Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia mangium×A. auriculiformis) TẠI TRUNG TÂM KHOA HỌC VÀ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆPBẮC TRUNG BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.28 KB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
***************

NGUYỄN THỊ KIM VUI

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SINH TRƯỞNG RỪNG
TRỒNG KEO LAI (Acacia mangium×A. auriculiformis)
TẠI TRUNG TÂM KHOA HỌC VÀ SẢN XUẤT
LÂM NGHIỆPBẮC TRUNG BỘ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TP. Hồ Chí Minh, 07/ 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ KIM VUI

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SINH TRƯỞNG RỪNG
TRỒNG KEO LAI (Acacia mangium×A. auriculiformis)
TẠI TRUNG TÂM KHOA HỌC VÀ SẢN XUẤT
LÂM NGHIỆPBẮC TRUNG BỘ

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN VĂN THÊM
Tp.Hồ Chí Minh, 07/ 2011


LỜI CẢM ƠN
Mỗi người con đều được sinh ra, lớn lên, và được học tập. Khi
trưởng thành dù là ai ở trong cuộc sống này đều khắc ghi trong lòng
mình công ơn nuôi dưỡng của Ba Mẹ, Thầy Cô, những người đã nuôi
dưỡng, truyền đạt những kiến thức quý báu để chúng ta có được như
ngày hôm nay. Nhân đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả
quý Thầy Cô giáo trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã
dìu dắt em trong suốt 4 năm học vừa qua.
∗ Xin chân thành cám ơn bộ môn Lâm Sinh đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho em học tập và thực hiện đề tài, và đặc biệt em xin gửi
đến lời cám ơn đến thầy PGS.TS Nguyễn Văn Thêm đã giúp đỡ và
hướng dẫn tận tình em trong suốt thời gian làm luận văn.
∗ Xin cám ơn ban giám đốc trung tâm KH&SX Lâm Nghiệp Bắc
Trung Bộ, cùng với các anh phòng Kỹ thuật đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
∗ Cám ơn tập thể lớp Lâm Nghiệp 33 và những người bạn thân đã
luôn sát cánh cùng mình trong suốt quá trình học tập.
∗ Cuối cùng, xin gửi đến lòng biết ơn đến Ba, Mẹ và gia đình đã
luôn động viên, và tạo điều kiện tốt nhất cho con được học tập và hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Mịnh,07/2011
Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Vui

i



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
…….………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………

……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………

iii


MỤC LỤC
Trang tựa ............................................................................................................. i
Lời cảm ơn .......................................................................................................... i 
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ...................................................................... ii 
Nhận xét của giáo viên phản biện ...................................................................... iii 
Mục lục............................................................................................................... iv 
Những chữ viết tắt và kí hiệu ............................................................................. vi 
Danh sách các bảng ............................................................................................ vii 
Danh sách các hình............................................................................................ viii 
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................. 1 
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 
1.3 Ý nghĩa cảu đề tài ...................................................................................... 2 
Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH KINH TẾ KHU VỰC NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................... 4 
2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .................................................... 4 

2.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................... 4 
2.1.2 Địa hình............................................................................................... 4 
2.1.3 Khí hậu, thời tiết ................................................................................. 4 
2.1.4 Thủy văn ............................................................................................. 6 
2.1.5 Tình hình thổ nhưỡng ......................................................................... 6 
2.1.6 Thảm thực vật ..................................................................................... 6 
2.2 Dân sinh kinh tế ......................................................................................... 7 
Chương 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 8 
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 8 
3.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 10 
3.3 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 11 
3.3.1 Ngoại nghiệp ...................................................................................... 11 
3.3.2 Nội nghiệp.......................................................................................... 11 

iv


Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 14 
4.1 Quy luật sinh trưởng rừng trồng Keo lai tại Trung tâm KH&SX LN Bắc
Trung Bộ ........................................................................................................ 14 
4.1.1. Sinh trưởng đường kính thân cây theo tuổi ...................................... 14 
4.1.2. Sinh trưởng chiều cao thân cây Keo lai theo tuổi ............................. 17 
4.2 Sự biến đổi mật độ rừng trồng Keo lai ..................................................... 23 
4.3 Năng suất rừng trồng Keo lai ................................................................... 25 
4.4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT................................................................................. 27 
4.4.1.Những mô hình sinh trưởng cây cá thể và lâm phần Keo lai ............ 27 
4.4.2. Biểu dự báo sơ bộ quá trình sinh trưởng rừng trồng Keo lai ............ 27 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 30 
5.1 Kết luận .................................................................................................... 30 
5.2 Kiến nghị .................................................................................................. 31 

