Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Tìm hiểu các hoạt động khuyến nông của cán bộ khuyến xã Phủ Lý huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.9 KB, 49 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

ĐOÀN QUỐC DƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG CỦA
CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG XÃ PHỦ LÝ, HUYỆN PHÚ LƢƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN”

Hệ đào tạo
Định hƣớng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Hƣớng ứng dụng
: Khuyến Nông
: Kinh tế & PTNT
: 2013 - 2017

Thái Nguyên - năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––


ĐOÀN QUỐC DƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG CỦA
CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG XÃ PHỦ LÝ, HUYỆN PHÚ LƢƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN”
Hệ đào tạo
Định hƣớng đề tài
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn
Cán bộ cơ sở hƣớng dẫn

: Chính quy
: Hƣớng ứng dụng
: Khuyến Nông
: K45 KN
: Kinh tế & PTNT
: 2013 - 2017
: PGS TS. Dƣơng Văn Sơn
: Trần Thị Thanh Huyền

Thái Nguyên - năm 2017


i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
PGS TS Dƣơng Văn Sơn, đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình viết Báo
cáo tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa KT & PTNT trƣờng
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những
năm em học tập. Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong quá trình học tập
không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành
trang quý báo để em bƣớc vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên viên
công chức UBND xã Phủ Lý huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên đã cho phép
và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại xã và đặc biệt chị Trần Thị
Thanh Huyền cán bộ nông nghiệp xã đã tận tình hƣớng dẫn em thực tại địa
phƣơng.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các bác ,các cô,chú,anh chị làm việc
tại UBND xã Phủ Lý luôn dồi dào sức khỏe, đạt đƣợc nhiều thành công tốt
đẹp trong công việc.
Xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, tháng 6 năm 2017
Sinh viên

Đoàn Quốc Dƣơng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã Phủ Lý năm 2016 ........................... 14

Bảng 3.2: Diễn biến thời tiết, khí hậu tại huyện Phú Lƣơng .......................... 15
Bảng 3.3: Thành phần các dân tộc của xã Phủ Lý .......................................... 17
Bảng 3.4: Tình hình sản xuất ngành trồng trọt của xã Phủ Lý ....................... 19
Bảng 3.5: Số lƣợng đàn gia súc, gia cầm của xã Phủ Lý ............................... 20
Bảng 3.6 :các buổi tập huấn của CBKN xã Phủ Lý 6 tháng đầu năm 2017 ... 25
Bảng 3.7 :Cung ứng giống lúa vụ xuân năm 2017 xã Phủ Lý ........................ 26
Bảng 3.8: Số buổi CBKN tiếp xúc trực tiếp với nông dân. ............................ 27
Bảng 3.9. Tham gia lớp tập huấn. ................................................................... 32
Bảng 3.10 Các cuộc họp và hội nghị đƣợc tham gia ...................................... 33
Bảng 3.11 Các buổi đi thực tế. ........................................................................ 33


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí địa lý của xã Phủ Lý .................................................... 13
Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống khuyến nông huyện Phú Lƣơng......................... …22
Hình 3.3: Vai trò của CBKN ........................................................................... 28


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBKN

Cán bộ khuyến nông

CP


Chính phủ

KN

Khuyến nông

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KNV

Khuyến nông viên



Nghị định

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TBKHKT

Tiến bộ khoa học kỹ thuật

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới


TBKT

Tiến bộ kỹ thuật


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1.Tính Cấp thiết của đề tài. ............................................................................ 1
1.2.Mục tiêu và yêu cầu .................................................................................... 2
1.3.Nội dung và phƣơng pháp thực hiện ........................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
2.1.Các khái niệm cơ bản .................................................................................. 5
2.1.1.Khái niệm khuyến nông ........................................................................... 5
2.1.2.Khuyến nông viên cơ sở........................................................................... 6
2.1.3.Vai trò của công tác khuyến nông ............................................................ 7
2.1.3.1.Vai trò trong sự nghiệp phát triển nông thôn ........................................ 7
2.1.3.2.Vai trò trong chuyển giao khoa học và công nghệ ............................... 7
2.1.3.3.Vai trò đối với nhà nƣớc. ...................................................................... 7
2.1.4. Vai trò của các bộ khuyến nông. ............................................................. 7
2.1.5.Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ............................. 9
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... ..9
2.2.1.Vài nét về tổ chức hoạt động khuyến nông trên thế giới ......................... 9

