Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU TẠI NÚI CHỨA CHAN, HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

ĐẶNG ĐÌNH HIẾU

THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU
TẠI NÚI CHỨA CHAN, HUYỆN XUÂN LỘC,
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

ĐẶNG ĐÌNH HIẾU

THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU
TẠI NÚI CHỨA CHAN, HUYỆN XUÂN LỘC,
TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN NGỌC KIỂNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp.
Hồ Chí Minh, các thầy cô khoa Lâm Nghiệp đã tận tình giảng dạy em trong suốt
thời gian học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Kiểng đã tận tình hướng dẫn
trong suốt thời gian em thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các chú, anh chị tại Hạt kiểm lâm Huyện Xuân
Lộc đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình bác Võ Văn Tín và mọi người trong khu
vực đã giúp đỡ em trong thời gian thu thập số liệu.
Cảm ơn các bạn tập thể lớp DH07QR đã động viên giúp đỡ tôi trong thời
gian học tập cũng như thực hiện đề tài này.

Đại Học Nông Lâm, tháng 7 năm 2011

Đặng Đình Hiếu

ii


MỤC LỤC
Trang

Trang tựa ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục...................................................................................................................... iii
Chương 1 .................................................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài .......................................................................................... 1
1.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ................................................... 3
2.1. Núi Chứa Chan ..................................................................................................... 3
2.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội .................................................................... 4
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 4
2.2.1.1. Khí hậu ........................................................................................................... 4
2.2.1.2. Nhiệt độ .......................................................................................................... 4
2.2.1.3. Lượng mưa ..................................................................................................... 4
2.2.1.4. Chế độ gió ...................................................................................................... 5
2.2.1.5. Thủy văn......................................................................................................... 5
2.2.2. Tình hình dân sinh - kinh tế .............................................................................. 5
2.3. Ranh giới hành chính – vị trí chiến lược của núi Chứa ....................................... 6
2.3.1. Ranh giới hành chính ........................................................................................ 6
2.3.2. Vị trí chiến lược ................................................................................................ 6
2.4.Trạng thái rừng và phân bố thực vật ..................................................................... 6
2.4.1 Trạng thái rừng ................................................................................................... 6
2.4.2. Phân bố thực vật ................................................................................................ 6
Chương 3 MỤC TIÊU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 8
3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 8
3.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 8

iii



3.2.1 Ngoại nghiệp ...................................................................................................... 8
3.2.2 Nội nghiệp .......................................................................................................... 9
3.3.3 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 9
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................10
4.1. Thành phần các loài cây thuốc ...........................................................................10
4.2. Đặc điểm và công dụng một số loài cây được sử dụng làm thuốc.....................12
4.3. Kỹ thuật trồng một số loài được sử dụng làm thuốc ..........................................56
4.3.1. Kỹ thuật trồng cây đinh lăng ...........................................................................56
4.3.2. Kỹ thuật trồng nghệ .........................................................................................57
4.3.3. Kỹ thuật trồng dâu hàng rào ............................................................................58
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................60
5.1. Kết luận ..............................................................................................................60
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................61
PHỤ LỤC ..................................................................................................................62

iv


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những Trung tâm Đa dạng sinh học (ĐDSH) của thế
giới, với hệ động, thực vật rất phong phú. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nước
ta có khoảng 10.000 loài thực vật có mạch đã được mô tả, trong đó có đến 1/3 số
loài cây cỏ đã và đang được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Trải qua lịch sử hơn bốn nghìn năm hình thành và phát triển, nhân dân ta
đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, tích luỹ kinh nghiệm về mọi mặt trong cuộc
sống. Đặc biệt là việc sử dụng các cây cỏ quanh mình để chăm sóc, bảo vệ sức

khỏe cho bản thân, cho gia đình và cho cả cộng đồng. Do sự khác biệt về phong
tục tập quán, về hệ thực vật mà mỗi dân tộc, mỗi vùng lại có những kinh nghiệm,
kiến thức khác nhau trong việc sử dụng cây thuốc nam để chữa các loại bệnh.
Trong những năm gần đây, dưới áp lực của phát triển kinh tế và sự bùng nổ
dân số nên nguồn tài nguyên rừng nói chung, cây thuốc nói riêng đang bị suy
thoái nghiêm trọng. Những cây thuốc có giá trị được thương mại hoá, cung cấp
cho các ông thầy thuốc, những công ty dược phẩm với giá thành ngày càng
cao. Do vậy chúng đang bị khai thác cạn kiệt. Những cây ít giá trị hoặc chưa
được nghiên cứu cũng bị tàn phá nhường chỗ cho việc sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu gây trồng cây thuốc còn hạn chế
chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thị trường cũng là nguy cơ rất lớn đối
với sự tồn tại và phát triển của cây thuốc.
Núi Chứa Chan là một ngọn núi hiếm hoi của vùng còn giữ được it nhiều
nét hoang sơ với dây leo và cây gỗ lớn.Vùng núi này với nguồn tài nguyên khá
phong phú, đa dạng nhưng phải đối mặt với sức ép rất lớn từ nhu cầu cuộc sống

