Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ rệp myzus persicae đến năng suất, hàm lượng đường cao lương ngọt tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 88 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG NGỌC HIẾU

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA BIỆN PHÁP
PHÕNG TRỪ RỆP MYZUS PERSICAE ĐẾN
NĂNG SUẤT, HÀM LƢỢNG ĐƢỜNG CAO
LƢƠNG NGỌT TẠI THÁI NGUYÊN

Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10


LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS Trần Ngọc Ngoạn
2. TS. Bùi Lan Anh




Thái Nguyên - Năm 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình khoa học
nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn, sử dụng trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc.


Tác giả


Đặng Ngọc Hiếu


















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Nông học và phòng Quản lý đào tạo sau Đại
học, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp phòng
trừ rệp Myzus persicae đến năng suất, hàm lượng đường cao lương ngọt
tại Thái Nguyên”.
Trước hết tôi, xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa cùng các thầy, cô giáo đã giảng dạy trong chương trình Thạc
sĩ ngành Khoa học cây trồng, những người đã truyền đạt cho tôi kiến thức quý
báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Trần Ngọc Ngoạn và
TS. Bùi Lan Anh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài cũng như hoàn chỉnh luận văn.
Để hoàn thành khóa học này, tôi còn nhận được sự động viên hỗ trợ rất
lớn từ gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để tôi học tập
và nghiên cứu.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên
luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong được sự tham gia đóng góp ý
kiến của các thầy cô và các bạn để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 10 năm 2014
Tác giả


Đặng Ngọc Hiếu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Yêu cầu của đề tài 2
4. Ý nghĩa của đề tài 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.2. Tình hình nghiên cứu về cây cao lương 4
1.2.1. Nguồn gốc, phân bố và 1 số đặc điểm nông sinh học
của cây cao lương 4
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất về cao lương ngọt trên thế giới 9
1.2.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất về cao lương ngọt ở Việt Nam 11
1.3. Tình hình nghiên cứu về rệp và biện pháp phòng trừ rệp 16
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về rệp và biện pháp phòng trừ rệp trên thế giới 16
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về rệp và biện pháp phòng trừ rệp hại
cây trồng nông nghiệp ở Việt Nam 18
1.4. Nhận xét chung từ tổng quan và những vấn đề cần phải tiến hành
nghiên cứu về rệp Myzus persicae hại cao lương ngọt 23
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 24
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24
2.3. Nội dung nghiên cứu 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu 24

2.4.1. Phương pháp xác định thành phần, tần suất xuất hiện và
diễn biến của các loài rệp hại cao lương ngọt 24
2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của rệp Myzus persicae
hại trên cao lương ngọt 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


2.4.3. Nghiên cứu hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong
phòng trừ rệp Myzus persicae hại cao lương ngọt 28
2.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ rệp
Myzus persicae đến năng suất và hàm lượng đường trong cao lương ngọt 31
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 31
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
3.1. Thành phần, tần suất xuất hiện và diễn biến của các loài rệp hại
trên cao lương ngọt tại Thái Nguyên 32
3.1.1. Thành phần, tần suất xuất hiện của các loài rệp hại trên cao lương
ngọt tại Thái Nguyên 32
3.1.2. Diễn biến mật độ rệp Myzus persicae qua các kỳ điều tra 32
3.2. Đặc điểm sinh vật học của rệp Myzus persicae hại trên cao lương
ngọt tại Thái Nguyên 34
3.2.1. Đặc điểm hình thái của rệp Myzus persicae hại trên cao lương
ngọt tại Thái Nguyên 34
3.2.2. Thời gian phát dục của rệp Myzus persicae 36
3.2.3. Khởi điểm phát dục (t
o
), tổng tích ôn hữu hiệu (K) và số lứa lý thuyết
(Y) của rệp Myzus persicae trên cao lương ngọt 39
3.2.4. Sức sinh sản của rệp Myzus persicae trên cao lương ngọt 41
3.2.5. Nhịp điệu sinh sản của rệp Myzus persicae trên cao lương ngọt 43

3.3. Hiệu lực của thuốc BVTV trong phòng trừ rệp Myzus persicae
hại trên cao lương ngọt tại Thái Nguyên. 44
3.3.1. Hiệu lực của thuốc BVTV trong phòng trừ rệp Myzus persicae
hại trên cao lương ngọt tại Thái Nguyên ở trong phòng thí nghiệm. 44
3.3.2. Hiệu lực của thuốc BVTV trong phòng trừ rệp Myzus persicae
hại trên cao lương ngọt tại Thái Nguyên ở ngoài đồng ruộng 46
3.4. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ rệp
Myzus persicae đến năng suất và hàm lượng đường cao lương ngọt
tại Thái Nguyên 47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


3.4.1. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ rệp Myzus
persicae đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cao lương ngọt 47
3.4.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ rệp
Myzus persicae đến hàm lượng đường trong các giai đoạn sinh trưởng
của cao lương ngọt 50
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52
4.1. Kết luận 52
4.2. Đề nghị 53


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FAO



BVTV
IPM
KLT
KLTL
NLSH
NSLT
NSTT
ICRISAT

SAS
Food and Agriculture Organization of the United
Nations - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
Hiệp Quốc.
Bảo vệ thực vật
Quản lý dịch hại tổng hợp
Khối lượng thân tươi
Khối lượng thân lá tươi
Nhiên liệu sinh học
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu
Viện nghiên cứu cây trồng vùng khô hạn và bán
khô hạn quốc tế
Statistical Analysis System - Phần mềm thống kê và
xử lý số liệu SAS


