
Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc
Phân chia lại trở thành tất yếu: Sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại thế giới
-> cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 - 1918 và cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai 1939 -1945.

Thảo luận bài 3: Những vẫn đề cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Vấn đề I: vận dụng thực tiễn về sản xuất hàng hóa
Khái quát về địa phương: phường Thanh Miếu
Ưu điểm: Kết quả đạt được trong sản xuất hàng hóa địa phương
Từ năm 2010 đến nay, số doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tăng từ 27 lên 57 cơ sở; số hộ kinh doanh thương
mại, dịch vụ tăng từ 120 lên 445 hộ. Vì vậy, hàng năm, tính bình quân, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
thương mại trên địa bàn tăng 17,3%, thu ngân sách tăng 30%. Đến nay, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì ở mức
0,93%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,92%; tỷ lệ gia đình văn hóa 96%; số nhà ở từ 2 tầng trở lên tăng từ 960 lên 2.600
hộ. Cả 4 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn phường đều được công nhận trường chuẩn quốc gia.
Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể của phường liên tục đạt danh hiệu vững mạnh.
Trong công tác quản lý đô thị, ngoài việc xác nhận để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho trên 2 nghìn

trường hợp, tạo điều kiện đảm bảo nhu cầu nhà ở cho nhân dân; phường Thanh Miếu tăng cường đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng với 17 công trình nâng cấp và làm mới trong 5 năm. Với các công trình trường học, trạm y tế, các tuyến
giao thông như đường Lý Tự Trọng, đường Đồi Cam; cải tạo hồ Ao Xanh, Ao Làng vốn ô nhiễm lâu năm; làm mới
thêm một số hồ sinh thái ở các khu dân cư; hoàn thiện nhà văn hóa, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đất Đồ Vũ,
Đồng Trước, Ao Xanh, Đồi Măng, Đồng Lồ, Đồng Chàng. Đồi Cây khu 13 để đấu giá quyền sử dụng đất, bố trí tái
định cư các hộ dân thuộc diện thu hồi đất... làm cho diện mạo phố phường khang trang. Gần đây, ở hai bên đường
Nguyễn Tất Thành thuộc địa phận Thanh Miếu, một số cơ quan của tỉnh như Chi cục Kiểm lâm, Kho bạc Nhà nước
đã xây dựng trụ sở làm việc; một số doanh nghiệp kinh doanh thương mại như Big C Việt Trì, MAZDA Việt Trì xây
dựng và đi vào hoạt động làm cho diện mạo của phường thêm khởi sắc.
Tuy là phường nội thành, đa số dân là cán bộ các cơ quan Nhà nước, công nhân, lao động các doanh nghiệp, cán
bộ hưu trí; nhưng hiện tại ở Thanh Miếu vẫn tồn tại một bộ phận lao động làm nông nghiệp. Với diện tích đất bị thu
hẹp từ 54ha xuống còn 23ha do Nhà nước thu hồi đất để phát triển hạ tầng đô thị, cộng với 30ha mặt nước ao hồ;
Đảng ủy, UBND phường chỉ đạo nhân dân chuyển mạnh từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp cận đô thị,
sản xuất hàng hóa kết hợp với phát triển ngành nghề trong nông nghiệp, giải quyết việc làm cho trên 300 lao động.
13


Hiệu quả trồng trọt, chăn nuôi được nâng cao. Ngành trồng trọt đạt giá trị 17,5 tỷ đồng; giá trị sản xuất trên đất nông
nghiệp đạt 72 triệu đồng 1ha. Ngành chăn nuôi đạt 10 tỷ đồng với nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi, thủy sản.
Hạn chế:
Sự liên kết giữa các hộ kinh doanh trong sx HH còn hạn chế
Chưa phát huy hết thế mạnh của địa phương như nguồn nhân lực, vị trí địa lý.
Nguyên nhân:
Đầu tư của người dân chưa được nhiều, phát triển nhỏ lẻ
HH chưa đa dạng phong phú…
Giải pháp kiến nghị để phát triển sản xuất hàng hóa được tốt hơn.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong phát triển kinh tế nhất là từ các nguồn vốn vay xóa
đói giảm nghèo, vốn đầu tư của các nhà đầu tư.
- Phát triển giáo dục, đào tạo, thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao
động địa phương.

Vấn đề 2: Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật giá trị với địa phương
Nằm ở phía bắc của huyện Lâm Thao, Hùng Sơn không chỉ là một thị trấn miền núi mà còn là một thị trấn trẻ . Thị trấn Hùng Sơn được thành lập trên cơ sở 117,40 ha diện tích tự nhiên và
3.532 người của xã Hy Cương, 200,20 ha diện tích tự nhiên và 2.754 người của xã Tiên Kiên, 152,40 ha diện tích tự nhiên và 3.158 người của xã Chu Hóa. Được phân chia thành 16 khu dân cư trong đó
có 9 khu phi nông nghiệp, 7 khu nông nghiệp. Tổ chức cơ sở Đảng có 22 chi bộ. Tổng số Đảng viên 520 Đảng viên. trên địa bàn thị trấn có các cơ quan đơn vị trường học, từ mẫu giáo đến đại học.
Tình hình kinh tế: Vì là thị trấn của những người thợ nên tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và thương mại chiếm hơn 90% trong cơ cấu kinh tế của thị trấn, nông nghiệp chỉ còn 7%. Thu nhập
bình quân các hộ công nhân từ 50 đến 60 triệu đồng/năm, còn các hộ thuần nông nghiệp khoảng 20 triệu đồng/năm.
Tình hình văn hóa- xã hội: Trên địa bàn thị trấn tình hình chính trị của địa phương tương đối ổn định, có nhiều di tích lịch sử văn hoá - lễ hội gắn liền với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương,
như: Đình cả, đình Đông, đình Hậu Lộc, Đình Trẹo, đình làng Hy Sơn; lễ hội đón Vua về làng ăn tết, lễ hội rước chúa gái... Trong những năm qua, thị trấn Hùng Sơn đã đạt được những thành tựu đáng
tự hào trên tất cả các lĩnh vực; đặc biệt hệ thống giáo dục trên địa bàn và Trạm y tế đều đạt chuẩn Quốc gia, các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ.
Việc ứng dụng quy luật sản xuất giá trị vào sản xuất kinh tế của địa phương:
- Việc thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế, phát triển kinh tế hàng hóa thì cần phải đặc biệt quan tâm đến lợi nhuận. Để có lợi nhuận trong quá trình sản xuất địa phương đã rất
chú trọng đến việc:
- Áp dụng máy móc kĩ thuật hiện đại vào quá trình sản xuất. Việc đưa các máy móc trang thiết bị hiện đại vào sản xuất mang lại những ý nghĩa to lớn. Điều tiết SX và lưu thông hàng hóa, đề ra
các phương hướng và có chính sách trong thúc đẩy sản xuất hàng hóa, giảm giá cả hàng hóa trên thị trường, điều tiết cung-cầu phù hợp với thị trường, với nhu cầu của người tiêu dùng, mở rộng quy mô
SX các mặt hàng có sức hút lớn, giá cả cao đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho người SX, và phát huy lợi thế của xã như nguồn lao động dồi dao, giao thông thuận tiện, các nguồn nguyên liệu nông sản sãn
có …
+ Máy móc tuy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư nhưng nó góp phần làm tăng giá trị lao động máy móc-kĩ thuật đóng vai trò như một công cụ đắc lực giúp tạo ra lợi nhuận nhanh nhất có thể
-> giảm hao phí sức lao động của người lao động , đời sống cũng được cải thiện đáng kể -> kích thích sự hăng say làm việc của người lao động. Nhận thức rõ vấn đề này Đảng ủy, Ủy ban thị trấn hùng
sơn đã đầu tư các máy móc trang thiết bị cho sản xuất nông nghiệp như: Máy cày, máy vò lúa, máy bơm thuốc trừ sâu, trong sản xuất kinh tế tư nhân của các hộ gia đình như sản xuất đồ gỗ, sản xuất các
mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng được đầu tư máy móc vào sản xuất thay thế sức lao động của con người.
- thị trấn hùng sơn đã có nhiều chính sách khuyên khích người dân đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất như cho vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật mở rộng thị trường, tìm thị trường tiêu thụ cho
các sản phẩm đầu ra giúp nhân dân tiêu thụ hàng hóa sản phẩm của địa phương.
- Hàng năm thị trấn hùng sơn thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ địa phương và người lao động nhằm nâng cao trình độ cho người lao động, giúp
người dân có thể nắm bắt và tiếp cận nhanh nhất những thành tựu khoa học kỹ thuật và vận dụng vào sản xuất của địa phương để có hiệu quả nhất.
Đi đôi với đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương, thị trấn hùng sơn rất chú trọng đến việc đẩy mạnh việc xóa đói giảm nghèo, phát triển phúc lợi xã hội. Phát triển giáo dục, ý tế chăm
sóc sức khỏe cho người già và trẻ em nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hạn chế: ………..
Nguyên nhân:…….
Giải pháp:……..
Vấn đề III:: Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề sản xuất giá trị thặng dư

