Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

XÂY DỰNG LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT CHUYỂN ĐỔI RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis Muell Arg.) TẠI XÃ PHÚ SƠN HUYỆN BÙ ĐĂNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ËËËËËËËËËËËËËËËË

NÔNG VĂN CƯỜNG

XÂY DỰNG LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
CHUYỂN ĐỔI RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈO KIỆT SANG
TRỒNG CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis Muell Arg.)
TẠI XÃ PHÚ SƠN HUYỆN BÙ ĐĂNG
TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
ËËËËËËËËËËËËËËËË

NÔNG VĂN CƯỜNG

XÂY DỰNG LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT CHUYỂN
ĐỔI RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG
CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis Muell Arg.)
TẠI XÃ PHÚ SƠN HUYỆN BÙ ĐĂNG
TỈNH BÌNH PHƯỚC


Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN VĂN DONG

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011

i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được khóa luận cuối khóa này và có được kiến thức như ngày
hôm nay là nhờ công sức dạy dỗ, chăm sóc của cha mẹ, gia đình và các thầy cô
giáo. Vì vậy con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã nuôi dưỡng và dạy dỗ
con đến ngày hôm nay. Đồng thời tôi cũng tỏ lòng biết ơn đến:
- Ban giám hiệu Trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy
cô Khoa Lâm Nghiệp và quý thầy cô trong Bộ môn Quản lý Tài nguyên rừng đã tận
tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.
- Đặc biệt tôi xin gởi lời cảm ơn đến thầy ThS. Nguyễn Văn Dong đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian qua.
- Xin gửi lời cảm ơn tới Ban quản lý Nông lâm trường Cao su Đồng Nai.
- Cuối cùng, tôi muốn gởi lời cảm ơn chân thành đến các anh em, bạn bè và
tập thể lớp Quản lý Tài nguyên rừng – DH07QR đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn
thành đề tài này.

Bình Phước, tháng 06/2011

Sinh viên thực hiện

Nông Văn Cường

ii


TÓM TẮT NỘI DUNG
Đề tài: “Xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật chuyển đổi rừng tự nhiên
nghèo kiệt sang trồng cây cao su tại xã Phú Sơn huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước”
được thực hiện tại Nông Lâm trường Cao su Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình
Phước. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 02/2011 đến tháng 06/2011.
Khu vực nghiên cứu xin chuyển đổi từ rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng
cây cao su gồm các tiểu khu 184, 185 nằm trên địa bàn xã Phú Sơn huyện Bù Đăng
tỉnh Bình Phước, có diện tích tự nhiên là 580,1 ha.
Mục tiêu và phương pháp tiến hành:
- Mục tiêu: đánh giá được hiện trạng rừng và đất rừng của khu vực chuyển
đổi, đánh giá được hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường của việc chuyển đổi. Từ
đó làm cơ sở cho việc xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật chuyển đổi rừng tự
nhiên nghèo kiệt sang trồng cây cao su.
- Phương pháp tiến hành: Xác định hiện trạng rừng và đất rừng của khu vực
nghiên cứu, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về khoanh nuôi bảo vệ rừng (suất tăng
trưởng, lượng tăng trưởng bình quân hằng năm, luân kỳ khai thác). Xác định các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật về trồng cao su trên đất lâm nghiệp (vốn đầu tư, lợi nhuận). Tất
cả số liệu thu thập được tính toán theo công thức thống kê và xử lý trên vi tính với
phần mềm Excel…
Các kết quả nghiên cứu thu được:
- Hiện trạng rừng: Qua kết quả điều tra thì trữ lượng bình quân của khu vực
là 67,7 m3/ha.
- Tổng lợi nhuận của việc khoanh nuôi bảo vệ rừng của một ha trong 20 năm

là: 53.869.860 (đồng/ha).

