Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

THIẾT KẾ NÔI ĐA NĂNG TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG Á CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.8 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

LÊ VĂN CƯƠNG

THIẾT KẾ NÔI ĐA NĂNG TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP
KHẨU VÀ XÂY DỰNG Á CHÂU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 / 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

LÊ VĂN CƯƠNG

THIẾT KẾ NÔI ĐA NĂNG TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP
KHẨU VÀ XÂY DỰNG Á CHÂU

Ngành: Chế Biến Lâm Sản

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG


Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 / 2011


LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời chân thành cảm ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu cùng toàn thể thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh.
Quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là bộ môn Chế Biến Lâm Sản đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt lại những kiến thức giúp tôi thực hiện đề tài
này.
TS. Hoàng Thị Thanh Hương, người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập cũng như thời gian thực hiện đề tài.
Ban lãnh đạo, các anh chị phòng kỹ thuật cùng toàn thể anh chị em công
nhân viên công ty Xuất Nhập Khẩu và Xây Dựng Á Châu đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này.
ThS. Nguyễn Bảo Quốc, phòng kỹ thuật công ty Xuất Nhập Khẩu và Xây
Dựng Á Châu đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài này.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè gần xa đã luôn ở bên cạnh động viên và hỗ
trợ tôi trong những năm học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn !
TP.HCM, tháng 07 năm 2011
Sinh viên : Lê Văn Cương

i


TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện trong thời gian 3 tháng tại công ty xuất nhập khẩu và xây

dựng Á Châu, khảo sát các sản phẩm cùng loại đang sản xuất tại công ty và tìm hiểu
thị hiếu người tiêu dùng thông qua khách hàng của công ty để đưa ra mô hình thiết
kế: khảo sát lựa chọn nguyên liệu phù hợp để sản xuất sản phẩm; tiến hành tính bền
tại những vị trí chịu lực lớn nhất và các chỉ tiêu kỹ thuật cho sản phẩm; tính toán
công nghệ và giá thành sản phẩm.
Mục đích đề tài là đưa ra thị trường một mẫu sản phẩm mới, đảm bảo được
những yêu cầu về thẩm mỹ, giá trị sử dụng, tính kinh tế, đồng thời đáp ứng được
nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho dòng
gỗ việt.
Bằng phương pháp khảo sát thực tế và sử dụng phần mềm Autocad thể hiện nội
dung thiết kế, sử dụng phần mềm excel và một số công thức tính toán để tính toán
các chỉ tiêu kỹ thuật, nguyên vật liệu, giá thành sản phẩm.
Sản phẩm Nôi Đa Năng là sản phẩm đa năng, nó là chiếc nôi lắc đung đưa, làm củi,
làm giường khi trẻ lớn. Sản phẩm thuộc loại tháo rời không hoàn toàn, có thể tháo
rời để đóng gói hoặc khi không dùng đến. Nguyên liệu được chọn để sản xuất là gỗ
thông ba lá.
Sau khi tính toán và kiểm tra bền và tính toán giá thành cho sản phẩm thu được
kết quả là sản phẩm đảm bảo độ bền cao, an toàn cho người sử dụng, giá xuất
xưởng của sản phẩm Nôi Đa Năng là 1.061.365 (VNĐ).

ii


MỤC LỤC
TRANG
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
TÓM TẮT ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... vii
Chương 1 ..................................................................................................................... 1

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài. ................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu, mục đích thiết kế .............................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 3
1.2.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 3
1.4. Yêu cầu chung đối với sản phẩm mộc.............................................................. 4
1.4.1. Yêu cầu về thẩm mỹ .................................................................................. 4
1.4.2. Yêu cầu sử dụng ........................................................................................ 4
1.4.3. Yêu cầu về kinh tế ..................................................................................... 5
1.4.4. Yêu cầu tính khoa học ............................................................................... 5
1.4.5. Yêu cầu tính phổ biến ................................................................................ 5
Chương 2 ..................................................................................................................... 6
TỔNG QUAN ............................................................................................................. 6
2.1. Tổng quan về công ty Xuất Nhập Khẩu và Xây Dựng Á Châu ....................... 6
2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty ....................................................................... 6
2.3. Tình hình nhân sự ............................................................................................. 7
2.4. Tình hình nguyên liệu....................................................................................... 8
2.5. Tình hình máy móc thiết bị .............................................................................. 8

iii


2.6. Một số sản phẩm công ty đang sản xuất ........................................................... 8
Chương 3 ................................................................................................................... 10
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ ........................................................ 10
3.1. Nội dung thiết kế ............................................................................................ 10
3.2. Phương pháp thiết kế ...................................................................................... 11
3.3. Cơ sở thiết kế sản phẩm mộc.......................................................................... 11
3.3.1. Những căn cứ cho việc thiết kế ............................................................... 11