Đặc điểm tình hình địa phương…………………
- Vận dụng ở ĐP, CS: (ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân)
+ Nâng cao NS lao động.
+ Tăng cường ứng dụng tiến bộ KH, KT...vào SX
+ Đầu tư, sử dụng vốn...
+ Duy trỡ tích luỹ hợp lý
Giải pháp…..

BÀI 4: NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
I/ Đặc điểm kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH
- Đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của thời kỳ quá độ lên CNXH là sự tồn tại khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần, tương ứng với các giai cấp, tầng lớp
khác nhau.
* Theo V.I. Lênin:
- Tính quy luật chung về kinh tế của TKQĐ lên CNXH đối với mọi dân tộc là nền kinh tế nhiều thành phần.
- Tính đặc thù: Không được áp dụng máy móc quy luật chung, mà phải kết hợp vận dụng sáng tạo những quy luật chung vào hoàn cảnh đặc thù của từng dân
tộc trong quá trình đi lên CNXH.
* Theo CT Hồ Chí Minh:
Mặc dù sự phát triển của xã hội loài người tuân theo quy luật chung, song các dân tộc tuỳ hoàn cảnh cụ thể có thể lựa chọn con đường phát triển riêng của
mình
- CT HCM khẳng định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần.
- CT HCM đã chỉ ra những thành phần kinh tế trong vùng tự do trước 1954 gồm:
1. KT địa chủ phong kiến bóc lột địa tô
2. KT quốc doanh
3. Các HTX tiêu thụ và HTX cung cấp
4. KT cá nhân
5. KT tư bản tư nhân
6. KT tư bản Nhà nước
Sau năm 1954:
- Những hình thức sở hữu chính ở Miền Bắc sau năm 1954: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu của người lao động riêng lẻ, một ít sở hữu của nhà tư
bản.

- Có “năm loại” kinh tế khác nhau:
1. KT quốc doanh
2. Các HTX
3. KT cá nhân
4. KT tư bản tư nhân
5. KT tư bản Nhà nước
- Trong đó, người xác định, kinh tế quốc doanh là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả. Tạo điều kiện cho nước ta phát triển theo đúng định hướng
XHCN
14


* Quan điểm của ĐCSVN
- Đại hội VI: Khẳng định rõ tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần.
Chỉ ra các thành phần kinh tế của nước ta:
1. Kinh tế XHCN: Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể
2. Các thành phần kinh tế khác:
+ Kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa.
+ Kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước.
+ Kinh tế tư cấp, tự túc
- Đại hội VII:
ĐH VII nêu rõ: trong nền Kinh tế thị trường, với quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo đảm, từ ba loại hình sở hữu cơ bản (sở hữu toàn dân, sở hữu tập
thể, sở hữu tư nhân), sẽ hình thành nhiều thành phần kinh tế.
1. Kinh tế quốc doanh
2. Kinh tế tập thể
3. Kinh tế cá thể
4. Kinh tế tư bản tư nhân
- Đại hội VIII:
+ ĐH VIII khẳng định: Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Lấy việc giải phóng sức sản xuất, động
viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho CNH, HĐH;….
+ Các thành phần kinh tế theo ĐH VIII

1. Kinh tế nhà nước
2. Kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã
3. Kinh tế tư bản nhà nước
4. Kinh tế cá thể, tiểu chủ
5. Kinh tế tư bản tư nhân
6. - Đại hội IX:
7. + ĐH IX khẳng định: Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật,
đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong
đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc
dân.
+ Các thành phần kinh tế theo ĐH IX
1. Kinh tế nhà nước
2. Kinh tế tập thể
3. Kinh tế cá thể, tiểu chủ
4. Kinh tế tư bản tư nhân
5. Kinh tế tư bản nhà nước
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- ĐH X: Xác định 5 thành phần kinh tế
1. Kinh tế nhà nước
2. Kinh tế tập thể
3. Kinh tế tư nhân (Kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân
4. Kinh tế tư bản nhà nước
5. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
6. - Đại hội XII nhấn mạnh: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN VN có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan
trong của nền kinh tế, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

II/ Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1. Thực hiện phát triển lực lượng sản xuất
(1) Theo V.I. Lênin

- CNXH cần có cơ sở vật chất kỹ thuật và người lao động với trình độ cao để tạo ra năng suất lao động cao hơn so
với CNTB
- Giải pháp:
+ Thứ nhất, cần thực hiện cách mạng văn hóa, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa cho người lao động. Người lao
động mới đủ khả năng làm chủ những tư liệu sản xuất hiện đại
Thứ hai, học tập các chuyên gia tư sản, những nhà tư bản nhỏ tham gia hợp tác xã và các nhà tư bản khác,…..
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Nhiệm vụ quan trọng nhất cả chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật và chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà
xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài
Đảng cộng sản VN
- Đảng ta xác định: phát triển lực lượng sản xuất, thông qua công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc
dân
+ Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm.
+ Thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên môi trường.
+ Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng, miền; thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời
tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn.
+ Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
+ Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp
có lợi thế.
+ Phát triển nông lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt đến trình độ công nghệ cao, chất lượng cao.
15


+ Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng, miền; thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời
tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn.
+ Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới tiền bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển trình độ lực lượng sản
xuất
Theo V.I.Lênin:

- Khẳng định nền kinh tế trong TKQĐ là nền kinh tế nhiều thành phần.
- Xây dựng quan hệ sản xuất mới thông qua con đường gián tiếp là CNTB nhà nước –thể hiện sự kết hợp giữa CNXH
và các thành phần kinh tế khác.
Đảng CSVN
- Đảng ta chủ trương xây dựng quan hệ sản xuất mới thông qua phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN
- Phát triển nền KTTT định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ
chức kinh doanh và hình thức phân phối.
- ĐH XII xác định 4 thành phần kinh tế:
• TPKT Nhà nước
• TPKT Tập thể
• TPKT tư nhân (cá thể, tiểu chủ; tư bản tư nhân)
• TPKT có vốn đầu tư nước ngoài
• Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình
đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
• Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà
nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. KT tư nhân là
động lực quan trọng của nền kinh tế.

- Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển.
• - Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng phát triển vừa
tuân theo quy luật của thị trường vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa.
• - Quan hệ phân phối đảm bảo công bằng và tạo động lực cho phát triển.
• Thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn, cùng
các nguồn lực khác, theo hệ thống an sinh, phúc lợi xã hội
- Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất
3. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam XHCN giàu mạnh…
Thảo luận bài 4
Vấn đề: Thực hiện những nhiệm vụ kinh tế ở địa phương
1. Khái quát về địa phương:
2. kết quả
1.1. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của phường Thanh Miếu
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy ủy ban nhân dân phường Thanh Miếu đã chỉ đạo nhân dân địa phương
các thành phần kinh tế tổ chức đẩy mạnh phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên xây dựng CNXH, đặc biệt chú
trọng tiến hành CNH, HĐH nền kinh tế.
- Nếu như trước thời kỳ đổi mới nền kinh tế của xã là nền kinh tế tập trung bao cấp, nghèo làn lạc hậu, đời
sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
- Từ sau năm 2000 trở lại đây nền kinh tế của phường Thanh Miếu đã có những bước phát triển tích cực, gắn
liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong tất cả các thành phần kinh tế đều chú trọng việc ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, từng bước tiến hành công nghiệp hóa, tạo nền tảng tiến tới hiện đại hóa.
- Công nghiệp hóa thực hiện có hiệu quả, phường Thanh Miếu đặc biệt chú trọng phát triển một số dịch vụ
- Trong các thành phần kinh tế khác như kinh tế tư nhân, nhất là đối với các hộ sản xuất các mặt hàng tiểu thủ
công nghiệp việc đưa máy móc trang thiết bị hiện đại vào sản xuất cũng đem lại hiệu quả cao, nâng cao mẫu mã sản
phẩm, có sức cạnh tranh trên thị trường.
1.2. Việc gắn liên giữa phát triển kinh tế địa phương với kinh tế tri thức vào bảo vệ môi trường.
- Bước đầu đã gắn liền phát triển kinh tế gắn với kinh tế tri thức, tuy nhiên hàm lượng chất sám trong sản
phẩm hàng hóa còn thấp.
16


- Việc phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã được quan tâm. Trong sản xuất
nông nghiệp đã đẩy mạnh chú trọng phát triển nông nghiệp sạch, tận dụng các nguồn phế liệu của nông nghiệp như
rơm, chấu để sản xuất nấm rơm, sản xuất biochat, sản xuất khí biogas … vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa chống
lại các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nhất là giảm thiểu tác hại của cac chất khí gây hiệu ứng nhà kính.
- Tuy nhiên trong quá trình CNH tài nguyên môi trường đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng như tài nguyên nước bị
ô nhiễm (từ những nhà máy SX bia viger,...), đất canh tác bị bạc màu và bị thu hẹp diện tích, không khí ô nhiễm, đó

là những vấn đề mà địa phương đang rất quan tâm để giải quyết.
1.3. Xây dựng quan hệ sản xuất ở địa phương.
- Các thành phần kinh tế địa phương như: tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước. Trong đó chủ yếu là
thành phần kinh tế tư nhân. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài của địa phương chia có sự phát triển.
- Cùng với các thành phần kinh tế, ở địa phương có nhiều hình thức sở hữu như: sở hữu nhà nước, sở hữu tập
thể và sở hữu tư nhân.
- Thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế phát triển nhất, dựa trên thế mạnh của địa phương về sản
xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất cac mặt hàng truyền thống, mới đây là đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa như
sản xuất rau sạch, trồng hóa …
1.4. Mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại
- Địa phương chưa có sự phát triển kinh tế đối ngoại, các mặt hàng sản xuất chủ yếu của địa phương thường
chỉ cung cấp cho thị trường địa phương và trong tỉnh.
- Tuy nhiên xã đã và đang xây dựng chiến lược phát triển sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu như: sảm phẩm
thủ công mỹ nghệ, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp như nấm rơm.
Hạn chế:
Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, hiệu quả chưa cao
Phát triển LLSX ở địa phương chưa dồng đều, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao
Khoa học kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất chưa nhiều, còn làm việc theo kiểu thủ công
Tổ chức quản lý sản xuất ở địa phương hiệu quả còn thấp, trình độ quản lý còn hạn chế
Mở rộng hợp tác đối ngoại chưa sâu và rộng
- Nguyên nhân:
Do tác động của điều kiện khách quan: diễn biến thời tiết phức tạp, tác động của cơ chế thị trường ảnh hưởng
trực tiếp đến việc phát triển LLSX và xây dựng QHSX
Do tác động của yếu tố chủ quan: Cơ chế, chính sách của lãnh đạo địa phương chưa có khả năng thu hút vốn
đầu tư của các loại hình sản xuất; năng lực của một số cán bộ địa phương chưa nhạy bén, năng động,..
- Giải pháp chung:
Tiếp tục đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất
Tiếp tục tạo cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển các thành phần kinh tế, khai thác các thế mạnh của
các loại hình sở hữu ở địa phương
Chính quyền địa phương cần năng động, nhạy bén trc những biến động của thị trường, mở rộng giao lưu,

hợp tác kinh tế của thị trấn với các địa phương khác trong huyện, tỉnh và cả nước.
BÀI 6: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH ở việt nam
I/ Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
1. Các đặc trưng của CNXH theo quan điểm của CN mác ( 5 đặc trưng)
1.1. Đặc trưng chính trị
 Giai cấp công nhân và chính đảng của mình phải giành lấy quyền thống trị, giành lấy dân chủ => XD dân chủ
XHCN
 Bản chất của dân chủ XHCN:
 Bản chất chính trị:
 Là sự lãnh đạo chính trị của GCCN thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản đối với toàn XH => để thực
hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể NDLĐ (trong đó GCCN)
 Nhân dân lao động là những người làm chủ quan hệ chính trị trong XH; tham gia rộng rãi vào đời sống chính
trị bằng nhiều hình thức: Giới thiệu đại biểu tham gia vào bộ mãy chính quyền từ TƯ đến địa phương, đóng
góp ý kiến XD chính sách PL, XD bộ máy nhà nước
 DCXHCN có bản chất của GCCN, vừa có tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc
 Bản chất của dân chủ XHCN:
 Bản chất kinh tế:
Dựa trên chế độ sở hữu xã hội về những TLSX chủ yếu của toàn XH
Đảm bảo lợi ích kinh tế cho người LĐ; lao động, việc làm và phân phối lợi ích tương ứng với kết quả

17


 Bản chất của dân chủ XHCN:
 Bản chất tư tưởng - văn hóa:
Lấy hệ tư tưởng MLN làm chủ đạo, ND được làm chủ những giá trị VH tinh thần, có ĐK phát triển cá
nhân
1.2. Về đặc trưng kinh tế
- Một nền kinh tế phát triển cao với LLSX tiến bộ hiện đại QHSX dựa trên chế độ công hữu từng bước được
xác lập và ngày càng hoàn thiện.

