Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ THỰC VẬT RỪNG THEO CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH TẠI PHÂN TRƯỜNG III, RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN TÂN PHÚ, HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ THỰC VẬT RỪNG
THEO CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH TẠI PHÂN TRƯỜNG III,
RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN TÂN PHÚ,
HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện: LÊ THẢO NGUYÊN
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2007-2011

Tháng 6 năm 2011


NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ THỰC VẬT RỪNG
THEO CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH TẠI PHÂN TRƯỜNG III, RỪNG PHÒNG
HỘ ĐẦU NGUỒN TÂN PHÚ, HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả

LÊ THẢO NGUYÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
Ngành Lâm Nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
TH.S NGUYỄN VĂN DONG


Tháng 6 năm 2011
i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành biết ơn:
- Thầy TH.S NGUYỄN VĂN DONG giáo viên bộ môn Quản lý rừng Khoa
Lâm Nghiệp – Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh đã luôn tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt khoảng thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
- Ban giám hiệu và tập thể giảng viên Trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình
giúp đỡ, giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong những năm
học tại trường.
- Ban giám đốc, cán bộ nhân viên Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh
Đồng Nai luôn giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt khoảng thời gian tôi làm
đề tài.
- Các bạn lớp DH07LN đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học cũng
như trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

LÊ THẢO NGUYÊN

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu sự phân bố thực vật rừng theo các dạng địa hình tại
phân trường III rừng phòng hộ đầu nguồn Tân Phú, huyện Định Quán, tỉnh
Đồng Nai”, thời gian thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2011, các thí nghiệm được
bố trí theo ô điều tra với diện tích (50 x 40 m), số ô điều tra được lập là 9 ô, các điểm
nằm trên trên tuyến 1 có độ cao từ 0 – 100 m, các điểm nằm trên tuyến 2 có độ cao từ
100 – 200 m , các điểm nằm trên tuyến 3 có độ cao từ 200 – 300 m).

Kết quả thu được về thành phần loài: Định danh được 57 loài, một số loài
thường gặp là: Trâm vỏ đỏ (Syzygium zeylanicum (L) D.C), Dầu song nàng
(Dipterocarpus dyeri Pierre), Dầu lông (Dipterocarpus intricatus Dyer), Săng đen
(Dyospyros lancaefolia Roxb), Trâm trắng (Syxygium cinereum Wall ex Merr), Bằng
lăng (Lagerstroenia calyculata Kurz), Nhọc lá lớn (Polyalthia laui Merr), Chiếc tam
lang (Barringtonia macrotachya Kurz), Lôi (Crypteronia paniculata Blume).
Kết cấu tổ thành loài ở tuyến 1 có 36 loài, có công thức tổ thành loài là: Iv =
13,22Trâmvđ + 9,05Dầusn + 5,7Bìnhl + 5,53Saođ + 4,63Cầy + 4,35Trâmt +
4,27Bằngl + 4,17CômĐN + 49,08 Các loài khác, ở tuyến 2 có 38 loài, công thức tổ
thành loài là: Iv = 17,10Dầusn + 10,29Cầy + 5,82Trường + 5,54Săngơ + 5,48Trâmtr +
4,23Nhọcll + 3,81Bằngl + 47,73 Các loài khác, ở tuyến 3 có 41 loài, công thức tổ
thành loài là: Iv = 12,61Lôi + 11,1Dầul + 5,16Cám + 4,99Dầum + 4,06Săngđ +
3,93Bìnhl + 3,82Bằngl + 3,49Trâmtr + 3,42Dànhd + 47,41 Các loài khác.
Độ hỗn giao rừng ở các cấp chiều cao nhỏ khá lớn, số loài nhiều ở các cấp
chiều cao từ 11 - 17 m, sau đó độ hỗn giao bắt đầu giảm, tại cấp chiều cao lớn hầu như
chỉ có một vài loài chiếm cứ và phát triển với mật độ rất ít (K=0,055).
Phân tích phương sai về thành phần loài cho thấy sự khác biệt giữa các tuyến
điều tra là có ý nghĩa về phương diện thống kê với mức ý nghĩa 95%, còn sự khác biệt
giữa các ô trong tuyến là không có ý nghĩa.
Phân tích phương sai về mật độ thì sự khác biệt giữa các tuyến là có ý nghĩa, khi
xét từng cặp thì giữa các vị trí có xảy ra sự khác biệt với mức ý nghĩa 95%.
Phân bố thực nghiệm % số cây theo cấp đường kính tại 3 tuyến điều tra đều có
dạng phân bố giảm, ở cấp kính nhỏ mật độ cây lớn và giảm dần ở các cấp kính lớn.
iii


Phân bố thực nghiệm % số cây theo cấp chiều cao tại 3 tuyến điều tra đều có dạng
2 đỉnh đại diện cho hai tầng tán của rừng. Khi chiều cao càng tăng thì số cây và số loài
càng giảm.


iv


MỤC LỤC
Trang tựa ...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ..............................................................................................vi
Danh sách các hình ...................................................................................................... viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ix
Chương 1 : MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu .............................................................................1
1.3 Giới hạn vùng nghiên cứu......................................................................................2
Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 3
2.1 Một số khái niệm có liên quan ...............................................................................3
2.2 Nghiên cứu rừng tự nhiên trên thế giới và ở Việt Nam .........................................3
2.2.1 Trên thế giới ....................................................................................................3
2.2.2 Ở Việt Nam .....................................................................................................4
2.3 Điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu .................................................5
2.3.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................5
2.3.2 Địa hình, địa chất ............................................................................................6
2.3.3 Khí hậu, thủy văn ............................................................................................6
2.3.4 Hiện trạng tài nguyên rừng .............................................................................7
2.3.5 Dân cư .............................................................................................................9
Chương 3 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 10
3.1 Nội dung nghiên cứu............................................................................................10
3.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................11
3.2.1 Công tác ngoại nghiệp...................................................................................11