2.2.2. Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam .................................................... 11
Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 13


vi

3.1.Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Phủ Lý huyện Phú Lƣơng tỉnh
Thái nguyên. .................................................................................................... 13
3.1.1.Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 13
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Phủ Lý. ................................................. 14
3.1.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã phủ lý. .................................... 17
3.1.5 Những thuận lợi và khó khăn của xã Phủ Lý ......................................... 20
3.2.Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông xã Phủ Lý huyện Phú Lƣơng tỉnh
Thái Nguyên. ................................................................................................... 22
3.2.1.Cơ cấu tổ chức Khuyến Nông huyện Phú Lƣơng .................................. 23
3.3 Các hoạt động của CBKN xã Phủ Lý. ...................................................... 25
3.3.1.Tổ chức các buổi tập huấn ..................................................................... 24
3.3.2 Chuyển giao các giống mới năng xuất, chất lƣợng cao. ........................ 25
3.3.3 CBKN xã tiếp xúc trực tiếp với nông dân............................................. 27
3.3.4 Cầu nối giữa nông dân và các cơ quan chức năng, cơ quan nghiên
cứu. .................................................................................................................. 27
3.3.5. Xây dựng đề án nông thôn mới ............................................................. 29
3.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các CBKN xã Phủ
Lý .................................................................................................................... 28
3.4.1.Điểm mạnh ............................................................................................. 28
3.4.2. Điểm yếu ............................................................................................... 30
3.4.3.Cơ hội. .................................................................................................... 30
3.4.4. Thách thức. ............................................................................................ 31
3.4.5. Giải pháp nâng cao điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, tận dụng cơ hội,
khắc phục thách thức của đội ngũ CBKN xã. ................................................. 31

3.5. Những hoạt động tham gia trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại xã Phủ
Lý..................................................................................................................... 32
3.5.1. Tham gia lớp tập huấn........................................................................... 32


vii

3.5.2 Tham gia các cuộc họp và hội nghị........................................................ 33
3.5.3. Tham gia cấp phát thuốc thú y,vôi bột. ................................................. 33
3.5.4. Đi thực tế ............................................................................................... 34
3.5.5. Công tác văn phòng. .............................................................................. 33
3.5.6. Các công việc khác................................................................................ 34
3.6. Bài học rút ra từ thực tế............................................................................ 35
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................. 38
4.1. Kết luận. ................................................................................................... 36
4.2. Khuyến nghị. ............................................................................................ 36
TÀI LỆU THAM KHẢO .............................................................................. 41
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính Cấp thiết của đề tài.
Sau hơn 20 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới, dƣới sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nƣớc, nền nông nghiệp nƣớc ta đã có những bƣớc phát triển
nhanh, đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận.Từ một nƣớc có nền nông nghiệp
lạc hậu, tự cung, tự cấp, quy mô nhỏ, Việt Nam đã vƣơn lên thành một nƣớc
có nền nông nghiệp hàng hóa, đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia và có tỷ

suất hàng hóa ngày càng lớn, có vị thế đáng kể trong khu vực và thế giới.
Đồng hành cùng ngƣời nông dân để chia sẻ những thuận lợi khó khăn
trên con đƣờng hƣớng tới sự phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả và bên
vững là những cán bộ, nhân viên, của hệ thống khuến nông Việt Nam. Trải
qua trên 24 năm hoạt động, từ ngày 02/03/1993, hệ thống khuyến nông Việt
Nam đƣợc hình thành, củng cố và ngày càng phát triển toàn diện. Khuyến
nông khuyến ngƣ đã tích cực chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật và
công nghệ mới, đào tao, tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật, canh tác cho
ngƣời dân, truyền tải kịp thời những chủ trƣơng đƣờng lối, những chính sách
phát triển nông lâm ngƣ nghiệp của Đảng và Nhà nƣớc. Khuyến nông Việt
Nam thực sự đã góp phần tạo nên sự tăng trƣởng mạnh mẽ về năng suất, chất
lƣợng sản phẩm nông – lâm – ngƣ nghiệp, đảm bảo an ninh lƣơng thực, đóng
vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo và sự nghiệp phát triển nông
nghiệp, nông thôn và nông dân.
Tuy vậy sau 12 năm thực hiện nghị định 13/CP, công tác khuyến nông
đã gặp không ít khó khăn, chƣa đáp ứng đƣợc hết nhu cầu ngày càng cao của
sản xuất, xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 26/04/2005, Chính phủ
chính thức ban hành Nghị định 56/2005/NĐ-CP về khuyến nông khuyến ngƣ.
Nghị định 56/2005/NĐ-CP ra đời đã quy định rõ hơn về hệ thống tổ chức