- Phát triển nền sản xuất với LLSX tiến bộ hiện đại diễn ra từ thấp đến cao.
- Việc xác lập chế độ công hữu và hoàn thiện nó đòi hỏi phải thực hiện từng bước, dần dần không nóng vội.
- Nguyên tắc phân phối phân phối theo lao động.
1.3. Đặc trưng xã hội và quan hệ giữa người và người
- Xã hội tạo ra quan hệ XH tốt đẹp công bằng (ở mức tương đối) giữa các giai tầng XH, các giai tầng xã hội,
các tầng lớp, nhóm dân cư, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn, tạo điều kiện xóa
bỏ khác biệt bằng việc thu hẹp dần khoảng cách và sự chênh lệch.
- Thực hiện bình đẳng dân tộc, tộc người và bình đẳng giữa các tôn giáo.
- Quan hệ giữa người và người “mọi người vì mỗi người và mỗi người vì mọi người”
1.4. Đặc trưng về văn hóa
- Các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần đều được tôn trọng và bảo hộ.
- XD một nền văn hóa phát triển cao dựa trên sự phát triển những giá trị truyền thống của dân tộc, quốc gia
với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Đời sống văn hóa tinh thần ưu việt, tiến bộ, tốt đẹp.
1.5. Đặc trưng trong quan hệ đội ngoại
- Quan hệ đối ngoại tỏng xã hội XHCN phải dựa trên nguyên tắc hòa bình hữu nghị, hợp tác cùng có lợi,
không xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của nhau.
- Lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế được giải quyết tích hợp trong xây dựng CNXH.
2. quan điểm của đảng ta về đặc trung xay dung CNXH ở VN
Gồm 8 đặc trưng theo cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, bổ sung, phát
triển năm 2011)
- Dân giàu, nuwcs mạnh, DC, công bằng, văn minh
- Do nhân dân làm chủ
- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và quan hệ sx tiến bộ phù hợp
- Có nền văn hóa TTDDBSDT
- Con người có cuộc sống ấm no tự do, HP có điều kiện phát triển toàn diện
- Các dân tộc trong cộng đồng VN BĐ, ĐK, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển
- Có NNPQ XHCN của ND, do ND, vì ND
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới
3. 8 phương hướng xây dựng CNXH ở VN

- Đẩy mạnh CNH, HDH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường
- Phát triển nền KTTT định hướng XHCN
- Xây dựng nền văn hóa tien tien dam da bản sắc dân tộc
- Bảo đảm vững chắc qp và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
- Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình hữu nghị hợp tác và phát triển, chủ động tích cực hội
nhập quốc tế
- Xây dựng nền DC XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, mở rộng MTDT thống nhất
- Xây dựng NNPQ XHCN của ND, do ND, vì ND
- Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh
4. 9 mối quan hệ lớn
- Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển
- QH giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị
- QH giữa tuân thủ các quy luật của thị trường và bảo đảm định hướng XHCN
- QH giữa phát triển LLSX và xây dựng hoàn thiện QHSX XHCN
- QH giữa Nhà nước và thị trường
- QH giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
- QH giữa xây dựng CNXH và bảo vệ TQ XHCN
- QH giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế
- QH giữa đảng lãnh đạo, NN quản lý, ND làm chủ
18


Thảo luận bài 6
B. vận dụng xây dựng CNXH
1. Khái quát về địa phương
- phường Thanh Miếu là một phường phía Nam thành phố Việt Trì Quần tụ làm ăn, sinh sống trên diện tích
208,43ha đất tự nhiên, hơn 13 nghìn khẩu của 3.200 hộ dân.
- Tuy là đơn vị hành chính cấp phường, nhưng ở Thanh Miếu, diện đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
chiếm gần một nửa, ngành công nghiệp và dịch vụ còn chậm phát triển, thu nhập của người dân thấp.
2. Những thuận lợi và khó khăn của địa phương trong sự phát triển CNXH

2.1. Thuận lợi:
- Đảng bộ và nhân dân xã không ngừng phát huy vai trò, trách nhiệm khai thác tốt tiềm năng lợi thế vốn có
của địa phương trong phát triển kinh tế – xã hội.
- Xã có vị trí địa lý thuận lợi là cửa ngõ vào TP Việt Trì, đây là lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế của
Phường.
- Nguồn lao động dồi dào cần cù thông minh sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
- Tình hình chính trị ổn định, nhân dân chấp hành nghiêm túc chủ chương chính sách của Đảng và pháp luật
của nhà nước, yên tâm lao động sản xuất.
2.2. Khó khăn:
- Kinh tế của Phường: tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
- Trình độ nguồn lao động thấp, chủ yếu là lao động địa phương chưa qua đào tạo.
- Trình độ và năng lực quản lý của cán bộ địa phương trong phát triển sản xuất hàng hóa còn hạn chế.
- Cơ sở hạ tần kỹ thuật trong phát triển kinh tế còn chậm.
3. Kết quả đạt được trong xây dựng CNXH ở đia phương.
3.1. Về kinh tế.
Từ năm 2010 đến nay, số doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tăng từ 27 lên 57 cơ sở; số hộ kinh doanh thương
mại, dịch vụ tăng từ 120 lên 445 hộ. Vì vậy, hàng năm, tính bình quân, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
thương mại trên địa bàn tăng 17,3%, thu ngân sách tăng 30%. Đến nay, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì ở mức
0,93%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,92%; tỷ lệ gia đình văn hóa 96%; số nhà ở từ 2 tầng trở lên tăng từ 960 lên 2.600
hộ.
Hàng năm các khoản thu theo kế hoạch của phường luôn đạt và vượt chỉ tiêu thành phố giao. Tổng thu ngân
sách Nhà nước từ năm 2010-2015 là 150 tỷ đồng
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế hành năm tương đối cao trung bình từ trên 8%/năm.
- Hiệu quả trồng trọt, chăn nuôi được nâng cao. Ngành trồng trọt đạt giá trị 17,5 tỷ đồng; giá trị sản xuất trên
đất nông nghiệp đạt 72 triệu đồng 1ha. Ngành chăn nuôi đạt 10 tỷ đồng với nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi, thủy
sản.
- Thu nhập bình quân theo đầu người của người dân trong phường vào khoảng 38 triệu đồng/năm.
- Cơ cấu kinh tế đang có những bước chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng các
ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Nhất là phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại.
3.2. Về chính trị

- Đảng đóng vai trò lòng cốt trong việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế – xã hội theo nghị quyết đề
ra. Đảng chỉ đạo nhân dân địa phương, nắm bắt và thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội có hiệu quả.
- Nhân dân địa phương luôn nêu cao tinh thần làm chủ. Nhân dân được tham gia bàn bạc, biết về các chủ
chương trính sách của địa phương trong xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội. Trong quá trình thực hiện người dân
địa phương luôn nêu cao tinh thần giám sát và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ của địa phương.
- Nhân dân luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của địa phương như tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ và
đùm bọc lẫn nhau trong lao động sản xuất và trong cuộc sống.
- Người dân luôn yên tâm sản xuất và thực hiện nghiêm chủ chương chính sách của Đảng và pháp luật của
nhà nước.
3.3. Về xã hội
- Đời sống của nhân dân trong xã ngày càng được nâng cao, thể hiện qua thu nhập bình quân theo đầu người
ngày càng tăng
3.4. Văn hóa
Đến nay, 4 trường học trên địa bàn đều đạt chuẩn Quốc gia, trong đó một trường mầm non đạt chuẩn mức độ
2. Phường đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2. 100% các tuyến đường vào khu dân cư được bê tông hóa, 14/14
khu dân cư có nhà văn hóa, 5 khu ba năm liền đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa. Mỗi năm, phường phối hợp với các
cấp, ngành, đoàn thể xây dựng một nhà tình nghĩa cho hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo
trên địa bàn còn 0,92%
- Các phong tục tập quán cổ hủ lạc hậu như ma chay cưới hỏi đã được bài trừ.
- Các phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương, nét văn hóa truyền thống được giữ gìn.
19


