Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY GÕ ĐỎ (Afzelia xylocarpa Kurz) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG TRỪ
SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY GÕ ĐỎ (Afzelia xylocarpa Kurz)
TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI
HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
************************

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG TRỪ
SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY GÕ ĐỎ (Afzelia xylocarpa Kurz)
TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI
HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Lâm nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. VŨ THỊ NGA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành khố luận tốt nghiệp tại
Trường Đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh tơi xin chân thành cảm ơn đến:
Các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tận
tâm giảng dạy, truyền đạt cho tơi những kiến thức bổ ích trong thời gian học
tập tại trường.
Các thầy cơ giáo trong Bộ mơn Quản lí Tài nguyên Rừng đã đóng
góp ý kiến quý báu trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thị Nga đã hướng dẫn
tận tình, dành nhiều tâm huyết để chỉ dạy và dẫn dắt tơi trong suốt q trình
làm và hồn thành khố luận này.
Xin cảm ơn đến các cơ chú ở ấp Quảng Phát, xã Quảng Tiến, huyện
Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho tôi thực hiện đề
tài.
Cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè và tập thể lớp Quản lí Tài nguyên
Rừng niên khố 2007 - 2011 đã gắn bó, chia sẻ giúp tơi vượt qua khó khăn
trong q trình học tập và thực hiện khố luận.
Xin vơ cùng biết ơn cơng sinh thành và ni dưỡng của cha mẹ, sự
quan tâm, khích lệ của người thân đã động viên về mọi mặt để tơi học tập
tốt và hồn thành khố luận tốt nghiệp.
Nguyễn Thị Thu Hương


ii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu sâu hại và biện pháp phịng trừ sâu hại chính trên cây gõ
đỏ (Afzelia xylocarpa Kurz) trong giai đoạn vườn ươm tại huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai”. Đề tài được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2011 tiến hành điều
tra sâu hại cây gõ đỏ trong giai đoạn vườn ươm ở Trảng Bom, Đồng Nai và nuôi sâu
hại tại Trường Đại học Nơng Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài có nội dung điều tra hiện trạng canh tác cây gõ đỏ, điều tra thành phần
sâu hại, đặc điểm gây hại, hình thái; nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu hại
chính, biến động tác hại của 3 lồi sâu hại chính và khảo nghiệm hiệu lực trừ rầy
của một số loại thuốc trừ sâu trên cây gõ đỏ trong giai đoạn vườn ươm tại Vườn
ươm Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nơng Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp điều tra thành phần và biến động tác hại của sâu hại chính theo
phương pháp của Viện Bảo Vệ Thực Vật (1997). Kết quả đạt được như sau:
1. Điều tra hiện trạng canh tác cây gõ đỏ tại huyện Trảng Bom - Đồng Nai
cho thấy đa số các hộ trồng gõ đỏ có số lượng từ 500 - 2000 cây chiếm 45%. Tuổi
cây gõ đỏ từ 2 tháng đến 2 năm. Có 100% các hộ lấy giống cây từ địa phương và
trồng bằng hạt. Loại đất bầu để trồng gồm 50% đất bầu + 30% sơ dừa + 20% phân
hữu cơ được các hộ sử dụng phổ biến và chiếm 80% tổng số hộ. Có 100% số hộ chú
ý tưới nước cho cây trong mùa khơ. Có 85% số hộ phun thuốc diệt cỏ, còn lại 15%
số hộ làm cỏ bằng tay. Các loại phân mà các hộ thường bón gồm NPK (Đầu trâu),
DAP, phân bón lá, phân vi sinh, phân hữu cơ. Có 100% số hộ sử dụng thuốc hố
học để phịng trừ sâu hại chính trên câu gõ đỏ. Có 85% số hộ phun thuốc theo
khuyến cáo, cịn lại dùng cao hơn khuyến cáo. Có 100% người dân có sử dụng đồ
bảo hộ lao động khi phun thuốc tuy nhiên khơng sử dụng đầy đủ. Có đến 90%
người dân cảm thấy đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi,... sau khi phun thuốc, cịn lại
10% cho là khơng ảnh hưởng đến sức khoẻ.
2. Trong q trình điều tra lồi cơn trùng gây hại và thiện địch trên cây gõ đỏ

đã ghi nhận được 46 loài gồm 34 loài sâu hại và 12 loài thiên địch thuộc 10 bộ.

iii


Trong 34 lồi gây hại trên cây gõ đỏ có 3 loài xuất hiện nhiều, gây hại nghiêm trọng
là Bemisia argentifolii Bellows & Perring, Cacopsylla sp. thuộc bộ cánh đều
(Homoptera), Caloptilia sp. thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera). Có 1 lồi gây hại
tương đối cao là Toxoptera aurantii Boyer thuộc bộ cánh đều (Homoptera). Trong
12 lồi thiên địch thì có 3 loài là Coccinella transversalis Fabricius, Menochilus
sexmaculatus Fabricius thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera), Chrysopa sp. thuộc bộ
cánh mạch (Neuroptera) có mức độ xuất hiện trung bình, cịn lại ít xuất hiện.
3. Ấu trùng rầy Cacopsylla sp. có 5 tuổi. Vịng đời của rầy Cacopsylla sp.
trong phịng thí nghiệm trung bình 10,88 - 11,57 ngày. Vịng đời cuả rầy Cacopsylla
sp. ni ngồi vườn cây trung bình là 10,41 - 10,52 ngày. Một trưởng thành cái rầy
Cacopsylla sp. có khả năng đẻ trung bình khoảng 570,05 trứng. Trưởng thành cái
rầy Cacopsylla sp. đẻ trứng có số lượng nhiều tập trung cao điểm vào những ngày
đầu và sau đó có xu hướng giảm dần. Tuổi thọ của trưởng thành cái trung bình
12,28 ngày. Tuổi thọ trưởng thành đực trung bình 7,81 ngày.
Sâu non của sâu đục lá Caloptilia sp. có 5 tuổi, cả giai đoạn sâu non trung
bình 7,08 ± 0,37 ngày. Giai đoạn nhộng của sâu đục lá trung bình 5,47 ± 0,27 ngày.
Vịng đời của sâu đục lá kéo dài trung bình là 16,49 ± 0,42 ngày. Tuổi thọ ngài đục
lá trung bình là 6,86 ± 1,84 ngày.
4. Tỷ lệ cây bị hại của sâu đục lá Caloptilia sp. trên cây gõ đỏ trung bình
97%. Tỷ lệ lá non bị hại và chỉ số lá non bị hại đạt giá trị cao nhất tương ứng là
88,95% và 75,48%, thấp nhất là 52,42% và 41,13%.
Tỷ lệ cây bị hại, tỷ lệ ngọn, cành non bị hại và chỉ số ngọn, cành non bị hại
của rầy Cacopsylla sp. đạt cao nhất tương ứng là 96%, 77,49% và 57,95%, thấp
nhất là 38%, 45,23% và 33,31%.
Tỷ lệ cây bị hại của bọ phấn trắng Bemisia argentifolii Bellows & Perring

