Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

sáng kiến kinh nghiệm “sử dụng phương tiện trực quan để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học sinh học 8 ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.67 KB, 24 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục đào tạo ở nước ta đã đạt
được những thành tựu đáng kể. Số trường, lớp, học sinh ngày càng tăng và
đa dạng về loại hình đào tạo
Ngày nay khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ phát
triển như vũ bão, hàng ngày, hàng giờ, trên thế giới công bố nhiều phát minh
mới. Trí thức thu được trong một thập niên gần đây nhất bằng mấy thế kỷ
cộng lại. Vậy là khối lượng trí thức tăng nhanh mà thời gian đào tạo không
thay đổi, vì vậy đòi hỏi phải thay đổi phương pháp giảng dạy sao cho đáp
ứng nhu cầu học tập hiện nay.
Bước sang thế kỷ XXI, với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế
tri thức, sự nghiệp giáo dục và đào tạo góp phần hết sức quan trong vào sự
phát triển của nền kinh tế đất nước. Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng đã nêu rõ: “Giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu
thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Những biện pháp cụ
thể là: Đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học, phát huy
tính sáng tạo khả năng vận dụng thực hành của người người học”. Để thực
hiện mục tiêu này chúng ta phải đổi mới nhiều mặt trong đó có đổi mới
phương pháp dạy học. Việc cấp bách đổi mới phương pháp dạy học, đặt ra
đồng thời với việc sử dụng các phương tiện dạy học và thiết bị kỹ thuật để tổ
chức hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của học
sinh
Xu thế chung hiện nay trong học tập là chuyển hướng từ kiểu dạy học
tập trung vào người dạy sang hướng tập trung vào người học. Con đường để
nâng cao tính tích cực, chủ động giải quyết vấn đề học tập của HS là sử dụng


phương tiện dạy học. Vì các phương tiện dạy học giúp HS thu thập thông tin
một cách một cách thuận lợi nhất.
Vai trò của phương tiện trực quan không chỉ minh họa mà còn là


phương tiện để HS tự lực phát hiện kiến thức, qua đó mà tư duy được phát
triển.
Phương tiện dạy học còn giúp cho giáo viên có thêm các công cụ để tổ
chức học tập, hướng cho học sinh đào sâu những trí thức và các kích thích
hứng thú khám phá trí thức, hướng HS vào nhận biết quan hệ giữa các hiện
tượng nhằm phát huy tính quy luật hình thành khái niệm.
Tuy chỉ là hình tĩnh, nhưng gắn liền với thiết bị máy chiếu nên nó vẫn
gây được hứng thú học tập cho HS. Việc bảo quản vận chuyển rất thuận lợi.
Chương trình Sinh học 8 là chìa khóa để mở cánh cửa bước vào tìm
hiểu về giải phẫu người. Từ đó giáo dục cho HS biết chăm sóc sức khỏe bản
thân và cộng đồng. Sinh học 8 các em sẽ được tìm hiểu sâu về một động vật
cao nhất trên bậc thang tiến hóa - con người, về những điều bí ẩn trong chính
bản thân các em. Dạy học sinh học 8 đòi hỏi phải sử dụng nhiều hình ảnh
giúp HS dễ hiểu và khám phá kiến thức dễ dàng hơn. Phương pháp trực quan
nói chung và kênh hình nói riêng đã được chú ý khai thác, sử dụng như là
hình vẽ, sơ đồ, mô hình... đặc biệt là ứng dụng thông tin vào giảng dạy, sử
dụng các phương tiện hiện đại, soạn giáo án điện tử. Nhưng phải khai thác
như thế nào để hiệu quả cao nhất, tạo hứng thú học tập cho học sinh là việc
cần nghiên cứu.
Từ những cơ sở trên, việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Sử
dụng phương tiện trực quan để phát huy tính tích cực của học sinh
trong dạy học Sinh học 8 ” là việc làm cần thiết.


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Trong tác phẩm: “Những cơ sở lý luận dạy học” BPE xipôp đã đưa
phương tiện nghe nhìn là phương tiện để cải tiến quá trình dạy học để nhấn
mạnh vai trò của phương tiện nghe nhìn tác giả đã nêu “Trong chục năm gần
đây, các nhà giáo dục học, các nhà lãnh đạo các ngành giáo dục quốc dân,

