Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ KỸ THUẬLÂM SINH CỦA RỪNG CAO SU TRỒNG TUỔI 110 TRÊN ĐẤT ĐỎ BAZAN TẠI CÔNG TY CAO SU EAH’LEO ĐĂK LĂK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
‘‘‘‘‘‘‘‘‘‘‘‘‘‘

LÊ THỊ THỦY

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ KỸ THUẬT
LÂM SINH CỦA RỪNG CAO SU TRỒNG TUỔI 1-10
TRÊN ĐẤT ĐỎ BAZAN TẠI CÔNG TY CAO SU
EAH’LEO- ĐĂK LĂK

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
‘‘‘‘‘‘‘‘‘‘‘‘‘‘

LÊ THỊ THỦY

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ KỸ THUẬT
LÂM SINH CỦA RỪNG CAO SU TRỒNG TUỔI 1-10
TRÊN ĐẤT ĐỎ BAZAN TẠI CÔNG TY CAO SU
EAH’LEO- ĐĂK LĂK

Ngành: Lâm nghiệp



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TH.S LÊ BÁ TOÀN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011



LỜI CẢM ƠN
Nhìn lại chặng đường đã qua, trong suốt thời gian học ở giảng đường Đại
học Nông Lâm TP- HCM tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức cũng như kinh
nghiệm quý giá mà tất cả các thầy cô đã tích lũy và truyền đạt. Tuy quá trình thực
tập khóa luận tốt nghiệp không dài nhưng lại là một giai đoạn không kém phần
quan trọng, giai đoạn này đã giúp tôi có một cái nhìn toàn diện và thực tế hơn về
những gì mình đã được học.
Để có được thành quả ngày hôm nay, tôi biết ơn những người đã giúp đỡ tôi
trong thời gian qua. Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Cảm ơn ba mẹ và những người thân yêu đã nuôi dưỡng, đùm bọc và luôn
dành những gì tốt đẹp nhất cho tôi.
Ban Giám Hiệu, quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm TP-HCM nói chung
và thầy cô Khoa Lâm Nghiệp nói riêng đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức bổ ích,
giúp tôi khỏi bở ngỡ khi bước vào thực tế.
Tôi gửi lời biết ơn đến Ban Lãnh đạo Công ty EaH’leo, các cô, chú, anh, chị
đang công tác tại Công ty đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong suốt thời
gian thực tập.
Tôi xin cảm ơn Thầy giáo Lê Bá Toàn đã ân cần chỉ bảo, hướng dẫn chỉnh
lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Thay lời biết ơn chân thành đó, tôi xin kính chúc quý Thầy Cô, Ban Lãnh đạo

Công ty Cao su EaH’leo cùng cô, chú, anh, chị, gia đình và những người thân yêu
của tôi những lời chúc sức khỏe và thành công trong cuộc sống.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.

i


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
MỤC LỤC ...................................................................................................................ii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................vii
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................ 3
2.1 Tổng quan về vị trí ................................................................................................ 3
2.2 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ............................................................... 3
2.3 Đặc điểm lâm học cây cao su ................................................................................ 5
2.3.1 Đặc điểm phân bố và lịch sử cây cao su ............................................................ 5
2.3.2 Đặc tính thực vật, sinh trưởng cây cao su .......................................................... 6
2.3.3 Đặc tính sinh thái ............................................................................................... 8
2.3.4 Đặc tính lạ ở cây cao su ................................................................................... 10
2.3.5 Giá trị cây cao su .............................................................................................. 11
2.4 Đặc điểm chung của rừng cao su trồng tuổi 1- 10 tại nông trường Earal - công
ty cao su Eah’leo ....................................................................................................... 13
Chương 3 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 15
3.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 15
3.2 Mục tiêu .............................................................................................................. 15

3.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 15

ii


3.4 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 16
3.4.1 Công tác ngoại nghiệp để thu thập số liệu ....................................................... 16
3.4.2 Công tác nội nghiệp ........................................................................................ 17
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 19
4.1 Đặc điểm lâm học của rừng cao su trồng từ tuổi 1-10 ........................................ 19
4.1.1 Đặc điểm lâm học của cao su trồng ở tuổi 1- 4 ................................................ 19
4.1.2 Đặc điểm phân bố số cây theo đường kính ( N- D1,3, cm) của rừng trồng cao
su ở tuổi 5- 10........................................................................................................... 20
4.1.3 Đặc điểm phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N- Hvn, m) của cao su
trồng ở tuổi 5- 10 ....................................................................................................... 24
4.1.4 Đặc điểm phân bố số cây theo chiều cao dưới cành (N- Hdc,m) của cao su
trồng ở tuổi 5- 10 ....................................................................................................... 26
4.1.5 Đặc điểm phân bố số cây theo đường kính tán (N- Dt, m) của cao su trồng ở
tuổi 5-10 .................................................................................................................... 29
4.1.6 Tỷ lệ trung bình giữa Hdc / Hvn và Dt/ Hvn ở tuổi 5-10 ................................. 32
4.2 Một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh, khai thác mủ đã và đang áp dụng đối với
rừng cao su trồng từ tuổi 1- 10 tại khu vực nghiên cứu ............................................ 33
4.2.1 Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng rừng cao su ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (từ
tuổi 1 – 4) .................................................................................................................. 33
4.2.2 Chăm sóc và bảo vệ vườn cây cao su giai đoạn kinh doanh ............................ 37
4.2.3 Kỹ thuật cạo mủ cao su .................................................................................... 38
4.3 Đề xuất một số biện pháp nuôi dưỡng và quản lý bảo vệ rừng cao su trồng tại
khu vực nghiên cứu ................................................................................................... 41
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 43
5.1 Kết luận: .............................................................................................................. 43