chiếm tỷ lệ cao nhất vào đầu tháng 4 với 97,33% và tỷ lệ thấp nhất vào giữa tháng 5
đạt 61,43%.
5. Các loại thuốc petroleum spray oil (PSO) 0,495%, rotenone 0,02%,
emamectin benzoate 0,001%, abamectin 0,001%, bemetent 0,167% có hiệu lực rất

iv


tốt đối với rầy Cacopsylla sp. ngoài vườn cây. Trong đó hiệu lực cao nhất là PSO
0,495% đạt ở 4 ngày sau phun, các loại thuốc còn lại đạt hiệu lực cao ở 5 ngày sau
phun.

v


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ........................................................................................................... i
Lời cảm ơn .......................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................... iii
Mục lục............................................................................................................ vi
Danh sách các chữ viết tắt............................................................................... ix
Danh sách các bảng .......................................................................................... x
Danh sách các hình ......................................................................................... xi
Chương 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 2
1.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 3
2.1. Đặc điểm cây gõ đỏ Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib ........................................... 3

2.1.1. Đặc điểm hình thái ............................................................................................ 3
2.1.2. Đặc điểm sinh học ............................................................................................. 3
2.1.3. Kỹ thuật gây trồng gõ đỏ................................................................................... 4
2.2. Đặc điểm một số loài sâu hại chính .................................................................... 6
2.2.1. Rệp muội Aphis gossypii Glover (Homoptera: Aphididae) .............................. 6
2.2.2. Rệp sáp giả cam Pseudococcus citri Risso (Homoptera: Pseudococcidae)...... 7
2.2.3. Bọ phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell (Homoptera: Aleyrodidae) ....... 8
2.3. Đặc điểm một số loài thiên địch......................................................................... 10
2.3.1. Bọ rùa 6 vệt đen Menochilus sexmaculatus Fabr. (Coleoptera:
Coccinellidae) ........................................................................................................... 10
2.3.2. Bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis Fab. (Coleoptera: Coccinellidae) . 11
2.4. Đặc điểm một số loại thuốc trừ sâu.................................................................... 12
2.4.1. Thuốc trừ sâu sinh học Vibamec ..................................................................... 12

vi


2.4.2. Thuốc trừ sâu vi sinh Bemetent WP ............................................................... 12
2.4.3. Dầu khoáng SK Enspray 99 EC ...................................................................... 13
2.4.4. Thuốc thảo mộc Rotenone .............................................................................. 13
2.5. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ........................................................................... 14
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 18
3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 18
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 18
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 18
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 18
3.3. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 19
3.4.1. Điều tra hiện trạng canh tác cây gõ đỏ tại vườn ươm Trảng Bom .................. 19
3.4.2. Điều tra thành phần sâu hại trên cây gõ đỏ trong giai đoạn vườn ươm tạ Trảng

Bom ........................................................................................................................... 19
3.4.2.1. Điều tra tại một địa điểm cố định ................................................................. 19
3.4.2.2. Điều tra bổ sung theo tuyến ......................................................................... 20
3.4.3. Biến động tác hại của sâu hại chính ............................................................... 21
3.4.4. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của lồi sâu hại chính trên cây gõ đỏ ...... 22
3.4.4.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của rầy Cacopsylla sp. trên cây gõ đỏ .. 22
3.4.4.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu đục lá hại cây gõ đỏ .................. 23
3.4.5. Khảo sát hiệu lực của thuốc trừ sâu đối với rầy Cacopsylla sp. trên cây gõ đỏ
ngoài vườn cây .......................................................................................................... 23
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 25
4.1. Hiện trạng canh tác cây gõ đỏ trong giai đoạn vườn ươm tại Trảng Bom, Đồng
Nai ............................................................................................................................. 25
4.2. Thành phần sâu hại trên cây gõ đỏ trong giai đoạn vườn ươm tại Trảng Bom,
Đồng Nai ................................................................................................................... 29
4.3. Đặc điểm gây hại, đặc điểm hình thái, sinh vật học của một số lồi sâu hại
chính trên cây gõ đỏ .................................................................................................. 43

vii


4.3.1. Đặc điểm gây hại, hình thái, sinh vật học của rầy Cacopsylla sp. .................. 43
4.3.1.1. Đặc điểm gây hại .......................................................................................... 43
4.3.1.2. Đặc điểm hình thái ....................................................................................... 43
4.3.1.3. Đặc điểm sinh vật học .................................................................................. 46
4.3.2. Đặc điểm gây hại, hình thái, sinh vật học của sâu đục lá Caloptilia sp.......... 50
4.3.2.1. Đặc điểm gây hại .......................................................................................... 50
4.3.2.2. Đặc điểm hình thái ....................................................................................... 51
4.3.2.3. Đặc điểm sinh vật học .................................................................................. 53
4.4. Biến động tác hại của sâu hại chính trên cây gõ đỏ tại Trảng Bom, Đồng Nai . 54
4.4.1. Biến động tác hại của sâu đục lá Caloptilia sp. trên cây gõ đỏ tại Trảng Bom,

