Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

ĐỀ ÁN Phát triển dịch vụ huyện Ba Chẽ giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.84 KB, 58 trang )

MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT......................................................................................................7
SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN........................................................7
I. TÍNH CẤP THIẾT, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN.............................7
1. Tính cấp thiết:...................................................................................................7
2. Phạm vi nghiên cứu đề án:...............................................................................7
3. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................8
II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:................................................................................8
1. Cơ sở lý luận....................................................................................................8
2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................9
3. Cơ sở pháp lý:................................................................................................14
PHẦN THỨ HAI.......................................................................................................16
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HUYỆN BA CHẼ GIAI ĐOẠN 2011 2015............................................................................................................................ 16
I. TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC..........................................................................16
1. Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình.........................................................................16
2. Nguồn tài nguyên, thiên nhiên và nét văn hóa đặc trưng................................16
3. Nguồn nhân lực..............................................................................................18
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN BAN CHẼ
GIAI ĐOẠN 2011-2015.............................................................................................18
1. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015.......................................................18
2. Tình hình thu, chi ngân sách...........................................................................19
3. Công tác lập quy hoạch xây dựng chiến lược, tạo tiền đề thu hút đầu tư, phát
triển kinh tế - xã hội....................................................................................................20
III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAI ĐOẠN 2011-2015...............21
1. Kết quả ở một số ngành, lĩnh vực giai đoạn 2011-2015 cụ thể......................21
2. Đánh giá chung:.............................................................................................27
IV. NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN....................................28
1. Những hạn chế, tồn tại....................................................................................28
2. Nguyên nhân..................................................................................................29
PHẦN THỨ BA.........................................................................................................30
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAI


ĐOẠN 2016 - 2020 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030............................................30
I. DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020...................30
1- Thời cơ...........................................................................................................30
2- Thách thức.....................................................................................................31
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN........................................................32
1


1. Quan điểm phát triển......................................................................................32
2. Mục tiêu phát triển.........................................................................................32
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN..........................................................................34
1. Du lịch............................................................................................................34
2. Thương mại:...................................................................................................37
3. Giao thông vận tải..........................................................................................37
4. Dịch vụ khoa học và Công nghệ.....................................................................38
5. Dịch vụ Tài chính - Ngân hàng......................................................................39
6. Dịch vụ nông nghiệp......................................................................................40
7. Dịch vụ lao động và việc làm.........................................................................40
8. Dịch vụ y tế....................................................................................................41
9. Giáo dục đào tạo.............................................................................................41
10. Dịch vụ văn hóa, thông tin và truyền thông..................................................41
IV. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU.......................................................................................42
1. Triển khai đồng bộ các quy hoạch..................................................................42
2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ
.................................................................................................................................... 42
3. Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ
để phát triển dịch vụ....................................................................................................43
4. Phát triển các sản phẩm chủ yếu.....................................................................44
5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực dịch vụ.....................................................45
6. Tăng cường công tác truyền thông, quảng bá và phát triển

thị trường:.............................................................................................................. 45
7. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường....................46
8. Từng bước hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh...................................46
9. Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, hiệu lực hiệu quả quản
lý của nhà nước, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và nhân dân......46
10. Một số cơ chế chính sách:............................................................................46
V. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN:...................................................................................48
1. Giai đoạn 2016 -2020:....................................................................................48
2- Giai đoạn từ 2021 - 2030:..............................................................................50
VI. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN:...............................................................50
1. Tổng nguồn lực thực hiện đề án: 1.668 tỷ đồng.............................................50
2. Phân kỳ vốn đầu tư.........................................................................................50
VII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN:.....................................................................51
VIII. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ..................................................................................52
IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................................................52
2


1. Phòng Tài chính - Kế hoạch:..........................................................................52
2. Phòng Kinh tế và Hạ tầng :.............................................................................53
3. Phòng Văn hóa và Thông tin:.........................................................................53
4. Phòng Tài nguyên và Môi trường:..................................................................53
5. Phòng Nông nghiệp và PTNT:........................................................................54
6. Phòng Giáo dục và Đào tạo:...........................................................................54
7. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội:......................................................54
8. Phòng Nội vụ..................................................................................................54
9. Phòng Tư pháp...............................................................................................55
10. Phòng Y tế....................................................................................................55
11. Phòng Dân tộc:.............................................................................................55
12. Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp:.....................................................55

13. Trung tâm Truyền thông và Văn hóa:...........................................................55
14. Trung tâm phát triển quỹ đất.........................................................................55
15. Các cơ quan, ban ngành và một số đơn vị, doanh nghiệp.............................56
16. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể huyện..........................................................56
17. Uỷ ban nhân dân các xã, trị trấn:..................................................................56

3


UỶ BAN NHÂN DÂN
HUYỆN BA CHẼ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ ÁN
Phát triển dịch vụ huyện Ba Chẽ giai đoạn 2016 – 2020,
định hướng đến năm 2030
(Kèm theo Quyết định số 828/QĐ-UBND ngày 27/5/2016 của UBND huyện Ba Chẽ)

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương,
chính sách để phát triển kinh tế dịch vụ, do vậy khu vực dịch vụ ngày càng
phát triển, đáp ứng tốt hơn về nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống của
dân cư, dịch vụ chiếm vị trí trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân và là yếu
tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Dịch vụ còn có vai trò quan
trọng trong việc xác định chất lượng cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế và
không thể có một nền kinh tế mang tính cạnh tranh nếu như ngành dịch vụ
không hiệu quả và hiện đại về công nghệ. Việc phát triển một khu vực dịch
vụ hiệu quả và có tính cạnh tranh quốc tế là điều đặc biệt quan trọng trong

chiến lược phát triển. Nếu thiếu điều đó, các ngành công nghiệp, nông
nghiệp cũng như thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ gặp khó khăn. Ngày
nay hầu hết các nước trên thế giới đã thừa nhận sự đóng góp của các ngành
dịch vụ tới quá trình phát triển kinh tế và còn được xem là yếu tố quan trọng
để tiến tới một nền kinh tế xanh và bền vững. …Báo cáo chính trị tại Đại hội
Đảng XI (2011) chủ trương “phát triển và hiện đại hóa các dịch vụ tài
chính, ngân hàng, viễn thông, thương mại, du lịch, vận tải, dịch vụ chăm sóc
sức khỏe, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ...” tiếp tục khẳng định vị
trí, vai trò tầm quan trọng và đóng góp của các ngành dịch vụ trong nền kinh
tế quốc dân.
Tỉnh Quảng Ninh đã được Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 (Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013) với mục tiêu tổng quát:
“Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công
nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế
của miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng
kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại”; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê
duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
4


(Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014) xác định đến năm 2030:
“Tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại với hệ
thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện
đại; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo môi trường
bền vững; giữ gìn và phát huy tối đa bản sắc dân tộc” và Tỉnh ủy Quảng Ninh
tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 05/2/2016 về phát triển dịch
vụ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 đề ra m ục
tiêu tổng quát: “ Phấn đấu đến năm 2020, Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ
cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp; dịch vụ trở thành khu vực kinh tế quan

trọng hàng đầu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GRDP của tỉnh. Hình
thành các trung tâm du lịch, thương mại chất lượng cao, khu dịch vụ du lịch
phức hợp cao cấp có casino; đồng thời phát triển đa dạng các loại hình dịch
vụ có lợi thế như: Dịch vụ vận tải, dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ thông
tin truyền thông, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ giáo dục, đào tạo và dạy
nghề, dịch vụ khoa học công nghệ ... theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng có
thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và
quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030, Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ - công
nghiệp theo hướng hiện đại" với những mục tiêu định hướng chiến lược trên
trong những năm qua các ngành dịch vụ của Quảng Ninh đã có những chuyển
biến và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, tỷ trọng khu vực
dịch vụ ngày càng tăng trong cơ cấu GDP.
Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 03/3/2005 của Tỉnh uỷ Quảng
Ninh "Về đẩy mạnh phát triển các ngành Dịch vụ đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2015” những năm qua lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn huyện Ba Chẽ đã
có những chuyển biến và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế- xã hội
chung của huyện, tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng dần trong cơ cấu kinh tế. Tuy
nhiên, giai đoạn 2011-2015 kinh tế của Ba Chẽ phát triển từ hoạt động sản xuất
của ngành lâm, nông nghiệp là chính, sản phẩm đầu ra còn ở dạng thô, giá trị gia
tăng thấp, các ngành dịch vụ hiện có như: thương mại, vận tải, thông tin và
truyền thông, tài chính- ngân hàng… có bước phát triển nhưng ở quy mô nhỏ,
chưa tương xứng với tiềm năng. Một số lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng, lợi thế
của Huyện chưa được khai thác, phát triển.... như dịch vụ: du lịch (tâm linh, sinh
thái, khám phá, cộng đồng, bản sắc văn hoá dân tộc... dịch vụ đông y, chế biến
dược liệu, chữa bệnh bằng phương thuốc gia truyền; các dịch vụ liên quan đến
phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hóa sản phẩm OCOP của huyện....). Bên
cạnh đó công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn huyện còn
có những khó khăn, hạn chế nhất định: thiếu cơ sở dữ liệu và thông tin chính xác
về các hoạt động dịch vụ, việc định hướng, đưa ra các quyết sách phát triển thích
5



