Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIIA TẠI RỪNG ĐẶC DỤNG ĐẮC UY HUYỆN ĐẮC HÀ TỈNH KON TUM 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN
TRẠNG THÁI IIIA2 TẠI RỪNG ĐẶC DỤNG ĐẮC UY
HUYỆN ĐẮC HÀ - TỈNH KON TUM

Họ và tên: ĐỖ ĐĂNG KHÁNH
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 6/ 2011


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG
THÁI IIIA2 TẠI RỪNG ĐẶC DỤNG ĐẮC UY
HUYỆN ĐẮC HÀ - TỈNH KON TUM

Tác giả

ĐỖ ĐĂNG KHÁNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Lâm Nghiệp

Giáo viên hướng dẫn
ThS. MẠC VĂN CHĂM


Tháng 6/ 2011
i


LỜI CẢM ƠN
Để đạt được những thành quả như ngày hôm nay tôi vô cùng biết ơn:
Công ơn sinh thành của bố mẹ, sự quan tâm lo lắng và động viên của các tất cả
mọi người trong đại gia đình tôi đã tạo điều kiện cho tôi có được nghị lực để vươn lên
học tập và có được kết quả như ngày nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo Khoa Lâm Nghiệp và quý thầy cô
trong Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi theo học tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn tới thầy Ths. Mạc Văn Chăm giảng viên Khoa Lâm Nghiệp
đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn tới Ban quản lý Rừng Đặc dụng Đắk Uy, huyện Đắk Hà,
tỉnh Kon Tum. Đặc biệt là anh Nguyễn Xuân Quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực
hiện khóa luận.
Cảm ơn các bạn học trong lớp DH07LN đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu tại trường.

Tp HCM, tháng 06 năm 2011
Sinh viên: Đỗ Đăng Khánh

ii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... ii

Mục lục ......................................................................................................................... iii
Danh sách các bảng ....................................................................................................... v
Danh sách các hình ....................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắc .......................................................................................... vii
Tóm tắt ........................................................................................................................ viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.3 Giới hạn đề tài ....................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................................ 3
2.1.1 Vị trí địa lý,diện tích và ranh giới ...................................................................... 3
2.1.2 Địa hình - Thổ nhưỡng ....................................................................................... 3
2.1.3 Khí hậu – Thủy văn ............................................................................................ 4
2.1.4 Tài nguyên sinh vật ............................................................................................ 5
2.2 Đặc điểm Dân sinh - Kinh tế - Xã hội ................................................................... 7
2.3 Chương trình phục hồi sinh thái và tái tạo rừng .................................................... 8
2.4 Cơ sở khoa học ...................................................................................................... 8
2.4.1 Khái niệm về cấu trúc rừng ................................................................................ 9
2.4.2 Tình hình nghiên cứu rừng trên thế giới........................................................... 13
2.4.3 Những nghiên cứu cấu trúc rừng ở Việt Nam .................................................. 16
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 19
3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 19
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 19
3.2.1 Phương pháp luận ............................................................................................. 19
3.2.2 Thu thập dữ liệu liên quan ................................................................................ 19
iii


3.2.3 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp .................................................................. 19

3.2.4. Phương pháp nội nghiệp .................................................................................. 20
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 26
4.1.Tổ thành loài ........................................................................................................ 26
4.2. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,.3).................................................... 28
4.3. Phân bố số cây theo cấp chiều cao vút ngọn ( N/Hvn) ........................................ 30
4.4. Phân bố số cây theo cấp tiết diện ngang (N/G) .................................................. 32
4.5. Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3) ............................................... 34
4.6. Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3)........................................ 36
4.7. Tình hình tái sinh dưới tán rừng ......................................................................... 38
4.8. Độ tàn che của rừng (C) ..................................................................................... 40
4.9. Độ hỗn giao của rừng (K) ................................................................................... 41
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 42
5.1 Kết luận................................................................................................................ 42
5.1.1 Về tổ thành loài ................................................................................................ 42
5.1.2 Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) .................................................. 42
5.1.3 Phân bố số cây theo cấp chiều cao vút ngọn ( N/Hvn) ...................................... 42
5.1.4 Phân bố số cây theo cấp tiết diện ngang (N/G) ................................................ 43
5.1.5 Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1.3) ............................................. 43
5.1.6 Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3)...................................... 43
5.1.7 Tình hình tái sinh dưới tán rừng ....................................................................... 43
5.1.8 Độ tàn che của rừng (C) ................................................................................... 43
5.1.9 Độ hỗn giao của rừng (K) ................................................................................. 43
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 45
PHỤ LỤC ........................................................................................................................

iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Tổ thành loài tại khu vực nghiên cứu ......................................................... 27
Bảng 4.2. Phân bố số cây theo cấp đường kính .......................................................... 29
Bảng 4.3. Phân bố số cây theo cấp chiều cao ............................................................. 31
Bảng 4.4. Phân bố số cây theo cấp tiết diện................................................................ 33
Bảng 4.5. Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính ..................................................... 35
Bảng 4.6. Tương quan giữa Hvn/D1,3 ........................................................................... 37
Bảng 4.7. Phân bố cây tái sinh theo phẩm chất và chiều cao ..................................... 39

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ thống kê tổ thành loài .................................................................... 27
Hình 4.2. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính ............................................. 29
Hình 4.3. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao ................................................ 31
Hình 4.4. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp tiết diện ngang ........................................ 34
Hình 4.5. Biểu đồ biểu thị sự phân bố % trữ lượng theo cấp kính ............................. 35
Hình 4.6. Biểu đồ mô tả mối tương quan giữa D1,3 và Hvn ......................................... 38
Hình 4.7. Biểu đồ phân bố cây tái sinh ....................................................................... 39

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Hvn

Chiều cao vút ngọn.

D1.3


Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m.

Hdc

Chiều cao dưới cành.

Dt

Đường kính tán.

CL

chất lượng thân cây.

Vcây

Thể tích thân cây.

N

Tổng số cây.

G

Tiết diện ngang.

M/ha

Trữ lượng của cây trên 1 hécta.