2

khuyến nông, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung hoạt động khuyến nông. Mở
rộng đối tƣợng tham gia đóng góp và hƣởng thụ khuyến nông nhằm thực hiện
mục tiêu xã hội hóa công tác khuyến nông.
Sau 5 năm thực hiện nghị định 56/2005/NĐ-CP vẫn còn nhiều bất cập.
Do vậy ngày 08/01/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ- CP
về khuyến nông để sửa đổi, bổ sung một số nội dung. Trong nghị định này
quy định cụ thể hơn về hoạt động khuyến nông bao gồm: Bồi dƣỡng, tập huấn

và đào tạo cho ngƣời sản xuất và ngƣời hoạt động KN, thông tin tuyên truyền,
trình diễn và nhân rộng mô hình, tƣ vấn và dịch vụ KN, hợp tác quốc tế về
KN. Tổ chức KN từ Trung ƣơng đến địa phƣơng cũng đƣợc quy định rõ hơn
về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế quản lý. Các chính sách KN cũng đƣợc điều
chỉnh trong quy định này. Đặc biệt bổ sung các chính sách đối với đội ngũ
CBKN cơ sở.
Xã Phủ Lý là một xã miền núi trung du, ngƣời dân chủ yếu sản xuất
nông nghiệp và việc nghiên cứu về các hoạt động của cán bộ KN nhằm tìm
hiểu các công việc chuyên môn và phát huy mọi tiềm năng về trí tuệ, nâng
cao trình độ và nhiệt huyết nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ KN để phát triển
Nông nghiệp, nông thôn ở cơ sở nói riêng và cả nƣớc nói chung là việc làm
cần thiết. Từ các đặc điểm thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm
hiểu các hoạt động khuyến nông của cán bộ khuyến xã Phủ Lý huyện Phú
Lương tỉnh Thái Nguyên”
1.2.Mục tiêu và yêu cầu
 Mục tiêu
- Tìm hiểu hoạt động KN của CBKN xã Phủ Lý
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn của CBKN xã Phủ Lý
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động
của CBKN xã Phủ Lý


3

 Yêu cầu
 Về chuyên môn nghiệp vụ:
- Đánh giá cơ sở TTTN
- Tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của CBKN xã
- Tìm hiểu hoạt động hằng ngày của CBKN xã
- Đánh giá thuận lợi và khó khăn

- Mô tả công việc mà tác giả tham gia trong thời gian thực tập tại cơ sỏ
- Bài học kinh nghiệm.
 Yêu cầu về ý thức trách nhiệm
- Hoàn thành tốt công việc đƣợc giao
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của UBND xã
 Yêu cầu về kỹ thuật
- Chấp hành sự phân công của khoa
- Quy chế của trƣờng và các quy định của cơ sở TT
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ngƣời hƣớng dẫn cơ sở, có trách nhiệm
trong công việc
1.3.Nội dung và phƣơng pháp thực hiện
 Nội dung
- Đánh giá cơ sở TTTN
- Tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của CBKN xã
- Tìm hiểu hoạt động hằng ngày của CBKN xã
- Đánh giá thuận lợi và khó khăn
- Mô tả công việc mà tác giả tham gia trong thời gian thực tập tại cơ sỏ
- Bài học kinh nghiệm.
 Phương pháp thực hiện
- Tiế p câ ̣n có sƣ̣ tham gia hƣớng dẫn của cán bô ̣ khuyến nông xã
Phủ Lý


4

- Thảo luận, tham vấn cùng cán bô ̣ khuyến nông xã Phủ Lý
- Thu thập thông tin thứ cấp: Số liệu trong báo cáo tổng kết tình hình
kinh tế xã hội, Tham khảo các tài liệu liên quan đến tình hình kinh tế, xã hội
của xã nhằm khái quát sự phát triển của cơ sở, những thuận lợi, khó khăn, hạn
chế của cán bộ khuyến nông. Để từ đó thấy đƣợc vai trò, chức năng, nhiệm vụ

của cán khuyến nông xã
- Thu thập thông tin sơ cấp: Thông qua phỏng vấn cán bộ, tiếp xúc tìm
hiểu trực tiếp cán bộ khuyến nông
- Quan sát: Quan sát thực tế tác phong làm việc, cách làm việc và xử lí
công việc của CBKN xã
1.4 Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 20/02/2017 đến ngày 31/05/2017
- Địa diểm: xã Phủ Lý huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên.


5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Các khái niệm cơ bản
2.1.1.Khái niệm khuyến nông
Theo nghĩa Hán – Văn: “Khuyến” có nghĩa là khuyến khích – khuyên
bảo – triển khai, “nông” là nông – lâm – ngƣ nghiệp, nông dân, nông thôn.
“Khuyến nông” nghĩa là khuyến khích mở mang phát triển nông nghiệp.
Khuyến nông đƣợc tổ chức nhiều cách khác nhau và phục vụ mục đích
có quy mô khác nhau, vì vậy khuyến nông là một thuật ngữ khó định nghĩa
đƣợc một cách chính xác.
“Khuyến nông khuyến lâm đƣợc xem nhƣ một tiến trình của việc hòa
nhập các kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại. Các quan điểm kỹ năng để
quyết định cái gi cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa phƣơng sử
dụng các nguồn tài nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngoài để có khả năng
vƣợt qua trở ngại khó khăn gặp phải”.
“Khuyến nông khuyến lâm là làm việc với nông dân, lắng nghe những
khó khăn, nhu cầu và giúp họ tự giải quyết vấn đề của chính họ”.
“Khuyến nông là chỉ tất cả các hoạt động liên quan đến sự nghiệp phát