hợp; năng lực, phân tích và định hướng chính sách liên quan đến phát triển dịch
vụ còn hạn chế; cơ chế phối hợp trong quản lý tổ chức triển khai các kế hoạch
phát triển về dịch vụ từ huyện đến các xã còn yếu.
Nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TU của BCH
Đảng bộ tỉnh về phát triển dịch vụ giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm
2030, với mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020, Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ
cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp; dịch vụ ..." thì việc lập Đề án “Phát triển
dịch vụ huyện Ba Chẽ giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2030” là hết
sức cần thiết. Đề án được xây dựng trên cơ sở đánh giá đúng, đầy đủ những
thuận lợi, khó khăn đối với lĩnh vực dịch vụ của Ba Chẽ, vừa có tính chất định
hướng phát triển cho các ngành dịch vụ, vừa có ý nghĩa quan trọng đối với phát
triển kinh tế - xã hội của Huyện và đề ra các mục tiêu, lộ trình thực hiện và ưu
tiên phát triển ngành dịch vụ của Huyện trong giai đoạn hiện nay, đề án được
triển khai thực hiện đồng bộ sẽ góp phần nâng cao lợi thế của Ba Chẽ trong việc
thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, thu hút các nhà đầu tư đến nghiên
cứu, tìm hiểu đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tạo thêm việc
làm mới cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện, nâng cao
thu nhập và đời sống của nhân dân, thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh
xã, giảm nghèo bền vững, rút ngắn khoảng cách cách giàu nghèo của huyện Ba
Chẽ với mặt bằng chung của tỉnh Quảng Ninh.

6


PHẦN THỨ NHẤT
SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. TÍNH CẤP THIẾT, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN
1. Tính cấp thiết:

(1) Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Chẽ một số ngành dịch vụ có tiềm
năng, lợi thế đang được hình thành và phát triển nhưng chưa được khai thác
đúng mức và phát triển trở thành sản phẩm hàng hóa dịch vụ đem lại hiệu quả
đích thực, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Huyện, cho nên
việc nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển dịch vụ huyện Ba Chẽ đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 là hết sức quan trọng và cần thiết, làm cơ sở để định
hướng phát triển các ngành dịch vụ của Huyện và lộ trình thực hiện hằng năm
theo các chương trình, kế hoạch, triển khai thực hiện các khâu đột phá phù hợp
với yêu cầu về nhiệm vụ phát triển dịch vụ trên địa bàn huyện hiện tại và lâu dài.
(2) Huyện Ba Chẽ đang từng bước phát triển kinh tế - xã hội, cần có định
hướng để phát triển kinh tế dịch vụ, cùng với giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội địa phương. Xác định mục tiêu phát triển đến năm 2020 dịch vụ trở thành
lĩnh vực kinh tế quan trọng và định hướng đến năm 2030 dịch vụ trên địa bàn
huyện Ba Chẽ chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế dịch vụ nâng lên, có tính
chuyên nghiệp, có hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ; phát triển
dịch vụ chất lượng có thương hiệu và khả năng cạnh tranh; tập trung đầu tư
phát triển các điểm, tuyến, tuor du lịch có tiềm năng, thương mại, dịch vụ du
lịch phức hợp, dịch vụ vận tải và các loại hình hình dịch vụ khác có lợi thế để
đáp ứng xu thế phát triển chung về lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn huyện.
(3) Nhằm phân định rõ trách nhiệm của các ngành, đơn vị cấp huyện, các
xã, thị trấn trong việc thực chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực dịch vụ trên
địa bàn, gắn với việc giám sát, kiểm tra nhằm tăng cường trách nhiệm của các
ngành, đơn vị liên quan trong triển khai thực hiện Đề án.
(4) Tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các cấp các ngành,
các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của dịch vụ là ngành
kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng đem lại hiệu quả tích cực cho phát
triển kinh tế - xã hội, góp phần đưa dịch vụ chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế
dịch vụ nâng lên; tạo nhiều việc làm, giảm nghèo phát triển kinh tế - xã hội bền
vững.
2. Phạm vi nghiên cứu đề án:
(1) Nghiên cứu đánh thực trạng phát triển dịch vụ của huyện Ba Chẽ giai

đoạn 2011-2015.
(2) Nghiên cứu đánh giá tình phát triển dịch vụ của huyện, những khó
khăn, hạn chế, tiềm năng lợi thế, định hướng phát triển dịch vụ giai đoạn 20162020 và định hướng đến năm 2030.
7


(3) Các giải pháp thực hiện đề án.
3. Phương pháp nghiên cứu:
(1) Sử dụng phương pháp: thống kê, phân tích, đánh giá, tổng hợp so
sánh, điều tra, hội thảo, khảo sát thực tế, tham khảo ý kiến của các chuyên gia,
nhà kinh tế và dự báo tình hình.
(2) Tham khảo một số tỉnh thành phố của Việt Nam và một số huyện lân
cận trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có điều kiện tương đồng về phát triển dịch vụ.
II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:
1. Cơ sở lý luận:
* Một số khái niệm về dịch vụ:
Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho
những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công.
Từ điển Wikipedia: Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng
hoá nhưng phi vật chất. Bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu
như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ...và mang lại lợi nhuận.
Trong kinh tế học: Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng
hóa nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và
những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản
phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Theo Luật giá năm 2013: Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình
sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ
thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Trên thực tế, không có “sản phẩm dịch vụ” mà thực chất chỉ có một quá
trình “không rõ ràng”. Dịch vụ là một quá trình, một chuỗi. Trong nhiều trường

hợp, khó có thể xác định được các ranh giới của một dịch vụ theo cách cố định
áp dụng đối với một hàng hóa. Mặc dù đã có sự phân biệt khi nói về hàng hóa và
dịch vụ, nhưng đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về dịch vụ cũng
như không có cách định nghĩa chính xác nhất về dịch vụ. Ngay cả Hiệp định
chung về thương mại dịch vụ cũng không định nghĩa thế nào là dịch vụ. Tuy
nhiên, tổ chức Thương mại thế giới đã chia các hoạt động dịch vụ khác nhau
thành 12 ngành (trong đó gồm 155 tiểu ngành) gồm: (1) Các dịch vụ kinh
doanh; (2) Dịch vụ bưu chính viễn thông; (3) Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ
kỹ thuật liên quan khác; (4) Dịch vụ phân phối; (5) Dịch vụ giáo dục; (6) Dịch
vụ môi trường; (7) Dịch vụ tài chính; (8) Các dịch vụ xã hội và liên quan đến y
tế; (9) Các dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành; (10) Các dịch vụ
giải trí văn hoá, thể thao; (11) Dịch vụ vận tải; (12) Các dịch vụ khác…
Nếu xem xét theo chuỗi, thì dịch vụ có ba chức năng: (1) Các dịch vụ đầu
vào “thượng nguồn” là ngành dịch vụ duy trì và hỗ trợ toàn bộ quá trình sản xuất
thông qua việc cung cấp (như nghiên cứu và phát triển, nghiên cứu khả thi, thiết
kế sản phẩm, đào tạo nhân viên). (2) Các dịch vụ đầu vào “trung nguồn” (như kế
8


toán, dịch vụ pháp lý, kỹ thuật, kiểm nghiệm, các dịch vụ máy tính, bảo dưỡng
và sửa chữa thiết bị, tài chính, viễn thông). (3) Các dịch vụ đầu vào “hạ nguồn”
(như quảng cáo, phân phối, vận tải, kho hàng).
Hệ thống ngành kinh tế theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23
tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, gồm các 21 nhóm ngành, 642
hoạt động kinh tế. Tuy nhiên Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007
của Thủ tướng Chính phủ cũng chưa phân ra các ngành dịch vụ một cách rõ
ràng, nhưng trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam đã bao hàm các ngành
dịch vụ nằm trong các nhóm ngành.
Như vậy, khái niệm dịch vụ lấy theo Luật giá năm 2013 về cơ bản phù hợp
với hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Theo đó: Dịch vụ là hàng hóa có tính vô

hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch
vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong nền kinh tế cũng như trong cuộc sống nói chung, dịch vụ đóng một
vai trò rất quan trọng. Kinh tế càng phát triển, dịch vụ càng trở nên quan trọng
hơn. Thực tiễn phát triển kinh tế ở các nước trên thế giới cho thấy, dịch vụ là
khu vực góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, nâng cao chất lượng
và giá trị các ngành sản xuất; đồng thời dịch vụ cũng là khu vực phục vụ mọi
nhu cầu của con người, nâng cao dân trí làm cho đời sống của con người văn
minh hơn và từ đó tái tạo sức lao động, nâng cao hiệu quả công việc. Ngày nay,
khu vực dịch vụ mang lại thu nhập cao và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, lên đến
mức 70-75%, của hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển và những nước
công nghiệp mới như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, khối EU, Singapore, Hàn Quốc. Trong
kim ngạch xuất khẩu của nhiều quốc gia, dịch vụ được coi là ngành mũi nhọn
mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước. Số liệu thống kê cho thấy, ngành dịch vụ
càng ngày chiếm thị phần lớn của thương mại toàn cầu.
Phát triển dịch vụ là tăng trưởng cả về lượng và chất của các ngành dịch
vụ trong nền kinh tế quốc dân. Khi nói cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp của
một quốc gia hay một địa phương, điều này có nghĩa là, trong cơ cấu kinh tế tỷ
trọng kinh tế khu vực dịch vụ cao hơn so với khu vực công nghiệp và cao hơn
nhiều so với khu vực nông nghiệp.
Nếu tăng trưởng kinh tế chỉ là sự biến đổi theo hướng mở rộng quy mô
của các yếu tố trong nền kinh tế mà không làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế và
nâng cao chất lượng, thì chỉ đơn thuần tăng về mặt số lượng. Mặc dù nó cũng
giúp có thêm các điều kiện vật chất cụ thể để đáp ứng các nhu cầu xã hội nhưng
chưa có ý nghĩa về mặt chiến lược. Hoặc nếu một ngành nào đó phát triển mà
không dẫn theo cả nền kinh tế phát triển và không làm tăng GDP bình quân đầu
người, thì không thể coi là một chiến lược đúng đắn. Do vậy tỷ trọng dịch vụ
trong cơ cấu kinh tế cao phải đi đôi với tăng trưởng kinh tế và tăng GDP bình
quân đầu người. Ngoài các chỉ số kinh tế, xã hội khác thì đây là hai chỉ số quan

trọng, làm cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển khu vực dịch vụ.

9


2.1. Thực tiễn tại Việt Nam:
Với quan điểm phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát
triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh
tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi
chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng
phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Phấn đấu đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chiến lược
phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 đã xác định xây dựng cơ cấu kinh tế công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỉ trọng các ngành công
nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Tỉ lệ đô thị hoá đạt trên 45%.
Sau 5 năm triển khai thực hiện: Tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm giai
đoạn 2011-2015 đạt khoảng 5,88%/năm; Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng
khá, đạt bình quân khoảng 6,3%/năm đóng góp vào tăng trưởng GDP ngày càng
cao; tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 44%; Cơ cấu kinh tế đã có chuyển dịch tích
cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng, đạt trên 82% vào năm
2015; Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá, đạt bình quân khoảng
6,3%/năm đóng góp vào tăng trưởng GDP ngày càng cao; tỷ trọng khu vực dịch
vụ chiếm 44%. Điều này phản ánh được định hướng phát triển đúng hướng của
đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
Dưới góc độ địa phương, trên cơ sở định hướng phát triển tại chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của đất nước giai đoạn 2011-2020, các tỉnh, thành phố
trong cả nước căn cứ tiềm năng lợi thế của mình, từ đó xác định mục tiêu và
định hướng phát triển, cụ thể:
- Thành phố Đà Nẵng: Một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung
tâm kinh tế- xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp,

thương mại du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan
trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính - viễn
thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm văn hoá - thể thao,
giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí
chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả
nước. Thành phố Đà Nẵng cũng đã triển khai xây dựng đề án phát triển dịch vụ
thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, với mục tiêu: phấn
đấu đến năm 2020, Đà Nẵng trở thành một trung tâm dịch vụ lớn; là trung tâm
du lịch, phân phối, CNTT - truyền thông, tài chính - ngân hàng và logistic của
khu vực miền Trung - Tây Nguyên, cả nước, cũng như của khu vực ASEAN;
đồng thời là một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo chất lượng cao, y tế
chuyên sâu, khoa học công nghệ cao, thể thao lớn; tiếp cận và đạt trình độ hiện
đại, đảm bảo hội nhập quốc tế và khu vực, tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất
và chuỗi giá trị toàn cầu.
- Tỉnh Vĩnh Phúc: Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ,
vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc có nhiều tiềm
năng, lợi thế để phát triển dịch vụ, du lịch. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, cùng với
chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp, lấy phát triển công nghiệp làm nền
tảng, tỉnh đã chú trọng quan tâm đầu tư, phát triển các lĩnh vực dịch vụ và đạt
10


được một số kết quả quan trọng. Trong đề án “Phát triển dịch vụ, du lịch Vĩnh
Phúc giai đoạn 2011 - 2020”, tỉnh Vĩnh Phúc đã đặt ra mục tiêu: Đẩy mạnh tốc
độ phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, trong đó tập trung phát triển các
ngành dịch vụ có nhiều tiềm năng, lợi thế, các ngành dịch vụ đem lại giá trị gia
tăng cao; không ngừng nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của ngành
dịch vụ. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng các
công trình, các dự án lớn của khu vực dịch vụ, du lịch, từng bước tạo được hình
ảnh đặc trưng của du lịch Vĩnh Phúc. Phấn đấu đến năm 2020, Vĩnh Phúc trở

thành một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của vùng và của cả nước, góp
phần quan trọng thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện
đại.
- Tỉnh Lào Cai: Với vị trí địa chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh
quốc phòng của tỉnh và vùng Tây Bắc cũng như của quốc gia, là cửa ngõ giao
lưu của vùng Tây Bắc với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Lào Cai là
đô thị cửa ngõ quốc gia trên hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng
có vị trí kinh tế thuận lợi, với lợi thế về cửa khẩu và tuyến đường sắt liên vận
quốc tế. Đề án “Phát triển thương mại - dịch vụ và hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh
Lào Cai, giai đoạn 2011-2015” đặt ra mục tiêu: Phát triển thương mại, dịch vụ,
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở phát huy lợi thế vị trí “cầu
nối” của Lào Cai trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng.
Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, duy trì và đẩy mạnh giao lưu hợp tác, liên
kết về kinh tế, thương mại với các địa phương trong và ngoài nước để thu hút
nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện tại chưa có sự tổng kết đánh giá quá trình triển khai thực hiện, tuy
nhiên kết quả đạt được của các tỉnh, thành phố trên trong quá trình triển khai
thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh/thành phố giai đoạn 2011-2015 đã
chứng minh sự lựa chọn này hoàn toàn đúng đắn phù hợp với xu hướng phát
triển của địa phương, cả nước và thế giới.
2.2. Thực tiễn tại Quảng Ninh:
Trong quá trình phát triển, Tỉnh Quảng Ninh đang phải đối mặt với rất
nhiều mâu thuẫn và thách thức, đặc biệt là mâu thuẫn giữa việc khai thác than,
phát triển công nghiệp nặng với phát triển du lịch, dịch vụ trên cùng một địa bàn
và thách thức giữa phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh với giải quyết
vấn đề môi trường sống; Thách thức giữa phát triển bền vững trước những tác
động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao (Quảng Ninh có 9
huyện, thị, thành phố ven biển, trong đó có 8 xã dưới mực nước biển). Do đó,
đối với Quảng Ninh, đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế
hướng tới xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành Tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ,

công nghiệp là yêu cầu cấp bách xuất phát từ tình hình thực trạng hiện nay.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII đã đề
ra mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN,
xây dựng nền tảng để Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng
hiện đại vào năm 2015 và là tỉnh công nghiệp - dịch vụ hiện đại vào năm 2020.
11


Kết quả đạt được giai đoạn 2011-2015 đã khẳng định được tính lý luận và
thực tiễn trong việc xác định định hướng phát triển của tỉnh Quảng Ninh. Kết
quả này cũng là tiền đề và cũng là bước chuyển giai đoạn quan trọng để tỉnh
Quảng Ninh triển khai thực hiện mục tiêu tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015-2020: Phấn đấu đến năm 2020, xây
dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp; là
trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực, một trong những cực tăng trưởng
kinh tế của miền Bắc với hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng
bộ; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giảm nghèo bền
vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; giữ vững chủ quyền biên
giới; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo vệ và cải thiện rõ
rệt môi trường sinh thái; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh đại
đoàn kết các dân tộc; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị của Di sản - Kỳ
quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và các khu danh thắng, di tích lịch sử.
2.3. Tình hình phát triển dịch vụ của một số huyện lân cận trên địa bàn
Tỉnh Quảng Ninh:
Theo các số liệu thống kê, của một số huyện lân cận trên địa bàn tỉnh về
phát triển kinh tế dịch vụ giai đoạn 2011-2015 phần lớn đều có tỷ trọng phát
triển dịch vụ rất cao trong cơ cấu kinh tế ( Bình liêu 45,7%, Đầm Hà 38,1%,
Tiên Yên 34,5%) có tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ cao (Hoành Bồ 32%, Tiên
Yên 17,2%) và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ gấp 1-4 lần huyện Ba Chẽ.
Điều này phản ánh được việc phát triển kinh tế của các địa phương trên địa bàn

tỉnh hiện nay rất đúng với định hướng của tỉnh (...đến năm 2020 xây dựng
Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ...) và phù hợp với xu thế
phát triển chung của đất nước và thế giới.
Bảng 1: Biểu so sánh một số chỉ tiêu phát triển kinh tế và dịch vụ của
các huyện (giai đoạn 2011-2015)

TT
1
2
-

Nội dung
Tổng giá trị sản
xuất (Giá so
sánh)
Nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản
Công nghiệp và
xây dựng
Thương mại và
dịch vụ
Cơ cấu kinh tế
Nông, lâm
nghiệp và thuỷ

