Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.14 KB, 102 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

--------------------

Cao Xuân Cường

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI
CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TỪ THỰC TIỄN
QUẬN TÂN BÌNH- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------------

Cao Xuân Cường

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI
CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TỪ THỰC TIỄN
QUẬN TÂN BÌNH- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số
: 8.38.01.04



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS HỒ SỸ SƠN

HÀ NỘI - 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA ÁP
DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH
DỤC TRẺ EM.................................................................................................. 8
1.1. Những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội xâm
phạm tình dục trẻ em ......................................................................................... 8
1.2. Cơ sở pháp lý của áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm
tình dục trẻ em ................................................................................................. 13
1.3. Các nhân tố xã hội tác động đến áp dụng pháp luật hình sự đối với các
tội xâm phạm tình dục trẻ em.......................................................................... 35
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI
CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................. 39
2.1. Thực tiễn định tội danh các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn
Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 39
2.2. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em
trên địa bàn Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh .................................... 51
Chương 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG
ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH
DỤC TRẺ EM................................................................................................ 62

3.1. Các yêu cầu áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm
tình dục trẻ em ................................................................................................. 62
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với với các tội
xâm phạm tình dục trẻ em ............................................................................... 69
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS
BLTTHS

: Bộ luật hình sự
: Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT
CTTP
NQ
QPPL
PLHS
TP HCM

: Cơ quan điều tra
: Cấu thành tội phạm
: Nghị quyết
: Quy phạm pháp luật
: Pháp luật hình sự
: Thành phố Hồ Chí Minh


TAND

: Tòa án nhân dân

TANDTC
TNHS

: Tòa án nhân dân Tối cao
: Trách nhiệm hình sự

TTHS

: Tố tụng hình sự

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

: Viện kiểm sát nhân dân Tối cao

XPTDTE

: Xâm phạm tình dục trẻ em.


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu 2.1. Thống kê các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em trong tổng số vụ án
hình sự sơ thẩm đã xét xử tại Tòa án nhân dân quận Tân Bình (từ năm 20132017)................................................................................................................ 40

Biểu 2.2. Cơ cấu các loại tội xâm phạm tình dục trẻ em ................................ 40
Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả quyết định hình phạt trên địa bàn quận Tân Bình
về các tội xâm phạm tình dục trẻ em (từ năm 2013-2017) ............................. 51


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là mầm non, là tương lai của đất nước, cần phải được sống trong
môi trường giáo dục, xã hội an toàn, lành mạnh để phát triển toàn diện. Vì vậy
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm XPTDTE cần được quan tâm hơn
nữa, cần tăng cường các biện pháp nhằm phát hiện nhanh chóng, chính xác và
điều tra xử lý nghiêm minh các tội XPTDTE. Từ khi giành được chính quyền
đến nay, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, chăm lo, bảo vệ, trừng trị
nghiêm khắc những hành vi xâm phạm tình dục nói chung, xâm hại tình dục
trẻ em nói riêng, nhiều bản án nghiêm khắc, trong đó có cả bản án tử hình đối
với người phạm tội đã được Tòa án tuyên, thể hiện quan điểm của Nhà nước
trong việc đấu tranh không khoan nhượng đối với loại tội phạm này, đây là
bài học đắt giá đối với người phạm tội, đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh,
răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung trong cộng đồng xã hội.
Qua thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cho thấy, loại tội phạm này
không chỉ xâm hại đến sự phát triển bình thường, lành mạnh của trẻ em, mà
còn gây ảnh hưởng xấu đến tâm, sinh lý của trẻ về lâu dài, làm tổn thương
tinh thần trẻ em cũng như gia đình của trẻ. Ở góc độ xã hội, hành vi này còn
có tác động xấu đến môi trường xung quanh, nhiều vụ án gây phẫn nộ, bức
xúc, nhức nhối trong dư luận xã hội; việc xâm hại tình dục trẻ em không chỉ
diễn ra trong cộng đồng hay tại nơi làm việc mà còn diễn ra ngay chính tại gia
đình, nhà trường những nơi tưởng chừng như là an toàn với trẻ. Đối tượng
thực hiện hành vi thuộc nhiều thành phần, lứa tuổi. Tính chất các vụ việc
XPTDTE ngày càng nghiêm trọng, đáng báo động về sự xuống cấp đạo đức
của một bộ phận dân cư, ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự an toàn xã hội, nếp

sống văn hóa, văn minh xã hội trong cộng đồng.
Quận Tân Bình là một trong những quận, huyện tại TP. Hồ Chí Minh có
diện tích 22, 39 km2, địa giới hành chính chia làm 15 Phường (từ Phường 1
1