các kĩ sư đã chú ý đến phương tiện kĩ thuật mới mẻ khác nhau mà việc áp
dụng các phương tiện ấy hứa hẹn sẽ nâng cao hiệu quả học lên rất nhiều, ở
nhiều nước người ta đang cố gắng mở rộng việc sử dụng các phương tiện
đó”.
Trong cuốn đại cương về phương pháp dạy học sinh học tập 1 do
NMVezilin biên soạn. Khi đề cập đến những phương pháp trức quan, các tác
giả đã nêu: “Đồ dùng trực quan dùng trong các bài giảng sinh vật học có thể
làm mẫu tự nhiên, mẫu hình tượng (Các bảng, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình,
phim ảnh) ở các đoạn khác tác giả nêu vai trò của phương tiện trực quan
tượng hình như sau: “... cung cấp cho học sinh biểu tượng về cấu tạo, màu
sắc vật nghiên cứu, về ngoại cảnh tự nhiên và lối sống của chúng...”
Ở nước ta vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực chủ động của học sinh, nhằm tạo những con người lao động
sáng tạo đã đặt ra trong ngành giáo dục từ năm 1960 với khẩu hiệu: “Biến
quá trình giáo dục thành quá trình tự đào tạo”. Trong phương pháp giáo viên
chủ yếu là người hướng dẫn, tổ chức giúp đỡ học sinh tự tìm tòi con đường
đi đến kiến thức và học sinh tự lực giành lấy kiến thức.
Từ những năm 1975 có rất nhiều công trình nghiên cứu về phương
pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh.Trong đó, các tác giả đề cập đến nhiều biện pháp để rèn luyện trí
thông minh như Trần Bá Hoành “Rèn luyện trí thông minh cho học sinh qua


chương trình di truyền và biến dị” (Nghiên cứu GD số 18 -1986) TS.Nguyễn
Đức Thành - 200 phương pháp tích cực trong dạy học KTTNN ở trường
THCS đã đề cập đến thực trạng kênh hình: “Phim,đèn chiếu...” Sử dụng công
tác độc lập với SGK để phát huy tính tích cực của học : Nguyễn Văn Vinh,
Đặng Thị Dạ Thủy- luận án thạc sĩ khoa học tâm lí 1977, Đinh Quang Báo
“GS - Trần Bá Hoành - nghiên cứu GD - số 1- 1994 “Dạy học lấy HS làm
trung tâm”.

Nguyễn Kỳ “Thiết kế bài học theo phương pháp tích cực” và một số
hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học đã được tổ chứ như: “Hội thảo đổi
mới phương pháp dạy học phổ thông” do hội tâm lí học - giáo dục học tổ
chức tại Hà Nội.
Năm 1995 -1996 Bộ Giáo dục - Đào tạo có chương nghiên cứu “ Đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học”.
Hầu hết các chương trình, nêu trên đều đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận
một số đề tài theo hướng vận dụng vào giảng dạy các phân môn sinh học ở
trường phổ thông. Song còn ít số lượng và thiếu sự tập trung vào những phần
trọng tâm của chương trình
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên. Phương tiện là cái để
làm một việc gì để đạt mục đích nào đó.
Phương tiện dạy học còn có những quan niệm khác nhau. Trong các tài
liệu về lý luận dạy học coi phương tiện dạy học có cùng nghĩa với phương
tiện trực quan, đó là những vật chất, vật tượng hình và các vật tạo hình được
sử dụng để dạy học.
Các vật chất bao gồm Động thực vật sống trong môi trường tự nhiên
các khoáng vật, các vật tượng trưng như tranh ảnh, mô hình, hình vẽ.
Các loại phương tiện trực quan như các vật tạo hình: Tranh ảnh, mẫu
vật, hình vẽ, sơ đồ, mô hình, băng video, đèn chiếu dùng trong trường hợp


thay thế cho các sự vật và hiện tượng khó quan sát trực tiếp, hoặc trong
những điều kiện khách quan không cho phép.
Những thiết bị dạy học gồm các máy móc và thiết bị (Máy chiếu hình,
máy vi tính,video...) giúp cho việc dạy học sinh học.
Như vậy định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng
định không còn là vấn đề tranh luận, cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy
học ở trường THCS là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động xoá bỏ
thói quen học thụ động.

2. Thực trạng của vấn đề:
Hiện nay, trong quá trình giảng dạy sinh học nói chung và trong giảng
dạy kiến thức về động vật, thực vật nói riêng việc hình thành và bồi dưỡng
cho các em năng lực nhận thức và các kỹ năng còn chưa được chú ý đúng
mức. Nhiều giáo viên mới chỉ đạt được nhiệm vụ truyền đạt cho hết nội
dung quy định trong chương trình và sách giáo khoa , cố gắng làm cho học
sinh hiểu và nhớ những điều thầy giảng. Bên cạnh đó tình trạng dạy “chay”
vẫn còn ở một số trường hoặc một số giờ. Kết quả là học sinh học theo kiểu
thuộc lòng - thụ động, thiên về ghi nhớ máy móc, ít chịu suy nghĩ, trả lời
câu hỏi kiểm tra cũng dừng lại ở mức độ thuật lại những điều đã ghi nhớ
được mà các em chưa nắm bắt được các kỹ năng : Tư duy, phân tích, so
sánh, tổng hợp và vận dụng kiến thức vào thực tế...
Qua kết quả sử dụng trực quan vào bài giảng cho ta thấy việc sử dụng
các phương tiện dạy học rất quan trọng, nó quyết định rất lớn đến việc lĩnh
hội kiến thức của học sinh. Nhưng trong thực tế giảng dạy việc sử dụng
phương tiện dạy học vẫn còn chưa triệt để ở các bài, một số giờ không được
sử dụng hoặc sử dụng chỉ mang tính chất thông báo, minh hoạ.
Như vậy vai trò và tác dụng của việc sử dụng các phương tiện dạy học
chưa được tận dụng và phát huy. Tình trạng đó một phần do thiếu phương


