Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004COR.1:2009 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 197 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC NễNG LM THNH PH H CH MINH
KHOA MễI TRNG V TI NGUYấN
-----ẽI HOẽC N
O N

N
H

TH

Aỉ
NH

ẹA

M
LA

TRệ



G

G

N

M
PHO O CH


H

I

KHểA LUN TT NGHIP

THIT LP H THNG QUN Lí MễI TRNG
THEO TIấU CHUN ISO 14001:2004/COR.1:2009
TI CễNG TY C PHN GIY AN BèNH

SVTH
: PHM TH LAN PHNG
Ngnh
: QUN Lí MễI TRNG
Niờn khúa : 2007-2011
Tp H Chớ Minh, thỏng 7/2011


THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH

Tác giả
PHẠM THỊ LAN PHƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư chuyên ngành
Quản lý môi trường

GVHD 1: ThS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG

GVHD 2: ThS. VŨ THỊ HỒNG THỦY

Tp Hồ Chí Minh, tháng 7/2011

SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của nhiều người:
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn vô hạn đến Cha Mẹ và người thân đã
động viên, ủng hộ, chăm lo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới Cô Vũ Thị Hồng Thuỷ: xin cảm
ơn Cô đã chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em trong quá trình
học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp cũng như trong cuộc sống.
Xin cảm ơn Cô Hoàng Thị Mỹ Hương đã hỗ trợ, chỉ dẫn tôi trong học
tập và thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn tất cả Thầy Cô khoa Môi trường và Tài nguyên–
Trường đại học Nông Lâm TP.HCM đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong
suốt thời gian học tại trường.
Chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên
Công ty Cổ phần Giấy An Bình đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện có
thể để tôi hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này.
Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè trong và ngoài lớp, các
bạn trong nhóm thực tập tại Công ty Cổ phần Giấy An Bình đã giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!!!
Phạm Thị Lan Phương


SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
 Tên đề tài: “Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty Cổ phần Giấy An Bình”.
 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2011 đến tháng 5/2011.za
 Địa điểm nghiên cứu: Công ty Cổ phần Giấy An Bình.
 Đề tài đã thực hiện các nội dung sau:
 Tổng quan về bộ tiêu chuẩn 14000 và tiêu chuẩn 14001 bao gồm: sự ra đời, nội
dung, cấu trúc và mục đích của tiêu chuẩn; lợi ích thu được khi áp dụng tiêu
chuẩn; tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam;
những

thuận

lợi



khó

khăn

khi

áp


dụng

tiêu

chuẩn

ISO

14001:2004/Cor.1:2009.
 Tổng quan về Công ty Cổ phần Giấy An Bình bao gồm: giới thiệu lịch sử hình
thành và phát triển của Công ty Cổ phần Giấy An Bình; quy trình sản xuất,
những vấn đề môi trường phát sinh và các biện pháp kiểm soát đang áp dụng tại
Công ty.
 Xây dựng các hướng dẫn vận hành HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty Cổ phần Giấy An Bình.
 Đưa ra những kiến nghị nhằm thực hiện tốt HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty Cổ phần Giấy An Bình.
 Kết quả của đề tài là “Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty Cổ phần Giấy An Bình”.
 Việc thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 thật sự
đem lại nhiều lợi ích cho Công ty về phương diện môi trường lẫn kinh tế. Tôi hi
vọng với kết quả nghiên cứu này sẽ giúp ích cho việc thực hiện công tác bảo vệ
môi trường tại Công ty Cổ phần Giấy An Bình nói riêng và ngành công nghiệp
giấy trong nước nói riêng.
SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang iii



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. .ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ........................................................................................... iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................................xi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................... xii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .................................................................................. xiii
Chương 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
1.2 TÊN ĐỀ TÀI........................................................................................................ 1
1.3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................. 1
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2
1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 2
1.5.2 Phương pháp khảo sát thực tế ........................................................................ 2
1.5.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................................... 3
1.6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................. 3
1.7 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 3
Chương 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................... 4
2.1 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14000... 4
2.1.1 Khái niệm ISO 14000 .................................................................................... 4
2.1.2 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ........................................................ 4
2.1.3 Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ......................................................... 5
2.1.4 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 .......................................................... 5
2.2 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009 ................... 6
2.2.1 Sơ lược về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 ............ 6
2.2.2 Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 ............................................ 6
2.2.3 Lợi ích của việc xây dựng HTQLMT theo ISO 14001 .................................. 7
SVTH: Phạm Thị Lan Phương