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Bảng phân loại giống căn cứ theo thời gian từ gieo
đến hạt chín sinh lý 9
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới trong 5 năm gần đây 11
Bảng 3.1. Thành phần, mức độ phổ biến của rệp hại cao lương ngọt
ở Thái Nguyên trong thời vụ xuân hè năm 2013 32
Bảng 3.2. Diễn biến mật độ rệp Myzus persicae qua các kỳ điều tra vụ xuân hè
2013 tại Thái Nguyên 33
Bảng 3.3. Thời gian phát dục của rệp Myzus persicae ở nhiệt độ 25
o
C 37
Bảng 3.4. Thời gian phát dục của rệp Myzus persicae ở nhiệt độ 30
o
C 38
Bảng 3.5. Sức sinh sản của rệp Myzus persicae hại cao lương ngọt
ở 2 mức nhiệt độ 25
o
C, 30
o
C và ẩm độ 83,0% 41
Bảng 3.6. Nhịp điệu sinh sản của rệp Myzus persicae hại cao lương ngọt
ở mức nhiệt độ 25
o
C và ẩm độ 83,0% 43
Bảng 3.7. Hiệu lực tiêu diệt rệp của thuốc BVTV (TN trong phòng) 45
Bảng 3.8. Hiệu lực phòng trừ rệp (TN ngoài đồng ruộng) 46
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ
rệp Myzus persicae đến các yếu tố cấu thành năng suất cao lương ngọt 48
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ

rệp Myzus persicae đến năng suất cao lương ngọt 49
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ r
ệp Myzus persicae đến hàm lượng trong cao lương ngọt 50


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ chọn điểm điều tra 25
Hình 3.1. Diễn biến mật độ rệp 34
Hình 3.2. Chiều dài của rệp có cánh và rệp không có cánh
tại các pha phát dục 35
Hình 3.3. Chiều rộng của rệp có cánh và rệp không có cánh
tại các pha phát dục 36
Hình 3.4. Sức sinh sản của rệp Myzus persicae hại cao lương ngọt
ở 2 mức nhiệt độ 25
o
C, 30
o
C và ẩm độ 83,0% 42
Hình 3.5. Nhịp điệu sinh sản của rệp Myzus persicae hại cao lương ngọt
ở mức nhiệt độ 25
o
C và ẩm độ 83,0% 44
Hình 3.6. Hiệu lực tiêu diệt rệp của thuốc BVTV trong phòng thí nghiệm (%) 45
Hình 3.7. Hiệu lực tiêu diệt rệp của thuốc BVTV ngoài đồng ruộng (%) 47
Hình 3.8. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ rệp
Myzus persicae đến các yếu tố cấu thành năng suất cao lương ngọt 48

Hình 3.9. Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ rệp
Myzus persicae đến năng suất cao lương ngọt 49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cao lương ngọt là một trong những cây “năng lượng sinh học” tiềm năng ở
Việt Nam trong tương lai vì: nó không chỉ có năng suất sinh khối lớn (> 60 tấn/ha)
mà còn có hàm lượng đường cao nên cao lương ngọt có hiệu suất chuyển hóa
Ethanol vượt trội hơn so với sắn, mía và ngô. Ngoài ra, cao lương ngọt có khả
năng chịu hạn tốt, không kén đất nên có thể trồng trọt có hiệu quả ở hầu hết
các vùng của nước ta. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội đó, cao lương ngọt bị
nhiều loài sâu bệnh xuất hiện, phát sinh, phát triển và gây hại trong suốt quá
trình sinh trưởng, phát triển làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và
hàm lượng đường. Trong số đó, rệp là một trong những đối tượng gây hại nguy
hiểm nhất đối với cây trồng nói chung và cao lương nói riêng (George C.
McGavin, 1993) [21]. Ngoài ra, rệp còn có mối quan hệ cộng sinh với một số loài
kiến (Detrain C. et al, 2010; Francois J.V. et al., 2012; Verheggen F.J.et al., 2009)
[13], [20], [36], tạo điều kiện cho nấm muội đen phát sinh, phát triển bao phủ mặt
lá làm cản trở khả năng quang hợp của lá, làm cho cây chậm lớn, giảm năng suất và
hàm lượng đường (Williams I.S. et a., 2000) [38]. Rệp còn có khả năng thích nghi
cao với sự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh bằng cách liên tục chuyển đổi giữa
sinh sản đơn tính với sinh sản hữu tính (Dubnik H., 1991) [16]. Bên cạnh đó, các
chất đường do rệp tiết ra có tác dụng làm giảm hiệu quả của thuốc trừ nấm bệnh
cây trồng (Dik A.J. and van Pelt A.J., 1992) [14].
Rệp có 2 loại hình (có cánh và không có cánh) tùy thuộc vào điều kiện
thời tiết khí hậu, thức ăn. Trong điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi và đủ thức

ăn, rệp phát triển thành loại hình không cánh (aptera); còn trong điều kiện thời
tiết khắc nghiệt và khan hiếm thức ăn, rệp phát triển thành loại hình có cánh
(alate) (Boerner C. und Heize K., 1957) [11]
. Rệp không cánh (aptera) có
khả năng sinh sản cao hơn so với loại hình rệp có cánh (alate) 70%
(Dixon,
A.F.G. & Wratten, S.D., 1971) [15].

Rệp có 2 hình thức sinh sản (hữu tính và vô tính) (Ross Piper, 2007) [32]
.