IV

Chỉ số quan trọng.

K

Kí hiệu độ hỗn giao của rừng.

X

Kí hiệu tổng số loài.

CV

Hệ số biến động.

S2

Phương sai.

R

Biên độ biến động.

P

Xác suất nhận một phần tử/thí nghiêm.

r


Hệ số tương quan.

vii


TÓM TẮT
Đề tài : “ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái IIIA2 tại rừng
Đặc dụng Đắk Uy, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum” được tiến hành tại rừng Đặc dụng
Đắk Uy, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2011.
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận: Tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản về cấu
trúc rừng trạng thái IIIA2 tại rừng Đặc dụng Đắc Uy - huyện Đắc Hà - tỉnh Kon Tum.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, khóa luận đã tiến hành nghiên cứu các
nội dung sau:
- Xác định tổ thành loài thực vật.
- Xác lập quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính D1,3 .
- Xác lập quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao Hvn.
- Xác lập quy luật phân bố số cây theo cấp tiết diện ngang G1,3.
- Xác lập quy luật phân bố trữ lượng M theo cấp đường kính D1,3.
- Xác lập quy luật tương quan giữa chiều cao Hvn và đường kính D1,3.
- Đánh giá tình hình tái sinh dưới tán rừng.
- Xác định độ tàn che của rừng ( thông qua vẽ trắc đồ David và Richards).
- Độ hỗn giao của rừng (K).
Để đạt được những nội dung nghiên cứu trên, khóa luận đã sử dụng các phương
pháp:
- Thiết lập các ô lâm học diện tích 1500 m2 (30 m x 50 m). Trong ô lâm học
tiến hành xác định tên loài cây và đo đếm các chỉ tiêu: đường kính ngang ngực (D1,3),
chiều cao vút ngọn (Hvn) và đường kính tán (Dt) theo phương pháp điều tra thông
thường.
- Dùng phần mềm Excel 2003 và Stargraphic 3.0 để tính toán và xử lý số liệu.
Kết quả thu được:

- Trong khu vực nghiên cứu điều tra được 77 loài cây gỗ thuộc 41 họ. Trong đó
có những loài chiếm ưu thế lớn như: Trắc ( Dalbergia cochinchinensis) có chỉ số
IV% = 14,07%, Hà nu ( Ixonanthes cochinchinensis) có chỉ số IV% = 11,67%, Sến cát
viii


( Shorea cochinchinensis) chỉ số IV% = 9,47% và Sao xanh ( Hopea dealbata) có chỉ
số IV% = 5,87%.
- Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính phù hợp với hàm phân bố
Exponential:

N% = exp(3,81368 - 0,057329D).

Đường kính bình quân

D1,3tb = 22,13 cm, hệ số biến động cao ( CV% = 67,89 %) và biên độ biến động
R = 82,80 cm.
- Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao vút ngọn phù hợp với hàm toán
học: N% = -61,6149 + 3100,69/H - 48215,9/H2 + 328745,0/H3 - 824172,0/H4 , chiều
cao bình quân Htb = 15,69 m, hệ số biến động CV% = 34,55% và biên độ biến động
R = 20 m.
- Phân bố số cây theo cấp tiết diện ngang có dạng phân bố giảm, tiết diện bình
quân G1,3tb= 0,0561 m2 phương trình toán học phù hợp cho phân bố này là:
N% = 0,927814 - 0,455392/G + 0,111509/G2 - 0,0013084/G3.
- Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính trong khu vực nghiên cứu là phân bố
không đồng đều giữa các cấp và có dạng phân bố nhiều đỉnh.
- Tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn/D1,3) được mô phỏng theo
phương trình: Hvn = 1/(0,0278937 + 0,716457/D1,3).
- Tình hình tái sinh dưới tán rừng: Qua điều tra số liệu thu thập được 33 loài cây
gỗ tái sinh với mật độ cây tái sinh là 8320cây/ha. Cây tái sinh triển vọng chiếm

75,96% trong tổng số cây tái sinh.
- Độ tàn che của rừng (C): Sử dụng phương pháp vẽ trắc đồ ( David và
Richards) xác định được độ tàn che của khu vực nghiên cứu là 0,77.
- Độ hỗn giao của rừng là K = 0,203.

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng tự nhiên là một hệ sinh thái rất phức tạp và đa dạng, có tác động rất lớn
đến xã hội loài người. Sự cân bằng và ổn định của rừng được duy trì bởi nhiều yếu
tố mà sự hiểu biết của con người còn rất hạn chế. Rừng có vai trò rất quan trọng với
môi trường sinh thái như hấp thu các chất độc hại ( CO, CO2, H2S…), nhả khí O2
làm trong lành không khí, ngăn chặn xói mòn đất, giữ nước, cung cấp dinh dưỡng
cho đất và chống ô nhiễm đất, nước…Về mặt kinh tế xã hội, rừng mang lại nguồn
thu nhập cho đất nước, cho con người qua việc khai thác gỗ và củi… Ngoài ra, rừng
còn phục vụ cho nhu cầu tinh thần của con người như các khu du lịch sinh thái, khu
bảo tồn thiên nhiên …
Tuy nhiên, ngày nay do nhu cầu kinh tế quá lớn, con người đã lạm dụng quá
mức tài nguyên rừng, làm cho rừng bị tàn phá, hủy hoại nặng nề và ngày càng bị
suy thoái nghiêm trọng. Điều này đã đặt ra cho những nhà lâm nghiệp trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng một nhiệm vụ cấp thiết là làm thế nào để khôi
phục rừng tự nhiên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về kinh tế - xã hội nhưng vẫn
duy trì được vai trò sinh thái bảo vệ môi trường của rừng. Trong nhiệm vụ này, vấn
đề quan trọng là phải khai thác rừng sao cho hợp lý vì khai thác rừng là biện pháp
kỹ thuật lâm sinh quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc duy trì và phát triển
vốn rừng. Khai thác hợp lý sẽ thúc đẩy sinh trưởng của rừng và xúc tiến tái sinh tự
nhiên, ngược lại nếu lạm dụng rừng, khai thác quá mức, thiếu kiểm soát sẽ phá vỡ

cấu trúc rừng, dẫn đến mất rừng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Rừng đặc dụng Đắk Uy – Kon Tum có giá trị to lớn cả về vai trò bảo vệ môi
trường, bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ các loài cây, con
quý hiếm; ở thực vật có các loài như trắc, giáng hương…. về động vật có một số
loài như gấu chó, sóc bay, gà lôi,…và đặc biệt là tạo ra một cảnh quan du lịch sinh
thái nghỉ dưỡng. Sự sống của tất cả các sinh vật trong hệ sinh thái rừng đặc dụng