Đồng Nai ................................................................................................................... 54
4.4.2. Biến động tác hại của rầy Cacopsylla sp. trên cây gõ đỏ tại Trảng Bom, Đồng
Nai ............................................................................................................................. 56
4.4.3. Biến động tác hại của bọ phấn trắng Bemisia argentifolii Bellows & Perring
trên cây gõ đỏ tại Trảng Bom, Đồng Nai .................................................................. 57
4.5. Hiệu lực trừ rầy Cacopsylla sp. ngoài vườn cây ................................................ 58
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 60
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 60
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 62
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 64

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. BH

: Bị hại

2. BPBH

: Bộ phận bị hại

3. CSBH

: Chỉ số bị hại

4. IPM


: Intergrated Pest Management (Phòng trừ tổng hợp)

5. LD50

: Letal dosis (Liều gây chết trung bình)

6. MĐXH

: Mức độ xuất hiện

7. NSP

: Ngày sau phun

8. NT

: Nghiệm thức

9. NXB

: Nhà xuất bản

10. STT

: Số thứ tự

11. TL

: Tỷ lệ


12. TP

: Thành phố

13. UBND

: Uỷ ban nhân dân

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1 Hiện trạng canh tác cây gõ đỏ trong giai đoạn vườn ươm tại Trảng Bom,
Đồng Nai ................................................................................................................... 25
Bảng 4.2 Các lồi cơn trùng và nhện gây hại cây gõ đỏ (từ tháng 2 đến tháng 5 năm
2011 tại Trảng Bom, Đồng Nai) ............................................................................... 29
Bảng 4.3 Các lồi thiên địch của sâu hại chính trên cây gõ đỏ (từ tháng 2 đến tháng
5 năm 2011 tại Trảng Bom, Đồng Nai) ................................................................... 33
Bảng 4.4 Kích thước của rầy Cacopsylla sp............................................................. 43
Bảng 4.5 Thời gian phát dục các pha và vịng đời của rầy Cacopsylla sp. trong
phịng thí nghiệm (Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí
Minh) ......................................................................................................................... 46
Bảng 4.6 Vịng đời của rầy Cacopsylla sp. ngoài vườn cây ..................................... 47
Bảng 4.7 Khả năng đẻ trứng của rầy Cacopsylla sp. trong phịng thí nghiệm (Khoa
Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh) ................................... 48
Bảng 4.8 Kích thước của sâu đục lá Caloptilia sp. .................................................. 51

Bảng 4.9 Vòng đời của sâu đục lá Caloptilia sp. trong phịng thí nghiệm (Khoa
Lâm nghiệp - Trường Đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh) ................................... 53
Bảng 4.10 Hiệu lực trừ rầy Cacopsylla sp. của các loại thuốc trừ sâu trên cây gõ đỏ
tại Vườn ươm Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh,
năm 2011 ................................................................................................................... 58

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Nhiệt độ trung bình qua các năm 2008, 2009, 2010 ................................. 15
Hình 2.2 Lượng mưa trung bình qua các năm 2008, 2009, 2010............................. 16
Hình 2.3 Ẩm độ trung bình qua các năm 2008, 2009, 2010 .................................... 16
Hình 4.1 Tỷ lệ các lồi cơn trùng gây hại và thiên địch thu thập được trên cây gõ đỏ
tại Trảng Bom, Đồng Nai .......................................................................................... 35
Hình 4.2 Cào cào đầu dài (Atractomorpha lata Motschulsky) ................................ 37
Hình 4.3 Trưởng thành bọ phấn trắng (Bemisia argentifolii Bellows & Perring) ... 37
Hình 4.4 Bọ phấn đen (Aleurocanthus woglumi Ashby) ......................................... 37
Hình 4.5 Trưởng thành bọ phấn đen (Aleurocanthus woglumi Ashby) ................... 37
Hình 4.6 Rệp muội nâu (Toxoptera aurantii Boyer) ................................................ 37
Hình 4.7 Rầy vàng nâu (Idiocerus sp.) ..................................................................... 37
Hình 4.8 Rầy xanh (Empoasca kirri Pruthi)............................................................. 37
Hình 4.9 Ve sầu bướm trắng (Lawana conspersa Walker) ...................................... 37
Hình 4.10 Rệp sáp giả cam (Pseudococcus citri Risso) ........................................... 38
Hình 4.11 Bọ xít đùi cong nhọn (Anoplocnemis curvipes Fabricius) ...................... 38
Hình 4.12 Bọ xít hai chấm (Cletus bipunctatus Westwood) .................................... 38

Hình 4.13 Câu cấu xanh (Hypomeces squamosus Fabricius)................................... 38
Hình 4.14 Trưởng thành sâu đo nâu (Hyposidra infixaria Walker) ........................ 38
Hình 4.15 Sâu vàng bụi cỏ vàng (Orgyia postica Walker) ...................................... 38
Hình 4.16 Sâu xám bụi cỏ vàng (Olene mendosa Hubner) ...................................... 38
Hình 4.17 Trưởng thành sâu xám bụi cỏ vàng (Olene mendosa Hubner)................ 38
Hình 4.18 Sâu cuốn lá (Archips micaceana Walk.) ................................................. 39
Hình 4.19 Sâu kèn dài (Oiketicus geyeri Berg) ........................................................ 39
Hình 4.20 Sâu bướm trắng đốm đen (Polyura delpis concha Vollenhoeven) ......... 39
Hình 4.21 Bướm trắng đốm đen (Polyura delpis concha Vollenhoeven)................ 39
Hình 4.22 Nhện tạo u sưng (Phyllocoptes sp.) ......................................................... 39

