Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH CANH TÁC XEN CANH VỚI CÂY CÀ PHÊ TẠI THÔN LIÊN HIỆP 1 XÃ XÀ BANG, HUYỆN CHÂU ĐỨC TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.61 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗

NGUYỄN THẾ BẢO

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH CANH TÁC
XEN CANH VỚI CÂY CÀ PHÊ TẠI THÔN LIÊN HIỆP 1
XÃ XÀ BANG, HUYỆN CHÂU ĐỨC
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NÔNG LÂM KẾT HỢP

Thành Phố Hồ Chí Minh
07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗

NGUYỄN THẾ BẢO

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH CANH TÁC
XEN CANH VỚI CÂY CÀ PHÊ TẠI THÔN LIÊN HIỆP 1
XÃ XÀ BANG, HUYỆN CHÂU ĐỨC
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Ngành : Nông lâm kết hợp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN THỊ KIM TÀI

Thành phố Hồ Chí Minh
07/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên cho con gửi lời cảm ơn chân thành đến ba mẹ, những người đã
sinh con ra, nuôi nấng và dưỡng dục để cho con có ngày hôm nay.
Sau đó em xin cảm ơn tất cả các thầy cô trong trường đại học Nông lâm
thành phố Hồ Chí Minh, đã dìu dắt và dạy dỗ em suốt 4 năm học trong trường.
Tiếp đến em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Kim Tài, người
đã từng dạy và trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ để em hoàn thành tốt bài luận văn
tốt nghiệp của mình.
Em cũng không quên cảm ơn tới các chú các bác lãnh đạo ở xã Xà Bàng,
bác trưởng hội nông dân thôn Liên Hiệp 1 đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập tại địa phương.
Và cuối cùng em xin cảm ơn những người bạn của em, những người mới
quen hay những người bạn thân đã quan tâm, chia sẽ và giúp đỡ em những lúc
em gặp khó khăn nhất. Em xin cảm ơn tất cả.

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả của các mô hình xen canh với cây Cà

Phê tại thôn Liên Hiệp 1, xã Xà Bang, huyện Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu” được
thực hiện từ ngày 18/2/2011 đến ngày 15/7/2011.
Đề tài tìm hiểu các mô hình xen canh với cây cà phê điển hình tại địa
phương. Mô tả sơ bộ các mô hình, phân tích hiệu quả kinh tế của các mô hình, đánh
giá sự lựa chọn các mô hình, đánh giá sơ bộ hiệu quả về mặt môi trường, sinh thái.
Làm cơ sở cho việc nhân rộng mô hình sang các hộ khác hay các vùng lân cận có
điều kiện tương tự.
Kết quả phân tích cho thấy các mô hình hoạt động có hiệu quả , đem lại hiệu
quả cao nhất là các mô hình có sự đa dạng về các loài cây trồng như mô hình xen
canh giữa Cà phê với Tiêu và Điều. Ngoài ra những mô hình xen canh với cây Ca
cao cũng rất có triển vọng ở đây.
Các yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự lựa chọn các mô hình là thị trường
và các chương trình khuyến nông, các yếu tố bên trong nông hộ cũng ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn một mô hình nào đó của người dân.
Các mô hình cũng đem lại hiệu quả nhất định về mặt môi trường sinh thái ở
địa phương.

iii


SUMMARY
Research topic: "Assessing the effectiveness of the model intercropped with coffee
trees in the rural United 1, Xa Bang commune, Chau Duc district, Ba Ria Vung
Tau" was conducted from 18/2/2011 to on 7/15/2011.
Subject learn models intercropped with coffee at the local typical. Short description
of the models, analyze the economic efficiency of the model, evaluate the choice of
models, a preliminary assessment of environmental efficiency, ecological. As a
basis for scaling the model to other households or neighborhoods with similar
conditions.
Analysis results show that the model works effectively, delivering the highest

efficiency model with the diversity of plant species as model between coffee
intercropped with Title and Article. Also the model intercropped with cacao trees
are also very promising here.
The factors that most influence the choice of a market model and the extension
program, the elements within the household also affects the decision to select a
certain model of the people.
The model also provides the most efficient in terms of ecological environment in
the locality.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................ii
TÓM TẮT ......................................................................................................................iii
MỤC LỤC......................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................ x
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................xi
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................ 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài .................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................... 4
U

2.1 Tổng quan về xã Xà Ban, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ........................ 4
2.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 4
2.1.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................... 4