1


của người dân quanh vùng, nơi mà một phần diện tích bị thu hẹp do nhu cầu sử
dụng đất bị người dân sử dụng làm đất nông nghiệp, làm thay đổi cảnh quan tự
nhiên của vùng.
Do đó một yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay là phải bảo tồn và phát triển
được nguồn tài nguyên cây thuốc vốn bị suy thoái của vùng.
Đề tài nghiên cứu: “ Thành phần và đặc điểm các loài cây dược liệu tại núi
Chứa Chan, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” góp phần nhỏ vào sự hiểu biết thêm
về các loài cây thuốc hiện diện trên núi để phục vụ cho công tác bảo vệ và sử
dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên cũng như tìm tòi học hỏi sau này.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số loài cây được sử dụng làm thuốc tại địa

phương phục vụ cho mục đích chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh. Đồng thời tìm
hiểu phương thức trồng một số loại cây thuốc nhằm mục đích nghiên cứu bảo tồn
và sử dụng làm thuốc tại địa phương.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu sau:
- Xác định thành phần các loài thực vật dùng làm thuốc tại vùng núi Chứa
Chan.
- Tìm hiểu kiến thức bản địa của người dân trong việc sử dụng các loài cây
thuốc để chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh.
- Mô tả các đặc điểm hình thái học thân lá hoa.
- Cách gọi tên cây thuốc theo tiếng địa phương.

2


Chương 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
2.1. Núi Chứa Chan
Cơ sở pháp lý:
Ngày 26 tháng 05 năm 1978 UBND tỉnh Đồng Nai có Quyết Định số:
643/QĐ.UBT quyết định Núi Chứa Chan là núi cấm.
Vị trí:
- Từ thành phố Hồ Chí Minh hay từ Biên Hòa theo Quốc lộ IA đến Long
Khánh, trước mắt chúng ta đã hiện ra một ngọn núi như một bức bình phong hùng
vĩ : Núi Chứa Chan ( Núi Le). Núi cao khoảng 837m .
Lịch sử:
Từ xa xưa, vùng đất Xuân Lộc nói chung, vùng núi Chứa Chan nói riêng là
khu đệm giữa các Vương quốc Chămpa và Chân Lạp. Lại là vùng rừng núi bạt
ngàn có cả những cánh rừng nguyên sinh thâm u cho nên các dân tộc Việt,
Chăm, Khơ me ít khi đặt chân đến. Tuy vậy cũng có một số nhóm đồng bào các

dân tộc ChâuRo, SêTiêng từ Tây nguyên tràn xuống. Họ sống chủ yếu bằng săn
bắt thú nhỏ và hái lượm trái cây rừng. Rồi nguồn lương thực này cũng cạn dần
theo năm tháng đồng bào phải phát rừng làm rẫy, trồng lúa, tỉa bắp hoa màu .
Cuộc sống du canh, du cư xoay quanh ngọn núi Chứa Chan. Bên các khe núi xuất
hiện các buôn sóc nắm ẩn mình giữa rừng già.
Trải qua những biến thiên lịch sử, trong quá trình mở mang bờ cỏi của ông
cha ta thì ngọn núi Chứa Chan có lẻ là một đỉnh điểm trên bước đường Nam tiến.
Tục truyền rằng thời các Chúa Nguyễn, Công chúa Ngọc Vạn đã đặt chân đến
vùng này. Thấy phong cảnh hữu tình, non xanh thủy tú, bà đã cho dựng doanh trại

3


lập đền chùa miếu mạo để thờ phương Phật tổ thần linh. Và những di tích đó vẫn
còn tồn tại cho đến ngày nay.
Do đặc điểm của địa hình địa vật, mặc dầu ở thế kỷ 17, 18 đã có một bộ
phận dân cư đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở đây, thế nhưng mãi đến năm
1899 sau hơn 30 năm xâm chiếm Nam Kỳ, quận núi Chứa Chan gồm 3 xã: Bình
Lộc, Tân Lập, Núi Le mới được thực dân Pháp thành lập.
Năm 1912 với chủ trương khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, công
nhân đường sắt, dân làm be, làm củi đưa gia đình về sinh sống ở Núi Le, Bảo
Chánh từ đó vùng đất quanh núi Chứa Chan dần dần thay da đổi thịt.
2.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Xuân Lộc nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai là huyện trung du
thuộc vùng bán sơn địa được tách ra từ Thị Xã Long Khánh ( 1-7-2001) có tổng
diện tích tự nhiên 95.000 ha giáp với các huyện: Định Quán, Long Khánh tỉnh
Đồng nai; Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân tỉnh Bình Thuận và Xuyên Mộc tỉnh
Bà Rịa – Vũng tàu. Trong đó diện tích có rừng và đất lâm nghiệp 11.474,7 ha (
Rừng tự nhiên : 240 ha) ( Kết quả theo dõi DBR&ĐLN tháng 12 năm 2006)

2.2.1.1. Khí hậu
Khí hậu tại huyện Xuân Lộc mang đặc điểm chung của khí hậu miền Đông
Nam Bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rỏ rệt:
- Mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
2.2.1.2. Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình hàng năm : 25,70C.
- Nhiệt độ cao nhất vào tháng 4: 34,00C.
- Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12: 23,60C.
2.2.1.3. Lượng mưa
- Lượng mưa bình quân:

1900mm/năm

- Cao nhất vào tháng 9:

374mm.

4


- Thấp nhất vào tháng 12:

10mm.

- Số ngày mưa bình quân/năm :

139 ngày.

- Lượng nước bốc hơi bình quân năm :


47,16mm.

- Độ ẩm bình quân năm :

80,25%.

- Tổng số giờ nắng / năm :

2.400 giờ.

- Số giờ nắng bình quân/ ngày :

6 giờ 30 phút.