xi


Hình 4.23 Triệu chứng gây hại của nhện tạo u sưng (Phyllocoptes sp.) .................. 39
Hình 4.24 Trứng rầy sắp nở (Cacopsylla sp.) .......................................................... 39
Hình 4.25 Ấu trùng tuổi 1 của rầy (Cacopsylla sp.)................................................. 39
Hình 4.26 Ấu trùng tuổi 2 của rầy (Cacopsylla sp.)................................................. 40
Hình 4.27 Ấu trùng tuổi 3 của rầy (Cacopsylla sp.)................................................. 40
Hình 4.28 Ấu trùng tuổi 4 của rầy (Cacopsylla sp.)................................................. 40
Hình 4.29 Ấu trùng tuổi cuối của rầy (Cacopsylla sp.)............................................ 40
Hình 4.30 Trưởng thành rầy (Cacopsylla sp.) .......................................................... 40
Hình 4.31 Triệu chứng gây hại của rầy (Cacopsylla sp.) ......................................... 40
Hình 4.32 Trứng sâu đục lá (Caloptilia sp.)............................................................. 40
Hình 4.33 Vỏ đầu của sâu đục lá (Caloptilia sp.) .................................................... 40
Hình 4.34 Sâu non tuổi cuối sâu đục lá (Caloptilia sp.) .......................................... 41
Hình 4.35 Tổ của sâu đục lá (Caloptilia sp.)............................................................ 41
Hình 4.36 Nhộng của sâu đục lá (Caloptilia sp.) ..................................................... 41
Hình 4.37 Ngài sâu đục lá (Caloptilia sp.) ............................................................... 41
Hình 4.38 Triệu chứng gây hại của sâu non tuổi 1, 2, 3 (Caloptilia sp.) ................. 41

Hình 4.39 Triệu chứng gây hại của sâu non tuổi 4, 5 (Caloptilia sp.) ..................... 41
Hình 4.40 Bọ rùa 2 chấm vàng (Scymnus sp.).......................................................... 41
Hình 4.41 Bọ rùa 6 vệt đen (Menochilus sexmaculatus Fabricius) .......................... 41
Hình 4.42 Bọ rùa 8 chấm (Rodolia octoguttata Weise) ........................................... 42
Hình 4.43 Bọ rùa đen bóng (Stethorus picipes Casey)............................................. 42
Hình 4.44 Bọ rùa 2 vệt vàng (Cryptogonus ohtai Sasaji) ........................................ 42
Hình 4.45 Bọ rùa Nhật Bản (Propylea japonica Thunberg) .................................... 42
Hình 4.46 Chuồn chuồn cỏ (Chrysopa sp.) .............................................................. 42
Hình 4.47 Ong kén nhỏ (Apanteles ruficrus Haliday).............................................. 42
Hình 4.48 Nhịp điệu đẻ trứng của rầy Cacopsylla sp. trong phòng thí nghiệm (Khoa
Lâm nghiệp - Trường Đại học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh) ................................... 49
Hình 4.49 Diễn biến tỷ lệ cây bị hại, tỷ lệ lá non và chỉ số lá bị hại của sâu đục lá
Caloptilia sp. trên cây gõ đỏ tại Trảng Bom ............................................................. 54

xii


Hình 4.50 Diễn biến tỷ lệ cây bị hại, tỷ lệ ngọn và cành non bị hại, chỉ số ngọn và
cành non bị hại của rầy Cacopsylla sp. trên cây gõ đỏ ............................................. 56
Hình 4.51 Diễn biến tỷ lệ cây bị hại của bọ phấn trắng Bemisia argentifolii Bellows
& Perring trên cây gõ đỏ ........................................................................................... 57

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay vấn đề về sự nóng lên của Trái Đất đang là mối quan tâm đáng lo
ngại của tồn nhân loại. Ngun nhân chính là do sự tăng lên của nồng độ khí nhà

kính đặc biệt là khí CO2. Sự nóng lên của tồn cầu làm thay đổi chế độ thời tiết dẫn
đến thay đổi đời sống của các sinh vật trên trái đất, làm suy giảm đa dạng sinh học,
thiên tai thường xuyên xảy ra, gia tăng bệnh tật đối với con người,…
Trong khi đó rừng đóng một vai trị rất quan trọng trong việc điều hồ lượng
khí CO2 thơng qua việc hấp thụ loại khí này trong q trình quang hợp, giúp hạn
chế tác hại gây ra bởi hiệu ứng nhà kính, giảm bớt sự nóng lên của Trái Đất. Do đó,
rừng có ảnh hưởng rất lớn đến điều hồ khí hậu của tồn cầu. Ngồi ra, rừng cịn có
chức năng phịng hộ sinh thái rất quan trọng cho mỗi đất nước và cho cả nhân loại.
Rừng phịng hộ mơi trường như phục hồi và cải tạo đất đai, điều tiết nguồn nước và
hạn chế lũ lụt, hạn hán, phịng chống gió bão, xói mịn,…
Tuy nhiên, hiện nay diện tích rừng đang ngày càng bị suy giảm nghiêm
trọng. Ở Việt Nam độ che phủ của rừng bị suy giảm từ 43% (1943) xuống cịn
28,2% (1995). Gần đây, diện tích rừng tuy có tăng lên 37% (2005), nhưng tỷ lệ rừng
nguyên sinh cũng vẫn chỉ ở mức khoảng 8% so với 50% của các nước trong khu
vực và diện tích đất trống đồi núi trọc do mất rừng tăng lên (Viện điều tra và quy
hoạch rừng, 2009).
Trước tình hình diện tích rừng bị giảm nghiêm trọng không thể đáp ứng cho
nhu cầu của con người đặc biệt là nhu cầu về lâm sản ngày càng tăng cao thì việc
trồng rừng đang là một vấn đề cần thiết. Trồng rừng nhằm hạn chế đất bị hoang hoá,
phủ xanh đất trống đồi trọc đồng thời để làm giàu những khu rừng nghèo kiệt phục

1


hồi chức năng vốn có của rừng, làm tăng diện tích rừng để tăng khả năng hấp thụ
cacbon góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính. Ngồi ra việc
trồng rừng cịn nhằm đáp ứng cho chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.
Trong công tác trồng rừng việc sản xuất cây con giống là một trong những
yếu tố đóng vai trị rất quan trọng, quyết định năng suất và chất lượng rừng trồng.
Tuy nhiên hiện nay sâu hại phát sinh rất nhiều trên cây con trong giai đoạn vườn

ươm trong đó có cây gõ đỏ làm ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất cây giống
và kinh tế thu nhập của người nông dân sản xuất cây con trong vườn ươm. Vì vậy
để góp phần kiểm sốt và phịng trừ sâu hại chính, từ đó nâng cao số lượng và chất
lượng cây con xuất vườn, góp phần đảm bảo rừng trồng đạt chất lượng và năng suất
cao, … chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sâu hại và biện pháp
phòng trừ sâu hại chính trên cây gõ đỏ (Afzelia xylocarpa Kurz) trong giai đoạn
vườn ươm tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Xác định thành phần lồi, biến động tác hại của sâu hại chính trên cây gõ đỏ.
Trên cơ sở đó tiến hành biện pháp kiểm sốt sâu hại chính, góp phần tăng năng suất
và chất lượng cây giống.
1.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu sâu hại trên cây gõ đỏ ở giai đoạn vườn ươm tại huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai.

