Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Thi hành các hình phạt không tước tự do từ thực tiễn quận gò vấp, thành phố hồ chí minh ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.93 KB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN KHẮC LAN CHI

THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO
TỪ THỰC TIỄN QUẬN GÒ VẤP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN KHẮC LAN CHI

THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO
TỪ THỰC TIỄN QUẬN GÒ VẤP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN HIỂN



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Khắc Lan Chi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THI HÀNH CÁC HÌNH
PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO..................................................................... 6
1.1. Khái niệm và các đặc điểm thi hành các hình phạt không tước tự do ....... 6
1.2. Nội dung thi hành các hình phạt không tước tự do .................................. 12
1.3 Các nguyên tắc thi hành các hình phạt không tước tự do ......................... 26
Chương 2:THỰC TRẠNG THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG
TƯỚC TỰ DOTRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH. .................................................................................................... 36
2.1 Khái quát thực trạng thi hành các hình phạt không tước tự do trên địa bàn
quận Gò Vấp.................................................................................................... 36
2.2 Một số hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng các hình phạt không tước
tự do ................................................................................................................. 47

2.3 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập................................................. 56
Chương 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, TĂNG CƯỜNG
HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG
TƯỚCTỰ DO ................................................................................................ 64
3.1 Định hướng, quan điểm về tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động thi
hành các hình phạt không tước tự do .............................................................. 64
3.2. Giải pháp .................................................................................................. 65
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số liệu thống kê số bị cáo áp dụng hình phạt không tước tự do trên
địa bàn quận Gò Vấp trong thời gian 06 năm (từ năm 2012 đến năm 2017).37
Bảng 2.2: Số liệu thống kê số người chấp hành hình phạt áp dụng hình phạt
không tước tự do trên địa bàn quận Gò Vấp trong thời gian 06 năm (từ năm
2012 đến năm 2017). ....................................................................................... 39


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi hành các hình phạt không tước tự do là một phần của hoạt động thi
hành án hình sự ở nước ta. Đó là hệ thống các hoạt động của các cơ quan, tổ
chức được giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật của Tòa án về các loại hình phạt nói trên theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật Hình sự 1999, các hình phạt
chính không tước tự do bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ
và trục xuất. Trong các hình phạt này, hình phạt tiền do cơ quan thi hành án
dân sự thi hành theo cơ chế riêng, hình phạt trục xuất vừa được quy định là
hình phạt chính, vừa được quy định là hình phạt bổ sung. Các hình phạt chính

không tước tự do còn lại là cảnh cáo và cải tạo không giam giữ. Các hình phạt
chính không tước tự do có vai trò quan trọng không chỉ bảo đảm nguyên tắc
phân hoá trách nhiệm hình sự và cá thể hoá hình phạt mà còn thể hiện được rõ
chính sách nhân đạo của luật hình sự. Việc tăng cường hiệu quả của các hình
phạt không tước tự do là một trong những vấn đề đang được đặt ra trong quá
trình sửa đổi Bộ luật Hình sự nhằm tiếp tục tăng cường chính sách nhân đạo,
tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội.
Bộ luật Hình sự năm 2015 tiếp tục thể chế hóa chủ trương hạn chế áp
dụng hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt không tước tự do đối với người
phạm tội. Cụ thể: áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính không chỉ đối với
tội ít nghiêm trọng như trước đây, mà còn được áp dụng ngay cả đối với tội
nghiêm trọng, thậm chí là với một số tội rất nghiêm trọng; sửa đổi hình phạt
cải tạo không giam giữ theo hướng tăng cường tính cưỡng chế, nhằm nâng
cao hiệu quả giáo dục của loại hình phạt này; khẳng định nguyên tắc không
áp dụng hình phạt tù đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý.
Để đảm bảo hiệu quả của các hình phạt chính không tước tự do trong
pháp luật hình sự Việt Nam cần đưa ra các yêu cầu, các tiêu chuẩn cụ
1


thể trong quá trình lập pháp, quá trình quyết định hình phạt và quá trình chấp
hành hình phạt.Tuy nhiên, hệ thống các văn bản quy định về hình phạt không
tước tự do trong Luật hình sự Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập; nội
dung chưa được quy định cụ thể; các điều kiện áp dụng hình phạt còn quy
định chung chung; ranh giới giữa các hình phạt không tước tự do còn khó xác
định; thực tiễn áp dụng và thi hành nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết...
Việc tăng cường áp dụng các hình phạt không tước tự do thể hiện rõ nét
nhất chính sách phân hóa trách nhiệm hình sự và nguyên tắc nhân đạo của
luật hình sự, tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội hoàn lương mà
không phải cách ly khỏi xã hội; đồng thời còn giúp giảm bớt chi phí của Nhà