3.3.2. Những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế sản phẩm mộc ............................. 12
3.4. Các chỉ tiêu đánh giá sản phẩm mộc .............................................................. 12
3.5. Trình tự thiết kế sản phẩm .............................................................................. 13
3.5.1. Giai đoạn hình thành ý tưởng thiết kế sản phẩm mới .............................. 13
3.5.2. Giai đoạn thiết kế sơ bộ ........................................................................... 14
3.5.3. Giai đoạn chế tác mẫu.............................................................................. 14
3.5.4. Giai đoạn sản xuất thử và tiêu thụ thử sản phẩm ..................................... 14
3.6. Khảo sát và lựa chon nguyên liệu .................................................................. 14
3.6.1. Khảo sát một số sản phẩm cùng loại ....................................................... 14
3.6. 2. Lựa chọn nguyên liệu thiết kế ................................................................ 16
Chương 4 ................................................................................................................... 20
KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ....................................................................................... 20
4.1. Mô hình sản phẩm thiết kế ............................................................................. 20
4.2. Phân tích kết cấu sản phẩm và các giải pháp liên kết .................................... 23
4.2.1. Phân tích kết cấu của sản phẩm ............................................................... 23
4.2. 2. Phân tích các giải pháp liên kết .............................................................. 24
4.3. Lựa chọn kích thước và kiểm tra bền ............................................................. 26
4.3.1. Lựa chọn kích thước ................................................................................ 26
4.3.2. Kiểm tra bền cho các chi tiết, các bộ phận .............................................. 27
4.3.2.1. Kiểm tra khả năng chịu uốn của chi tiết ........................................... 27
4.3.2.2. Kiểm tra khả năng chịu nén của chi tiết:........................................... 36
4.4. Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật ....................................................................... 38

iv


4.4.1. Cơ sở tính toán chỉ tiêu kỹ thuật .............................................................. 38
4.4.2. Độ chính xác gia công ............................................................................. 39
4.4.3. Sai số gia công ......................................................................................... 39
4.4.4. Dung sai lắp ghép .................................................................................... 40

4.4.5. Lượng dư gia công ................................................................................... 40
4.4.6. Yêu cầu lắp ráp và trang sức bề mặt ........................................................ 41
4.4.6.1. Yêu cầu độ nhẵn bề mặt .................................................................... 41
4.4.6.2. Yêu cầu lắp ráp ................................................................................. 42
4.4.6.3. Yêu cầu trang sức bề mặt .................................................................. 42
4.5. Tính toán công nghệ ....................................................................................... 43
4.5.1. Tính toán nguyên liệu chính .................................................................... 43
4.5.1.1. Thể tích gỗ tiêu hao sản xuất một sản phẩm ..................................... 43
4.5.1.2. Hiệu suất pha cắt ............................................................................... 45
4.5.1.3. Thể tích nguyên liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm ................ 45
4.5.1.4. Tỷ lệ lợi dụng gỗ ............................................................................... 45
4.5.1.5. Các dạng phế liệu phát sinh trong quá trình gia công ....................... 46
4.5.2. Tính toán vật liệu phụ .............................................................................. 47
4.5.2.1. Tính toán bề mặt cần trang sức ......................................................... 47
4.5.2.2. Nguyên liệu phụ dùng trong trang sức .............................................. 47
4.5.2.3.Vật liệu liên kết .................................................................................. 49
4.6. Thiết kế lưu trình công nghệ .......................................................................... 49
4.6.1. Lưu trình công nghệ ................................................................................. 49
4.6.1.1. Nguyên liệu: ...................................................................................... 49
4.6.1.2. Công đoạn pha phôi .......................................................................... 50
4.6.1.3. Công đoạn gia công tinh chế ............................................................. 50
4.6.1.4 Công đoạn trang sức bề mặt ............................................................... 50
4.6.1.5. Công đoạn lắp ráp ............................................................................. 51
4.6.1.6. Công đoạn thành phẩm ..................................................................... 58
4.6.2. Biểu đồ gia công sản phẩm ...................................................................... 59

v


4.6.3. Lập bản vẽ thi công cho từng chi tiết ...................................................... 59

4.7. Tính toán giá thành sản phẩm......................................................................... 59
4.7.1. Chi phí mua nguyên liệu .......................................................................... 59
4.7.2. Phế liệu thu hồi ........................................................................................ 59
4.7.3. Chi phí mua vật liệu phụ .......................................................................... 60
4.7.4. Chi phí mua vật tư liên kết ...................................................................... 61
4.7.5. Các chi phí khác....................................................................................... 61
4.7. 6. Tính toán giá xuất xưởng ........................................................................ 62
4.10. Biện pháp hạ giá thành sản phẩm ............................................................. 63
Chương 5 ................................................................................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 64
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 64
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 66
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 68

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý................................................................................ 7
Hình 2.2: Một vài sản phẩm hiện đang sản xuất tại công ty ....................................... 9
Hình 3.1: Các mẩu sản phẩm khảo sát ...................................................................... 16
Hình 3.2: Thông ba lá................................................................................................ 17
Hình 3.3: Mặt cắt thông ba lá .................................................................................... 18
Hình 4.1: Tuổi từ 0 đến 12 tháng tuổi ....................................................................... 20
Hình 4.2: Tuổi từ 1 đến 2 tuổi ................................................................................... 21