2.1.1.2 Địa hình ............................................................................................................... 4
2.1.1.3 Khí hâu ................................................................................................................ 4
2.1.2 Tình hình sử dụng đất đai....................................................................................... 5
2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế.................................................................................... 6
2.1.3.1 Nông nghiệp ........................................................................................................ 6
2.1.3.1 Nông nghiệp ........................................................................................................ 6
2.1.3.1.1 Tình hình sản xuất............................................................................................ 6
2.1.3.1.2 Trồng trọt ......................................................................................................... 6
2.1.3.1.3 Chăn nuôi ......................................................................................................... 7
2.1.3.2 Thủy lợi ............................................................................................................... 7
2.1.3.3 Địa chính-xây dựng............................................................................................. 8
2.1.3.4 Thương mại- dịch vụ........................................................................................... 8

v


2.1.3.5 Công nghiệp ........................................................................................................ 8
2.1.3.6 Về thu chi ngân sách ........................................................................................... 9
2.1.3.7 Xây dựng cơ sở hạ tầng....................................................................................... 9
2.1.4 Văn hóa xã hội ....................................................................................................... 9
2.1.4.1 Văn hóa thông tin ................................................................................................ 9
2.1.4.2 Giáo dục ............................................................................................................ 10
2.1.4.3 Dân số................................................................................................................ 10
2.1.4.4 Y tế .................................................................................................................... 10
2.1.4.5 Xói đói giảm nghèo........................................................................................... 10
2.2 Sơ lược về địa điểm nghiên cứu: thôn Liên Hiệp 1, xã Xà Bang ........................... 10
2.3 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 11
2.3.1 Một số vấn đề nghiên cứu .................................................................................... 11
2.3.1.1 Hệ thống ............................................................................................................ 11
2.3.1.2 Hệ thống nông nghiệp ....................................................................................... 11

2.3.1.3 Hệ thống trồng trọt và hệ thống cây trồng ........................................................ 12
2.3.1.4 Quan điểm về phát triển nông nghiệp bền vững ............................................... 13
2.3.1.5 Một số khái niệm về nông lâm kết hợp............................................................. 14
2.3.2 Lịch sử phát triển nông lâm kết hợp ở việt nam. ................................................. 14
2.3.3 Lợi ích của các mô hình nông lâm kết hợp .......................................................... 14
2.3.3.1 Lợi ích trực tiếp cho đời sống cộng đồng ......................................................... 14
2.3.3.2 Bảo tồn tài nguyên và môi trường..................................................................... 15
2.3.4 Lợi ích từ các mô hình xen canh với cây cà phê.................................................. 15
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................... 17
U

3.1 Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 17
3.2 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 18
3.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp ................................................................................... 18
3.2.2 Thông tin sơ cấp................................................................................................... 18
3.2.2.1 Sử dụng 1 số công cụ PRA ............................................................................... 18
3.2.2.2 Quan sát và phỏng vấn trục tiếp........................................................................ 18

vi


3.2.3 Dung lượng mẫu điều tra ..................................................................................... 19
3.2.4 Xử lý, phân tích, và tổng hợp thông tin ............................................................... 19
3.2.4.1 Xử lý và tổng hợp thông tin .............................................................................. 19
3.2.4.2 Phân tích thông tin ............................................................................................ 19
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 22
4.1 Thông tin chung về địa điểm nghiên cứu................................................................ 22
4.1.1 Lịch sử hình thành thôn........................................................................................ 22
4.1.2


Lịch thời vụ .................................................................................................... 23

4.2 Một số biện pháp trồng và chăm sóc cây trồng chính............................................. 24
4.2.1 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cà phê............................................................... 24
4.2.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Tiêu................................................................... 25
4.2.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Điều .................................................................. 26
4.2.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Ca cao .............................................................. 26
4.3 Các mô hình trên nền cây cà phê ở thôn Liên Hiệp 1 ............................................ 27
4.3.1 Mô hình 1: Độc canh cây Cà phê......................................................................... 27
4.3.2 Mô hình 2: Cà phê xen Tiêu................................................................................. 28
4.3.3 Mô hình 3: Cà phê xen Tiêu Và Điều. ................................................................. 29
4.3.4 Mô hình 4: Cà phê xen Tiêu và Ca cao................................................................ 30
4.3.5 Mô hình 5: Cà phê trồng xen với Tiêu, điều và Ca cao: ...................................... 31
4.4 Phân tích SWOT các mô hình................................................................................. 31
4.4.1 Điểm mạnh ........................................................................................................... 31
4.4.2 Điểm yếu .............................................................................................................. 32
4.4.3 Cơ hội ................................................................................................................... 32
4.4.4 Nguy cơ ................................................................................................................ 32
4.5 Phân tích- đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình............................................ 32
4.5.1 Hiệu quả kinh tế của mô hình 1: Độc canh cây Cà phê ....................................... 33
4.5.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình 2: Cà phê xen Tiêu............................................... 34
4.5.3 Hiệu quả kinh tế của mô hình 3: Cà phê xen Tiêu và Điều ................................. 35
4.5.4 Hiệu quả kinh tế của mô hình 4: Cà phê xen Tiêu và Ca cao ............................. 35

vii


4.5.5 Hiệu quả kinh tế của mô hình 5: Cà phê xen Tiêu, Điều và Ca cao .................... 36
4.5.6 So sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình ........................................................... 37
4.6 Đánh giá sự lựa chọn các mô hình của người dân .................................................. 39