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 37 

v


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
D1,3

Đường kính thân cây tại tầm cao 1,3m (cm)

ZH

Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm
(cm/năm)

∆H

Lượng tăng trưởng bình quân năm (cm/năm)

Pd

Suất tăng trưởng hàng năm (%)

H

Chiều cao cây (m)

Hvn

Chiều cao vút ngọn (m)


V

Thể tích của cây (m3/cây)

M

Trữ lượng rừng (m3/ha)

N

Số cây trên đơn vị diện tích (ha)

Nlt

Số cây theo lý thuyết

Ntn

Số cây thực nghiệm

r

Hệ số tương quan

R

Biên độ biến động

S


Độ lệch tiêu chuẩn

S2

Phương sai mẫu

ln

Logarit tự nhiên (cơ số e)

4.1

Số hiệu của bảng hay hình theo chương

KH&SX LN

Khoa học và sản xuất lâm nghiệp

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Số liệu thực nghiệm về đường kính thân cây bình quân của lâm phần
Keo lai 10 tuổi trồng tại khu vực nghiên cứu..................................................... 15 
Bảng 4.2. Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính thân cây của rừng Keo lai 10
tuổi trồng tại khu vực nghiên cứu. ..................................................................... 16 
Bảng 4.3. Số liệu thực nghiệm về chiều cao thân cây bình quân của lâm phần
Keo lai 10 tuổi trồng tại khu vực nghiên cứu.................................................... 18 
Bảng 4.5. Số liệu thực nghiệm về thể tích bình quân của Keo lai 10 tuổi tại khu

vực nghiên cứu ................................................................................................... 21 
Bảng 4.6 Quá trình sinh trưởng thể tích thân cây của những ............................ 22 
lâm phần Keo lai 10 tuổi .................................................................................... 22 
Bảng 4.7. Sự biến đổi về mật độ Keo lai tại khu vực nghiên cứu ..................... 24 
Bảng 4.8. Động thái phát triển về trữ lượng của lâm phần Keo lai ở Khu vực
nghiên cứu .......................................................................................................... 26 
Bảng 4.9. Biểu dự báo quá trình sinh trưởng rừng trồng Keo lai (Acacia
mangium×A. auriculiformis) tại Trung tâm KH&SX LN Bắc Trung Bộ ......... 28 

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Keo lai 10 tuổi tại khu vực nghiên cứu. ............................................. 9 
Hình 3.2: Đo, đếm vòng năm thớt giải tích 1,3 ................................................. 12 
Hình 4.1. Đường biểu diễn sinh trưởng và tăng trưởng về đường kính của lâm
phần Keo lai 10 tuổi trồng tại khu vực nghiên cứu ............................................ 16 
Hình 4.2. Đồ thị biểu diễn quá trình sinh trưởng và tăng trưởng về chiều cao của
lâm phần Keo lai 10 tuổi tại khu vực nghiên cứu. ............................................. 19 
Hình 4.3. Đồ thị biểu diễn quá trình sinh trưởng và tăng trưởng thể tích của Keo
lai 10 tuổi tại khu vực nghiên cứu. ..................................................................... 22 
Hình 4.4. Đồ thị biểu diển sự biến đổi mật độ theo tuổi của rừng Keo lai ....... 24 
Hình 4.5. Lượng tăng trưởng trữ lượng lâm phần Keo lai ............................... 26 