3.5. Quan hệ đối ngoại
- Địa phương thường xuyên quan tâm đến hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ với các địa phương khác.
- Tổ chức các buôi tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất cho cán bộ và người dân địa phương.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động nước ngoài nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao trình độ
cho lao động địa phương.
4. Những hạn chế và nguyên nhân
- Kinh tế phát triển còn chậm, chưa phát huy hết những thế mạnh của địa phưng trong phát triển kinh tế.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ còn thấp trong cơ cấu
kinh tế.
- Nhân dân chưa phát huy hết tinh thần làm chủ, một bộ phận thanh niên địa phương chịu ảnh hưởng của mặt
trái của nền kinh tế thị trường có biểu hiện sai lệch trong nhận thức.
- Văn hóa, vẫn còn văn hóa lạc hậu như tư tưởng trọng nam khinh nữ, hủ tục trong ma chay, cưới hỏi, mê tín
dị đoan …
Nguyên nhân:
- Do diễn biến thời tiết phức tạp khó lường, giá cả thị trường thay đổi
- Việc khơi dậy nguồn lực ở địa phương còn hạn chế
- Do 1 bộ phân nhân dân ở địa phương còn thờ ơ, lười lao động
- Do ngân sách cấp trên phân bổ còn hạn chế……
5. Giải pháp khắc phục hạn chế
- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng hợp tác phát triển kinh tế của xã với các địa
phương khác trong tỉnh.
- Khai thác có hiệu quả các thế mạnh kinh tế của xã như nguồn tài nguyên đất, nguồn lao động dồi dào, vị trí
địa lý thuận lợi.
- Giải quyết lao động nâng cao thu nhập cho người dân.
- Thu hút đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong phát triển kinh tế hàng hóa, nhất là sản xuất mặt
hàng rau sạch, rau an toàn, sản xuất đồ mỹ nghệ, cung cấp cho thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu.
- Phát triển giáo dục, đào tạo, thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao
động địa phương.
- Tuyên truyền cho người dân trong việc phát huy những giá trị truyền thống quý báu của địa phưng, đồng
thời bài trừ văn hóa sấu, lạc hậu cổ hủ.
BÀI 5: SỨ MỆNH LỊCH SỬ TOÀN THẾ GIỚI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
I/ Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai Giai cấp công nhân thế giới
1. Quan niệm về GCCN:
- Là sản phẩm của quá trình sx công nghiệp hiện đại, đại diện cho PTSX tiến tiến
- Có lợi ích cơ bản đối lập lợi ích cơ cơ bản của GCTS
- Có tinh thần triệt để cách mạng, tinh thần quốc tế, đoàn kết và tính tổ chức kỷ luật cao
- Có hệ tư tưởng riêng của GC là chủ nghĩa MLN

 Giai cấp công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay
Công nghiệp hóa vẫn là cơ sở khách quan để giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.
GCCN trong xã hội tư bản hiện nay là chủ thể của quá trỡnh sx công nghiệp hiện đại mang tính xã hội hóa ngày càng
cao và gắn với kinh tế tri thức. (công nhân-trí thức)
Trong các nước tư bản hiện nay gccn vẫn bị bóc lột m. Mâu thuẫn về lợi ích cơ bản vẫn là nguyên nhân của cuộc đấu
tranh g/c hiện đại.
Xung đột về lợi ích cơ bản giữa 2 giai cấp vẫn đang tồn tại trên thực tế
Một bộ phận công nhân có mức sống trung lưu hóa, có cổ phần và được tham dự vào quá trình chia sẻ lợi
nhuận,v.v…
 Giai cấp công nhân trong chế độ xã hội chủ nghĩa
Theo Lênin và Hồ Chí Minh chế độ xã hội chủ nghĩa tạo ra quy mô và trình độ mới cho quá trình công nghiệp
hóa xã hội chủ nghĩa và vị thế làm chủ của giai cấp công nhân.
Giai cấp công nhân là người lãnh đạo, làm chủ và là lực lượng chủ chốt xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua Đảng Cộng sản tiến hành xây dựng xã hội mới, văn hóa
mới, con người mới.
GCCN hiện đại là sản phẩm và là chủ thể của quá trình công nghiệp hóa hiện đại, đại biểu cho PTSX mang
tính xã hội hóa ngày càng cao và là lực lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh vì tiến bộ trong xã hội hiện đại, là giai cấp
có sứ mệnh lịch sử xsa bỏ chế độ TBCN, xây dựng thành công CNXH và CNCS trên toàn thế giới
1. Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của GCCN
20


Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới là gỡ?
Là sự nghiệp xác lập một hỡnh thái kinh tế-xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
SMLS toàn thế giới của GCCN: xóa bỏ mọi sự áp bức bóc lột, xây dựng xã hội không còn áp bưc bóc
lột, CNXH, CNCS
Nội dung:
+ Nội dung kinh tế:
- Chủ thể của quá trình sản xuất vật chất bằng phương thức sản xuất công nghiệp mang tính chất xã hội hóa
cao, sản xuất ngày càng nhiều của cải => tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật cho sự ra đời của xã hội mới

- Đây là yếu tố sâu xa nhất khẳng định sự cần thiết của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, là điều kiện
vật chất để chủ nghĩa xã hội chiến thắng chủ nghĩa tư bản
+ Nội dung chính trị xã hội:
- Giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tiến hành cách mạng
chính trị lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xác lập, bảo vệ và phát triển chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Giai cấp công nhân giải quyết đúng đắn các vấn đề chính trị - xã hội trong tiến trình cách mạng xã hội chủ
nghĩa : đoàn kết dân tộc, xây dựng xã hội mới, con người mới…
- Đây là một quá trình lâu dài, phức tạp; chủ nghĩa xã hội hiện thực chỉ có thể ra đời thông qua thắng lợi của
cách mạng chính trị của giai cấp công nhân
+ Nội dung văn hóa, tư tưởng:
- Xác lập hệ giá trị, tư tưởng của giai cấp công nhân để thay thế cho hệ giá trị, tư tưởng tư sản và “những hệ tư
tưởng cổ truyền” lạc hậu khác
- Thực chất : cải tạo cái cũ, xây dựng cái mới trong sự kế thừa những tinh hoa văn hóa nhân loại và giá trị
truyền thống dân tộc
- Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa và con người được phát triển tự do, toàn diện là mục tiêu hàng đầu
của cách mạng xã hội chủ nghĩa
3. Điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công
nhân
1. Điều kiện khách quan
* Thứ nhất: Thứ nhất, do sự quy định địa vị kinh tế - xã hội của gccn. * Thứ hai: do đặc điểm chính trị xã hội
của GCCN
GCCN là chủ thể trực tiếp nhất của quá trình sx công nghiệp hiện đại, trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ học vấn
và ý thức chính trị, do vậy đã tôi luyện cho GCCN tính tổ chức kỷ luật cao, tác phong công nghiệp hiện đại, có khả
năng tổ chức, đoàn kết tinh thần quốc tế, tinh thần cách mạng triệt để
* Thứ ba: bản thân các mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN.
Xét về mặt kinh tế: là những tiền đề VC của CNTB và sự vận động của mâu thuẫn cơ bản của PTSX TBCN,
đó là mâu thuẫn giữa LLSX XHH với QHSX tư nhân tư bản chủ nghĩa.
Xét về mặt chính trị - xã hội: mâu thuẫn giữa GC công nhân và GCTS. Mâu thuẫn đó không thể điều hòa và là
động lực chính của cuộc đấu tranh giai cấp hiện đại
Để giải quyết mâu thuẫn này CMXH nổ ra, xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về TLSX với mục tiêu giải phóng

người lao động
2. Điều kiện chủ quan
2.1. Sự phát triển của giai cấp công nhân: về số lượng và chất lượng rất quan trọng để GCCN hoàn thành sứ
mệnh lịch sử của mình
Sự phát triển về số lượng của giai cấp công nhân