2.2.1.4. Chế độ gió
Gió thịnh hành là gió Tây Nam tốc độ bình quân 2,03m/s xuất hiện vào mùa
khô
2.2.1.5. Thủy văn
Huyện Xuân Lộc nằm trong lưu vực của 2 con Sông là Sông Ray và Sông
La Ngà, hệ thống sông suối góp phần quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển
các thảm thực vật rừng tại đây.
2.2.2. Tình hình dân sinh - kinh tế
- Dân số 290.000 người với 24 dân tôc anh em, toàn huyện có 21 đơn vị
hành chính gồm 1 thị trấn và 20 xã.
- Đời sông dân cư chủ yếu sản xuật nông nghiệp ( 71,5%), phần còn lại
làm việc cho các nông trường như: nông trường cao su, nông trường mía, các nhà
máy công nghiệp, xí nghiệp tư nhân, các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài,
công nhân viên nhà nước và một số ít sống bằng nghề công nghiệp thủ công hay
thương mại.

- Nền kinh tế Xuân Lộc những năm gần đây đã chuyển dịch từ cơ cấu nông
lâm nghiệp - dịch vụ - công nghiệp sang công nghiệp - nông lâm nghiệp - dịch vụ
nên kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, đời sống phần lớn dân cư ổn định và đã có
những bước chuyển biến rỏ rệt.. Tuy nhiên do huyện Xuân Lộc có diện tích tự
nhiên giáp với các huyện: Định Quán, Long Khánh tỉnh Đồng nai; Đức Linh,
Tánh Linh, Hàm Tân tỉnh Bình Thuận và Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu nên
tình hình dân cư rất phức tạp, tăng dân số cơ học lớn nên 1 số hộ dân do kinh tế
còn khó khăn nên tình hình chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy vẫn

5


còn xảy ra. Đây là 1 trong những áp lực trong việc quản lý bảo vệ rừng và diện
tích đất rừng tại Núi Chứa chan.
2.3. Ranh giới hành chính – vị trí chiến lược của núi Chứa
2.3.1. Ranh giới hành chính
Núi Chứa Chan nằm trên địa bàn các xã : Xuân Thọ ( 244,7ha), Xã Xuân
trường ( 542,9 ha), Xã Xuân Hiệp ( 192,3 ha), Xã Suối Cát ( 436,6 ha) và Thị trấn
Gia Ray ( 193,1 ha)
2.3.2. Vị trí chiến lược
Căn cứ vào vị trí, độ dốc, hiện trạng và mức độ xói mòn thì rừng, đất rừng
trên Núi Chứa Chan được xác định là khu vực để xây dựng, quản lý và bảo vệ
rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Ray, Hồ Núi Le, Hồ Gia Ui. Ngoài ra Núi Chứa
Chan có tầm vị trí quan trong chiến lược phòng thủ của khu vực miền Đông Nam
Bộ, trong chiến tranh Mỹ đã xây dựng căn cứ quân sự tại đỉnh núi nên có tên gọi
là Căn Cứ. Hiện nay là căn cứ quân sự Quân Khu 7 và là nơi Đài Truyền hình
Đồng Nai đặt trạm tiếp sóng cho các tỉnh lân cận.
2.4.Trạng thái rừng và phân bố thực vật
2.4.1 Trạng thái rừng
Diện tích rừng và đất rừng tại Núi Chứa Chan khoảng 1609,6 ha Hiện

trạng rừng tại Núi Chứa Chan Rừng tự nhiên IIB ( 177,5 ha ), rừng núi đá, các
loại IA (674,3 ha), IB ( 101,1 ha), IC ( 303,5 ha) phân bố rãi rác xen kẻ nhau,
rừng trồng phòng hộ theo Chương trình 327,661: 335,2 ha ( gồm Tràm, Sao,
Điều, Cây ăn trái…). và khu vực dọc theo đường lên chùa : 18 ha
2.4.2. Phân bố thực vật
Mặc dù đã hình thành rất lâu nhưng cho tới nay các tài liệu nghiên cứu về
hệ động, thực vật tại Núi Chứa Chan còn hạn chế. Qua khảo sát và thu thập tài
liệu chỉ có báo cáo kết quả điều tra tài nguyên rừng Đồng Nai năm 1982 của Viện
điều tra Quy hoạch rừng là tương đối đầy đủ
Qua điều tra đánh giá, kiểu rừng tại núi Chứa Chan có các đặc trưng của
kiểu rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm gió mùa. Đặt trưng của rừng này là

6


các loài cây họ Dầu ( Dipterocarpaceae) như Chai (Shorea guiso), Sến mũ (
Shorea roxburghii) chiếm tỉ lệ cao hoặc chiếm ưu thế ở tầng cao. Bên cạnh loài
cây họ Dầu còn có nhiều loài cây gỗ mọc hỗn giao đa số thuộc loài cây họ Đậu (
Leguminoseae) như : Gõ đỏ (Afzelia Xylocarpa), Cẩm lai ( Dalbergia bariensis),
Dáng hương ( Pterocarpus), Bằng lăng ( Lagerstroemia thorelli) …tạo thành
nhiều tầng tán, độ đa dạng thực vật khá cao, cây phụ sinh phong phú là kiểu rừng
có cảnh sắc đa dạng phức tạp. Hệ động vật đặc trưng là thành phần của bộ Móng
guốc như: Nai, Heo rừng, Cheo, Dê Núi; Linh trưởng như: Khỉ..; Bò sát: Rắn,
ngoài ra còn có: Chồn, Sóc, Nhím…. Nhưng do chiến tranh, tình hình di dân tự
do phát triển kinh tế nên rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng . Ngoài các loài quí,
hiếm nói trên núi Chứa Chan còn có nhiều loài đặc hữu và bản địa đặc trưng cho
khu hệ thực vật miền Đông Nam Bộ. Không những thế, số lượng cá thể cũng khá
phong phú và có sự phát triển ổn định. Gần đây nhằm khôi phục lại diện tích rừng
hiện có Hạt Kiểm Lâm Xuân Lộc cùng Phòng Kinh tế huyện tham mưu cho
UBND huyện Xuân Lộc trình Sở NN&PTNT Đồng Nai, UBND Tỉnh Đồng Nai