Trang iv


2.2.4 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004/Cor.1:2009 Việt Nam và thế giới......... 8
2.2.4.1 Trên thế giới ............................................................................................ 8
2.2.4.2 Ở Việt Nam .............................................................................................. 9
2.2.5 Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng ISO 14001 .....................10
2.2.5.1 Thuận lợi ...............................................................................................10
2.2.5.2 Khó khăn................................................................................................11
Chương 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH . 12
3.1 TỔNG QUAN ....................................................................................................12
3.1.1 Những thông tin chung.................................................................................12
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển...................................................................13
3.1.3 Sản phẩm và hệ thống phân phối .................................................................13
3.1.3.1 Sản phẩm ...............................................................................................13
3.1.3.2 Hệ thống phân phối ...............................................................................13
3.1.4 Các hạng mục công trình .............................................................................14
3.1.5 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự ....................................................................14
3.2 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH ..................................................14
3.2.1 Tình trạng máy móc thiết bị hiện nay ..........................................................14
3.2.2 Nguyên nhiên liệu đầu vào...........................................................................14
3.2.2.1 Nguyên liệu ............................................................................................14
3.2.2.2 Hóa chất sử dụng ..................................................................................15
3.2.2.3 Nhiên liệu sản xuất ................................................................................15
3.2.2.4 Nguồn cung cấp điện, nước ...................................................................16
3.2.2.5 Nhu cầu nhân lực của Công ty ..............................................................16
3.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất ......................................................................16
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY ...........................................19
3.3.1 Hiện trạng môi trường nước .........................................................................19

3.3.1.1 Nước thải sinh hoạt ...............................................................................19
3.3.1.2 Nước mưa ..............................................................................................19
3.3.1.3 Nước thải sản xuất.................................................................................19
3.3.2 Hiện trạng môi trường không khí.................................................................19
3.3.2.1 Bụi..........................................................................................................19
SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang v


3.3.2.2 Khí thải lò hơi ........................................................................................19
3.3.2.3 Tiếng ồn, rung .......................................................................................20
3.3.3 Hiện trạng chất thải rắn ................................................................................20
3.3.3.1 Chất thải rắn sản xuất ...........................................................................20
3.3.3.2 Chất thải rắn sinh hoạt ..........................................................................20
3.3.3.3 Chất thải rắn nguy hại...........................................................................20
3.3.4 Một số nguồn tác động khác ........................................................................21
3.3.4.1 Nguy cơ cháy nổ ....................................................................................21
3.3.4.2 Nguy cơ tai nạn lao động ......................................................................21
3.3.5 Kết quả khảo sát môi trường tại Công ty .....................................................21
3.4 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY .......................21
3.4.1 Nước thải ......................................................................................................21
3.4.1.1 Nước thải sinh hoạt ...............................................................................21
3.4.1.2 Nước mưa ..............................................................................................22
3.4.1.3 Nước thải sản xuất.................................................................................22
3.4.2 Không khí .....................................................................................................26
3.4.2.1 Bụi..........................................................................................................26
3.4.2.2 Khí thải lò hơi ........................................................................................26
3.4.2.3 Tiếng ồn, rung .......................................................................................28
3.4.3 Chất thải rắn .................................................................................................28

3.4.3.1 Chất thải rắn sản xuất ...........................................................................28
3.4.3.2 Chất thải rắn sinh hoạt ..........................................................................29
3.4.3.3 Chất thải nguy hại .................................................................................29
3.4.4 Các vấn đề khác ...........................................................................................29
3.4.4.1 Phòng ngừa, ứng cứu sự cố ..................................................................29
3.4.4.2 Các biện pháp an toàn lao động ...........................................................29
3.5 LẬP KẾ HOẠCH CHO VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG ..............................30
3.5.1 Yêu cầu và xu hướng của thị trường hiện nay .............................................30
3.5.2 Quan điểm của Ban lãnh đạo Công ty..........................................................30
3.5.3 Quan điểm của cán bộ công nhân viên toàn Công ty ...................................31
3.5.4 Quyết định ....................................................................................................31
SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang vi