Hình 4.3: Tuổi 2 đến 5 tuổi ....................................................................................... 22
Hình 4.4: liên kết chốt gia cố ke ............................................................................... 24
Hình 4.5: Liên kết mộng gia cố keo .......................................................................... 25
Hình 4.6: Liên kết bulông ......................................................................................... 25
Hình 4.7 : Liên kết bản lề .......................................................................................... 25
Hình 4.8: Liên kết ổ bi đỡ ......................................................................................... 26
Hình 4.9: Liên kết đinh chỉ ....................................................................................... 26
Hình 4.10: Liên kết vít .............................................................................................. 26
Hình 4.11 : Biểu đồ ứng suất uốn tĩnh ...................................................................... 28
Hình 4.12 : Biểu đồ ứng suất nén .............................................................................. 36
Hình 4.13: Biểu đồ tỷ lệ lợi dụng nguyên liệu .......................................................... 47
Hình 4.14: Sơ đồ lưu trình công nghệ ....................................................................... 49
Hình 4.15: Các khâu công nghệ công đoạn pha phôi................................................ 50
Hình 4.16: Các khâu công nghệ công đoạn gia công ................................................ 50
Hình 4.17: Các khâu công nghệ công đoạn lắp ráp .................................................. 51

vii


Hình 4.18: Cụm đầu và đuôi nôi ............................................................................... 52
Hình 4.19: Cụm mê đáy lớn ...................................................................................... 53
Hình 4.20: Cụm mê hông dưới lớn ........................................................................... 54
Hình 4.21. Cụm mê hông trên lớn............................................................................. 55
Hình 4.22: Cụm Đầu và Đuôi nhỏ ............................................................................ 56
Hình 4.23: Cụm mê đáy nhỏ ..................................................................................... 57
Hình 4.24: Cụm mê hông nhỏ ................................................................................... 58
Hình 4.25: Các bước công nghệ công đoạn thành phẩm .......................................... 58

viii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm gần đây, ngành chế biến đồ gỗ của Việt Nam đã có những
bước phát triển nhanh đến chóng mặt. Tuy nhiên, sự phát triển về chất không theo
kịp với sự phát triển về số lượng. Nếu như năm 2000 cả nước chỉ có 1.200 doanh
nghiệp chế biến gỗ thì đến năm 2009 con số này đã tăng đến 2.500, cách đây 10
năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam chỉ có 219 triệu USD
thì đến năm 2010 đã đạt đến 3,4 tỷ USD, tăng hơn 10 lần và đã vươn lên chiếm vị
trí thứ 5 trong những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam. Sản phẩm gỗ của
Việt nam đã có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã tạo được uy tín với người
tiêu dùng khắp thế giới.[18]
Tuy nhiên, ngành chế biến lâm sản và đồ gỗ của nước ta vẫn còn nhiều tồn tại và
đó chính là tác nhân gây ách tắc cho sự phát triển. Các doanh nghiệp hoạt động
trong ngành chế biến gỗ của Việt Nam chưa có nhiều đổi mới công nghệ trong sản
xuất mà chủ yếu chỉ làm gia công. Hầu hết các doanh nghiệp không có thị trường
tiêu thụ chủ động mà phụ thuộc nhiều vào sự đặt hàng và thiết kế mẫu mã từ khách
hàng nước ngoài. Theo [18] trong số 2.500 DN hoạt động ngành gỗ thì đã có hơn
50% là cơ sở chế biến quy mô nhỏ, trang thiết bị đã đơn giản lại còn cũ kỹ. Số và
chất lượng của đội ngũ công nhân trong ngành chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu kỹ
năng. Nguồn gỗ nguyên liệu thì bị động, hiện Việt Nam phải nhập khẩu đến 7080%, sự phát triển các nhà máy băm dăm mảnh gỗ XK đã vượt quá khả năng cung
cấp nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước. Những hạn chế trên đã trì kéo mức tăng
trưởng của ngành chế biến gỗ nước ta.

1


Theo dự báo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, năm 2011, kim ngạch xuất
khẩu gỗ của nước ta có thể đạt trên 4 tỷ USD, tăng khoảng 17% so với năm 2010 và

đang đặt ra kỳ vọng tăng đến con số 8-9 tỷ USD vào năm 2015. Nhưng hiện chỉ 3040% gỗ nguyên liệu cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến gỗ được khai thác
trong nước, còn lại phải nhập khẩu. Khi giá nguyên liệu tăng, buộc các doanh
nghiệp cũng phải tăng giá bán sản phẩm để cân đối kinh doanh nên sẽ gây bất lợi
trong cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước khác. Do đó, ngành chế biến
gỗ Việt Nam phải có lời giải cho bài toán nguyên liệu mới mong có sự phát triển
bền vững.
Ngoài việc hàng năm phải nhập khẩu nguyên liệu, Việt Nam còn phải bỏ ra
hàng triệu USD để nhập khẩu đồ gỗ phục vụ cho người tiêu dùng trong nước, điều
này chứng tỏ thị trường nội địa đang bị “bỏ ngõ”. Thị trường xuất khẩu sản phẩm
gỗ của chúng ta cũng còn bất ổn định, tính cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu thấp.
Các đơn hàng của doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiết kế, mẫu mã của
khách hàng nước ngoài, còn quá ít mẫu mã sản phẩm do các doanh nghiệp Việt
Nam thiết kế. Như vậy chưa xây dựng được thương hiệu gỗ Việt trên thị trường thế
giới.
Trước tình hình cấp thiết như đã nói trên và được sự phân công của khoa lâm
nghiệp, trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn tận
tình của cô Hoàng Thị Thang Hương tôi tiến hành khảo sát và thực hiện đề tài “
thiết kế Nôi Đa Năng” tạo ra mẫu mã mới mang thương hiệu “gỗ việt” xuất khẩu
qua các nước Châu Âu, để góp phần làm đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm việt trên thị
trường thế giới, đồng thời khắc phục các tình trạng về nguyên liệu, mang lại hiệu
quả kinh tế cao.