có Phương án điều tra đánh giá lại hiện trạng rừng và đất rừng trên núi Chứa
Chan trên cơ sở đó có kế hoạch qui hoạch khoanh nuôi, QLBV diện tích rừng tự
nhiên hiện còn và lập phương án trồng rừng trên diện tích đất trống và giao trách
nhiệm quản lý cho cơ quan chuyên ngành

7


Chương 3
MỤC TIÊU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
Điều tra thành phần các loài thực vật dùng làm thuốc nam hiện có tại khu vực.
Mô tả đặc điểm hình thái học của các loài.
Ghi nhận các dạng sinh cảnh phân bố của các loài trong khu vực nghiên
cứu.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Ngoại nghiệp
Dưới sự hướng dẫn của cán bộ kiểm lâm và người dân đi hái thuốc để quan
sát và nhận biết cây thuốc.
+ Phương pháp điều tra theo tuyến mà đặc trưng là các con đường dẫn lên núi.
Điều tra theo tuyến như sau: các con đường dẫn lên núi không nhất thiết có
sự quy định về khoảng cách từ đường qua hai bên đường.
Số tuyến là:
Tuyến 1: Từ sau thị trấn Gia Ray lên tới doanh trại quân đội.
Tuyến 2: Từ cầu Phước Hưng lên núi.
Tuyến 2: Từ trạm thu phí khu di tích chùa Gia Lào lên núi.
Tuyến 4: Từ bến xe chùa lên tới chùa Bửu Quang
Trên tất cả các tuyến đi qua quan sát, ghi nhận những loài cây được dùng

làm thuốc.
- Ghi chép các đặc điểm nhận biết: hình dáng thân, hoa, lá.
- Cắt, tỉa lấy mẫu.

8


- Chụp hình lấy mẫu.
- Ép mẫu.
+ Điều tra những cây được dùng làm thuốc quanh các hộ dân gồm:
- Mọc tự nhiên.
- Người dân trồng.
Thông qua tư liệu sẵn có để giúp cho đề tài được tiến hành thuận lợi và là
cơ sở để định danh loài chính xác.
3.2.2 Nội nghiệp
+ Xác định tên khoa học được sử dụng làm thuốc thông qua các tài liệu
chính được dùng là cơ sở nhận biết và định danh loài:
1.Cây cỏ Việt Nam, quyển I, II, III của Phạm Hoàng Hộ.
2.Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam của
Nguyễn Tiến Bân.
3.Tên cây rừng Việt Nam của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Vụ
Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm.
4.Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi.
5.Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi.
+ Tổng hợp tài liệu.
- Sử dụng hình chụp và mẫu ép kết hợp với tài liệu tra cứu đối chứng.
- Viết báo cáo, trong báo cáo phần mô tả thực vật sử dụng các kết quả mô
tả của các tài liệu đã công bố khá đầy đủ và chính xác, của các tác giả trong phần
phụ lục tài liệu tham khảo kết hợp với phần quan sát, ghi chép ngoài thực địa.
- Đưa ra một số loài cây dùng làm thuốc điển hình trong vùng.

- Một số bài thuốc tổng hợp từ một số loại cây.
- Phương pháp trồng một số loài cây được sử dụng làm thuốc.
3.3.3 Vật liệu nghiên cứu
- Máy chụp hình.
- Bảng và giấy ép mẫu.
- Dụng cụ dao, kéo cắt, tỉa thu mẫu.

9


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thành phần các loài cây thuốc
Qua điều tra thu thập được 66 loài của 45 họ.
Sau đây là bảng điều tra được

Tên Việt Nam
(1) HỌ CÀ PHÊ
(2) HỌ CÚC

Tên khoa học
RUBIACEAE
ASTERACEAE

(3) HỌ CÀ
(4)HỌ NHÂN SÂM
(5) HỌ BÔNG

SOLANACEAE
ARALIACEAE

MALVACEAE

(6) HỌ TỬ VI
(7) HỌ TIÊU
(8) HỌ RAU DỀN

LYTHRACEAE
PIPERCEAE
AMARANTHACEAE

(9) HỌ ĐU ĐỦ
(10) HỌ TRÚC ĐÀO

CARICACEAE
APOCYNACEAE

(11) HỌ SIM
(12) HỌ BẦU BÍ
(13) HỌ LẠC TIÊN

MYRTACEAE
CUCURBITACEAE
PASSIFLORACEAE

10

Tên loài
1. NHÀU
2. CỎ MỰC
3. CỎ HÔI

4. NGẢI CỨU
5. CỎ LÀO
6. TẦM BÓP
7. ĐINH LĂNG
8. DÂM BỤT
9. CỐI XAY
10. BẰNG LĂNG ỔI
11. LÁ LỐT
12. DỀN GAI
13. CỎ XƯỚC
14. MÀO GÀ ĐỎ
15. MÀO GÀ TRẮNG
16. NỞ NGÀY ĐẤT
17. ĐU ĐỦ
18. ĐẠI
19. DỪA CẠN
20. SỮA
21. ỔI
22. GẤC
23. LẠC TIÊN