3.2.2 Công tác nội nghiệp ......................................................................................12
Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 15
v


4.1 Thành phần loài ...................................................................................................15
4.2 Kết cấu tổ thành loài ............................................................................................17
4.2.1 Tổ thành loài ở tuyến 1 .................................................................................18
4.2.2 Tổ thành loài ở tuyến 2 .................................................................................20
4.2.3 Tổ thành loài ở tuyến 3 .................................................................................21
4.3 Độ hỗn giao của rừng...........................................................................................23
4.3.1 Độ hỗn giao ở tuyến 1 ...................................................................................24
4.3.2 Độ hỗn giao ở tuyến 2 ...................................................................................25
4.3.3 Độ hỗn giao ở tuyến 3 ...................................................................................26
4.4 So sánh thành phần loài ở các dạng địa hình .......................................................27
4.4.1 Phân tích phương sai về thành phần loài trên 3 vị trí địa hình......................27
4.4.2 Phân tích phương sai về mật độ loài trên 3 vị trí địa hình ............................28
4.5 Phân bố thực nghiệm số cây theo cấp đường kính (D1,3) ....................................29
4.5.1 Phân bố thực nghiệm số cây theo cấp đường kính ở tuyến 1........................29
4.5.2 Phân bố thực nghiệm số cây theo cấp đường kính ở tuyến 2........................31
4.5.3 Phân bố thực nghiệm số cây theo cấp đường kính ở tuyến 3........................31
4.6 Phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao Hvn ...........................................33
4.6.1 Phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao ở tuyến 1 ...........................33
4.6.2 Phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao ở tuyến 2 ...........................34
4.6.3 Phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao ở tuyến 3 ...........................35
4.7 Mối tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn – D1,3) ................................36
4.7.1 Mối tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn - D1,3) ở tuyến 1..........37
4.7.2 Mối tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn - D1,3) ở tuyến 2..........38
4.7.3 Mối tương quan giữa chiều cao và đường kính (Hvn - D1,3) ở tuyến 3..........40
Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 42

5.1 Kết luận ................................................................................................................42
5.2 Kiến nghị ..............................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................44
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL
D1,3

Ban quản lý

Dt
F
G1,3

Đường kính của tán cây
Tần số xuất hiện của loài

Hdc

Chiều cao dưới cành

Hvn
HG
Iv
K
N

R
RPH
r
S2
S

S
X
Xmax

Chiều cao vút ngọn
Viết tắt hỗn giao

Xmin
x

Đường kính tại vị trí 1,3 m

Tiết diện ngang tại vị trí 1,3 m

Chỉ số giá trị quan trọng
Độ hỗn giao rừng
Mật độ cây
Biên độ biến động
Rừng phòng hộ
Hệ số tương quan
Phương sai
Độ lệch chuẩn
Diện tích ô điều tra
Sai số tiêu chuẩn của số trung bình

Tổng số loài
Trị số quan sát lớn nhất
Trị số quan sát nhỏ nhất
Số trung bình của biến số x

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diển độ hỗn giao của các loài ở tuyến 1 ................................... 24
Hình 4.2: Biểu đồ biểu diển độ hỗn giao của các loài ở tuyến 2 ................................... 26
Hình 4.3: Biểu đồ biểu diển độ hỗn giao của các loài ở tuyến 3 ................................... 27
Hình 4.4: Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp đường kính tuyến 1 .............................. 30
Hình 4.5: Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp đường kính tuyến 2 .............................. 31
Hình 4.6: Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp đường kính tuyến 3 .............................. 32
Hình 4.7: Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp chiều cao tuyến 1.................................. 34
Hình 4.8: Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp chiều cao tuyến 2.................................. 35
Hình 4.9: Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp chiều cao tuyến 3.................................. 36
Hình 4.10 Biểu đồ tương quan giữa Hvn – D1,3 ở tuyến 1.............................................. 38
Hình 4.11 Biểu đồ tương quan giữa Hvn – D1,3 ở tuyến 2.............................................. 39
Hình 4.12 Biểu đồ tương quan giữa Hvn – D1,3 ở tuyến 3.............................................. 41

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Phân bố thổ nhưỡng ở BQL RPH Tân Phú .................................................... 8
Bảng 2.2 : Tình hình dân cư và lao động tại BQL RPH Tân Phú ................................. 10
Bảng 4.1 : Danh mục các loài cây gỗ trong khu vực nghiên cứu .................................. 16
Bảng 4.2 : Bảng số cây và số loài theo ô tiêu chuẩn ..................................................... 17