iii


- Tổng lợi nhuận của việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su của
một ha trong 20 năm là: 348.259.413 (đồng/ha).
- Hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng
cây cao su lớn gấp khoảng 6 lần so với việc khoanh nuôi bảo vệ rừng.
- Hiệu quả về mặt xã hội của việc chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang
trồng cây cao su: Tạo ra một khối lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước và
xuất khẩu. Tận dụng được nguồn lao động tại địa phương, đặc biệt đồng bào dân tộc
thiểu số. Mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, góp phần cải thiện kinh tế địa
phương, mang lại lợi ích cho người lao động và phát triển kinh tế xã hội địa
phương.
- Hiệu quả về mặt môi trường của việc chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt
sang trồng cây cao su: Việc chuyển đổi đã làm biến đổi đột ngột môi trường sinh
thái tại khu vực chuyển đổi. Tuy nhiên sau 5 – 6 năm, sau khi rừng cao su khép tán
thì vấn đề môi trường sẽ dần dần được cải thiện và khẳng định được tác dụng bảo
vệ môi trường. Góp phần nâng cao độ che phủ và cân bằng sinh thái, đồng thời
chống được rửa trôi, xói mòn đất, tạo ra môi trường cảnh quan xanh sạch đẹp.

iv


MỤC LỤC
Trang tựa ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ............................................................................................................. ii
Tóm tắt nội dung .................................................................................................... iii
Mục lục................................................................................................................... v

Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................... xi
Danh sách các bảng ................................................................................................ xii
Danh sách các hình................................................................................................. xiii
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu và giới hạn đề tài.................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu đề tài ........................................................................ 3
1.2.2 Giới hạn đề tài ......................................................................... 3
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN
CỨU
2.1 Tình hình chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cây cao su
trên Thế giới .......................................................................................... 4
2.2 Tình hình chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cây cao su
ở Việt Nam ............................................................................................ 4
2.3 Tình hình chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cây cao su
tại tỉnh Bình Phước ................................................................................ 7

v


2.4 Đặc điểm khu vực nghiên cứu .............................................................. 8
2.4.1 Đặc điểm tự nhiên .................................................................. 8
2.4.1.1 Vị trí địa lý – giới hạn ............................................... 8
2.4.1.2 Địa hình..................................................................... 8
2.4.1.3 Khí hậu thủy văn ....................................................... 9
2.4.2 Đặc điểm kinh tế ..................................................................... 12
2.4.2.1 Tình hình chung ........................................................ 12
2.4.2.2 Sản suất nông nghiệp ................................................ 13
2.4.2.3 Chăn nuôi .................................................................. 13
2.4.2.4 Thương mại dịch vụ .................................................. 13

2.4.2.5 Giao thông................................................................. 13
2.4.3 Đặc điểm văn hóa – xã hội...................................................... 13
2.4.3.1 Y tế ............................................................................ 13
2.4.3.2 Chính sách xã hội – xóa đói giảm nghèo .................. 14
2.4.3.3 Giáo dục .................................................................... 14
2.4.3.4 Công tác dân tộc và tôn giáo..................................... 15
2.4.3.5 An ninh quốc phòng.................................................. 15
2.4.4 Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng..................................... 15
2.4.4.1 Tình hình đất đai thổ nhưỡng ................................... 15
2.4.4.2 Hiện trạng tài nguyên rừng ....................................... 17
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20
3.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 20

vi


3.2.1 Cơ sở phương pháp luận ......................................................... 20
3.2.2 Chuẩn bị .................................................................................. 21
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu.................................................. 21
3.2.3.1 Điều tra ngoại nghiệp................................................ 21
3.2.3.2 Công tác tính toán nội nghiệp ................................... 22
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng rừng tự nhiên – Khả năng phục hồi rừng và hiệu quả của
việc khoanh nuôi bảo vệ rừng ............................................................... 24
4.1.1 Hiện trạng rừng tự nhiên ......................................................... 24
4.1.2 Khả năng phục hồi rừng và hiệu quả kinh tế của việc khoanh
nuôi bảo vệ rừng ...................................................................... 25
4.1.2.1 Khả năng phục hồi rừng............................................ 25
4.1.2.2 Hiệu quả kinh tế của việc khoanh nuôi bảo vệ

rừng ............................................................................ 26
4.2 Đánh giá hiệu quả về kinh tế của việc chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo
kiệt sang trồng cây cao su...................................................................... 28
4.2.1 Sự cần thiết của việc trồng cao su........................................... 28
4.2.1.1 Nhu cầu thị trường .................................................... 28
4.2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su ....................... 29
4.2.2 Chi phí ban đầu của việc trồng cao su .................................... 29
4.2.2.1 Quy mô của việc chuyển đổi .................................... 29
4.2.2.2 Thiết kế cơ bản và chăm sóc vườn cây ..................... 29
4.2.2.3 Các công trình bảo vệ ............................................... 32