2


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cây gõ đỏ Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib
Họ: Đậu Fabaceae, Bộ: Đậu Fabales
2.1.1. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ to rụng lá, cao tới 30 m, đường kính thân 0,8 - 1 m. Vỏ màu xám, sần
sùi, trên mặt có nhiều lỗ màu nâu. Cành non nhẵn, lá kép lông chim chẵn với 3 tới 5
đơi lá chét hình trái xoan, gân nhọn, gốc tù, nhẵn, mặt dưới màu lục nhạt, dài 5 - 6
cm, rộng 4 - 5 cm. Hoa tập hợp thành chùy, dài 10 - 12 cm, ở đỉnh xẻ 5 thùy. Cánh
hoa 1, màu hồng dài 5 - 12 cm, mặt trong có lơng. Nhị 7, hơi hợp ở gốc. Quả đậu to,
gần không cuống, dài 15 cm, rộng 6 - 9 cm, dày 2 - 3 cm, hoá gỗ mạnh khi già, màu
nâu thẫm. Hạt 7 - 8, nằm ngang, hình trứng dài 25 - 30 mm, dày 18 - 24 mm, màu

nâu thẫm hay đen, gốc có áo hạt cứng màu da cam.
2.1.2. Đặc điểm sinh học
Tái sinh bằng hạt tốt ở nơi có nhiều ánh sáng. Cây rụng lá vào tháng 12, ra lá
non vào đầu tháng 1, có hoa vào tháng 3 - 4, quả chín vào tháng 10 - 11.
Nơi sống và sinh thái: Cây mọc ở rừng mưa nhiệt đới thường xanh hay rừng
nửa rụng lá, tập trung ở độ cao 500 - 700 m (có khi đến 1000 m). Gõ đỏ mọc ở nơi
đất bằng phẳng hoặc trên sườn núi có đất thốt nước, đất sét pha cát, đất đỏ có đá
nổi hoặc khơng. Rất ít khi mọc ven suối ẩm ướt.
Giá trị: Gỗ gõ đỏ rất đẹp, màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm, có chỗ nổi vằn đen
giống da hổ, nên có nơi cịn gọi là cây hổ bì. Gỗ cứng, rất bền, thường được dùng
đóng bàn ghế, giường tủ, đồ chạm trổ cao cấp. Những u gỗ trên thân có vân xốy rất
đẹp, gọi là gỗ "nu mật" hay gỗ lúp, dùng đóng đồ đạc cao cấp, được bán theo
kilơgam.

3


Do gỗ rất quý nên gõ đỏ bị săn lùng ráo riết để khai thác. Ngồi ra mơi
trường sống của nó cũng bị phá hủy và thu hẹp nhiều. Vì vậy số lượng cá thể giảm
sút rất nhanh chóng, rất ít khi cịn gặp cây gõ đỏ có kích thước lớn (Bộ Khoa học và
Công nghệ, 2007).
2.1.3. Kỹ thuật gây trồng gõ đỏ
* Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống
Thu hái hạt giống trên những cây mẹ từ 15 tuổi trở lên. Cây mẹ được chọn
phải có hình dáng đẹp, thân thẳng, chiều cao dưới cành từ 6 m trở lên, tán lá đều,
không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá, chỉ thu hái những quả đã
chín. Dấu hiệu nhận biết quả đã chín là vỏ thường có màu nâu, hạt cứng, màu đen.
Quả sau khi thu hái đem về phải chế biến ngay. Tiến hành phân loại quả,
những quả chưa chín được ủ lại thành từng đống từ 2 - 3 ngày cho quả chín đều, ủ
khơng cao q 50 cm và phải thơng gió, mỗi ngày đảo lại 1 lần. Quả chín thì rải đều

phơi dưới nắng để tách hạt ra khỏi quả. Sau khi hạt tách ra khỏi quả phải thu ngay
để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ cao, sau đó loại bỏ tạp chất, hạt lép. Khi phơi phải
đảo trộn nhiều lần trong ngày. Không phơi quả trên nền xi măng, chỉ phơi trên vải,
cót, nong, nia,… Hạt sau khi thu tiếp tục phơi 2 - 3 nắng cho khô, sàng sảy sạch thu
hạt tốt cho vào bao vải hoặc chum, vại đem đi bảo quản.
* Xử lý hạt giống
Hạt giống trước khi gieo được mài nhẹ làm mòn một phần vỏ hạt để nước có
thể thấm vào bên trong hạt, chỉ nên mài bên hông hạt, tránh làm tổn thương phơi
hạt. Ngâm hạt trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05% trong 10 phút, sau đó vớt ra
rửa sạch và ngâm hạt trong nước ấm 40oC từ 6 - 8 giờ, hạt được vớt ra và ủ trong túi
vải. Hằng ngày rửa chua bằng nước ấm (nước sạch), túi vải ủ hạt phải luôn luôn ẩm.
Sau 3 - 4 ngày hạt nẩy mầm có thể đem đi gieo.
* Chuẩn bị bầu đất
Dùng túi bầu PE 10 x 15 cm đựng hỗn hợp ruột bầu. Thành phần ruột bầu
gồm 80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã huoai. Đất làm ruột bầu được đập sàn