Ở những nơi có nhiệt độ cao (vùng nhiệt đới, trong nhà kính hay mùa xuân và
mùa hè ở vùng ôn đới), rệp sinh sản vô tính và đẻ con. Còn ở những nơi có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


2
nhiệt độ thấp (mùa thu và mùa đông ở các nước ôn đới), rệp sinh sản hữu tính
(có thụ tinh) và đẻ trứng (Hales Dinah F. et al., 2002; Navdeep S. Mutti, 2006)
[23], [27].
Trước thực tế đó, để có cơ sở cho việc nghiên cứu biện pháp phòng trừ
rệp đạt hiệu quả cao góp phần phát triển ổn định và bền vững cây cao lương
ngọt làm nguyên liệu sản xuất ethanol sinh học tại Việt Nam
: “Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ rệp
Myzus persicae đến năng suất, hàm lượng đường cao lương ngọt tại Thái
Nguyên”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và hiệu quả phòng trừ của rệp
Myzus persiace hại cao lương ngọt.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV đến năng suất và
hàm lượng đường cao lương ngọt.
3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định thành phần, tần suất xuất hiện và đặc điểm sinh vật học của
rệp Myzus persicae hại cao lương ngọt.
- Xác định hiệu quả của biện pháp phòng trừ rệp Myzus persicae.
- Xác định được ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV đến năng suất
và hàm lượng đường cao lương ngọt.
4. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả của đề tài nghiên cứu là cơ sở khoa học để xây dựng biện pháp
phòng trừ rệp tốt nhất đảm bảo cho cây cao lương ngọt sinh trưởng, phát triển tốt,
có năng suất, hàm lượng đường cao trong điều kiện sinh thái tại tỉnh Thái Nguyên
góp phần giải quyết những khó khăn trong phòng trừ rệp hại cao lương ngọt.







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Rệp là loài gây hại rất nhiều cây trồng khác nhau như: cây lương thực,
cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ngắn ngày, cây dược liệu, cây hoa và cây
cảnh. Bởi vậy nó có thể gây hại quanh năm theo chu kỳ trồng cây luân chuyển

khác nhau theo chu kỳ năm. Đây cũng là nguyên nhân rệp gây hại một số cây
thứ yếu nay trở thành chủ yếu, đặc biệt là cây cao lương. Chúng không chỉ tập
trung thành từng đàn hút các chất dinh dưỡng ở nõn, bẹ lá và bông của cây cao
lương ngọt mà còn là môi giới truyền bệnh virus gây khảm lá và bệnh đốm lá
trên cây làm giảm năng suất và hàm lượng đường của cao lương ngọt
(Wicklow D.T. et al., 2009) [37].
Ở nước ta, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về các loài rệp hại cây
trồng như: Quách Thị Ngọ (2000), Nguyễn Viết Tùng (1991), Phạm Văn Lầm
(2002) [4], [6], [5] đều cho rằng tác hại của loài rệp ngày càng to lớn, vì rệp
sinh sản vô tính đẻ con. Tuy khả năng sinh sản của rệp không lớn, nhưng vòng
đời của rệp ngắn nên chúng có khả năng tích lũy số lượng lớn, mật độ tăng
nhanh và gây hại lớn. Nhiều công trình nghiên cứu về rệp đã đề cập tới các đặc
điểm sinh học, đặc tính gây hại của từng loài, ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường đến sức tăng quần thể, để làm cơ sở cho việc nghiên cứu các biện
pháp phòng trừ rệp có hiệu quả. Trong các biện pháp phòng chống rệp, biện
pháp mà người dân quan tâm nhất là sử dụng thuốc hóa học. Biện pháp này
không những gây ô nhiễm môi trường, tiêu diệt rất nhiều loài thiên địch trong
vườn trồng cao lương ngọt mà còn hình thành tính kháng thuốc, chống thuốc
của rệp.
Hiện nay các nhà khoa học quan tâm đến biện pháp sinh học, trong đó
để kiểm soát được rệp hại thì người dân phải thường xuyên thăm đồng và bảo
vệ kẻ thù tự nhiên là trọng điểm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


4
1.2. Tình hình nghiên cứu về cây cao lƣơng
1.2.1. Nguồn gốc, phân bố và 1 số đặc điểm nông sinh học của cây cao
lƣơng

Cây cao lương (Sorghum bicolor L. Moench) thuộc chi lúa miến hay chi
Cao lương (chi Sorghum) một trong 30 loài thực vật họ hòa thảo (họ Poaceae).
Theo Evelyn (1951) [19], cao lương có nguồn gốc từ miền Trung Phi cách đây
5 - 7 nghìn năm, sau đó được phát triển ở Ấn Độ, Trung Quốc và được du nhập
vào Mỹ năm 1890 để làm thức ăn gia súc. Hiện nay có hàng triệu người ở châu
Phi, châu Mỹ La Tinh… dùng cao lương như một loại lương thực chính trong
bữa ăn hàng ngày.
Cao lương có khả năng chống chịu với những điều kiện ngoại cảnh bất
thuận đặc biệt là hạn và ngập úng, chúng đóng vai trò quan trọng hơn trong các khu
vực có khí hậu khô cằn. Hiện tại cao lương là cây lương thực chủ yếu của vùng bán
khô hạn của thế giới. Cao lương thường được trồng luân canh với lúa mỳ, ngô và là
một thành phần quan trọng trên các bãi chăn thả gia súc của nhiều khu vực nhiệt
đới. Các loài lúa miến là cây lương thực quan trọng ở châu Phi, Trung Mỹ và Nam
Á, là “cây lương thực đứng hàng thứ năm trên thế giới”.
Trung tâm khởi nguyên chính của cao lương là ở châu Phi, vùng đất khô
hạn, lượng mưa hàng năm rất thấp. Có thể cao lương được trồng đầu tiên ở
Ethiopia sau đó lan rộng ra nhiều nước ở Châu Phi. Cao lương được trồng ở
Hoa Kỳ vào năm 1850. Hiện nay cao lương được phân bố rộng khắp các vùng
nhiệt đới, cận nhiệt đới, và các khu vực ôn đới ấm của thế giới. Cao lương là
loại cây trồng nhiệt đới và bán nhiệt đới do đó không thể trồng ở điều kiện lạnh
giá; cao lương thích nghi với khoảng điều kiện khí hậu rộng lớn từ những vùng
có lượng mưa hàng năm cao đến những nơi khô hạn. Mặc dù lượng mưa và các
yếu tố khác quyết định mùa vụ và thời gian sinh trưởng của cao lương nhưng
cao lương vẫn có thể trồng và phát triển ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt
và trình độ thâm canh hạn chế. Cao lương rất thích nghi với vùng đất nóng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