Sự phát triển số lượng lao động công nghiệp trong tổng số lao động xã hội:
Năm 1890 khoảng 80 triệu công nhân; năm 1950 khoảng 290 triệu công nhân; năm 1990 khoảng 615
triệu công nhân; năm 1998 khoảng 800 triệu công nhân; năm 2010 gần 1,2 tỷ công nhân; năm 2013 đã lên đến gần
1,3 tỷ công nhân, 2015: gần 1,4 tỷ công nhân (Theo ILO, 2015).
 Tỷ lệ lao động công nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế xã hội và cơ cấu của giai cấp công nhân:
Năm 2015, ở Châu Á, tỉ lệ lao động trong công nghiệp tăng từ 23,1% (2010) đến 29,4% (2015); số lao
động trong nông nghiệp giảm mạnh từ 42,6% (2010) xuống còn 29,4% (2015) . Trong đó, nước Nhật có tỉ trọng các
ngành kinh tế chính: Nông nghiệp: 2,1%; Giao thông vận tải: 6,3%; Công nghiệp: 26,8%; Lưu thông: 12,5%; Xây
dựng: 10,3%; các ngành khác: 37,9% (Theo Báo cáo của ILO,2015)
 Sự phát triển về chất của gccn thể hiện ở trỡnh độ giác ngộ chính trị, nhận thức về smls... Sự phát triển về
chất lượng của giai cấp công nhân được thể hiện ở năng lực làm chủ công nghệ hiện đại và ý thức giác ngộ
giai cấp, ý thức dân tộc.
Cụ thể : Công nhân kĩ thuật ngày càng tăng, càng nâng cao về trình độ, đóng vai trò chính trong quá
trình phát triển, công nhân truyền thống giảm dần.
21


Nhóm nước G7: Công nhân trí thức chiếm > 80%. Hoa kỳ: 96,2% là CN trí thức. Nhật Bản 86,1% là CN trí
thức
2.2. Đảng cộng sản – nhân tố chủ quan cơ bản nhất để thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân
Vai trò của ĐCS:
Là lãnh tụ chính trị của GCCN, không có lý luận thì phong trào công nhân không thể đi được xa
Là bộ tham mưu của GCCN, đảng đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược, sách lược đấu tranh, là người tổ

chức đông viên sức mạnh cho phong trào công nhân
Là đội tiên phong đấu tranh cho lợi ích của GCCN và của dân tộc
Mối quan hệ mật thiết và những đặc điểm phân biệt giữa đảng cộng sản và GCCN
- Giai cấp công nhân coi đảng cộng sản là hạt nhân chính trị của mình và sự ra đời của đảng là dấu mốc đánh
dấu sự trưởng thành của giai cấp
- Đảng coi giai cấp công nhân là cơ sở xã hội hàng đầu của mình, quan hệ giữa đảng và giai cấp công nhân là
quan hệ máu thịt
- Điểm phân biệt chủ yếu giữa đảng và gC là ở trình độ giác ngộ chính trị, năng lực lãnh đạo, tính tiền phong
và gương mẫu
II/ Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân việt nam
Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những ngư ời lao động chân tay và trí óc, là công hưởng lương trong các loại hỡnh sản xuất kinh
doanh và dịc vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kin doanh và dịch vụ có tính chất công nhiệp” (NQ 20).
Gccn Việt Nam đã có bước chuyển biến quan trọng tăng nhanh về số, chất lượng. Đã hỡnh thành ngày càng đông đảo bộ phận công nhân trí thức. Đang phát huy vai trò g/c lãnh đạo thông qua ĐCS. Đi
đầu trong sn CNH, HDH và hội nhập quốc tế.
* Trong khối đại đoàn kết dân tộc, gccn là nòng cốt, là cơ sở chính trị-xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước.
* Tuy nhiên, sự phát triển của gccn VN chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, trỡnh độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, quản lý...chậm thích nghi với cơ chế thị trường...
* Địa vị chính trị của gccn chưa thể hiện đầy đủ, tỉ lệ lãnh đạo xuất thân từ công nhân thấp.
Những vấn đề đang đặt ra đối với GCCN VN hiện nay
+Giai cấp lãnh đạo yêu cầu tiên phong với thực trang bất cập về trỡnh độ văn hóa, tay nghề, giác ngộ ctrị ...
+ Vai trò đi đầu trong sn CNH,HDH với bất cập, hạn chế trong nang lực làm chủ khoa học công nghệ, tchức, qlý...
+ Là hạt nhân của khối liên minh với khả năng thu hút l.lượng..
+ Là g/c l.đạo nhưng quan tâm của Đảng, Nhà nước chưa đủ...
Quan điểm chỉ đạo trong xây dựng giai cấp công nhân V.N
Kiên định quan điểm gccn là g/c lãnh đạo cách mạng thông qua ĐCSVN.
* Xây dựng gccn gắn với xây dựng phát huy sức mạnh của liên minh cn,nd,tt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
* Chiến lược phát triển gccn gắn với chiến lược phát triển kt-xh, hội nhập quốc tế, đảm bảo lợi ích, nâng cao đời sống vc, t.thần cho cn...
* Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trỡnh độ mọi mặt cho cn...
* Xây dựng gccn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, xã hội...
giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về gccn trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN.

* Đẩy mạnh nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước trí thức hóa gccn.
* Quan tâm, bồi dưỡng nâng cao trỡnh độ chính trị, ý thức g/c, tinh thần dân tộc.
* Bổ sung, sửa đổi, xây dựng, thực hiện nghiêm chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp cho gccn.
* Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong xây dựng gccn.

Thảo luận bài 5: Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của GCCN
bài tham khảo 1: * Vận dụng về SMLS GCCN của tỉnh Phú Thọ
- Khái quát về tỉnh Phú Thọ:
- Thực trạng GCCN ở tỉnh Phú thọ
Ưu điểm:
- Số lượng công nhân ngày càng tăng, hiện nay toàn tỉnh có 28.557 người, trong đó nữ 21.139 người (73,8%)
……..công nhân làm việc ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Phú Thọ có 1 số khu công nghiệp như Thụy Vân,
Đồng Lạng…Công ty supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, công ty giấy Bãi bằng, giấy Việt trì….ở đó số lượng
công nhân tập trung đông….
- Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, đến năm 2020, Phú Thọ sẽ trở thành tỉnh công nghiệp với
các ngành sản xuất chính: giấy, phân bón, chế biến nông lâm sản, khai thác khoáng sản… Các cụm khu công nghiệp
lớn trên địa bàn tỉnh hiện nay gồm: Thuy Vân, Trung Hà, Tam Nông, Bạch Hạc, Yến Mao… Dự kiến đến năm 2015,
tỉnh sẽ hình thành thêm một số khu, cụm công nghiệp lớn gồm: Đồng Phì ( Hạ Hoà ), Phú Hà ( Phú Thọ ), Đồng Lạng
( Phù Ninh )… Các khu công nghiệp này sẽ giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động của tỉnh.
- Chất lượng: trình độ tay nghề của công nhân ngày càng tăng, công nhân bậc 5,6 chiếm 4% trong tổng số công
nhân, công nhân bậc 2,3 chiếm 11% trong tổng số công nhân, nhiều công nhân có tay nghề cao, chuyên môn giỏi
Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, GCCN đã đóng góp to lớn vào quá trình phát triển của tỉnh, trở thành cơ sở
chính trị - xã hội vững chắc của tỉnh, việc làm và đời sống của GCCN ngày càng được cải thiện. thu nhập bình quân
đầu người 4-:-5 triệu đồng/người/tháng.
Hàng năm ở các công ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh đều đầu tổ chức các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục
thể thao nhân các ngày lễ lớn, qua đó thúc đẩy mối giao lưu sâu rộng giữa công nhân với nhau….
…………
Hạn chế
- tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm lại không cao trong khi thực tế nhu cầu sử dụng lao động của các
doanh nghiệp là rất lớn.