vii


4.2.2.4 Tủ gốc giữ ẩm cho cao su vào mùa khô ................... 33
4.2.2.5 Phòng trừ sâu bệnh ................................................... 33
4.2.2.6 Khai thác mủ cao su .................................................. 33
4.2.2.7 Tổng vốn đầu tư của giai đoạn thiết kế cơ bản ......... 34
4.2.3 Hiệu quả kinh tế của việc trồng cao su ................................... 35
4.2.3.1 Hiệu quả kinh tế ........................................................ 35
4.2.3.2 Doanh thu từ gỗ củi cao su khi thanh lý vườn cây ... 35
4.2.3.3 Tổng lợi nhuận của việc chuyển đổi ......................... 35
4.3 So sánh hiệu quả kinh tế của việc khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên
nghèo kiệt với việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cây cao
su ......................................................................................................... 36
4.3.1 Tổng chi phí, lợi nhuận của việc khoanh nuôi phục hồi
rừng ........................................................................................ 36
4.3.2 Tổng lợi nhuận của việc chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt
sang trồng cao su ..................................................................... 37
4.3.3 So sánh về hiệu quả kinh tế .................................................... 37

4.4 Đánh giá tác động về mặt xã hội ........................................................... 38
4.4.1 Nhu cầu lao động của việc chuyển đổi ................................... 38
4.4.2 Hiệu quả về mặt lao động ...................................................... 38
4.4.3 Các chế độ chính sách cho công nhân .................................... 38
4.4.4 Tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội ............................... 39
4.5 Đánh giá tác động môi trường .............................................................. 40
4.5.1 Tác động môi trường của việc chuyển đổi.............................. 40

viii


4.5.1.1 Tác động môi trường trong giai đoạn khai thác tận
thu, khai hoang và xây dựng ...................................... 40
4.5.1.2 Tác động môi trường trong giai đoạn trồng chăm sóc
và khai thác ................................................................ 43
4.5.2 Ảnh hưởng của rừng đến dòng chảy dưới tán......................... 44
4.5.2.1 Khả năng ngăn cản nước mưa dưới tán rừng............ 44
4.5.2.2 Lượng nước chảy men thân ...................................... 45
4.5.2.3 Tốc độ thấm nước của đất rừng cao su ..................... 45
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận ................................................................................................. 47
5.2 Kiến nghị ............................................................................................... 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 50

ix


PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồ hiện trạng khu vực nghiên cứu ...................................... a

Phụ lục 2: Hiện trạng rừng tiểu khu 185 ..................................................... b
Phụ lục 3: Hiện trạng rừng tiểu khu 184 ..................................................... c
Phụ lục 4: Khai hoang cơ giới cho trồng mới 1 ha cao su .......................... d
Phụ lục 5: Dự toán trồng mới và chăm sóc 1 ha cao su năm 1 ................... e
Phụ lục 6: Dự toán chi phí cho 1 ha cao su năm 2 ...................................... f
Phụ lục 7: Dự toán chi phí cho 1 ha cao su năm 3 ...................................... g
Phụ lục 8: Dự toán chi phí cho 1 ha cao su năm 4 ...................................... h
Phụ lục 9: Dự toán chi phí cho 1 ha cao su năm 5 ...................................... i
Phụ lục 10: Dự toán chi phí cho 1 ha cao su năm 6 .................................... j
Phụ lục 11: Dự toán chi phí cho 1 ha cao su năm kinh doanh .................... k
Phụ lục 12: Dự toán chi phí vật tư và lao động cho khai thác .................... l
Phụ lục 13: Bảng tổng hợp chi phí, lợi nhuận của cả chu kỳ sản xuất ....... m