Bảng 4.3: Bảng kết cấu tổ thành loài thực vật ở tuyến 1............................................... 18
Bảng 4.4: Bảng kết cấu tổ thành loài thực vật ở tuyến 2............................................... 20
Bảng 4.5: Bảng kết cấu tổ thành loài thực vật ở tuyến 3............................................... 21
Bảng 4.6: Độ hỗn giao các loài cây theo số cây ở từng cấp chiều cao tuyến 1 ............. 24
Bảng 4.7: Độ hỗn giao các loài cây theo số cây ở từng cấp chiều cao tuyến 2 ............. 25
Bảng 4.8: Độ hỗn giao các loài cây theo số cây ở từng cấp chiều cao tuyến 3 ............. 26
Bảng 4.9: Bảng ANOVA thành phần loài trên 3 tuyến và các ô đo đếm ...................... 27
Bảng 4.10: Bảng kết quả trắc nghiệm so sánh thành phần loài theo LSD .................... 28
Bảng 4.11: Bảng ANOVA mật độ cây trên 3 tuyến và các ô đo đếm ........................... 28
Bảng 4.12: Bảng kết quả trắc nghiệm so sánh mật độ cây theo LSD ........................... 29
Bảng 4.13 : Bảng phân bố thực nghiệm % số cây theo cấp đường kính ở tuyến 1 ....... 29
Bảng 4.14 : Bảng phân bố thực nghiệm % số cây theo cấp đường kính ở tuyến 2 ....... 31
Bảng 4.15 : Bảng phân bố thực nghiệm % số cây theo cấp đường kính ở tuyến 3 ....... 32
Bảng 4.16: Bảng phân bố thực nghiệm % số cây theo cấp chiều cao ở tuyến 1 ........... 33
Bảng 4.17: Bảng phân bố thực nghiệm % số cây theo cấp chiều cao ở tuyến 2 ........... 34
Bảng 4.18: Bảng phân bố thực nghiệm % số cây theo cấp chiều cao ở tuyến 3 ........... 35
Bảng 4.19: Các phương trình tương quan giữa Hvn – D1,3 ở tuyến 1 ............................ 37
Bảng 4.20: Bảng tương quan Hvn – D1,3 ở tuyến 1......................................................... 37
Bảng 5.21: Các phương trình tương quan giữa Hvn – D1,3 ở tuyến 2 ............................ 38
Bảng 5.22: Bảng tương quan Hvn – D1,3 ở tuyến 2......................................................... 39
Bảng 4.23: Các phương trình tương quan giữa Hvn – D1,3 ở tuyến 3 ............................ 40
Bảng 4.24: Bảng tương quan Hvn – D1,3 ở tuyến 3 ............................................................. 40

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng là di sản của mỗi quốc gia, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống con

người. Ngoài khả năng cung cấp gỗ, củi, dược liệu, rừng còn có vai trò to lớn trong
việc bảo vệ đất, nước, không khí tạo nên sự cân bằng sinh thái và sự phát triển bền
vững của sự sống trên trái đất. Trước đây, ở nước ta có khoảng 3/4 diện tích đất có
rừng che phủ nhưng chỉ mấy thập kỉ qua rừng bị suy thoái nặng nề. Diện tích rừng
toàn quốc đã giảm xuống từ chỗ năm 1943 chiếm 43% thì đến năm 1991 chỉ còn 26%
tổng diện tích đất tự nhiên. Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất
lượng, tỉ lệ che phủ thực vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái, diện tích rừng bị
thu hẹp kéo theo cấu trúc rừng bị thay đổi. Vì vậy vấn đề quản lý tài nguyên rừng và
môi trường ngày nay là một nhiệm vụ cấp bách.
Ở nước ta rừng trải dài từ Bắc xuống Nam và điạ hình với nhiều cao độ khác
nhau so với mực nước biển nên rừng phân bố trên khắp các dạng địa hình, với nét độc
đáo của vùng nhiệt đới và rất đa dạng: có nhiều rừng xanh quanh năm, rừng cây lá
rộng, rừng cây lá kim, rừng thứ cấp, truông cây bụi... địa hình và sự biến đổi theo độ
cao của nó có vai trò quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến các yếu tố phát sinh khác của
hệ thực vật. Khi nắm bắt sự phân bố của cây rừng theo các dạng địa hình có thể biến
nó thành nguyên tắc căn bản trong kinh doanh rừng đồng thời sử dụng rừng để bảo vệ
đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ không khí, chống xói mòn.
Được sự đồng ý của Khoa Lâm nghiệp và bộ môn Quản lý Tài nguyên rừng
thuộc trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Th.S
Nguyễn Văn Dong, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu
sự phân bố thực vật rừng theo các dạng địa hình tại phân trường III rừng phòng
hộ đầu nguồn Tân Phú - huyện Định Quán - tỉnh Đồng Nai”.
1.2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
1


Mục đích: Tìm hiểu được các quy luật phân bố cây rừng theo độ cao địa hình,
từ đó làm cơ sở cho việc quản lý, bảo vệ, chăm sóc rừng tại khu vực được tốt hơn.
Mục tiêu: điều tra phân bố thành phần loài và các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng
ở các độ cao địa hình khác nhau, từ đó tìm ra quy luật phân bố của các loài thực vật