Huyện
ĐVT
Ba
Chẽ


Huyện Huyện Huyện
Tiên
Bình
Đầm
Yên
Liêu


Huyện
Hoành
Bồ

Tỷ
đồng

248,
172

667,8
00 243,380

605,
700

1.959
,000

Tỷ
đồng


106,
752

204,0
00

87,436

308,
900

152
,600

Tỷ
đồng

71,
546

219,2
00

35,246

43,
700

1.424
,000


69,
875

244,6
00 120,698
100,0
100,0

253,
100

382
,400

100,0
51,1

100,0
7,8

Tỷ
đồng
%
%

100,0
43,0

36,5


12

37,3


-

sản
Công nghiệp và
XD
Thương mại và
dịch vụ
Doanh thu
Thương mại dịch vụ (theo giá
hiện hành)

%

28,8

29,0

17,0

10,8

72,7

%


28,2

34,5

45,7

38,1

19,5

Tỷ
đồng

33
6,4

632
,7

370
,3

8
1,6

1.971
,0

3.1 Thương mại


Tỷ
đồng

6
9,7

-

8
1,6

334
,0

3.2 Dịch vụ

Tỷ
đồng

2
66,7

Tỷ
đồng

1
9,7

Tỷ

đồng

18
2,4

Tỷ
đồng

4
2,2

Tỷ
đồng

2
2,4

3

4

5

Ngân hàng
Vận tải
Bưu chính, viễn
thông
Nhà hàng,
khách sạn
Dich vụ khác

Tốc độ tăng giá
trị sản xuất các
ngành kinh tế
Trong đó : ngành
Thương mại Dịch vụ
Tổng mức bán
lẻ hàng hóa và
dịch vụ

Tỷ
đồng

-

-

-

-

-

-

-

-

-


-

-

-

-

%

1
5,2

11
,2

11
,8

%

1
5,0

16
,3

16
,7


Tỷ
đồng

65,
000

114,2
00

109,7
10

-

1.637
,0

-

27
,0

-

512
,0

-

19

,0

-

172
,0

-

907
,0

17,5

15,
3

17,5

32
,0

112,
000

300,0
00

Nguồn: Số liệu của phòng Tài chính – Kế hoạch các huyện


2.4. Tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển dịch vụ huyện Ba Chẽ
Cho đến nay huyện Ba Chẽ đang là huyện chậm phát triển, nhiều chỉ tiêu
kinh tế - xã hội đạt ở mức thấp (cơ cấu kinh tế công nghiệp - xây dựng, Thương
mại - Dịch vụ; thu nhập bình quân đầu người; tỷ lệ hộ nghèo; thực hiện các tiêu
chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, đời sống vật chất tinh thần của người dân,
đặc biệt là dân tộc thiểu số chưa được cải thiện nhiều...) có nhiều nguyên nhân
khách quan, chủ quan và các yếu tố tác động đến tăng trưởng, phát triển kinh tế
của huyện. Tuy nhiên bên cạnh ngành dịch vụ của huyện chưa phát triển, còn có
những hạn chế nhất định: (1) Hoạt động dịch vụ nhìn chung còn manh mún,
thiếu chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả kinh doanh dịch vụ chưa cao. (2)
Kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông, du lịch, thương mại chưa theo kịp
yêu cầu phát triển. (3) Một số ngành dịch vụ có lợi thế lớn như phát triển du lịch
13


sinh thái trải nghiệm cảnh quan rừng núi, khe thác, du lịch tâm linh, du lịch cộng
đồng gắn với nền văn hóa bản địa; Dịch vụ y học và chữa bệnh bằng phương
thuốc gia truyền với nhiều nguồn dược liệu quý hiếm như ba kích, trà hoa vàng,
đẳng sâm, cát sâm; Dịch vụ cung ứng cây giống, con giống phục vụ nông, lâm
nghiệp; Các dịch vụ liên quan đến phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hóa sản
phẩm OCOP của huyện...chưa được đầu tư và phát triển đúng mức, giá trị gia
tăng thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện. (4) Mỗi liên hệ
giữa các đơn vị sản xuất với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, giữa
các ngành dịch vụ chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp để tạo thành chuỗi dịch vụ.
(5) Nguồn nhân lực nhất là lao động có chất lượng, tay nghề vừa thiếu, vừa yếu,
tính chuyên nghiệp chưa cao. (6) Chưa có giải pháp đồng bộ để phát triển dịch
vụ; kinh nghiệm trong Quản lý, quản trị, điều hành trong lĩnh vực dịch vụ còn
hạn chế.
3. Cơ sở pháp lý:
- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005 và Nghị định

92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Du lịch.
- Luật Di sản văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/06/
2009; Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Di sản văn hoá.
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014.
- Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27/01/2011 của Thủ tướng chính phủ phê
duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch: “Phấn
đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp
hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền
Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô
thị đồng bộ, hiện đại”.
- Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050. Quy hoạch xác định đến năm 2030: “Tỉnh Quảng Ninh trở thành một
tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ
tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân, đảm bảo môi trường bền vững; giữ gìn và phát huy tối đa bản sắc dân
tộc”.
- Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, theo đó định hướng: “…Hoàn thiện không
14


gian du lịch theo 4 địa bàn trọng điểm. đồng thời phát triển các không gian du

lịch mới ở Hoành Bồ, Cẩm Phả, Ba Chẽ, Tiên Yên…”.
- Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 05/2/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh về
phát triển dịch vụ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm
2030. Mục tiêu tổng quát: “ Phấn đấu đến năm 2020, Quảng Ninh trở thành tỉnh
có cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp; dịch vụ trở thành khu vực kinh tế quan
trọng hàng đầu, .......Phấn đấu đến năm 2030, Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch
vụ - công nghiệp theo hướng hiện đại”.
- Quyết định số 1446/QĐ-UBND, ngày 28/5/2015 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
Ba Chẽ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định: “…Khai thác tối đa
tiềm năng, lợi thế của huyện để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng công
nghiệp - lâm nông nghiệp - dịch vụ gắn với cải thiện đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân, giảm nghèo nhanh và bền vững. Bản sắc văn hóa dân tộc
được bảo tồn và phát huy. Hoàn thành mục tiêu Chương trình Xây dựng nông
thôn mới...”.
- Quyết định số 851/QĐ-UBND, ngày 28/3/2016 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc công nhận tuyến, điểm du lịch trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh
Quảng Ninh.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ba Chẽ lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 20152020. Xác định mục tiêu tổng quát “ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khai
thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương, phát triển kinh tế gắn với
giải quyết an sinh xã hội; Phấn đấu đưa Ba Chẽ ra khỏi diện huyện khó khăn,
xóa 7/7 xã khó khăn và đặc biệt khó khăn vào năm 2018; lấy kinh tế nông
nghiệp làm chủ lực, phát triển kinh tế lâm nghiệp là mũi nhọn; thu hút đầu tư
phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ; xác định cơ cấu kinh tế: Công nghiệp Nông nghiệp - Dịch vụ….”.
- Quyết định số 1032/QĐ-UBND ngày 20/5/2013 của UBND huyện Ba Chẽ
“Về việc phê duyệt Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và giá trị di tích,
danh thắng huyện Ba Chẽ giai đoạn (2013 – 2015), định hướng đến năm 2020”.
- Các báo cáo quy hoạch các ngành kinh tế, xã hội và sản phẩm chủ yếu có
liên quan: (1) Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Chẽ giai đoạn 2010- 2025 và

tầm nhìn ngoài năm 2025 được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định
số 1446/QĐ-UBND, ngày 28/5/2015; (2) Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Ba Chẽ được UBND tỉnh
Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 517/QĐ-UBND ngày 12/3/2014; (3) Quy
hoạch bảo vệ môi trường huyện Ba Chẽ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
được UBND huyện Ba Chẽ phê duyệt tại Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày
23/3/2015; (4) Quy hoạch phát triển nhân lực huyện Ba Chẽ đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 được UBND huyện Ba Chẽ phê duyệt tại Quyết định số
1372/QĐ-UBND, ngày 20/7/2015; (5)Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng
15


hóa tập trung huyện Ba Chẽ đến năm 2020 được UBND huyện Ba Chẽ phê duyệt
tại Quyết định số 1388/QĐ-UBND, ngày 24/7/2015.
- Các số liệu thống kê và tài liệu khác liên quan.