4.6.1 Dòng thị trường và nhu cầu của xã hội ................................................................ 39
4.6.2 Các chương trình khuyến nông ............................................................................ 40
4.6.3 Trình độ học vấn của chủ hộ ................................................................................ 41
4.6.4 Diện tích đất canh tác........................................................................................... 41
4.6.5 Quyền sử dụng đất của người dân........................................................................ 42
4.6.5 Nguồn vốn và sự hỗ trợ của nhà nước ................................................................. 43
4.7 Đánh giá sơ bộ hiệu quả sinh thái môi trường của các mô hình ............................. 43
4.7.1 Đánh giá tính đa dạng của các mô hình ............................................................... 43
4.7.3 Đánh giá một số biện pháp canh tác bảo tồn đất và nước và khả năng bảo vệ
môi trường..................................................................................................................... 43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 45
5. 1 Kết luận .................................................................................................................. 45
5.1.1 Các mô hình xen canh với cây Cà phê trên địa bàn thôn..................................... 45
5.1.2 Hiệu quả kinh tế của các mô hình ........................................................................ 45
5.1.3 Sự chọn lựa các mô hình của người dân .............................................................. 46
5.1.4 Hiệu quả về mặt sinh thái và môi trường ............................................................. 46
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 48
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NN

Nông nghiệp

QSDĐ


Quyền sử dụng đât

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

NLKH

Nông lâm kết hợp

UBND

Uỷ ban nhân dân

CBA

Cost Benefit Analysis

BPV

Benefit Present Value

CPV

Cost Present Value

NPV

Net Present Value


BCR

Benefit Cost Rate

THTT

Tổng hợp thông tin

BVTV

Bảo vệ thực vật

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất của toàn xã Xà Ban 5
Bảng 2.2: Năng suất và sản lượng của các loại cây trồng chính..................................... 6
Bảng 2.3 Số lượng các loại vật nuôi chính trong xã ....................................................... 7
Bảng 4.1: Sơ lươc sự hình thành thôn Liên Hiệp 1....................................................... 22
Bảng 4.2: Lịch thời vụ của các loại cây trồng trong thôn ............................................. 23
Bảng 4.3: Lượng phân bón hóa học bón cho 1 ha Cà phê trong suốt chu kỳ kinh doanh. ... 24
Bảng 4.4 lượng phân bón hóa học cho cây Tiêu trong 4 năm đầu của chu kỳ kinh
doanh trong 1 ha............................................................................................................ 25
Bảng 4.5 Lượng phân bón hóa học cho cây Điều ......................................................... 26
Bảng 4.6: Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình 1 qua các năm 2008,
2009, 2010..................................................................................................................... 33
Bảng 4.7 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình 2 qua các năm
2008,2009,2010............................................................................................................. 34

Bảng 4.8: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình 3 qua các năm 2008,
2009, 2010..................................................................................................................... 35
Bảng 4.9: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình 4 qua các năm 2008,
2009, 2010..................................................................................................................... 36
Bảng 4.10: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình 5................................ 36
Bảng 4.11. So sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình.................................................. 37
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của việc tham gia học các lớp khuyến nông đến sự lựa chọn
các mô hình ................................................................................................................... 40
Bảng 4.13 Ảnh hưởng trình độ học vấn của chủ hộ lên quyết định chọn lựa mô hình
để canh tác..................................................................................................................... 41
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của diện tích đất đến sự chọn lựa các mô hình để canh tác
của người dân ................................................................................................................ 42

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ so sánh hiệu quả kinh tế của 5 mô hình........................................... 37
Hình 4.2: Biểu đồ so sánh mức sinh lãi thực tế của 5 mô hình..................................... 38

xi


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Cây cà phê là 1 loại cây được đem vào trồng ở nước ta từ khá lâu, và là loại
cây đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, không những góp phần xóa đói, giảm nghèo
mà còn là cơ hội làm giàu cho người nông dân. Cây cà phê còn là cây xuất khẩu chủ

lực của nước ta, hàng năm đem về nhiều triệu đô la cho nước ta. Diện tích trồng
cà phê ở nước ta hiện nay khoảng 500.000ha tập trung ở các tỉnh như Đắk Lắk, Lâm
Đồng, Gia Lai và Đắk Nông. Bên cạnh đó cây cà phê được trồng ở một số tình khác
như Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu …Tuy nhiên hiện nay nhiều diện tích
cà phê ở nước ta đang bị thoái hóa do khai thác quá mức, năng suất chỉ cao trong
2,3 năm đầu. Sau đó câ cà phê bị thoái hóa dần, dẫn đến năng suất và chất lượng
điều giảm. cà phê là loại cây ưa bóng và chén gió nhưng do chạy theo năng suất nên
người dân đã đốn bỏ toàn bộ các loại cây chắn gió trong vườn cà phê, tập trung bón
phân và tưới nhiều nước để đạt được năng suất cao nhất. Tuy nhiên, theo nhiều hộ
dân thì sau khi loại bỏ cây che bóng và chắn gió, vườn cà phê tuy cho năng suất rất
cao nhưng chỉ trong một vài năm còn sau đó vườn cà phê bắt đầu có dấu hiệu kiệt
quệ do khai thác quá mức, nhiều loại sâu bệnh phát sinh. Và vì cây cà phê là cây
xuất khẩu nên phụ thuộc rất nhiều vào thị trường nước ngoài, do vậy giá cả không
ổn định. Việc trồng cây che bóng bên góp phần làm đa dạng các loại sản phẩm. làm
cho đời sống của các hộ nông dân ổn định hơn.
Cà phê là cây công nghiệp chủ lực của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với khoảng
7000 ha cà phê. Hầu hết các vườn cà phê được trồng chủ yếu trên các vùng đất đỏ
bazan ở các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc và Tân Thành, một ít còn lại trồng ở