triển nông thôn, đó là hệ thống giáo dục không chính thức, ngoài nhà trƣờng
trong đó có ngƣời già ngƣời trẻ học bằng cách thực hành”.
Qua rất nhiều các khái niệm trên ta có thể hiểu khuến nông theo
hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng: Khuyến nông là khái niệm chung chỉ tất cả những
hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát tiển nông thôn. Khuyến nông
ngoài việc hƣớng dẫn cho nông dân tiến bộ KHKT mới, còn giúp họ biết liên
kết lại với nhau, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các chính sách pháp luật, đƣờng


6

lối của Đảng và Nhà nƣớc, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý,
điều hành tổ chức các hoạt đọng xã hội nhƣ thế nào cho ngày càng tốt hơn.
Theo nghĩa hẹp: Khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính
thức mà đối tƣợng của nó là nông dân. Tiến trình này đem lại cho nông dân
những thông tin và lời khuyên giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc khó khăn
trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động, nâng cao hiệu
quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lƣợng cuộc sống của nông dân và
gia đình họ [5]
2.1.2.Khuyến nông viên cơ sở
Trong hệ thống khuyến nông Việt Nam KNV cơ sở là lực lƣợng làm
công tác KN trực tiếp ở xã, thôn, bản. Đây là tuyến đầu của công tác khuyến
nông đối với phát triển sản xuất và kinh doanh ở nông thôn. Ngoài ra còn có
các thành viên ban quản lý HTX dịch vụ nông nghiệp, thành viên các hội phụ
nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, trƣởng xóm.
Về tính chuyên trách có thể chia làm hai loại: Khuyến nông chuyên
trách và khuyến nông bán chuyên trách:
Khuyến nông chuyên trách là CBKN công tác KN do Nhà nƣớc tuyển
dụng và trả lƣơng. Đây là lực lƣợng nòng cốt trong chuyển giao TBKHKT về

sản xuất nông nghiệp ở nông thôn thông qua các hình thức tập huấn, xây dụng
mô hình trình diễn, tổ chức hội nghị, tham quan và thông tin khuyến nông.
Khuyến nông bán chuyên trách là các thành viên trong hội phụ nữ,
đoàn thanh niên, hội nông dân, hội làm vƣờn, các nhà doanh nghiệp. Những
thành viên này ngoài chức năng chuyên môn của mình cũng gián tiếp hoặc
trực tiếp làm công tác khuyến nông nhƣng ở mức độ và phạm vi nhất định.[ 5]


7

2.1.3. Vai trò của công tác khuyến nông
2.1.3.1. Vai trò trong sự nghiệp phát triển nông thôn
Trong điều kiện nƣớc ta hiện nay, khoảng 70% dân số sống ở các vùng
nông thôn với khoảng 60% lao động xã hội để sản xuất ra nông sản thiết yếu
để cung cấp cho toàn bộ xã hội nhƣ lƣơng thực, thực phẩm, nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến.Khuyến nông đã góp phần vào sự tăng trƣởng mạnh mẽ
về năng suất, chất lƣợng nông, lâm, ngƣ nghiệp. Đảm bảo an ninh lƣơng thực,
đóng vai trò quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo và sự nghiệp phát
triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Do đó, Khuyến nông có vai trò
quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông thôn.
2.1.3.2. Vai trò trong chuyển giao khoa học và công nghệ
Khuyến nông là cầu nối quan trọng giữa nông dân với các Viện nghiên
cứu, các trƣờng Đại học, các nhà khoa học. Nhờ vậy các KHKT nhanh chóng
đƣợc triển khai và áp dụng trong thực tiễn.
2.1.3.3. Vai trò đối với nhà nước.
Khuyến nông khuyến lâm là một trong những tổ chức giúp nhà nƣớc
thực hiện các chính sách, chiến lƣợc và phát triển nông lâm nghiệp, nông thôn
và nông dân.
Là cầu nối để cung cấp những thông tin về những nhu cầu nguyện vọng
của nông dân đến các cơ quan nhà nƣớc, nhờ đó nhà nƣớc sẽ đƣa ra các chính

sách và giải pháp phù hợp.[ 5]
2.1.4. Vai trò của các bộ khuyến nông.
Công tác khuyến nông có đạt hiệu quả cao hay không là phụ thuộc rất
lớn vào ngƣời CBKN. Vì ngƣời CBKN chịu trách nhiệm cung cấp thông tin,
giúp nông dân hểu đƣợc và đƣa ra những quyết định cụ thể nhƣ trồng một loại
cây giống mới, nuôi một loại vật nuôi mới, áp dụng những KHKT mớ. Khi
ngƣời nông dân quyết định thì ngƣời CBKN cần chuyển giao kiến thức để