x


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

BNN-KHCN

Bộ Nông nghiệp - Khoa học công nghệ

BVTV

Bảo vệ thực vật


CCLĐ

Công cụ lao động

DO

Diesel oil

ĐNB

Đông Nam bộ

HST

Hệ sinh thái

KTCB

Kiến thiết cơ bản

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NLT

Nông lâm trường

NN&PTNT


Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

QH – TKNN

Quy hoạch – Thiết kế Nông nghiệp

STUMP

Cây giống cao su

TN

Tài nguyên

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TGĐ

Tổng giám đốc

TSCĐ

Tài sản cố định


UBND

Ủy ban nhân dân

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su tại Việt Nam .................. 6
Bảng 2.2: Nhiệt độ trung bình tháng trong các năm (0C) ...................................... 9
Bảng 2.3: Lượng mưa trung bình tháng qua các năm (mm/năm) .......................... 10
Bảng 2.4: Độ ẩm trung bình tháng qua các năm (%) ............................................. 11
Bảng 2.5: Các đặc tính đơn vị đất đai .................................................................... 16
Bảng 2.6: Phân hạng thích nghi của đất đai khu vực nghiên cứu .......................... 17
Bảng 2.7: Diện tích các loại rừng và đất rừng ....................................................... 18
Bảng 2.8: Diện tích rừng và đất rừng theo từng khoảnh........................................ 19
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu lâm học bình quân của khu vực ......................................... 24
Bảng 4.2: Phân loại trữ lượng theo nhóm gỗ ......................................................... 27
Bảng 4.3: Dự toán chi phí của việc khoanh nuôi bảo vệ rừng .............................. 36
Bảng 4.4: Các nguồn chất thải gây ô nhiễm .......................................................... 40
Bảng 4.5: Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn trồng, chăm sóc và khai
hoang ..................................................................................................... 43
Bảng 4.6: So sánh khả năng ngăn cản nước mưa và lượng nước chảy men thân của
các loại rừng .......................................................................................... 45
Bảng 4.7: So sánh tốc độ thấm nước của các loại rừng ......................................... 46

xii



DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Bình Phước ......................................................................... 9
Hình 4.1: Sơ đồ bố trí cây trồng ............................................................................. 31

xiii


Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay rừng bao phủ khoảng 4 tỷ ha đất trên thế giới, vai trò sinh thái của
rừng là rất quan trọng, rừng đảm bảo sự sống cho các sinh vật và là thành phần quan
trọng của sinh quyển. Rừng được quan niệm là một hệ sinh thái, một kiểu thảm thực
vật trong đó cây rừng là nhân tố chủ đạo chi phối các mối quan hệ tương tác giữa
chúng với nhau và với hoàn cảnh sinh thái, có ảnh hưởng quyết định đến quá trình
sinh trưởng, phát triển của rừng. Ở đó tạo ra một kiểu khí hậu và thổ nhưỡng đặc
trưng. Với những thế hệ động vật, thực vật, vi sinh vật tương ứng và chúng có vai
trò xác định quá trình sinh trưởng, phát triển và trao đổi chất, năng lượng của hệ
sinh thái rừng.
Trong mấy thập kỉ qua, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã có những chuyển
biến tích cực và có đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nhận thức về
việc bảo vệ và phát triển rừng của các địa phương đã được nâng cao, vấn đề môi
trường phần nào được cải thiện, tăng thêm việc làm, thu nhập cho người dân sống
gần rừng, củng cố cả về an ninh quốc phòng, đáp ứng bước đầu về nhu cầu gỗ cho
con người. Bên cạnh đó, nhiều diện tích rừng bị khai thác trái phép đã trở nên kiệt
quệ, làm đất đai bị thoái hóa, rửa trôi, cần nhiều thời gian trong việc phục hồi rừng.
Ở Bình Phước hiện nay, các diện tích rừng tự nhiên cũng đã bị thu hẹp. Nguyên

nhân chủ yếu là do phá rừng làm nương rẫy, tăng dân số, di cư…Vấn đề đặt ra là
làm sao để có biện pháp phục hồi rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.