đến Phường 15), mật độ dân cư đông, trong đó có số lượng lớn dân nhập cư
sinh sống và làm việc, cũng như là nơi có nhiều trung tâm thương mại và
doanh nghiệp lớn, đặc biệt có sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, một trong
những cụm cảng hàng không lớn nhất của Việt Nam cũng như trong khu vực.
Điều này góp phần thúc đẩy kinh tế của Quận phát triển nói riêng và đóng góp
vào sự phát triển của Thành phố nói chung nhưng mặt khác cũng kéo theo
nhiều loại loại tội phạm phát triển có chiều hướng gia tăng hết sức phức tạp,
đặc biệt là các loại tội phạm XPTDTE đã đặt ra cho các cơ quan Tư pháp
quận Tân Bình những nhiệm vụ nặng nề trong công tác giữ gìn an ninh chính
trị, trật tự trị an tại địa phương, nhất là trong công tác áp dụng PLHS, xét xử
của TAND Quận. Từ năm 2013 đến năm 2017, Tòa án nhân dân quận Tân
Bình, thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra xét xử sơ thẩm 21 vụ án XPTDTE
trên tổng số 27 vụ án được thụ lý điều tra, đạt tỷ lệ giải quyết 77,78%.
Trong thời gian qua, việc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này của
các ngành, các cấp, các cơ quan tư pháp quận Tân Bình ngày càng được nâng
cao, đạt được kết quả nhất định do có sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật,
tuy nhiên vẫn gặp phải những khó khăn khi thực tiễn áp dụng pháp luật còn
một số vướng mắc. Việc hạn chế, thiếu sót trong quy định của pháp luật hình
sự cũng như những vướng mắc khi áp dụng pháp luật trong thực tiễn đã gây
không ít trở ngại cho các cơ quan tư pháp Quận, để kịp thời bảo vệ những đối
tượng yếu thế bị xâm hại là trẻ em. Những quy định của các điều luật về các
tội XPTDTE nói chung cũng như các điều luật cụ thể nói riêng, khi áp dụng
vẫn gặp phải những quan điểm, đường lối xử lý thiếu thống nhất, còn tùy
nghi, do cách hiểu, cách tiếp cận những quy định pháp luật hình sự của Cơ

quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án còn nhiều khác biệt. Điều này, dẫn đến
việc áp dụng PLHS vào thực tế các vụ án trên địa bàn quận Tân Bình, đôi lúc
không thể hiện được hết mức độ tương xứng giữa chế tài áp dụng với tính
2


chất, mức độ, hành vi nguy hiểm và hậu quả mà người phạm tội gây ra, không
thể hiện hết được tính nghiêm minh của pháp luật vào đời sống xã hội.
Do đó, nhận thấy việc nghiên cứu các lý luận cơ bản những quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam, về áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội
XPTDTE từ thực tiễn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh là hết sức cần
thiết, qua đó phần nào góp vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự để
tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, bảo vệ hiệu quả quyền bất khả xâm phạm về
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và sự phát triển bình thường về mặt tâm sinh
lý của trẻ em. Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Áp dụng pháp luật hình
sự đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn quận Tân Bình,
thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học luật hình sự ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu
lý luận chuyên sâu về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Các công trình
nghiên cứu sau đây đã được tác giả nghiên cứu và tham khảo để thực hiện đề
tài luận văn: “Giáo trình luật hình sự Việt Nam- Phần chung” do Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 2014 của GS. TS. Võ Khánh Vinh; “Giáo
trình luật hình sự Việt Nam- Phần các tội phạm” do Nhà xuất bản Công an
nhân dân, xuất bản năm 2008 của GS. TS. Võ Khánh Vinh; “Lý luận chung
về định tội danh” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 2013 của
GS. TS. Võ Khánh Vinh; “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017” do Nhà xuất bản Thế giới, xuất bản năm 2017 của
Tiến sĩ Đinh Thế Hưng và Trần Văn Biên; “Bình luận khoa học Bộ luật hình
sự- Phần các tội phạm” do Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản

năm 2002 của thạc sĩ Đinh Văn Quế; “Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sựNhững vấn đề lý luận và thực tiễn” do Nhà xuất bản Phương Đông, xuất bản
năm 2000 của thạc sĩ Đinh Văn Quế; “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam”
3