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, đời
sống người dân ngày càng nâng cao, đặc biệt là đời sống tinh thần. Con người
ngày càng muốn trở về sống gần gũi với thiên nhiên, kéo theo đó là nhu cầu về
gỗ, nhất là trong lĩnh vực xây dựng và đồ gia dụng đang trở thành trào lưu và
phong cách mới. Nhu cầu về gỗ chế biến trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng
nhanh mà rừng tự nhiên cung cấp hạn chế, và hiện tại rừng trồng của chúng ta
sản lượng còn thấp và diện tích chưa nhiều nên không đáp ứng được nhu cầu.
Xuất phát từ tình hình nêu trên, để nâng cao năng xuất và hiệu quả rừng
trồng đã có nhiều nghiên cứu và tiến bộ kĩ thuật được áp dụng, nhất là đối với
các loài mọc nhanh như bạch đàn trắng (Eucalytus camaldulesis), Keo tai tượng
(Acaciamangium), Keo lai (Acacia mangium×A. auriculiformis.)
Cây Keo lai có nhiều đặc trưng hình thái, có tỷ trọng gỗ và các tính chất
vật lý cơ học trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm, đồng thời có ưu thế
lai rõ rệt về sinh trưởng. Keo lai có thể tích gỗ và khối lượng gỗ nhiều hơn rõ rệt
so với các loài bố mẹ, gỗ Keo lai là một vật liệu tốt để làm gỗ ván và ván dăm.
Theo đánh giá của các nhà khoa học thì Keo lai là một giống mới rất có triển
vọng trong sản xuất lâm nghiệp ở nước ta. [3]
Mặc dù được trồng rộng rãi từ nhiều năm nay, nhưng việc quan tâm
nghiên cứu về loài cây này chưa được quan tâm đúng mức. Từ đó hiệu quả và
chất lượng trồng rừng chưa đạt kết quả như mong muốn. Các nghiên cứu về đối
tượng này chưa nhiều, các nghiên cứu chỉ xoay quanh vấn đề như chọn dòng,
khảo nghiệm xuất xứ, phương pháp nhân giống vô tính và một số nhân tố sinh
trưởng vv... do đó những đánh giá bước đầu về mức độ sinh trưởng, khả năng sản

1


xuất, chất lượng, sản lượng của rừng Keo lai (Acaciamangium × A.
Auriculiformis) chưa thựa sự đúng tiềm năng thực sự của loài này.
Với nguyện vọng kết quả nghiên cứu của đề tài này đóng góp một phần

nhỏ làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá đúng mức về khả năng sinh trưởng,
cũng như tìm hiểu những quy luât sinh trưởng và tăng trưởng của rừng Keo lai
(Acacia mangium×A. auriculiformis), được sự đồng ý và phân công của hội đồng
khoa học – khoa Lâm Nghiệp – trường Đại Học Nông Lâm – thành phố Hồ Chí
Minh, dưới sự hướng dẫn của thầy PGS-TS Nguyễn Văn Thêm bộ môn Lâm
sinh, trong giới hạn của một luận văn tốt nghiệp cuối khóa, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu quy luật sinh trưởng rừng trồng Keo lai
(Acacia mangium×A. auriculiformis) tại Trung tâm khoa học và sản xuất lâm
nghiệp Bắc Trung Bộ”.
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn, đồng thời đối tượng nghiên cứu còn
tương đối mới. Việc nghiên cứu chỉ dừng lại từ tuổi 2 đến tuổi 10, vì vậy kết quả
nghiên cứu của chúng tôi chưa thực sự như mong muốn. Song với hy vọng kết
quả đạt được của đề tài sẽ góp phần làm cơ sở khoa học ban đầu cho việc nghiên
cứu những biện pháp kĩ thuật phù hợp nhằm đưa rừng Keo lai (Acacia
mangium×A. auriculiformis) đạt được hiệu quả như mong muốn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
a. Đánh giá quy luật sinh trưởng của cây Keo lai .
b. Bước đầu đề xuất một số biện pháp kĩ thuật lâm sinh phù hợp, nhằm
nâng cao năng suất rừng trồng cây Keo lai.
1.3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Những kết quả nghiên cứu của đề tài đưa lại những ý nghĩa sau đây:
(1) Về lý luận, những kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu
để phân tích đặc điểm sinh trưởng của rừng trồng Keo lai.
(2) Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ khoa học
không chỉ cho việc dự đoán phân bố đường kính thân cây, phân bố chiều cao thân
cây, thể tích thân cây và trữ lượng lâm phần…qua đó nhà Lâm học có thể chọn

2



lựa và áp dụng những phương thức lâm sinh (trồng rừng, nuôi rừng và khai thác
rừng trồng Keo lai) phù hợp, bên cạnh đó còn giúp chủ rừng quyết định thời
điểm thu hoạch rừng và quy mô trồng rừng Keo lai ở Trung tâm khoa học và sản
xuất lâm nghiệp Bắc Trung Bộ để đạt năng suất cao hơn.