theo từng độ cao địa hình và mối quan hệ giữa chúng.
1.3 Giới hạn vùng nghiên cứu
Vì thời gian có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu trong diện tích của phân trường III
– Rừng phòng hộ đầu nguồn Tân Phú – huyện Định Quán – tỉnh Đồng Nai.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Một số khái niệm có liên quan
Hệ sinh thái rừng: “Rừng là một quần xã cây gỗ, trong đó chúng có biểu hiện
ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, làm nảy sinh các hiện tường mới mà không đặc trưng cho
những cây mọc lẽ. Trong rừng không chỉ có quan hệ qua lại giữa các cây rừng với
nhau mà còn có ảnh hưởng qua lại giữa cây rừng với đất và môi trường không khí,
rừng có khả năng tự phục hồi”
Cấu trúc rừng: Theo Nguyễn Văn Thêm, (2001). Cấu trúc rừng là sự tổ chức
sắp xếp các thành phần, tình hình rừng theo không gian và thời gian. Sự phân bố các
lớp cây rừng theo chiều thẳng đứng và nằm ngang.
Tổ thành thực vật: Theo Nguyễn Văn Thêm, (2001). Tổ thành của tầng cây gỗ
chỉ thành phần và tương quan số lượng đơn vị cá thể ( hoặc thể tích thân cây, tiết diện
ngang thân cây) của loài so với chỉ tiêu tương ứng của tất cả các loài hình thành rừng.
Căn cứ vào thành phần loài cây và tương quan số lượng giữa chúng, người ta phân biệt
rừng hỗn loài và rừng thuần loài. Tổ thành của các khu rừng nhiệt đới thường phong
phú về các loài hơn là tổ thành các loài cây của rừng ôn đới.
2.2 Nghiên cứu rừng tự nhiên trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1 Trên thế giới
Trong các công trình nghiên cứu về rừng tự nhiên nhiệt đới do các tác giả nước
ngoài như Mayer, Jurnbule, Rollet,... đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu của
Richards. P. W, tác giả cuốn “Rừng mưa nhiệt đới”.

Theo David và Richard (1934), sử dụng bản vẽ trắc đồ đứng và trắc đồ ngang
của quần xã thực vật để mô tả cấu trúc rừng mưa nhiệt đới. Richard cho rằng rừng mưa
nhiệt đới có khả năng tự phục hồi lại liên tục, tái sinh rừng theo lổ trống do sự suy
vong của các cây già cỗi là phổ biến.
Theo Prodan (1952), nghiên cứu quy luật phân bố rừng chủ yếu theo đường
kính D1,3 có liên hệ với giai đoạn phát dục của rừng và các biện pháp kinh doanh. Theo
3


ông, sự phân bố cây theo đường kính có giá trị đặc trưng nhất cho rừng, đặc biệt là
rừng tự nhiên hỗn loài, nó phản ánh được các đặc điểm lâm sinh của rừng. Những
nghiên cứu về quy luật phân bố của rừng tự nhiên mà ông xác định được kiểm chứng
và chấp nhận ở nhiều nơi trên thế giới. Như quy luật phân bố đường kính của rừng tự
nhiên có quy luật một đỉnh lệch trái, số cây tập trung nhiều ở các cấp kính nhỏ do bởi
có nhiều loài, nhiều thế hệ cùng tồn tại. Ở các cấp kính lớn chỉ còn tồn tại một số loài
nhất định do bởi đặc tính sinh học (cây gỗ lớn) hay do nhờ bởi vị trí thuận lợi trong
rừng chúng mới có khả năng tồn tại và phát triển. Đối với phân bố chiều cao ở rừng tự
nhiên thường có quy luật nhiều đỉnh, rừng càng có nhiều thế hệ hay do khai thác chọn
không có quy tắc thì phân bố chiều cao của rừng thường nhiều đỉnh và giới hạn của
đường cong phân bố nhiều đỉnh là phân bố giảm đặc trưng cho rừng chặt chọn không
đều tuổi.
2.2.2 Ở Việt Nam
Rừng nước ta được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Công trình
nghiên cứu của Thái Văn Trừng (1961) về “Thảm thực vật rừng Việt Nam” đã đưa ra
bảng phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm sinh thái, đây được xem
là bảng phân loại thảm thực vật rừng ở Việt Nam phù hợp nhất trên quan điểm sinh
thái cho đến nay.
Công trình nghiên cứu của Đồng Sĩ Hiền (1974). Lập biểu thể tích và biểu độ
thon cây đứng rừng Việt Nam. Ông đi sâu nghiên cứu quy luật phân bố cây theo chiều
cao vút ngọn và đường kính một mét ba và phân bố của các nhân tố hình dạng thân cây

làm cơ sở cho việc lập biểu thể tích một, hai hoặc ba nhân tố. Qua kết quả nghiên cứu
ông rút ra kết luận về quy luật cấu trúc của rừng tự nhiên hỗn loài ở nước ta có dạng
phân bố giảm theo đường kính và dạng phân bố nhiều đỉnh theo chiều cao.
Nguyễn Văn Trương (1983), nghiên cứu về cấu trúc rừng gỗ hỗn loài đã tập
trung nghiên cứu một số quy luật về cấu trúc đứng của cây, cấu trúc thân cây theo cấp
kính, cấu trúc thân cây và tổng tiết diện ngang trên mặt đất, cấu trúc nhóm loài cây,
tình hình tái sinh và diễn thế các thế hệ của rừng… Tác giả mô phỏng cấu trúc rừng
hỗn giao nhiệt đới bằng các mô hình toán học, từ đó phát họa ra khái niệm về cấu trúc
rừng chuẩn có giá trị nâng cao giá trị lý luận đồng thời có ý nghĩa phục vụ thực tiễn, từ
4