8

nông dân áp dụng thành công kĩ thuật đó. Ngƣời CBKN đƣợc đào tạo để thực
hiện nhiệm vụ, đƣợc trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng để giúp đỡ
ngƣời nông dân. Tuy nhiên, khi làm nhiệm vụ khuyến nông, ngƣời CBKN cần
phải dựa vào đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.
Theo quan điểm khuyến nông mới thì ngƣời CBKN ít bị ràng buộc hơn
về những chỉ tiêu kế hoạch cụ thể của từng chƣơng trình khuyến nông. Điều
quan trọng hơn là từ các mục tiêu, nhiệm vụ của chƣơng trình khuyến nông
thì ngƣời CBKN phải chủ động, nỗ lực cố gắng động viên, tổ chức ngƣời
nông dân tham gia vào các hoạt động khuyến nông. Muốn vậy ngƣời CBKN
cần thƣờng xuyên hỗ trợ lắng nghe giúp đỡ ngƣời nông dân để phát triển tiềm
năng và sáng kiến của họ giúp họ giải quyết những vấn đè khó khăn trong
cuộc sống.
Mỗi ngƣời CBKN sẽ có những vai trò sau:
1.Ngƣời đào tạo

5.Ngƣời cố vấn

9.Ngƣời cung cấp


2.Ngƣời tổ chức

6.Ngƣời bạn

10.Ngƣời thông tin

3.Ngƣời lãnh đạo

7.ngƣời tạo điều kiện

11.Ngƣời hành động

4.Ngƣời quản lý

8.Ngƣời môi giói

12.Ngƣời trọng tài

Trong các buổi tập huấn thì ngƣời CBKN sẽ đóng vai trò là ngƣời đào
tạo, ngƣời tổ chức, ngƣời trọng tài, ngƣời lãnh đạo, ngƣời bạn, ngƣời tạo điều
kiện cho các học viên trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Trong các chƣơng trình
nghiên cứu chuyển giao công nghệ thì ngƣời CBKN là ngƣời môi giới giữa
các trung tâm nghiên cứu và nông dân để đƣa ra các TBKT áp dụng vào thực
tiễn sản xuất. Bên cạnh đó ngƣời CBKN cũng là ngƣời cung cấp thông tin hai
chiều ngƣời cố vấn cho nông dân về thông tin thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp. Ngƣời CBKN còn là ngƣời hành động cùng nông dân trong các
mô hình có nhƣ vậy thì mới tạo đƣợc lòng tin của ngƣời nông dân.


9


Từ những điều trên cho chúng ta thấy vai trò rất quan trọng của ngƣời
CBKN trong sự nghiệp PTNT. Vì thế ngƣời CBKN cần hiểu rõ tầm quan
trọng của mình và luôn chấp nhận những khó khăn và thách thức để hoàn
thành tốt vai trò của mình.[5]
2.1.5. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập.
- Thủ tƣớng chính phủ (1993), Nghị định 13/CP ngày 02/03/1993 về
công tác khuyến nông
-Thủ tƣớng chính phủ (2005), Nghị định 56/2005/NĐ-CP về công tác
khuyến nông khuyến ngƣ
-Thủ tƣớng chính phủ (2010), nghị định số 02/2010.NĐ-CP ngày
08/01/2010 về khuyến nông.
-Trung tâm khuyến nông quốc gia Báo cáo tổng kết Nghị định
56/2005/NĐ-CP và triển khai Nghị định 02/2010 NĐ-CP của chính phủ về
khuyến nông.
- Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung
ƣơng đảng khóa X “về nông nghiệp- nông dân- nông thôn”.
- Thông tƣ số 04-2009 TT-BNN, hƣớng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân
viên chuyên môn, kỹ thuật nghành nông nghiệp và phát triển nông thôn công
tác trên địa bàn cấp xã.
2.2 Cơ sở thực tiễn.
2.2.1. Vài nét về tổ chức hoạt động khuyến nông trên thế giới.
Trên thế giới khuyến nông ra đời rất xớm và ở hầu hết các nƣớc. Hoạt
động khuyến nông gắn liền với sự phát triển nông nghiệp.Các nƣớc có nền
nông nghiệp phát triển nhƣ Anh, Pháp, Đức một phần cũng là nhờ tác động
tích cực của hoạt động khuyến nông. Vì vậy cá nƣớc nông ghiệp đang phát
triển hiện nay nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan cũng đang cố gắng xây
dựng và hoàn thiện hệ thống khuyến nông của mình.