2


1.2. Mục tiêu, mục đích thiết kế
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Với sản phẩm Nôi Đa Năng mà tôi thiết kế cần đạt được các mục tiêu sau :
Thiết kế và đề xuất mô hình sản phẩm Nôi đa năng phải đảm bảo được các
yêu cầu về thẩm mỹ, kinh tế, đồng thời tính toán các chỉ tiêu về kỹ thuật, độ bền

cũng như độ an toàn trong quá trình sử dụng, thuận tiện trong vận chuyển và quá
trình gia công sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế tại công ty Xuất
Nhập Khẩu và Xây Dựng Á Châu, đưa ra quy trình lắp ráp và trang sức bề mặt sản
phẩm.
1.2.2. Mục đích nghiên cứu
Với sự ra đời của sản phẩm này nhằm góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm
mộc trên thị trường, khi sản phẩm được đưa ra thị trường thì chắc chắn đây sẽ là
một sản phẩm mới lạ, độc đáo phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và xu
hướng phát triển của xã hội.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
 Ý nghĩa khoa học:
Với sự sáng tạo, độc đáo, sản phẩm sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để
các nhà thiết kế mở ra một hướng đi mới cho các dòng sản phẩm mộc sau này. Sản
phẩm góp phần làm đa dạng mẫu mã cho kho tàng thư viện sản phẩm mộc.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ hiện nay, việc ngiên cứu và thiết kết ra
một sản phẩm mới, sáng tạo, phù hợp với xu hướng phát triễn của thời đại là một
công việc có ý nghĩa thiết thực, nếu hoàn thành tốt công việc thiết kế thì các doanh
nghiệp chế biến gỗ hiện nay sẽ chủ động được vấn đề về mẫu mã sản phẩm, không
thụ động phải chờ khách hàng cung cấp mẫu mới. Do đó làm cho doanh nghiệp có
một địa vị tốt trên thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó với sản phẩm Nôi đa
năng nó còn là mẩu thiết kế có thể ứng dụng để sản xuất thử tại công ty xây dựng và
xuất nhập khẩu Á Châu.

3


1.4. Yêu cầu chung đối với sản phẩm mộc
1.4.1. Yêu cầu về thẩm mỹ
- Hình dáng: Hình dáng hài hòa, cân đối phù hợp với môi trường sử dụng và đảm

bảo tính thẩm mỹ cho toàn bộ không gian sử dụng, đường nét sắc sảo tạo cảm giác
êm dịu và phải tạo cảm giác thoải mái. Tất cả các kích thước của các chi tiết, bộ
phận và của toàn bộ sản phẩm phải đảm bảo đúng theo một tỷ lệ nhất định.
- Đường nét: Đường nét cũng là yếu tố góp phần làm nâng cao giá trị thẩm mỹ của
sản phẩm, các đường cong phải mềm mại, sắc sảo gây ra nhiều cảm súc khác nhau
và tạo ra cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
- Màu sắc: Màu sắc của sản phẩm là yếu tố không kém phần quan trọng nâng cao vẻ
đẹp và giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. Vì vậy màu sắc của sản phẩm phải hài hòa,
trang nhã, tạo cảm giác thoải mái và thư giãn cho người sử dụng, phù hợp với môi
trường sử dụng.
- Mẫu mã: Sản phẩm phải đảm bảo tính thời đại nhưng cũng phải mang tính cổ
truyền dân tộc, phù hợp với đối tượng sử dụng, tính thẩm mỹ cao và hợp lý về kết
cấu, công nghệ chế tạo đơn giản. Vì vậy khi thiết kế thì người thiết kế phải luôn tạo
ra mẫu mã sản phẩm mới lạ, phù hợp với chức năng và môi trường sử dụng, phù
hợp với kiến trúc xung quanh.
1.4.2. Yêu cầu sử dụng
- Công dụng trực tiếp: Sản phẩm phải đảm bảo tính công năng, công dụng. do vậy
sản phẩm phải phù hợp với tâm sinh lý người sử dụng, kiến trúc nhà ở và tiện nghi
phải đi kèm với tính đồng bộ.
- Độ bền và tuổi thọ: Đảm bảo tuổi thọ lâu dài, có tính ổn định, giữ nguyên hình
dạng khi sử dụng lâu dài, liên kết vững chắc giữa các chi tiết, các bộ phận phải đảm
bảo bền khi sử dụng. Do đó khi sản xuất phải chọn kỹ nguyên liệu.
- Tính tiện nghi, tiện dụng: Sản phẩm liên kết phải linh động, tháo lắp nhanh, di
chuyển dễ dàng và phải tiện lợi trong sử dụng. Theo xu hướng sử dụng sản phẩm
mộc trong các tòa nhà chung cư cao tầng thì việc tháo lắp là vấn đề cần quan tâm
hàng đầu, sản phẩm thiết kế phải làm sao tiết kiệm được diện tích.