1


Đắk Uy có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ở đó thể hiện sự đặc trưng về địa hình,
địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu và thủy văn,… của vùng.
Vì vậy, để công tác tổ chức, quản lý và bảo vệ rừng có hiệu quả cần thiết
phải có những hiểu biết sâu sắc về các đặc trưng cấu trúc của rừng nhằm lựa chọn
được các biện pháp lâm sinh phù hợp để tác động đến rừng làm cho rừng ngày càng
phát triển bền vững.
Xuất phát từ những vấn đề trên, trong giới hạn cho phép của một khóa luận
tốt nghiệp cuối khóa, dưới sự hướng dẫn của thầy Mạc Văn Chăm, Bộ môn Quản lý
tài nguyên rừng, Khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trạng thái IIIA2
tại rừng Đặc dụng Đắc Uy - huyện Đắc Hà - tỉnh Kon Tum” 1.2 Mục tiêu
nghiên cứu
Tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản về cấu trúc rừng trạng thái IIIA2 tại rừng
Đặc dụng Đắc Uy - huyện Đắc Hà - tỉnh Kon Tum.
1.3 Giới hạn đề tài
1.3.1 Giới hạn về nội dung
Đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tổ thành loài,
phân bố số cây theo đường kính ngang ngực (D1,3), chiều cao (Hvn), phân bố trữ
lượng theo cấp đường kính, tương quan giữa D1,3và H1,3, tình hình tái sinh, độ tàn
che của rừng.

1.3.2 Giới hạn về khu vực nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng thuộc trạng thái
IIIA2 tại rừng Đặc dụng Đắc Uy - huyện Đắc Hà - tỉnh Kon Tum.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý, diện tích và ranh giới
Khu rừng đặc dụng Đắk Uy nằm trong địa giới hành chính của hai xã Đắk
H’ring và Hà Mòn thuộc huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum, có tọa độ địa lý và vị trí
hành chính như sau:
- Tọa độ địa lý:
+ Từ 14031’57” đến 14033’25” vĩ độ Bắc.
+ Từ 107053’05” đến 107055’20 kinh độ Đông.
- Vị trí hành chính, ranh giới:
+ Phía Bắc giáp Nông trường cao su Đắk H’ring.
+ Phía Nam giáp Nông trường cà phê Đắk Uy IV.
+ Phía Đông giáp Nông trường cà phê Đắk Uy III ( cũng chính là trục
đường quốc lộ 14).
+ Phía Tây giáp Nông trường cà phê Đắk Uy IV.
Theo quyết định của UBND tỉnh Kon Tum thì tổng diện tích tự nhiên của
khu rừng đặc dụng là 690 ha. Trong đó:
- Đất lâm nghiệp là 659,5 ha, chiếm 95,6 % tổng diện tích tự nhiên của khu
rừng.
- Đất nông nghiệp là 16 ha, chiếm 2,3% tổng diện tích tự nhiên của khu rừng,
- Các loại đất khác là 14,5 ha, chiếm 2,1% tổng diện tích tự nhiên của khu
rừng.

2.1.2 Địa hình - Thổ nhưỡng
Khu rừng đặc dụng Đắk Uy nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc
bình quân từ 20 – 50, bề mặt địa hình hơi lượn sóng và thoải dần về phía Tây Nam.
Nói chung địa hình khu vực đơn giản, không có sự chia cắt, nó là kết quả của một
quá trình tích tụ lâu đời ở những vùng trũng, ven suối trải qua biến đổi của lịch sử
kiến tạo địa chất. Độ cao trung bình của khu vực từ 640 m đến 662 so với mặt biển.
3


Theo kết quả điều tra lập địa nền vật chất kiến tạo chủ yếu của khu rừng đặc
dụng Đắc Uy là nhóm đá mẹ sau:
Nhóm đá Macma - axit trong đó đá Granit và Sạn kết là phổ biến. Bao gồm
một số loại đất sau:
- Đất Feralit vàng hay nâu xám phát triển trên đá Granit, tầng dày lơn hơn
100 cm, thành phần cơ giới nhẹ và tơi xốp.
- Đất dốc tụ hay lầy thụt ven suối, vùng trũng ( Nguồn: Chi cục kiểm lâm
tỉnh Kon Tum).
2.1.3 Khí hậu – Thủy văn
Khí hậu khu rừng đặc dụng Đắk Uy thuộc vùng khí hậu cao nguyên Tây
Trường Sơn, một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân năm đạt 1736 mm, cao
nhất là 2172 mm, thấp nhất là 1300 mm, lượng mưa không đều, tập trung chủ yếu
vào mùa mưa trong tháng 8 và tháng 9.
Nhiệt độ bình quân năm 23,60c, cao nhất là 29,60c, thấp nhất là 18,40c.
Không có hiện tượng sương muối. Biên độ nhiệt ngày và đêm biến đổi lớn ( từ 10 110c). Nhưng biên độ nhiệt biến đổi trong năm lại nhỏ hơn ( từ 3 - 60c). Khu rừng
đặc dụng nằm trong vùng có nền nhiệt độ cao, thuộc loại hình khí hậu nhiệt đới, là
yếu tố thích hợp cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
Trong khu rừng có hai hồ nước bán tự nhiên, với hệ thống tưới tiêu nhân tạo
từ đập Đắc Uy chạy ngang qua chiều dài của khu rừng, là điều kiện thuận lợi cho
phục vụ việc tưới tiêu, chăm sóc các khu rừng trồng và trong công tác phòng cháy

chữa cháy rừng.
Mật độ suối phân bố thấp, do mùa mưa kéo dài nên lượng nước thường dư
thừa; ngược lại về mùa khô mưa rất ít gây nên hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng,
làm cho cây cối khô cằn, sinh trưởng và phát triển kém.
Hướng gió thịnh hành là gió Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 8. Khi có
gió mùa Tây Nam hoạt động thường làm cho khí hậu khô nóng, bóc hơi bề mặt lớn.
Từ tháng 9 đến tháng 4 chủ yếu là gió mùa Tây Bắc và Đông Nam.