10

Hoạt động khuyến nông ở châu Âu và bắc Mỹ đã xớm đi vào chính quy
và chuyên nghiệp. Ở Mỹ năm 1907 có 42 trƣờng đại học đã hăng hái thực
hiện công tác khuyến nông, nhiều trƣờng có khoa khuyến nông.
Ở châu Á, ngay sau khi có hội nghị đầu tiên về khuyên nông họp ở
Philippin (1955) hoạt động khuyến nông đã có những bƣớc phát triển mạnh
mẽ. Tổ chức khuyến nông ở các nƣớc lần lƣợt đƣợc thành lập nhƣ ở Ấn Độ
(1960) , Thái Lan (1967), Trung Quốc (1970).[3]
 Khuyến nông ở Ấn Độ
Tổ chức khuyến nông đƣợc thành lập năm 1960 theo 5 cấp: cấp quốc gia,
cấp vùng, cấp bang, cấp huyện và cấp xã. Nhờ có hoạt động khuyến nông
đƣợc tổ chức tôt nên Ấn Độ đã làm cuộc “cách mạng xanh” khá thành công,
giải quyết đực nạn đói, tự túc đƣợc lƣơng thực. Sau đó nƣớc này đã thắng lợi
trong cuộc “cách mạng trắng” về sữa và đang tiếp tục “cách mạng nâu” về
thịt.[3]
 Khuyến nông ở Thái Lan
Tuy mãi đến 1976 mới có quyết định thành lập khuyến nông song đƣợc
Chính phủ Thái Lan đặc biệt quan tâm. Số CBKN của Thái Lan năm 1992 là
khoảng 15196 ngƣời. Mỗi năm Chính phủ Thái Lan chi khoảng 130- 150 triệu
USD cho hoạt động khuyến nông, vì vậy nông nghiệp Thái Lan phát triển một
cách toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi, có sản lƣợng gạo và sản xuất
khẩu nhiều nhất thế giới.[3]
 Khuyến nông Trung Quốc.
Hoạt động khuyến nông Trung Quốc đã có từ lâu, năm 1933 trƣờng đại
học Kim Lãng đã thành lập phân khu khuyến nông nhƣng đến năm 1970 nƣớc
này mới chính thức có tổ chức khuyên nông.
Trên đây là một số hoạt động khuyến nông của một số quốc gia trên thế
giới, nó cho thấy khuyến nông đang đƣợc một số nƣớc ngày càng chú trọng,
quan tâm tâm hơn để phát triển nông nghiệp- nông thôn nâng cao đời sống

con ngƣời, nông dân. Bằng chứng là năm 1700 có 1 nƣớc, năm 1800 có 8


11

nƣơc,năm 1950 có 69 nƣớc, năm 1992 có 199 nƣớc có tổ chức khuyến nông.
Năm 1993 Việt Nam chính thức thành lập tổ chức khuyến nông.[3 ]
2.2.2 Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam.
Nông nghiệp là nghành sản xuất truyền thống và phát triển cùng nền
văn minh lúa nƣớc của nƣớc ta. Vì vậy khuyến nông đã có từ rất xớm và có
bƣớc phát triển ngày càng lớn mạnh.
Trong thời kì phong kiến khuyến nông đã đƣợc chú trọng. Thời tiền Lê,
hằng năm vua Lê Hoàn đã tự mình xuống ruộng cày đƣờng cày đầu tiên cho
vụ sản xuất đầu xuân. Năm 1226 dƣới thời Trần Lập “chức khuyến nông sứ”
là viên quan chuyên chăm lo khuyến khích phát triển nông nghiệp. Năm 1789
vua Quang Trung ban bố chiếu khuyến nông sau khi đại phá quân Thanh
nhằm phục hồi lại ruộng bỏ hoang.
Năm 1960 ở miền Nam thành lập “nha khuyến nông” trực thuộc bộ
nông nghiệp cải cách điền địa nông mục miền Bắc thƣờng xuyên đƣa sinh
viên xuống HTX làm công tác Đông xuân, chọn giống lúa, trồng ngô, sắn.
Đến tháng 12 năm 1986 Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam đã rút
ra bài học dể hành động phù hợp với quy luật khách quan đổi mới cơ chế
quản lý đƣa nông nghiệp đi lên sản xuất hàng hóa.
Nghị định 13/CP của Chính phủ ra ngày 02/03/1993 về công tác
khuyến nông. Hệ khuyến khuyến nông Việt Nam chính thức đƣợc thành lập
năm 1993. Ngày 26/4/2005 bằng việc ban hành nghị định 56/2005/NĐ- CP về
công tác khuyến nông, khuyến ngƣ thì hệ thống khuyến nông Việt Nam đi
thêm một bƣớc hoàn thiện cả về cơ cấu lẫn nội dung hành động. Trong hoạt
động khuến nông Việt Nam tiếp tục đón nhận kinh nghiệm của các nƣớc tiên
tiến, làm cho khuyến nông trong nƣớc ngày càng phong phú, bộ mặt nông

thôn và sản xuất nông – lâm- ngƣ nghiệp phát triển không ngừng.[3]