3


Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH KINH TẾ
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1.1 Vị trí địa lý
Khu vực đất rừng của Trung tâm KHSXLN vùng Bắc Trung Bộ nằm tại
Tiểu khu 776, 777 có toạ độ:
160 47 độ vĩ Bắc và 1070 02 độ kinh Đông.
+ Phía Bắc: Giáp rừng xã Cam Hiếu và Thị trấn Cam Lộ - Quảng Trị
+ Phía Nam: Giáp rừng Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp
Đường 9 và Xã Cam Nghĩa - Cam Lộ - Quảng Trị.
+ Phía Đông: Giáp Thành phố Đông Hà - Quảng Trị.
+ Phía Tây: Giáp đường ô tô đi Cùa (Cam Chính - Cam Lộ - Quảng Trị). [1]
2.1.2 Địa hình
Có địa hình phức tạp, nhiều khe suối và cấu trúc địa hình dạng đồi bát úp,
có độ dốc lớn, hẹp bề ngang (500 - 800m) và có chiều dài gần 10 km.
Độ cao tuyệt đối

: 95 m

Độ dốc bình quân


: 15- 200.

Các loại đất chủ yếu: Feralit, Glây, đất đồi bạc màu... [1]
2.1.3 Khí hậu, thời tiết
Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới tương đối điển hình,
trong năm có 2 mùa rõ rệt.
Mùa khô: Từ tháng 3 đến tháng 8. Với đặc thù riêng là có gió Tây Nam
thổi mạnh, khô, nóng. Những tháng cao điểm là tháng 5 - 6 gió thổi mạnh cấp 5 6 và liên tục 24/24 giờ trong nhiều ngày, nhiệt độ có khi lên đến 4000C.

4


Mùa mưa: Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc và có với lượng mưa bình quân toàn khu vực: 2.200 - 2.800mm.
Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mà tập trung
nhiều nhất vào tháng 9 tháng 10 nên thường gây ra lũ lụt lớn.
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ bình quân trong năm

: 24,60C

Nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất

: 29,10C

Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất

: 18,9 0C

Nhiệt độ cao tuyệt đối/năm


: 42,10C

Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối/năm

: 11,9 0C

b. Chế độ mưa
Hàng năm khu vực nhận được một lượng mưa khá lớn, lượng mưa trung
bình khoảng 2.300mm. Lượng mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm 65 70% tổng lượng mưa hàng năm. Từ tháng 2 đến tháng 7 là thời kì ít mưa, tổng
lượng mưa chiếm 20 - 25% tổng lượng mưa hàng năm.
Số ngày mưa trung bình năm là 146 ngày. Trong mùa mưa, số ngày mưa
chiếm từ 50 - 70% số ngày trong tháng.
c. Độ ẩm không khí
Độ ẩm tương đối trung bình năm: 80-85%. Tổng lượng bốc hơi trung bình
năm khoảng 1000 - 2000mm. Lượng bay hơi lớn nhất trong 24 giờ khoảng 22mm
và thường xảy ra vào mùa hè vào những ngày có gió Tây Nam khô nóng mạnh.
d. Bức xạ mặt trời
Lượng bức xạ thực tế bình quân năm: 126,17 Kcal/cm2/tháng
e. Chế độ gió
Chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8 hàng
năm. Làm tăng lượng bốc hơi, giảm độ ẩm không khí, làm cạn kiệt nguồn nước
mặt, hạ thấp mực nước ngầm làm hạn chế sinh trưởng cây trồng và rất dễ xảy ra
cháy rừng.