đó đề xuất được các biện pháp xử lý rừng một cách khoa học và hiệu quả, vừa giải
quyết vấn đề cung cấp lâm sản vừa nuôi dưỡng và tái sinh lại rừng, là cơ sở để giải
quyết chiến lược nghề rừng ở Việt Nam theo hướng bền vững.
Từ thập niên 90 trở lại đây do tình hình khai thác lạm dụng mà nhiều loại hình
rừng tự nhiên lá rộng thường xanh đã bị nghèo đi về thành phần loài, giảm sút về chất
lượng gỗ. Theo xu hướng này không bao lâu nữa, rừng tự nhiên sẽ hết gỗ lớn trong lúc
đó rừng trồng chưa có thể phục vụ đầy đủ cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Một vài con số về tiềm năng trữ lượng rừng do viên điều tra quy hoạch rừng cho thấy
nguy cơ báo động sự kiệt quệ thành phần loài cây gỗ của nước ta: các loài cây gỗ từ
nhóm I đến nhóm III như Trắc, Lát, Đinh, Lim, Sến, Táu, Gụ, Mun, chỉ còn chiếm
21,3%; các loài cây từ nhóm III đến nhóm IV như Giổi, Sồi, Giẻ… chiếm tỷ lệ 46,1%
và các loài cây từ nhóm còn lại chiếm 32,6% (Trương Văn Tuân, 2008).
Trước tình hình các loài cây gỗ đang trở thành quý hiếm, hai tác giả Trần Hợp
và Nguyễn Bội Quỳnh (1993) đã giới thiệu gần 800 loài trong khoảng 1200 loài cây gỗ
ở nước ta trong quyển “Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam” để phục vụ công tác sản xuất, kinh
doanh giai đoạn trước mắt và lâu dài.
Nguyễn Thượng Hiền (2005) đã viết quyển “Giáo trình thực vật và đặc sản
rừng” nhằm góp phần nghiên cứu sự phân bố, hình thái và phân loại các loài cây hình

thành rừng tùy thuộc vào điều kiện sống của chúng, kết quả nghiên cứu đem lại nhiều
ý nghĩa như: xây dựng cở sở khoa học cho kỹ thuật lâm sinh, phân loại thảm thực vật,
phân vùng sản xuất lâm nghiệp, xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, xây dựng phương
thức kinh doanh rừng ổn định, lâu dài.
2.3 Điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu
2.3.1 Vị trí địa lý
Rừng phòng hộ Tân Phú thuộc địa bàn quản lý hành chính xã Gia Canh –
huyện Định Quán – tỉnh Đồng Nai.
* Tọa độ địa lý:
- Kinh độ: Từ 1070 20’ đến 1070 27’ 30’’ kinh độ Đông.
- Vĩ độ: Từ 110 2’ 32’’ đến 110 10’ vĩ độ Bắc.
* Phạm vi ranh giới quản lý bao gồm :
5


- Bắc giáp xã Gia Canh và công ty mía đường La Ngà.
- Nam giáp sông La Ngà (địa phận huyện Xuân Lộc).
- Đông giáp sông La Ngà (địa phận tỉnh Bình Thuận).
- Tây giáp công ty mía đường La Ngà (ranh giới là suối Trà My).
2.3.2 Địa hình, địa chất
* Địa hình
Rừng phòng hộ đầu nguồn Tân Phú có hai dạng địa hình chủ yếu:
- Địa hình đồi núi hình thành từ phún xuất và trầm tích sa phiến thạch dạng đồi độc
lập, sườn thoải và lượn cong hình “sin”, độ chênh cao 90 – 200 m (cao nhất là 297 m ).
- Địa hình bán bình nguyên tương đồi bằng phẳng, hình thành trên trầm tích phù sa
cổ, nghiêng về phía Đông Nam, có độ chênh cao 60 – 100 m.
* Địa chất
Rừng phòng hộ đầu nguồn Tân Phú nằm trong hệ đồi núi kéo dài của vùng cao
nguyên xuống và cũng là vùng ven của các hoạt động núi lửa trước đây mà trung tâm
là Xuân Lộc, di tích còn để lại là vết gãy của dòng sông La Ngà. Đất đai thuộc rừng

phòng hộ đầu nguồn Tân Phú được hình thành với nguồn gốc từ:
- Bazan phún xuất.
- Trầm tích của sa thạch, phiến thạch lượn song.
- Bồi tụ của phù sa cổ .
2.3.3 Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu
Rừng và đất rừng thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn Tân Phú chịu ảnh hưởng chung
của khí hậu miền Đông Nam Bộ, thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Lượng mưa bình quân năm 1415 mm, có năm nhiều lên đến 2500 mm, có năm
thấp nhất 600 mm. Lượng mưa tập trung nhiều từ tháng 6 - tháng 8 hàng năm, và mùa
khô hầu như không có mưa.
6


- Nhiệt độ bình quân năm là 27,30 C cao nhất là 38,20 C vào các tháng 3,4 thấp nhất
là 13,20 C vào khoảng tháng 12.
- Độ ẩm bình quân năm là 76% , cao nhất là 100% vào những tháng mưa nhiều và
thấp nhất là 20% vào những tháng khô hạn.
Với đặc điểm thời tiết khí hậu như trên tuy có nhiều thuận lợi trong công tác trồng
và phát triển rừng, nhưng vào mùa khô thời gian nắng hạn kéo dài, kèm theo các yếu
tố khác như độ ẩm khí hậu thấp, nhiệt độ cao, tạo nên đặc điểm khí hậu khô hanh, mặt
khác, vào mùa mưa thực bì cây cỏ phát triển nhiều nhưng lại khô vào mùa nắng. Vì
vậy nếu không có biện pháp phòng chống cháy rừng tốt rất dễ xảy ra hỏa hoạn trong mùa
khô.
* Thủy văn
Sông La Ngà chảy bao quanh phía Đông và Nam rừng phòng hộ đầu nguồn Tân
Phú với tổng chiều dài là 45 km. Sông suối ở đây nhỏ và gập ghềnh nên không thể sử
dụng giao thông đường thủy.