12

Phần 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Phủ Lý huyện Phú Lƣơng,
tỉnh Thái nguyên.
3.1.1.Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Xã Phủ Lý là một xã miền núi của huyện Phú Lƣơng

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí địa lý của xã Phủ Lý.
(Nguồn: UBND xã Phủ Lý)
Xã Phủ Lý nằm ở phía Tây huyện Phú Lƣơng, cách trung tâm huyện
khoảng 5km với tuyến đƣờng Tỉnh lộ 263 đi qua địa bàn xã dài khoảng 4,5km


13

(đã đƣợc nhựa hóa). Hai tuyến đƣờng liên xã Phủ Lý – Hợp Thành và Phủ Lý
– Yên Đổ đã tạo nên nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế của xã.
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Phủ Lý.
Đất đai của xã Phủ Lý đã đƣợc quy hoạch giai đoạn 2012-2016, việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng những năm gần đây đã dần phù hợp đối với từng
loại đất, ngƣời dân địa phƣơng đã cơ bản thay đổi tập quán canh tác, trình độ
thâm canh ngày càng đƣợc nâng cao, ngoài trồng cây lƣơng thực có hạt để
đảm bảo an ninh lƣơng thực và chăn nuôi, ngƣời dân đã sản xuất cây hàng
hóa cho giá trị thu nhập cao nhƣ cây lâm nghiệp, cây sắn và một số loại cây

công nghiệp ngắn ngày.
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã Phủ Lý năm 2016
Hạng mục (loại đất)
Tổng diện tích
I- Đất nông nghiệp
1.1.Đất sản xuất nông nghiệp
1.1.1.Đất trồng cây hàng năm
1.1.1.1. Đất trồng lúa
1.1.2. Đất trồng cây lâu năm
1.1.3. Đất trồng cây hang năm khác
1.2. Đất nuôi trồng thủy sản
1.2.Đất lâm nghiệp
II-Đất phi nông nghiệp
2.1.Đất ở dân cƣ
2.2. Đất nghĩa trang nghĩa địa
2.3. Đất sông suối và mặt nƣớc
III- Đất chƣa sử dụng

Diện tích (ha)
1.598,82

Tỷ lệ (%)
100

1.409,15
66,6
150,79
204,2
10,3
50,87

920,39
185,18
44,22
0,52
31,68
4,49

88,13
4,16
9,43
12,77
0,64
3,18
57,56
11,58
2,76
0,032
1,98
0,28

(Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Phú Lương)
Qua bảng 3.1 cho ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã Phủ Lý là:
1.598,82ha, trong đó:
+ Nhóm đất nông nghiệp có diện tích là: 1.409,15 ha chiếm 88,13%
diện tích đất tự nhiên. Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 488,76 ha


14


- Đất lâm nghiệp: 920,39 ha
+ Nhóm đất phi nông nghiệp: 185,18 ha chiếm 11,58% diện tích đất tự
nhiên.
+ Nhóm đất chƣa sử dụng: 4,49 ha chiếm 0,28% diện tích đất tự nhiên.
 Khí hậu
Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tƣợng thủy văn Thái Nguyên qua
một số năm gần đây cho thấy xã Phủ Lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.
- Nhiệt độ không khí: TB năm 220C
- Độ ẩm không khí: TB: 82%
- Mƣa: lƣợng mƣa trung bình năm là 2.097mm, trong đó mùa mƣa chiếm
91,6% lƣợng mƣa cả năm, mƣa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, nhiều khi xảy
ra lũ.
Bảng 3.2: Diễn biến thời tiết, khí hậu tại huyện Phú Lƣơng
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Cả
năm


Nhiệt độ bình quân
các tháng
trong năm
2012 2013 2014
16.6
15.7
17.7
17.5
17.6
18
20.0
18.8
20.0
23.7
24.0
25.1
25.9
28.6
26.5
28.7
29.3
29.0
28.0
28.9
29.1
28.8
28.3
27.4
27.7
28.3

27.4
25.1
25.7
26.7
22.4
21.9
23.7
18.2
16.6
17.3

2012
27.6
22.8
82.9
103.7
366.7
136.5
511.6
238.4
145.5
90.1
89.5
61.6

2013
18.7
39.6
58.6
40.5

181.2
324.5
328.2
410.9
292.3
89.0
93.0
47.9

2014
2.3
24.4
41.0
19.6
391.3
233.5
262.7
328.5
215.9
83.1
87.3
6.3

23.6

1786.9

1744.4

1695.9


23.6

24.0

Lƣợng mƣa các tháng
trong năm

Độ ẩm tƣơng đối
bình quân
các tháng
2012 2013 2014
79
83
78
83
83
86
83
86
87
87
85
83
94
84
81
80
85
82