1


huyện Đất Đỏ và thị xã Bà Rịa. Theo điều tra của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực
vật, hiện nay 70% diện tích cà phê trên địa bàn Bà Rịa-Vũng Tàu được trồng rời
rạc, manh mún, dẫn tới khó khăn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ
mới, kỹ thuật chế biến và nâng cao chất lượng cà phê. Tỷ lệ vườn cà phê già cỗi trên
10 năm tuổi chiếm hơn 50%, vườn trồng thuần chiếm 30%. Do các vườn cà phê
thường thâm canh cao độ, với lượng phân bón, nước tưới rất cao và hầu như không
có cây che bóng khiến cây cà phê bị kiệt sức sau vài vụ.
Xã Xà Bang nằm phía bắc huyên Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, giáp

ranh với huyện cẩm mỹ, tỉnh Đồng Nai. Tổng diện tích tự nhiên khoảng: 3.729,97
ha. Trong đó đất nông nghiệp chiếm: 3.428,32 ha. Xã Xà Bang là địa bàn nông thôn
xác định sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, với điều kiện tự nhiên rất phù
hợp để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như đất đỏ bazan, điều kiện khí
hậu thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng công nghiệp dài ngày mang đến
hiệu quả kinh tế cao. Ở đây các loại cây công nghiệp chính được trồng nhiều nhất là
Cà phê, Tiêu, Điều, và Ca cao. Đa số các loại cây này được người dân bố trí trồng
xen canh với nhau theo nhiều cách khác nhau, trong đó có những mô hình đem lại
những hiệu quả kinh tế rất cao, góp phần đem lại thu nhập tương đối cao cho người
dân. Theo báo cáo 5 năm 2006-2010 nhìn chung sản lượng cây trồng trong 5 năm
qua là giảm do một số diện tích cây lâu năm qua nhiều năm đã già cỗi, đất bạc màu,
năng suất thấp. Bên cạnh đó giá cả thị trường bấp bênh mà chi phí phục vụ cho sản
xuất như phân bón, xăng dầu…đều tăng nên đời sống của người dân có nhiều khó
khăn hơn.
Ấp Liên Hiệp 1, xã Xà Ban tọa lạc về phía tây, quốc lộ 56, dài theo trục lộ
liên xã đi xã Láng lớn. Các loại cây trồng chính ở đây cũng là các cây công nghiệp
dài ngày, ở đây đa số các hộ điều áp dụng trồng xen các loại cây công nghiệp này
với nhau. Theo nhiều hộ dân được điều tra thì họ cho biết rằng thì khi trồng xen thì
có hiệu quả hơn khi trồng độc canh 1 loại cây.
Xuất phát từ những điểm trên được sự chấp nhận của ban chủ nhiệm khoa
lâm nghiệp, bộ môn nông lâm kết hợp, và lâm nghiệp xã hội, cùng với sự hướng

2


dẫn của cô Nguyễn Thị Kim Tài, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá
hiệu quả của các mô hình trồng xen canh với cây cà phê tại thôn Liên Hiệp 1, xã Xà
Ban, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” để thấy được hiệu quả của các loại
hình sử dụng đất. Từ đó làm cơ sở cho việc giới thiệu, nhân rộng các mô hình hiệu
quả cao đến với người dân trong xã và có thể đến các vùng khác có điều kiện tương

tự.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Xác định, mô tả các mô hình xen canh với cây cà phêtrên địa bàn thôn liên
hiệp 1. Và phân tích một số ưu nhược điểm của mô hình này.
Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình xen canh với cây cà
phê trên địa bàn thôn.
Đánh giá sự chấp nhận của người dân đối với các mô hình.
Đánh giá sơ bộ về mặt sinh thái môi trường.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về xã Xà Ban, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Xà Bang nằm phía bắc huyện Châu Đức, tiếp giáp với huyện Cẩm Mỹ
tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, phía nam giáp xã Kim Long và Quảng Thành, phía tây
giáp xã Láng lớn và Cù Bị, phía đông giáp xã Quảng Thành.
Xã Xà Ban có quốc lộ 56 chạy qua do vậy rất thuận lợi trong việc giao lưu
kinh tế văn hóa với các trung tâm kinh tế lớn như TP Biên Hòa, TP Hồ Chí Minh,
Vũng Tàu.
2.1.1.2 Địa hình
Địa hình ở đây tương đối bằng phẳng, độ dốc thoải rất thuận lợi cho việc xây
dựng cơ sở vật chất, giao thông đi lại rất thuận tiện.
2.1.1.3 Khí hâu
Xã Xà Ban nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo mang khí
hậu đặc trưng của khí hậu vùng Đông Nam Bộ, được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa
mưa và mùa khô.

Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 250C-270C. Độ ẩm không khí trung
bình năm đạt 85-95%. Số giờ nắng trung bình khoảng 2000-2600 giờ/năm, mùa khô
chiếm 55%-60% tổng số giờ nắng cả năm.
Khí hậu trên rất thuận lợi cho việc phát triển các loài cây trồng, đặc biệt là
các loại cây công nghiệp dài ngày.