1


Một trong những chủ trương của nhà nước ta hiện nay là chuyển đổi rừng
nghèo kiệt sang trồng cây cao su, vừa tăng độ che phủ của đất, vừa tăng giá trị kinh
tế lại đáp ứng được vấn đề về môi trường sinh thái. Một số chính sách của nước ta
về trồng mới rừng là chương trình 661 ngày 29 tháng 07 năm 1998, về dự án trồng
mới 5 triệu ha rừng, chương trình 327 ngày 15 tháng 09 năm 1992 về phủ xanh đất
trống đồi trọc, và Quyết định 60/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về chuyển đổi
rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng trồng hiệu quả thấp sang trồng rừng, trồng cây
công nghiệp dài ngày do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành, nhiều diện
tích đất đã được phủ xanh bằng cây cao su ở nhiều địa phương trong đó có tỉnh
Bình Phước.
Cây cao su có nguồn gốc từ rừng vùng nhiệt đới Amazon, được du nhập vào
Việt Nam cũng đã khá lâu, hiện nay cây cao su được trồng rộng rãi ở khu vực Nam
bộ nước ta và cho năng suất cao. Đây là vùng rất thích hợp để trồng và phát triển
cây cao su. Cây cao su đang được coi là cây xóa đói giảm nghèo cho nhiều người
dân lao động, thu nhập của người dân được tăng lên, tạo thêm công ăn việc làm,
đảm bảo về vấn để môi trường sinh thái. Gỗ cao su được đánh giá cao vì có thớ gỗ
dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Nó
còn được đánh giá là loại gỗ thân thiện với môi trường, do người ta chỉ khai thác gỗ
sau khi đã thu hoạch hết sản lượng mủ.
Do đó, nhằm đánh giá được hiệu quả về kinh tế, môi trường, xã hội của việc
chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cây cao su, cũng như áp dụng các
kiến thức đã học, đồng thời được sự đồng ý của khoa lâm nghiệp, bộ môn Quản lý
tài nguyên rừng, trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng
dẫn của thầy Nguyễn Văn Dong, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “XÂY DỰNG

LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KỸ THUẬT CHUYỂN ĐỔI RỪNG TỰ NHIÊN
NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG RỪNG CAO SU TẠI XÃ PHÚ SƠN HUYỆN
BÙ ĐĂNG TỈNH BÌNH PHƯỚC”.

2


Việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su là việc làm hoàn toàn phù
hợp với chủ trương của chính phủ, chính sách của nhà nước trong việc phủ xanh đất
trống đồi núi trọc, tăng giá trị kinh tế, ổn định xã hội, góp phần phát triển đất nước,
và còn phù hợp với tình hình phát triển của tỉnh Bình Phước hiện nay nói chung, và
phát triển cây cao su nói riêng.
1.2 Mục tiêu và giới hạn đề tài
1.2.1 Mục tiêu đề tài
Đánh giá được hiện trạng rừng và đất rừng của khu vực rừng tự nhiên thuộc
xã Phú Sơn huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước.
Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt
sang trồng cây cao su.
1.2.2 Giới hạn đề tài
Nội dung nghiên cứu: Đề tài chủ yếu tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế, xã
hội và môi trường của việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu tại 2 tiểu khu 184 và 185 tại xã Phú
Sơn thuộc Nông lâm trường Cao su Đồng Nai quản lý.
+ Về thời gian: Nghiên cứu tình hình rừng và đất rừng cần chuyển đổi sang
cây cao su trong năm 2011.

3



Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ ĐẶC ĐIỂM
KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1 Tình hình chuyển đổi rừng tữ nhiên nghèo kiệt sang trồng cây cao su trên
Thế giới
Cây cao su (Hevea brasiliensis Muell Arg.) được trồng rộng rãi để lấy nhựa
trong hơn 100 năm qua. Ngày nay nó được trồng thành các khu rừng lớn tập trung ở
nhiều nước nhiệt đới như Brazin, Tây và Trung phi Nam Ấn Độ và Sri Lanka, Đông
Nam Á, Trung Quốc và Thái Bình Dương. Diện tích trồng cao su trên thế giới ước
tính gần 9 triệu ha, trong đó 80% diện tích nằm ở Đông Nam Á.
Hiệp hội Cao su Việt Nam tham dự Hội nghị Cao su Đông Nam Á (ARC
2009) lần thứ năm do Tập đoàn NextVIEW tổ chức phối hợp với Bộ Nông Lâm
Lào, diễn ra tại khách sạn Don Chan Palace, Viên Chăn từ ngày 18 - 20 tháng 6
năm 2009. Báo cáo viên là các chuyên gia ngành cao su đến từ Lào, Malaysia,
Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, Philipines, Anh, Mỹ, Ấn
Độ, Nigeria, Úc, Nhật và một số tổ chức quốc tế ... Hội nghị là dịp để các đại biểu,
doanh nghiệp trực tiếp trao đổi ý kiến với các chuyên gia uy tín thế giới, nắm bắt
thông tin từ các nguồn tin cậy về hiện trạng, phương hướng, chính sách phát triển
của một số nước sản xuất và tiêu thụ cao su quan trọng.
Diện tích cao su tại Lào đã gia tăng nhanh trong những năm gần đây, đến
2008 đã có 140.600 ha, gồm 75.900 ha ở Bắc Lào, 25.700 ha ở Trung Lào và
39.000 ha ở Nam Lào. Trong đó, 77% diện tích là do các công ty đầu tư trên đất
chuyển nhượng và 23% là cao su tiểu điền.

