Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

NGHIÊN CỨU ƯU HỢP THỰC VẬT TẠI TIỂU KHU 452 THUỘC VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN TỈNH ĐĂK LĂK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LÂM NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ƯU HỢP THỰC VẬT TẠI
TIỂU KHU 452 THUỘC VƯỜN QUỐC GIA
YOK ĐÔN - TỈNH ĐĂK LĂK

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HUYỀN SIM
Ngành: Lâm nghiệp
Niên khóa: 2007 - 2011

Tp. Hồ Chí Minh, 07/2011


NGHIÊN CỨU ƯU HỢP THỰC VẬT TẠI
TIỂU KHU 452 THUỘC VƯỜN QUỐC GIA
YOK ĐÔN TỈNH ĐĂK LĂK

NGUYỄN HUYỀN SIM

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. PHAN MINH XUÂN

Tp. Hồ Chí Minh, 07/2011




NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1
..................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2
..................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................



LỜI CẢM ƠN

Thưa Cha Mẹ kính yêu!
Có được thành quả như ngày hôm nay, con vô cùng biết ơn công lao của
Cha Mẹ đã bao năm vất vả nuôi dạy con khôn lớn ăn học nên người.
Thưa quý Thầy, quý Cô!
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của tôi đến các Thầy Cô trong Khoa Lâm
Nghiệp cùng toàn thể Thầy Cô trong Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí
Minh. Trong các năm học tại Trường, Thầy Cô là người truyền đạt cho tôi những
kiến thức quý báu.
Xin gửi đến Thạc sĩ Phan Minh Xuân lòng biết ơn của tôi, Thầy là người
đã truyền đạt cho tôi những tri thức và trực tiếp hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn
thành khóa luận này.
Xin cảm ơn Phòng khoa học và hợp tác quốc tế Vườn quốc gia Yok Đôn
và anh Trương Văn Ty đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập
làm khóa luận.
Cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH07LN đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Sinh viên
Nguyễn Huyền Sim

i


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn .............................................................................................................i
Mục lục.................................................................................................................. ii

Danh sách các bảng ...............................................................................................iv
Danh sách các hình................................................................................................vi
Danh sách chữ viết tắt ......................................................................................... vii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................................................... 3
2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ..................................................................... 3
2.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng trên thế giới ........................................ 3
2.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ở Việt Nam ......................................... 5
2.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng khộp ............................................................ 6
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........ 8
3.1. Đặc điểm tự nhiên...................................................................................... 8
3.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 8
3.1.2. Địa chất, địa hình .............................................................................. 9
3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn ............................................................................ 10
3.1.4. Hiện trạng rừng ............................................................................... 12
3.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................ 12
3.1.6. Dân số, phân bốdân cư và lao động ............................................... 13
3.1.7. Tình hình y tế và giáo dục............................................................... 16
3.1.8. Cơ sở hạ tầng................................................................................... 18
3.1.9. Các nguồn thu nhập chủ yếu trong các xã vùng đệm ..................... 19
3.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 24
Chương 4: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 25
4.1. Nội dung ................................................................................................. 25

ii


4.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 25
4.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp ............................................................. 25
4.2.2. Phương pháp nội nghiệp ................................................................ 27

Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 31
5.1. Thành phần thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu ............................ 31
5.2. Đặc điểm cấu trúc rừng tại khu vực nghiên cứu ..................................... 32
5.2.1. Phân bố số cây theo chiều cao và đường kính tại ô tiêu chuẩn 1 ... 32
5.2.2. Phân bố số cây theo chiều cao và đường kính tại ô tiêu chuẩn 2 ... 35
5.2.3. Phân bố số cây theo chiều cao và đường kính tại ô tiêu chuẩn 3 ... 37
5.2.4. Phân bố số cây theo chiều cao và đường kính tại khu vực nghiên
cứu ............................................................................................................ 39
5.2.5. Mật độ rừng .................................................................................... 41
5.2.6. Độ tàn che của rừng ....................................................................... 42
5.2.7. Đặc điểm các ưu hợp tại khu vực nghiên cứu ................................ 43
5.3. Đánh giá tái sinh rừng ............................................................................ 46
5.3.1. Số lượng, thành phần cây tái sinh .................................................. 46
5.3.2. Phân bố tái sinh các loài cây họ Sao dầu dưới tán rừng ................ 48
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 51
6.1. Kết luận ................................................................................................... 51
6.2. Kiến nghị ................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 54

iii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: So sánh diện tích của các khu bảo tồn trong khu vực .......................... 9
Bảng 3.2: Thống kê tài nguyên rừng của Vườn quốc gia Yok Đôn ................... 12
Bảng 3.3: Tình hình dân số trong 7 xã vùng đệm của Vườn quốc gia Yok Đôn 13
Bảng 3.4: Thống kê tình hình dân tộc trong 7 xã vùng đệm .............................. 15
Bảng 3.5: Thống kê dân số và lao động trong 7 xã vùng đệm ........................... 16
Bảng 3.6: Thống kê tình hình y tế ...................................................................... 17