Chương 4 THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009 ......................................................................32
4.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HTQLMT .........................................................32
4.1.1 Phạm vi của HTQLMT ................................................................................32
4.1.2 Thành lập ban ISO .......................................................................................32
4.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG ......................................................................33
4.2.1 Nội dung của chính sách ..............................................................................33
4.2.2 Phổ biến thực hiện các CSMT .....................................................................34
4.2.3 Kiểm tra lại chính sách.................................................................................35
4.3 LẬP KẾ HOẠCH..............................................................................................35
4.3.1 Nhận diện các khía cạnh môi trường ...........................................................35
4.3.1.1 Yêu cầu chung .......................................................................................36
4.3.1.2 Quy trình hướng dẫn nhận diện KCMT và xác định các KCMTĐK .....36
4.3.1.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................36

4.3.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác ........................................................36
4.3.2.1 Yêu cầu chung .......................................................................................37
4.3.2.2 Quy trình xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác ...........37
4.3.2.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................37
4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình ...............................................................37
4.3.3.1 Yêu cầu chung .......................................................................................37
4.3.3.2 Quy trình thực hiện................................................................................38
4.3.3.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................38
4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH.......................................................................38
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn .............................................38
4.4.1.1 Yêu cầu chung .......................................................................................38
4.4.1.2 Quy trình thực hiện................................................................................39
4.4.1.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................40
4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức ....................................................................40
4.4.2.1 Yêu cầu chung .......................................................................................40
4.4.2.2 Quy trình thực hiện................................................................................41
4.4.2.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................41
SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang vii


4.4.3 Trao đổi thông tin .........................................................................................41
4.4.3.1 Yêu cầu chung .......................................................................................41
4.4.3.2 Quy trình thực hiện................................................................................41
4.4.3.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................41
4.4.4 Tài liệu hệ thống quản lý môi trường...........................................................41
4.4.4.1 Yêu cầu chung .......................................................................................41
4.4.4.2 Quy trình thực hiện................................................................................41
4.4.5 Kiểm soát tài liệu .........................................................................................43

4.4.5.1 Yêu cầu chung .......................................................................................43
4.4.5.2 Quy trình thực hiện................................................................................43
4.4.5.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................43
4.4.6 Kiểm soát điều hành .....................................................................................44
4.4.6.1 Yêu cầu chung .......................................................................................44
4.4.6.2 Quy trình thực hiện kiểm soát điều hành ..............................................44
4.4.6.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................44
4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp .................................44
4.4.7.1 Yêu cầu chung .......................................................................................44
4.4.7.2 Quy trình hướng dẫn chuẩn bị sẵn sàng ...............................................45
4.4.7.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................45
4.5 KIỂM TRA VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC..............................................45
4.5.1 Giám sát và đo..............................................................................................45
4.5.1.1 Yêu cầu chung .......................................................................................45
4.5.1.2 Quy trình hướng dẫn công việc giám sát và đo ....................................46
4.5.1.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................46
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ ....................................................................................46
4.5.2.1 Yêu cầu chung .......................................................................................46
4.5.2.2 Quy trình đánh giá sự tuân thủ .............................................................46
4.5.2.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................46
4.5.3 Sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa ...........................46
4.5.3.1 Yêu cầu chung .......................................................................................46
4.5.3.2 Quy trình xác định sự không phù hợp ...................................................46
SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang viii


4.5.3.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................46
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ ............................................................................................47

4.5.4.1 Yêu cầu chung .......................................................................................47
4.5.4.2 Quy trình thực hiện................................................................................47
4.5.4.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................47
4.5.5 Đánh giá nội bộ ............................................................................................47
4.5.5.1 Yêu cầu chung .......................................................................................47
4.5.5.2 Quy trình đánh giá nội bộ .....................................................................47
4.5.5.3 Lưu hồ sơ ...............................................................................................47
4.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO ..........................................................................47
4.6.1 Yêu cầu chung ..............................................................................................47
4.6.2 Quy trình thực hiện ......................................................................................48
4.6.3 Lưu hồ sơ .....................................................................................................48
Chương 5 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001:2004/COR.1:2009 VÀO CTCP GIẤY AN
BÌNH .............................................................................................................................49
5.1 NHỮNG THUẬN LỢI KHI ÁP DỤNG HTQLMT THEO ISO
14001:2004/COR.1:2009 VÀO CÔNG TY GIẤY AN BÌNH ...............................49
5.2 NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP PHẢI KHI ÁP DỤNG HTQLMT
THEO ISO 14001:2004/COR.1:2009 VÀO CÔNG TY GIẤY AN BÌNH ..........50
5.3 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HTQLMT THEO ISO 14001
VÀO CÔNG TY GIẤY AN BÌNH .........................................................................50
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................55
6.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................55
6.2 KIẾN NGHỊ.......................................................................................................55
6.2.1 Đối với Công ty ............................................................................................56
6.2.2 Đối với cơ quan nhà nước ............................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................57

SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang ix



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

CSMT

Chính sách môi trường

CTCP

Công ty Cổ phần

CTNH

Chất thải nguy hại

CTMT

Chương trình môi trường

CTR

Chất thải rắn

COD


Nhu cầu Oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

ĐDLĐ

Đại diện lãnh đạo

HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

HTQLMT

Hệ thống quản lý môi trường

HĐKPPN

Hành động khắc phục phòng ngừa

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009

KCMT

Khía cạnh môi trường


KCMTĐK

Khía cạnh môi trường đáng kể

MSDS

Bảng thông tin an toàn hóa chất (Material Safety Data Sheet)

NC

Sự không phù hợp (Non-Conformity)

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SS

Chất rắn lơ lửng (Suspended Solids)

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TĐMT


Tác động môi trường

SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang x


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ........................................................ 6
Hình 2.2 Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 .......... 7
Hình 2.3 Số lượng chứng chỉ ISO được cấp tại Việt Nam...................................... 10
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình sản xuất .............................................................................. 17
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sinh hoạt ................................................. 22
Hình 3.3 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sản xuất .................................................. 23
Hình 3.4 Sơ đồ quy trình xử lý khí thải lò hơi .......................................................... 27

SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang xi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Mười quốc gia nhận chứng chỉ ISO nhiều nhất trên thế giới ................... 8
Bảng 3.1 Ngành, nghề kinh doanh ............................................................................. 12
Bảng 3.2 Các hạng mục công trình ............................................................................ 14
Bảng 3.3 Tỷ lệ phối trộn nguyên liệu......................................................................... 15
Bảng 3.4 Khối lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh trong 1 tháng ..................... 20
Bảng 3.5 Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong 1 tháng ........................... 20
Bảng 3.6 Các thông số thiết kế ................................................................................... 25
Bảng 3.7 Các thông số thiết kế ................................................................................... 25

Bảng 3.8 Các phương pháp chống ồn tại Công ty .................................................... 28

SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang xii


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC A

Thông tin về Công ty Cổ phần Giấy An Bình ................................. 2

PHỤ LỤC 1A Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự ......................................................... 3
PHỤ LỤC 2A Chức năng các phòng ban .................................................................. 4
PHỤ LỤC 3A Danh mục các máy móc thiết bị ........................................................ 7
PHỤ LỤC 4A Danh mục nguyên liệu, hóa chất sử dụng ........................................ 7
PHỤ LỤC 5A Bảng kết quả khảo sát môi trường .................................................... 8
PHỤ LỤC B

Các thủ tục - hướng dẫn - biểu mẫu ................................................ 10

PHỤ LỤC 1B Xác định các khía cạnh môi trường ................................................ 13
PHỤ LỤC 2B Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác ................................................. 46
PHỤ LỤC 3B Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường .............................. 57
PHỤ LỤC 4B Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn ............................... 67
PHỤ LỤC 5B Năng lực, đào tạo và nhận thức ....................................................... 71
PHỤ LỤC 6B Trao đổi thông tin .............................................................................. 77
PHỤ LỤC 7B Kiểm soát tài liệu ............................................................................... 81
PHỤ LỤC 8B Kiểm soát điều hành.......................................................................... 87
PHỤ LỤC 9B Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp…….102

PHỤ LỤC 10B Giám sát và đo lường ...................................................................... 108
PHỤ LỤC 11B Đánh giá sự tuân thủ ....................................................................... 111
PHỤ LỤC 12B Sự KPH, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa…... 113
PHỤ LỤC 13B Kiểm soát hồ sơ ............................................................................... 116
PHỤ LỤC 14B Đánh giá nội bộ................................................................................ 118
PHỤ LỤC 15B Xem xét của lãnh đạo...................................................................... 121

SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang xiii


Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Giấy An Bình

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày càng có nhiều nhà máy,
xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao …mọc lên, song song
với đó là việc chúng ta đang ngày càng làm tăng áp lực môi trường làm cho môi trường
ô nhiễm. Hơn thế nữa do việc mở cửa nên sẽ làm cho các doanh nghiệp trong nước
chịu sự cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Đứng trước thực trạng đó đòi
hỏi các doanh nghiệp phải có những biện pháp, những chính sách phù hợp để vừa phát
triển kinh tế vừa bảo vệ được môi trường và tiếp tục nâng vị thế cạnh tranh, đứng vững
được trên thị trường và một trong những công cụ hiệu quả hiện nay đó là xây dựng hệ
thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009.
Đối với Công ty Cổ phần Giấy An Bình (CTCP Giấy An Bình) hiện là một
trong những ngành chịu nhiều sự cạnh tranh. Hơn nữa máy móc và thiết bị của Công ty
đã xuống cấp, công nghệ sản xuất cũ nên việc cạnh tranh trong thời buổi hiện nay gặp
nhiều khó khăn vì vậy để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường thì việc xây dựng

hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
(ISO 14001) tại Công ty Cổ phần Giấy An Bình là rất cần thiết.
Chính vì thế tôi đã quyết định thực hiện đề tài tốt nghiệp : “ Thiết lập hệ thống
quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty Cổ
phần Giấy An Bình”.
1.2 TÊN ĐỀ TÀI
“ Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty Cổ phần Giấy An Bình”.
1.3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Tìm hiểu, đánh giá về hiện trạng quản lý môi trường tại CTCP Giấy An Bình.
SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang 1


Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Giấy An Bình

 Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý môi trường một cách có hệ thống
theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009.
 Tổng quan về các nội dung và yêu cầu của tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009.
 Xây dựng các hướng dẫn vận hành HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Giấy An Bình.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Tổng quan về hoạt động sản xuất và các vấn đề môi trường tại CTCP Giấy An
Bình.
 Phân tích định hướng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009.
 Tìm hiểu, nhận dạng các khía cạnh môi trường.
 Thiết lập hệ thống các văn bản hướng dẫn vận hành cho HTQLMT theo tiêu

chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009.
 Đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công
ty.
 Xác định những cải tiến cần thiết để thúc đẩy quá trình áp dụng ISO tại CTCP
Giấy An Bình.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài sử dụng các phương pháp sau:
1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu
 Thu thập các tài liệu sẵn có của Công ty:
 Các báo cáo giám sát chất lượng môi trường định kỳ của Công ty.
 Các tài liệu về công nghệ xử lý chất thải, nước thải.
 Thu thập các thông tin, số liệu có liên quan đến bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và
HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 qua sách báo, internet…
 Sưu tầm, kế thừa có chọn lọc các tài liệu có sẵn của cơ quan quản lý, các Công
ty và chuyên ngành có liên quan.
1.5.2 Phương pháp khảo sát thực tế
 Tham quan dây chuyền, quy trình sản xuất trong Công ty, tìm hiểu về công
nghệ, máy móc thiết bị.
SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang 2


Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Giấy An Bình

 Phỏng vấn cán bộ, công nhân viên trong Công ty.
1.5.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
 Phương pháp thống kê và mô tả các khía cạnh môi trường, máy móc, hóa chất…
 Phương pháp đánh giá nhanh hiện trạng môi trường của Công ty.
1.6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

 Địa điểm nghiên cứu: Công ty Cổ phần Giấy An Bình, đường 27/5A, xã An
Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
 Thời gian nghiên cứu: từ 2/2011 đến 5/2011.
 Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động, quá trình và sản phẩm ở CTCP Giấy An
Bình có khả năng phát sinh KCMT.
1.7 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ xây dựng HTQLMT cho CTCP Giấy An Bình trên lý thuyết có tham
khảo thực tế chứ chưa được triển khai thực hiện nên các mục tiêu, chỉ tiêu, chương
trình môi trường chưa tính toán được chi phí thực hiện cũng như chưa đánh giá được
hiệu quả áp dụng của các kế hoạch, chương trình, quy trình được nêu ra trong đề tài.

SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang 3


Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Giấy An Bình

Chương 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14000
2.1.1 Khái niệm ISO 14000
 ISO là một tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn, ra đời và hoạt động từ ngày
23/2/1947, có tên đầy đủ là: “The International Organnization For
Standardization”. Các thành viên của ISO là các Tổ chức tiêu chuẩn quốc gia
của hơn một trăm nước trên thế giới . Trụ sở chính của ISO đặt tại Generve
(Thụy Sỹ).
 ISO là một tổ chức phi chính phủ, nhiệm vụ chính của tổ chức này là nghiên
cứu xây dựng, công bố các tiêu chuẩn, không có giá trị pháp lý bắt buộc áp
dụng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. ISO có trên 120 thành viên, Việt Nam là