4


Tại Campuchia cũng đẩy mạnh khai hoang trồng mới cao su. Tính đến tháng

06/2008 Công ty Tân Biên – Kampong Thom đã khai hoang và trồng mới được 400
ha cao su. Công ty Đồng Nai – kratie trồng được hơn 1.050 ha cao su, tính đến năm
2010. Cũng trong thời gian này Công ty cao su Đồng Phú – Kratie trồng được
khoảng 1.100 ha, Công ty cao su Phú Riềng – Kratie trồng và khai hoang được hơn
2.100 ha cao su.
2.2 Tình hình chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cây cao su ở Việt
Nam
Năm 1897, cây cao su đã được đưa vào trồng tại Việt Nam. Ở Tây Nguyên,
cây cao su được chính quyền Ngô Đình Diệm đưa lên trồng thử nghiệm cách đây
gần 50 năm. Diện tích cao su vùng Tây Nguyên từ hơn 1.000 ha năm 1978 tăng lên
125.000 ha vào năm 2008. Hiện nay, chúng ta đứng thứ sáu thế giới về sản lượng
cao su thiên nhiên và thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su thiên nhiên.
Trong cuộc họp ngày 08 tháng 05 năm 2007 với Bộ NN&PTNT ở Hà Nội,
ông Trần Ngọc Thuận – phó tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam
dự kiến sẽ đầu tư 2.000 tỷ đồng để phát triển thêm 100.000 ha cây cao su ở các tỉnh
Tây Nguyên đến năm 2010. Đối với các tỉnh Tây Nguyên, cây cao su phát triển tập
trung ở vùng sâu vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều buôn
làng giàu lên nhờ cao su. Nhiều doanh nghiệp như Công ty Cao su Chư Pah, Công
ty Cao su Chư Prông, Mang Yang, Công ty Cao su Kon Tum… tuyển dụng từ 40
đến 60 phần trăm công nhân là người đồng bào dân tộc tại chỗ.
Cây cao su được Bộ NN&PTNT xem là cây đa mục tiêu, đồng nghĩa với
những cánh rừng cao su phủ xanh đất trống đồi trọc, phần nào thay thế sự mất mát
rừng rất nhanh ở Tây Nguyên trong những năm qua. Phát triển cây cao su trên đất
trống ở Tây Nguyên vừa thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển vừa góp phần cải tạo môi
trường. Từ nay đến năm 2015, Bộ NN&PTNT lên kế hoạch Tây Nguyên sẽ tăng
gần 150.000 ha cây cao su, gấp đôi hiện nay, trong đó giai đoạn 2009 - 2010 Tây
Nguyên trồng mới khoảng 50.000 ha cao su, từ năm 2011 - 2015 trồng 100.000 ha.

5



Theo Viện QH - TKNN, Tây Nguyên là khu vực còn nhiều tiềm năng mở
rộng diện tích cao su nhất, những vùng còn lại sẽ phát triển thêm ở ĐNB, Duyên hải
miền Trung, Bắc Trung bộ và khu vực Tây Bắc. Trong đó, việc mở rộng diện tích ở
Tây Nguyên sẽ trông chờ nhiều vào việc chuyển đổi từ diện tích rừng sản xuất hiệu
quả thấp hoặc rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cao su.
Trong mấy năm qua, diện tích cao su tăng hàng năm khoảng trên 30.000 ha.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, chúng ta cần phải cân nhắc lại tiến
độ mở rộng diện tích cao su, đồng thời tập trung điều chỉnh chế độ canh tác phù hợp
để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh cho cây cao su Việt Nam. Việc chuyển
đổi từ rừng sản xuất, rừng nghèo kiệt sang trồng cao su phải được thực hiện chặt
chẽ, phải làm rõ sự tác động đến môi trường và xã hội.
Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su tại Việt Nam
Vùng trồng cao