nước trong việc giam giữ người phạm tội, tăng cường tính răn đe, giáo dục
trong cộng đồng, góp phần hiệu quả vào công cuộc phòng, chống tội phạm và
các vi phạm pháp luật khác....
Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa các quy định của pháp
luật về thi hành các hình phạt không tước tự do, đồng thời đánh giá việc thi
hành các hình phạt không tước tự do trong thực tiễn để đưa ra các giải pháp
hoàn thiện về mặt luật pháp, nâng cao hiệu quả áp dụng các hình phạt không
tước tự do không những có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng,
mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết.
Đây cũng là lý do luận chứng cho việc tôi quyết định chọn đề tài “Thi
hành các hình phạt không tước tự do từ thực tiễn Quận Gò Vấp, thành phố
Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thi hành án hình sự nói chung, trong đó có thi hành các hình phạt không
tước tự do đã được nhiều nhà khoa học, học giả quan tâm nghiên cứu, được
để cập trong nhiều bài viết, nghiên cứuvà được thể hiện trên các báo trung
ương và địa phương chuyên ngành pháp luật như: Sách “Pháp luật thi hành
2


án Việt Nam Những vấn đề lý luận và thực tiễn” Nxb Tư pháp 2006, PGS.TS.
Võ Khánh Vinh và PGS.TS. Nguyễn Mạnh Kháng; Giáo trình “Luật thi hành
án hình sự” Nxb Khoa học xã hội 2013, của GS.TS. Võ Khánh Vinh và TS.
Cao Thị Oanh; Luận văn Thạc sĩ Luật học“Thi hành các hình phạt không
tước tự do trên địa bàn tỉnh Hà Giang” củaHoàng Việt Trung; Luận văn Thạc
sĩ Luật “Các hình phạt không tước tự do trong Luật Việt Nam” của Lê Khánh
Hưng, Luận văn Thạc sĩ Luật học“Thi hành các hình phạt cải tạo không giam
giữ, án treo từ thực tiễn tỉnh Cà Mau”của Nguyễn Thị Hiền…
Các công trình nghiên cứu trên là những tài liệu rất bổ ích và giá trị được
sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kết

quả của các công trình nghiên cứu, các bài viết, đồng thời bằng kinh nghiệm
thực tiễn và vốn hiểu biết của mình, tác giả trình bày trong luận văn cơ sở lý
luận và quy định của pháp luật về thi hành các hình phạt không tước tự do từ
thực tiễn quận Gò Vấp, đưa ra một số đề xuất về giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác thi hành các hình phạt không tước tự dotại địa phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực
tiễn thi hành các hình phạt không tước tự do là cảnh cáo, phạt tiền và cải tạo
không giam giữ, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác thi hành các hình phạt không tước tự do từ thực tiễn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số nội dung chung về thi hành các hình phạt không tước tự
do.
- Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về thi hành các hình phạt
không tước tự do và thực tiễn áp dụng các quy định đó.

3


- Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện, hiệu quả thi hành
các hình phạt không tước tự do.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn lấy các quan điểm khoa học pháp lý hình sự, các quy định của
pháp luật về thi hành các hình phạt chính không tước tự do, thực tiễn thi hành
các hình phạt không tước tự do trên địa bàn quận Gò Vấp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Lý luận chung về thi hành các hình phạt không tước tự do;
- Nghiên cứu về các hình phạt không tước tự do trên các phương diện lập

pháp và thực tiễn áp dụng để từ đó chỉ ra những bất cập, hạn chế, đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tiễn tại Quận Gò Vấp.
- Do nội dung đề tài rất rộng và phạm vi nghiên cứu còn hạn chế nên
luận văn chỉ nghiên cứu các hình phạt không tước tự do là hình phạt chính;
không nghiên cứu các hình phạt không tước quyền tự do là hình phạt bổ sung,
biện pháp tư pháp.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về cải cách tư pháp; những luận điểm khoa học trong các công trình
nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà
khoa học luật hình sự.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong Luận văn là
phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp
luật học so sánh, phương pháp thống kê…

4


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Hệ thống, phân tích những vấn đề quan điểm, lý luận về thi hành các
hình phạt không tước tự do; đánh giá công tác thi hành các hình phạt không
tước tự do trong thực tiễn.
Trình bày thực trạng áp dụng và thi hành các hình phạt không tước tự do
trên địa bàn quận Gò Vấp từ năm 2012 đến năm 2017; kết quả đạt được, hạn
chế và các nguyên nhân. Từ đó, đưa ra một số đề xuất, những giải pháp nhằm
góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi
hành án hình sự của Việt Nam, nâng cao hiệu quả công tác thi hành các hình
phạt không tước tự do tại địa phương.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương với cơ cấu như sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về thi hành các hình phạt không tước tự
do.
Chương 2: Thực trạng thi hành các hình phạt không tước tự do trên địa
bàn Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật, tăng cường hiệu lực, hiệu quả
thi hành các hình phạt không tước tự do.