2.3.4 Hiện trạng tài nguyên rừng
* Đất đai
Tổng diện tích đất đai thuộc phạm vi BQL RPH Tân Phú quản lý là 13.733,12 ha.
Trong đó:
- Đất có rừng

:12.327,41 ha

+ Rừng tự nhiên

: 11.544,39 ha

+ Rừng trồng

: 783,02 ha

- Đất chưa có rừng

: 1.405,71 ha

+ Đất khoanh nuôi tái sinh

: 24,33 ha

+ Đất nông nghiệp

: 1.255,86 ha

+ Đất ở


: 14,03 ha

+ Đất XDCB ( đường xá , trạm , trại )

: 79,38 ha

+ Núi đá

: 19,73 ha

+ Đất nuôi trồng thủy sản

: 12,38 ha

Phân bố đất đai tại BQL RPH Tân Phú được trình bày ở bảng 2.1.
7


Bảng 2.1 : Phân bố thổ nhưỡng ở BQL RPH Tân Phú
Ký hiệu
Đ’K
ĐK
Đ’P
PP
ĐH

Diện tích
(ha)
2.087,4


Tên gọi

Tỷ lệ
%
15,2

Vùng phân bố

Đất Bazan trên vùng đồi thấp
PT3, PT4
Đất Bazan trên vùng đồi trung
4.051,3
29,5
PT1 – PT6
bình
Phù sa cổ trên vùng đồi thấp
274,7
2,0
PT4
Phù sa cổ vùng bán bình nguyên 3.831,5
27,9
PT3, PT5
Đất hình thành trên sa thạch,
3.488,2
25,4
PT1 – PT3, PT6
phiến thạch vùng đồi trung bình
(Nguồn: Phòng kỹ thuật BQL RPH Tân Phú)

* Những đặc điểm chính về rừng tự nhiên

- Về diện tích, theo kết quả phúc tra xác minh năm 1988 là 10.279,7 ha. Sau
một thời gian khoanh nuôi và bảo vệ tốt, các diện tích Ib, Ic đã phục hồi thành rừng
non IIa, tham gia vào kết cấu tổng diện tích rừng tự nhiên của rừng phòng hộ đầu
nguồn Tân Phú qua các giai đoạn như sau :
+ Năm 1988 - 1992: Từ 10.279,7 ha tăng lên 11.066 ha, như vậy đã chuyển
786,3 ha từ đất có cây lùm bụi thành rừng non IIa
+ Năm 1992 - 1996: Từ 11.066 ha, sau khi tiếp nhận thêm 103 ha rừng của
công ty mía đường La Ngà và khoanh nuôi tái sinh rừng, đã đưa diện tích rừng tự
nhiên từ 11.169 ha lên 11.599,9 ha, chuyển khoảng 431 ha từ diện Ic thành rừng non
trong kết cấu rừng tự nhiên hiện nay .
- Về tỷ lệ cấp chủng loại gỗ, theo số liệu năm 1992 là :
+ Cấp I: Gồm các nhóm 1 - 2 - 3 chiếm 8,77 % trữ lượng.
+ Cấp II: Gồm các nhóm 4 - 5 - 6 chiếm 71,05 %.
+ Cấp III: Gồm các nhóm 7 - 8 chiếm 20,18%.
Khi tiến hành kiểm kê đầu năm 2000, chưa phúc tra đánh giá lại tình hình trữ
lượng và chất lượng rừng, nhưng chất lượng và trữ lượng rừng đã tăng lên so với năm
1992, do đơn vị thực hiện tốt công tác bảo vệ và xúc tiến các giải pháp kỹ thuật làm
giàu rừng.
* Hệ thực vật
Theo kết quả điều tra lâm học của đoàn điều tra quy hoạch lâm nghiệp, có
khoảng 300 loài phân bố trong vùng rừng tại BQL RPH Tân Phú. Trong đó:
8


- Các loài cây cho gỗ từ nhỏ đến lớn khoảng 200 loài.
- Các loài thực vật một lá mầm và dây leo, cây bụi, thảm thực vật... khoảng 100 loài.
Các loài thực vật phổ biến gồm có:
- Họ Dầu (Dipterocabaceae) gồm 6 chi – 15 loài.
- Họ Đậu (Fabaceae) gồm 3 họ phụ:
+ Họ phụ Vang (Caesalpioideae) gồm 3 chi – 4 loài.