87
84
85
84
86
88
83
80
78
75
79
82
80
85
79
78
76
78
82

83

82


15

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên)
Qua bảng ta thấy nhiệt độ trung bình, lƣợng mƣa, độ ẩm trung bình trên
địa bàn Thái Nguyên qua 3 năm không có biến động lớn: Nhiệt độ trung bình

năm 2010 là 24oC. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 là 29,1oC, thấp nhất vào
tháng 12 là 17,3oC. Số giờ nắng bình quân trong năm là 1.402,5 giờ, cao nhất
vào tháng 9 là 230,5 giờ, thấp nhất là vào tháng 3 là 43 giờ. Độ ẩm tƣơng đối
bình quân trong năm 2011 là 82%. Lƣợng mƣa bình quân trong năm 2012 là
1695,9 mm, tháng mƣa nhiều nhất là tháng 8, ít nhất là tháng 12.
Khí hậu của huyện Phú Lƣơng nói chung và của xã Phủ lý nói riêng có
đủ lƣợng nhiệt, ánh sáng mặt trời, hàng năm có khoảng 1.600 giờ nắng, tích
ôn hữu hiệu là 8.000°c, độ ẩm cao, lƣợng mƣa dồi dào thuận lợi cho phát triển
nhiều loại cây trồng: lƣơng thực (lúa, ngô, khoai, sắn…), cây thực phẩm (rau
xanh, đậu, đỗ…) cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tƣơng, lạc…) cây ăn quả
vải, nhãn, na…
Nhìn chung từ tháng 3 - 11 là điều kiện thuận lợi cho việc gieo trồng
ngô, thời gian này cây ngô sinh trƣởng và phát triển tốt nhất, nhƣng cũng là
điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và phát triển mạnh, có những năm
sâu bệnh phát triển thành dịch, vì vậy cần điều chỉnh thời vụ cho hợp lý đồng
thời áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật để tăng năng suất và sản lƣợng ngô
của xã.
3.1.3. Điều kiện kinh tế - Xã hội
 Dân số và lao động
Dân số toàn xã có 828 hộ, với 3.143 nhân khẩu, gồm 8 dân tộc anh em
cùng sinh sống là: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mƣờng, Sán chí, La chí.
Số ngƣời lao động đang hoạt động trong các ngành nghề kinh tế xã hội
trên địa bàn xã năm 2014 đạt 70% tỷ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động.
- Lao động trong độ tuổi là: 2.200 ngƣời


16

- Lao động công nghiệp- thƣơng mại- dich vụ: 113 ngƣời
- Lao động trong các cơ quan hành chính sự nghiệp (giáo dục, y tế,

quản lý nhà nƣớc ) 92 ngƣời.
Bảng 3.3: Thành phần các dân tộc của xã Phủ Lý
STT

Dân tộc

Số ngƣời

Tỷ lệ (%)

1

Tổng số dân

3.143

100

2

Dân tộc Kinh

314

10%

3

Dân tộc Tày


2.200

70%

4

Dân tộc Nùng

314

10%

5

Dân tộc Dao

157

5%

6

Dân tộc Mƣờng

94

3%

7


Dân tộc Sán Chí

33

1%

8

Dân tộc La Chí

32

1%

(Nguồn: UBND xã Phủ Lý, năm 2015)
 Điều kiện xã hội
+ Giao thông: Điều kiện giao thông đi lại xã Phủ Lý còn khó khăn,
tuyến đƣờng tỉnh lộ chạy qua địa bàn xã và các tuyến liên xã tuy đã đƣợc kiên
cố hóa nhƣng do sử dụng lâu nên hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều
đoạn đã bị trơ sỏi đá. Đƣợc sự quan tâm và đầu tƣ của Đảng và Nhà nƣớc
trong những năm gần đây, các tuyến đƣờng liên thôn đã dần đƣợc nâng cấp,
tu sửa, một số đoạn đƣợc bê tông hóa, nhƣng vẫn còn rất nhiều đƣờng liên
thôn, ngõ xóm là đƣờng đất, sỏi đá, do nhân dân tự tu sửa, đi lại khá khó
khăn, đặc biệt vào mùa mƣa lũ.
+ Cơ sở thông tin: Hệ thống thông tin liên lạc trong xã nói chung và
trong thôn nói riêng những năm gần đây có sự phát triển song vẫn còn chậm.
Bƣu điện xã đóng trên địa bàn đã tạo điều kiện cho việc liên lạc tiếp cận
thông tin của ngƣời dân đƣợc thuận lợi hơn, toàn xã hiện có khoảng 2500 máy



×