Bảng 3.7: Thống kê tình hình y tế, giáo dục ...................................................... 18
Bảng 3.8: Diện tích (ha) lúa và các loại cây trồng trong 7 xã vùng đệm ........... 19
Bảng 3.9: Thống kê tình hình chăn nuôi trong 7 xã vùng đệm .......................... 20
Bảng 3.10: Thống kê các nguồn thu nhập của xã năm 2001 (đơn vị tính: 1000
VNĐ) .................................................................................................. 23
Bảng 5.1: Danh lục các loài cây có trong khu vực nghiên cứu .......................... 31
Bảng 5.2: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N-Hvn) của ô tiêu chuẩn 1 ......... 32
Bảng 5.3: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N-D1,3)) của ô tiêu chuẩn 1 .... 34
Bảng 5.4: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N-Hvn) của ô tiêu chuẩn 2 ........ 35
Bảng 5.5: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N-D1,3) của ô tiêu chuẩn 2 ..... 36
Bảng 5.6: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N-Hvn) của ô tiêu chuẩn 3 ........ 37
Bảng 5.7: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N-D1,3) của ô tiêu chuẩn 3 ..... 38
Bảng 5.8: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N-Hvn) của khu vực ................. 39
Bảng 5.9: Phân bố số cây theo cấp đường kính (N-D1,3) của khu vực ............... 40
Bảng 5.10: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Cẩm liên + Cà chít + Dầu đồng + Nhàu +
… của lâm phần tại ô tiêu chuẩn 1 ..................................................... 43
Bảng 5.11: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Dầu Đồng + Cà chít + Cẩm Liên+ Chiêu
liêu đen + … của lâm phần tại ô tiêu chuẩn 2 .................................... 44

iv


Bảng 5.12: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Chiêu liêu đen + Căm xe + Dầu đồng +
Cẩm liên + … của lâm phần tại ô tiêu chuẩn 3 ................................ 44
Bảng 5.13: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Chiêu liêu đen + Dầu đồng + Cà chít +
Cẩm liên + … tại khu vực nghiên cứu ............................................ 45
Bảng 5.14: Đặc trưng tổ thành cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu .................. 47
Bảng 5.15: Đặc trưng tổ thành cây tái sinh các loài cây họ Sao dầu tại khu vực
nghiên cứu ........................................................................................ 48
Bảng 5.16: Đồng hoá phân bố số cây trên mặt đất của nhóm cây họ Sao dầu với

phân bố Poisson tại các ô tiêu chuẩn ............................................... 49
Bảng 5.17: Đồng hóa phân bố số cây trên mặt đất của nhóm cây họ Sao dầu với
phân bố Poisson trên toàn khu vực nghiên cứu ............................... 49

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 5.1: Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao của ô tiêu chuẩn 1 ............ 33
Hình 5.2: Đồ thị phân bố số cây theo cấp đường kính của ô tiêu chuẩn 1.......... 34
Hình 5.3: Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao của ô tiêu chuẩn 2 ............ 35
Hình 5.4: Đồ thị phân bố số cây theo cấp đường kính của ô tiêu chuẩn 2 ......... 36
Hình 5.5: Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao của ô tiêu chuẩn 3 ............ 37
Hình 5.6: Đồ thị phân bố số cây theo cấp đường kính của ô tiêu chuẩn 3 ......... 38
Hình 5.7: Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao của khu vực nghiên cứu ... 39
Hình 5.8: Đồ thị phân bố số cây theo cây đường kính của khu vực nghiên cứu 41