Diện tích

Sản Lượng

Năng suất

su

ha

%

tấn

%


tấn/ha

% cả nước

Đông Nam Bộ

370,65

67,4

472,4

78,5

1.714

106,3

Tây Nguyên

124,78

22,7

106,56

17,7

1.360


84,4

D.H.Miền Trung

53,55

9,7

22,74

3,8

1.172

72,7

Tây Bắc

670,0

0,1

-

-

-

-


Tổng cộng

549,6

100,0

601,7

1.612

100

Có thể nói, tầm quan trọng của cây cao su đến sự phát triển kinh tế của đất
nước là rất quan trọng và tiềm năng của cây cao su trong tương lai là rất lớn, vì vậy
cần có phương hướng phát triển cây cao su hợp lý để cây cao su trở thành cây kinh
tế chủ lực cho những người dân và hộ gia đình nghèo vươn lên, và trở thành nguồn
lực để phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

6


2.3 Tình hình chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cây cao su tại
tỉnh Bình Phước
Theo ông Trương Tấn Thiệu - chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước thì tỉnh chủ
trương trồng 42.000 ha cao su ở khu vực rừng nghèo kiệt nhưng đến nay chỉ mới
trồng được khoảng 8.000 ha. Hiện Bình Phước đã tiến hành quy hoạch ba loại rừng:
rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng theo chủ trương của Chính phủ, đã
quy hoạch 178.000 ha cho lâm nghiệp, trong đó có 108.000 ha rừng tự nhiên. Quan
điểm của tỉnh là chỉ tác động vào phần đất rừng sản xuất và chuyển đổi để trồng loại

cây khác ở các khu rừng nghèo kiệt. Theo quy định trước đây, rừng có trữ lượng gỗ
dưới 70 m3/ha được xem là rừng nghèo kiệt, nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn đã mở rộng hơn, quy định trữ lượng dưới 100 m3/ha gỗ là rừng nghèo
kiệt.
Diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt chuyển sang trồng cây công nghiệp dài
ngày mà cụ thể là cây cao su đang được triển khai rộng rãi tại nhiều nơi trong tỉnh,
đặc biệt là ở Lộc Ninh và Bù Đăng. Ngày 22/09/2010, ông Nguyễn Song Đoàn, Phó
giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường, Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường của tỉnh đã chủ trì cuộc họp thẩm định các dự án:
Chuyển đổi rừng ngheo kiệt, đất không rừng sang trồng cao su, keo lai tại khoảnh 7,
8, tiểu khu 176 thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Bù Đăng do Công ty
TNHH Bảo Nhi làm chủ đầu tư. Đơn vị tư vấn là Công ty cổ phần Thiên Ấn. Tổng
diện tích thực hiện dự án là 169 ha, trong đó, diện tích chuyển đổi rừng tự nhiên
nghèo kiệt sang trồng cao su là 151,4 ha; và dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt, đất
không rừng, đất nương rẫy sang trồng cao su tại khoảnh 3, 4, 5, 6, 8 tiểu khu 302
Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé, dự án này thuộc địa phận hành chính 2 xã
Nghĩa Trung và Nghĩa Bình (Bù Đăng), có tổng diện tích 359,6 ha. Trong đó, diện
tích rừng nghèo kiệt quy hoạch trồng cao su là 190,6 ha, diện tích đất xâm canh quy
hoạch trồng cao su là 169 ha.
Trong tương lai, cây cao su sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa về chất lượng mủ

7


và diện tích trồng, vì nhu cầu cao su trên thế giới vẫn rất cao dù rằng giá xuất khẩu
cao su sẽ gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới,
nhưng đó là chuyện bình thường và vài năm sau khi thế giới đã qua khỏi cuộc
khủng hoảng kinh tế, nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên, giá cao su sẽ tăng trở lại
- theo ông Lê Quang Thung, TGĐ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Cây
cao su trong tỉnh Bình Phước sẽ còn phát triển trong thời gian tới.