iii


5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 46
PHỤ BIỂU ................................................................................................................ 47
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 63

iv


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

QLBV

Quản lý bảo vệ

Cv%

Hệ số biến động

D1,3

Đường kính ở vị trí 1,3 m

Dbq


Đường kính bình quân

VA

Tổng giá trị gia tăng

TN & MT

Tài nguyên và môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân



Quyết định

Dt

Đường kính tán

TK

Tiểu khu

KH

Kế hoạch


DA

Dự án

Hdc

Chiều cao dưới cành

Hvn

Chiều cao vút ngọn

TNHH – MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

CP – ĐT – TM - DV

Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ

DTTS

Dân tộc thiểu số

N

Số cây

N%


Tần suất

N – D1,3

Phân bố số cây theo đường kính thân cây ở vị trí 1,3

N – Hvn

Phân bố số cây theo chiều cao

STD

Sai tiêu chuẩn mẩu

Dcr

Đường kính cổ rể

Sk

Độ lệch

v


C1,3

Chu vi thân cây tại vị trí 1,3 m


Ccr

Chu vi tại vị trí cổ rể

DĐT

Đường kính theo hướng đông – tây

DNB

Đường kính theo hướng nam - bắc

Ex

Độ nhọn của phân bố

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

XDCB

Xây dựng cơ bản

PCCCR


Phòng chống chữa cháy rừng

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1: Bản đồ ranh giới khu vực công ty cao su Eah’leo ..................................... 4 
Hình 4.1: Phân bố tần số theo đường kính (N- D1,3) của cao su trồng ở tuổi 5 - 1021 
Hình 4.2: Phân bố tần số theo chiều cao vút ngọn (N- Hvn, m) .............................. 24 
Hình 4.3: Phân bố tần số theo chiều cao dưới cành (N- Hdc, m) ............................ 28 
Hình 4.4: Phân bố tần số theo đường kính tán (N- Dt, m) của cao su trồng ở tuổi 510 ............................................................................................................................... 30 
Hình 4.5: Làm cỏ cho vườn cây kiến thiết cơ bản ................................................... 34 
Hình 4.6: Tỉa chồi cho vườn cây kiến thiết cơ bản .................................................. 35 

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 4.1 Bảng tổng hợp các đặc trưng lâm học của rừng cao su trồng từ tuổi 1- 4 19
Bảng 4.2 Bảng tổng hợp đặc trưng mẫu theo đường kính của cao su trồng ở tuổi 510 ............................................................................................................................... 21
Bảng 4.3 Phân bố tần số theo đường kính của rừng cao su trồng ở tuổi 5- 10......... 22
Bảng 4.4 Phân bố tần số theo chiều cao vút ngọn của cao su trồng ở tuổi 5- 10 ..... 24

Bảng 4.5 Bảng tổng hợp đặc trưng mẫu theo chiều cao vút ngọn của cao su trồng ở
tuổi 5- 10 ................................................................................................................... 25
Bảng 4.6 Phân bố tần số theo chiều cao dưới cành của cao su trồng ở tuổi 5- 10 ... 26
Bảng 4.7 Bảng tổng hợp đặc trưng mẫu theo chiều cao dưới cành của cao su trồng
ở tuổi 5- 10 ................................................................................................................ 27
Bảng 4.8 Phân bố tần số theo đường kính tán (N- Dt, m) của cao su trồng ở tuổi 510 ............................................................................................................................... 29
Bảng 4.9 Bảng tổng hợp đặc trưng mẫu theo đường kính tán của cao su trồng ở tuổi
5- 10........................................................................................................................... 30
Bảng 4.10 Bảng tổng hợp đặc trưng về tỉ lệ sinh trưởng và tổng diện tích tán rừng
trồng cao su ở tuổi 5 - 10.......................................................................................... 32