5


Số ngày trung bình có gió Tây Nam khô nóng: 60 ngày, tốc độ gió Tây
Nam mạnh nhất được quan sát trong vòng 12 năm là 20m/s, nhiệt độ cao nhất

41,40C, độ ẩm không khí thấp nhất 28%, nhiệt độ mặt đất cao nhất 71 0C.
Vào mùa Đông khoảng từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau hướng gió thịnh
hành chủ yếu là hướng Đông và Đông Bắc gây ra mưa và lụt. [1]
2.1.4 Thủy văn
Mật độ khe suối ở khu vực khá dày (khoảng 1,5km/km2) nhưng phần lớn
là suối vừa và nhỏ.
Do địa hình hẹp bề ngang, lại dốc nên hệ thống khe suối trong khu vực
ngắn, dốc và ít về lưu lượng nước. Mùa lũ dòng chảy thay đổi đột ngột, nước lên
nhanh, rút nhanh, đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xói mòn đất và lũ lụt ở
các địa phương trong vùng.
Tiếp giáp với khu vực đất đai của Trung tâm KH&SX LN Bắc Trung Bộ
quản lý có 2 hồ là: Hồ Km 7 và hồ Nghĩa Hy với diện tích lưu vực 5,63 km2.
Chưa có điều tra chính thức, song qua khảo sát thăm dò sơ bộ, khu
vực có nguồn nước ngầm tương đối dồi dào và chất lượng đảm bảo, có thể đáp
ứng cho nhu cầu sinh hoạt dân cư và bổ sung một phần cho sản xuất. [1]
2.1.5 Tình hình thổ nhưỡng
Đất đai trong các vùng thiết kế thuộc loại đất Ferralit màu đỏ vàng phát
triển trên đá phiến thạch sét phần lớn phân bố ở những nơi có độ dốc > 150, địa
hình chia cắt mạnh, thảm thực vật bị phá huỷ. Độ dày tầng đất bình quân từ 30 50cm. Đất hầu hết đất bị xói mòn mạnh, tỷ lệ mùn thấp, tỷ lệ đá lẫn cao (15 20%), độ pH = 4 - 5; địa hình đồi bát úp, nhiều khe suối, hẹp chiều ngang (500 800m), độ dốc bình quân 10 - 150. [1]
2.1.6 Thảm thực vật
Diện tích rừng và đất rừng quản lý của Trung tâm chủ yếu là rừng trồng
thử nghiệm với các loài cây chủ yếu như: Keo và Bạch đàn, Thụng và một số loài
cây bản địa Sao đen, Sến trung, Bời lời, Lát hoa ... Thực bì phát triển mức trung

6


bình bao gồm nhiều loài cây bụi hỗn hợp với các loài cây chiếm ưu thế như: Sim,
Thành ngạnh, Găng, Thẩu tấu... [1]
2.2 DÂN SINH KINH TẾ

Khu vực đất đai quản lý của Trung tâm KH&SX LN Vùng Bắc
Trung Bộ nằm trong địa giới hành chính của xã Cam Hiếu, xã Cam Thành, xã
Xam Nghĩa, thị trấn Cam Lộ, phường 3, phường 4 (TP Đông Hà), sát các khu
dân cư nên có một số thuận tiện như dễ huy động nguồn nhân lực theo mùa,
nhưng cũng không gặp không ít khó khăn trong công tác bảo vệ rừng vì người
dân thhường vào rừng lấy củi, chăn thả gia súc nên cũng rất dễ xảy ra hiện tượng
chặt phá rừng, cháy rừng và trâu bò phá hại cây rừng.
Nhân dân sống trong và xung quanh khu vực chủ yếu là dân tộc
kinh, có tỉ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức tương đối cao gây áp lực đối với xã hội về
lao động và việc làm. Cơ sở hạ tầng còn thấp kém. Tỷ lệ đói nghèo cao, lao động
thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định là những thách thức cần giải quyết
trong thời gian tới.
- Về dân sinh kinh tế: Các chương trình dự án triển khai đã phần nào giải

quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống kinh tế cho người dân trong vùng.
- Về cơ sở hạ tầng: Các công trình cơ sở hạ tầng đã phát huy hết tác dụng
trong công tác trồng, quản lý bảo vệ rừng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân trong vùng và vùng lân cận. [1]