4


2.1.4 Tài nguyên sinh vật
2.1.4.1 Tài nguyên thực vật
Khu rừng đặc dụng Đắk Uy trước đây được phủ kín bởi loại rừng lá rộng
thường xanh nhưng trải qua một quá trình lịch sử lâu dài do sự chặt phá bừa bãi, đốt
nương làm rẫy, khai thác lâm sản và sự tác động vô ý thức của con người gây ra đã
làm cho tài nguyên thực vật ở đây bị tàn phá nặng nề, làm cho nhiều khu hệ sinh
thái bị phá vỡ, thay vào đó là những phần đất trống đồi núi trọc, những khu dân cư,
vùng sản xuất nông nghiệp, vùng trồng cây công nghiệp. Bên cạnh đó còn có một
khu rừng có giá trị được giữ lại đó là khu rừng có cây trắc phân bố tương đối tập
trung trong khu rừng đặc dụng Đắk Uy. Tuy nhiên, nó đã bị tác động của con người
ở những mức độ khác nhau.
Trên tổng diện tích 690 ha là không quá lớn nhưng thảm thực vật ở đây đã
thể hiện sự phong phú, đa dạng đủ đại diện cho kiểu rừng kín thường xanh nhiệt
đới. Các họ thực vật chủ yếu ở đây là : họ Dầu ( Dipterocarpaceae), họ Giẻ
( Fagaceae), họ Re ( Lauraceae), họ Đậu ( Fabaceae), họ Ba mảnh vỏ
( Euphorbiaceae),… với các loài thực vật ưu thế như: Trắc ( Dalbergia
cochinchinensis Pierre in Lan), Giáng hương ( Pterocarpus pedatus), Bằng lăng
( Lagerstroemia calyculata), Re rừng ( Cinnamomum obtusifolium), Sao đen
( Hopea odorata), Giẻ đỏ ( Lithocarpus ducampii)…

Khu rừng đặc dụng Đắc Uy có các kiểu rừng và các trảng phân bố sau:
a) Rừng kín thường xanh: Có diện tích 430,5 ha, chiếm 62,3 % tổng diện tích
đất có rừng. Trữ lượng là 347,12 m3. Phân bố tập trung trên đất Feralit phát triển
trên đá mẹ Granit, ở vùng trung tâm của khu rừng đặc dụng. Các họ thực vật chủ
yếu: họ Dầu ( Dipterocarpaceae), họ Giẻ ( Fagaceae), họ Re ( Lauraceae), họ Đậu
( Fabaceae), họ Ba mảnh vỏ ( Euphorbiaceae)…với một số loại cây ưu thế thường
gặp: các loại Giẻ ( Lithocarpus spp.), các loại Trâm ( Syzygium spp.), Thị rừng (
Diospyros sp.) Bứa núi ( Garcinia oliveri)…
Trong kiểu rừng kín thường xanh ngoài những loài cây đã nêu ở trên còn gặp
một số loài cây quí, có giá trị về kinh tế và khoa học như: Giáng hương
( Pterrocarpus pedatus), Sao xanh ( Hopea dealbata) , Bằng lăng ( Lagerstroemia

5


calyculata) và đặc biệt là loài Trắc ( Dalbergia cochinchinensis) tập trung thành
từng đám, tổ thành ưu thế chiếm tới 40%.
b) Trảng cây bụi: Có diện tích 112,5 ha, chiếm 16,3% trong tổng diện tích
đất có rừng. Phân bố trên vùng bằng ở loại đất phong hóa từ Granit hay Sạn kết tạo
thành những đám liên tục. Có các họ thực vật điển hình như: Họ Ban ( Guttiferea),
họ Đay ( Tiliaceae), họ Ba mảnh vỏ ( Euphorbiaceae), với các loại ưu thế: Cò ke
( Microcos paniculata), Thẩu tấu ( Aporosa microcalyx), Lành ngạnh ( Cratoxylon
ligustrinum)…
c) Trảng cỏ: Có diện tích 75,5 ha, chiếm 11,0% tổng diện tích của khu rừng
đặc dụng thường phân bố trên vùng bằng, trống trải, có khi rãi rác, nhưng nhiều nơi
thường phân bố thành những trảng thuần loài. Loài ưu thế thường gặp là cỏ tranh
( Imperata cylindryca).
d) Rừng trồng: Ngoài các kiểu rừng trên, trong khu rừng còn có một số diện
tích rừng trồng chiếm tới 41,0 ha với 6,0% tổng diện tích của khu rừng. Phân bố
chủ yếu ở phía bắc của khu rừng.

Đối với hệ thực vật, trong phạm vi khu rừng đặc dụng đã thống kê được 85
loài với 66 chi và 41 họ khác nhau.
Về họ thực vật có số lượng loài khá nhiều là: Họ ba mảnh vỏ
( Euphorbiaceae) có 6 loài, họ Re ( Lauraceae) có 6 loài, họ Sim ( Myrtaceae) có 4
loài, họ Giẻ ( Fagaceae) có 4 loài, họ Đậu ( Fabacea) có 3 loài, các họ còn lại có từ
1- 3 loài.
2.1.4.2 Tài nguyên động vật
Khu rừng đặc dụng Đắk Uy có diện tích nhỏ, lại nằm giữa một vùng dân cư
khá đông đúc, luôn luôn chịu sự tác động thường xuyên của con người. Theo dòng
thời gian đã làm mất đi nhiều loài trong thành phần hệ động vật của khu rừng vốn
trước đây nó là một trong những nơi giàu có và phong phú của hệ động vật tây
Trường Sơn. Hiện nay trong khu rừng đặc dụng Đắc Uy còn tồn tại một số loài,
nhưng trong đó có 5 loài cần được lưu ý bảo vệ và phát triển, đồng thời trong sách
đỏ chúng cũng được ghi nhận như: Sóc bay