2.4 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.4.1 Đặc điểm tự nhiên
2.4.1.1 Vị trí địa lý – giới hạn
Là khu vực nằm ở phía Đông của tỉnh Bình Phước, tiếp giáp với tỉnh bạn
Đăk Nông, cách thị xã Đồng Xoài khoảng 77 km về phía Đông.
Khu vực nghiên cứu cần chuyển đổi bao gồm các khoảnh 3, 4, 5, 6, 7, 8 của
tiểu khu 184 và các khoảnh 2, 4, 5 của tiểu khu 185. Thuộc ranh giới hành chính
của xã Phú Sơn huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước.
- Phía Đông giáp tỉnh Đăk Nông
- Phía Tây giáp xã Thọ Sơn
- Phía Nam giáp xã Đồng Nai
- Phía Bắc giáp xã Đăk Nhau và tỉnh Đăk Nông
2.4.1.2 Địa hình
Địa hình trong khu vực điều tra có dạng đồi thoải, ít bị chia cắt, độ dốc bình
quân < 150. Các chỉ tiêu về độ cao tuyệt đối (H), độ dốc (I) như sau:
- Độ cao tuyệt đối trung bình: H = 391,25 m.
- Độ dốc trung bình: I = 11,50.

8


N

Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Bình Phước
2.4.1.3 Khí hậu thủy văn
- Khí hậu
Khí hậu khu vực nghiên cứu mang tính chất đặc trưng của khí hậu vùng
Đông Nam Bộ nhiệt đới gió mùa. Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mưa thường gây lũ vào
các tháng 8, 9, 10.

- Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh: 260C.
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 38,70C.
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 12,70C.
Số liệu thống kê nhiệt độ trung bình trong một số năm như sau:
Bảng 2.2: Nhiệt độ trung bình tháng trong các năm (0C)

9


Tháng

2006

2007

2008

2009

I

25,2

25,9

25,8

26,7


II

27,0

27,7

27,0

26,4

III

27,9

27,8

27,9

27,0

IV

29,3

28,0

28,8

28,3


V

28,7

27,8

28,4

26,9

VI

27,6

27,4

27,2

27,3

VII

26,2

26,7

26,5

26,8


VIII

26,8

26,0

26,3

26,4

IX

26,2

25,7

26,0

26,0

X

26,7

26,4

26,4

26,6


XI

27,0

26,8

26,8

25,4

XII

24,9

25,8

26,9

25,6

Cả năm

27,0

26,8

26,9

26,6


(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bình Phước năm 2009)
- Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình năm là 2.350 mm, số ngày mưa trung bình là 142
ngày. Lượng mưa chủ chủ yếu tập trung vào mùa mưa, kéo dài từ tháng 5 đến tháng
11, chiếm 87% lượng mưa cả năm, mưa nhiều vào các tháng 7, 8, 9, các tháng 1, 2,
3 không có mưa. Lượng mưa trung bình một số năm được trình bày trong bảng 2.3.
Bảng 2.3: Lượng mưa trung bình tháng qua các năm (mm/năm)
Tháng

2006

2007

2008

2009

I

0

3,8

2,3

0,3

II

0


5,3

1,8

58,4

10


III

44,5

256

108,2

99,1

IV

35,7

247

131,9

149


V

301

234

272,6

342,3

VI

509,1

189

309,4

156,2

VII

300,5

152

274,2

240,6


VIII

304,5

145

264,8

393,4

IX

521,8

143

392,3

607,8

X

353,2

202

268,4

292,7


XI

206,7

246

199,2

280,1

XII

217,3

218

145,1

77,2

Cả năm

2.848,3

2.050,1

2.370,2

2.697,1


(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bình Phước năm 2009)
- Độ ẩm không khí
Khu vực nghiên cứu có độ ẩm tương đố lớn, độ ẩm trung bình năm vào
khoảng 80%, thời kỳ mưa kéo dài là thời kỳ ẩm từ tháng 6 đến tháng 9 với độ ẩm
trung bình từ 85% - 90%, mùa khô độ ẩm tương đối trung bình khoảng từ 70% 75%. Độ ẩm trung bình một số năm được trình bày trong bảng 2.4.
Bảng 2.4: Độ ẩm trung bình tháng qua các năm (%)
Tháng

2006

2007

2008

2009

I

67,0

77,0

70,7

72,0

II

69,0


71,0

68,0

67,0

III

65,0

73,0

68,7

73,0

IV

68,0

80,0

73,3

78,0

V

78,0


82,0

81,7

85,0

11


×