7


Chương 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu được thực hiện là cây và rừng trồng thuần loài Keo lai
(Acacia mangium×A. auriculiformis) từ tuổi 2 đến tuổi 10 tại Trung tâm
khoa học và sản xuất lâm nghiệp Bắc Trung Bộ.
Keo lai là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia

mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Cả hai loài này đều thuộc họ
phụ Legumimosac, trong họ trinh nữ (Mimosaccae), có xuất xứ từ Úc, và được
nhập vào nước ta khoảng thập niên 60.
Ở Việt Nam cây được trồng rộng rãi trên toàn quốc trong những năm gần
đây. Cây mọc tốt ở hầu hết các dạng đất, thích nghi nhất là ở các tỉnh từ Quảng
Bình trở vào.
+ Phương thức trồng: Trồng thuần loại Keo lai
+ Mật độ trồng 1890 cây/ha

8


Hình 3.1: Keo lai 10 tuổi tại khu vực nghiên cứu.
+ Hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m
+ Thời vụ trồng: Trồng vào vụ Thu - Đông, vào đầu mùa mưa đến trước
mùa gió rét (từ tháng 9 đến tháng 12).
Nhìn chung Keo lai sinh trưởng nhanh trên các vùng khí hậu ẩm, ở nước
ta tất cả các vùng lập địa mà Keo lá tràm và Keo tai tượng sinh trưởng và phát
triển được thì Keo lai có thể sinh trưởng và phát triển được trên dạng lập địa đó.
+ Độ cao so với mực nước biển là 600m
+ Lượng mưa trung bình hằng năm là 1800 – 2000mm
+ Cấp đất: Trung bình (thông thoáng, thoát nước tốt)
+ Nhiệt độ bình quân 26 – 32oC

9


SƠ ĐỒ KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG KEO LAI
--♣--------♣ -------♣--------♣--------♣--------♣---------♣--------♣-------♣------ ♣--3.0m


Keo lai
2.0m

--♣--------♣ -------♣--------♣--------♣--------♣---------♣--------♣-------♣------ ♣--3.0m
2.0m

--♣--------♣ -------♣--------♣--------♣--------♣---------♣--------♣-------♣------ ♣--3.0m
2.0m

--♣-------♣---------♣--------♣--------♣--------♣-------♣---------♣----------♣--------3.0m
2.0m

--♣--------♣ -------♣--------♣--------♣--------♣---------♣--------♣-------♣------ ♣---

3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã được xác định trong phần đặt vấn đề,
nội dung nghiên cứu chủ yếu trong luận văn chủ yếu như sau:
- Sinh trưởng đường kính thân cây
- Sinh trưởng chiều cao thân cây
- Sinh trưởng thể tích thân cây
- Sinh trưởng trữ lượng rừng
- Mật độ rừng trồng Keo lai
- Lập biểu dự báo quá trình sinh trưởng cho rừng trồng Keo lai tại tiểu khu
776, 777, thuộc Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Bắc Trung Bộ. Và đề
xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm đưa rừng đạt khả năng sinh trưởng tốt hơn.