tiện thiết bị, một phần do giáo viên chưa thật sự nhiệt tình, tìm tòi khắc phục
những khó khăn tự làm, tự kiếm những cái không có sẵn. Do vậy trước tình
hình đó việc sử dụng phương tiện dạy học vào bài giảng còn nhiều hạn chế
dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao, tầm nhìn của học sinh còn thấp mạng
tính chất chung chung, việc vận dụng và ứng dụng vào thực tế còn thấp.
Chúng ta đang ở thế kỷ 21 “Thế kỷ sinh học” cùng với sự phát triển
của các ngành khoa học khác thì sinh học là một ngành khoa học khá quan
trọng mang tính thực tế cao. Sinh học không còn trên sách vở nữa mà nó
được áp dụng vào thực tế rộng rãi. Do vậy đòi hỏi con người phải lĩnh hội

và làm chủ kiến thức khoa học đó. Để có thể lĩnh hội được tri thức khi tư
duy tích cực của học sinh phát triển, quá trình dạy học không phải chỉ bao
gồm việc giáo viên truyền thụ tri thức, học sinh ghi nhớ kiến thức, tính hiệu
quả của dạy học không chỉ là kết quả của thông tin mà học sinh còn nhìn
nhận từ bên ngoài (từ lời nói của giáo viên) từ sách vở mà còn là sản phẩm
của những hành động tìm tòi, mang tính chất thông tin riêng của học sinh.
Trong hệ thống công tác dạy học phải áp dụng rộng rãi những phương pháp
và biện pháp hiệu quả nhất để tổ chức việc học tập của học sinh nhằm kích
thích và phát triển ở các em tính tích cực nhận thức. Do vậy, phải đưa thực
tiễn vào nhà trường những phương pháp, biện pháp nhằm gắn liền quá trình
dạy học với phát triển là một vấn đề cấp bách, quan trọng hiện nay.
3. Các biện pháp mới đã thực hiện để giải quyết vấn đề:
*Giới thiệu chung về phương tiện trực quan:
Phương tiện dạy học là phương tiện chuyển tải thông tin từ người dạy
sang người học theo một phương pháp dạy học nào đó. Phương tiện dạy học
có thể thay thế cho sự vật, hiện tượng và các quy trình xảy ra trong tực tiễn
mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận trực tiếp được.Chúng giúp cho
giáo viên phát huy tất cả các giác quan của học sinh trong học tập.


Phương tiện dạy học là công cụ làm cho người dạy và người học đạt
hiệu quả cao.Phương tiện nhìn là phương tiện tượng hình.
Khi muốn mô tả, tranh luận về một vật không có sẵn trong tay thì tốt
nhất nên dựa trên tranh vẽ về nó.
Vai trò chính của phương tiện trực quan là phương tiện nhìn, phương
tiện truyền thông nhằm trình bày sự việc cụ thể hơn là nói và viết.
Phương tiện nhìn có thể đơn giản hóa các thông tin phức tạp và làm
cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.
Phương tiện nhìn có thể minh họa , làm rõ hơn cấu tạo của các vật
không thể nhìn thấy được.

Phương tiện nhìn có chức năng cấu tạo, trình bày quan hệ giữa các
phần tử hay khái niệm được nghiên cứu.
Khi quan sát các mẫu ngâm , mẫu nhồi , mẫu ép khô, tiêu bản hiển vi mẫu
tươi sống sẽ giúp học sinh có những biểu tượng cụ thể, sinh động về các
động thực vật hoặc các cơ quan , bộ phận của chúng.
Trong các vật tự nhiên thì vật sống , mẫu tươi có kích thích , màu sắc tự
nhiên có giá trị sư phạm cao.
Trong thực tế, không phải bao giờ cũng có sẵn các vật sống, trường hợp
này phải thay bằng các mẫu ngâm, mẫu nhồi, mẫu ép khô. Đối với vật quá
nhỏ, có kích thước hiển vi thì song song với việc tổ chức xem kính, còn phải
dùng thêm đèn chiếu hiển vi để tăng độ phóng đại đủ cho cả lớp nhìn học
sinh dễ hình dung đươc kích thước thực của đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp biểu diễn các vật tự nhiên thường dược sử dụng để dạy các
kiến thức có tính chất nô tả về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng, đồng
thời cũng để dạy các khái niệm bằng con đường quy nạp thông qua phân tích,
so sánh một số dấu hiệu chung, tách ra dấu hiệu bản chất của một nhóm đối
tượng nghiên cứu.