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7

8
9

Tên Việt Nam
CÀ CHÍT
CẨM LIÊN
CĂM XE
CHIÊU LIÊU ĐEN
CHIÊU LIÊU ỔI
DẦU ĐỒNG
NHÀU
SỔ
SP

vii

Tên loài viết tắt
CC
CL
CX
CLĐ
CLO

N
S
SP


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ xa xưa, diện tích rừng tự nhiên đã che phủ phần lớn bề mặt của trái đất,
nhưng do tác động của con người mà diện tích rừng tự nhiên đã giảm đi đáng kể.
Chỉ tính riêng giai đoạn 1990 - 1995 ở các nước phát triển có hơn 65 triệu ha
rừng bị mất. Tính đến năm 1995 diện tích rừng của toàn thế giới chỉ còn khoảng
3.454 triệu ha, tỷ lệ che phủ chỉ còn khoảng 35%(FAO,1997). Nhìn chung, rừng
có một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và có ý nghĩa
to lớn đối với con người.
Sự mất rừng tự nhiên cũng đồng nghĩa với môi trường sống của nhiều loài
động thực vật cũng bị mất đi. Là một trong những nguyên nhân sự tuyệt chủng
của nhiều loài động, thực vật trên thế giới, tỷ số loài tuyệt chủng so với loài còn
tồn tại khoảng 1/1000. Sự tàn phá những hệ sinh thái đa dạng nhất có thể dẫn đến
¼ loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong trong vòng khoảng 20-30
năm tới (Ravea,1998). Ở Việt Nam, sự suy giảm và tuyệt chủng của các loài sinh
vật đang diễn ra liên tục, sự suy thoái về đa dạng sinh học đang diễn ra nhanh
chóng khi rừng tự nhiên đang bị mất đi hoặc bị thoái hoá.Trước tình trạng đó,
việc bảo vệ đa dạng sinh học là một vấn đề rất quan trọng của cả nước nới chung
và của ngành Lâm Nghiệp nói riêng, cần có sự quan tâm của Đảng và các cấp
chính quyền từ trung ương đến địa phương để nâng cao công tác quản lý bảo vệ
rừng,nhưng cần khắc phục một số hạn chế xuất phát từ những hành động vô ý
thức của con người đã làm mất đi hàng triệu ha làm cho vốn rừng ngày càng suy
giảm mạnh mẽ và còn có thể phá vỡ cân bằng hệ sinh thái.
Tây Nguyên nói chung và Vườn quốc gia Yok Đôn nói riêng luôn được
coi là vùng đặc biệt trên bản đồ đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật của Việt
Nam. Yok Đôn có đặc trưng của hệ thực vật với cấu trúc thảm là rừng thưa cây lá

1


rộng rụng lá ưu thế của cây họ Dầu (rừng khộp), thành phần loài nghèo nàn với
số lượng rất ít các loài thân thảo và Dương xỉ, Hạt trần.

Để cố gắng khắc phục các nhược điểm trong vấn đề bảo vệ rừng, hạn chế
đến mức tối thiểu sự xâm nhập của các nguyên nhân làm suy thoái và tăng cường
các biện pháp nhằm bảo vệ tốt nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, những
đặc trưng mà chỉ vùng Yok Đôn này mới có, gìn giữ nó vì một giá trị vô giá của
thiên nhiên - đa dạng sinh học. Điều cần thiết là phải nắm bắt được tình hình sinh
trưởng của rừng, đặc điểm và cấu trúc của rừng, từ đó thấy được sự phức tạp của
thực vật rừng và các yếu tố cùng với các mối quan hệ giữa các thành phần trong
quần xã thực vật nói riêng và hệ sinh thái rừng nói chung. Qua đó nắm bắt được
động thái rừng qua từng thời kỳ khác nhau trong quá trình sinh trưởng và phát
triển của rừng.
Xuất phát từ thực tế trên và trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận tốt
nghiệp, được sự phân công của khoa Lâm nghiệp và được sự hướng dẫn tận tình
của thầy ThS.Phan Minh Xuân, tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
thực vật tại tiểu khu 452 thuộc Vườn quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đăk Lăk”.
Vì thời gian thực hiện đề tài và kiến thức còn hạn chế nên không tránh
khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các quý Thầy Cô
trong Khoa Lâm nghiệp và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.

2


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
2.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng trên thế giới
Theo G.F.Morozov (1912): “Rừng là một quần xã cây gỗ, trong đó chúng
biểu hiện ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, làm nảy sinh các hiện tượng mới mà không
đặc trưng cho những loài cây mọc lẻ. Trong rừng không những chỉ có mối quan
hệ qua lại giữa các loại cây rừng với đất và môi trường không khí, rừng có khả
năng tự khôi phục’.