5

khô hạn và bán khô hạn và là cây trồng chính ở châu Phi, châu Á, Nam Mỹ và
châu Đại Dương, những nơi quá nóng và khô không phù hợp sản xuất ngô.
Đây cũng là cây trồng lấy hạt chính ở những vùng khô hạn và bán khô hạn.
Cây cao lương có xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên điều kiện khí hậu nóng ẩm là
điều kiện thuận lợi cho phát triển. Cao lương có ngưỡng nhiệt phát triển 15 -
37
0
C, nhiệt độ tối thích là 27
0
C. Đa số các giống cao lương hiện nay không
phản ứng với ánh sáng, tuy nhiên cao lương là cây trồng ngắn ngày.
Cao lương ngọt (Sweet sorghum) là một cây thuộc họ hòa thảo, chiều
cao trung bình từ 0,6 - 5m tùy thuộc vào giống, điều kiện canh tác và môi
trường. Đặc điểm thực vật học cũng như thời gian sinh trưởng của cây cao
lương tương tự cây ngô và các cây ngũ cốc khác.
Cao lương là cây thân thẳng, chứa nhiều nước. Tùy từng giống và điều
kiện sinh trưởng mà chiều cao cây thay đổi từ 0,5 - 5m, cũng có giống cao tới
6m. Đa số là cây hàng năm nhưng có các giống cây lâu năm tùy thuộc vào tổng
tích ôn của từng giống trong điều kiện trồng cụ thể, do vậy mà thời gian sinh
trưởng của chúng cũng khác nhau.
Thân cao lương gồm các lóng và đốt, lá mọc ra từ đốt, chồi có thể mọc
ra từ các đốt thân. Thời gian đẻ nhánh sớm hay muộn tùy thuộc vào giống, thời
vụ và kỹ thuật canh tác. Cao lương có khả năng đẻ nhánh, nhánh được sinh ra
từ các đốt trên thân, các đốt sát mặt đất ra nhánh trước, nếu thân chính bị chết
đi thì các nhánh con sẽ mọc ra thay thế thân chính. Cao lương có sức tái sinh
rất mạnh, trồng một vụ có thể thu hoạch liên tiếp 2 - 3 lần, có khi tới 4 lần tùy
vào mức độ thâm canh. Nếu chăm sóc tốt, năng suất vụ gốc không kém vụ tơ,
thậm chí cao hơn. Mỗi mắt trên thân cao lương có những chồi mầm, khi đã thu
hoạch thân được chặt đi, những mầm ở phần gốc sẽ tiếp tục phát triển cho ra
những cây mới ở vụ sau. Nên thu hoạch vụ tơ đúng lúc khi hạt vừa cứng, nếu

thu hoạch trễ các chồi mầm sẽ già yếu đi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


6
Bộ rễ cao lương phát triển rộng, rễ chính đâm sâu với nhiều rễ phụ và rễ
bên, rễ chủ yếu xuất hiện ở tầng đất mặt. Rễ chính có thể đâm sâu tới 1,5m
dưới mặt đất nhưng thông thường tập trung ở độ sâu 0,9m hoặc có thể tăng lên
gấp 2 lần chiều sâu đó. Rễ cao lương là rễ chùm với rất nhiều rễ bên có khả
năng hút nước hiệu quả, rễ đâm rộng. Nhờ đặc điểm này mà cao lương có thể
sống ở những nơi khô hạn hơn ngô (Wilson, 1995) [39].
Thân cây cứng, thông thường thuộc dạng thân đứng, thân có thể khô
hoặc chứa nhiều nước, giữa thân có thể rỗng hoặc không, có đốt giống cỏ, nằm
trong họ hòa thảo. Đường kính thân dao động từ 0,5 - 5cm và thu nhỏ ở phần
ngọn. Tại mỗi mắt thân xuất hiện một lá và một chồi. Trên thân phát triển một
vài chồi nách làm cho cây cao lương đẻ nhánh nhiều và khỏe.
Lá cao lương rộng và dài, phân bố trên thân rất đa dạng, chúng có thể
tập trung phần gốc hoặc phân bố đồng đều trên thân ít hoặc nhiều. Số lá trên
thân chính có thể thay đổi từ 7 - 24 lá tùy thuộc từng giống. Lá cây trông rất
giống lá ngô, đôi khi cuộn tròn lại. Lá cao lương cũng có phần bẹ ôm sát vào
thân cây làm tăng độ cứng cho cây, bẹ lá thông thường có chiều dài khoảng 15
- 35cm và cuộn chặt lấy thân. Phiến lá thẳng hoặc lòng mo, dài từ 30 - 135cm
và rộng từ 1,5 - 13cm với mép lá thẳng hoặc gợn sóng, mặt lá thường phủ một
lớp phấn sáp. Gân giữa lá có thể có màu trắng, vàng đối với giống có thân rỗng
và khô hoặc màu xanh đối với giống thân có dịch.
Hoa cao lương kết lại thành bông dài 4 - 25cm, rộng 2 - 20cm, có thể
mọc thẳng đứng hoặc cong xuống như cổ ngỗng. Hoa cao lương mọc thành
chùm, chùm hoa có cả hoa đực và hoa cái, mỗi chùm gồm khoảng 6000 bông
con. Chùm hoa có một cuống trung tâm, với những nhánh cấp 1, cấp 2, đôi khi