(14) HỌ RAU SAM
(15) HỌ HOA PHẤN
(16) HỌ ĐAY
(17) HỌ DỨA DẠI
(18) HỌ LÚA

PORTULACACEAE
NYCTAGINACEAE

TILIACEAE
PANDANACEAE
POACEAE

(19) HỌ CHUỐI
(20) HỌ XOAN
(21) HỌ TẦM GỬI
(22) HỌ HOA PHẤN
(23) HỌ THIÊN LÝ
(24) HỌ BỒNG BỒNG

MUSACEAE
MELIACEAE
LORANTHACEAE
NYCTAGINACEAE
ASCLEPIADECEAE
DRACAENACEAE

(25) HỌ LÀNH
NGẠNH
(27) HỌ GẠO

HYPERICACEAE
BOMBACACEAE

(29) HỌ TÁO TA
(30) HỌ ĐẬU

RHAMNACEAE
FABACEAE


(31) HỌ VANG
(32) HỌ DƯƠNG XỈ

CAESALPONIACEAE
POLIPODIACEAE

(33) HỌ TÙNG
(34) HỌ ĐÀO LỘN
HỘT
(35) HỌ TRUNG
QUÂN
(36) HỌ CỎ DÙI
TRỐNG
(37) HỌ DỨA
(38) HỌ DÂU TẰM

CUPRESSACEAE

24. SAM
25. SÂM ĐẤT
26. CÒ KE
27. DỨA RỪNG
28. CỎ TRANH
29. MẦN TRẦU
30. CHUỐI RỪNG
31. XOAN
32. TẦM GỬI
33. HOA GIẤY
34. BẠC CĂN KLEIN

35. NGÀ VOI
36. LƯỠI CỌP
37. LÀNH NGẠNH HOA
NHIỀU
38. SẦU RIÊNG
39. GÒN
40. TÁO RỪNG
41. VÔNG NEM
42. TRINH NỮ
43. ME
44. RÁNG ĐUÔI PHỤNG
45. RÁNG ĐUÔI PHỤNG
LÁ SỒI
46. TRẮC BÁCH DIỆP

ANACARDIACEAE

47. ĐIỀU

ERIOCAULONACEAE
BROMELIACEAE
MORACEAE

(39) HỌ ĐINH

BIGNONIACEAE

ANCISTROLADACEAE 48. TRUNG QUÂN NAM

11


49. CỎ DÙI TRỐNG
50. DỨA
51. RUỐI
52. XA KÊ
53. SUNG
54. DÂU TẰM
55. NÚC NÁC
56. ĐÀO TIÊN


(40) HỌ THUỐC BỎNG CRASSULACEAE
(41) HỌ THẦU DẦU
EUPHORBIACEAE

(42) HỌ HOA MÕM
SÓI
(43) HỌ HÀNH
(43) HỌ SAO DẦU
(44) HỌ GỪNG

SCROPHULARIACEAE
ALLIACEAE
DIPTEROCARPACEAE
ZINGIBERRACEAE

(45) HỌ TIẾT DÊ

MENISPERMACEAE


(46) HỌ THANH THẤT SINAROUBACEAE
(47) HỌ VÒI VOI
BORAGINACEAE

57. THUỐC BỎNG
58. CỎ SỮA LÁ LỚN
59. CHÓ ĐẺ THÂN
XANH
60. ME RỪNG
61. CAM THẢO ĐẤT
62. HUYẾT GIÁC
63. SAO ĐEN
64. TAM THẤT NAM
65. NGHỆ
66. DÂY SÂM
67. DÂY KÝ NINH
68. BÁ BỆNH
69. VÒI VOI

Các loài là những cây hoang dại mọc tự nhiên hoặc được trồng quanh vườn.
Một số cây trồng quanh nhà làm cảnh và làm thuốc như mào gà đỏ, hoa giấy.
Một số loài được trồng làm thuốc như là nhàu…
Có nhiều loài cây được sử dụng từ xưa nhưng do không định danh được
nên không đưa vào đề tài như cây song mao, sâm chỉ, sâm cau(gọi theo tiếng địa
phương)
4.2. Đặc điểm và công dụng một số loài cây được sử dụng làm thuốc
(1) HỌ CÀ PHÊ: RUBIACEAE
1. NHÀU
Morinda citrifolia L.
Tên khác: Nhàu rừng, cây ngao

Mô tả: Cây gỗ nhỏ, cao 6- 8m. Thân cành non có cạnh, hơi dẹt, có rãnh.
Lá mọc đối, có lá kèm, phiến lá uốn lượn, mặt trên xanh bóng, mặt dưới nhạt.
Hoa màu trắng sau vàng họp thành hình chùy đối diện với lá. Quả thịt, hình trứng
gồm nhiều quả hạch dính vào nhau, khi chín màu vàng, chứa cơm mềm, ăn được.
Hạt nhiều.
Cây ra hoa vào khoảng tháng 11-2, cho quả vào khoảng tháng 3-5.