Theo quan điểm hệ thống, X.B.Belov (1976) cho rằng: “rừng là một hệ
thống sinh học tự điều chỉnh, bao gồm thảm cây gỗ, cây bụi, thảm cỏ, động vật,
vi sinh vật, đất và chế độ thủy văn, không khí và các sinh vật sống trong đất”.
Trên thế giới có các công trình nghiên cứu nổi tiếng về cấu trúc rừng điển
hình như:
+ Meyer (1952), Jumbol (1963), Roblet (1969) thì cấu trúc rừng dùng để
xác định các quy luật phân bố cây thân gỗ theo cấp đường kính (D), hay phân bố
theo tiết diện ngang thân cây.
+ Theo Prodan (1952) nghiên cứu quy luật phân bố rừng, chủ yếu theo
đường kính tán D1.3 có liên hệ với giai đoạn phát dục của rừng và các biện pháp
kinh doanh. Theo ông sự phân bố cây theo đường kính có giá trị đặc trưng nhất
cho rừng, còn phân bố chiều cao rừng tự nhiên thường có quy luật nhiều đỉnh.
Rừng càng nhiều thế hệ hay do khai thác chọn không đúng quy tắc thì phân bố
chiều cao của rừng càng nhiều đỉnh và giới hạn của đường cong phân bố nhiều
đỉnh và phân bố giảm đặc trưng cho rừng chặt chọn không đều tuổi.
+ Ô điều tra tổng hợp do Burn đề xuất năm 1985 sử dụng đối với rừng tự
nhiên hỗn loài. Đây là loại ô điều tra tổng hợp để trên cùng một diện tích rừng,

3


cùng thời điểm điều tra, có thể đo đếm được các chỉ tiêu cần thiết của các thế hệ
cây rừng từ lớp cây dự trữ, kế cận cho tới lớp cây tạo thành tầng tán chính của
rừng mà không cần phải thiết lập lại ô, tiết kiệm được thời gian thao tác, và giảm
thiểu được những sai số trong khi đo đạc. Những thông tin thu thập được từ loại
ô này phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Sau khi lập ô 2500 m2, phát tuyến
theo 2 đường chéo để xác định điểm cắt, đây là tâm ô của hình tròn có diện tích
707 m2 (bán kính r = 15 m), trong vòng tròn thiết lập 12 ô dạng bản với diện tích
mỗi ô là 4 m2 nằm trên đường chéo. Sau đó trong ô hình vuông 2500 m2 tiến
hành đo đếm các chỉ tiêu cần thiết của tất cả các cây thân gỗ có đường kính D1.3 ≥

8 cm, trong ô 707 m2 tiến hành đo đếm những cây có đường kính 1 cm < D1.3 < 8
cm, cuối cùng trên 12 ô dạng bản tiến hành đo đếm tất cả các cây thân gỗ có
đường kính ≤ 1 cm.
+ Còn với Wenk (1995) nghiên cứu xác định cấu trúc của một loại hình
rừng nhằm mục đích đánh giá được hiện trạng và động thái sinh trưởng của rừng
qua các quy luật phân bố số cây theo Hvn (cấu trúc đứng), theo đường kính D1.3
(cấu trúc ngang), theo đường kính tán Dt, theo tổng diện ngang G.
Khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng, cần phải đi sâu vào phân tích
các sự phong phú về thành phần loài, quá trình sinh trưởng và phát triển theo
từng cấp kính, theo cấp chiều cao, theo cấp tuổi và quần thụ của rừng
(A.Lauprech 1989).
Như vậy, trong khi nghiên cứu cấu trúc rừng, cần chú ý những đặc điểm
sau: Thành phần hệ thực vật, tổ thành loài cây, tình trạng cá thể của các loài cây,
sự phân bố và sắp xếp các thành phần quần lạc thực vật theo không gian và thời
gian (tuổi rừng). Phân bố trong không gian có thể hiểu được theo 2 khía cạnh:
theo chiều thẳng đứng và theo chiều nằm ngang.

4


2.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ở Việt Nam
Rừng là một tập hợp vô số cây thân gỗ, cây thân bụi, thảm cỏ,… định cư
trên một khu đất nhất định và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tán
lá và hệ rễ của chúng phải giao nhau (TS. Nguyễn Văn Thêm).
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng ở nước ta đã được rất nhiều các nhà khoa
học trong và ngoài nước nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu lớn ở Việt Nam
phải kể đến tác giả Thái Văn Trừng (1961) về:” Thảm thực vật rừng”
Những hiểu biết về cấu trúc rừng mang lại những ý nghĩa rất to lớn, vì cấu
trúc rừng là một sự tổ chức và sắp xếp các thành phần và tình hình rừng theo
không gian và thời gian. Bên cạnh đó nếu có cấu trúc rừng rõ ràng, có thể đo đạc