Khi hướng dẫn học sinh quan sát cần theo một trật tự nhất định. Chẳng
hạn (Chỉ quan sát một cơ quan , một cơ thể nên đi từ ngoài vào trong, từ cơ
quan sơ bộ đến phân tích để rìm ra những đặc điểm riêng của đối tượng
nghiên cứu). Phương tiện trực quan được xây dựng dễ gây hứng thú nhiều
hơn trong quá trình giảng dạy, là một yếu tố - phương tiện trong quá trình
dạy học , nó kết hợp với các yếu tố khác như hoạt động của giáo viên và hoạt
động của học sinh tạo thành một chỉnh thể hoàn chỉnh của quá trình dạy học.
Mục tiêu, kế hoạch dạy học

Nội dung dạy học
SGK


Cơ sở vật chất
thiết bị dạy học

Phương pháp dạy
học(GV- HS)

Trong dạy học sinh học phương tiện trực quan: Hình vẽ, mẫu vật, sơ đồ...
được coi là những phương tiện cần thiết để phát huy tính tích cực của học
sinh. Các phương tiện dạy học và sự thể hiện của hình vẽ, sơ đồ, mẫu vật
giúp học sinh thu nhận thông tin, hiện tượng sinh học một cách sinh động,
tạo điều kiện hình thành biểu tượng sinh học cho học sinh.
Thông qua phương tiện trực quan giáo viên còn giúp học sinh đào sâu
những tri thức đã lĩnh hội được và kích thích hứng thú nhận thức, năng lực
quan sát, phân tích, tổng hợp để rút ra kết luận cần thiết có độ tin cậy
Phương tiện trực quan trong Sinh học 8 thể hiện nội dung trong từng
mục, từng phần được cô đọng ngắn gọn bằng sơ đồ, số liệu phiếu học tập


giúp cho học sinh hiểu nhanh, khắc sâu kiến thức phương tiện trực quan có
thể cung cấp cho học sinh các kiến thức một cách chính xác, như vậy nguồn
thông tin mà học sinh thu nhận được trở nên đáng tin cậy và được nhớ lâu
bền hơn, làm cho việc giảng dạy trở nên cụ thể hơn. Vì vậy làm tăng thêm
khả năng của học sinh tiếp thu những sự vật, hiện tượng và quá trình phức
tạp mà bình thường học sinh khó nắm vững được. Rút ngắn thời gian giảng
dạy mà lĩnh hội kiến thức của học sinh lại nhanh hơn, giải phóng người thầy
khỏi một khối lượng lớn công việc chân tay. Do đó nâng cao chất lượng dạy
học, dễ dàng gây cảm tình và sự chú ý của học sinh...
Theo Tô Xuân Giáp đã tổng kết qua các tài liẹu và mức độ ảnh hưởng
của các giác quan trong quá trình truyền thông thì sự tiếp thu tri thức khi học

đạt được 1% qua nếm, 1,5% qua sờ, 3,5% qua ngửi, 11% qua nghe, 83% qua
nhìn.
Biểu đồ 1.1. Hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học

Lời

Phương tiện kém hiệu quả

Bảng
phấn
trắng

Phương tiện không chiếu

Phấn
màu
Phương tiện
trực quan

* Các loại phương tiện dạy học:

Phương tiện chiếu


Hiện nay có nhiều cách phân loại phương tiện dạy học. Theo Tô Xuân
Giáp chia phương tiện thành phần cứng và phần mềm
Phần cứng là cơ sở để thực hiện nguyên lý thiết kế, các loại thiết bị
điện tử. Theo yêu cầu biểu diễn nội dung bài giảng,loại này bao gồm: Các
phương tiện chiếu, rađiô catset, máy chiếu hình.
Phần mềm sử dụng các nguyên lý sư phạm, tâm lý, khoa học kỹ thuật

nhằm cung cấp cho học sinh khối lượng kiến thức gồm: Sách, vở, tài liệu
sách giáo khoa, sách tham khảo.
* Phân loại theo tính chất:
Các phương tiện dạy học chia thành hai nhóm:
Nhóm 1: Nhóm truyền tin: Cung cấp cho các giác quan của học sinh nguồn
tin dưới dạng tiếng hoặc hình ảnh, hoặc cả hai cùng một lúc.
Nhóm 2: Phương tiện nghe nhìn:
- Tổ hợp mang tin: các phương tiện thuộc loại này gồm có :
+ Các nguyên lý độc đáo ( đồ vật, chế phẩm, bộ sưu tập)
+ Mô hình ( tĩnh và động)
+ Tranh lắp hoặc dán
+ Phương tiện và vật liệu thí nghiệm
+ Các máy luyện tập
+ Các phương tiện sản xuất
- Tổ hợp phương tiện dạy học là: Phương tiện sử dụng để dạy tập thể
học sinh dưới sự điều khiển của thầy giáo tạo điều kiện thúc đẩy tính tích cực
vào hoạt động học tập của học sinh.
* Phân loại theo cách sử dụng:
Các phương tiện dạy học chia thành hai nhóm:
Nhóm 1: Phương tiện dùng trực tiếp để dạy học:
- Nhóm này chia thành hai nhóm nhỏ.