( Hylopetes spadiecus), Cu li

( Nycticebus coucang), Rái cá ( Lutra lutra), Gấu chó ( Helaretos malayanus), Gà
lôi ( Lophura diard).
6


Bên cạnh đó, khu rừng đặc dụng Đắk Uy còn để lại dấu vết của một số loài
thú lớn có giá trị kinh tế cao như: Hổ ( Panthera tigris), Báo ( Panthera pardus) và
những loài khác phân bố rải rác trong rừng đặc dụng như Nai ( Cervus unicolor),
Hoẵng ( Muntiacus muntijac), Tê tê ( Manis javanica), Lợn rừng ( Suc acrofa).
Ngoài ra, khu rừng còn là nơi trú ngụ của nhiều loài chim như: Cò trắng,
Nhồng, Sáo,…và nhiều loài chim khác, làm tăng thêm sự phong phú của động vật
trong khu rừng.
2.2 Đặc điểm Dân sinh - Kinh tế - Xã hội

Khu rừng đặc dụng Đắc Uy nằm trong phạm vi của hai xã: xã Đắc H’ring và
xã Hà Mòn. Hiện nay, trong khu vực rừng đặc dụng không có dân cư của một bản
làng hay một cơ quan xí nghiệp nào phân bố. Đây là điều kiện thuận lợi cho công
tác quản lý bảo vệ rừng. Tổng dân số vùng phụ cận trên 20.000, với chủ yếu là dân
tộc Kinh. Số lao động là 9780 người. Trong đó:
- Nông trường cao su Đắk H’ring có 390 khẩu với 264 lao động.
- Nông trường cà phê Đắk Uy III có 1.700 khẩu với 400 lao động.
- Nông trường cà phê Đắk Uy IV có 2.100 khẩu với 475 lao động.
Số còn lại là dân cư của các xã Đắk H’rinh, xã Hà Mòn, thị trấn Đắk Hà.
Người dân sống chủ yếu là nhờ vào sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, ngô,
đậu,… cuộc sống gia đình tương đối ổn định, thu nhập bình quân đầu người từ
200.000 đồng đến 250.000 đồng/tháng. Cá biệt, có những hộ thu nhập đạt 50 triệu
đồng/năm. Ngược lại, những gia đình làm việc tự do thì thu nhập không ổn định,
cuộc sống vẫn gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn. Mức sống và trình độ văn hóa
chênh lệch nhau nhiều.
Về mặt văn hóa, giáo dục thì khá phát triển, hầu hết con em trong độ tuổi đi
học đều được đến trường, cơ sở hạ tầng được đầu tư và xây dựng khá tốt như:
trường học, trạm xá. Công trình phúc lợi đã được chú ý phát triển, điều đó thực sự
mang lại cuộc sống ấm no cho các cộng đồng dân cư trong khu vực.
Khu rừng đặc dụng Đắk Uy nằm sát ngay trục đường quốc lộ 14 và cách
Thành phố Kon Tum khoảng 25 km về phía Bắc. Đường ở đây đã được trải nhựa,
rất thuận tiện cho giao thông đi lại. Bên cạnh đó, trong rừng đặc dụng đã xây dựng

7


mạng lưới đường lô, đường khoảnh rộng 4 m, chất lượng khá tốt, thuận tiện cho
việc kiểm tra bảo vệ rừng.
2.3 Chương trình phục hồi sinh thái và tái tạo rừng
Do có sự khai thác bừa bãi, đốt nương làm rẫy của người dân, kết hợp với

nạn lửa rừng hàng năm nên dẫn đến hậu quả là rừng và hệ sinh thái trong khu rừng
đặc dụng bị tàn phá nghiêm trọng. Để bảo vệ, tái tạo và phục hồi vốn rừng, Ban
quản lý rừng đặc dụng đã tiến hành công tác phục hồi rừng tự nhiên và trồng lại
rừng trên các diện tích đất trống không có rừng.
a) Công tác trồng rừng
* Trồng rừng tập trung:
- Đối tượng đất trồng rừng: là những diện tích đất trống đồi trọc, không có
rừng ( trạng thái IA và IB) thuộc phân khu phục hồi sinh thái và tái tạo rừng. Theo
qui hoạch sử dụng đất thì diện tích đất trồng rừng tập trung là 127,5ha.
- Phương thức trồng: trồng hỗn giao với mật độ 1.667 cây/ha
( cự ly 3m x 2m).
- Loại cây trồng: trồng các loại cây bản địa sẵn có của khu rừng như: trắc,
hương, cà te, giổi, sao đen, sao xanh,…với cây muồng đen phù trợ.
- Phương pháp trồng: trồng bằng cây con có bầu.
- Hình thức tổ chức: thuê khoán cho các hộ dân trồng rừng bên ngoài, Ban
quản lý rừng phụ trách về mặt kỹ thuật trồng và chăm sóc.
b) Công tác phục hồi rừng tự nhiên
Cùng với các biện pháp lâm học khác nhằm khôi phục và bảo tồn tự nhiên
các loại hình rừng ở đây, một biện pháp quan trọng là phải tiến hành quy hoạch,
khoanh nuôi một số diện tích rừng để phục hồi theo hướng tự nhiên. Diện tích
khoanh nuôi phục hồi là 37,0 ha trong phân khu phục hồi sinh thái.
2.4 Cơ sở khoa học
Nghiên cứu cấu trúc rừng là tìm ra các quy luật tự nhiên của của rừng, nhằm
giải quyết các vấn đề trong kinh doanh rừng, để từ đó việc kinh doanh rừng có hiệu
quả hơn. Tùy theo các loại rừng khác nhau mà có những quy luật sinh trưởng và
phát triển khác nhau, từ đó rừng sẽ có những cấu trúc khác nhau.