4


2.1.2 Tình hình sử dụng đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Xà Ban là: 3.729,97 ha. Cơ cấu sử dụng
đất được thể hiện trong bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất của toàn xã Xà Ban
Thứ tự

Chỉ tiêu

Diện tích(ha)

Cơ cấu(%)

1

Đất nông nghiệp

3.482,32

93,4

1.1


Đất các loại cây trồng

2.601,6

74,7

1.1.1

Đất trồng Cà phê

342,6

13,16

1.1.2

Đất trồng Tiêu

256,6

9,8

1.1.3

Đất trồng Điều

450

17,3


1.1.4

Đất trồng Ca cao

187,5

7,2

1.1.5

Đất trồng Cao su

1.299,5

47,25

1.1.6

Đất trồng Cây ăn quả

245

9,4

2

Đất rừng lịch sử

55,2


1,9

3

Đất phi nông nghiệp

220,46

5,9
Nguồn:UBND

Nhìn vào bảng 2.1 trên ta thấy rằng đất nông nông nghiệp chiếm 1 tỷ lệ
lớn(93,4%) trong cơ cấu sử dụng đất của xã. Qua đó cho thấy ở đây nông nghiệp là
ngành được ưu tiên phát triển lớn nhất. Đất chưa sử dụng còn rất ít khoảng 12,5 ha,
điều đó cho thấy đất ở đây đươc sử dụng rất triệt để vì đa số đất ở đây điều rất thuận
lợi cho việc sản xuất, cũng như những mục đích khác phục vụ cho đời sống của
người dân ở đây.
Trong đất nông nghiệp thì đất sử dụng để trồng các loại cây là 74,7%, còn lại
sử dụng cho những mục đích khác như: chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…Ở đây cao
su được trồng với diện tích lớn nhất khoảng 1229, 5 ha. Cao su thuộc sở hữu của
lâm trường Xà Ban, được trồng phía nam dọc theo quốc lộ 56, và được trồng rải rác
trong vườn , rẫy của người dân nhưng diện tích không lớn. Diện tích đất còn lại đa
số được sử dụng để trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như: Cà phê, Tiêu,
Điều, Ca cao.

5


2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế

2.1.3.1 Nông nghiệp
2.1.3.1 Nông nghiệp
2.1.3.1.1 Tình hình sản xuất
Xã Xà Ban là địa bàn nông thôn, xác định sản xuất nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu theo nghị quyết Đại Hội III của Đảng, song với tình hình phát triển kinh tế
của địa phương trong nhiệm kỳ qua thì kinh tế nông nghiệp vẫn đứng sau thương
mại dich vụ. Tuy nhiên với đặc điểm địa lý thổ nhưỡng phù hợp cho các loại cây
công nghiệp dài ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao nên đến nay tình hình sản xuất
nông nghiệp và cơ cấu cây trồng tương đối ổn định, thông qua phong trào nông dân
sản xuất giỏi, câu lạc bộ khuyến nông, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập
trung đầu tư khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất cho cây trồng.
2.1.3.1.2 Trồng trọt
Bảng 2.2: Năng suất và sản lượng của các loại cây trồng chính
Thứ tự

Loại cây trồng

Năng suất(Ta./ha)

Sản lượng(Tấn)

1

Cà phê

15

463,5

2


Tiêu

19

405

3

Điều

17

620,5

4

Ca cao

10

150

5

Cây ăn quả

60

10800


6

Cao su

52

77,5
Nguồn: Phòng NN

Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt đã giảm 8,3%/năm. Nhìn chung sản
lượng cây trồng trong 5 năm qua là giảm là do 1 số diện tích cây lâu năm qua nhiều
năm già cỗi, đất bạc màu, năng suất thấp, mặc dù đã thâm canh tăng năng suất, áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả, đặc biệt là diện tích
cao su quốc doanh thanh lý với diện tích lớn. Bên cạnh đó giá cả thị trường bất ổn
mà chi phí phục vụ cho sản xuất như phân bón, xăng dầu…đều tăng nên đời sống
của người dân có phần khó khăn hơn trước.

6


Ngoài ra hiện nay địa phương đã xây dựng và thành lập được 18 câu lạc bộ
cây Ca cao có 750 thành viên tham gia, tổng diện tích 187,5 ha, trong đó diện tích
cho thu hoạch là 150 ha. Nhìn chung việc chuyển đổi mô hình trồng cây Ca cao phù
hợp với khí hậu, thỗ nhưỡng của vùng cây công nghiệp, đồng thời cho năng suất,
sản lượng và giá thành sản phẩm tương đối cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
một bộ phận nông dân.
2.1.3.1.3 Chăn nuôi
Bảng 2.3 Số lượng các loại vật nuôi chính trong xã
Thứ tự


Tên

Số lượng(con)