+ Các phương tiện truyền thông là các phương tiện được sử
dụng từ lâu đời và ngày nay tùy lúc, tùy nơi vẫn còn được sử dung.
+ Các phương tiện nghe nhìn được hình thành do phát triển các
ngành khoa học kỹ thuật đặc biệt là ngành điện tử. Do đó hiệu quả cao trong
truyền thống dạy học nên phương tiện nghe nhìn được sử dụng ngày càng
nhiều trong quá trình dạy học.
Nhóm 2: Phương tiện dùng để chuẩn bị và điều khiển lớp học:

Nhóm này gồm các phương tiện hỗ trợ, phương tiện ghi chép và các
phương tiện khác.
Tóm lại: Phương tiện trực quan là tất cả các đối tượng nghiên cứu
được tri giác trực tiếp nhờ các giác quan. Trong dạy học sinh học có 3 loại
phương tiện trực quan chính.
- Các vật tự nhiên: Mẫu sống, mẫu ngâm, mẫu nhồi, tiêu bản ép khô,
tiêu bản kính hiển vi...
- Các vật tượng hình: mô hình, tranh vẽ, ảnh, phim, đèn chiếu, phim
video, máy chiếu Projecter, sơ đồ, biểu đồ...
- Các thí nghiệm
Để truyền đạt và lĩnh hội nội dung trí học (những sự vật, hiện tượng,
các quá trình sinh học bà cả những cách thức hành động với chúng ). Giáo
viên thường sử dụng phương pháp biểu diễn các phương tiện trực quan, tùy
theo các loại phương tiện trực quan được sử dụng mà người ta phân ra:
+ Phương pháp biểu diễn và các vật tượng hình.
+ Phương pháp biểu diễn các vật tự nhiên.
+ Phương pháp biểu diễn các vật thí nghiệm.
* Nguyên tắc khi sử dụng phương tiện trực quan:
(+) Mẫu vật tự nhiên:


- Giáo viên phân phát tận tay học sinh những mẫu vật thật (giáo viên
có thể chuẩn bị hoặc huy động học sinh).
- Mẫu vật phải sạch, bảo đảm tính thẩm mỹ, nếu mẫu vật bẩn sẽ làm
giảm hứng thú học sinh
- Mẫu vật phải đưa ra đúng lúc vì mẫu vật có sức thu hút mạnh đối
với học sinh, nếu đưa ra không đúng lúc sẽ làm phân tán tư tưởng HS. Nếu
có nhiều mẫu vật chỉ đưa ra mẫu vật cần quan sát
- Giáo viên cần nghiên cứu tỉ mỉ từng động tác cần làm để hướng dẫn
HS tránh việc lúng túng làm hỏng mẫu vật

- Tạo điều kiện cả lớp nhìn rõ mẫu vật: Mẫu vật phải đủ lớn để các em
nhìn thấy, để ở vị trí thích hợp để mọi HS nhìn thấy.
- Việc cho xem mẫu vật phải tiến hành thong thả tránh hấp tấp, như
vậy mới cho HS xem được những chi tiết quan trọng.
- Các chi tiết của mẫu vật lớn phải dùng thước chỉ vào, những vị trí
cần chú ý có thể dùng thước khoanh tròn vị trí đó.
- Khi không đủ mẫu vật hoặc kính hiển vi thì giáo viên thường dành
10 - 15 phút cuối giờ để HS quan sát theo nhóm.
- Trước khi quan sát giáo hướng dẫn HS những vị trí cần quan sát trên
mẫu đồng thời đặt câu hỏi để phát huy trí lực của HS.
(+) Các đồ dạy hình tượng
Hình vẽ trên bảng: Giáo viên có thể vừa vẽ, vừa giảng
- Hình vẽ trên bảng giúp GV trình bày bài mạch lạc, HS dễ theo dõi, tiếp
thu bài, chỉ vẽ khi cần HS chú ý đến một vài chi tiết nhất định
- Những hình vẽ đơn giản thì GV vừa vẽ, vừa giảng, hướng dẫn HS vừa
ghi vào vở vừa vẽ
- Đối với hình vẽ phức tạp GV có thể vẽ trước vào bảng phụ, đưa ra đúng
lúc