+ Họ phụ đậu (Faboideae) gồm 1 chi – 4 loài.
+ Họ phụ Trinh nữ (Mimosoideae) gồm 1 chi – 1 loài.
- Họ Thầu dầu (Euphobiaceae) gồm 2 chi – 3 loài.
- Họ Côm (Elaeucarpaceae) gồm 1 chi – 2 loài.
- Họ Bứa (Clusiaceae) gồm 1 chi – 3 loài.
- Họ Sim (Myrtaceae) gồm chi – 1 loài.
- Họ cỏ (Poaceae) khoảng 5 loài.
* Hệ động vật
Có khoảng 10 giống động vật rừng nhóm qui hiếm IB, 5 giống nhóm IIB và
khoảng 30 giống khác thông thường.
Nhóm IB: Voi (Elephas maximus), Voọc má đen trắng (Presbytis Jrancoisi
Jrancosi), Chồn dơi (Galeopithecus temiminski), Culi rùa (Nycticebus pigmaeus), Sóc
bay sao (Petaurista Elegans), Sóc bay nhỏ (Belomys), Công (Pavo Muticus
Imperator), Gà lôi (Lophura Diardi Bonoparte), Gà tiền mặt đỏ (Polyleetron
Germaini), Hổ mang chúa (Ophiogus Hnnah).
Nhóm IIB: Khỉ vàng (Macaca Mulatta), Khỉ đuôi lợn (Macaca Nemstrina),
Mèo rừng (Felis Benghanensis), Rái cá (Lutra Lutra), Rùa núi vàng (Indotestu do
elongate).
Động vật thông thường: Gấu lợn, Nai, Heo rừng, Khỉ, Cheo, Nhím, Sóc, Gà
rừng, Cu xanh, Quạ, Cò lửa, Cò trắng, Cuốc...
2.3.5 Dân cư
Theo số liệu điều tra tình hình dân cư tại BQL RPH Tân Phú có đến nay gồm có
791 hộ với 2241 nhân khẩu (2009).
Thành phần dân tộc bao gồm:
9


- Dân tộc Kinh : 718 hộ – 1975 khẩu.
- Dân tộc Hoa : 36 hộ – 69 khẩu.
- Dân tộc Châu ro: 37 hộ – 197 khẩu.

Tình hình dân cư và lao động tại Ban quản lý Rừng phòng hộ Tân Phú được
trình bày ở bảng 2.2.
Bảng 2.2 : Tình hình dân cư và lao động tại BQL RPH Tân Phú

Phân trường
1
2
3
4
5
6
Tổng cộng

Số hộ
17
520
29
9
31
185
791

Tổng
số
82
1.207
136
56
65
695

2.241

Số khẩu trong hộ
Lao động
Lao động
Ghi
Già yếu
chính
phụ
chú
≥ 60tuổi
≥ 16 tuổi
≤ 16 tuổi
47
30
5
646
488
73
74
48
14
20
34
2
32
25
8
380
271

44
1.199
896
146
(Nguồn: Phòng kỹ thuật BQL RPH Tân Phú)

Về tập quán canh tác, tình hình thu nhập và ổn định đời sống của người dân
trong vùng: Trước đây khi chưa đóng cửa rừng tự nhiên, thường vào mùa mưa người
dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, khi mùa nông nhàn có thêm việc làm từ sản
xuất lâm nghiệp, thông qua các công việc như phát luỗng, khai thác...

Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
10


Nội dung nghiên cứu của luận văn bao gồm:
- Xác định tên loài thực vật (cây gỗ lớn) theo dạng địa hình trong khu vực
nghiên cứu.
- Phân bố thực nghiệm số cây theo cấp đường kính D1.3.
- Phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao vút ngọn Hvn.
- Kết cấu tổ thành loài thực vật.
- Tính độ hỗn giao của rừng theo các dạng địa hình.
- Xây dựng phương trình tương quan giữa Hvn và D1.3.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Công tác ngoại nghiệp
Tìm hiểu, thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện dân sinh kinh
tế…từ cán bộ phòng kỹ thuật ở Ban Quản Lý RPH Tân Phú.
Sơ thám thực địa qua bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/25000 để xác định đối tượng và

khu vực nghiên cứu.
Mở tuyến điều tra: trên bản đồ kẻ 3 tuyến điều tra gần song song với đường
đồng mức nhưng phải đảm bảo các điểm nằm trên tuyến 1 có độ cao từ 0 – 100 m, các
điểm nằm trên tuyến 2 có độ cao từ 100 – 200 m , các điểm nằm trên tuyến 3 có độ cao
từ 200 – 300 m.
Lập ô tiêu chuẩn: trên mỗi tuyến điều tra lập 3 ô tiêu chuẩn tạm thời hình chữ
nhật. Mỗi ô có diện tích 2000m2 (50 m x 40 m), cự ly giữa các ô cách nhau 500 m.

Trong ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm, thu thập các chỉ tiêu sau:
- Xác định thành phần loài bằng cách nhận biết thông qua các đặc điểm đặc
trưng nhất như: dạng lá, màu vỏ, hoa và quả hay lấy tiêu bản lá cây, vỏ cây, hoa, quả
rồi tra cứu để định tên loài.
- Đo chu vi cây tại ví trí 1,3 m các cây có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 8 cm trở
lên bằng thước dây đo chu vi.

11


- Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) cửa từng cây bằng
thước đo cao Blum-lây.
- Đo đường kính tán của cây theo hai hướng Đông – Tây và Nam – Bắc, sau đó
lấy giá trị trung bình cho mỗi cây.
- Phân loại phẩm chất cây: chỉ tiêu này mang tính chất định tính nên phụ thuộc
nhiều vào sự nhận định của người điều tra. Để xác định phẩm chất cây người ta căn cứ
vào các chỉ tiêu hình dạng thân cây, tình hình sâu bệnh…trên cơ sở này người ta phân
cấp cây rừng thành các cấp sau:
+ Phẩm chất A: các cây có thân thẳng, tán đều, phân cành cao, phân cành lớn, ít
cành nhành, không bị sâu bệnh, mối mọt, không bọng ruột, bạnh vè.
+ Phẩm chất B: cây có thân hơi nghiêng, tán lệch, phân cành trung bình, có
bạnh vè nhỏ, không bị sâu bệnh.