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
Rừng chính là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho loài người, là
nguồn tài nguyên quý giá của mỗi đất nước, rừng không những là cơ sở phát
triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham
gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ
bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt,
hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên
tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí. Đặc biệt đối với
người dân Việt Nam rừng trở thành người bạn thân thiết, rừng che bộ đội, rừng vây
quân thù, rừng đã giúp dân ta chiến thắng những quân thù lớn mạnh trong thời kỳ
chiến tranh, chính vì thế trong bất cứ hoàn cảnh nào, chiến tranh hay hòa bình,
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng, đây là vấn đề hiện nay được coi là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam.
Ngày nay, do những việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng tự

nhiên sang rừng trồng các loài đa mục tiêu như cao su và các mục tiêu kinh doanh
chuyên dụng khác nhau,…Để đánh giá việc chuyển đổi đất và rừng tự nhiên sang
rừng trồng cho các mục tiêu kinh doanh khác nhau có hiệu quả, cần thiết phải
nghiên cứu khảo sát các đặc điểm lâm học của rừng và kỹ thuật đã được áp dụng,
làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp tác động nâng cao năng và hiệu quả kinh
doanh, ngoài ra còn là cơ sở để khuyến khích các đơn vị và cá nhân, hộ gia đình
tham gia vào công tác trồng và quản lý bảo vệ rừng.

1


Từ năm 2008 theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì
cây cao su là cây lâm nghiệp đa mục đích, cho hiệu quả kinh tế cao. Cây cao su
trồng tập trung có khả năng giữ và tạo được nguồn nước, có độ che phủ lớn, chống
xói mòn và có giá trị cảnh quan sinh thái du lịch. Những năm gần đây cây cao su
được trồng nơi địa bàn xung yếu, biên giới, vùng sâu xa, nơi đang còn nghèo nàn
với quan điểm: Phát triển mở rộng cây cao su phải đảm bảo đạt đồng thời cả ba mục
tiêu: Kinh tế - Xã hội - Môi trường. Kết quả những năm qua cây cao su không
những góp phần tăng độ che phủ đang kể mà phát triển cao su còn gắn với tạo việc
làm cho lực lượng lao động tại chỗ, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ,
nâng cao thu nhập, giải quyết vấn đề khó khăn về cơ sở hạ tầng, góp phần xóa đói
giảm nghèo, nâng cao mức sống người dân, tăng mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ,
tạo động lực, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, quốc
phòng ở địa phương cũng có sự thay đổi rõ rệt.
Cây cao su được trồng ở Việt Nam từ năm 1897, là một loại cây đang chiếm
một ví trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và có chức năng phòng hộ như:
giảm tác hại của gió, bảo vệ đất, giữ nước, điều hòa khí hậu....Cây cao su được
trồng chủ yếu từ vĩ tuyến 16 trở vào, để cây cao su thật sự có hiệu quả thì chúng ta
phải có kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng và tác động những biện pháp kỹ thuật
lâm sinh phù hợp cây mới sinh trưởng và phát triển tốt. Thấy rằng, đây là mối quan

tâm chung của các đơn vị và người dân kinh doanh rừng cây cao su này, được sự
phân công của Bộ môn Lâm Sinh, hội đồng khoa học Lâm nghiệp và dưới sự hướng
dẫn của thầy Lê Bá Toàn, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc
điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật lâm sinh của rừng cao su trồng từ tuổi 1-10
trên đất đỏ bazan tại công ty cao su Eah’leo- Đăk Lăk”.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về vị trí
Công ty cao su Eah’leo thuộc huyện Eah’leo, là một huyện nằm ở phía Đông
Bắc của tỉnh Đăk Lăk, trung tâm huyện, lỵ (Thị trấn EaDrăng ) cách thành phố
Buôn Ma Thuột 82 km, có trục giao thông lớn là Quốc lộ 14 và Tỉnh lộ 15 đi qua
rất thuận tiện cho các hoạt động công – nông nghiệp hay giao thương với các tỉnh
thành khác.
Nông trường Earal là một trong những nông trường của công ty được chọn để
thực hiện nghiên cứu.
Ranh giới khu vực nghiên cứu:
- Phía Bắc giáp xã Eah’leo, xã Easol.
- Phía Nam giáp xã Eakhal, xã Dleiyang.
- Phía Đông giáp xã Easol.
- Phía Tây giáp xã Cư mốt.
2.2 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
¾

Địa hình:

Khu vực nghiên cứu nông trường Earal thuộc huyện Eah’leo có địa hình tương

đối bằng phảng nằm trên vùng cao nguyên trung phần có độ cao từ 450m-850m so
với mặt nước biển.
¾

Khí hậu:

Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất khí hậu cao
nguyên nhiệt đới ẩm, có xen kẽ khí hậu thung lũng, mỗi năm có hai mùa rõ rệt (Mùa
mưa từ tháng 4- tháng 11, mùa khô từ tháng 12- tháng 5).