có cấp 3, từ các nhánh này sinh ra các chùm hoa nhỏ. Chiều dài và khoảng
cách của những nhánh hoa quyết định hình dạng của chùm, từ hình nón hoặc
hình ô van kín.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


7
Cao lương là cây tự thụ phấn, đôi khi xảy ra hiện tượng giao phấn, tỷ lệ
giao phấn thường nhỏ hơn 6%.
Hạt cao lương có dạng tròn hoặc ô van có kích thước từ 4 - 8mm, có
nhiều màu sắc, hình dạng khác nhau tùy từng giống. Thường hạt được bao phủ
bởi lớp mày. Vỏ hạt cao lương cứng, có màu sẫm hoặc màu nâu đậm, có tính
kháng bệnh và các tác động gây hại nhưng làm gia súc khó tiêu hóa hơn
(Icrisat, 1996) [40]. Một kilogram giống chứa 25.000 đến 61.740 hạt. Hạt cao
lương có nhiều màu sắc khác nhau từ màu vàng nhạt, màu nâu đỏ nhạt đến
màu nâu sẫm tùy thuộc vào từng loại hạt nhiều tanin làm cho hạt có vị đắng.
Hạt cao lương khá nhỏ, đường kính khoảng 3 - 4mm, màu sắc hạt thay
đổi từ vàng nhạt đến nâu đỏ và nâu sẫm tùy thuộc vào giống. Các loài cao
lương hoang dại phân biệt bởi vòng đặc trưng với lông dài tại những mấu.
Chúng dễ nở hoa và nở trên nhiều nhánh, nhánh hoa có hình xoắn ốc. Đầu hoa
mang hai loại hoa, một loại không có cuống và có cả hoa đực lẫn hoa cái, loại
còn lại có cuống và thông thường là hoa đực.
Cũng như ngô, cao lương là cây C4 có khả năng sử dụng ánh sáng cao hơn
các loại cây khác, dưới điều kiện ánh sáng cao và nhiệt độ nóng, chúng có thể
quang tổng hợp mạnh hơn (nhiều nghiên cứu cho thấy hơn 90% chất khô tích lũy
được là do quang hợp) và sản xuất nhiều sinh khoáng, có khả năng thích nghi và
tiến hóa trong những vùng bị hạn chu kỳ (Trần Văn Hòa, 2003) [3]. Phần lớn các
loài cây cao lương có khả năng chịu khô hạn và chịu nóng cao, đóng vai trò quan
trọng trong các khu vực có khí hậu khô cằn. Chúng tạo thành một phần quan trọng

của các bãi chăn thả gia súc tại nhiều khu vực nhiệt đới.
Theo báo cáo từ các khu vực Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Tây Á, Địa
Trung Hải… thì cây cao lương là cây trồng chống chịu được với các loại đất từ
chua đến kiềm, đất ngập nước hay khô hạn, nồng độ muối cao, các loại nấm
bệnh cũng như cỏ dại (Duke, 1983) [17]. Cao lương có các đặc điểm về hình
thái và sinh lý cho phép nó có thể sinh trưởng và tồn tại trong điều kiện hạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


8
như: bộ rễ ăn sâu và lan rộng, bộ rễ phụ nhiều gấp 2 lần so với ngô, trên phiến
lá hoặc bẹ lá có một lớp sáp màu trắng nhạt bao phủ để bảo vệ chúng khỏi sự
mất nước dưới điều kiện khô nóng và làm giảm sự mất nước, khả năng tái sinh
mạnh mẽ và tự dừng sinh trưởng trong điều kiện hạn, phục hồi bình thường trở
lại khi điều kiện thuận lợi. Do vậy, cao lương có thể phát triển ở vùng nhiệt đới
và á nhiệt đới với lượng mưa hàng năm chỉ khoảng 400 - 600mm, nơi quá khô
ngô không trồng được. Không chỉ có khả năng sinh trưởng trong vùng hạn mà
nó còn có khả năng phát triển được ở điều kiện thường xuyên ngập nước, do
đó nó cũng có thể trồng ở những vùng có lượng mưa lớn.
Cao lương sinh trưởng được ở độ cao 0 - 2300m so với mực nước biển,
khoảng pH đất mà cao lương có thể sinh trưởng được rất rộng từ 5,0 - 8,5
(Icrisat,1996) [40]. Nhưng theo Duke (1983) [17] thì cao lương cũng có thể
trồng được ở những vùng đất có pH xuống tới 4,3 hoặc lên tới 8,7; khoảng
nhiệt độ cao lương có thể thích ứng được là từ 2 - 41
o
C, nhiệt độ hàng năm
trung bình có thể từ 7,8 - 27,8
0
C, thông thường khoảng 20,1