PHẦN THỨ HAI
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HUYỆN BA CHẼ GIAI
ĐOẠN 2011 - 2015
I. TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC
1. Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình:
Vị trí địa lý: Ba Chẽ là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh
Quảng Ninh, diện tích tự nhiên là 60.651,25 ha, trong đó: đất nông nghiệp:
54.327,89 ha, chiếm 89,57 %; đất phi nông nghiệp: 1.493,01 ha, chiếm 2,46 %;
đất chưa sử dụng: 4.830,35 ha, chiếm 7,96 %.(Theo số liệu thống kê đến thời
điểm 31/12/2015). Toàn huyện được chia thành 8 đơn vị hành chính gồm 7 xã và
1 thị trấn. Có các vị trí, ranh giới tiếp giáp với các địa phương trong và ngoài
tỉnh: Phía Bắc giáp huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn; Phía Nam giáp huyện
Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả; Phía Đông giáp huyện Tiên Yên; Phía Tây giáp
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Có 3 tỉnh lộ đi qua: Tỉnh lộ 330: Hải Lạng Ba Chẽ - Lương Mông - Sơn Động (Bắc Giang); Tỉnh lộ 342: Thanh Lâm (Ba

Chẽ) - Kỳ Thượng (Hoành Bồ); Tỉnh lộ 329: Thị trấn Ba Chẽ - Mông Dương
(Cẩm Phả) và đường Cửa Cái - Cái Gian đã được đầu tư, với các vị trí tiếp giáp
thuận lợi cho việc phát triển giao thông đối ngoại, tạo thuận lợi cho thị trường
tiêu thụ sản phẩm lâm nông, nghiệp, phục vụ cho nhu cầu giao lưu kinh tế - xã
hội của huyện với các địa phương lân cận.
Về khí hậu: Ba Chẽ nằm trong vùng khu hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi
nên nóng ẩm mưa nhiều nhiệt độ không khí trung bình từ 210C - 230C, về mùa
hè nhiệt độ trung bình giao động từ 26 0C - 280C, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng
thuận lợi cho sự phát nhiều nguồn dược liệu quý hiếm như Ba kích tím, Trà hoa
vàng, Nấm linh chi đẳng sâm, cát sâm...cả các cây trồng nhiệt đới và cây trồng
ôn đới tạo ra sự đa dạng các sản phẩm nông nghiệp và tạo ra nhiều nông sản
hàng hóa có giá trị như rau sạch quả và phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Về địa hình: Thuộc địa hình đồi núi cao nằm trong cánh cung Bình Liêu Đông Triều, các dãy núi chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Chia cắt bởi
các dãy núi và các sông suối tạo thành những thung lũng nhỏ hẹp, các quy hoạch
chiến lược tỉnh xác định: (1) Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030: huyện Ba Chẽ được xác định trong tuyến
hành lang phía Tây của tỉnh cùng các huyện Hoành Bồ, Uông Bí, Đông Triều,
Quảng Yên; (2) Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050: Ba chẽ được xác định là tiểu vùng rừng miền
núi phía Bắc cùng Tiên Yên.
16


2. Nguồn tài nguyên, thiên nhiên và nét văn hóa đặc trưng:
Tài nguyên đất: Đất có chất lượng cao, trữ lượng lớn, có tầng dày trung
bình 30 - 80 cm trở lên, rất phù hợp với việc gieo trồng các loại cây lương thực,
cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm và các. Diện tích
đất đai rộng, mật độ dân cư thưa (35 người/km2) có điều kiện phát triển các nhà
máy chế biến nông lâm sản với công suất lớn đồng thời có điều kiện để tiếp
nhận các các cơ sở sản xuất công nghiệp của thành phố Cẩm Phả, thành phố Hạ

Long và phát triển dịch vụ.
Tài nguyên khoáng sản: Với trữ lượng lớn để khai thác phục vụ công
nghiệp, xây dựng: mỏ sét tại xã Nam Sơn (diện tích 300 ha, trữ lượng trên 12
triệu tấn), mỏ đá tại xã Đồn Đạc (diện tích 10 ha, trữ lượng trên 500.000 m3) là
tiềm năng để phát triển công nghiệp; Cát, cuội, sỏi phân bố dọc sông Ba Chẽ hình
thành các bãi ở 2 bên bờ sông và lòng sông với trữ lượng dự tính 500- 8.000 m 3
được bổ sung hàng năm qua mùa mưa, nhân dân địa phương đang khai thác làm vật
liệu xây dựng.
Tài nguyên nước và sông suối: Do đặc điểm cấu tạo của địa hình tự
nhiên đã tạo được ra nhiều các con sông, suối trên địa bàn huyện; Nguồn nước
ngọt phong phú dồi dào, nước trong có thể là vùng cung cấp nước cho sản
xuất công nghiệp, dịch vụ, dân sinh do nhiều nguồn sinh thủy (mật độ là
1,1km/km2). Sông Ba Chẽ uốn quanh suốt chiều dài của huyện với hơn 80km
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam chảy qua nhiều xã rồi đổ ra biển đã trở thành
một trong những điểm đến thu hút du khách trong và ngoài tỉnh bởi sự đa dạng
của cảnh quan thiên nhiên cũng như sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc
sống tại đây. Các thác, suối được thiên nhiên tạo hóa đa dạng, phong phú tạo
nên nhiều thác nước đẹp như: Thác Trúc, thác Khe Lạnh, thác Đá Vuông, thác
Khe O; Hồ Khe Lọng …
Tài nguyên rừng: Là huyện miền núi, có tiềm năng lớn về phát triển kinh
tế rừng, với tiềm năng thế mạnh về đất rừng, rất phù hợp với điều kiện để đẩy
mạnh phát triển sản xuất lâm nghiệp góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên rừng
và giữ gìn môi trường sinh thái bền vững. Tính đến 31/12/2015, diện tích đất
lâm nghiệp là 52.212,56 ha (trong đó: đất rừng sản xuất: 46.211,99 ha; đất rừng
phòng hộ: 6.000,57 ha). Độ che phủ rừng năm 2015 đạt 70,0%.
Hệ động, thực vật rừng: Theo thống kê, hệ thực vật Ba Chẽ có 1.027 loài,
80 họ và 6 ngành, một số ngành lớn như: Ngành Mộc lan (Magnolio phyta): 951
loài; Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 58 loài; ngành Thông (Pinophyta): 11
loài .... Trong đó có các loài dược liệu quý hiếm cần được bảo vệ như: Trà Hoa
vàng, Ba kích tím, Bẩy lá một hoa ...Hệ động vật : Có khoảng 250 loài động vật

hoang dã, trong đó: thú: 8 bộ, 22 họ, 59 loài; chim: 18 bộ, 44 họ, 154 loài; bò
sát, lưỡng thể gồm: 37 loài (trong đó bò sát 15 loài, lưỡng thể 22 loài).
Văn hóa vật thể, phi vật thể: Là huyện giàu truyền thống văn hóa với
nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể có giá trị, với trên 04 di tích được
xếp hạng cấp Tỉnh (Khu căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp của tỉnh
Hải Ninh tại xã Lương Mông – Minh Cầm; Di tích lịch sử Đình Làng Dạ - xã
17


Thanh Lâm; Miếu Ông, Miếu Bà; Lò sứ cổ – xã Nam Sơn). Hằng năm huyện
tổ chức trên 03 lễ hội truyền thống thu hút hàng nghìn lượt khách trong và
ngoài huyện thăm quan thưởng thức; Thành lập được các Câu lạc bộ hát đối
của dân tộc Dao Thanh Y, Thanh Phán; hát Soóng Cọ của dân tộc Sán Chỉ;
Thêu thổ cẩm của Dao Thanh Y, Thanh Phán từng bước phát triển được đưa
vào biểu diễn tại các ngày hội, ngày lễ của địa phương.
Văn hóa truyền thống và ẩm thực: Dân cư trong huyện chủ yếu là các dân
tộc chiếm trên 78% dân số toàn huyện như: Kinh, Tày, Sán Chỉ, Cao Lan, Dao
còn giữ nguyên được phong tục tập quán truyền thống. Người dân chủ yếu sống
bằng nghề sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi, nhịp sống hiện đại chưa tác
động nhiều đến cuộc sống của người dân. Các nét sinh hoạt văn hóa truyền
thống như hát Soóng Cọ của dân tộc sán Chỉ; hát đối của Dao thanh Y, Thanh
Phán, thêu dệt thổ cầm vấn được gìn giữ, trang phục dân tộc vấn được bảo tồn
và được sử dụng phổ biến trong các ngày lễ tết; Văn hóa ẩm thực của các dân
tộc thiểu số chủ yếu thể hiện trong dịp lễ, tết, tham gia ngày hội…Nhìn chung
các món ăn, đồ uống của các dân tộc cơ bản giống nhau: Xôi Ngũ Sắc, Bánh
Dày, Bánh Coóc Mò, Bánh Vắt Vai, Khau Nhộc, Cá Suối, Rượu Ba Kích, Bánh
Lá Ngải, Rượu Ngô, Rượu Khoai, Rượu Lẩu nà… được đồng bào duy trì đến
ngày nay.
3. Nguồn nhân lực:
Dân số năm theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện, dân số toàn huyện

đến 31/12/2015 là 21.293 người, toàn huyện có 9 dân tộc, trong đó có 8 dân tộc
thiểu số 17.040 người (chiếm 80 % dân số toàn huyện), trong đó dân số thành thị
là 4.493 người (chiếm khoảng 21,1%); dân số nông thôn là 16.800 người
(chiếm khoảng 78,9%).
Số người trong độ tuổi lao động của huyện hiện nay là 13.932 người
(chiếm 65,90% dân số toàn huyện). Số lao động tham gia các ngành kinh tế
quốc dân trên địa bàn huyện là 11.540 người (chiếm 82,83% số lao động trong
độ tuổi). Lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị năm 2015 là 2.815 người
(chiếm 20.2%); khu vực nông thôn là 11.117 người (chiếm 79,8% lao động
trong độ tuổi toàn huyện). Như vậy có thể thấy lao động khu vực nông thôn vẫn
chiếm một tỷ trọng rất lớn. Điều này đặt ra vấn đề phải tạo việc làm cho lao
động ở nông thôn.
Trong cơ cấu nguồn nhân lực các ngành kinh tế, thì lao động nông nghiệp
vẫn là chủ yếu, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp chiếm (năm 2013 chiếm
78,5%; năm 2015 chiếm 79,8%) trong khi đó lao động khối phi nông nghiệp
chiếm tỷ trọng nhỏ (năm 2013 chiếm 21,5%; năm 2015 chiếm20.2%). Sự
chuyển dịch cơ cấu lao động đã diễn ra tích cực theo hướng tăng tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp và giảm dần lao động nông nghiệp.