- Sự phát triển của GCCN ở tỉnh chưa đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh
22


- Chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi công nhân lành nghề còn thiếu
- Tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn hạn chế
- Nhiều công nhân chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống
Nguyên nhân
- Do bất cập về trình độ, văn hóa, tay nghề
- Do cơ chế chính sách, sự đãi ngộ, sự quan tâm của tỉnh chưa nhiều
- Do ngân sách hạn hẹp
Giải pháp
- Tiếp tục quan tâm hon nưa đén GCCN về chế độ, chính sách, cơ chế
- Tạo việc làm cho công nhân với thu nhập cao
- Quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân
- Công đoàn, nghiệp đoàn cần làm tốt vai trò là bảo về quyền lợi cho công nhân
- Vận dụng về GCCN của một doanh nghiệp. Ví dụ:
Bài tham khảo 2:
- Công ty CP Supe PP&HC Lâm Thao, tiền thân là nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao, được chính phủ nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa khởi công xây dựng ngày 08/06/1959 tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Sau 3
năm thi công xây dựng, nhà máy đã khánh thành đi vào sản xuất ngày 24/06/1962.
- Từ một doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, Công ty đã tiến hành cổ phần hóa và từ ngày 01/01/2010 Công ty
chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. Công ty là một trong các đơn vị đứng đầu cả nước
chuyên sản xuất, kinh doanh phân bón và hóa chất cơ bản.
- Tính đến ngày 31/03/2017, đội ngũ giai cấp công nhân trong Công ty Supe đã phát triển về số lượng lên tới
2.803 người (gấp gần 3 lần ngày đầu thành lập). Trong đó nam là 1.949 người chiếm 69,53%; nữ là 854 người
chiếm 30,47%; độ tuổi dưới 30 là 485 người chiếm 17,3%; tuổi từ 31 - 40 là 750 người chiếm 26,76%; từ 41 50 là 1.182 người chiếm 42,17%; tuổi trên 50 là 386 người chiếm 13,77%.
- Về chất lượng: 100% đội ngũ công nhân đã qua đào tạo từ trình độ công nhân kỹ thuật đến thạc sĩ, trong đó
thạc sĩ 05 người; đại học 658 người; cao đẳng 164 người; trung cấp 444 người; công nhân trí thức là 1532
người. Riêng đội ngũ công nhân lao động trực tiếp có 2.184 người, trong đó số người có trình độ tay nghề cao

từ bậc 5 - 7 là 1.413 người (chiếm 64,7%) đủ đáp ứng được mọi yêu cầu công việc của Công ty.
- Về ý thức chính trị:
- Trong tổng số 2.803 công nhân viên của công ty thì đã có 911 là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam chiếm
32,5%.
- Toàn thể giai cấp công nhân trong Công ty có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tác phong làm việc công nghiệp,
có truyền thống đoàn kết, nhất trí trên dưới một lòng để cùng thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của
Công ty.
- Trong năm 2016 vừa qua, Công ty đã sản xuất, tiêu thụ nhiều chỉ tiêu đạt vượt mức kế hoạch:
- Sản xuất Axit sunfuric đạt 247.335 tấn bằng 100,5% kế hoạch; sản xuất Supe lân đạt 721.148 tấn bằng
100,2% kế hoạch; Tiêu thụ Supe lân đạt 382.855 tấn bằng 100,7% so với kế hoạch; đạt lợi nhuận trước thuế là
172,4 tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà nước là 75,6 tỷ đồng; thu nhập bình quân người lao động đạt trên
7.600.000đ/tháng.
- Kết quả đó đạt được là do sự đóng góp của toàn thể cán bộ công nhân viên người lao động của công ty, nhất là
đội ngũ công nhân của doanh nghiệp Supe. Đội ngũ công nhân của doanh nghiệp đã không ngừng phát triển
mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, tạo thành sức mạnh tập thể cùng nhau lao động sản xuất, giác ngộ ý
thức chính trị, ý thức giai cấp thực hành tiết kiệm tạo nên thành quả trên.
- Tuy nhiên trong đội ngũ giai cấp công nhân Công ty Supe còn một số hạn chế:
- Về số lượng: bộ máy quản lý còn cồng kềnh sử dụng nhiều lao động, nên đôi khi chưa sử dụng hiệu quả đội
ngũ công nhân hiện có của doanh nghiệp.
- Về chất lượng: có một số công nhân có trình độ tay nghề chưa tương xứng với trình độ đào tạo. Có công nhân
là Đảng viên nhưng chưa thực sự gương mẫu trước quần chúng. Có công nhân làm tốt nhưng không muốn vào
Đảng.
- Những hạn chế trên có nguyên nhân là:
- Do tác động của cơ chế thị trường, do bản thân một số công nhân chưa giác ngộ ý thức chính trị, chưa thấy rõ
vai trò trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội.
- Để khắc phục những hạn chế Công ty cần thực hiện những giải pháp sau:
- Công ty cần đầu tư nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất tinh
thần để người lao động hăng hái thi đua nâng cao năng xuất lao động.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong lựa chọn, sử dụng cán bộ quản lý để phát huy năng lực của từng người.
- Đẩy mạnh đào tạo nâng cao chất lượng lao động và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, kỹ thuật, nghiệp

vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
23


-

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban điều hành Công ty, giai cấp công nhân ở Công ty CP
Supe PP&HC Lâm Thao đoàn kết nhất trí thực hiện tốt các giải pháp đề ra chắc chắn sẽ đưa Công ty ngày
càng phát triển đi lên.
BÀI 7: LIÊN MINH CÔNG – NÔNG – TRI THỨC TRONG
THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
1. Tính tất yếu khách quan phải thực hiện liên minh công – nông – trí thức trong thời kỳ quá độ lên

CNXH
 Sự hình thành các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội được quy định khách quan do địa vị và các quan hệ
của họ trong sản xuất nhất là quan hệ đối với tư liệu sản xuất.
o Mỗi giai cấp, tầng lớp lại có vị trí và vai trò nhất định. Do nhu cầu cuộc sống => nảy sinh nhu cầu và lợi ích
chung => liên minh với nhau
 Trong thời kỳ quá độ, kết cấu kinh tế còn phức tạp => cơ cấu xã hội còn khác biệt về giai cấp => GCCN
muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình thì phải liên kết với nông dân và các tầng lớp lao động khác.
=> Việc liên minh này có là vấn đề có tính nguyên tắc trong tiến trình cách mạng đối với những nước đi lên
CNXH.
Liên minh công - nông - trí thức là sự đoàn kết, hợp lực, hợp tác, v.v. của công nhân, nông dân và đội ngũ trí
thức nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của mỗi lực lượng và của cả khối liên minh, đồng thời góp phần thực hiện lợi
ích chung của dân tộc, của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Một mình giai cấp công nhân không thể hoàn thành được sứ mệnh
lịch sử của mình, đó là cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới nếu như không liên minh với giai cấp nông dân, đội ngũ
trí thức và các lực lượng tiến bộ khác. Đặc biệt là những nước nông nghiệp đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội. Như vậy, Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, liên minh là tất yếu khách quan.
Biểu hiện Tính tất yếu của liên minh công - nông - trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Một là, góc độ k.tế - k.thuật và phân công lao động. Thời kỳ quá độ đặt ra yêu cầu khách quan là phải gắn kết
các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, khoa học và công nghệ, dịch vụ với nhau, hình thành nền kinh tế quốc dân
thống nhất.
Hai là, góc độ c.trị - x.hhội. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, liên minh là nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng
xã hội mới. Và liên minh này phải được tổ chức dưới sự lãnh đạo của ĐCS của
* Tầm quan trọng của liên minh công - nông - trí thức trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
- Liên minh công - nông - trí thức là vấn đề chiến lợc có ý nghĩa quyết định thắng lợi của mọi quá trình
cách mạng.
- Liên minh công - nông - trí thức là cơ sở chính trị-xã hội tin cậy để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản đối với toàn xã hội. Để xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
- Khối liên minh công - nông - trí thức là nền tảng để đại đoàn kết toàn dân tộc, thu hút các lực l ợng vào
mục đích chung, nhằm đảm bảo thực hiện lợi ích của cả dân tộc.
- Liên minh công - nông - trí thức có tầm quan trọng đặc biệt là nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp, động viên
tối đa các nguồn lực, động lực để phát triển đất nớc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Tóm lại: Liên minh là tất yếu, lợi ích là yếu tố quan trọng trong quá trình liên minh. Chỉ có liên minh với vai
trò lãnh đạo của Đảng mới đem lại sức mạnh trong thời kỳ quá độ lên XHCN.
Câu 2: Nội dung cơ bản của liên minh công – nông – tri thức trong thời kỳ quá độ lên CNXH?
1. Nội dung chính trị của liên minh
- Nội dung chính trị của liên minh là sự đoàn kết, hợp lực của công nhân, nông dân, trí thức giữ vững lập
trờng chính trị - t tởng để xây dựng và bảo vệ vững chắc chế độ chính trị mới, giữ vững độc lập dân tộc và định h ớng
đi lên CNXH.
- Một là, giữ vững lập trường chính trị tư tưởng của giai cấp công nhân. Vì nông dân, trí thức không có hệ tư
tưởng riêng.
- Hai là, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản của GCCN đối với khối liên minh trong quá trình xây
dựng và bảo vệ vững chắc chế độ chính trị, giữ vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hộ
- Trong thời kỳ quá độ lên CNXH thì liên minh này thực chất là đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi chính trị
cho công nhân, nông dân, trí thức nhằm:
- Động viên công nhân, nông dân, trí thức tham gia xây dựng hệ thống chính trị từng b ớc xây dựng và
hoàn thiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo các lợi ích chính trị, các quyền công dân, thực hiện quyền lực
thuộc về nhân dân.