4



1.4.3. Yêu cầu về kinh tế
Một sản phẩm đạt chất lượng cao, thuận tiện và tiện nghi trong sử dụng, có giá
trị thẩm mỹ cao nhưng giá thành còn cao thì vẫn chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu
của người tiêu dùng. Do đó để đáp ứng được toàn diện những yêu cầu cần thiết cho
một sản phẩm thì giá thành của sản phẩm đó phải phù hợp, không quá cao đối với
người sử dụng và không quá thấp để đảm bảo lợi nhuận cho nhà sản xuất. Để đạt
được các yêu cầu đó thì người thiết kế phải tìm ra các giải pháp sao cho: Sử dụng
nguyên vật liệu hợp lý, công nghệ gia công dễ dàng, phù hợp với tay nghề công
nhân và trang thiết bị hiện có, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất…
1.4.4. Yêu cầu tính khoa học
Thiết kế các sản phẩm mộc, đặc biệt là các sản phẩm mộc hiện đại đã không
còn như thiết kế các loại dụng cụ sinh hoạt đơn giản không quan trọng. Nó có tác
dụng rất quan trọng đối với việc nâng cao năng suất làm việc, tăng tính tiện lợi và
tính thoải mái khi làm việc hoặc nghỉ ngơi của người sử dụng. Vì thế, thiết kế sản
phẩm mộc phải xoay quanh mục tiêu đã trình bày ở trên làm cho sản phẩm mộc trở
thành sản phẩm công nghiệp có tính khoa học cao.
1.4.5. Yêu cầu tính phổ biến
Theo đuổi và yêu thích của con người là chịu ảnh hưởng của thời thượng xã
hội. Sản phẩm mộc cũng là một loại hàng hoá lưu thông trên thị trường, đặc biệt là
các sản phẩm dùng trong gia đình…cũng phải chịu ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ
của tính phổ biến. Vì thế, chúng ta phải không ngừng đổi mới, đa dạng hoá, cá tính
hoá, không nên đơn điệu. Đây cũng là một trong những nguyên tắc chủ đạo trong
thiết kế sản phẩm mộc.

5


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Á Châu

Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Á Châu là doanh nghiệp nhà nước được
thành lập vào năm 2001. Tên giao dịch thương mại quốc tế là ASC, có trụ sở tại số
135A đường Paster, Phường 6, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh – đây cũng là cửa
hàng trưng bày sản phẩm của Công ty. Nhà máy sản xuất của Công ty đặt tại xã
Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Công ty sản xuất chủ yếu các mặt hàng trang trí nội thất phục vụ cho xuất khẩu
và một số ít cung cấp cho nội địa. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là các
nước Mỹ, Pháp, Mêxicô, Braxin, Chi Lê…Bên cạnh đó, hệ thống phân phối sản
phẩm nội địa được đặt tại nhiều phòng trưng bày trên toàn quốc. Tình hình sản xuất
của Công ty hiện nay đạt năng suất 40 container/tháng.
2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty
Công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Á Châu thực hiện loại hình tổ chức theo cơ
cấu sau: Giám đốc quản lý và chịu trách nhiệm trực tiếp, đồng thời ra quyết định
quản lý về quản trị, bên cạnh đó có các phòng ban tham mưu cho giám đốc thực
hiện các công việc mang tính nghiệp vụ, đề xuất các vấn đề cần thiết chẳng hạn như
phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm về bản vẽ, máy móc, kiểm tra sản phẩm, còn phòng
nhân sự chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất, sắp xếp tổ nhóm, thời gian làm việc…

6


Giám Đốc

Giám Đốc điều
Hành

Phòng xuất nhập
khẩu

Phòng nhân sự


Phòng kế toán

Phòng Marketing

Phòng vật tư

Phòng kỹ thuật

Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý
2.3. Tình hình nhân sự
Tính đến tháng 12 năm 2010, tổng số công nhân viên trong toàn Công ty là
347 người.
Trong đó:
- Nhân viên văn phòng: 15
- Nhân viên văn phòng xưởng: 18
- Chuyên gia nước ngoài: 2
- Công nhân: 321
Tình hình nhân sự của Công ty qua những năm gần đây rất ổn định. Lực lượng
công nhân viên đông đảo, bảo đảm ổn định sản xuất. Đội ngũ quản lý cũng như
công nhân viên có độ tuổi trung bình trẻ, năng động, sáng tạo, tay nghề cao là
những lợi thế lớn của công ty.

7


2.4. Tình hình nguyên liệu
Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Á Châu là một trong những nhà máy sản
xuất và xuất khẩu hàng đầu của Việt nam với các sản phẩm đồ mộc chất lượng cao,
để góp phần vào việc đạt chất lượng cao của sản phẩm thì nguyên liệu là một trong