18


II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN BAN
CHẼ GIAI ĐOẠN 2011-2015
1. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015:
Trong những năm qua, kinh tế của huyện từng bước có sự tăng trưởng, đã
vượt qua thời kỳ khó khăn; từng bước khai thác tiềm năng thế mạnh của địa
phương huyện đã tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư hạ tầng, xây dựng
nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng chỉ đạo thực hiện hoàn
thành công tác lập quy hoạch, chủ động xây dựng đề án phát triển kinh tế - xã

hội đến năm 2020, tạo tiền đề định hướng phát triển; xác định phát triển kinh tế
nông nghiệp là trọng tâm, trong đó phát triển kinh tế lâm nghiệp là mũi nhọn;
thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ. Tốc độ tăng giá trị sản xuất 5 năm bình quân đạt 15,2%, ( tăng 2,2% so nhiệm kỳ
trước). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng: Tỷ trọng ngành nông
nghiệp chiếm 43% (giảm 10,92%); công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 28,8%
(tăng 6,32% ), thương mại - dịch vụ chiếm 28,2% (tăng 4,6% ). Thu nhập bình quân
đầu người năm 2015 đạt 21,2 triệu đồng/người/ năm (Tăng 11,2 triệu đồng so với
năm 2010).
BIỂU ĐỒ: TĂNG TRƯỞNG CÁC NGÀNH KINH TẾ BA CHẼ GIAI ĐOẠN 2011-2015

2. Tình hình thu, chi ngân sách:
Về thu ngân sách: Trong những năm qua huyện tập trung, chỉ đạo bàn
nhiều giải pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách khai thác tốt nguồn thu trên
địa bàn, triển khai các luật thuế kịp thời, nên đã tác động tốt đến sản xuất kinh
doanh...do vậy việc thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đều đạt và vượt dự toán
tỉnh giao, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 74,0 tỷ đồng (bình quân 14,0 tỷ đồng/năm)
19


và đạt 250,2% kế hoạch 5 năm, tăng bình quân hàng năm 15,3% /năm. Thu ngân
sách đã đảm bảo một phần cân đối để thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu của kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
phát triển để tạo nguồn thu lâu dài, vững chắc.
Chi ngân sách: Việc điều hành chặt chẽ, hợp lý, tiết kiệm, bảo đảm mối
quan hệ hợp lý giữa chi thường xuyên và đầu tư phát triển, ưu tiên chi cho đầu
tư cơ sở hạ tầng kinh tế, các chương trình phát triển kinh - xã hội và các chương
trình mục tiêu khác đã được huyện chú trọng và có những biện pháp cụ thể qua
thực hiện từng năm. Tổng chi ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 đạt 1.311,9 tỷ
đồng đạt 200% kế hoạch 5 năm. Trong đó chi thường xuyên đạt 1.052 tỷ đồng,

đạt 161,5% kế hoạch, chi cho đầu tư phát triển 259,8 tỷ đồng, đạt 195 % kế
hoạch Việc giao dự toán chi cho các cơ quan đơn vị đều đảm bảo các quy định
của Luật ngân sách và cơ chế điều hành của tỉnh, trong đó đảm bảo các nhiệm vụ
chính trị, phát triển kinh tế và an sinh xã hội của địa phương.
3. Công tác lập quy hoạch xây dựng chiến lược, tạo tiền đề thu hút
đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội:
Xác định công tác quy hoạch là một nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm làm
định hướng trong phát triển kinh tế xã hội cho từng ngành, từng lĩnh vực trên địa
bàn huyện. Do vậy, trong những năm qua Cấp ủy, chính quyền huyện đã tập trung
chỉ đạo để sớm hoàn thành các quy hoạch theo kế hoạch đã đề ra. Từ quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế của huyện đến các quy hoạch ngành, lĩnh vực, các quy
hoạch được lập có tính khoa học, sát với thực tế địa phương có tầm nhìn lâu dài và
có tính khả thi cao làm cơ sở cho các ngành, các cấp lập kế hoạch, xây dựng
chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay đã hoàn thành Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Chẽ đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030, các quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung; bảo vệ
môi trường, phát triển nguồn nhân lực huyện Ba Chẽ, sử dụng đất và quy hoạch
đô thị và hạ tầng kỹ thuật... Huyện đã chủ động xây dựng Đề án phát triển kinh
tế - xã hội đến năm 2020 nhằm đưa ra định hướng chiến lược và lộ trình thực
hiện, . ngoài ra huyện còn chủ động xây dựng nhiều quy hoạch chi tiết khác trên
các lĩnh vực đầu tư hạ tầng kỹ thuật, văn hóa, xã hội, môi trường, kinh tế... làm cơ
sở cho đầu tư phát triển.
4. Thu hút mọi nguồn lực xây dựng mạng lưới kết cấu
hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội:
Thu hút mọi nguồn lực đầu tư giai đoạn 2011 -2015. Huyện đã tranh thủ
các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Trung ương và Tỉnh, huy động nguồn lực xã
hội hóa… tập trung cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tư toàn
xã hội 5 năm qua ước đạt 815,5 tỷ đồng (đạt 112,7% mục tiêu kế hoạch 5 năm
2011-2015). Trong đó huy động nguồn lực xã hội hóa gần 100 tỷ đồng đã tập
trung đầu tư 15 công trình hạ tầng kinh tế, văn hóa xã hội của huyện và các xã

và hàng nghìn công trình dân sinh cho các hộ dân trên địa bàn huyện góp phần
quan trọng phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh đã đầu tư 2 tuyến đường Cửa Cái-Cái
Gian và đường 329 tạo điều kiện quan trọng rút gần khoảng cách huyện vùng
sâu với trung tâm của tỉnh, thúc đẩy giao thương kinh tế, giao lưu văn hóa, phát
20


triển kinh tế - xã hội; hệ thống cầu tràn dọc tuyến tỉnh lộ 330 và nối hai xã Đạp
Thanh, Minh Cầm được nâng cấp xây dựng khắc phục tình trạng ngập lụt, chia
cắt giao thông tới 5 xã vùng cao trong mùa mưa lũ. Đến nay 100% xã, thị trấn đã
hoàn thành bê tông hóa, nhựa hóa các tuyến đường đến trung tâm xã, 80% đường
trục xã, liên xã được cứng hóa; hồ nước đầu tiên (hồ Khe Lọng) được khởi công
xây dựng; 70,11% km kênh mương được kiên cố hóa, tăng gần 30% so với
nhiệm kỳ trước. Cụm Công nghiệp Nam Sơn được đầu tư xây dựng đang thu hút
doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế công nghiệp. Các công trình văn hóa xã
hội, y tế, giáo dục được đầu tư tương đối đồng bộ: 100% trạm y tế xã được xây
dựng mới và cải tạo nâng cấp; 73/74 thôn, khu phố có nhà văn hóa; từ nguồn
vốn huy động xã hội hóa đã xây dựng hoàn thành 6 tuyến đường nông thôn,
nâng cấp toàn diện nghĩa trang liệt sỹ huyện; trùng tu tôn tạo, nâng cấp khu di
tích lịch sử Miếu Ông- Miếu Bà; nhà văn hóa, trạm y tế và hạ tầng dân sinh
được cải thiện đáng kể. Chủ động đề nghị tỉnh đầu tư thêm mạng điện trung thế
Ba Chẽ - Mông Dương, hoàn thành lưới điện nông thôn giai đoạn II, đạt 100%
thôn, khu phố được dùng điện lưới Quốc gia. Chỉnh trang, nâng cấp thị trấn Ba
Chẽ lên đô thị loại 5, góp phần mở rộng không gian đô thị, thay đổi cơ bản diện
mạo đô thị và các xã nông thôn miền núi.
III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAI ĐOẠN 2011-2015
1. Kết quả ở một số ngành, lĩnh vực giai đoạn 2011-2015 cụ thể:
1.1. Thương mại, dịch vụ:
Ngành dịch vụ thương mại của huyện trong những năm qua có những
bước phát triển đáng kể, các cơ sở doanh trên địa bàn huyện phát triển do nhu