12


Cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh phía nam.
Bộ phận dùng:
Rễ, thu hái vào mùa đông.
Lá vào mùa xuân.
Quả vào mùa hạ.
Rễ phơi khô.
Lá và quả dùng tươi.
Công dụng:
- Chữa huyết áp cao, nhức mỏi, đau lưng: ngày 10- 20g vỏ rễ sắc hoặc sao
vàng ngâm rượu uống. Lá giã đắp chữa nhọt mủ. Lá sắc uống chữa sốt, lỵ, bệnh
tiêu chảy. Quả làm dễ tiêu, nhuận tràng, chữa lỵ, băng huyết, bạch đới, ho, cảm,
phù, đau dây thần kinh, bệnh đái đường.
- Nhuận tràng nhẹ và lâu dài
- Lợi tiểu nhẹ.
- Làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm.
- Hạ huyết áp.
(2) HỌ CÚC: ASTERACEAE
2. CỎ MỰC
Eclipta alba (L.) Hassk.
Tên khác: Nhọ nồi, hạn liên thảo

Mô tả: Cây thảo 1 năm cao 10-60cm, có thân màu lục, đôi khi hơi đỏ
tím, có lông. Lá mọc đối, hẹp, dài 3-10cm, rộng 0,5-2,5cm, có lông ở cả hai
mặt, mép khía răng. Hoa màu trắng, tập hợp thành đầu ở nách lá hoặc đầu
cành, các hoa cái hình lưỡi ở ngoài, các hoa lưỡng tính hình ống ở giữa.
Quả bế dẹt, có 3 cạnh có cánh dài 3mm.
Hoa tháng 7-9, quả tháng 9-10.
Loài cây liên nhiệt đới, mọc hoang ở chỗ ẩm mát khắp nơi. Có thể thu hái
quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

13


Bộ phận dùng
Phần cây trên mặt đất. Thường gọi là Mặc hạn liên.
Công dụng:
- Cỏ mực tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương huyết (mát
huyết), cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc.
- Dùng để cầm máu.
- Thường được sử dụng trị:
Nôn ra máu từ dạ dày, chảy máu cam, đái ra máu, ỉa ra máu.
Viêm gan mạn tính, viêm ruột, lỵ
Trẻ em suy dinh dưỡng
Ù tai, rụng tóc do đẻ non, suy nhược thần kinh
Kỵ dùng cỏ mực khi có âm hư không có nhiệt, tỳ vị hư hàn tiêu chảy.
3. CỎ HÔI
Ageratum conyzoides L.
Tên khác: Cây cứt lợn, cây bù xít
Mô tả: Cây thảo, sống hằng năm, cao 20 - 25 cm, phân cành nhiều, thân
có lông mềm, xanh lục hoặc tím đỏ. Lá đơn mọc đối, hình bầu dục hoặc tam giác,
dài 2 - 10 cm, rộng 1 - 5 cm, gốc tròn hay hình tim, đầu nhọn, mép lá có răng cưa

tròn, 2 mặt lá có lông mịn, 3 gân lá tỏa từ gốc. Lá vò nát có mùi hôi đặc trưng
nhưng khi nấu lên lại có mùi thơm.
Cụm hoa gồm nhiều đầu xếp thành ngù ở ngọn, cuống có lông mềm.
Hoa hình ống rất bé, chia làm 5 thùy tam giác, màu tím hoặc trắng. Quả bế
màu đen, có 5 sống dọc.
Cây mọc hoang khắp nơi.
Bộ phận dùng:
Bộ phận dùng làm thuốc phần cây trên mặt đất. Thu hái toàn cây bỏ rễ, rửa
sạch, dùng tươi hay phơi khô, nhưng thường hay dùng tươi.
Công dụng:

14


Cây cỏ hôi có vị cay, hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc,
tiêu sưng. Thường được dùng chữa viêm họng do lạnh, chữa rong huyết cho phụ
nữ sau sinh, viêm đường tiết niệu.
Chữa viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng
Chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh
Trị gàu ở tóc
Chữa viêm họng do lạnh
4. NGẢI CỨU
Artermisia vulgaria L.
Tên khác: Thuốc cứu
Mô tả: Cây thảo mọc thẳng đứng, cao khoảng 1m, sống lâu năm, cành non
có lông trắng mịn, toàn thân có mùi thơm hắc. Lá đơn mọc cách, phiến lá xẻ thùy,
các thùy có mép răng cưa hoặc nguyên, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới xanh hạt và
có lông trắng mịn. Các lá gần ngọn có những thùy nhỏ, nguyên đính sát gốc, lá
dường như không cuống. Các lá phía dưới có phiến lá chạy men theo cuống tạo
thành cánh.

Hoa mọc thành chùm dài 3 - 10cm ở nách lá, màu vàng lục nhạt.
Phân bố sinh thái: cây lúc đầu được trồng sau đó mọc hoang.
Bộ phận dụng: lá tươi hoặc khô
Công dụng:
Làm thuốc điều kinh, kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, ngải cứu còn
được dùng để chữa khí hư, động thai, băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ
ra máu, nôn mửa, đau bụng, đau dây thần kinh, thấp khớp ghẻ lở. Người đang
có thai nếu thấy đau bụng, ra máu thì có thể dùng lá ngải cứu 16 g, tía tô 16 g,
cho 600 ml nước sắc còn 100 ml, thêm chút đường, chia 3-4 lần uống trong
ngày. Ngải cứu có tác dụng an thai.
5. CỎ LÀO
Eupatorium odoratum L.
Tên khác: Cây cộng sản, yên bạch