3


Hình 2.1: Bản đồ ranh giới khu vực công ty cao su Eah’leo
Nhiệt độ bình quân năm : là 21,70C, Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.500
mm, độ ẩm bình quân 1600 mm. Chế độ gió:
- Mùa mưa có gió Tây Nam, tốc độ bình quân: từ 1,8 - 3,0 m/s;
- Mùa khô có gió Đông Bắc với tốc độ bình quân từ 2,8-3,8 m/s.
Tóm lại, khí hậu khu vực nghiên cứu mang đặc trưng của miền khí hậu nhiệt
đới gió mùa, độ cao thuận lợi cho các loại cây trồng chịu hạn phát triển.
¾

Thổ nhưỡng :

Đất đai ở các đối tượng rừng nghiên cứu thuộc nhóm đất nâu đỏ phát triển trên
đá mẹ bazan, nhóm đất này có tầng đất dày, tính chất cơ lý tốt, kết cấu viên cục độ
xốp bình quân 62 - 65%, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao, thích hợp
với cao su trồng.

4



2.3 Đặc điểm lâm học cây cao su
2.3.1 Đặc điểm phân bố và lịch sử cây cao su
Cây cao su có tên khoa học là
Thuộc họ phụ bã đậu

: Hevea brasillensis Muell Arg

: Crotonoidace

Bộ thầu dầu

: Euphorbiaceae

Cây cao su phân bố rộng ở các nước Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia, các nước
Nam Mỹ… nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm.
Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10
thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào
quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi
chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây”
(cao là gỗ. Uchouk là chảy ra hay khóc).
Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839 đã dẫn
tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus (bang
Amazonas) và Belém (bang Pará), thuộc Brasil.
Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây cao su ra ngoài phạm vi
Brasil diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm tại Vườn
thực vật Hoàng gia Kew. Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ để gieo trồng,
nhưng chúng đã bị chết. Cố gắng thứ hai sau đó đã được thực hiện, khoảng 70.000
hạt giống đã được gửi tới Kew năm 1875. Khoảng 4% hạt giống đã nảy mầm, và

vào năm 1876 khoảng 2.000 cây giống đã được gửi trong các thùng Ward tới
Ceylon, và 22 đã được gửi tới các vườn thực vật tại Singapore. Sau khi đã thiết lập
sự có mặt ở ngoài nơi bản địa của nó, cây cao su đã được nhân giống rộng khắp tại
các thuộc địa của Anh. Các cây cao su đã có mặt tại các vườn thực vật ở
Buitenzorg, Malaysia năm 1883. Vào năm 1898, một đồn điền trồng cao su đã được
thành lập tại Malaysia, và ngày nay phần lớn các khu vực trồng cao su nằm tại
Đông Nam Á và một số tại khu vực châu Phi nhiệt đới. Các cố gắng gieo trồng cây
cao su tại Nam Mỹ bản địa của nó thì lại không diễn ra tốt đẹp như vậy.

5


Cây cao su được du nhập vào nước ta lần đầu vào năm 1897 do một người
dược sĩ hải quan Pháp tên là Edouard Raoul đem hạt giống cao su từ Indonexia về
trồng tại vùng Ông Yệm thuộc địa phận Bến Cát (Bình Dương) và tại suối Dầu
(Nha Trang) . Sau đó viên cảnh sát trưởng Sài Gòn là Belland lại đem hạt giống từ
các nước Trung Mỹ về ươm thử tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Đến thập niên 1920,
cao su phát triển thành đồn điền tại các khu vực xung quanh Sài Gòn - Gia Định,
Biên Hòa, Thủ Dầu Một.
Đến năm 2003, diện tích cao su thuộc tổng công ty cao su Việt Nam đạt
219.600 ha, trong đó 173.700 ha đang được khai thác mủ. Diện tích cao su nay trải
rộng từ Đông Nam Bộ đến Tây Nguyên và Miền Trung, điều kiện sinh thái của các
vùng này rất khác nhau, sinh trưởng và năng suất của cây cao su cũng thay đổi tùy
theo điều kiện môi trường. Ở nước ta hiện nay cây cao su được trồng chủ yếu từ khu
vực vĩ tuyến 16 trở vào trong như các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Gia Lai, Bà RịaVũng Tàu… và hiện tại đang được trồng thử nghiệm tại các tỉnh tây bắc, những nơi
có các đặc tính sinh thái phù hợp với cây cao su.
2.3.2 Đặc tính thực vật, sinh trưởng cây cao su
Cây cao su là cây đa mục đích, là cây công nghiệp dài ngày, nó có thể sống
thọ đến sáu bảy chục năm, nhưng thời gian khai thác mủ từ 20 đến 40 năm là nhiều.
Cây càng già càng kiệt sức, năng suất mủ kém dần và cạn kiệt. Cây sống thọ và cho