0
C. Cao lương có
thể thích ứng tốt trong các điều kiện nóng và lạnh của các vùng thuộc khu vực
nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Như vậy cao lương cho thấy khả năng chịu hạn, úng, nóng, lạnh và mặn
hơn hẳn những cây trồng khác. Đây là ưu điểm mới để cho phép canh tác cao
lương ở những vùng đất khó khăn, đặc biệt là trong điều kiện khô hạn.
Thời gian từ gieo đến thu hoạch hạt là một trong những yếu tố quan
trọng để phân loại các giống cao lương, bố trí mùa vụ. Thời gian sinh trưởng
thường ít thay đổi tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ,
cùng một giống nếu trồng sớm thường có thời gian sinh trưởng dài hơn nếu
trồng muộn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


9
Bảng 1.1. Bảng phân loại giống căn cứ theo thời gian từ gieo
đến hạt chín sinh lý
Nhóm giống
Thời gian sinh trƣởng
Nhóm chín sớm
90 - 119 ngày
Nhóm chín trung bình
120 - 139 ngày
Chín muộn
140 - 179 ngày
Chín rất muộn
180 ngày
Cách phân loại này dựa trên điều kiện thời tiết bình thường, dưới điều

kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc rất thuận lợi có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời
gian sinh trưởng đến 25 ngày so với cách phân loại trên.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất về cao lương ngọt trên thế giới
(Sorghum
. Cao lương là một trong những loại cây ngũ cốc hàng đầu thế giới, cung
cấp thực phẩm, thức ăn,
2
(Schaffert R.E. et al, 1982)
[33]. Hiện nay có hơn 50 quốc gia trồng cao lương phân bổ ở cả 5 châu lục, tập
trung chủ yếu ở châu Phi và châu Mỹ. Cây cao lương được ví dụ như một cây
trồng đa tác dụng, sản phẩm của nó phục vụ cho nhiều ngành khác nhau tùy
vào mục đích sử dụng: hạt làm thực phẩm cho người và gia súc, thân lá dùng
làm thức ăn cho gia súc, làm chất đốt hoặc trong ngành công nghiệp sản xuất
ethan


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


10

(Rooney W.L.J. et al, 2007) [31]. Th
4,3 mg niacin).
Cao lương trồng có giống hàng năm và giống lưu năm để làm thức ăn
xanh cho gia súc. Đây là loại cây gia súc rất thích ăn. Khi thu hoạch năng suất
thân của một số giống làm thức ăn có thể đạt tới 54,3 tấn/ha và 43,4 - 71,4
tấn/ha/lứa đối với cao lương lai (Reed, 1976) [30]. Năng suất chất khô ở một
số nước cũng thay đổi, tại Brazil là 13 - 15 tấn/ha, tại Mỹ là 14 - 17 tấn/ha, tại
Irac 24 - 28 tấn/ha; 2,5 - 25 tấn/ha ở Oklahoma; 12 tấn/ha ở CuBa; 6 - 8 tấn/ha
ở Ấn Độ 14 - 33 tấn/ha ở Louisiana. Trong khi đó năng suất chất khô của cây

cao lương có thể đạt tới 20 tấn/ha (cây lâu năm) hoặc 30 tấn/ha (cây hàng
năm). Như vậy, năng suất chất khô của cây cao lương thay đổi rất lớn tùy
thuộc vào điều kiện đất đai khí hậu, kỹ thuật chăm sóc, thu hái và giống.
Điều này đã ảnh hưởng tới chất lượng và sản lượng thức ăn khi sử dụng cho
mục đích làm thức ăn gia súc. Cao lương sử dụng làm thức ăn gia súc, ở 120
ngày sau trồng tại California có tốc độ sinh trưởng trung bình đạt
23g/m
3
/ngày sẽ cho năng suất đạt 27,6 tấn/ha; tại Australia cao lương 83
ngày sau trồng có tốc độ sinh trưởng trung bình đạt 17g/m
3
/ngày sẽ cho
năng suất 14,1 tấn/ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


11
Hiện nay, cao lương làm thức ăn thô xanh cho gia súc có thể được lấy từ
nhóm cây cao lương lấy hạt (thường gọi là milo) nhưng năng suất chất khô
nhóm này thấp. Nhóm giống cao lương chuyên dùng để làm thức ăn gia súc có
năng suất chất xanh cao và tỷ lệ sử dụng thường 80 - 90%.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất cao lƣơng trên thế giới trong 5 năm gần đây
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)

2009
40,94
33,90
56,93
2010
41,58
14,44
60,06
2011
42,31
13,77
58,24
2012
38,16
14,95
57,03
2013
42,12
14,57
61,38
(Nguồn FAO.2014) [41]
Ngoài mục đích sử dụng làm thức ăn gia súc, thân cao lương còn được sử
dụng để sản xuất mật cao lương, đường, đồ uống chứa cồn, ethanol Các bộ phận
của cây là nguồn nguyên liệu cho nấu nướng. Chất nhuộm màu được chiết ở cao
lương hạt được sử dụng ở phía đông châu Phi. Ở Mỹ, tinh bột của cao lương được
chế biến bằng quy trình nghiền ướt làm thành đường dextro, các giống cao lương
hạt sáp sử dụng làm keo dán giấy và vải. Ở Trung Quốc người ta đã ước tính giá
thành sản xuất cồn từ cây cao lương chỉ có 3.500 NDT/tấn. Cứ 16 tấn cây cao
lương có thể sản xuất được một tấn cồn, phần bã còn lại có thể chiết suất được
500kg dầu diesel sinh học, người ta chỉ chế biến nhiên liệu từ thân cây, phấn hạt

cao lương vẫn để dùng làm thực phẩm.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất về cao lương ngọt ở Việt Nam
.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