- Trong khi vẽ cần lưu ý đến tỷ lệ cân đối, hình vẽ rõ ràng, đẹp mắt
- Cần phát triển dùng sơ đồ trong bài giảng thì HS sẽ chăm chú học tập
Mô hình:
- GV chỉ sử dụng mô hình khi không có mẫu vật thật
- Khi biểu diễn mô hình GV phải tuân theo những nguyên tắc chung
của mô hình trực quan, nghiên cứu kỹ bài giảng để đưa mô hình ra đúng lúc
Sử dụng phim ảnh, đèn chiếu
- Phim ảnh phản ánh trạng thái sinh động của sự phát triển một hiện
tượng nào đó hoặc là vạch ra những điều kiện muôn hình, muôn vẻ của sự
biến đổi những hiện tượng đó

- Thời gian cho xem phim trong bài giảng chỉ vài phát để hỗ trợ cho
bài giảng, thời gian còn lại dành cho các hoạt động học tập khác
- Tùy theo mục đích bài, trước khi chiếu phim GV có thể trình bày nội
dung nêu một số câu hỏi trước khi xem, trong khi xem, sau khi xem, có như
vậy mới phát huy hết ưu điểm của phương pháp này
Tóm lại: Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học cần được áp
dụng rộng rãi để đổi mới phương pháp dạy học theo mục tiêu đào tạo những
con người tích cực, năng động và sáng tạo.
* Áp dụng phương pháp dạy học trong một giáo án cụ thể
Tiết 58:

GIỚI THIỆU CHUNG TUYẾN NỘI TIẾT

A. Mục tiêu:
- Nêu được sự giống và khác nhau của tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết
- Kể tên các tuyến nội tiết chính của cơ thể và xác định rõ vị trí của chúng
- Nêu rõ được tính chất và vai trò của hooc môn -> tầm quan trọng của tuyến
nội tiết đối với đời sống
B. Phương tiện:


- GV: Tranh: Tuyến nội tiết
Tuyến ngoại tiết
Các tuyến nội tiết chính
C. Tiến trình bài giảng:
1. Tổ chức:
- Tổ chức:

8A:


8B:

8C:

2. Kiểm tra: (trong bài)
3. Bài mới:
- GT: Ghi tên bài -> Tuyến nội tiết là gì? Chúng giống và khác với các
tuyến mà em đã được học trong chương V ở điểm nào?
T. gian

Hoạt động của giáo viên
HĐ1:
- HDHS n/ cứu thông tin

Hoạt động của học sinh
I. Đặc điểm hệ nội tiết:
- Nghiên cứu thông tin

- Giới thiệu đặc điểm hệ nội tiết
- Nghe giảng
- Điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể đặc biệt là quá trình
TĐC, là quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong các tế
bào của cơ thể nhờ hooc môn của tuyến nội tiết tiết ra
Sự mất cân bằng trong hoạt động của các tuyến nội tiết tình trạng
bệnh lí
HĐ2:
II. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết:
- HDHS hoạt động nhóm: Quan sát - Quan sát H 51.1, 51.2. Thảo
H 51.1 – 51.2 tìm hiểu đường đi luận nhóm:
của các sản phẩm tiết


(+) Giống: Các TB tuyến đều

Thảo luận trả lời câu hỏi:

tạo ra sản phẩm tiết

+ Nêu sự khác biệt giữa tuyến nội Khác:- Sản phẩm tiết của
tiết và tuyến ngoại tiết?

tuyến nội tiết ngấm thẳng vào

+ Kể tên các tuyến mà em biết? Cho máu
biết chúng thuộc loại tuyến nào?

- Sản phẩm tiết của
tuyến ngoại tiết tập trung vào


- Gọi đại diện 2 nhóm báo cáo kết ống dẫn rồi đổ ra ngoài
quả thảo luận

(+) Tuyến nước bọt – vị –

- Treo bảng phụ công bố đáp án

ruột – tuỵ

Yêu cầu các nhóm đối chiếu Chấm - Đại diện 2 nhóm báo cáo kết
điểm


quả thảo luận

GT tuyến pha

- Các nhóm khác nhậ xét, bổ

Kết luận:

sung
- Đối chiếu đáp án, chấm

Giống

Khác

điểm thông báo điểm
Tuyến nội tiết
Tuyến ngoại tiết
Các tế bào đều tạo ra các sản phẩm tiết
Sản phẩm của tuyến đổ - Sản phẩm tiết của tuyến
vào

ngấm vào máu, không có

ống dẫn rồi ra ngoài

ống dẫn

- VD: Tuyến mồ hôi, tuyến VD:


Tuyến

yên,

tuyến

nhờn
giáp…
- Một số tuyến vừa là tuyến ngoại tiết, vừa là tuyến nội tiết quan
trọng (tuyến pha): tuyến tuỵ, tuyến sinh dục
- Sản phẩm của tuyến nội tiết gọi là hooc môn
HĐ3:
III. Hooc môn:
- HDHS hoạt động độc lập: n/ cứu - Nghiên cứu thông tin, trả lời
thông tin. Cho biết: Các tính chất câu hỏi
đặc trưng của hooc môn?
Phân tích từng tính chất
- Nghe giảng
- Tính đặc hiệu: Hooc môn theo máu đi khắp cơ thể, mỗi hooc môn
chỉ ảnh hưởng đến 1 số cơ quan xác định (cơ quan đích)
- Có hoạt tính sinh học cao: Chỉ cần 1 lượng nhỏ cũng có tác dụng
rõ rệt. VD: vài phần nghìn Ađrênalin cũng có tác dụng làm tăng