1

Heo

21000

2



1300

3



2000

4

Gia cầm

445000
Nguồn: Phòng NN


Phong trào chăn nuôi ở địa phương phát triển mạnh. Với tác động của thị
trường, nhân dân đã chuyển đổi ứng dụng KHKT, đưa các loại con giống có giá trị
hàng hóa cao, kết hợp chăn nuôi hộ gia đình với chăn nuôi công nghiệp nên đàn gia
súc, gia cầm mỗi năm điều tăng. Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây, đàn bò, đàn dê
giảm mạnh là do khâu sản xuất thức ăn cho thú nhai lại chưa được đầu tư đúng mức
mà chỉ chăn thả tự phát theo cách truyền thống. Giá trị sản xuất của ngành chăn
nuôi tăng 40%/năm. Đặc biệt trên địa bàn xã hiện có 7 trang trại chăn nuôi có quy
mô lớn theo phương pháp công nghiệp với số vốn đầu tư bình quân hơn nữa tỷ đồng
cho mỗi trang trại.
Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tăng 4,4%/năm. Bình quân thu nhập
đầu người 11 triêu/người/năm.
2.1.3.2 Thủy lợi
Đây là khâu quan trọng quyết định cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp,
địa phương đã chỉ đạo việc bảo vệ khai thác hợp lý nguồn nước tự nhiên như: ao,
hồ, các đập thủy lợi vừa và nhỏ, cũng như nguồn nước ngầm trên địa bàn xã để

7


phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu của nhân dân. Toàn xã hiện có 56 giếng
khoan(tăng 27 giếng so với năm 2005). Tính đến nay số hộ sử dụng nước sạch
là:1091 hộ, chiếm tỷ lệ 39,67%.
2.1.3.3 Địa chính-xây dựng
Tính đến nay toàn xã đã cấp được 2928 giấy chứng nhận QSDĐ với tổng
diện tích 2613,3 ha, chiếm tỷ lệ: 74,56% đối với tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sử
dụng đất nông nghiệp. Ngoài ra công ty cao su bà rịa giao cho địa phương quản lý
19,03 ha đất giáp ranh với các hộ dân liên hiệp 2 và đề nghị cấp giấy chứng nhận
QSDĐ cho các hộ trên.
2.1.3.4 Thương mại- dịch vụ
Tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh hàng năm trên địa bàn xã là 412 hộ, thu

hút bình quân 793 lao động tham gia, doanh thu đạt 71,92 tỷ đồng, mức tăng trưởng
bình quân của ngành thương mại dịch vụ đạt 6,4%/năm. Trong nhiệm kỳ qua, chính
quyền địa phương rất quan tâm đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngành thương mại dịch vụ phát
triển.
Trên địa bàn xã có 12 doanh nghiệp,07 công ty TNHH đanh hoạt động có
hiệu quả kinh tế hàng năm đạt doanh thu trên 265 triệu đồng.
2.1.3.5 Công nghiệp
Toàn xã bình quân có 72 cơ sở sản xuất, thu hút 250 lao động, giá trị sản
xuất công nghiệp hàng năm trên địa bàn xã 12,4 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình
quân đạt 23,7%/năm. Để phát triển ổn định các ngành nghề sản xuất theo hướng tập
trung có hiệu quả kinh tế cao, trong những nam qua địa phương đã khuyến khích
các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển, do đó tình hình sản xuất của ngành
đang từng bước ổn định cả về quy mô lẫn số lượng. Hiện nay địa phương đã có 7 cơ
sở chế biến hạt điều, hạt tiêu giải quyết cho 456 lao động.

8


2.1.3.6 Về thu chi ngân sách
Tích cực chủ đông phối hợp cùng các ngành chức năng của huyện cà các ban
ngành cũa xã tăng cường khai thác hợp lý các tiềm năng sẵn có ở địa phương, tận
thu các nguồn thu theo quy định, đồng thời quản lý chặt các nguồn thu đảm bảo chi
và sử dụng nguồn ngân sách theo đúng luật ngân sách của nhà nước quy định. Nhìn
chung về thu ngân sách hàng năm đều vượt chỉ tiêu kế hoạch, chi ngân sách có tiết
kiệm để có kết dư tích lũy, hỗ trợ cho xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng ở địa
phương. Thực hiện thu các loại thuế đạt kết quả cao. Tổng thu ngân sách tăng bình
quân 12,8%/năm.
2.1.3.7 Xây dựng cơ sở hạ tầng
Từ năm 2006 đến 2010, toàn xã nhựa hóa 16,8 km đường liên xã; 17,87km

đường giao thông nông thôn với phương châm “ nhà nước và nhân dân cùng làm”;
nâng cấp sửa chửa 08 km đường liên thôn xóm. Xây dựng 62 phòng học, 1 trung
tâm văn hóa học tập cộng đồng, 1 nhà làm việc công an quân sự, 1 nhà tiếp nhận và
trả kết quả theo cơ chế cửa liên thông, 3 đập chứa nước lớn nhỏ, 7 trụ sở ấp và 12
km mương thoát nước với nguồn vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng trong đó nhân dân
đóng góp gần 1 tỷ đồng.
2.1.4 Văn hóa xã hội
2.1.4.1 Văn hóa thông tin
Công tác thông tin tuyên truyền luôn được chú trọng và duy trì thường xuyên
trên hệ thống truyền thanh cũa xã để nhân dân kịp thời nắm bắt và thực hiện tốt các
chủ trương chính sách của đảng, phát luật của nhà nước. Hiện toàn xã được công
nhận 8/9 ấp văn hóa, đạt 88,88%, hộ đạt tiêu chuẩn văn hóa chiếm tỷ lệ 95%, mức
hưởng thụ văn hóa đạt 26 lần/người/năm. Đã tổ chức thành công lễ đón nhận danh
hiệu xã văn hóa và tiếp tục giữ vững danh hiệu văn hóa.
Đến nay trên địa bàn xã số hộ sử dụng điện gồm 2730 hộ, đạt 99,81%. Tổng
số máy điện thoại lắp đặt trên địa bàn là 1306 máy, đạt bình quân 13 máy/100 dân.