12
Tuy nhiên, cây cao lương chỉ phát triển khi nước ta du nhập những giống
mới từ năm 1962. Trong giai đoạn vừa qua nước ta đã nhập nội 210 mẫu giống
cao lương từ ICRISTAT, Pacific Seed, Philippin, Nhật Bản bao gồm cả hai dòng
lai và dòng thuần, một số giống địa phương cũng được thu thập. Mẫu giống
được tiến hành đánh giá, thử nghiệm tại nhiều vùng và đã cho nhiều kết quả khả
quan. Việc nghiên cứu sử dụng cây cao lương làm thức ăn xanh còn rất hạn
chế, đặc biệt là thức ăn xanh trong vụ đông. Một số nghiên cứu đã theo dõi trên
ruộng thí nghiệm 36 giống cao lương nhập từ Liên Xô. Kết quả cho thấy có sự
biến động lớn về tốc độ sinh trưởng, năng suất chất xanh và thành phần dinh
dưỡng giữa các giống. Có những giống cho năng suất chất xanh khá cao (30 -
33 tấn/ha/lứa). Kết quả trồng cao lương tại Nông trường Ba Vì cùng thời điểm
cũng cho kết quả tương tự. Có những giống có hàm lượng protein thô cao
(12,61; 13,65 và 15,81%). Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn hạn chế về quy
mô và lượng mẫu phân tích. Hơn nữa, nghiên cứu này không định hướng tuyển
chọn giống cao lương làm thức ăn chăn nuôi (có năng suất và chất lượng cao)
trong mùa đông khô hạn.
.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



13


.
Các thí nghiệm so sánh và khảo sát về các giống triển vọng ở các vùng
sinh thái khác nhau gồm có các giống thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất
cao, chống chịu sâu bệnh. Các nghiên cứu tiến hành ở Hà Nội, Bắc Thái, Hải
Dương, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Minh Hải đã thu được kết quả chung là
giống có thời gian sinh trưởng trung bình là 115 - 125 ngày, thì khả năng
chống bệnh đốm lá, mốc hồng nhạt, chống độc tố và năng suất cao như các
giống: ICSV (5,8 tấn/ha), ICSR - 9075 (4,8 tấn/ha). Các giống được trồng tại
Hà Nội, Hải Dương và Cần Thơ là cho kết quả đáng chú ý hơn, có thể mở rộng
diện tích trồng các loại cây này phổ biến trong các nông hộ.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành thu thập và đánh giá
một số giống cao lương ở các địa phương trong cả nước như Bản Phố (Bắc Hà-
Lào Cai), Vũ Nông (Hà Quảng-Cao Bằng), Lũng Nặm (Hà Quảng-Cao Bằng),
Kéo Yên (Hà Quảng-Cao Bằng). Một số giống cao lương cũng đã được nhập
nội từ Ấn Độ và Nhật Bản. Phạm Văn Cường (2006) [2] đã tiến hành mô tả các
đặc tính thực vật học của các giống cao lương đồng thời đánh giá đặc tính
nông sinh học qua các vụ trồng khác nhau tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Bước đầu tác giả cũng đã đánh giá năng suất và đặc tính sinh lý liên quan đến
khả năng chịu hạn của cao lương.
ở các
địa phương như: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang Một số giống cao
lương cũng đã được nhập nội từ Nhật Bản: EN 4, EN 6, EN 8, EN 16, EN 19…
Bước đầu tác giả cũng đã đánh giá năng suất và đặc tính sinh lý liên quan đến
khả năng chịu hạn của cao lương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



14
7 – -
.
Nhìn chung, những nghiên cứu về cây cao lương trên thế giới rất đa dạng.
Đối với nước ta, nghiên cứu về cây cao lương chỉ mới bắt đầu phát triển ở một số
khía cạnh nhưng chỉ là đánh giá sơ bộ chưa có nghiên cứu nào đi sâu. Sự tác động
của biến đổi khí hậu làm cho những nơi lượng mưa giảm đi và khả năng tưới
không đáp ứng nhu cầu của các cây trồng truyền thống, dẫn tới đất bị bỏ hoang
không thể canh tác được. Cũng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nhưng theo
hướng ngược lại là do băng tan, nước biển dâng cao làm cho diện tích đất có thể
trồng trọt kéo dài theo 3260 km bờ biển của nước ta bị nhiễm mặn. Do vậy, tìm ra
cây trồng mới tham gia cơ cấu cây trồng để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn là hết
sức cần thiết và quan trọng với Nông nghiệp Việt Nam.
Theo Quyết định 177/2007/QĐ-TTg ngày 10/11/2007 của Thủ tướng chính
phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm
nhìn 2020, với mục tiêu sản xuất xăng E10 (10% ethanol trong xăng) và dầu sinh
học nhằm thay đổi một phần nhiên liệu truyền thống hiện nay. Theo Đề án này,
trong giai đoạn 2006 - 2010, Việt Nam sẽ tiếp cận công nghệ sản xuất NLSH từ
sinh khối, xây dựng mô hình thí điểm phân phối nhiên liệu tại một số tỉnh, thành,
quy hoạch vùng cây nhiên liệu cho năng suất cao, đào tạo cán bộ chuyên sâu về
kỹ thuật. Giai đoạn 2010 - 2015 sẽ phát triển mạnh mẽ sản xuất và sử dụng NLSH
thay thế một phần nhiên liệu truyền thống mở rộng quy mô sản xuất và mạng lưới
phân phối phục vụ giao thông và các ngành công nghiệp khác, đa dạng hóa nguồn
nguyên liệu.
Trong những năm gần đây, một số tổ chức đã tiến hành nghiên cứu cao
lương ngọt làm NLSH, trong đó điển hình là đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu
tuyển chọn một số giống cao lương ngọt có năng suất cao, chất lượng tốt cho
sản xuất ethanol nhiên liệu” với mục tiêu tuyển chọn và xây dựng quy trình
thâm canh cao lương ngọt. Tuy nhiên bộ giống sử dụng là những giống thuần