cầu tiêu dùng của nhân dân tăng mạnh. Hiện nay trên địa bàn huyện có trên 400
hộ dân doanh sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tổng doanh thu ngành thương
mại chiếm 20,7%/tổng giá trị sản xuất ngành thương mại –dịch vụ; Tổng mức
bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trung bình hàng năm đạt trên 65 tỷ đồng, gấp 2,5 lần
so với giai đoạn 2006- 2010, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,3%/năm;
Phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện hiện có là 5 chợ gồm: 1 chợ Trung
tâm Thị trấn và 4 chợ phiên ở Trung tâm cụm xã gồm (Chợ Lương Mông; Chợ
Đạp Thanh; Chợ Thanh Lâm; Chợ Tầu Tiên -Đồn Đạc). Hệ thống chợ từ trung
tâm Thị trấn đến các xã được củng cố hoạt động duy trì và phát huy hiệu quả
(Chợ Trung tâm thị trấn hiện nay đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng quy mô
chỗ ngồi, nâng cao mặt sàn để tránh mưu lũ...). Các chợ trên địa bàn huyện đã
trở thành trung tâm thương mại, đầu mối giao lưu hàng hóa, khách hàng giữa
các vùng trong và ngoài huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao
thương trao đổi hàng hoá, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
Hạn chế: Nhìn chung, hệ thống chợ trên địa bàn huyện hiện nay vẫn chưa
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư trên địa bàn trong việc giao thương mua
bán tại chợ; chưa có những bước chuyển biến về quy mô hoạt động, cơ sở vật
chất nghèo nàn, các chợ tại trung tâm các xã hiện nay hoạt động theo hình thức
chợ phiên, mật độ giao thương, buôn bán nhỏ hàng hóa chưa được phong phú;
Công tác quản lý của các chợ hiện nay chưa được quy củ và chuyên nghiệp,
chưa đảm bảo cân đối thu chi; Huyện chưa có trung tâm thương mại và chưa có
21


nhiều giải pháp để phát triển kinh tế thương mại; Việc thu hút nguồn lực đầu tư
để các chợ đạt chuẩn còn rất hạn chế...
1.2. Dịch vụ thông tin và truyền thông:
Phát triển doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông
trên địa bàn huyện hiện nay có 03 mạng điện thoại: Vinaphone, Mobifone,
Viettel Mobile, được duy trì và khai thác có hiệu quả đảm bảo chất lượng phục

vụ khách hàng cùng với sự đầu tư mạnh mẽ về công nghệ để khai thác và đáp
ứng yêu cầu của thị trường, các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú,
đặc biệt là lĩnh vực cung cấp dịch vụ điện thoại di động Internet, truyền hình cáp
tốc độ cao: Tổng số thuê bao điện thoại toàn huyện hết năm 2015 là 14.481
(viễn thông 1.019; Viettel 13.46 ). Tổng số thuê bao điện thoại cố định hữu
tuyến: 531 (Viễn thông); Tổng số Thuê bao điện thoại cố định vô tuyến: 338
(Viễn thông 25; Viettel 313); Tổng số trạm phủ sóng thông tin di động (BTS): 34
(Viễn thông: 10; Viettel 22; Mobile: 02); Tổng số trạm điều khiển thông tin di
động (BTS): 10 (Viễn thông). Thuê bao đạt tỷ lệ 93,5 thuê bao/100 dân, tổng
doanh thu dịch vụ viễn thông 5 năm (2011-2015) đạt 42.210 triệu đồng chiếm
12,5%/tổng giá trị sản xuất ngành thương mại –dịch vụ, đạt bình quân trên 8.500
triệu đồng/năm, tuy nhiên hiện nay các đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông
trên địa bàn hoàn huyện đều là đơn vị hạch toán phụ thuộc, việc nộp thuế thuộc
Công ty cấp trên.
Hạn chế: Sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông, di động trên địa
bàn huyện trong những năm qua đã đẩy nhanh tốc độ phát triển hạ tầng viễn
thông. Tuy nhiên, hiện trạng hạ tầng mạng lưới cũng như phát triển dịch vụ viễn
thông ở huyện còn có mặt hạn chế: Dịch vụ viễn thông chưa phong phú đa dạng,
các doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến đầu tư cung cấp dịch vụ ở vùng miền
núi, ảnh hưởng đến quyền lợi và nhu cầu sử dụng của nhân dân. Năng lực cạnh
tranh chưa mạnh, giá dịch vụ còn cao. Ở các xã vùng cao hạ tầng viễn thông còn
rất thấp một số tuyến cáp quang chưa được ngầm hoá, ảnh hưởng tới công tác
bảo đảm an toàn mạng lưới, an ninh thông tin khi có thiên tai bão lụt xảy ra.
1.3. Dịch vụ giao thông vận tải:
Trước năm 2010, hoạt động kinh doanh giao thông vận tải ở Ba Chẽ chỉ
tập trung tại khu vực thị trấn, nhất là dịch vụ vận tải hành khách với các phương
tiện chất lượng thấp. Toàn huyện chỉ có 3 tuyến vận tải chính: thị trấn Ba Chẽ Hạ Long, thị trấn Ba Chẽ - xã Đạp Thanh và tuyến đường sông khu 5 (thị trấn) Làng Mới (xã Nam Sơn). Đến nay đã thu hút mạnh mẽ sự tham gia đầu tư của
các các hộ cá thể cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hoá và đi lại của
nhân dân cả vận tải đường bộ và vận tải đường thuỷ. Dịch vụ vận tải phát triển
có thêm nhiều phương tiện chất lượng cao, hiện có tổng số 176 phương tiện

tham gia kinh doanh, trong đó có 16 xe vận tải hành khách trong huyện và ngoài
huyện (04 xe chở khách đi các xã, 08 xe chở khách đi tuyến trong tỉnh, 04 xe
chở khách đi tuyến ngoại tỉnh) khách và 160 xe vận tải phục vụ sản xuất, xây
dựng (tăng 201% so với năm 2010). Dịch vụ vận tải đã mở thêm các tuyến từ
Thị trấn Ba Chẽ đi trong huyện đến Lương Mông; từ Thị trấn Ba Chẽ đi các địa
phương trong tỉnh: Móng Cái, Bình Liêu, Uông Bí, Đông Triều; Thị trấn Ba Chẽ
22


đi các tỉnh ngoài: Lạng Sơn, Hải Dương, Hà Nội. Tổng số lượng hành khách vận
chuyển là 42,8 ngàn người/năm; tổng số lượt hành khách luân chuyển là 6.281,5
ngàn người/km. Tổng doanh thu từ dịch vụ vận tải 5 năm từ 2011 -2015 đạt doanh
thu 182.400 triệu đồng chiếm 54,2%/tổng giá trị sản xuất ngành thương mại –
dịch vụ, nộp thuế 142 triệu đồng (số nộp ngân sách từ dịch vụ vận tải thấp là do
các xe khách chạy tuyến ngoài huyện nộp thuế theo HTX Hồng Vận tại Cẩm Phả
còn lại số thu được do từ năm 2013 huyện tập trung tận thu thuế vận tải theo Chỉ
thị 03 của UBND huyện). Dịch vụ giao thông - vận tải phát triển cũng là yếu tố
quyết định cho các dịch vụ thương mại, xây dựng và phát triển đô thị, dịch vụ
bưu chính viễn thông và nhiều dịch vụ khác phát triển theo, đáp ứng nhu cầu của
nhân dân về tất cả các lĩnh vực.
Hạn chế: Cho đến nay cả huyện chưa có bến xe, chưa có các doanh
nghiệp, Hợp tác xã đứng ra làm đầu mối, đầu tư quản lý vận hành, kinh doanh
dịch vụ vận tải, nguồn thu ngân sách từ hoạt động dịch vụ vận tải còn rất thấp và
thất thu. Vận tải đường thủy chưa được hình thành, phương tiện vận tải tầu,
thuyền còn ít, chưa đảm bảo yêu cầu về an toàn theo quy định để tham gia vận
chuyển hàng hóa và du lịch đưa đón khách.
1.4. Tài chính - ngân hàng:
Hoạt động đầu tư tín dụng ngân hàng được mở rộng và tăng trưởng cả về
số lượng và chất lượng kinh doanh phục vụ, doanh số cho vay và dư nợ hàng
năm đều tăng trưởng ổn định, nguồn vốn cho vay cơ bản đáp ứng được cho hộ

nghèo và các đối tượng chính sách và cá nhân, doanh nghiệp được vay vốn để
phát triển sản xuất kinh doanh. Dịch vụ ngân hàng đã kịp thời đổi mới theo
hướng đơn giản hoá thủ tục giao dịch với khách hàng, bổ sung thêm một số loại
dịch vụ mà thị trường có nhu cầu (dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán thẻ...),
nguồn vốn huy động tại địa phương cũng đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn trên
địa bàn về đầu tư tín dụng, doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đều tăng so với năm
2010 trở về trước, phương thức đối tượng đầu tư được mở rộng. Tổng nguồn
vốn huy động của các Ngân hàng huyện ước thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 đạt
274.050 triệu đồng, đạt 107% so với cùng kỳ. Doanh số cho vay 543.038 triệu
đồng, đạt 98,9% so với cùng kỳ; tổng dư nợ 101,3 tỷ đồng, đã có hàng ngàn lượt
hộ, cá nhân, doanh nghiệp được vay vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh, vốn
ngân hàng đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của địa phương, giúp
các doanh nghiệp, các hộ kinh tế cá thể phát triển sản xuất kinh doanh.
Hạn chế: Hệ thống ngân hàng trên địa bàn huyện chưa phát triển và đa
dạng, dịch vụ ngân hàng quy mô còn nhỏ lẻ, hình thức tín dụng ngân hàng chưa
phong phú, chưa có nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng
đầu tư vào địa bàn như: Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư và Ngân
hàng Cổ phần liên doanh liên kết.... Chưa hình thành được các dịch vụ tài chính
như: dịch vụ đại lý chứng khoán, sàn giao dịch.... Chưa có nhiều chương trình
ưu đãi hấp dẫn để huy động tiền gửi trong nhân dân. Chưa có hình thức Tín
dụng nhân dân để phục vụ đáp ứng nhu cầu về vốn vay phát triển sản xuất nhanh
chóng, kịp thời ...