4


nhỏ trộn đều với phân và đổ vào bầu thật đầy, sau đó xếp thành luống có chiều
ngang 0,8 -1m, chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống 0,4 m.
* Gieo hạt
Trước khi gieo hạt, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày.
Chọn những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa được vót nhọn một đầu tạo lổ
giữa bầu sâu 1 - 1,5 cm rồi gieo hạt vào, phủ một lớp đất mịn vừa lấp kín hạt, dùng
rơm (hoặc cỏ khơ, lá) đã qua khử trùng bằng nước vôi trong để che phủ mặt luống,
bên trên dùng dàn che nắng 50% - 70%. Hằng ngày tưới nước đều (sáng sớm và
chiều tối), đủ ẩm. Sau 4 - 5 ngày, cây mạ mọc đều thì bỏ lớp vật liệu che phủ (rơm,
rạ, cỏ, lá khô) và chăm sóc luống bầu, bầu nào cây chết phải được cấy dặm ngay.
Chú ý đề phòng nấm bệnh và cơn trùng phá hoại cây mầm.

* Chăm sóc cây con
Hàng ngày tưới nước đủ ẩm vào sáng sớm và chiều tối. Khi cây còn nhỏ, mỗi
ngày tưới 2 lần, 2 - 3 lít/m2/1 lần. Khi cây đã lớn, 1 lần/ngày hoặc 2 ngày/1 lần, 4 5 lít/m2/1 lần. Cách 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần.
Cây con trong giai đoạn vườn ươm có sự cạnh tranh mạnh mẽ về không gian
dinh dưỡng (đặc biệt là nhu cầu ánh sáng) hoặc do nhiều lý do khác, những cây
khơng có khả năng cạnh tranh sẽ sinh trưởng kém vì vậy cần bố trí cây con một
cách hợp lý, đồng thời cần tạo dàn che bóng cho cây với tỷ lệ che phủ khác nhau từ
30 - 50%. Khi cây con bén rễ thì tháo dỡ dần dàn che ra.
Khi cây con đạt chiều cao 10 - 15 cm thì tiến hành đảo bầu nhằm tránh
trường hợp rễ cây phát triển xuyên qua túi bầu, xếp các cây có cùng chiều cao với
nhau để tiếp tục chăm sóc hoặc bón thúc. Cần bón thúc cho những cây có sức sinh
trưởng kém bằng phân urê hoặc sunfat đạm với liều lượng là 0,25 gam hoặc NPK
16-16-8 pha lỗng 1%, sau khi bón thúc phải tưới lại bằng nước.
Trước khi xuất vườn từ 2 - 4 tuần, ngừng hẳn việc tưới phân, giảm lượng
nước tưới để hãm cây nhằm giúp cây con cứng cáp, làm quen dần với điều kiện khó
khăn khi đem trồng rừng.

5


Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 5 - 6 tháng, cây có chiều cao tối thiểu
35 cm, đường kính cổ rễ 4 - 7 mm thì có thể đem xuất vườn (Công ty cổ phần
Giống Lâm nghiệp vùng Nam bộ, 2011).
2.2. Đặc điểm một số loài sâu hại chính
2.2.1. Rệp muội bơng Aphis gossypii Glover (Homoptera: Aphididae)
* Ký chủ và phân bố
Rệp muội bông phá hại trên 215 lồi cây khác nhau, trong đó có bơng, đay
và những cây thuộc họ dưa (Nguyễn Xuân Thành, 1996).
Loài này gây hại trên cây mãng cầu xiêm (Vũ Thị Nga, 2010).
Loài này cũng gây hại trên cây gõ đỏ tại Trảng Bom, Đồng Nai.

Chúng phân bố từ 40 vĩ độ Nam đến 60 vĩ độ Bắc bao gồm các nước trồng
bông, đay như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc,…Ở Việt Nam gặp chúng
ở các tỉnh đồng bằng và trung du. Có nhiều vào các tháng 2 đến tháng 6 (Nguyễn
Xuân Thành, 1996).
* Đặc điểm hình thái
Rệp có hai dạng hình: dạng có cánh và dạng khơng có cánh.
Dạng hình rệp cái khơng cánh có chiều dài thân 1,5 - 1,9 mm. Mùa hè rệp có
màu xanh vàng hoặc ngả vàng. Mùa xuân khi nhiệt độ xuống thấp rệp có màu xanh
đen, xanh thẫm. Râu đầu 6 đốt, trên đốt râu thứ 3 và thứ 4 có lỗ cảm giác. Ống bụng
ngắn hình trụ, phiến đi màu xanh.
Dạng hình rệp cái có cánh chiều dài thân từ 1,2 đến 1,8 mm. Mình màu vàng
hay xanh đậm. Phiến lưng ngực trước màu đen. Mùa hè có màu vàng, mùa đơng có
màu xanh đen. Trên đốt râu thứ 3 có lỗ cảm giác. Ống bụng hình ống màu đen.
Rệp non khơng cánh: mùa hè có màu vàng hoặc xanh, mùa xuân có màu
xanh xám, mắt kép màu hồng.
Rệp non có cánh: mùa hè có màu vàng nhạt, mùa xuân có màu vàng đậm.
Các đốt bụng phía lưng có những điểm trắng trịn (Nguyễn Xuân Thành, 1996).