8



Nghiên cứu cấu trúc rừng đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như
ở Việt Nam tiến hành từ những năm đầu của thế kỷ XX bằng nhiều phương pháp
khác nhau. Ở Châu Âu, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, vấn đề nghiên cứu quy
luật phân bố số cây ổn định theo tần số và tần suất ở các cấp tự nhiên về đường
kính, chiều cao, thể tích,… đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Nhiều vấn đề nghiên
cứu cấu trúc rừng trước đây còn nặng về nghiên cứu định tính, mô tả thì nay đã
được nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu cấu trúc rừng đã được các nhà khoa học
khái quát dưới dạng toán học từ đơn giản đến phức tạp nhằm định lượng các quy
luật tự nhiên, nhờ đó đã giải quyết được các vấn đề kinh doanh rừng và xây dựng
các biện pháp kinh doanh, nuôi dưỡng cho từng đối tượng rừng.
2.4.1 Khái niệm về cấu trúc rừng
2.4.1.1 Khái niệm
Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp, tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên
quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Phân bố của thực vật trong
không gian có thể biểu thị ở hai khía cạnh: theo chiều thẳng đứng ( tính thành tầng,
tầng phiến) và theo chiều nằm ngang của rừng ( trạng thái khảm). Sự tổ hợp đó có
nguyên nhân, nghĩa là có sự chọn lọc mang tính quy luật của chúng trong tự nhiên.
Cấu trúc là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng về hình thái quần thể
sinh vật.
Giữa cấu trúc và sinh thái rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bất kì một
quy luật cấu trúc quần thể nào cùng đều có nội dung sinh thái học bên trong nó. Cần
phải hiểu rõ mọi quy luật sinh thái mới có cơ sở khoa học để giải thích các quy luật
cấu trúc của quần thể thực vật.
- Cấu trúc sinh thái bao gồm các nhân tố: tổ thành thực vật, dạng sống, tầng
phiến.
- Cấu trúc hình thái bao gồm: cấu trúc trên mặt phẳng đứng ( hiện tượng
thành tầng) và cấu trúc mặt phẳng ngang ( mật độ và phân bố cây trong quần thể).
- Cấu trúc thời gian của quần thể được đặc trưng bằng nhân tố cấu trúc tuổi.

9



2.4.1.2 Đặc điểm về cấu trúc rừng
* Tổ thành thực vật:
Tổ thành thực vật phong phú là đặc điểm quan trọng và độc đáo của hệ
sinh thái rừng mưa nhiệt đới. Do những điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai và
tính chất cổ xưa của khu hệ thực vật, đã tạo nên sự phong phú và đa dạng về thành
phần loài cây cho các hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. Tuy nhiên do điều kiện lập
địa và tính giàu có của khu hệ thực vật trong từng địa phương khác nhau nên tính
phong phú về tổ thành loài cây của hệ sinh thái rừng rừng mưa cũng có sự biến
động lớn.
* Tầng phiến
Tầng phiến ( Synusia) là thuật ngữ được Rubel sử dụng lần đầu tiên vào
năm 1904 để phân tích quần xã thực vật. Nhưng đến năm 1918 thuật ngữ này mới
chính thức được các nhà sinh thái thực vật sử dụng rộng rãi. Theo Gams (1918),
tầng phiến có thể hiểu theo ba nghĩa sau:
Tầng phiến là tập hợp các cá thể của cùng một loài nằm trong giới hạn một
vùng nhất định, tương tự như quần thể loài.
Tầng phiến là tập hợp các loài cây khác nhau thuộc cùng một nhóm dạng
sống và gần gũi với nhau về nhịp điệu sinh trưởng theo mùa.
Tầng phiến là tập hợp các loài cây khác nhau, nhưng có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau và cùng sinh sống trong cùng môi trường nhất định.
* Tầng và hiện tượng phân tầng
V.N Sucasốp ( 1961) đã định nghĩa “ tầng là khái niệm sinh thái học, khái
niệm thực vật quần lạc học và cũng là khái niệm địa quần lạc học, nó bao gồm
nhiều thực vật có hình thức sinh trưởng và đặc tính sinh thái học giống nhau”.
Theo Thái Văn Trừng ( 1970, 1978) sự sắp xếp các cây gỗ rừng mưa nhiệt
đới theo chiều thẳng đứng thành 5 tầng, trong đó có 3 tầng cây gỗ lớn một tầng cây
gỗ bụi, một tầng cỏ và tầng dương xỉ. Đặc điểm các tầng như sau:
- Tầng vượt tán ( A1): Đây là tầng hình thành những cây gỗ cao đến 40 m.

- Tầng ưu thế sinh thái ( A2): Tầng này có chiều cao trung bình từ

20 -

30 m, phân bố liên tục cả hướng đứng và hướng ngang. Những loài cây gỗ hình

10


thành tầng này thường có đặc điểm thân thẳng, tán lá hình tròn và hẹp, lá thường
xanh.
- Tầng dưới tán ( A3): Tầng này bao gồm những cây có thân hình nhỏ mọc
rải rác, cao trung bình từ 8 – 15 m, thuộc họ Bứa ( Clusiaceae), họ Máu chó
( Mirisstiaceae),… Ngoài ra, cấu tạo tầng này còn bao gồm những cây con, cây nhỡ
của các loại thuộc tầng trên.
- Tầng cây bụi thấp ( B): Tầng này cao từ 2 – 8 m, được hình thành từ những
loài cây bụi thuộc họ Cà phê ( Rubiaceae), họ Na ( Annonaceae)… Ngoài ra, tầng
này gồm nhiều cây họ Dừa ( Palmaceae), họ phụ Tre nứa (Bambusoideae). Các loài
cây thuộc tầng này có đặc điểm: chịu bóng cao, sinh trưởng rất chậm, thân nhỏ bé,
đôi khi chỉ có một thân độc nhất với chỉ một chùm lá trên ngọn.
- Tầng cỏ quyết ( C): Tầng này bao gồm những loại thân thảo, có chiều cao
dưới 2 m, thuộc họ Ôrô ( Acanthaceae), họ Gai ( Uticaeae), họ Gừng
(Zinziberaceae).…
* Dạng sống
Trải qua một quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên lâu dài, nhiều loài cây
khác nhau rất xa trong hệ thống phân loại, nhưng khi cùng chung sống với nhau
trong cùng một hoàn cảnh sinh thái nhất định, để bảo tồn giống nòi đòi hỏi phải có
tính thích ứng cao với các nhân tố bên ngoài. Tính thích ứng đó biểu hiện bởi sự
biến đổi cấu tạo giải phẫu, chức năng sinh lý,… nhằm duy trì khả năng tồn tại của
chúng trong một sinh thái cảnh nhất định. Qua nhiều thế hệ, những biến đổi đó được