và phân biệt với các quần lạc thực vật khác.
Ngoài ra cũng đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu xác định các loại
cấu trúc của các kiểu rừng nhưng hầu hết chỉ mang tính chất định tính. Sau đó,
trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu về cấu trúc
rừng hơn dựa vào các chỉ tiêu về cấp chiều cao,cấp đường kính, cấp tiết diện
ngang. Cụ thể đó là công trình nghiên cứu của Đồng Sỹ Hiền (1968) về: “Lập
biểu thể tích (V) và biểu độ thon cây đứng rừng Việt Nam”, thể hiện việc xác
định các quy luật phân bố theo chiều cao (H) và đường kính (D1,3), để xây dựng
biểu thể tích một nhân tố và hai nhân tố. Theo nhật xét của Prodan thì biểu thể
tích một nhân tố chỉ thiết lập sử dụng cho rừng trồng thuần loại đều tuổi, còn đối
với rừng tự nhiên hỗn loài nhiệt đới, đặc biệt ở Việt Nam nhất thiết cần xây dựng
biểu hai nhân tố. Và một công trình nghiên cứu của Đồng Sỹ Hiền (1972) nữa về
cấu trúc, tăng trưởng và sản lượng rừng gỗ hỗn loài ở Việt Nam.
Công trình đáng chú ý của nước ta về kiểu rừng kín thường xanh có cấu
trúc phức tạp đó là công trình nghiên cứu về “Quy luật cấu trúc rừng hỗn loài”
của Nguyễn Văn Trương (1982). Ông đã nghiên cứu các đặc điểm lâm học của
rừng bằng các phương pháp toán học, từ đó đưa ra những biện pháp xử lý có
khoa học và hiệu quả, vừa cung cấp được lâm sản vừa nuôi dưỡng và tái sinh
rừng. Và giúp chúng ta nắm vững các quy luật của rừng nhiệt đới.

5


Trong công trình nghiên cứu của Trần Ngũ Phương (1965) và các cộng sự
về việc nghiên cứu, khảo sát hệ thực vật rừng nhằm phân chia thảm thực vật
rừng, đã cho ta cuốn sách: “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam”.
2.2. Nghiên cứu về cấu trúc rừng khộp
Rừng khộp là một kiểu rừng với các loài cây thuộc họ Dầu lá rộng
(Dipterocarpaceae) chiếm ưu thế. Loại rừng này hình như là một kiểu rừng đặc
trưng chỉ có ở Đông Nam Á.Loại rừng thưa và thoáng này thường phân bố ở

những vùng có khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt.
Ở rừng khộp, cây rừng phát triển mạnh vào mùa mưa và rụng lá vào mùa
khô. Ở Việt Nam, rừng khộp phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, đặc biệt là vùng
biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Vườn quốc gia Yok Đôn chính là khu
bảo tồn thiên nhiên của loại rừng này.
Hiện nay đã có một số nghiên cứu đại diện của các tác giả về cấu trúc
rừng khộp như:
+ Trần Văn Con (1987), trong “Khả năng ứng dụng mô phỏng toán để
nghiên cứu một số đặc trưng về cấu trúc và động thái của hệ sinh thái rừng khộp
tự nhiên”đã góp phần bổ sung các hiểu biết định lượng về cấu trúc và động thái
của rừng khộp. Để mô phỏng cấu trúc cây theo cấp đường kính của rừng khộp,
vào năm 1990 ông đã sử dụng hàm Weibull với những đặc điểm: phần lớn các
lâm phần có dạng một đỉnh lệch trái, cấp kính có số cây nhiều nhất thường từ 16
– 20 cm, và mật độ cây biến động từ 90- 450 cây/ha, trung bình 200-250 cây/ha.
Ngoài ra ông đã dùng phương pháp mô phỏng cấu trúc tổ thành loài rừng khộp
bằng phương trình Entropie có dạng:
H = H’(1-

) của Stocker Bergman 1979

+ Bên cạnh quan điểm đó Nguyễn Thanh Tân (1997), đã thiết lập cho đặc
trưng nghiên cứu rừng khộp tại lâm trường Cư M’Lanh thành 4 cấp năng suất để
nghiên cứu cấu trúc rừng khộp. Đồng thời cũng dùng hàm Weibull để mô phỏng
số cây theo D1,3, H,…

6


Hàm phân bố Weibull:
F(x) =

Đặt

.

và nếu dmin= 0 thì:
F(x) =

.

Trong đó:
x: là trị số quan sát.
d: là trị số giữa cỡ.
dmin: trị số quan sát bé nhất.
là hai tham số của phân bố Weibull.
Tham số

đặc trưng cho độ nhọn phân bố, tham số

biểu thị độ lệch của

phân bố.
+ Trong “Kinh doanh rừng khộp ở Tây Nguyên” của Hồ Viết Sắc (1980),
thì rừng khộp là loại rừng hỗn loài ưu hợp họ Sao dầu (Dipterocarpaceae), với
kết cấu nhiều tầng. Tác giả chia rừng thành 4 cấp năng suất dựa vào phương trình
tương quan H – D của một số loài cây chủ yếu. Phân bố số cây theo cỡ kính tuân
theo quy luật giảm đặc trưng của rừng.
+ Ngoài ra phải kể đến “Nghiên cứu một số đặc tính lâm học các loài cây
họ Sao dầu (Dipterocarpaceae Bulme, 1825) trong rừng kín trường xanh mưa ẩm
nhiệt đới và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới vùng Đông Nam Bộ” của Phan Minh Xuân
(2006).