6


* Đặc điểm sinh học và tác hại
Rệp trưởng thành đẻ trứng mặt dưới của lá. Trong điều kiện nhiệt độ và độ
ẩm thích hợp, rệp sinh sản theo cách đơn tính và đẻ con ra. Một rệp cái đẻ trung
bình từ 30 - 50 con. Rệp non và trưởng thành sống tập trung ở ngọn và mặt dưới lá
non, ít di chuyển, khi rệp xuất hiện với mật độ cao hoặc cuối vụ thường xuất hiện
dạng có cánh để di chuyển phát tán.
Vịng đời trung bình: 15 - 20 ngày.
Rệp gây hại bằng cách chích hút nhựa cây làm lá bị nhạt màu, xoăn lại, cây
sinh trưởng kém, mật độ rệp cao lá bị vàng héo. Chất dịch do rệp tiết ra dẫn dụ kiến

đến và là môi trường cho nấm mốc phát triển làm lá bị đen. Rệp muội bơng cịn là
mơi giới truyền bệnh virus cho cây.
* Phịng trừ
Bón phân tưới nước đầy đủ cho cây sinh trưởng tốt; ngắt bỏ các lá bị rệp
nhiều; dùng các loại thuốc như: Sherpa, Fastac, Dimethoaste, Acephate,
Suprathion,... (Phạm Văn Biên và ctv, 2003).
2.2.2. Rệp sáp giả cam Pseudococcus citri Risso (Homoptera: Pseudococcidae)
* Kí chủ
Rệp sáp giả cam gây hại trên nhiều loài cây như chuối, dứa, lạc, một số cây
gỗ, cây bụi, cây thân thảo, chúng gây hại trên cây cà phê, hồ tiêu (Nguyễn Xuân
Thành và Phạm Thị Thuỳ, 2005), loài này gây hại trên cây mãng cầu xiêm (Vũ Thị
Nga, 2010).
Loài này cũng gây hại trên cây gõ đỏ tại Trảng Bom, Đồng Nai.
* Đặc điểm hình thái
Con trưởng thành có màu vàng nhạt đến vàng cam, trên lưng có phủ sáp màu
trắng. Có 18 đơi tua sáp nằm xung quanh hai bên hông và một đôi nằm ở đi dài
gấp rưởi các đơi tua sáp cịn lại (Nguyễn Văn Liêm, 2005).
* Đặc điểm sinh học
Các pha phát dục và vòng đời của rệp thay đổi theo các mùa trong năm và
phụ thuộc khá rõ vào điều kiện nhiệt độ và mơi trường. Trong mùa hè vịng đời

7


ngắn nhất và mùa đơng có vịng đời dài nhất. Vòng đời của rệp sáp giả kéo dài 26,8
- 56,3 ngày.
Trong quần thể rệp sáp giả luôn tồn tại cả hai giới tính (đực và cái), trong đó
tỷ lệ trưởng thành đực chiếm khoảng 6,1 - 44,4% và luôn thấp hơn so với tỷ lệ
trưởng thành cái. Trưởng thành đực chỉ sống trong khoảng từ 2,9 đến 5,0 ngày.
Trưởng thành cái có tuổi thọ từ 19,6 - 32,9 ngày.

Rệp trưởng thành cái thường nằm yên ở một chỗ, đẻ trứng thành ổ có lớp sáp
bọc bên ngồi. Trưởng thành cái có sức sinh sản cao, trung bình một trưởng thành
cái đẻ 124,3 - 232,7 trứng (Nguyễn Văn Liêm, 2005).
* Đặc điểm gây hại
Rệp sống và hút nhựa trên chồi non, lá, quả, rễ, củ làm cây héo vàng và có
thể khơ chết, giảm năng suất và chất lượng quả.
Lồi này thường gây hại những bộ phận trên mặt đất, đôi khi còn gây hại cả
phần gốc và rễ cây. Rệp có cơ thể nhỏ bé, có sức sinh sản cao tạo ra các quần thể
rệp có số lượng lớn, rệp làm cho lộc cây còi cọc, gây rụng hoa, rụng quả (Nguyễn
Văn Liêm, 2005).
* Phòng trừ
Sử dụng nấm Metarhizium anisopliae để phòng trừ rệp sáp giả cam hại cây
cà phê trên diện rộng có hiệu quả ở nồng độ dịch bào tử nấm 108 bào tử/ml, phun
lên hỗn hợp phân hữu cơ xốp bón quanh gốc và giữ ẩm. Hiệu quả trừ rệp sau phun
45 ngày đạt 90%, sau 12 tháng đạt trên 70% (Nguyễn Xuân Thành và Phạm Thị
Thuỳ, 2005).
2.2.3. Bọ phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell (Homoptera: Aleyrodidae)
* Ký chủ và phân bố
Bọ phấn trắng gây hại trên đu đủ, dâu, được ghi nhận là loài gây hại nghiêm
trọng trên cây ổi và khoai mì. Chúng cịn gây hại trên một số cây rừng như: cây
trâm Syzigium jambolanum, tếch Tectona grandis, Thespesia populnea, ngọc lan
vàng Michelia champaca, Euphorbia pulcherimma, bạch đàn trắng Eucalyptus

8


camaldulensis, mít gai Artocarpus heterphyllus, Bauhinia variegate, Pongamia
glabra, Polyalthia longifolia,…
Phân bố ở Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan,…(David B V và Ananthakrishnan T
N, 2004).

Loài này cũng gây hại trên cây gõ đỏ tại Trảng Bom, Đồng Nai.
* Đặc điểm hình thái và sinh học
Trứng có hình bầu dục, màu vàng trong và được đẻ ở mặt dưới của lá theo
hình xoắn ốc kèm theo chất sáp tiết ra từ bụng của con cái (David B V và
Ananthakrishnan T N, 2004).
Sâu non có 3 giai đoạn. Nhộng có màu hơi vàng, thân gần như hình bầu dục,
dài khoảng 1 mm và rộng khoảng 0,75 mm. Con trưởng thành cả con đực và con cái
đều có cánh, thân có màu vàng dài khoảng 2 - 3 mm, mắt màu nâu đỏ, cánh màu
trong suốt khi mới vũ hố, sau đó vài giờ thì cánh được phủ một lớp sáp màu trắng
(Waterhouse và ctv, 1989).
Một con cái đẻ trung bình 16 trứng và thời gian trứng nở từ 4 đến 10 ngày.
Thời gian sống của sâu non kéo dài từ 12 - 33 ngày. Sự xuất hiện các búi sáp và các
sợi trong suốt giống như thuỷ tinh từ các lỗ chân lông dọc hai bên cơ thể là đặc
điểm rất đặc trưng của loài này. Tổng thời gian của các giai đoạn phát triển khác
nhau kéo dài khoảng 21 - 30 ngày.
Kẻ thù tự nhiên của bọ phấn trắng bao gồm một số loài ký sinh như Encarsia
haitiensis and E. Guadeloupae và một số loài ăn bọ phấn trắng như Cryptolaemus
montrouzieri, Axinoscymnus puttarudriahi, Scymnus coccivora, S. nubilus,
Cheilomenes sexmaculatus, Chilocorus nigritus, Pseudaspidimerus trinotatus và
Seragium

parcesetosum

(Coccinellidae),

Cybocephalus

sp.