những yếu tố rất quan trọng đến chất lượng và độ bền sản phẩm. Bên cạnh đó
nguyên liệu phải đảm bảo phù hợp với sản phẩm cũng như chất lượng giá thành và
yêu cầu khách hàng đặt ra.
Đối với gỗ tự nhiên, nguyên liệu khi nhập về nhà máy là gỗ đã sấy và theo quy
cách cho trước. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà sản phẩm mộc được sử dụng
100% gỗ tự nhiên hoặc theo một tỷ lệ nào đó của khách hàng.
Nguyên liệu của công ty có nhiều chủng loại như: gỗ Thông, gỗ Bạch Dương, gỗ
Keo Lá Tràm, gỗ Sồi, gỗ Xoan Đào và các loại ván nhân tạo như MDF, ván Dăm,
ván Dán, ván ghép Thanh.
2.5. Tình hình máy móc thiết bị
Máy móc tại nhà máy phần lớn là máy móc thiết bị của Nhật, Đức và Đài Loan
với hình dáng gọn, làm việc đạt năng suất cao với độ chính xác gia công cao.
Thiết bị chủ yếu của nhà máy: cưa đĩa, máy bào, máy phay, khoan, chà nhám,
thiết bị ép thủy lực, phun sơn…các thiết bị này tham gia trực tiếp vào công việc gia
công sản phẩm.
Ngoài những thiết bị chủ yếu tham gia trực tiếp vào gia công sản phẩm thì còn
có những thiết bị hỗ trợ khác không trực tiếp vào sản xuất nhưng góp phần cho việc
sản xuất liên tục bao gồm thiết bị hàn mài, máy nén khí, hút bụi, băng chuyền vận
chuyển…
Thống kê các loại máy móc thiết bị của nhà máy được trình bày ở phụ lục 01.
2.6. Một số sản phẩm công ty đang sản xuất
Công ty sản xuất với đa dạng sản phẩm, chủng loại, chủ yếu là sản phẩm nội
thất. các dòng sản phẩm mà công ty sản xuất chính là: Bedroom, Diningroom,
livingroom, OffceFurniture, Okaselection và các sản phẩm nội thất khác. Hầu hết

8


các sản phẩm công ty đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, mẫu mã phong phú, hợp
thị hiếu, nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.

Một số sản phẩm của công ty đã và đang sản xuất trong thời gian gần đây thể
hiện ở hình 2.2

Chest big ( 150 x 112 x 47 ) cm

TV big ( 60 x 180 x 56 ) cm

Sofa table ( 47 x 70 x 120 ) cm

Sideboard ( 91 x 190 x 47 )

Hình 2.2: Một vài sản phẩm hiện đang sản xuất tại công ty

9


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ
Thiết kế hàng mộc, thực chất là tạo mô hình sản phẩm mới, thiết kế các kích
thước sản phẩm, kết cấu và vấn đề trang trí giữa các kích thước đó. Căn cứ vào
quan hệ giữa đồ mộc với cơ thể con ngừời, đồ mộc được chia làm hai loại: Đồ mộc
loại kiến trúc và đồ mộc loại cơ thể con người. Đồ mộc loại kiến trúc là đồ mộc tiếp
xúc với con người như: Tủ quần áo, Tủ ti vi, Tủ đựng rượu,…Đồ mộc loại cơ thể
con người chỉ đồ mộc có quan hệ trực tiếp với người nó có ảnh hưởng đến sức khỏe,
tính dễ chịu của con người bao gồm ghế, giường,…Bất kể khi thiết kế loại sản
phẩm mộc nào cũng phải căn cứ vào kích thước liên quan và đặc trưng sinh lý của
cơ thể con người như không gian, môi trường sử dụng, không gian tác nghiệp, ánh
sáng, tư thế tác nghiệp. Sản phẩm Nôi đa năng cũng vậy, sản phẩm được thiết kế
theo dòng hàng xuất khẩu qua các nước châu âu, đối tượng sử dụng là trẻ từ lúc mới
sinh cho tới 5 tuổi. do đó khi thiết kế tôi đã tìm hiểu kích thước và cân nặng của trẻ

em châu âu cũng như trên toàn thế giới, đưa ra kích thước bao, kích thước của từng
chi tiết sao cho phù hợp với đối tượng sử dụng. Cách bố trí không gian nội thất, lựa
chọn nguyên vật liệu hợp lý, những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm, khả
năng tác nghiệp, sức khỏe, chất lượng, hiệu quả công tác và nghỉ ngơi. Chính từ
những vấn đề liên quan đó mà tôi đã đưa ra những phương pháp hợp lý cho việc
thiết kế ra một chiếc Nôi đa năng mang thương hiệu gỗ việt.
3.1. Nội dung thiết kế
- Khảo sát và lựa chọn nguyên – vật liệu sản xuất sản phẩm thiết kế.
-

Khảo sát các mẫu Nôi đa năng hiện đang có trên thị trường, các tạp chí,

catalogues…
- Thiết kế tạo dáng sản phẩm.
- Kiểm tra bền và tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật.

10


- Tính toán nguyên vật liệu phụ.
- Thiết kế công nghệ: Lập biểu đồ gia công lắp ráp sản phẩm, bản vẽ chi tiết, phiếu
gia công chi tiết, trang sức bề mặt,…
- Tính toán giá thành sản phẩm.
- Đề xuất các phương án nhằm nâng cao năng suất quy trình công nghệ, giảm giá
thành sản phẩm tại nhà máy
3.2. Phương pháp thiết kế
Đề tài được thực hiện theo các phương pháp sau:
- Khảo sát tình hình sản xuất tại công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Á Châu, máy
móc thiết bị hiện có tại công ty, tham khảo một số mẫu Nôi đa năng cùng loại và
phân tích chúng để từ đó lựa chọn và đưa ra mẫu sản phẩm thiết kế thích hợp.