Từ những nghiên cứu của các tác giả trên đây, ta thấy được rừng khộp
đóng góp một vai trò quan trọng trong các công trình nghiên cứu về cấu trúc ưu
hợp thực vật của rừng. Hầu hết các kết quả nghiên cứu còn mang nặng tính chất
bao quát, tổng hợp, chưa đề xuất được các biện pháp kỹ thuật phù hợp cho hiện
trạng rừng khộp ở Tây Nguyên.

7


Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tự nhiên
Vườn quốc gia Yok Đôn cách thành phố Hồ Chí Minh 500 km về phía
Bắc và cách thành phố Buôn Ma Thuột (trung tâm tỉnh Đăk Lăk) 40 km về phía
Tây, thuộc vùng địa lý sinh học Nam Trung bộ và Tây nguyên (Đặng Huy
Huỳnh, 1998). Theo Mac Kinnon (1997), khu vực nghiên cứu thuộc tiểu vùng
10a - Nam Tây Nguyên, và theo Wikramanayake et al. (1997) khu vực nghiên
cứu thuộc vùng sinh thái rừng khô Tây Nguyên.
3.1.1. Vị trí địa lý
- Có tọa độ:
12o45’ - 13o10’ độ vĩ Bắc.
107o29’30” - 107o48’30” độ kinh Đông.
-

Ranh giới:
+ Phía Bắc: theo đường ô tô từ ngã ba Cư M’Lan (tỉnh lộ 1A) qua Đồn

biên phòng số 2 đến biên giới Việt Nam - Cam Pu Chia.
+ Phía Nam: giáp Huyện Cư Jut và đoạn đường 6B từ Vườn quốc gia

giao với đường T15 chạy thẳng phía Tây đến biên giới Việt Nam - Cam Pu Chia.
+ Phía Đông: dọc theo tỉnh lộ 1A từ ngã 3 Cư M’Lan đến Bản Đôn và
sau đó ngược sông Sê rê pôk đến ranh giới huyện Cư Jut.
+ Phía Tây: là biên giới Việt Nam - Cam Pu Chia dài 102 km.
So với các Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia trong khu vực, Yok
Đôn có diện tích lớn nhất.

8


Bảng 3.1: So sánh diện tích của các khu bảo tồn trong khu vực
Tên khu vực

Diện tích (ha)

Yok Đôn (Đăk Lăk)

115.545

Chư Môn Ray (Kon Tum)

48.658

Kon Ka Kinh (Gia Lai)
Chư Yang Sin (Đăk Lăk)

28
54.277

Nam Ca (Đăk Lăk)


24,5

Chư Hoa (Đăk Lăk)

17

Bi Đúp - Núi Bà (Lâm Đồng)

74

Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái rừng Khộp
điển hình ở Việt Nam và thế giới nhằm đảm bảo tính đại diện của hệ sinh thái và
tính ổn định cho sự phân bố của các loài động thực vật quí hiếm. Vị trí địa lý của
Vườn cũng rất độc đáo: Ranh giới phía Tây chính là biên giới quốc tế với Cam
Pu Chia, tiếp giáp với 2 khu bảo tồn thiên nhiên: Ratanakiri và Phnom Nam Lyr
góp phần tạo nên hành lang an toàn cho sự di chuyển của động vật hoang dã.
3.1.2. Địa chất, địa hình
Toàn bộ Vườn quốc gia nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao
trung bình 200 m so với mặt nước biển, chia thành các dạng chính như sau:
- Địa hình đồi và núi thấp: Phân bố rải rác trên diện tích Vườn quốc gia
Yok Đôn. Dọc theo bờ phải sông Sêrêpôk là dãy Cư M’lan chạy suốt từ biên giới
Việt Nam - Cam Pu Chia tới gần trung tâm huyện Buôn Đôn với đỉnh cao nhất là
Cư M’Lan (502 m) và các đỉnh 498 m, 382 m,... cuối cùng là đỉnh Chư Minh
(384 m). Bờ trái sông Sêrêpôk có ngọn núi thấp là Yok Đôn (466 m). Gần ranh
giới phía nam của Vườn là dãy núi thấp Yok Đôn (482 m) được đặc trưng bằng
kiểu rừng lá rộng thường xanh nên đã được chọn làm tên gọi cho Vườn.
- Địa hình tích tụ phân bố dọc sông Sêrêpôk và các suối lớn trong vùng.
- Điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sự tồn tại của các loài
thú lớn như Voi, Trâu rừng, Bò rừng,...