+ Phẩm chất C: cây có thân nghiêng, cong, cụt ngọn, tán lệch, phân cành thấp,
góc phân cành nhỏ, bạnh vè lớn, bọng ruột, sâu bệnh.
3.2.2 Công tác nội nghiệp
3.2.2.1 Phương pháp xử lý số liệu
- Tính tiết diện ngang thân cây (G) theo công thức:
G=

π * d12.3
m

- Tính thể tích thân cây (V) theo công thức:
Vcây = G1,3 * Hvn * f
Trong đó:
G1,3: Tiết diện ngang thân cây tại vị trí 1,3 m.
Hvn: Chiều cao vút ngọn.
f: hình số thân cây.
- Tính trữ lượng rừng (M) theo công thức:
M = ∑G * H * f
Trong đó:
∑G: tổng tiết diện ngang/ ha
H: Chiều cao bình quân
12


f: Hình số thân cây
- Tổ thành loài cây được tính theo công thức của Cutis Mcin Tosh (1951):
Iv% =

F % + N % + G%
3


Trong đó:
Iv%: chỉ số giá trị quan trọng để tính tổ thành loài.
F: tần số xuất hiện của loài.
N: Mật độ tương đối của loài.
G: Tiết diện ngang của loài.
F% = (Số lần xuất hiện của loài / Tổng số lần xuất hiện của các loài) * 100.
N% = (Mật độ của loài / Tổng mật độ của các loài) * 100.
G% = (Tiết diện ngang của loài / Tổng tiết diện ngang của các loài) * 100.
- Tính độ hỗn giao của rừng (K) theo công thức:
K=

X
(điều kiện: X > 0; N > 0; K > 0)
N

Trong đó:
X: tổng số loài.
N: tổng số cây.
- Chia tổ:
m = 3*log(n)+1
Trong đó:
m: số tổ
n: dung lượng quan sát
- Cự ly tổ (k):
k=

xmax − xmin
m


Trong đó:
xmax: giá trị lớn nhất
xmin: giá trị nhỏ nhất
- Diện tích tán cây được tính theo công thức:
13


S tán =

2
π * d tán

4

- Tính toán các đặc trưng mẫu:
+ Trung bình mẫu:
+ Phương sai: S 2 =

x=

1 n
∑ fi * xi
n i=1

(∑ xi) 2 ⎤
1 ⎡
2

xi
⎢∑


n − 1 ⎢⎣
n ⎥⎦

+ Độ lệch tiêu chuẩn: S = S 2
+ Hệ số biến động: Cv% =

S
*100
x

+ Biên độ biến động: R = Xmax - Xmin
+ Sai tiêu chuẩn trung bình: Sx =
+ Hệ số chính xác: P% =

S
n

S%
n

3.2.2.2 Phương pháp đánh giá kết quả
Dựa theo phương pháp phân tích hồi quy và tương quan trong thống kê toán
học để mô hình hóa theo một đường cong hồi quy thực nghiệm toán học nào đó, quá
trình chọn một hàm toán học lý thuyết phù hợp với thực nghiệm phải căn cứ vào các
hàm số thống kê có được từ phương trình xây dựng, sau đó kiểm tra sự tồn tại và tính
phù hợp của phương trình nhưng phải đảm bảo tính phù hợp với quy luật sinh trưởng
và phát triển của rừng.
Các phương pháp chung khi thiết lập một mô hình toán học:
- Xác định các dạng phương trình toán học phù hợp cho một chỉ tiêu nào đó

bằng phần mềm Statgraphics 4.0.
- Tính toán các tham số của mô hình bằng phương pháp hồi quy.
- Kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp của phương trình thông qua các tham số,
căn cứ vào các tiêu chí như:
+ Hệ số tương quan r càng lớn.
+ F-Ratio càng lớn và SE càng bé thì phương trình thực nghiệm tiệm cận
gần với phương trình lý thuyết hơn.
14


+ Hệ số tương quan (r):
Nếu r = 0 không có tương quan.
Nếu 0 < r < 0,5 tương quan yếu đến vừa.
Nếu 0,5 < r < 0,9 tương quan tương đối chặt đến rất chặt.
Nếu r = 1 tương quan hàm số.
Kiểm tra mức ý nghĩa của hàm số hồi quy bằng trắc nghiệm F thông qua việc so
sánh giữa hai giá trị Ftính và Fbảng với hai bậc tự do là df1 = 1 và df2 = n – 2.
- Nếu Ftính > Fbảng thì giả thuyết H0 bị bác bỏ (H0 không tồn tại hàm hồi quy).
- Nếu Ftính < Fbảng thì giả thuyết H0 được chấp nhận, tức là hàm hồi quy tồn tại.
Tiêu chí chung để chọn phương trình:
- Phương trình phải có hệ số tương quan phức (r) cao nhất hay tương đương với
trị số cao nhất.
- Sai số tiêu chuẩn càng nhỏ.
- Giá trị Ftính càng lớn (lớn hơn Fbảng) thì càng tồn tại quan hệ tương quan.

Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thành phần loài
Qua quá trình điều tra thực tế phục vụ việc nghiên cứu ở 9 ô tiêu chuẩn tạm
thời, với diện tích 1,8 ha tại phân trường III – Rừng phòng hộ đầu nguồn Tân Phú đã

xuất hiện 57 loài, xuất hiện nhiều nhất là: Trâm vỏ đỏ (Syzygium zeylanicum (L) D.C),
15


×