lập đi lập lại và trở thành đặc tính sinh vật học tương đối ổn định duy trì từ đời này
sang đời khác.
Dựa trên cơ sở đó, các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm về dạng sống:
“Dạng sống là một đơn vị phân loại sinh thái, nó bao gồm nhiều loại thực vật có thể
khác nhau rất xa trong hệ thống phân loại tự nhiên nhưng cùng giống nhau về biện
pháp và con đường thích nghi với cùng một hoàn cảnh sinh thái”.
Các dạng sống trong rừng mưa:
- Dạng sống các loại cây gỗ lớn.
- Dạng sống các loại dây leo.
- Dạng sống các loại cây thắt nghẹt.
11


- Dạng sống khác: phụ sinh, ký sinh, bán ký sinh và hoại sinh.
* Cấu trúc mật độ:
Cấu trúc mật độ phản ánh số cây trên một đơn vị diện tích. Phản ánh mức
độ tác động giữa các cá thể trong lâm phần. Mật độ ảnh hưởng đến tiểu hoàn cảnh
rừng, khả năng sản xuất của rừng. Theo thời gian, cấp tuổi của rừng thay đổi thì mật
độ luôn thay đổi. Đây chính là cơ sở của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm
sinh trong kinh doanh rừng.
* Cấu trúc tuổi:
Cấu trúc về thời gian, đó là trạng thái tuổi của các loài cây tham gia vào hệ
sinh thái rừng, sự phân bố này có mối liên hệ chặt chẽ với cấu trúc về không gian
của rừng.
Trong nghiên cứu và kinh doanh rừng, người ta phân tuổi rừng theo cấp tuổi,
thường là 5 năm, nhiều khi là 10; 15 hay 20 năm tùy theo đối tượng rừng và mục
đích kinh doanh rừng.
* Ngoại mạo của các loài cây trong rừng mưa nhiệt đới:
Rừng mưa nhiệt đới rất dễ gây ra cho những người lần đầu tiên tiếp xúc ấn
tượng mạnh, vì nó có một số đặc điểm nhất định về ngoại mạo thường ít hoặc

không bao giờ thấy ở quần thể thực vật khác. Mặt dù tất cả những cây gỗ lớn rừng
mưa đều có nhiều đặc tính về hình thái chung với nhau, nhưng với mỗi tầng trong
rừng lại có những nét đặc rưng về ngoại mạo:
- Tập tính cây gỗ lớn: Phần lớn trong các tầng rừng, thân các cây gỗ lớn mọc
trong rừng mưa thường có hình cột thẳng và thường thon, mảnh hơn nhiều so với
chính những loài cây đó mọc ở những quần lạc khác nhau.
- Hiện tượng cây có bạnh gốc.
- Tập tính cây bụi: Duriezt ( 1931) gọi là “cây gỗ lùn” hay “cây tí hon”, đa số
đều chia cành ngay từ mặt đất và cách mặt đất không bao nhiêu.
- Hiện tượng hoa quả mọc trên thân.
- Thảm thực vật xanh ở mặt đất.
- Các dây leo.
- Thực vật thắt nghẹt hay “Ficus bóp cổ”.
12


- Thực vật phụ sinh: là nhóm thực vật bám trên thân và cành các cây gỗ lớn,
cây bụi và dây leo trong rừng, một số còn mọc trên đá hay cả lá tươi.
- Thực vật ký sinh hay thực vật hoại sinh.
2.4.2 Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng trên thế giới
Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp, tổ hợp các thành phần cấu tạo nên quần
thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Có nhiều nghiên cứu về cấu trúc
rừng trên thế giới như:
Theo P.W.Richards ( 1939), cấu trúc có nghĩa là phân bố cây theo chiều
thẳng đứng.
Theo Meyer ( 1952), Tirnbull ( 1963) và Rollet ( 1969) cấu trúc dùng để chỉ
rõ sự phân bố cây gỗ theo các cấp kính hoặc phân bố tiết diện ngang thân cây theo
cấp kính.
Theo Golley và cộng tác viên ( 1969), cấu trúc là phân bố sinh khối gỗ, thân,
lá, rễ,…

Catinot ( 1965) đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẩu đồ rừng
khi nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo
các khái niệm dạng sống, tầng phiến,…
Asman ( 1968) định nghĩa “ Một lâm phần hay rừng cây là tổng thể các cây
cùng sinh trưởng và phát triển trên cùng một diện tích, tạo thành một điều kiện hoàn
cảnh nhất định và có cấu trúc bên ngoài cũng như bên trong khác biệt với diện tích
rừng khác…”. Như vậy, một rừng cây hay một lâm phần trên một diện tích đất sẽ
hình thành khi nó có đủ số lượng cá thể cây, tạo nên một tầng tán cũng như một mật
độ tàn che và những điều kiện hoàn cảnh nhất định nào đó.
Theo T.A.Rabotnov ( 1978), cấu trúc quần xã thực vật là đặc điểm phân bố
của các cơ quan, các thành phần tạo nên quần xã trong không gian và thời gian.
Tùy theo mục đích mà các tác giả nghiên cứu các quy luật cấu trúc lâm phần
theo các phương pháp khác nhau.
- Schiffel là tác giả đầu tiên nghiên cứu số cây theo cấp đường kính trung
bình trong lâm phần rừng cây lá rộng và kết quả là biểu hiện của chúng theo phân
bố giảm của số cây và theo cấp độ dày.