9


Trong khu vực Vườn quốc gia Yok Đôn có các nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên đá phiến (Fs): là sản phẩm phong hóa từ
các đá trầm tích phiến sét có tuổi Jura, phân bố những vùng có địa hình đồi núi
thấp. Đất nghèo dinh dưỡng và tầng mỏng, từ thịt nặng đến cát pha, khả năng
thấm và giữ nước kém, về mùa khô bị chai rắn, chiếm 2,5% diện tích của Vườn.
- Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát kết (Fq): tầng đất dày 30 – 50 cm, nhiều
thành phần cát, ít mùn, thường có kết von, phân bố ở vùng đồi thấp hai bên bờ
sông Sêrêpôk ở độ cao từ 300 m trở xuống. Loại đất này chiếm tỷ lệ diện tích lớn
nhất (64,7%).
- Nhóm đất xám (Xa): phát triển trên đá mẹ Granite và trầm tích hỗn hợp
Mezozoi, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc, tỷ lệ đá lẫn cao.
Đất chua, nghèo mùn dễ bị xói mòn, rửa trôi, có kết von đá ong. Phân bố ở độ
cao từ 200 – 250 m hai bên bờ sông Sêrêpôk và chân đồi thấp hữu ngạn sông,
chiếm 26,4% diện tích của Vườn.
- Đất dốc tụ (D) thuộc nhóm đất nâu vàng trên đá Basalt (Fu): đây là đất
phù sa bồi tụ, tầng đất mặt khá tơi xốp, màu xám đen, lẫn nhiều chất hữu cơ và
sỏi sạn. Thành phần cơ giới thịt pha cát, đất tốt hơn các loại đất trên, có khả năng
canh tác nông nghiệp. Loại đất này phân bố ven sông và các suối lớn, chiếm
6,4% diện tích Vườn.
3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
a. Khí hậu:
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai
mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung lượng mưa tới 93,5% lượng
mưa cả năm, tổng lượng mưa trung bình từ năm 1990 đến 2000 là 1.588 mm,
lượng bốc hơi là 1.470 mm (số liệu của Trạm khí tượng thuỷ văn Buôn Đôn năm

2001).

10


Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể và
thường bị khô hạn vào cuối mùa khô, thiếu nước cho ăn uống, sinh hoạt và sản
xuất, gây khó khăn cho đời sống nhân dân trong vùng.
Hướng gió chính trong mùa mưa là gió Tây Nam, ngoài ra còn có gió
Đông Bắc và Đông Nam trong mùa khô.
b. Thủy văn:
Vườn quốc gia Yok Đôn nằm trong lưu vực sông Mê Kông bằng nhánh
sông Sêrêpôk (Đăkrông). Phần chảy qua Vườn khoảng 60 km, mùa khô lòng
sông khoảng 2 – 3 m, mùa lũ có thể sâu từ 5 – 10 m. Sông có nhiều thác ghềnh,
khó đi lại bằng thuyền nhưng lại là một trong những tiềm năng phát triển du lịch
sinh thái nếu được quan tâm đầu tư như: Thác 7 nhánh, thác C3,... Trong Vườn
còn có nhiều suối nhỏ như: Đăk Na, Đăk Nor, Đăk Kên, Đăk Lau,... và nhiều
suối cạn có nước theo mùa. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến phân bố và di chuyển
của các loài thú lớn, nhất là thú móng guốc theo mùa và nguồn thức ăn. Vào mùa
khô, hầu như toàn vùng bị khô kiệt. Bên cạnh đó, hệ thống thủy văn đã góp phần
cho sự phong phú của khu hệ thủy sinh vật, trong đó có cá nước ngọt, nhưng
trong thời gian vừa qua chưa được quan tâm nghiên cứu.
Nhận xét: Vườn quốc gia nằm trong vùng có nền nhiệt khá cao và thuộc
loại hình khí hậu nhiệt đới nóng và có hai mùa rõ rệt. Đây là một trong những
yếu tố thuận lợi cho thực vật phát triển và hình thành nên hệ sinh thái rừng Khộp
điển hình. Điểm nổi bật là mùa khô kéo dài, độ ẩm giảm, lượng bốc hơi lớn gây
nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng gây nên tình trạng khan hiếm nguồn nước
uống cho động vật hoang dã, đồng thời dễ gây ra cháy rừng. Do đó yếu tố thủy
lợi để giữ nước và cấp nước trong mùa khô có vai trò quan trọng trong việc bảo
tồn đa dạng sinh học. Các khu rừng rộng lớn, kế tiếp nhau với hệ sinh thái

nguyên vẹn nằm dọc theo đường biên giới giúp cho công tác bảo tồn liên quốc
gia được tiến hành một cách thuận lợi.