9


2.1.4.2 Giáo dục
Đầu tư xây dựng trường lớp mới khang trang, phương tiện, thiết bị giảng dạy
tương đối đầy đủ, đáp ứng cho nhu cầu học tập của học sinh. Thường xuyên thực
hiện tốt công tác vận động ngày “ Toàn dân đưa trẻ đến trường”. Tiếp tục phổ cập
bậc tiểu học và trung học cơ sở. Hàng năm tỷ lệ học sinh lên lớp ở khối tiểu học đạt
98,65%, khối trung học cơ sở đạt 86,02%, tỷ lệ học sinh xét hoàn thành chương
trình tiểu học đạt 100%, xét tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 95,24%.
2.1.4.3 Dân số
Dân số toàn xã hiện nay là 2375 hộ, 13479 khẩu, trong đó có: 7101 nam,
6378 nữ. Tổng số dân trong độ tuổi lao động là 5299 người, trong đó lao động nông

nghiệp chiếm 51%, số còn lại làm các ngành nghề khác.
Công tác truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình luôn được quan tâm, từ
đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm giảm còn 0,8%/năm.
2.1.4.4 Y tế
Thực hiện tốt công tác chăm sóc, khám và điều trị cho nhân dân, kịp thời
ngăn chặn và dập tắt các dịch bệnh lây lan, nhất là sốt rét, dịch tả, sốt xuất huyết,
chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm và 10 chuẩn quốc gia về y tế hàng năm đều
được thực hiện hoàn thành và có chất lượng cao.
2.1.4.5 Xói đói giảm nghèo
Tính đến nay tổng số hộ nghèo trong toàn xã chiếm tỷ lệ 2,7% so với tổng số hộ dân
trong toàn xã. Đã giải ngân cho 28 tổ tiết kiệm vay vốn với tồng số tiền là 10,9
tỷ/814 hộ. bình quân hàng năm cấp phát 1454 thẻ bảo hiểm y tế cho các hộ nghèo.
Trong nhiệm kỳ qua xây dựng được 97 căn nhà tình thương.
2.2 Sơ lược về địa điểm nghiên cứu: thôn Liên Hiệp 1, xã Xà Bang
Địa bàn thôn Liên Hiệp 1 tọa lạc về phía tây quốc lộ 56, dài theo trục lộ liên
xã đi xã Láng Lớn, phía đông giáp ấp Liên Lộc, phía tấy giáp ấp Liên Đức, phía
nam giáp thôn Tam Long, xã Kim long, phía bắc giáp ấp Liên Hiệp 2.

10


Diện tích tự nhiên là 309 ha, trong đó diện tích thỗ cư là 12,7 ha, đất chuyên
dùng 0,7 ha, diện tích đất nông nghiệp là 287 ha, chủ yếu trồng các loại cây lâu năm
như cà phê, cao su, hồ tiêu.
Toàn ấp có 345 hộ,1587 khẩu, chia làm 13 tổ, đa số làm nghề nông
nghiệp.Dân tộc có 337 hộ Kinh, 3 hộ Khơ me, 2 hộ Nùng, 1 hộ Tày. Về tôn giáo tín
ngưỡng: Thiên chúa giáo có 125 hộ, Phật giáo có 100 hộ, tôn giáo khác 120 hộ. Về
giáo dục có 1 ngôi trường tiểu học.
Đa số các hộ dân trong ấp điều sống dọc theo đường liên xã đi Láng Lớn, chỉ
có 1 số ít hộ sống trong xóm, 100% các hộ điều có nhà xây.

Phần lớn người dân canh tác nông nghiệp ở vườn phía sau nhà, cũng có
những hộ đi làm rẫy ở xa. Diện tích các mảnh vườn có diện tích khoảng 1 ha. Các
loại cây trồng chính của người dân ở đây là: Cà phê, Cao su, Tiêu, Điều, Ca cao,
cây ăn quả…các loại cây này được trồng từ rất lâu, chỉ có Ca cao là mới đem vào
trồng cách đây mấy năm.
Các hộ trong ấp đều có điện, người ta lấy nước canh tác đa số là từ giếng
khoan hay là đào, họ dùng máy bơm dầu hoặc điện để tưới.
2.3 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.3.1 Một số vấn đề nghiên cứu
2.3.1.1 Hệ thống
Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau, có quan hệ qua
lại và tác động lẫn nhau. Hệ thống không phải là phép cộng đơn giản của các yếu tố,
các đối tượng mà là sự kết hợp hữu cơ giữa các yếu tố và các đối tượng. Mỗi hệ
thống bao gồm nhiều hệ thống nhỏ hợp thành,
Các yếu tố bên ngoài nhưng có tác động tương tác với hệ thống gọi là yếu tố môi
trường. Những yếu tố môi trường tác động lên hệ thống gọi là yếu tố đầu vào, những yếu
tố môi trường chịu sự tác động trở lại của hệ thống gọi là các yếu tố đầu ra.
2.3.1.2 Hệ thống nông nghiệp
Theo phạm chí thanh và cộng sự, đến nay đã có 1 số định nghĩa về hệ thống
nông nghiệp như sau:

11


Hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp giữa các
ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thõa mãn các nhu cầu. Nó
biểu hiện sự tác động qua lại giữa hệ thống sinh học- sinh thái mà môi trường tự
nhiên là đại diện và các hoạt đông xã hôi, văn hóa qua các hoạt động xuất phát từ
thành quả kỹ thuật(Vissac,1779).
Hệ thống nông nghiệp trước hết là một phương thức khai thác môi trường

được hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sản xuất thích ứng với các
điều kiện sinh thái khí hâu của một không gian nhất định, đáp ứng với các nhu cầu
và điều kiện lúc đó(Mozoyer, 1986).
Hệ thống nông nghiệp thích ứng với các phương thức khai thác nông nghiệp
của không gian nhất định do một xã hội tiến hành, là kết quả của sự phối hợp của tự
nhiên, văn hóa, xã hôi, kinh tế, kỹ thuật(Touve 1988).
Theo Đào Thế Tuấn, 1989 hệ thống nông nghiệp thực chất là sự thống nhất
của 2 hệ thống: (1) hệ thông sinh thái nông nghiệp là một bộ phận của hệ sinh thái
tự nhiên, bao gồm các vật sống( cây trồng, vật nuôi), trao đổi năng lượng, vật chất,
thông tin với ngoại cảnh, tạo nên năng suất sơ cấp(Trồng trọt), thứ cấp(Chăn nuôi)
của hệ sinh thái;(2) hệ kinh tế-xã hội là hoạt động của con người trong sản xuất để
tạo ra của cải vật chất cho toàn xã hội.
2.3.1.3 Hệ thống trồng trọt và hệ thống cây trồng
Theo Nguyễn Duy Tính hệ thống trồng trọt là hệ phụ trung tâm của hệ thống
nông nghiệp, cấu trúc của nó quyết đinh hoạt đông của các hệ phụ khác như: chăn
nuôi, chế biến…
Theo Dufumier hệ thống cây trồng là thành phần các giống và loài cây được
bố trí trong không gian và thời gian của một hệ sinh thái nông nghiệp, nhằm tận
dụng hợp lý các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế, xã hội. Hay hệ thống cây trồng là hoạt
động sản xuất cây trồng trong nông trại bao gồm tất cả các hợp phần cần có để sản
xuất một tổ hợp cây trồng và mối quan hệ của chúng với môi trường. Tất cả các hợp
phần nay bao gồm tất cả các yếu tố vật lý, sinh học, kỹ thuật, lao động và quản lý.

12


Hệ thống cây trồng còn có thể hiểu một cách ngắn gọn là các hình thức đa
canh bao gồm: trồng xen, trồng gối, luân canh, trồng thành băng, canh tác phối hợp,
vườn hỗn hợp…
Nghiên cứu hệ thống cây trồng trong một hệ thống nông nghiệp nhằm bố trí

lại hoặc chuyển đổi chúng nhằm tăng hệ số sử dụng đất, sử dụng có hiệu quả tiềm
năng của đất đai, lợi thế của từng vùng sinh thái nông nghiệp, cũng như sử dụng có
hiệu quả tiền vốn, cơ sở vật chất, lao động và kỹ thuật để nâng cao năng suất, giá trị
sản xuất, giá trị gia tăng và lợi nhuận trên một đơn vị canh tác.
2.3.1.4 Quan điểm về phát triển nông nghiệp bền vững
Sự sống con người hiện nay phải giải quyết những vấn đề hết sức khó khăn
đó và phức tạp đó là: bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái.
Để duy trì cuộc sống nhiều nước trên thế giới đã xây dựng nền nông nghiệp theo
hướng bền vững. Bảo đảm nông nghiệp phát triển bền vững là thách thức của xã hội
loài người hiện nay.
Các nhà khoa học đã nêu lên những nguyên tắc chính để xây dựng nền nông
nghiệp bền vững đó là:
Mỗi yếu tố thực hiện nhiều chức năng.
Mỗi chức năng quan trọng phải được nhiều yếu tố hỗ trợ
Ưu tiên sử dụng tài nguyên sinh học.
Tái chu trình năng lượng tại chỗ.
Đa canh và đa dạng hóa các loài cây có lợi để tăng sản lượng và tăng mức độ
tương tác trong hệ thống.
Sự dụng không gian và môi trường tự nhiên có lợi nhất.
Theo hiệp hội quốc tế về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên(IUCN), 1981 đã đề
cập đến ba thành phần chính của sự bền vững là:
Duy trì được tiến trình chủ yếu và hệ thống hỗ trợ cho đời sống.
Bảo vệ được tính đa dạng của gene.
Bảo đảm sử dụng tài nguyên sống và hệ sinh thái của chúng.

13


×