- Sử dụng phần mềm Autocad để thể hiện hình ảnh sản phẩm thiết kế, Word để
trình bày nội dung, Excel để xử lý số liệu và áp dụng một số phương pháp tính toán
bền, các chỉ tiêu kỹ thuật và nguyên vật liệu cần thiết.
- Bằng các giải pháp kỹ thuật, người thiết kế tìm cách để tiết kiệm chi phí sản xuất,
sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, sản phẩm có công nghệ gia công dễ dàng, phù hợp
với tay nghề công nhân và trang thiết bị hiện có.
3.3. Cơ sở thiết kế sản phẩm mộc
3.3.1. Những căn cứ cho việc thiết kế
Khi thiết kế bất kỳ sản phẩm mộc , người thiết kế đều phải dựa vào các căn cứ
sau:
- Căn cứ vào loại hình và chức năng của sản phẩm. Đối với sản phẩm Nôi đa năng
có chức năng chính: là nơi ngủ và giải trí cho trẻ. Nó được thể hiện qua 3 chức năng
tương ứng với từng nấc của nôi theo cấp độ tuổi từ 0 đến 1 tuổi, 1 đến 2 tuổi và từ 2
tuổi đến 5 tuổi.
- Điều kiện môi trường sử dụng
Môi trường sử dụng chủ yếu của các sản phẩm mộc bao gồm: Môi trường trong
nhà, ngoài trời, môi trường trong các công trình công cộng, công trình xâu dựng.

11


sản phẩm Nôi đa năng mà tôi thiết kế được sử dụng trong căn hộ gia đình của các
cặp vợ chồng mới sinh em bé của các nước châu Âu.
- Đối tượng sử dụng:
Trước khi đưa ra ý tưởng thiết kế thì chúng ta phải xác định được đối tượng sử
dụng là ai, là nam hay nữ, tuổi tác khoảng bao nhiêu,… Đố tượng mà tôi chọn trong
thiết kế Nôi đa năng là trẻ em không kể nam nữ từ lúc mới sinh tới 5 tuổi.
-

Căn cứ bảng chuẩn tăng trưởng của trẻ em trên toàn thế giới được trình bày ở


phụ lục 02 để từ đó lựa chọn kích thước và khả năng chịu tải của nôi đa năng.
- Căn cứ kích thước tải trọng vật dụng và người sử dụng.
- Căn cứ vào khả năng và điều kiện sản xuất sản phẩm có phù hợp với máy móc,
thiết bị, nguyên vật liệu tại công ty hay không.
- Căn cứ vào yêu cầu chung của sản phẩm mộc.
3.3.2. Những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế sản phẩm mộc
Khi tiến hành thiết kế một sản phẩm mộc người thiết kế cần phải đảm bảo
các nguyên tắc sau:
- Khi thay đổi kích thước của từng chi tiết riêng lẻ, không làm ảnh hưởng đến độ
bền của toàn bộ sản phẩm
- Thiết kế sao cho những chi tiết tạo thành sản phẩm thay đổi kích thước ít nhất,
chúng có khẳ năng lắp lẫn, thuận lợi cho quá trình lắp láp sản phẩm.
- Khi có ứng suất nội xẩy ra trong quá trình dãn nở thì các ứng suất đó phải đố
xứng nhau qua trục tâm chi tiết.
- Thiết kế sao cho thớ gỗ của từng chi tiết trong sản phẩm phải trùng với hướng tác
dụng của lực kéo và nén bên ngoài hoặc thẳng góc với lực uốn tỉnh .
- Khi dán các chi tiết có thể dán song song với thớ gỗ.
3.4. Các chỉ tiêu đánh giá sản phẩm mộc
Để đánh giá một sản phẩm mộc có đẹp, chất lượng, tiện nghi hay không thì có
thể dựa trên nhiều phương diện, con mắt thẩm mỹ của từng người. Tuy nhiên ta có
thể đánh giá sản phẩm mộc nói chung qua những chỉ tiêu sau đây:

12


- Sản phẩm có phù hợp với chức năng, đối tượng và môi trường sử dụng hay
không.
- Tạo dáng có đẹp hay không, đường nét có thật sự uyển chuyển, có mang tính thẩm
mỹ cao hay không.

- Sử dụng nguyên vật liệu có hợp lý, có mang tính kinh tế không.
- Khả năng chế tạo các chi tiết, sản phẩm có dễ dàng đối với máy móc thiết bị tại
xí nghiệp và máy móc hiện có trên thị trường hay không.
- Giá thành sản phẩm đã hợp lý so với các sản phẩm cùng chủng loại trên thị
trường hay chưa.
3.5. Trình tự thiết kế sản phẩm
Quá trình thiết kế sản phẩm mộc bao gồm các giai đoạn sau đây:
- Giai đoạn hình thành ý tưởng thiết kế sản phẩm mới.
- Giai đoạn thiết kế sơ bộ.
- Giai đoạn chế tác mẫu.
- Giai đoạn sản xuất thử và tiêu thụ thử sản phẩm để nhận định đánh giá của khách
hàng tiến tới khắc phục các nhược điểm và tiến hành sản xuất hàng loạt. Trong giới
hạn đề tài cùng với các điều kiện không cho phép tại công ty, sản phẩm thiết kế Nôi
đa năng đã được kiểm tra tại phòng thiết kế, bộ phận thiết kế, tạo mẫu của công ty
và đạt các chỉ tiêu về thẩm mỹ, kỹ thuật, kinh tế đề ra nhưng chưa tiến hành sản
xuất thử.
3.5.1. Giai đoạn hình thành ý tưởng thiết kế sản phẩm mới
Trước khi tiến hành thiết kế một sản phẩm mới thì bất cứ nhà thiết kế nào cũng
phải có một cái gì đó gọi là ý tưởng cho sản phẩm của mình. Ý tưởng đó bắt nguồn
từ sự sáng tạo hay từ thực tiễn cuộc sống.
Để có thể tiết kiệm được không gian, tính thẩm mỹ và tính tiện nghi tiện dụng
cho mổi căn phòng thì ý tưởng về một chiếc nôi đa năng dành cho Bé của các cặp
vợ chồng trong phòng ngũ của họ là một điều cần thiết. Sản phẩm nội thất này
không những làm tăng thêm vẻ đẹp cho căn phòng mà còn làm cho Bé thích nghi

13


với cuộc sống nhanh chóng hơn, Bé phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó nó còn tạo
ra cảm giác an toàn và thoải mái cho các bực phụ huynh khi chăm sóc con mình.