năng suất cao là nhờ vào bô máy sinh trưởng quá tốt của nó.
Là một loại cây gỗ trung bình đến lớn, thân tròn và thẳng. Có khả năng tỉa
cành tự nhiên tốt, cây có đường kính từ 30- 40 cm và đạt độ cao là 20- 28 m ở tuổi
thành thục.
Thân cây: Cây cao su có thân mọc thẳng và tròn trịa, lên đến độ cao từ 2-3 m
thì phân cành. Chỗ phân cành này tiếng long trong nghề gọi là “cổ áo”. Sau này,
khai thác mủ trên thân cây cũng từ đoạn “cổ áo” này xuống đến tận gốc. Phần sát
gốc của cây tiếng long trong nghề gọi là “chân voi ”. Gỗ cao su mềm có tỉ trọng
d=0,5-0,55.

6


Rễ cây: Thông thường thân cây cao thì rễ chuột càng dài, có như vậy mới giữ
được thế đứng vững cho cây khi gặp mưa to gió lớn. Hơn nữa, cây càng to thì
nhiệm vụ của bộ rễ, trong đó quan trọng là rễ chuột, tức rễ cái, là hút nước khoáng ở
tầng đất sâu càng nhiều, càng tốt để nuôi cây, nhất là trong mùa hạn hán.
Cây cao su có hai loại rễ:
- Rễ cái: to, khỏe, dài từ 3-5 m, cắm sâu vào loòng đất để hút nước và giúp
thân cây đứng vững.
- Rễ bàng: là vô số rễ nhỏ mọc quanh đoạn có rễ, phân nhánh đan qua chéo lại
như một mạng lưới hút các chất bổ dưỡng ở tầng đất mặt để nuôi cây. Rễ bàng tuy
nhỏ mà nhiều, bên trên tán ra vươn ra đến đâu thì dưới đât mọc lan đến đó. Vì vậy,
khi cày bừa để diệt cỏ trong lô ta nên cày với độ cạn khoảng 10 phân để tránh làm
đứt rễ bàng.
Vỏ cây: Vỏ cây cao su là nơi cung cấp mủ vì nơi đây chứa nhiều mạch mủ,
tạo nguồn lợi chính cho người trồng, do dố ta cần tránh làm thương tổn đến lớp vỏ
thân cây. Lớp vỏ mà bị dập nát, bung tróc hoặc nỗi u sần sùi sẽ ảnh hưỡng nhiều
đến năng suất mủ của cây.
Vỏ cây cao su gồm có 3 lớp sau đây:

- Lớp da bẩn: Đây là lớp vỏ ngoài cùng xu xì màu nâu xẩm, vì đó là những tế
bào chết nên không chứa mạch mủ. Tuy vậy, chức năng của lớp da bẩn này cũng
quan trọng cho sự sinh trưởng của cây, vì nó bảo vệ hai lớp da bên trong.
- Lớp da cát: Là lớp vỏ cứng nằm trong lớp da bẩn, còn gọi là lớp vỏ cứng,
chứa mạch mủ nhưng không nhiều.
- Lớp da lụa: Là lớp vỏ mềm trong cùng, dày chừng vài phân, nhưng chứa
nhiều mạch mủ nhất. mạch mủ của cây cao su không nằm theo chiều thẳng đứng
của thân cây mà xếp nghiêng từ phải sang trái, làm thành một góc 5 độ so với
đường thẳng đứng, tính từ dưới lên.
Lá cây: Lá cây cao su là lá kép: mổi lá gồm 3 lá chét. Trong lá cũng có chứa
nhiều mạch mủ còn phần cuống lá thì có tuyến mạch, đủ sức lôi cuốn các loài Ông
và một số loài côn trùng khác bu đến hút mật vì lá còn non màu sắc nâu tím; khi

7


trưởng thành sắc lá màu xanh lợt và mềm mại, còn khi lá đã già thì cứng và đổi màu
xanh đậm.
Chức năng của lá cao su là quang hợp và biến đổi nhựa nguyên thành nhựa
luyện để nuôi cây.
Những mạch mủ li ti tích chứa trong lá cao su đã góp phần làm tăng sản lượng
mủ cho cây vì vậy, trong mùa cây thay lá (tháng giáp tết âm lịch) ta phải tạm nghỉ
cạo chờ đến khi lá mọc chân chim, tức là trên cây lớp lá non ra ổn định thì cây mới
ra mủ và cạo trở lại.
Hoa: cây cao su trồng đến năm tuổi thứ 4 thì có hoa. Hoa mau vàng, đơn tính,
mọc thành nhánh ở nách lá. Hoa đực và hoa cái mọc chung trên một nhánh và mổi
nhánh thường có 12 chùm, trên đó số hoa cái chỉ chiếm 1/10 hoa đực.
Dù mọc chung chùm, nhưng thường hoa đực chín trước hoa cái chín sau,
nhưng điều đó không gây cản trở đến sự thụ tinh của hoa cái, vì chúng thụ phấn
chéo. Phấn hoa đực của nhánh khác, hay của cây khác sẽ nhờ gió hay côn trùng