11


3.1.4. Hiện trạng rừng
Diện tích đất có rừng của Vườn chiếm tỷ lệ 96,3% tổng diện tích được thể
hiện ở bảng 3.2, trong đó hầu hết là rừng Khộp 106.685,5 ha chiếm 92,33 %.
Bảng 3.2: Thống kê tài nguyên rừng của Vườn quốc gia Yok Đôn
Loại
1. Đất có rừng
a. Rừng lá rộng thường xanh
-Rừng trung bình
-Rừng nghèo
-Rừng non
b. Rừng rụng lá (Khộp)
-Rừng giàu
-Rừng trung bình
-Rừng nghèo
-Rừng non
2. Đất không có rừng
3. Đất nông nghiệp
4. Đất khác

Diện tích (ha)
111.295,8
4.610,0
780,0
2650,0

1180,0
106.685,5
662,7
24.920,8
78.291,3
2.811,0
3.573,9
369,2
306,1

Tỷ lệ %
96,3
3,9

92,33

3,1
0,3
0,3

3.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội
Vùng đệm của Vườn quốc gia Yok Đôn được xác định là 7 xã thuộc 3
huyện, gồm: xã Ea Bung, xã Cư M'Lan (huyện Ea Súp), xã Krông Na, xã Ea
Huar, xã Ea Ver (huyện Buôn Đôn), xã Ea Pô, xã ĐăkWil (huyện Cư Jút) có tổng
diện tích là 122.195 ha với 70 thôn buôn và dân số 32.232 người (bảng 3.3).

12


Bảng 3.3: Tình hình dân số trong 7 xã vùng đệm của Vườn quốc gia Yok

Đôn


Buôn

Krông Na
Ea Huar
Ea Wer
Ea Bung
Cư M'lan
Ea Pô
Dak Wil
Tổng

7
7
11
11
7
16
11
70

Diện tích Vùng lõi Vùng đệm Số hộ Dân số
Mật độ
(km2)
(km2)
(km2)
(hộ)
(người)

1.116,66 968,87
147,79
704
3.554
3,18
45,84
45,84
536
2.465
53,77
80,8
80,8
1.280 5.568
68,91
413
124,68
288,32
705
3.328
8,06
280,4
34,08
246,32
369
1.728
6,16
100,1
100,1
2.243 9.939
99,29

421,4
27,82
393,58
1.140 5.65
13,41
2.458,2
1.155,45 1.221,95 6.977 32.232
Nguồn: Dự án PARC - VIE/95/G31&031 - Tháng 6 năm 2002

3.1.6. Dân số, phân bố dân cư và lao động
Dân số trong 7 xã vùng đệm là 32.232 người. Tỷ lệ tăng dân số 4,21%, cao
hơn so với tỷ lệ tăng dân số toàn quốc là 2,1%. Nguyên nhân do dân trí thấp và kế
hoạch hóa gia đình chưa được chú trọng. Kết quả PRA cho thấy bình quân mỗi cặp
vợ chồng có từ 5 - 6 con. Dân số trong vùng không ổn định một phần là do di dân
nội vùng và ngoại vùng đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 1980 đến nay.
Sự phân bố của dân cư chịu ảnh hưởng sâu sắc của cảnh quan. Hầu hết các
dân tộc ít người sống thành từng buôn làng gần các sông, suối có nguồn nước ổn
định. Người Kinh sống theo các trục giao thông chính, thị trấn, thị tứ.
Trong vùng có 15 dân tộc khác nhau (bảng 3.4), trong đó người Kinh là
đông nhất chiếm 48,5%. Tính chất đa dân tộc này có ảnh hưởng trực tiếp đến
phong tục tập quán cũng như thói quen sử dụng tài nguyên của từng nhóm cộng
đồng ví dụ như: cộng đồng người Ê Đê và M’Nông bản địa có tập quán săn bắt
và thuần dưỡng Voi rừng, sử dụng voi nhà làm phương tiện đi săn hoặc kéo gỗ,
hình thức săn bắt động vật rừng bằng súng chỉ mới xuất hiện khi có người
H’Mông, Tày, Mường,... từ những năm 1976 đến nay. Những năm gần đây do
việc xây dựng các khu kinh tế mới và di dân tự do nên số lượng các dân tộc trong
cộng đồng đang có chiều hướng gia tăng.

13



×