23


1.5. Dịch vụ du lịch:
Dịch vụ du lịch trong những năm gần đây được Huyện quan tâm trú trọng
bằng việc tập trung xây dựng các đề án, dự án, kế hoạch, quy hoạch để triển khai
thực hiện: (1) Xây dựng Đề án Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và giá

trị di tích, danh thắng của huyện huyện; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội được lập xong và tổ chức hội nghị công bố quy hoạch gắn với xúc tiến đầu
tư và phát tiển kinh tế dịch vụ, trong đó quan tâm hình thành các tuyến du lịch
kết nối các điểm thăm quan trên địa bàn huyện với các huyện trong và ngoài
tỉnh; (2) Tập trung huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước và nguồn xã hội
hóa để trùng tu tôn tạo di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa, tâm linh trên địa bàn
huyện: Đầu tư hoàn thiện hạ tầng di tích lịch sử văn hóa Đình Làng Dạ - xã
Thanh Lâm; đang thực hiện xây dựng hoàn thiện các hạng mục tại di tích Miếu
Ông, Miếu Bà xã Nam Sơn; và tiếp tục hoàn thiện các dị tích còn lại của huyện
di tích lịch sử khu căn cứ Kháng chiến chống thực dân Pháp xã Lương Mông Minh Cầm; Lò gồm cổ thôn Làng Mới - xã Nam Sơn...(3) Các biện pháp quản lý
lễ hội, hoạt động kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ từng bước được đi vào nề nếp, có
sự kiểm tra thường xuyên; công tác bảo vệ môi trường, trật tự an toàn xã hội; đảm
bảo an toàn cho người du khách đã được tốt hơn đến nay trên địa bàn huyện (có 05
cơ lưu trú với 50 phòng nghỉ, trong đó có 01 nhà khách, 03 nhà nghỉ, 16 dịch vụ ăn
uống (trong đó Thị trấn 12 dịch vụ) ngoài ra còn ở một số xã Nam Sơn, Thanh
Sơn, Đồn Đạc, Lương Mông...); (4) Công tác đầu tư cho bảo tồn giá trị văn hóa
tại một số thôn, bản đã được thực hiện: Mở các lớp hát Đối, hát Soóng Cọ, hát
Then đàn tính; thêu thổ cẩm…thu hút trên 200 học viên tham gia. (5) Lượng
khách biết và đến với huyện ngày càng tăng trong các mùa lễ hội. Thực tế cho
thấy hàng năm lễ hội Đình Làng Dạ, lễ hội Miếu Ông – Miếu Bà thu hút được
hàng nghìn khách du lịch trong và ngoài huyện. Năm 2015 – 2016 du khách đạt
trên 500 lượt người/ngày, tăng gấp 10 lần so với các năm trước. Tổng doanh thu
từ dịch vụ cho thuê nhà nghỉ và kinh doanh ăn uống 5 năm từ 2011 -2015 đạt
doanh thu 22.352 triệu đồng, chiếm 6,6%/tổng giá trị sản xuất ngành thương mại
–dịch vụ, nộp thuế 787 triệu đồng.
Hạn chế: Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn chưa tương xứng với
tiềm năng, lợi thế của huyện; nhất là tiềm năng, lợi thế về du lịch sinh thái, trải
nghiệm, du lịch tâm, bản sắc văn hóa cộng đồng các dân tộc trên địa bàn; Chưa
hình thành được các tuor, tuyến kết nối các điểm du lịch, chưa có khu vui chơi
giải trí với quy mô hiện đại. Cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông một số

tuyến đường dẫn vào điểm du lịch còn xuống cấp, đường nhỏ hẹp, các điều kiện
về nhà hàng ăn uống, nhà nghỉ, khách sạn phục vụ lưu trú của du khách vừa
thiếu, vừa yếu, không đồng bộ; Các dịch vụ đi kèm phục vụ du lịch còn thiếu,
chưa được quan tâm phát triển, nhất là các sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu
du khách còn nghèo nàn; Chưa có doanh nghiệp đầu tư du lịch vào địa bàn;
Công tác quản lý nhà nước trên địa bàn về lĩnh vực phát triển du lịch còn nhiều
hạn chế. Đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch còn thiếu về số lượng, chưa được
chú trọng đào tạo bài bản, tuy đã thành lập được Ban quản lý di tích Miếu Ông –
Miếu Bà nhưng việc tổ chức, điều hành cùng các dịch vụ thiếu chuyên nghiệp
chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách.
24


1.6. Các dịch vụ khác:
* Nông nghiệp và nông thôn:
Hoạt động dịch vụ nông nghiệp trong những năm qua đã có bước phát
triển, cơ bản đáp một phần nhu cầu sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn
huyện. Tuy nhiên lĩnh vực dịch vụ trong nông nghiệp nhìn chung còn nhỏ lẻ,
manh mún; chủ yếu là kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật) và vườn ươm giống cây trồng lâm nghiệp theo hình thức hộ gia
đình. Dịch vụ cung ứng giống vật nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản) chưa đáp
ứng được nhu cầu, phần lớn là nhập nguồn từ ngoài huyện . Giai đoạn 20112015 dịch vụ nông nghiệp đã cung ứng được: 3.883 tấn phân bón các loại
(phân vô cơ 2.383 tấn, phân hữu cơ vi sinh 1.500 tấn); 80.919 kg giống cây
nông nghiệp (gồm: giống lúa, Ngô, rau đậu,...); Khoảng 25 triệu cây giống
cây lâm nghiệp; 52 tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp; Thuốc thú y 48.000
liều vắc xin; Thuốc bảo vệ thực vật 900.000 (lọ, gói).
Hạn chế: Nhiều lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp chưa được quan tâm phát
triển mặc dù là địa bàn có tỷ trọng ngành nông lâm, nghiệp cao trong các ngành
kinh tế nhưng chưa thu hút được nhiều các thành phần kinh tế tham gia làm dịch
vụ, chưa phát triển được nhiều dịch vụ về ( giống cây, con nông nghiệp, thuốc

bảo vệ thực vật, thú y bảo vệ gia súc gia cầm); Nhiều lĩnh vực dịch vụ phục vụ
sản xuất nông nghiệp còn bỏ ngỏ như (dịch vụ giết mổ gia súc, gia cầm, dịch vụ
bảo phát triển vệ rừng, dịch vụ thủy nông). Trình độ nhận thức về pháp luật liên
quan đến điều kiện sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông
lâm thủy sản còn nhiều hạn chế như không có giấy phép kinh doanh, chứng chỉ
hành nghề, kho chứa…
* Khoa học - công nghệ:
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ của huyện những năm qua đã có nhiều
chuyển biến đáng kể, công tác ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng các
thương hiệu có thế mạnh của địa phương quan tâm tập trung chỉ đạo, nhất là
trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, cụ thể: (1) Thực hiện các dự án ứng
dụng đã được sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt: Dự án Trồng thử nghiệm cây
Ba kích tím dưới tán rừng; Trồng thử nghiệm cây Thanh long ruột đỏ; Công nghệ
dự trữ thức ăn gia súc cho các hộ chăn nuôi; Ứng dụng công nghệ xây dựng mô
hình nuôi an toàn sinh học giống ngan đen. (2) Dự án ứng dụng Khoa học và
Công nghệ từ nguồn ngân sách huyện: Đã ứng dụng, chuyển giao một số loại
cây trồng, vật nuôi, quy trình kỹ thuật mới vào sản xuất như: Ổi Đài loan, cam
V2, giống lúa mới QR1, ĐT37, cam Canh, chuối phấn, chè rừng, trồng Ba kích
theo công nghệ mới, dê bách thảo, chim trĩ, bồ câu, chim cút, gà siêu trứng…
Một số sản phẩm đặc thù của địa phương đã được quan tâm mở rộng diện tích
và xây dựng vùng nguyên liệu như: Ba kích, Thanh Long, Mía tím, măng mai,
Trà hoa vàng...
Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ, quản lý hoạt
động sở hữu trí tuệ được quan tâm đến nay huyện đã xây dựng nhãn hiệu sản
phẩm hàng hóa xác lập bảo hộ nhãn hiệu cho 4 sản phẩm OCOP (Ba kích, Nấm
25


×