Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất chè trong xu thế biến đổi khí hậu của nông hộ xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.87 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THANH XUÂN
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
CHÈ TRONG XU THẾ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NÔNG HỘ
XÃ BẢN NGOẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Khuyến nông

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2013 - 2017

THÁI NGUYÊN, NĂM 2017




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THANH XUÂN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT CHÈ TRONG XU THẾ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NÔNG HỘ
XÃ BẢN NGOẠI, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khuyến nông

Lớp

: K45 – KN

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học


: 2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Bùi Thị Minh Hà

THÁI NGUYÊN, NĂM 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài tốt nghiệp em
đã được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây
em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể các thầy, cô giáo trong khoa Kinh Tế và PTNT trường Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và
nghiên cứu đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ths. Bùi Thị Minh Hà đã đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình thực hiện đề tài, tận tình hướng dẫn em
trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành
đề tài tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cám ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên UBND
xã Bản Ngoại cùng bà con nhân dân trên địa bàn đã tận tình giúp em trong
thời gian qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã chia sẻ,
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành đề tài tốt
nghiệp của mình.
Do trình độ kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn vì vậy bài khóa luận
không tránh khỏi những sai sót, nên rất mong được sự chỉ bảo của thầy cô, sự
đóng góp của các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày 01 tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Trần Thanh Xuân


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả chọn mẫu nghiên cứu ....................................... 24
Bảng 3.2: Kết quả chọn hộ điều tra............................................................... 25
Bảng 4.1: So sánh biến đổi các loại đất qua thời kỳ ( 2005 – 2015) .............. 31
Bảng 4.2: Nhận thức và nguồn tiếp cận thông tin về BĐKH của nhóm hộ điều
tra năm 2017 ................................................................................. 46
Bảng 4.3: Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện tại địa phương. ......... 48
Bảng 4.4: Nhận biết về dấu hiệu và diễn biến của BĐKH của nhóm hộ
điều tra. ................................................................................ 49
Bảng 4.5: Nhận biết về nguyên nhân của BĐKH .......................................... 50
Bảng 4.6: Mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất chè của các hộ điều tra .. 52
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của các yếu tố trong BĐKH đối với sản xuất chè ....... 52
Bảng 4.8: Tỷ lệ ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất chè của nhóm hộ điều tra......53
Bảng 4.9: Tình hình sản xuất chè tại địa phương giai đoạn 2014-2016 ......... 56
Bảng 4.10: Thông tin cơ bản của nhóm hộ điều tra....................................... 56
Bảng 4.11: Nguồn nhân lực của nhóm hộ điều tra năm 2017 ........................ 57
Bảng 4.12: Tài nguyên đất sản xuất của nhóm hộ điều tra năm 2017............ 59
Bảng 4.13: Diện tích đất chè,cơ cấu giống, năng suất, sản lượng chè trung
bình và của nhóm hộ điều tra năm 2017 ....................................... 60
Bảng 4.14: Phương tiện sản xuất chè của nhóm hộ điều tra năm 2017.......... 61
Bảng 4.15: Giá bán chè của nhóm hộ điều tra............................................... 62
Bảng 4.16: Một số giải pháp thích ứng hiện tại của người dân trong sản
xuất chè .................................................................................. 64



iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biến động nhiệt độ trung bình năm tại trạm Thái Nguyên và Định
Hóa ............................................................................................... 39
Hình 4.2: Diễn biến nhiệt độ theo mùa tại trạm Thái Nguyên ....................... 40
Hình 4.3: Diễn biến lượng mưa năm trạm Thái Nguyên và Định Hóa .......... 41
Hình 4.4: Diễn biến lượng mưa theo mùa tại trạm Thái Nguyên .................. 42
Hình 4.5: Mức tăng nhiệt độ theo kịch bản tại trạm Thái Nguyên và Định Hóa
so với giai đoạn 1980 – 1999 theo các kịch bản ............................ 43
Hình 4.6: Mức tăng nhiệt độ theo kịch bản vào mùa hè và mùa đông tại trạm
Thái Nguyên và Định Hóa so với giai đoạn 1980 – 1999 theo các
kịch bản ........................................................................................ 44
Hình 4.7: Mức độ tăng lượng mưa năm theo kịch bản tại trạm Thái Nguyên và
Định Hóa so với giai đoạn 1980 – 1999 theo các kịch bản ............ 45


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên nghĩa

BĐKH

Biến đổi khí hậu


BQ

Bình quân

BVMT

Bảo vệ môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

DT

Diện tích

TTCĐ

Thời tiết cực đoan

TTKH

Thời tiết khí hậu

UBND

Ủy ban nhân dân


v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .............................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 4
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu .................................................... 4
1.3.2. Ý nghĩa thực tế ..................................................................................... 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 5
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài. ........................................................................... 5
2.1.1. Biến đổi khí hậu ................................................................................. 11
2.1.2. Sản xuất chè ......................................................................................... 5
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài. ..................................................................... 17
2.2.1. Biến đổi khí hậu tại Việt Nam ............................................................ 17
2.2.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp tại Việt
Nam và tỉnh Thái Nguyên. ........................................................................... 18
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 23
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 23
3.2. Địa điểm, nghiên cứu............................................................................. 23