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


15
nhập nội từ ICRISAT (Ấn Độ) năng suất chỉ đạt 30 - 35 tấn/ha. Ngoài ra cũng
có một vài nơi thử nghiệm các giống khác nhau nhưng năng suất thấp, chưa đạt
được hiệu quả như mong muốn.
Từ những năm 1990, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng đã
tiến hành nghiên cứu cao lương lấy hạt trên quy mô nhỏ, những giống này
được nhập từ ICRISAT. Tuy nhiên chưa có quy trình nghiên cứu tổng thể về
điều kiện sinh thái trong quá trình chọn tạo giống, quy trình kỹ thuật trồng nên
những giống nhập nội này chưa thực sự phù hợp với điều kiện sinh thái vùng
trung du miền núi phía Bắc, cho năng suất rất thấp.
Hiện nay, công ty Sacoin đang thực hiện Dự án sinh học thực vật ứng dụng
mới ở giai đoạn nghiên cứu định hướng được thực hiện trên 4ha, gồm 2 phòng thí
nghiệm và một số vườn ươm. Các kết quả thực nghiệm sẽ được áp dụng trên 170
ha thực địa tại Quảng Ninh, Hà Tĩnh. Dự án này đã được sự ủng hộ nhiệt tình của
các địa phương, sự hợp tác hào hứng của các kỹ sư, nhà khoa học ngoài công ty,
đặc biệt là sự tham gia của công ty Hanhwa Rerources (Hàn Quốc) và tư vấn của
các nhà khoa học Mỹ, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ
Năm 2011, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã ký kết bản ghi
nhớ hợp tác nghiên cứu và bản thỏa thuận nghiên cứu phát triển cây cao lương
ngọt làm nguyên liệu sản xuất xăng sinh học tại Việt Nam. Trường đã có buổi
làm việc và thảo luận cơ hội hợp tác nghiên cứu với đại diện Công ty TNHH
Earth Note Nhật Bản. Theo bản thỏa thuận nghiên cứu, phía công ty TNHH
Earth Note sẽ hỗ trợ giống, kỹ thuật và một số kinh phí để tiến hành nghiên
cứu thí nghiệm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và một số tỉnh
miền núi phía Bắc Việt Nam.
Hầu hết các đề tài nghiên cứu về cao lương ngọt ở Việt Nam từ trước đến

nay hầu hết đều chỉ tập trung vào việc chọn lựa giống và các biện pháp canh
tác mà chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về tình hình sâu, bệnh nói
chung và rệp hại cao lương ngọt nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


16
1.3. Tình hình nghiên cứu về rệp và biện pháp phòng trừ rệp
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về rệp và biện pháp phòng trừ rệp trên thế giới
1.3.1.1. Đặc điểm chung của rệp
Rệp là côn trùng thuộc họ rệp muội (Aphididae), bộ cánh đều
(Homoptera). Đây là loài côn trùng đa thực hại trên 40 họ thực vật khác nhau
(Blackman & Eastop, 2000) [10].
Rệp là loại côn trùng đặc biệt, chúng có 2 loại hình sinh sản (đơn tính
và hữu tính). Hình thức sinh sản đơn tính của rệp diễn ra ở hầu hết các vùng
khí hậu nhiệt đới và mùa hè ở các vùng ôn đới; ở hình thức sinh sản này là rệp
cái trưởng thành đẻ ra con. Còn ở hình thức sinh sản lưỡng tính của rệp chỉ
diễn ra ở mùa thu và mùa đông ở những vùng ôn đới và ở hình thức sinh sản
này, rệp cái trưởng thành sau khi giao phối thì đẻ ra trứng và trứng sẽ nở thành
rệp non vào mùa xuân năm sau (Blackman and Eastop, 2000) [10].
Ở các điều kiện khí hậu khác nhau, loại hình thức ăn và chất lượng thức
ăn khác nhau thì vòng đời của rệp rất khác nhau. Vòng đời của rệp ở những
điều kiện khác nhau dao động từ 15 – 50 ngày (Toba, 1964) [35].
Các giai đoạn phát triển của cây khác nhau, xuất hiện loại hình rệp khác
nhau. Theo Suarez et al (1991) [34], sau trồng 2 – 3 tuần, rệp cái trưởng thành
có cánh (alate) xuất hiện, sau đó 1-2 tuần rệp cái trưởng thành không cánh
(aptera) mới xuất hiện và gây hại.
1.3.1.2. Phương thức gây hại và tác hại của rệp
Rệp thường tập trung ở các bộ phận non của cây để hút dịch, gây hiện

tượng mất nước, làm cho cây bị héo và giảm khả năng sinh trưởng. Cây bị rệp
hại kéo dài, làm giảm năng suất của cây. Sự gây hại của rệp còn làm biến dạng
lá non và gây hiện tượng rụng hoa, rụng quả, thậm chí mất mùa.
Rệp còn là môi giới truyền bệnh virus cho nhiều loại cây trồng
(Blackman & Eastop, 2000) [10]. Cả ấu trùng và rệp trưởng thành đều có khả
năng truyền lan bệnh virus cho cây trồng, nhưng rệp trưởng thành hoạt động

×