- Xây dựng và bồi dỡng công nhân, nông dân, trí thức có khả năng trở thành những thành viên tích cực trong
hệ thống chính trị, qua đó phát huy vai trò lãnh đạo quản lý đất nớc của giai cấp công nhân theo định hớng XHCN.
- Phát huy sự sáng tạo, gơng mẫu của công nhân, nông dân, trí thức trong thực hiện các chế độ chính sách
của Đảng, Nhà nớc, trong thực hiện quy chế dân chủ, kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, cơ hội, “DBHB” BLLĐ.
24


2. Nội dung kinh tế của liên minh
- Nội dung này thực chất là sự liên kết, hợp tác để xây dựng nền kinh tế mới XHCN, thực hiện CNH, HĐH
gắn với phát triển kinh tế tri thức theo định hớng XHCN.
- Trong thời kỳ quá độ nội dung này thực chất là đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi kinh tế cho công, nông, trí
thông qua việc:
Một là, xác định đúng tiềm lực và nhu cầu k.tế của công, nông, trí trong điều kiện nền k.tế nhiều thành phần
định hớng XHCN. Qua đó xây dựng một cơ cấu k.tế công, nông nghiệp hợp lý thể hiện sự liên minh chặt chẽ giữa
công nghiệp, nông nghiệp và khoa học - công nghệ.
- Hai là, tổ chức các hình thức hợp tác, liên kết giữa công nghiệp, nông nghiệp, khoa học và công nghệ, giữ
các thành phần k.tế, các vùng k.tế, giữa trong nớc và quốc tế.
- Ba là, nâng cao kết quả chuyển giao, ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sx, gắn gó chặt chẽ công - nông trí làm cơ sở k.tế - xã hội cho sự phát triển của quốc gia.
3. Nội dung văn hoá, xã hội của liên minh
- Trên cơ sở nội dung chính trị và kinh tế của liên minh, nội dung văn hóa xã hội của liên minh là sự đoàn kết,
hợp lực của công nhân, nông dân, trí thức để xây dựng nền văn hoá mới, con ngời mới xã hội chủ nghĩa.
Nội dung này đũi hỏi:
+ Đảm bảo kết hợp tăng trưởng kinh tế với phỏt triển văn húa, tiến bộ xó hội; nõng cao chất lượng
nguồn nhõn lực (GCCN, GCND và trớ thức)
+ Xúa đúi giảm nghốo; thực hiện cỏc chớnh sỏch XH đối với cỏc giai tầng này; chăm súc sức khỏe, nõng cao
chất lượng cuộc sống...
+ Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, sức khoẻ, chất lượng sống. Phát triển các khu công nghiệp, đô
thị gắn với phát triển nông thôn và nông nghiệp bền vững.
Tóm lại: Liên minh là tất yếu, lợi ích là yếu tố quan trọng trong quá trình liên minh. Chỉ có liên minh với
vai trò lãnh đạo của Đảng mới đem lại sức mạnh trong thời kỳ quá độ lên XHCN.

Thảo luận bài 7
Dạng tham khảo 1: Đặc điêm tình hình: Phường tân dân là 1 phường đô thị nằm ở phía bắc thành phố việt
trì đất rộng ngươi đông, giao thông đường bộ thuận lợi tạo điều kiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế của doanh
nghiệp và nhân dân. Tư khi thành phố VT trơ thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh quá trình đô thị hóa trên địa bàn
phường diễn ra nhanh chóng, đất sx nông nghiệp ngày càng thu hẹp việc chuyển đổi co cấu sx chậm đời sống của
nhiều gia đình do đó còn gặp nhiều khó khăn
Song được sự quan tâm, lãnh đạo trực tiếp của thành ủy, HĐND, UBND thành phố VT tập thể đảng ủy phường đã
đoàn kết thống nhất tập trung giải quyết khó khăn, từng bước đưa phường tân dân phát triển . như tốc độ tăng trưởng
là 16%, thu ngân sách tăng bình quân hang năm là 16,2%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ….
Thưc trạng khối liên minh ơ địa phương:
Ưu điểm:
Đảng ủy chính quyền địa phương:quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng giai
cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức thông qua hội nghị sơ kết tổng kết ở địa phương nhằm nâng cao
nhận thwucs và vai trò của liên minh trong nhân dân. Cụ thể:
Về chính trị: đoàn kết để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, giữ vững lập trường tư tưởng của giai cấp công nhân,
chấp hành tốt quan điểm chủ trương chính sách pháp luật của đảng và NN, đoàn kết các giai cấp tầng lớp ở địa
phương, chống DBHB của các thế lực thù địch và phản động
Về kinh tế: xây dựng các cánh đồng mẫu lớn ở địa phương để nâng cao năng suất hiệu quả….thực hiện liên
kết 4 nhà( nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp nhà khoa học)các snar phẩm của địa phương được đầu tư có chất
lượng có thể bán ở ngoài địa phương thu lợi nhuận lớn….hàng tháng mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho
bà con nông dân ở địa phương, kỹ thuật lai tạo chiết ghép, nuôi trồng giong cây con mới có chât lượng cao….
Về văn hóa xã hội: thực hiện xây dựng văn hóa mới, đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện tốt các chính
sách xã hội đền ơn đáp nghĩa. Xây dựng con người có lối sống lành mạnh giản dị thông qua các hội nghị biểu dương
người tốt việc tốt ở địa phương….
Hạn chế:
Liên minh đôi khi chưa chặt chẽ bền vững chủ yếu trong phát triển kinh tế
Sự lãnh đạo của đảng ủy chính quyền địa phương đôi khi chưa sâu sát, kịp thời
Sự tự giác của các giai cấp và tầng lớp ở địa phương chưa cao
Giải pháp
-Thực hiện xây dựng chiến lược phát triển gccn lớn mạnh cả về số, chất lượng.

-Nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, hiểu biết pháp luật, kỷ luật lao động...
- Nâng cao dân trí, đời sống vật chất tinh thần và vai trò làm chủ nông thôn mới.
- Phát huy dân chủ, tạo môi trường thuận lợi để trí thức sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
Dạng tham khảo 2: Xây dựng khối liên minh công nông trí thức ở địa phương
25


×