5


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT
KHÔNG TƯỚC TỰ DO
1.1. Khái niệm và các đặc điểm thi hành các hình phạt không tước
tự do
1.1.1. Khái niệm thi hành các hình phạt không tước tự do
Điều 106 Hiến pháp 2013 nước ta khẳng định: “Bản án, quyết định của
Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân
tôn trọng; cơquan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp
hành”[22]. Yêu cầu mang tính nguyên tắc hiến định này đã khẳng định hiệu
lực thi hành của các phán quyết của Toà án khi có hiệu lực pháp luật, đồng
thời khẳng định ý nghĩa quan trọng của công tác thi hành án nói chung và thi
hành án hình sự nói riêng.
Thi hành án hình sự là một dạng hoạt động của Nhà nước, nhằm thực
hiện quyền lực Nhà nước, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện đưa
các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án ra thi hành trên
thực tế. Đảm bảo thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước, thể hiện sự tôn
trọng của xã hội và công dân đối với phán quyết của cơ quan nhân danh Nhà

nước là Tòa án, và là biện pháp hữu hiệu để khôi phục các quyền, lợi ích hợp
pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân bị xâm hại. Bên cạnh đó, thi hành án
hình sự còn nhằm cải tạo, giáo dục người bị kết án để họ không phạm tội mới
và trở thành người có ích cho xã hội, nhằm mục đích phòng ngừa riêng; giáo
dục ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm nói
chung, động viên, khuyến khích sự tham gia của xã hội và công dân vào cuộc
đấu tranh phòng chống tội phạm.
Thi hành án hình sự được tiến hành theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ
do pháp luật quy định. Toàn bộ quá trình thi hành các bản án, quyết định và
6


các quan hệ liên quan đến việc thi hành được quy định cụ thể, rõ ràng. Đây là
giai đoạn cuối cùng trong các hoạt động tố tụng của các cơ quan thực thi pháp
luật và cũng là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết một vụ án, trong
đó buộc người bị xử phạt phải chấp hành hình phạt mà Toà án đã quyết định.
Bản án, quyết định của Toà án có được thi hành nghiêm chỉnh hay không là
tuỳ thuộc chủ yếu vào giai đoạn này. Nếu mục đích của thi hành án không đạt
được thì toàn bộ hoạt động của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trước đó cũng
trở nên vô nghĩa. Hoạt động tố tụng trên chỉ có ý nghĩa trên thực tế khi các
bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành một
cách nghiêm túc, kịp thời và có hiệu quả. Một bản án, quyết định của Tòa án
có hiệu lực pháp luật không được thi hành hoặc thi hành không nghiêm thì
trật tự kỷ cương xã hội bị vi phạm, quyền lực Nhà nước bị xem thường.
Tuy có quan hệ chặt chẽ với các giai đoạn tố tụng trước đó nhưng thi
hành án hình sự vẫn là một hoạt động có tính đặc thù và có mục đích trực tiếp
riêng biệt. Nếu tất cả các hoạt động tố tụng dừng lại ở việc phán quyết của
Tòa án, thì thi hành án lại được triển khai bắt đầu từ khi phán quyết có hiệu
lực thi hành và nhằm thực hiện các nội dung trong phán quyết đó. Nhiệm vụ
của giai đoạn này là không chỉ trừng trị người có tội mà còn giáo dục, cải tạo

họ trở thành công dân có ích cho xã hội. Ngoài ra cũng nhằm tới mục đích
giáo dục, răn đe và phòng ngừa tội phạm.
Thi hành án hình sự là giai đoạn thể hiện rõ nét chính sách hình sự của
Đảng và Nhà nước ta. Căn cứ và nội dung của thi hành án chính là các nội
dung cụ thể trong các phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Đây là
điểm thể hiện rõ nhất tính tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước của thi hành
án [12,tr. 13]. Nội dung thi hành án hình sự rất rộng, bao gồm chế độ, thủ tục,
tổ chức thi hành án, áp dụng các biện pháp hành chính, giáo dục, y tế, văn hóa
– xã hội và thực hiện chế độ chính sách đối với người bị kết án. Các quan hệ
7


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×