15


Mô tả: Cây thân thảo cao 1 - 2m, phân nhiều cành thành bụi. Thân tròn
màu xanh nhạt, có lông nhỏ mịn như nhung. Lá đơn mọc đối, hình trái xoan hoặc
tam giác, dài 2 - 9cm, rộng 2 - 4cm, đầu nhọn gốc tù, mép có răng cưa tù, hai mặt
có lông mịn, nhất là mặt dưới, gân lá 3 xuất phát từ gốc. Lá vò có mùi thơm hắc.
Cụm hoa dạng ngù kép mọc đầu cành, màu trắng xám, có mùi thơm. Quả
bế hình thoi có 5 cạnh, đầu có chùm lông màu nâu.
Phân bố sinh thái: cây mọc nhiều nơi
Bộ phận dùng: Toàn cây bỏ hoa tươi hoặc khô
Công dụng:
Trị đau bụng thổ tả giã vắt lấy nước uống.
Trị phong thấp, thấp khớp sắc uống ngày 20g
Cầm máu lá tươi giã tươi vắt nước uống hoặc lấy bã đắp
Lá giã với ít muối vắt lấy nước rửa vết thương, mụn nhọt, rửa vết loét ở

trâu bò bị lở mồm long móng
(3) HỌ CÀ: SOLANACEAE
6. TẦM BÓP
Physalis angulata L.
Tên khác: Lồng đèn, thù lù cạnh, lu lu cái
Mô tả: Cây thảo mọc hằng năm, cao 50-90cm, phân nhiều cành. Thân
cây có góc, thường rũ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hay không,
dài 30-35mm, rộng 20-40mm; cuống lá dài 15-30mm. Hoa mọc đơn độc, có
cuống mảnh, dài khoảng 1cm. Ðài hình chuông, có lông, chia ra từ phía giữa
thành năm thùy. Tràng hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi điểm
những chấm màu tím ở gốc, hơi chia 5 thùy. Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu
xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả, dài 3-4cm, rộng 2cm, bao trùm
lên ở ngoài như cái túi. Hạt nhiều, hình thận. Khi bóp quả vỡ phát ra tiếng bộp.
Cây ra hoa kết quả quanh năm.
Ra hoa kết quả quanh năm.

16


Phân bố sinh thái: Thấy mọc hoang khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ,
đất hoang hay ven đường.
Bộ phận dùng: Toàn cây.
Thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Công dụng:
Toàn cây có vị đắng, tính mát, không độc; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp,
khư đàm chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng
thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm.
Dùng ngoài trị nhọt vú, đinh độc, đau bìu dái. Dùng 40-80g cây tươi giã
vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc nấu nước rửa. Quả Tầm bóp ăn được
và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng, rễ tươi nấu với tim lợn, chu sa dùng

ăn chữa được chứng đái đường.
Toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu; lá được dùng trị các rối
loạn của dạ dày.
Thường dùng trị cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn
nấc. Dùng 20-40g khô sắc uống.
(4) HỌ NHÂN SÂM: ARALIACEAE
7. ĐINH LĂNG
Polyscias fruticosa (L.) Harms
Tên khác: Linh lăng, cây gỏi cá, nam dương sâm
Mô tả: Cây nhỏ dạng bụi, cao 1,5-2m. Thân nhẵn, ít phân nhánh, các
nhánh non có nhiều lỗ bì lồi. Lá kép mọc so le, có bẹ, phiến lá xẻ 3 lần lông
chim, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn, lá chét và các đoạn đều có cuống.
Cụm hoa chuỳ ở ngọn, gồm nhiều tán. Hoa nhỏ, màu trắng xám. Quả hình trứng,
dẹt, màu trắng bạc.
Cây xanh tốt quanh năm. Ở Việt Nam, đinh lăng có từ lâu trong nhân dân
và được trồng phân tán ở khắp nơi để làm cảnh, lá làm gia vị, rễ làm thuốc. Cây
ra hoa tháng 4-7.
Phân bố sinh thái: Cây được trồng quanh nhà dân, đền chùa.

17


Bộ phận dùng: Rễ, thân và lá.
Công dụng:
Đinh lăng dùng làm thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, tiêu hoá kém, phụ nữ
sau khi đẻ ít sữa, sản hậu huyết xông nhức mỏi. Còn dùng làm thuốc chữa ho, ho
ra máu, thông tiểu tiện, chữa kiết lỵ. Thân và cành dùng chữa phong thấp, đau
lưng. Lá dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú.
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ thu hái vào mùa thu. Cây trồng sau 7-10
năm mới được thu hoạch, cây càng già, năng suất và chất lượng rễ càng cao. Rửa

sạch rễ củ, thái mỏng phơi khô ở chỗ mát và thoáng gió để bảo đảm mùi thơm và
phẩm chất. Khi dùng, để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5%. Sao qua, rồi tẩm 5%
mật ong, sao thơm.
Rễ đinh lăng được dùng làm thuốc bổ, tăng lực, chữa cơ thể suy nhược,
gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa. Có nơi còn dùng chữa
ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ và làm thuốc lợi tiểu, chống độc.
Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết
thương. Thân và cành chữa thấp khớp, đau lưng. Ngày dùng 4-6g rễ hoặc 30-50g
thân cành dạng thuốc sắc. Có thể dùng rễ khô tán bột, hoặc rễ tươi ngâm rượu
uống. Dùng ngoài: lá tươi giã đắp.
Đinh lăng được dùng làm thuốc làm săn chắc và trị sốt. Rễ và lá đinh lăng
sắc uống có tác dụng lợi tiểu, chữa sỏi thận, sỏi bàng quang, chứng khó tiểu tiện.
Bột lá được giã với muối, đắp trị vết thương.
(5) HỌ BÔNG: MALVACEAE
8. DÂM BỤT
Hibiscus rosa-sinensis L.
Tên khác: Bụp, bông bụp
Mô tả: Cây nhỡ, cao 4-6m. Lá hình bầu dục, nhọn đầu, tròn gốc, mép có
răng to; lá kèm hình chỉ nhọn. Hoa ở nách lá, khá lớn, 6-7 mảnh đài nhỏ (tiểu đài)
hình sợi; đài hợp màu lục dài gấp 2-3 lần đài nhỏ; tràng 5 cánh hoa màu đỏ; nhị
nhiều, tập hợp trên một trụ đài; bầu hình trụ hay hình nón.