vi


3.3. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................ 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 23
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 23
3.4.2. Phương pháp điều tra hộ. .................................................................... 24
3.4.3. Phương pháp xử lí, phân tích và tổng hợp số liệu ............................... 25
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 26
4.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu ................................................. 26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 26
4.1.2. Về kinh tế. .......................................................................................... 33
4.1.3. Văn hóa - xã hội - cơ sở hạ tầng ......................................................... 35
4.1.4. Đánh giá những thuận lợi khó khăn về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ... 38
4.2. Biến đổi khí hậu ở Thái Nguyên và hiểu biết của người dân về BĐKH. .....39
4.2.1. Diễn biến thời tiết khí hậu Thái Nguyên. ............................................ 39
4.2.2. Xu thế thời tiết khí hậu Thái Nguyên .................................................. 42
4.2.3. Hiểu biết của người dân trồng chè về biến đổi khí hậu ....................... 45
4.3. Thực trạng sản xuất chè trên địa bàn xã Bản Ngoại ............................... 57
4.3.1. Thực trạng sản xuất chè trên địa bàn xã. ...................................................... 57

4.3.2. Đặc điểm chung của nhóm hộ nghiên cứu .......................................... 56
4.3.3.Tình hình sản xuất chè của nhóm hộ nghiên cứu ................................. 58
4.4. Các giải pháp sản xuất chè thích ứng BĐKH ......................................... 63
4.4.1. Giải pháp hiện tại người dân đang thực hiện ....................................... 63
4.4.2 . Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất chè trong xu thế BĐKH 65
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................ 67
5.1. Kết luận ................................................................................................. 67
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 70
PHỤ LỤC



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 . Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm. Biến đổi
khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi
trường toàn cầu. Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu
nhiều thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và
khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất. Đã
có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa các thiên tai nói trên với biến
đổi khí hậu. Trong một thế giới ấm lên rõ rệt như hiện nay và việc xuất hiện
ngày càng nhiều các thiên tai đặc biệt nguy hiểm với tần suất, quy mô và
cường độ ngày càng khó lường, thì những nghiên cứu về biến đổi khí hậu
càng cần được đẩy mạnh.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi Trường biến đổi khí hậu là một trong
những thách thức lớn của nhân loại, có tác động mạnh mẽ đến sản xuất, đời
sống, môi trường, năng lượng, sức khỏe trên phạm vi toàn thế giới…vấn đề
biến đổi khí hậu đã đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình
phát triển và an ninh toàn cầu.
Biến đổi khí hậu đã và đang là vấn đề thời sự nóng bỏng nhất, nó
không chỉ đơn thuần là vấn đề về môi trường mà còn là vấn đề về phát triển,
thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quản
lý và các chính khách trên thế giới. Kofi Annan đã ví “Biến đổi khí hậu như
một mối đe dọa với hòa bình và an ninh toàn cầu, có mức độ nguy hiểm xếp
ngang hàng với xung đột vũ trang, buôn lậu vũ khí hay nghèo đói” [18].
Bộ tài nguyên và môi trường tổng kết: khoảng mười năm trở lại đây,
Việt Nam đã phải gánh chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, bằng chứng là
các hiện tượng thời tiết cực đoan: Thiên tai liên tục xảy ra, gia tăng về cường



2

độ, quy mô và mức độ, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Tính riêng 2006,
thiệt hại do bão gây ra ở Việt Nam lên đến 1,2 tỉ USD. Thiên tai năm 2015 đã
làm 154 người chết, 127 người bị thương, 1.242 nhà bị đổ, sập, trôi, 35.233
nhà bị ngập, hư hỏng, hơn 445.00 ha diện tích lúa hoa màu bị thiệt hại, ước
tổng thiệt hại khoảng 8.114 tỉ đồng. Trong 5 năm 2011 - 2015 thiên tai đã
khiến 1.128 người chết và mất tích (trung bình mỗi năm có 226 người chết và
mất tích). Thiệt hại về vật chất trung bình mỗi năm 13.647 tỉ đồng [19].
Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía Bắc tuy không phải chịu
sự tác động mạnh mẽ của BĐKH như các tỉnh ven biển, nhưng ít nhiều cũng
ảnh hưởng đến đời sống sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân nơi đây
BĐKH đã làm suy thoái đất, hạn hán, gây tổn thất cho sản xuất nông
nghiệp trên toàn tỉnh; ảnh hưởng đến 1/3 diện tích đất, đe dọa an ninh lương
thực, gây đói nghèo cho hơn 1 triệu người dân tại Thái Nguyên, đặc biệt là
các xã nghèo miền núi.
Tác động đến quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội: Thái
Nguyên tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa bền vững, quá trình thực hiện
quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa được lồng ghép một
cách hiệu quả với BVMT, hạn chế phát thải khí nhà kính, ứng phó với
BĐKH. Mức ô nhiễm và suy giảm chất lượng môi trường vẫn đang tiếp tục
gia tăng. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lý và
lãng phí, hiệu quả sử dụng năng lượng thấp, nhiều tài nguyên bị suy giảm
nghiêm trọng, tỷ lệ người nghèo còn cao và phân hóa giàu nghèo ngày càng
gia tăng, trình độ dân trí ở nhiều vùng, nhất là nông thôn, miền núi còn thấp,
khả năng tự ứng phó với thiên tai và những tác động xấu của BĐKH rất hạn
chế. Điều này thể hiện tác động của BĐKH đến kết quả thực hiện quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kìm hãm và làm chậm tiến độ hoàn thành

kế hoạch, quy hoạch đã đề ra.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full
















×