mang đến thụ phấn cho hoa cái của cây kia.
Mùa ra hoa của cây cao su thường đến sau tết nguyên đán. Khi cây đã hoàn tất
việc thay lá mới.
Trái: trái cao su có 3 ngăn ghép thành 3 buồng riêng lẻ. Mổi buồng chứa một
hột bên trong. Khi già vỏ trái khô cứng, màu trắng ngà, nứt vách ngăn để bắn hột
xuống xung quanh gốc.
Hột: tùy theo giống mà hột cao su có hình bầu dục hay hình tròn. Hột khá to
có đường lính 1,5-2 cm. Thường khi vỏ hột có màu nâu lợt, trên đó nổi nhiều vanh
màu nâu xậm hơn. Vỏ hột láng trơn và rất cứng. Bên trong có chứa nhân hột gồm
đủ phôi nhủ và cây mầm.
2.3.3 Đặc tính sinh thái
Đất đai: Cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng
nhiệt đới ẩm, cây cao su thích hợp với các vùng đất có bình độ tương đối thấp: dưới
200m. Càng lên cao thì nhiệt độ càng thấp và ảnh hưởng của gió càng mạnh không

8


thuận lợi cho cây cao su. Bình độ lý tưởng được khuyến cáo để trồng cao su là:
Vùng xích đạo, trong đó có Việt Nam, có thể trồng cao su ở độ cao đến 500–600m.
Độ dốc: Cây cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8%.
Với độ dốc 8 - 30% thì vẫn trồng được nhưng chú ý đến các biện pháp chống xói
mòn. Độ dốc liên quan đế độ phì nhiêu của đất. Đất càng dốc thì xói mòn càng
mạnh, khiến các chất dinh dưỡng trong đất, nhất là trong lớp đất mặt mất đi nhanh
chóng. Khi trồng cao su trên đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất,
chống xói mòn rất tốn kém như đê, mương, đường đồng mức,…Hơn nữa, các diện
tích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác trồng mới, chăm
sóc, thu mủ và vận chuyển mủ về nhà máy chế biến.
Độ sâu tầng đất: độ sâu lý tưởng cho trồng cây cao su là 2 m, tuy nhiên trong
thực tế nếu độ sâu tầng đất là 0,8 -2 m thì vẫn có thể trồng được, độ pH trong đất

thích hợp cho cây cao su là 4,5- 5,5, giới hạn pH đất có thể trồng cây cao su là 3,5 7,0. Đất trồng cao su phải có cấp hạt sét ở lớp đất mặt (0- 30 cm) tổi thiểu là 20%, ở
lớp đất sâu hơn (>30 cm) tối thiểu là 25%. Đất nơi có mùa khô kéo dài, thì thành
phần sét phải đạt 30 - 40%. Ở các vùng khí hậu khô đất có tỉ lệ sét từ 20–25% (đất
cát pha sét) được xem là giới hạn cho cây cao su. Đất có thành phần hạt thô chiếm
trên 50% trong 0,8 m lớp đất mặt là ít thích hợp cho việc trồng cao su. Các thành
phần hạt thô sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của rễ cao su và ảnh hưởng bất lợi đến
khả năng dự trữ nước của đất.
Nhiệt độ: Cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trưởng bình
thường trong khoảng nhiệt độ 22-30oC và khoảng nhiệt độ tối thích là 26-280C
(Nhiệt độ 250C là nhiệt độ mà năng suất cây có thể đạt mức tối đa). Ở nhiệt độ này,
môi trường sẽ mát dịu vào buổi sáng sớm (1giờ – 5giờ), giúp cây sản xuất mủ cao
nhất. Các vùng đất trồng cao su hiện nay trên thế giới phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt
đới, có nhiệt độ trung bình 20-280C. Nhiệt độ thấp hơn 180C, sẽ ảnh hưởng đến sức
nảy mầm của hạt, tốc độ sinh trưởng của cây chậm lại. Nếu nhiệt độ thấp hơn 100C,
hạt mất sức nảy mầm hoàn toàn, đối với cây ngoài vườn thì bị rối loạn hoạt động
trao đổi chất và chết nếu nhiệt độ này kéo dài. Nhiệt độ thấp hơn 50C, cây sẽ bị nứt