đường huyết, tăng nhịp tim
- Không có tác dụng đặc trưng cho loài. VD: Hooc môn nhau thai
làm trứng chín ở thỏ hoặc ảnh hưởng tới sự sinh tinh ở ếch, cóc
2. Vai trò của hooc môn:
- HDHS nghiên cứu thông tin SGK: Nêu - Nghiên cứu thông tin

vai trò của hooc môn?

sgk, trả lời câu hỏi độc

lập
Sự điều khiển, điều hoà, phối hợp hoạt động của các hooc môn đã:
- Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể
- Điều hào các quá trình sinh lí diễn ra bình thường (qt TĐC, qt
chuyển hoá trong các cơ quan)
3. Cách tác động của hooc môn: ( GVGT)
- Tác động có tính chất kích thích, điều khiển
- Tác động phối hợp. VD: Glucagôn (t. tuỵ) + Ađrênalin (t. trên
thận): Glucôgen Glucô (máu)
- Tác động đối lập. VD Glucô ---------- Glicôgen (giảm đường
huyết)
- Tác động điều hoà (phổ biến)
4. Củng cố, đánh giá: HS đọc kết luận sgk
- Chú thích H 55.1, H55.2/sgk
- Kể tên các tuyến nội tiết, ngoại tiết, tuyến pha
- Lập bảng so sánh tuyến nội tiết, ngoại tiết
- Vai trò của hooc môn vai trò của tuyến nội tiết
- Hooc môn là gì? Đặc tính chung của hooc môn
- Bài tập TNKQ / tuần 29
5. Hướng dẫn về nhà: Học bài
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
Sau nhiều năm vận dụng phương pháp sử dụng phương tiện trực quan
vào trong giảng dạy Sinh học chúng tôi thấy một điều đáng mừng là số học


sinh học giỏi bộ môn và số học sinh thích học bộ môn tăng, số học sinh yếu

kếm đã giảm. Tuy nhiên số học sinh không thích học bộ môn này không phải
là không còn. Vì vậy người giáo viên phải tiếp tục nghiên cứu để tìm ra
phương pháp giảng dạy thích hợp thu hút được sự chú ý của học sinh vào
môn học.
Sử dụng phương tiện trực quan trong giảng dạy Sinh học đem lại hiệu
quả cao trong quá trình dạy và học giữa giáo viên và học sinh. Học sinh lĩnh
hội kiến thức chắc chắn đảm bảo chất lượng trong giờ học, tiết học tăng thêm
phần hấp dẫn sôi nổi, học sinh hứng thú học tập.
Tôi thấy cách sử dụng phương tiện trực quan trong giảng dạy môn sinh
học ở trường THCS Hùng Lô có hiệu quả thông qua dự giờ thăm lớp ở
trường cũng như các buổi sinh hoạt cụm liên trường.
Sau đây là kết quả khả thi khi áp dụng các phương tiện trực quan trong
dạy học .
Trong thời gian giảng dạy tại hai lớp 8A, 8C có khả năng tiếp thu nhơ
nhau, cùng một thời gian, cùng một giáo viên giảng dạy. Kết quả học tập của
học sinh đều thực hiện qua số điểm lớp 8A là lớp đối chứng ( dạy học theo
phương pháp truyền thống ), lớp 8C là lớp thực nghiệm (dạy học theo
phương pháp sử dụng trực quan ).

Điểm số
9 – 10
7–8
5–6
<4
Tổng

8C – Lớp thực nghiệm
Số lượng
Tỷ lệ %
9

32
10
35.7
8
28.5
1
3.8
28
100

Lớp 8A – Lớp đối chứng
Số lượng
Tỷ lệ %
4
13.7
7
24.1
14
48.2
4
14
29
100


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trong quá trình vận dụng kinh nghiệm vào trong giảng dạy bộ môn
Sinh học ở trường THCS Hùng Lô, tôi đã rút ra được những bài học kinh
nghiệm sau:

* Đối với thấy:
+ Giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình và có kế hoạch sử
dụng thiết bị cụ thể cho từng tiết dạy.