3.5.2. Giai đoạn thiết kế sơ bộ
Trên cơ sở tiến hành quan sát, phân tích xử lý các thông tin thu thập được và
tham khảo các tài liệu có liên quan như: cataloge, tranh ảnh, tạp trí, …của một số
sản phẩm cùng chức năng. Sau đó, nghĩ ra phương án mới về hình thức, kết cấu,
công nghệ. Tiếp đến vẽ phác thảo, vẽ chi tiết, thể hiện sản phẩm. phương án thiết kế
mới phải đa dạng, đồng thời phân tích, so sánh, tham khảo ý kiến nhiều phía, cuối
cùng xác định được phương án tối ưu nhất cho sản phẩm mà mình thiết kế.
3.5.3. Giai đoạn chế tác mẫu
Giai đoạn này căn cứ vào bản vẽ thi công, gia công được bản vẽ sản phẩm
cuối cùng. Tiến hành kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm. Sử dụng các kích
thước đã được tính toán, thiết bị máy móc công nghệ tại công ty để sản xuất ra một
sản phẩm mẫu để lấy kích thước chuẩn sản xuất hàng loạt.
3.5.4. Giai đoạn sản xuất thử và tiêu thụ thử sản phẩm
Đây là giai đoạn ra đời sản phẩm thiết kế, người thiết kế phải rất chú ý đến kết
quả của quá trình này. Giai đoạn này bao gồm việc xác định dây chuyền công nghệ,
máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cần thiết gia công các chi tiết. Hình thức tiêu thụ
thử là tham gia các triển lãm lớn, quảng cáo, tiếp thị qua các kênh thông tin hợp lý...
3.6. Khảo sát và lựa chon nguyên liệu
3.6.1. Khảo sát một số sản phẩm cùng loại
Để tìm mô hình thiết kế thì tôi tiến hành khảo sát một vài sản phẩm cùng loại
và chức năng trên thị trường, sau đó đánh giá, phân tích những ưu nhược điểm của
sản phẩm, phân tích các kết cấu, nguyên liệu sử dụng có phù hợp với hiện nay hay
không. Mẫu mã này hiện nay có phù hợp hay không. Từ đó đưa ra mô hình thiết kế
cho sản phẩm.
Sau đây là 3 sản phẩm cùng loại mà tôi tiến hành khảo sát sau đó phân tích ưu
nhược điểm của từng mẫu sản phẩm thể hiện qua hình 3.1

14



 Mẫu sản phẩm 1: Giường - Cũi em bé màu cánh gián, gỗ xoan đào có kích
thước ( 70 x 110 x 90 ) cm.
Giá bán trên thị trường là 1.500.000 (VND). Công Ty TNHH TM XNK Đăng
Khoa, 796 Quang Trung, P.8, Q.Gò Vấp Hồ Chí Minh.
- Ưu điểm: Chất liệu gỗ xoan đào, chắc và bền, Kiểu dáng đẹp, 2 tầng, tiện lợi, Dễ
dàng chuyển đổi từ Giường thành Củi và ngược lại, dễ gia công.
- Nhược điểm: Nôi có kích thước nhỏ chỉ phù hợp với trẻ em các nước có chiều cao
trung bình thấp chẳng hạn như việt nam, hay là các nước châu á.
 Mẫu sản phẩm 2: Giường - Cũi em bé màu Xanh- trắng, gỗ xoan đào có kích
thước ( 80 x 120 x 90 ) cm.
Giá bán trên thị trường là 1.200.000(VND). Công Ty TNHH TM XNK Đăng Khoa, 796

Quang Trung, P.8, Q.Gò Vấp Hồ Chí Minh.
- Ưu điểm: Chất liệu gỗ xoan đào, chắc và bền , Có thể gấp gọn lại, dễ dàng di
chuyển, cất giữ, dễ gia công.
- Nhược điểm: thiết kế còn đơn giản, chức năng sử dụng còn hạn chế, chỉ sử dụng
làm cũi cho trẻ.
 Mẫu sản phẩm 3: Cũi trẻ em Suri hồng 2, gỗ cao su có kích thước (75x 145 x

100 ) cm.
Giá bán trên thị trường là 2.850.000(VND). Công Ty TNHH TM XNK Đăng Khoa
796 Quang Trung, P.8, Q.Gò Vấp Hồ Chí Minh.
- Ưu điểm: Chất liệu Gỗ Cao su , màu trắng , có thể gấp gọn lại, dễ dàng di chuyển
bằng 04 bánh xe có khóa an toàn, dễ gia công, cất giữ, Có hộc tủ lùa để đựng đồ cho
bé.
- Nhược điểm: giá thành sản phẩm còn cao, nôi có kích thước lớn không phù hợp
những căn hộ chật hẹp.

15



×