10


3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Xuất phát từ nội dung nghiên cứu đưa ra, phương pháp nghiên cứu
chia làm hai bước sau:
3.3.1 Ngoại nghiệp
Xác định địa điểm nghiên cứu, tiến hành khảo sát toàn bộ diện tích rừng
trồng Keo lai tại tiểu khu 776, 777, thuộc Trung tâm khoa học và sản xuất lâm
nghiệp Bắc Trung Bộ, thu thập các số liệu liên quan tới tình hình sinh trưởng của
rừng trồng Keo lai. Từ kết quả thu được qua mỗi lần khảo sát, tiến hành bố trí và
thiết lập các ô tiêu chuẩn điển hình, nhằm đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng để
phục vụ cho đề tài. Do điều kiện không cho phép, nên đề tài chỉ nghiên cứu từ
tuổi 2 đến tuổi 10. Ở mỗi cấp tuổi tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn, mỗi ô có diện tích
là 500m2. Trong mỗi ô tiến hành đo các chỉ tiêu sau:
+ Đo Hvn, Hdc bằng các sào, hoặc sử dụng các thước đo cao, với sai
số cho phép là 0,5m.
+ Xác định D1,3 từ việc đo chu vi ( C1,3) bằng thước dây.
+ Xác định mật độ ban đầu và mật độ hiện tại.
Lựa chọn trong ô có độ tuổi cao nhất (10 tuổi) 3 cây tiêu chuẩn để
tiến hành giải tích thân cây. Cây giải tích là cây sinh trưởng bình thường, không
cong queo sâu bệnh, không gãy ngọn và đặc biệt là những cây đại diện cho kích
thước bình quân lâm phần.
Các cây tiêu chuẩn khi chặt hạ được đo đếm các chỉ tiêu cần thiết như Hvn,
Hdc… sau đó cưa cắt các thớt giải tích tại các vị trí của thân cây như 1m, 1.3m, 2m,
4m, 6m, 8m…cho đến khi đoạn ngọn cuối cùng có chiều dài là: 0 < L ≤ 2. [6]
3.3.2 Nội nghiệp
(a) Xử lý và đo đạc các vòng năm
Trước hết, tất cả các thớt trên cây giải tích được xử lý bằng cách bào nhẵn
một mặt theo phía hướng về gốc cây. Kế đến, đếm chính xác số vòng năm trên
mỗi thớt giải tích. Công việc này nhằm xác định tuổi và sự giảm vòng năm và vị
trí kết thúc của chúng, từ đó xác định chiều cao của cây tương ứng với các tuổi.

11



Tiếp đến, xác định chính xác số vòng năm ở thớt 1,3 m và đo đạc đường kính
từng vòng năm theo hai hướng vuông góc bằng kính lúp với độ chính xác
0,1mm. Chiều cao thân cây tương ứng với các tuổi trên cây giải tích được dò tìm
theo phương pháp biểu đồ. Để xác định quá trình sinh trưởng và tăng trưởng trữ
lượng gỗ của lâm phần, đã sử dụng số liệu trữ lượng gỗ (M, m3/ha) của 27 ô tiêu
chuẩn 500 m2 đại diện cho những lâm phần Keo lai ở những tuổi khác nhau.

Hình 3.2: Đo, đếm vòng năm thớt giải tích 1,3
(b) Xác định quá trình sinh trưởng D1.3, H và M lâm phần. Trình tự tính
toán như sau:
+ Trước hết, từ số liệu về D1.3, H và M tương ứng với các tuổi (A, năm),
xây dựng những mô hình biểu diễn mối quan hệ D1.3 – A, H – A và M – A theo
hàm Schumacher có dạng:
Y = b0*exp (-b1/Ac)
Trong đó Y là biến số D1.3, H và M, A là tuổi cây, exp là cơ số Neper (exp
= 2.7182), b0, b1 và c là những tham số của mô hình. Những tham số b0, b1 và c
của mô hình được xác định bằng phương pháp hồi quy phi tuyến theo tiêu chuẩn
“Tổng sai lệch bình phương nhỏ nhất, nghĩa là Min Σ(Ylt-Ytn)2, với Ytn và Ylt
tương ứng là giá trị thực nghiệm và giá trị lý thuyết”. [7]

12


+ Sau cùng, giải tích các mô hình biểu thị quan hệ giữa D1.3 – A, H – A và
M – A để làm rõ quá trình sinh trưởng và tăng trưởng D1.3, H và M lâm phần ở
những tuổi khác nhau.
(c) Lập biểu dự báo tạm thời về quá trình sinh trưởng của rừng trồng Keo
lai

Từ các kết quả nghiên cứu về quy luật tương quan giữa các chỉ tiêu sinh
trưởng D1.3, Hvn, V…với tuổi, tiến hành lập biểu dự báo tạm thời về quá trình
sinh trưởng của rừng trồng Keo lai (Acacia mangium×A. auriculiformis).
Các kết quả về nghiên cứu cụ thể về sinh trưởng sẽ làm cơ sở cho việc
đánh giá, nhận xét về quy luật sinh trưởng của loài Keo lai tại Trung tâm khoa
học và sản xuất lâm nghiệp Bắc Trung Bộ.