của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2008; “Quyết định hình phạt trong luật
hình sự Việt Nam” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 1995
của tác giải Nguyễn Ngọc Hòa; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, năm 2004
“Phòng ngừa tội phạm xâm hại trẻ em, theo chức năng của lực lượng Cảnh
sát nhân dân”, do Trần Phương Đạt làm chủ nhiệm; Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp bộ, năm 2005 “Tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ở các tỉnh, thành
phố phía Nam; thực trạng và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh”, do Vũ Đức
Trung làm chủ nhiệm.
Để phục vụ cho việc hoàn thành đề tài luận văn, tác giả luận văn còn
tham khảo các nghiên cứu khoa học về các tội XPTDTE, trong đó có thể kể
đến: Khánh Vân (2017) “Tìm hiểu các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong Bộ
luật hình sự 2015”- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp; Luận văn thạc sỹ
năm 2001 “Thực trạng và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác
đấu tranh chống tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, ở nước ta hiện nay”,
của tác giải Đặng Thị Thanh; Luận văn thạc sỹ năm 2014 “Các tội xâm phạm
tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam, từ thực tiễn tỉnh Bình
Phước”, của tác giải Nguyễn Vinh Huy; Luận văn thạc sỹ năm 2014 “Các tội
xâm phạm tình dục trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam”, của tác giải Nguyễn
Tấn Thiện.
Các công trình nghiên cứu khoa học nói trên đều nghiên cứu những vấn
đề về lý luận cơ bản, lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam; thực tiễn công tác
đấu tranh phòng, chống các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên phạm vi cả
nước hoặc một địa bàn cụ thể và đã có những kết luận, đưa ra những kiến
nghị hữu ích áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, có thể thấy các công trình
khoa học này chưa có công trình nào nghiên cứu áp dụng PLHS đối với các

tội XPTDTE trên địa bàn quận Tân Bình. Đặc biệt, từ ngày 01/01/2018, Bộ
luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), có hiệu lực thi hành, có
4


những thay đổi, bổ sung thêm tội mới so với Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa
đổi bổ sung năm 2009), nhằm phù hợp với thực tiễn xã hội và các quy phạm
pháp luật khác. Do vậy, đề tài “Áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội xâm
phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh” là
đề tài mới, lần đầu tiên được nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề về lý luận, các quy định
pháp luật về các tội XPTDTE, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với các
tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2013-2017, luận văn đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng
đúng pháp luật hình sự đối với các tội XPTDTE, góp phần vào công cuộc đấu
tranh phòng, chống tội phạm và giữ vững trật tự, an toàn xã hội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích trên đây, luận văn tập trung thực hiện các
nhiệm vụ:
- Thứ nhất: Phân tích, tìm hiểu các vấn đề lý luận và quy định pháp luật
về áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội XPTDTE;
- Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với
các tội XPTDTE, trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh;
- Thứ ba: Xác định các nguyên nhân của những hạn chế, vi phạm, sai
lầm trong áp dụng pháp luật hình sự đối với tội XPTDTE trên địa bàn quận
Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh;
- Thứ tư: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự và đề xuất các giải pháp
bảo đảm áp dụng pháp luật đúng cũng như nâng cao hiệu quả công tác đấu

tranh, phòng ngừa loại tội phạm này trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố
Hồ Chí Minh;
5


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quy định áp dụng pháp
luật hình sự về các tội XPTDTE; thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với
các tội này trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài luận văn được nghiên cứu trong phạm vi chuyên
ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự; khía cạnh thực tiễn của đề tài được
giới hạn ở định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội XPTDTE.
Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài luận văn được nghiên cứu trong phạm vi
quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật
hình sự đối với các tội XPTDTE, trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ
Chí Minh, giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, gồm số liệu thống kê tại
Viện kiểm sát nhân dân quận Tân Bình và 21 bản án sơ thẩm.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; các chủ trương, đường lối của Đảng
và pháp luật của Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền; về chính sách
hình sự; về cải cách tư pháp; về tội phạm và áp dụng pháp luật hình sự đối với
các tội xâm phạm tình dục trẻ em.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các

phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp
phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn
6


dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học… để
tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng, giải quyết những
nhiệm vụ đề tài đặt ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống ở
cấp độ luận văn thạc sỹ luật học về việc áp dụng pháp luật hình sự đối với các
tội XPTDTE từ thực tiễn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn
có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng tham khảo để nâng
cao hiệu quả áp dụng PLHS đối với các tội XPTDTE, đặc biệt là công tác xét
xử của Tòa án khi giải quyết các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em tại quận
Tân Bình nói riêng, thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn
gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật của áp dụng pháp luật
hình sự đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em.
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội xâm
phạm tình dục trẻ em trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật
hình sự đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em.

7



Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×