+ Giáo viên phải nắm chắc các đồ dùng hiện có trong phòng thí
nghiệm, biết cái nào thiếu để có biện pháp khắc phục.
+ Giáo viên phải chuẩn bị phương tiện trực quan chu đáo, phải làm thí
nghiệm trước, thậm chí phải làm thí nghiệm nhiều lần nếu chưa đạt kết quả
mong muốn. Có hệ thống câu hỏi hợp lý để khai thác học học sinh từ kết quả
thí nghiệm.
+ Giáo viên phải đầu tư thời gian cho công tác soạn giảng.
+ Giáo viên phải khai thác triệt để thí nghiệm, thí nghiệm phải đưa ra
đúng lúc.
+ Giáo viên phải có năng lực quản lý, tổ chức học sinh trong giờ học,
biết tác động đến ba đối tượng: giỏi, khá, trung bình, yếu cùng làm việc, biết
động viên học sinh kịp thời.
* Đối với trò:
- Chăm chỉ, yêu thích, say mê với môn học
- Chủ động tiếp nhận kiến thức, rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so
sánh
* Cách sử dụng sáng kiến kinh nghiệm:
+ Tuỳ theo tình hình thực tế của mỗi đơn vị nhà trường mà người giáo
viên sử dụng linh hoạt sáng kiến kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
+ Quá trình triển khai phải từng bước tuân thủ đúng nguyên tắc trước
hết triển khai ở từng lớp rồi sau đó nhân rộng đại trà.
Sau một thời gian có rất nhiều cố gắng nhằm đổi mới phương pháp sử
dụng phương tiện trực quan nâng cao chất lượng dạy và học, chúng tôi thực
hiện được nhiều biện pháp song có những biện pháp cơ bản dẫn đến thành
công đó là:

Bồi dưỡng nhận thức cho toàn giáo viên về tầm quan trong của việc sử
dụng thí nghiệm sinh học trong giảng dạy. Đầu tư thích đáng cho giảng dạy


môn sinh học cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, giáo viên sinh học
phải luôn có ý thức tự giác cao trong sử dụng thiết bị thí nghiệm. Khai thác
triệt để hiệu quả đồ dùng được cấp, tự làm, sưu tầm…
Tổ chuyên môn nâng cao hiệu quả giờ lên lớp bằng nhiều biện pháp:
Duyệt giáo án, dự giờ, đầu tư tài liệu, thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi
kinh nghiệm giảng dạy nhằm đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhất.
Tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm thu hút học sinh và giúp các
em chủ động nắm kiến thức.
2. Kiến nghị:
Để sử dụng tốt phương tiện trực quan nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh trong dạy học Sinh học 8 thì giáo viên phải hiểu rõ cách sử dụng
phương tiện trực quan, hiểu rõ nội dung, mục đích bài học để tổ chức hoạt
động tích cực cho phù hợp. Ở trường THCS Hùng Lô – Thành phố Việt Trì –
Tỉnh Phú thọ cơ sở vật chất, phương tiện dạy học là tương đối đầy đủ đã tạo
điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh. Tuy nhiên nhà trường cũng cần
đầu tư thêm tài liệu, có kiểm tra, đánh giá động viên giáo viên tích cực sử
dụng phương tiện trực quan, tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cự hóa hoạt động của học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học
môn Sinh học.
Hùng Lô, ngày 08 tháng 01 năm 2012
ĐÁNH GIÁ CỦA

NGƯỜI VIẾT

HĐKH NHÀ TRƯỜNG


Mai Ngọc Trang


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
HS
GV
PTTQ
SGK
Tr
H
TN
THCS

Chữ được viết tắt
Học sinh
Giáo viên
Phương tiện trực quan
Sách giáo khoa
Trang
Hình
Thí nghiệm
Trung học cơ sở


GD
VD
PTDH
SHS
TĐC

GVGT

Giáo dục
Ví dụ
Phương tiện dạy học
Số học sinh
Trao đổi chất
Giáo viên giới thiệu

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................1
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...............................................................3
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:.......................................................................3
2. Thực trạng của vấn đề:..........................................................................5
3. Các biện pháp mới đã thực hiện để giải quyết vấn đề:.......................6
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:.......................................................17
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................19
1. Kết luận:...............................................................................................19
2. Kiến nghị:.............................................................................................20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
1
2
3

Tên tài liệu

Tác giả


Lý luận dạy học Sinh học NXBGD Hà Nội, Đinh Quang Báo
năm 1998
Tổ chức hoạt động dạy học ở trường phổ Nguyễn Ngọc Bảo
thông, NXBGD Hà Nội, năm 1997
Kỹ thuật dạy Sinh học, NXBGD Hà Nội

Trần Bá Hoành

Phát huy tính tích cực của học sinh trong Trần Bá Hoành
4

chương trình Sinh học 12, vụ GD - ĐT Hà
Nội
Phương pháp giáo dục tính tích cực của học Nguyễn Kỳ

5

sinh lấy người học làm trung tâm, NXBGD
Hà Nội

6

Sách giáo khoa Sinh học 8

Nguyễn Quang Vinh


7
8


Sách giáo viên Sinh học 8

Nguyễn Quang Vinh

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THCS môn Sinh NXB Hà Nội
học



×