13


Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 QUY LUẬT SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG KEO LAI TẠI TRUNG
TÂM KH&SX LN BẮC TRUNG BỘ
Quá trình sinh trưởng và phát triển của một loài cây hay một loại hình
rừng được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa các các chỉ tiêu sinh trưởng như
Hvn, D1,3, V… của cây hay G, M…với tuổi của cây hay của rừng. Quá trình này
xét về khía cạnh sinh thái học chịu ảnh hưởng không chỉ bởi các nhân tố nội tại
của loài cây mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố ngoại cảnh cũng như
các biện pháp tác động đến rừng. Quá trình sinh trưởng này nếu được biểu thị
bằng một hàm toán học phù hợp nào đó sẽ được hiểu là quy luật sinh trưởng của
cây và rừng. [8]
Với đối tượng nghiên cứu là rừng Keo lai trồng có độ tuổi từ 2 đến tuổi 10
chúng tôi tiến hành nghiên cứu quy luật sinh trưởng của cây và của rừng thông
qua các quy luật tương quan giữa một số các chỉ tiêu sinh trưởng chính với tuổi.
Ở những tuổi lớn hơn cần có thêm những nghiên cứu bổ sung sau này.
4.1.1. Sinh trưởng đường kính thân cây theo tuổi
Trong việc nghiên cứu quy luật sinh trưởng, bên cạnh nhân tố chiều cao
(Hvn), thì đường kính (D1.3) là nhân tố rất quan trọng, vì nó không những được sử
dụng để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây và rừng, mà còn là chỉ tiêu không

thể thiếu trong cấu thành thể tích thân cây.
Để nghiên cứu quy luật sinh trưởng về đường kính theo tuổi của rừng
trồng Keo lai tại Trung tâm KH&SX LN Bắc Trung Bộ, chúng tôi sử dụng số
liệu giải tích thân cây từ 3 cây tiêu chuẩn Keo lai ở tuổi 10 được thu thập trong ô

14


tiêu chuẩn ở khu vực nghiên cứu. Số liệu bình quân về đường kính thân cây
(D1.3bq, cm) của Keo lai được biểu thị trong bảng 4.1 dưới đây.
Bảng 4.1. Số liệu thực nghiệm về đường kính thân cây bình quân của lâm
phần Keo lai 10 tuổi trồng tại khu vực nghiên cứu.
A(năm)
(1)
2
3
4
5
6
7
8
9
10

D1.3(cm/năm)
(2)
8,7
9,8
10,1
10,3

11,6
13,0
13,6
14,1
14,2

ZD(cm/năm)
(3)
4,35
1,10
0,28
0,22
1,26
1,44
0,60
0,50
0,10

∆D(cm/năm)
(4)
4,35
3,27
2,52
2,06
1,93
1,86
1,70
1,57
1,42


Pd%
(5)
50,00
11,22
2,81
2,11
10,93
11,05
4,41
3,55
0,70

Để làm rõ quy luật sinh trưởng đường kính thân cây, trước hết tiến
hành xây dựng mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa D1.3bq với tuổi cây (A,
năm). Sau đó giải tích mô hình để dự đoán lượng tăng trưởng thường xuyên
hàng năm (ZD, cm/năm), lượng tăng trưởng bình quân năm (ΔD, cm/năm) và
suất tăng trưởng hàng năm (Pd, %).
Với đối tượng nghiên cứu là loài Keo lai kết quả tính toán cho thấy, giữa
đường kính D1.3(cm) và tuổi A (năm) tồn tại mối quan hệ chặt chẽ (r = 0.95) và
được biểu thị tốt bằng mô hình sinh trưởng Schumacher với dạng:
D = 30*exp (-1.980269*A^-0.403163)

(4.1)

Sau khi giải tích mô hình 4.1 xác định được lượng tăng trưởng về đường
kính ZD (cm/năm), ΔD (cm/năm) và Pd (%) của các lâm phần Keo lai từ 2-10
tuổi trồng tại khu vực nghiên cứu.
Kết quả cụ thể về sinh trưởng và tăng trưởng đường kính được trình bày ở
bảng 4.2 và hình 4.1 dưới đây.


15


×