13


Giáo sư A.V.Tiurin ( 1945) đưa ra tương quan số cây theo phân cấp đường
kính từ nhỏ đến lớn và cũng chỉ ra được sự phân bố đó là ổn định trong lâm phần và
ông còn chỉ ra rằng, nó không phụ thuộc vào loại cây, cấp lập địa và độ dày của lâm
phần. Phân bố số cây theo độ dày như vậy chỉ phụ thuộc vào đường kính trung bình
của lâm phần.
Giáo sư N.V.Tretiakov đã đi đến kết luận, quy luật cấu trúc của những phần
tử rừng thường xuyên mang những đặc điểm đặc trưng hiện tại, không phụ thuộc
vào tuổi rừng, loài cây, điều kiện sinh trưởng và thậm chí điều này cũng đúng đối
với lâm phần phức hợp và hỗn loài.
Prodan ( 1951) đã nghiên cứu quy luật phân bố và cho thấy chủ yếu là phân

bố đường kính có liên hệ với giai đoạn phát dục của lâm phần và biện pháp kinh
doanh. Theo Prodan, sự phân bố số cây theo cấp kính có giá trị tiêu biểu nhất cho
lâm phần, phản ánh được cấu trúc lâm sinh của lâm phần. Những quy luật ông xác
định ở rừng tự nhiên được chấp nhận và được kiểm chứng nhiều nơi trên thế giới.
Đó là, quy luật phân bố đường kính của rừng tự nhiên có dạng 1 đỉnh lệch trái, số
cây rất nhiều ở các cấp đường kính nhỏ do bởi có nhiều loại cây, có nhiều thế hệ tồn
tại. Song, các cỡ kính lớn chỉ có một vài loài nhất định do bởi đặc tính sinh học hay
do bởi vị trị thuận lợi trong rừng nên chúng có khả năng tồn tại và phát triển. Về
phân bố chiều cao, rừng tự nhiên có phân bố dạng nhiều đỉnh, rừng có nhiều thế hệ
hay do các biện pháp chặt chọn không quy tắc nên phân bố chiều cao của rừng
thường có nhiều đỉnh và giới hạn của đường cong nhiều đỉnh là phân bố giảm đặc
trưng cho rừng chặt chọn không đều tuổi.
Theo Wenk ( 1995), nghiên cứu xác định cấu trúc của một loại hình rừng
nhằm mục đích không những đánh giá được nhiều hiện trạng rừng qua các quy luật
phân bố số cây theo chiều cao vót ngọn Hvn ( cấu trúc đứng), theo đường kính D1,3,
theo tổng diện ngang G ( cấu trúc ngang),… mà còn có thể xác định chính xác kích
thước bình quân lâm phần phục vụ cho công tác điều tra quy hoạch rừng.
Cũng theo Wenk ( 1995), ở rừng trồng thuần loại đều tuổi, phân bố số cây
theo D1,3, Hvn,… khi mới trồng thường có quy luật chính thái, sau đó lệch trái khi
bước vào giai đoạn khép tán và dần chuyển sang lệch phải khi rừng lớn tuổi.

14


Để mô tả cấu trúc ngoại mạo và thành phần loài cây, sử dụng phương pháp
biểu đồ trắc diện của P.W.Richards. Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng
do Richards và David đề ra từ năm 1933 – 1934 khi nghiên cứu thảm thực vật ở
Moraballi của Guyana thuộc nước Anh đến nay vẫn là phương pháp hiệu quả khi
nghiên cứu cấu trúc tầng rừng. Nhược điểm của phương pháp này là chỉ minh họa
được sự sắp xếp theo chiều thẳng đứng của các loài cây gỗ trong một diện tích nhất

định.
Cusen ( 1951) đã khắc phục nhược điểm trên bằng cách vẽ một số giải kề
bên nhau và đưa lại về hình tượng không gian ba chiều.
- Về phương pháp điều tra, nghiên cứu thảm thực vật mà V.N.Xucasov trong
thời gian công tác ở Trung Quốc ( 1957 – 1958) là dùng ô nghiên cứu loại nhỏ 10m
x 10m, khi sở thám ngoài thực địa và những khu tiêu chuẩn 20m x 20m; 33m x
33m; 70m x 70m cho đến 1ha trong khi điều tra chi tiết, tùy theo thành phần đơn
giản hay phức tạp của quần thể thực vật rừng. Tuy nhiên, kiểu rừng nhiệt đới rất
phức tạp nên phương pháp điều tra lâm phần của V.N.Xucasov đã trở nên khó áp
dụng, đặc biệt là rất khó phân biệt được rõ ràng những quần hợp thực vật trong rừng
nhiệt đới ẩm.
Bên cạnh đó, phương pháp điều tra trong rừng nhiệt đới ẩm Brasil của Cain
và Castro ( 1960) trên nhiều khu tiêu chuẩn cũng gặp khó khăn trong khi áp dụng
vào rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Đó là khó khăn lớn nhất trong việc chọn những khu
tiêu chuẩn rộng 2 ha, bởi vì với diện tích lớn như vậy thì không có sự đồng nhất về
địa hình, thổ nhưỡng và thảm thực vật.
Nghiên cứu quá trình tái sinh là một vấn đề đặc biệt quan tâm trong quá trình
nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng.
- Theo Richards ( 1952), các cây tái sinh tự nhiên có một thời gian ức chế
kéo dài, ảnh hưởng đến sinh trưởng của chúng, nếu đạt tới chiều cao 2 m thì có khả
năng tồn tại và tham gia vào quần thể rừng.
Khi nghiên cứu tái sinh của rừng tự nhiên nhiệt đới, G.Van Steenis ( 1956)
cũng đã nhận định: tái sinh của rừng mưa nhiệt đới là gần như quanh năm, còn các
nhà nghiên cứu khác như I.T.Haig và M.A.Huber ( 1956) thì cho rằng tái sinh tự
nhiên được xem là căn bản nhất trong quá trình cải thiện tình hình rừng.
15


×