thành viên chính thức từ năm 1977 và là thành viên thứ 72 của ISO. Cơ quan
đại diện là Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.
 ISO 14000 là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế, trong đó ISO 14001 và ISO 14004
là các tiêu chuẩn về HTQLMT. ISO 14001 là các yêu cầu đối với hệ thống (mà
theo đó việc đánh giá chứng nhận các HTQLMT sẽ được tiến hành), trong khi
ISO 14004 là các văn bản hướng dẫn xây dựng hệ thống theo các yêu cầu đó.
2.1.2 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
 Năm 1991, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO đã thiết lập một nhóm tư vấn chiến
lược về môi trường (SAGE) với sự tham gia của 25 nước.
 Tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển diễn ra tại Rio năm
1992, ISO đã cam kết thiết lập tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế và các
công cụ cần thiết để thực hiện hệ thống này.
 ISO đã thành lập Ủy Ban Kĩ Thuật 207 (TC 207) để xây dựng các tiêu chuẩn về
quản lý môi trường. Phạm vi cụ thể của TC 207 là xây dựng một HTQLMT và
đưa ra các công cụ để thực hiện hệ thống này.
SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang 4


Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Giấy An Bình

 Trong khoảng 5 năm biên soạn, một loạt tiêu chuẩn đã được hợp thành tài liệu
liên quan với HTQLMT (như tài liệu ISO 14001 và 14004) và những tài liệu
liên quan với các công cụ quản lý môi trường (các bộ tài liệu ISO 14000 khác).
 Bộ tiêu chuẩn chính thức ban hành vào tháng 9/1996 và được điều chỉnh, cập
nhật vào tháng 11/2004.
2.1.3 Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận quốc tế nhằm
thiết lập nên HTQLMT có khả năng cải thiện liên tục tại tổ chức với mục đích:

 Hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu
của kinh tế xã hội. Trong đó, chủ yếu là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng
tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của
mình.
 Tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường
của mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu của pháp luật.
 ISO 14000 cố gắng đạt được mục đích này bằng cách cung cấp cho tổ chức
“Các yếu tố của một HTQLMT có hiệu quả”.
 ISO 14000 không thiết lập hay bắt buộc theo các yêu cầu về hoạt động môi
trường một cách cụ thể. Các chức năng này thuộc tổ chức và các đơn vị phụ
trách về pháp luật trong phạm vi hoạt động của tổ chức.
2.1.4 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm: Các tiêu chuẩn về tổ chức và
các tiêu chuẩn về sản phẩm.
Các tiêu chuẩn về tổ chức: tập trung vào các khâu tổ chức HTQLMT của doanh
nghiệp, vào sự cam kết của lãnh đạo và của các cấp quản lý đối với việc áp dụng và cải
tiến chính sách môi trường, vào việc đo đạc các tính năng môi trường cũng như tiến
hành thanh tra môi trường tại các cơ sở mình.
Các tiêu chuẩn về sản phẩm: tập trung vào việc thiết lập các nguyên lý và cách
tiếp cận thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm có liên quan đến
môi trường. Các tiêu chuẩn này đặt ra nhiệm vụ cho các Công ty phải lưu ý đến thuộc
tính môi trường của sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, chọn nguyên vật liệu cho đến
khâu loại bỏ sản phẩm ra môi trường.
SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang 5


Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Giấy An Bình


Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được tóm tắt theo sơ đồ 2.1 sau đây:
Hệ thống quản lý môi trường
(ISO 14001, ISO 14004)
Đánh giá môi trường
(ISO 14010, ISO 14011, ISO 14012)

Tiêu chuẩn về KCMT của sản phẩm
(ISO 14060)
Cung cấp nhãn môi trường
(ISO 14020, ISO 14021, ISO 14022,
ISO 14023, ISO 14024)

Công tác đánh giá môi trường
(ISO 14031)

Đánh giá chu trình chuyển hóa
(ISO 14040, ISO 14041, ISO 14042,
ISO 14043)

Tiêu chuẩn đánh giá tổ chức

Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm

Hình 2.1 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
(Nguồn: />B44D0/View/Thong tin chung ISO 14000/Thong tin chung ISO 14000/?print=
93630556)
2.2 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009
2.2.1 Sơ lược về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
 Được ban hành lần thứ nhất vào năm 1996 bởi Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, ISO
14001 là chứng nhận đầu tiên trong HTQLMT. Đây là tiêu chuẩn mang tính

chất tự nguyện.
 Năm 2004, tiêu chuẩn này được sửa đổi và ban hành ISO 14001:2004.
 Ngày 15/7/2009, tiêu chuẩn ISO 14001:2004 đã được điều chỉnh số hiệu thành
tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009.
 Quy định các yêu cầu đối với HTQLMT, tạo thuận lợi cho một tổ chức đề ra
chính sách và mục tiêu, có tính đến yêu cầu pháp luật và thông tin về tác động
môi trường đáng kể.
 Áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức lớn, nhỏ, trung bình, phù hợp với mọi
hoàn cảnh địa lý, hình thức văn hóa, xã hội.
 Tạo điều kiện cho tổ chức thiết lập và đánh giá hiệu quả, thủ tục xây dựng các
chính sách và mục tiêu môi trường.
2.2.2 Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
Mô hình HTQLMT được thể hiện ở hình 2.2:
SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang 6


Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Giấy An Bình

Bắt đầu
Xem xét của
lãnh đạo

Kiểm tra
o Giám sát và đo
o Đánh giá mức độ tuân thủ
o Sự không phù hợp, hành động
khắc phục và phòng ngừa
o Kiểm soát hồ sơ

o Đánh giá nội bộ

o
o
o
o
o
o
o

Chính sách
môi trường

CẢI TIẾN
LIÊN TỤC

Lập kế hoạch
o Khía cạnh môi trường
o Yêu cầu pháp luật và yêu
cầu khác
o Mục tiêu, chỉ tiêu và
chương trình MT

Thực hiện
Cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn
Năng lực, đào tạo, nhận thức
Thông tin liên lạc
Hệ thống tài liệu
Kiểm soát tài liệu
Kiểm soát điều hành

Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình
huống khẩn cấp

Hình 2.2 Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
2.2.3 Lợi ích của việc xây dựng HTQLMT theo ISO 14001
 Ngăn ngừa ô nhiễm
ISO 14001 hướng đến việc bảo toàn nguồn lực thông qua việc giảm thiểu sự
lãng phí nguồn lực. Việc giảm chất thải sẽ dẫn đến việc giảm số lượng hoặc khối lượng
nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn. Không chỉ như vậy, nhiều trường hợp nồng độ ô
nhiễm của nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn được giảm về căn bản. Nồng độ và
lượng chất thải thấp thì chi phí xử lý sẽ thấp. Nhờ đó giúp cho việc xử lý đạt hiệu quả
hơn và ngăn ngừa được ô nhiễm.
 Tiết kiệm chi phí đầu vào

SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang 7


Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Giấy An Bình

Việc thực hiện HTQLMT sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào bao gồm nước,
năng lượng, nguyên vật liệu, hóa chất…Sự tiết kiệm này sẽ trở nên quan trọng và có ý
nghĩa nếu nguyên vật liệu là nguồn khan hiếm như: than, dầu, điện năng…
 Chứng minh sự tuân thủ luật pháp
Việc xử lý hiệu quả sẽ giúp đạt được những tiêu chuẩn do luật pháp quy định và
vì vậy tăng cường uy tín của doanh nghiệp. Chứng chỉ ISO 14001 là một bằng chứng
chứng minh thực tế tổ chức đáp ứng được các yêu cầu luật pháp về môi trường, mang
đến uy tín cho tổ chức.
 Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nước ngoài

Điều này rất hữu ích đối với các tổ chức hướng đến việc xuất khẩu. Việc xin
chứng chỉ ISO 14001 là hoàn toàn tự nguyện và không thể được sử dụng như là công
cụ hàng rào phi thuế quan của bất kỳ nước nào nhập khẩu hàng hóa của các nước khác.
Tuy nhiên, khách hàng trong những nước phát triển có quyền lựa chọn mua hàng hóa
của một tổ chức có HTQLMT hiệu quả như ISO 14001.
 Gia tăng thị phần
Chứng chỉ ISO 14001 mang đến uy tín cho tổ chức. Điều này sẽ mang lại lợi thế
cạnh tranh cho tổ chức đối với những tổ chức tương tự và gia tăng thị phần hiện tại.
 Xây dựng niềm tin cho các bên liên quan
HTQLMT nhằm vào việc thỏa mãn nguyện vọng của nhiều bên liên quan như:
nhân viên, cơ quan hữu quan, công chúng, khách hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm, cổ
đông…những người có ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của tổ chức và niềm tin của họ
trong Công ty có giá trị to lớn. Niềm tin này giúp tổ chức tăng thêm nguồn lực từ công
chúng và những tổ chức tài chính (quốc gia cũng như quốc tế).
2.2.4 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004/Cor.1:2009 Việt Nam và thế giới
2.2.4.1 Trên thế giới
Kể từ lần ban hành đầu tiên đến cuối năm 2009, toàn thế giới có hơn 223.149 tổ
chức đã được cấp chứng chỉ ISO 14001 (ISO survey 2009), tăng hơn so với năm 2008
(có 188.815 chứng chỉ).
Bảng 2.1 Mười quốc gia nhận chứng chỉ ISO nhiều nhất trên thế giới

SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang 8


Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Giấy An Bình

STT


Quốc gia

Số lượng

1

China

39.195

2

Japan

35.573

3

Spain

16.443

4

Italia

12.922

5


United Kingdom

9.455

6

Koreo

7.133

7

Germany

5.709

8

USA

4.974

9

Sweden

4.478

10


Romania

3.884

(Nguồn: />2.2.4.2 Ở Việt Nam
Tính từ 01/01/2000 đến nay đã có hơn 180 tổ chức được chứng nhận ISO 14001
(). Nếu như trong giai đoạn đầu, phần lớn các doanh nghiệp liên
doanh hay 100% vốn nước ngoài áp dụng và được chứng nhận, thì đến nay, tỉ lệ này đã
nghiêng về số các doanh nghiệp trong nước.
Một số doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam đã áp dụng thành công hệ thống
này như Honda, Ford, Suzuki, Sony, Panasonic, Nidec Tosok, Nitto Denko, Yazaki,
Esquel, Unilever, Elida P/S & Unilever Best Foods,

Coat Phong Phu, PPGM,

Showpla, Sika VN, Mitani, 4-Oranges, Akazo Nobel, LG Cosmetics, May 10, Thép
Việt Úc, Vikyno, Vinamik (một số nhà máy), Giày Thụy Khê, INAX Giảng Võ… Đặc
biệt, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn – đơn vị vừa trúng thầu cung cấp dịch vụ phục vụ
APEC 2006 đã có một loạt khách sạn được cấp chứng chỉ ISO 14001: Rex,
Continental, Grand, Quê Hương 4…
Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của thế giới thì số doanh nghiệp Việt Nam
đăng kí và được cấp chứng chỉ vẫn còn rất thấp, tỉ lệ xấp xỉ 1/1000 (1000 doanh nghiệp
mới có 1 doanh nghiệp áp dụng) (theo SGGP Online – Áp dụng ISO 14000 để nâng
thế cạnh tranh,10/05/08).

SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang 9



Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Giấy An Bình

Hình 2.3 Số lượng chứng chỉ ISO được cấp tại Việt Nam
(Nguồn: Khao sat cua To chuc Tieu chuan hoa quoc te ISO ve
chung nhan ISO/, 06/05/2010)
2.2.5 Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng ISO 14001
2.2.5.1 Thuận lợi
 Về mặt thị trường:
 Đảm bảo với khách hàng, nhà đầu tư, công chúng và cộng đồng bằng chính
cam kết môi trường của tổ chức doanh nghiệp.
 Minh chứng cho việc tham gia vào việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí
hậu.
 Tạo tiền đề để được cấp phép hoạt động và kinh doanh nội địa.
 Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường
và cộng đồng xung quanh.
 Về mặt kinh tế:
 Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào.
 Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng.
 Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
 Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý.
 Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên.
 Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường.
SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang 10


Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Giấy An Bình

 Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường.

 Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi
trường.
 Làm việc an toàn.
 Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề
nghiệp..
 Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro hoặc tai nạn xảy ra.
 Về mặt quản lý rủi ro:
 Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra.
 Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm.
 Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.
 Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:
 Được sự đảm bảo của bên thứ ba.
 Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
 Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
2.2.5.2 Khó khăn
 Hầu hết các doanh nghiệp tuy ít nhiều quan tâm đến môi trường nhưng chưa
thực hiện quản lý theo hệ thống.
 Nhà nước đã có một số văn bản, chỉ thị hướng dẫn và khuyến khích các doanh
nghiệp áp dụng ISO 14001 nhưng thiếu giải pháp đôn đốc mạnh mẽ.
 Các cơ sở sản xuất phần lớn còn đang phải đương đầu với những khó khăn về
sản xuất, kinh doanh cơ sở của mình.
 Trình độ quản lý, công nghệ chưa cao đối với các doanh nghiệp nhỏ.
 Kiến thức về quản lý môi trường của doanh nghiệp còn hạn chế.
 Kinh phí cho việc triển khai áp dụng còn cao đối với các doanh nghiệp nhỏ.

SVTH: Phạm Thị Lan Phương

Trang 11



×