(Nitidulidae),


Chrysoperla carnea, Apertochrysa sp., Mallada astur và M. boninenis (Neuroptera)
và Acletoxenus indicus (Diptera: Drosophilidae) (David B V và Ananthakrishnan T
N, 2004).
* Đặc điểm gây hại: Cả sâu non, trưởng thành chích và hút nhựa của cành lá
làm cho lá bị rụng sớm. Phần lớn thiệt hại được gây ra bởi sâu non đầu giai đoạn 3.

9


Ngoài ra chất dịch và sáp do bọ phấn trắng tiết ra là mơi trường thích hợp
cho nấm bồ hóng phát triển làm giảm sự quang hợp, cây sinh trưởng kém. Và bọ
phấn trắng cũng là môi giới truyền bệnh virus cho cây (Waterhouse và ctv, 1989).
* Phòng trừ
Sử dụng biện pháp sinh học để phòng trừ bọ phấn trắng như bọ cánh cứng
Nephaspis amnicola đã chứng minh được hiệu quả phịng trừ. Lồi bọ cánh cứng
này ăn bọ phấn trắng ở tất cả các giai đoạn nhưng phần lớn là ở giai đoạn sâu non.
Sử dụng hai ký sinh trùng ong bắp cày Encarsia haitiensis và Encarsia sp. có hiệu
quả trong việc phòng trừ bọ phấn trắng với mật độ thấp (Kumashiro và ctv,1983).
Dùng biện pháp hoá học: Phun 0,1% malathion, dầu neem 0,3% hoặc chất
điều tiết sự phát triển của côn trùng diflufenthiuron 0.012% để giảm thiểu mức độ
phá hoại (David B V và Ananthakrishnan T N, 2004).
2.3. Đặc điểm một số loài thiên địch
2.3.1. Bọ rùa 6 vệt đen Menochilus sexmaculatus Fabr. (Coleoptera:
Coccinellidae)
* Đặc điểm hình thái
Trưởng thành của bọ rùa 6 vệt đen khi mới vũ hố có màu vàng nhạt, sau
khoảng 3 giờ màu sắc đậm dần lên và chuyển sang màu đỏ cam. Trưởng thành cái
có màu đỏ đậm hơn và phía cuối cơ thể nhọn hơn con trưởng thành đực.
Kích thước cơ thể của trưởng thành cái trung bình là 5,0 mm x 4,0 mm, của

trưởng thành đực 4,2 mm x 3,6 mm. Trên cánh cứng có 6 vệt đen, 4 vệt phía trước
hình lượn sóng, hai vệt phía sau hình chấm trịn.
Trứng có hình elip, màu vàng nhạt. Trứng có kích thước trung bình là 1,13
mm x 0,53 mm.
Sâu non từ tuổi 2 đến tuổi 4 có màu đen, có những đốm vàng trên lưng, các
đốm này trở nên đậm dần theo tuổi của sâu non. Cơ thể ấu trùng thon dài, phía đi
hơi nhọn.
Nhộng màu vàng nhạt, có những đốm đen trên mặt lưng, nhộng có kích
thước trung bình là 4,2 mm x 3 mm.

10


* Đặc điểm sinh học
Sâu non của bọ rùa này có 4 tuổi. Thời gian vịng đời của bọ rùa 6 vệt đen là
14,17 - 15,60 ngày.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm có nhiệt độ trong khoảng 28,6 - 30,8oC và
ẩm độ trong khoảng 82 - 91%, một sâu non tuổi 4 bọ rùa 6 vệt đen ăn được trung
bình 70,4 cá thể rệp muội/ngày. Một trưởng thành loài bọ rùa này có thể ăn được
57,8 rệp muội/ngày. Khả năng ăn mồi của bọ rùa 6 vệt đen rất có ý nghĩa trong việc
hạn chế mật độ rệp muội Aphis gossypii Glover (Vũ Thị Nga, 2010).
2.3.2.

Bọ

rùa

chữ

nhân


Coccinella

transversalis

Fab.

(Coleoptera:

Coccinellidae)
* Đặc điểm hình thái
Trứng bọ rùa chữ nhân hình bầu dục, màu vàng nhạt và sau đó màu sắc sẫm
dần khi trứng sắp nở. Sâu non có màu đen và có các đốm màu vàng cam trên lưng.
Nhộng bọ rùa chữ nhân có màu vàng cam, trên lưng có các đốm đen nhỏ. Bọ rùa
chữ nhân trưởng thành thường có màu màu vàng cam hay đỏ, trên mỗi cánh có ba
đơi vệt đen ngang. Vệt đen thứ nhất hình chữ nhân, hai vệt đen sau hình lượn sóng.
* Đặc điểm sinh học
Trong điều kiện nhiệt độ 27 - 29oC, độ ẩm 80 - 85%, vòng đời của C.
transversalis kéo dài từ 20 - 27 ngày. Trong đó, pha trứng 3,86 ± 0,08 ngày, pha sâu
non 14 - 17 ngày, pha nhộng 3 - 6 ngày.
Cả 10 cặp bọ rùa chữ nhân trong phịng thí nghiệm đều có khả năng đẻ trứng,
giai đoạn trước đẻ trứng 3 - 6 ngày. Mỗi bọ rùa cái có thể đẻ từ 16 - 467 trứng,
trung bình khoảng 177 trứng.
Khả năng ăn mồi của bọ rùa chữ nhân khá cao. Giai đoạn sâu non ăn hết
khoảng 150 rệp. Bọ rùa trưởng thành ăn hết 30 rệp/ngày (Mai Phú Quý và ctv,
2005).

11



×