9


vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinh trưởng bị khô và cây chết. Nếu nhiệt độ lớn hơn
300C, sẽ gây ra hiện tượng mủ chảy dai trong khai thác, làm giảm năng suất mủ.
Nhiệt độ mà cao hơn 400C, gây ra hiện tượng khô vỏ ở gốc cây và dẫn đến cây chết.
Lượng mưa và ẩm độ: Cây cao su thường được trồng trong những vùng có
lượng mưa 1800 – 2500 mm/ năm, số ngày mưa thích hợp là 100 – 150 ngày/ năm.
Ẩm độ không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao
su là trên 75%, đồng thời ẩm độ không khí cũng thể hiện tương quan tỷ lệ thuận với
dòng chảy mủ khi khai thác. Bên cạnh lượng mưa thì sự phân bố mưa và tính chất
cơn mưa cũng rất quan trọng. Việc khai thác mủ tập trung vào buổi sáng, vì thế số
ngày mưa vào buổi sáng càng nhiều thì năng suất càng giảm.

Khả năng chịu hạn: cây trồng chịu hạn tốt trong đó có cây cao su. Tuy nhiên,
cây cao su trồng mới từ 6 tháng trở xuống không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chưa
được phát triển đầy đủ, cao su trong vườn ươm thì không thể chịu hạn quá 1 tháng.
Nhưng cao su trồng mới trên 6 tháng có thể chịu hạn trên 4 – 5 tháng.
Khả năng chịu úng: Cây cây cao su cũng thể hiện một sức chịu đựng tốt. Tuy
nhiên tuỳ thuộc vào từng giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ, nếu bị
ngập sâu khoảng 30- 40 ngày, thì 75% số cây trên vườn sẽ chết, số còn lại tăng
trưởng chậm, cây khô và bong vỏ nên không cạo mủ được nữa.
2.3.4 Đặc tính lạ ở cây cao su
Cây cao su chỉ được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu hoạch
vì đây là thời gian cây rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa này, cây sẽ chết.
Thông thường cây cao su có chiều cao khoảng 20 mét, rễ ăn rất sâu để giữ
vững thân cây, hấp thu chất bổ dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có vỏ nhẵn màu
nâu nhạt. Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần. Hoa thuộc loại hoa đơn,
hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín sớm hơn
hoa cái. Quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang một
hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 02 cm, có hàm lượng dầu đáng kể được
dùng trong kỹ nghệ pha sơn.

10


Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 220C đến
300C (tốt nhất ở 260C đến 280C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng
không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng
4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm.
Cây chỉ sinh trưởng bằng hạt, hạt đem ươm được cây non. Khi trồng cây
được 5 tuổi có thể khai thác mủ, và sẽ kéo dài trong vài ba chục năm.
Việc cạo mủ rất quan trọng và ảnh hưởng tới thời gian và lượng mủ mà cây
có thể cung cấp. Bình thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng 50 cm.

Cạo mủ từ trái sang phải, ngược với mạch mủ cao su. Độ dốc của vết cạo từ 20 đến
350, vết cạo không sâu quá 1,5 cm và không được chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ
cây không thể tái sinh. Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch mủ đã đông lại ở vết cạo
trước. Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ từ 7 đến 8 giờ sáng.
Cây cao su là một loại cây độc, chất mủ của cây là một loại chất độc cho con
người khai thác nó. Tuổi thọ của người khai thác mủ cao su thường giảm từ 3 đến 5
năm nếu làm việc trong khoảng thời gian dài.
Cây cao su còn độc ngay cả trong việc trao đổi khí ngay cả ban ngày và ban
đêm. Không bao giờ xây dựng nhà để ở trong rừng cao su, khả năng hiếm khí xảy
rất cao.
2.3.5 Giá trị cây cao su
Cao su là một cây công nghiệp đa tác dụng có giá trị kinh tế cao nhờ vào sản
phẩm chính là mủ và các sản phẩm khác cũng không kém phần quan trọng như dầu
hạt, gỗ…
Mủ cao su là loại Hidrate carbon cao phân tử (C5H8)N là loại chất dẻo có độ
bền cơ học cao, có tính đàn hồi lớn, không dẫn điện, không thấm nước, chịu được
lực ma sát và lực đẩy, độ bền cao. Mủ cao su là một trong 4 loại nhiên liệu chủ yếu
của nền công nghiệp hiện đại đứng thứ 4 sau dầu mỏ, than đá và gang thép. Bình
quân 1 ha cao su nếu được chăm sóc tốt có thể đạt năng suất 10-20 tạ mủ khô/năm.
Từ sản phẩm sơ chế của mủ cao su đã chế tạo trên 5 vạn mặt hàng phục vụ cho sản