18


Quả nang tròn, chứa nhiều hạt. Mùa hoa tháng 5-7.
Bộ phận dùng: Vỏ rễ hoặc rễ, hoa và lá.
Được trồng làm hàng rào, làm cây cảnh phổ biến ở nhiều nơi. Thu hái rễ
và lá quanh năm, thu hái hoa vào mùa hè. Dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Công dụng:

Rễ dùng chữa:
Viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc cấp;
Viêm khí quản, viêm đường tiết niệu; Viêm cổ tử cung, bạch đới.
Hoa dùng chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ hồi hộp, đái đỏ.
Lá dùng chữa viêm niêm mạc dạ dày - ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn
nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đái hạ.
Liều dùng vỏ rễ và lá 15-30g, hoa tươi 30g, dạng thuốc sắc, thuốc hãm.
Lá và hoa thường dùng ngoài trị mụn nhọt, viêm mủ da, viêm vú, viêm
hạch huyết. Dùng tươi đắp ngoài.
Nước sắc lá dùng rửa trị sốt; phối hợp với dịch của Cúc bạc đầu Vernonia
cinerea Less. được dùng kích thích sự bài tiết sau khi sinh.
Nước sắc rễ dùng trị bệnh hoa liễu và sốt; dịch rễ tươi dùng trị bệnh lậu và
rễ tán bột dùng khi bị rong kinh.
9. CỐI XAY
Abutilon indicum (L.) Sweet
Tên khác: Giằng xay
Mô tả: Cây nhỏ sống hàng năm hay lâu năm, mọc thành bụi, cao 1-2m, có
lông mềm trên toàn thân và các bộ phận của cây. Lá mọc so le, hình tim, mép
khía răng. Hoa vàng, mọc ở nách lá, có cuống dài bằng cuống lá. Quả gồm tới 20
lá noãn dính nhau nom như cái cối xay lúa. Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt.
Mùa hoa quả tháng 2-6.
Bộ phận dùng: Toàn cây
Công dụng: Thường được dùng trị
Sổ mũi; sốt cao, đau đầu dữ dội, viêm tuyến mang tai truyền nhiễm;

19


Giảm niệu (tiểu tiện vàng, đỏ hoặc đái dắt, đái buốt). Liều dùng 1530g toàn cây, hoặc 6-16g lá, 2-4g hạt; dạng thuốc sắc. Lá khô nấu nước uống
chữa cảm sốt, nhức đầu, bí tiểu tiện, thường phối hợp với Rau má, Bời lời

nhớt, mỗi thứ 20g, Phèn phi 2g. Để chữa vàng da, hậu sản thì phối hợp với
Nhân trần và lá Cách. Lá tươi và hạt 8-12g giã nát, thêm nước uống, bã đắp
chữa mụn nhọt, rắn cắn. Rễ ngâm giấm uống trị bệnh kinh phong (40g rễ
trong 1 lít giấm thanh, mỗi lần dùng một thìa xúp).
(6) HỌ TỬ VI: LYTHRACEAE
10. BẰNG LĂNG ỔI
Lagerstroemia calyculata Kurz.
Tên khác: Bằng lăng tía, thao lao, săng lẻ
Mô tả: Cây gỗ lớn, thân không tròn, thường thành múi, nhất là đoạn gốc.
Vỏ ngoài xám vàng hay xám tro bạc, tróc mảng mỏng, thịt vỏ màu hồng, lớp vỏ
mỏng bên trong chuyển sang màu tía khi tiếp xúc với không khí. Lá đơn mọc đối,
hình mác thuôn, dài 7 - 11 cm, rộng 2 - 5 cm, gốc tù hơi lệch, đầu nhọn, cuống lá
ngắn có lông màu xám nâu, khi non hai mặt có lông vàng, sau nhẵn.
Cụm hoa dạng viên chùy ở đầu cành, dài 20 - 30 cm, có lông. Hoa to, 6
cánh màu tím sau chuyển sang màu trắng. Quả nang hình trứng, dài 1.2 cm, có
ống dài hình chuông bao 1/3 quả, khi chín nứt thành 6 mảnh, hạt dài 0.8 cm, có
cánh.
Bộ phận dùng: Vỏ cây, dùng tươi.
Công dụng:
Vỏ cây sắc uống trị kiết lị, đi ỉa chảy.
(7) HỌ TIÊU: PIPERCEAE
11. LÁ LỐT
Piper lolot C. DC.
Tên khác: Lá lốp, tất bát
Mô tả: Cây thảo sống lâu, cao 30-40cm hay hơn, mọc bò, mọc thẳng khi
còn non, khi lớn có thân dài không thể mọc thẳng mà trườn trên mặt đất. Thân

20



×