11


xuất, đời sống, sản xuất nhiều loại linh kiện và thiết bị trong các lĩnh vực kỹ thuật
và công nghệ.
Hạt cao su chứa 15-20% hàm lượng dầu, đây là loại tinh dầu quý dung trong
công nghệ sơn mài, xà phòng, pha chế nhựa ankin để dán gỗ…Mỗi ha cao su có thể
thu được 250-500kg hạt, tương đương 70-100kg dầu/ha.
Khi hết thời kì khai thác mủ thì gỗ cao su là sản phẩm rất quan trọng. Gỗ cao

su thuộc loại gỗ cứng nhẹ, khi mới cưa gỗ có màu vàng trắng, khô chuyển sang màu
kem nhạt hoặc hơi hồng. Gỗ cao su có cấu trúc đều đặn, hơi thô, dễ cưa, dễ dán, dễ
nhuộm màu. Mặc dù gỗ cao su dể bị sâu mọt, mau hỏng nhưng nếu ngâm thấm với
hóa chất có thể dùng làm đồ mọc trong nhà, ván ép, ván hạt gỗ, ván gỗ, xi măng. Gỗ
cao su cũng có thể chế biến thành than hoạt tính hoặc làm chất đốt. Ngoài ra bột cưa
còn tận dụng làm môi trường nuôi nấm rất tốt. Sản lượng gỗ cao su phụ thuộc vào
mật độ trồng và sinh trưởng chiều cao đường kính của cây, trung bình mỗi ha cao su
sau chu kì kinh doanh có thể thu được 30-60 m3 gỗ tròn và 15-20 m3 củi.
Cao su là cây có thể bố trí theo kiểu nông lâm kết hợp. Khi cây chưa khép tán
có thể trồng xen các cây trồng khác giữa hàng cao su như: cây phủ đất họ đậu có tác
dụng chống xói mòn, bồi dưỡng cải tại đất, cây hoa màu, lương thực là nguồn thu
nhập đáng kể của nhân dân. Đồng thời có thể dung cho chăn nuôi như chăn nuôi
cừu trong vườn cao su để lấy sữa, lấy thịt. Tại Việt Nam, vào khoảng tháng 3-4
dương lịch hàng năm các nhà nuôi Ong vào vườn cây cao su để lấy mật từ cuống lá
cao su, đây cũng là nguồn thu nhập cho người nông dân trong những năm gần đây
tại Tây nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
Hiện nay cây cao su cũng có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái rất tốt,
chống sói mòn, phủ xanh đất trống đồi núi trọc góp phần bảo vệ đất trong thời gian
dài. Trong thời gian kiến thiết cơ bản tán lá chưa phủ kín đất ta có thể trồng xen
giữa hai hàng cao su những cây ngắn ngày như: đậu đỗ, ngô, khoai, sắn…nhằm tăng
thu nhập và lấy ngắn nuôi dài.
Ngoài ra còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người, ổn định xã hội, vì cây cao
su là cây lâu năm cho nên đòi hỏi một lượng lao động khá lớn trong suốt 30-40

12


năm, làm cho số lượng lớn công nhân có công việc thường xuyên ổn định trong thời
gian daì. Việc trồng cao su còn có tác dụng tham gia phân bổ dân cư hợp lý giữa
vùng thành thị và nông thôn, thu hút vốn lao động cho các vùng trung du, miền núi,

vùng định cư của các dân tộc ít người.
Nhờ vào tổ chức xã hội ổn định nên cây cao su còn được trồng ở các vùng
biên giới nhằm tạo sự ổn định an ninh quốc phòng. Các diện tích cao su vùng biên
giới thường được giao cho các đơn vị quốc phòng, vừa làm nhiệm vụ kinh tế vừa
làm nhiệm vụ quốc phòng nhằm ổn định tình hình chính trị dọc theo biên giới để
phát triển kinh tế xã hội.
2.4 Đặc điểm chung của rừng cao su trồng tuổi 1- 10 tại nông trường Earal công ty cao su Eah’leo
Rừng cao su trồng từ tuổi 1 – 10 tại nông trường được chia làm 2 giai đoạn
tuổi:
+Giai đoạn kiến thiết cơ bản (được tính từ khi cây được trồng đến 4 tuổi): Đây
là giai đoạn cây tích lũy chất dinh dưỡng để phát triển mạnh về đường kính, chiều
cao và tán cây.
+Giai đoạn kinh doanh: Đây là giai đoạn cây được đưa vào khai thác mủ, thời
kì này cây tích lũy chất dinh dưỡng để tăng sức xản suất nhựa cho cây là chủ yếu.
Tổng diện tích: 108 ha
Phương pháp trồng

: Trồng bằng bầu

Khoảng cách trồng : Cây cách cây 3 m, hàng cách hàng 6,5 m (6.5x3) m
Loại đất
Hạng đất
9 Cao su tuổi 1:

9 Cao su tuổi 2:

: Đất đỏ bazan
: IIB
Năm trồng


: 2010

Diện tích lô

: 15ha

Xen canh

: Bắp, đậu

Năm trồng

: 2009

Diện tích lô

: 10ha

Xen canh

: Sắn, bắp

13


×