ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------
CÀ XUÂN DỰ
TÊN ĐỀ TÀI:
“TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ NÔNG NGHIỆP XÃ YÊN NINH,
HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
:
Chính Quy
Định hướng đề tài
:
Hướng ứng dụng
Chuyên ngành
:
Kinh tế nông nghiệp
Khoa
:
Kinh tế và PTNT
Khóa học
:
2013 - 2017
Thái Nguyên, năm 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------
CÀ XUÂN DỰ
TÊN ĐỀ TÀI:
“TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ NÔNG NGHIỆP XÃ YÊN NINH,
HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
:
:
:
:
:
Chính Quy
Hướng ứng dụng
Kinh tế nông nghiệp
K45 KTNN - N04
Kinh tế và PTNT
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn
: 2013 - 2017
: TS. Bùi Đình Hòa
Cán bộ hướng dẫn cơ sở
: Ngµyễn Thành Long
Thái Nguyên, năm 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành báo cáo
thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch theo kế hoạch của trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đạt ra với tên đề tài: “Tìm hiểu vai trò của cán bộ phụ
trách nông nghiệp xã Yên Ninh - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên”.
Có được kết quả này, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Kinh tế & PTNT, cùng với toàn thể thầy cô trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học
tập nghiên cứu tại trường và tạo điều kiện về mọi mặt để em thực hiên đề tài.
Cho phép em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến T.S Bùi Đình Hòa Giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Thầy đã chỉ bảo và hướng
dẫn tận tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng như các kỹ
năng khi viết bài, chỉ cho em những thiếu sót và sai sót của mình, để em hoàn
thành báo cáo thực tập tốt nghiệp và đạt kết quả tốt nhất.
Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND xã Yên Ninh, các
phòng ban, cán bộ, công chức xã Yên Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ em, cung
cấp những thông tin và số liệu cần thiết để phục vụ bài báo cáo. Đặc biệt em
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới anh Nguyễn Thành Long - cán bộ phụ trách
nông nghiệp xã và anh Triệu Văn Sơn - Phó chủ tịch xã đã giúp đỡ, hướng
dẫn và chỉ bảo tận tình, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình
thực tập, đó là những kiến thức vô cùng hữu ích cho em sau khi ra trường.
Do kiến thức của em còn hạn hẹp nên bài khóa luận này không tránh
khỏi những thiếu sót, hạn chế trong cách hiểu biết, lỗi trình bày. Em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khóa luận tốt
nghiệp của em đạt kết quả tốt hơn.
Thái Nguyên, ngày…...tháng.......năm 2017
Sinh viên
Cà Xuân Dự
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ......................................... 4
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Yên Ninh 2016........................ 23
Bảng 3.2: Tình hình dân số xã Yên Ninh năm 2016 ..................................... 25
Bảng 3.3: Tổng giá trị sản xuất của xã Yên Ninh Năm 2016 ........................ 26
Bảng 3.4: Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Yên Ninh năm 2016 .................... 28
Bảng 3.5: Thực trạng nhà ở người dân xã Yên Ninh năm 2016 .................... 29
Bảng 3.6: Trình độ của cán bộ xã Yên Ninh nhiệm kỳ 2016-2021................ 31
Bảng 3.7: Hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã Yên Ninh năm 2016 ........ 32
Bảng 3.8: Các loại tài liệu thứ cấp thu thập tại xã Yên Ninh......................... 36
Bảng 3.9: Các hoạt động tham gia trong thời gian thực tập tại xã Yên Ninh. 37
Bảng 3.10: Các hoạt động đoàn thể xã Yên Ninh ......................................... 40
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức cấp xã ....................................................... 41
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nội dung đầy đủ
HĐND
Hội đồng nhân dân
UBND
Ủy ban nhân dân
MTTQ
Mặt trận tổ quốc
CCB
Cựu chiến binh
QĐ
Quyết định
NĐ
Nghị định
PTNN
Phụ trách nông nghiệp
KTXH
Kinh tế xã hội
ANQP
An ninh quốc phòng
BHYT
Bảo hiểm y tế
KHKT
Khoa học kỹ thuật
NTM
Nông thôn mới
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ ............................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ........................................................ 3
1.3.1. Nội dung thực tập ................................................................................. 3
1.3.2. Phương pháp thực hiện ......................................................................... 3
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập ................................................................ 4
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5
2.1. Về cơ sở lý luận....................................................................................... 5
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ................................ 5
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ......................... 13
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 14
2.2.1. Kinh nghiệm đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ ở Việt Nam ............. 14
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương. ............................................. 16
PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP .............................................................. 21
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ................................................................... 21
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 21
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .................................................. 25
3.1.3. Thực trạng cơ sở - hạ tầng .................................................................. 28
v
3.1.4. Những thành tựu dã đạt được của xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh
Thái nguyên ................................................................................................. 30
3.1.5. Đánh giá chung................................................................................... 34
3.2. Kết quả thực tập .................................................................................... 36
3.2.1. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập ...... 36
3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập ..................................................................... 41
3.2.3. Bài học kinh nghiệm ........................................................................... 46
3.2.4. Đề xuất giải pháp ................................................................................ 47
PHẦN 4: KẾT LUẬN................................................................................. 51
4.1. Kết Luận................................................................................................ 51
4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 52
4.2.1. Đối với Đảng và Nhà nước ................................................................. 52
4.2.2. Đối với UBND xã Yên Ninh............................................................... 52
4.2.3. Đối với người dân............................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 54
I, Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................... 54
II. Tài liệu Internet ....................................................................................... 54
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu của phát triển sản xuất nông nghiệp thứ nhất là nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu nhập, thoát đói nghèo,
làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông dân về kiến thức, kỹ năng và
các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh đạt
hiệu quả cao, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường. Thứ
hai, là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hương phát
triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy tiến trình hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. Thứ ba, là huy
động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham
gia phát triển sản xuất nông nghiệp.
Để thực hiện các mục tiêu trên Đảng và Nhà nước ta cần ngày càng quan
tâm, phát huy hơn nữa vai trò của cán bộ phụ trách nông nghiệp, tạo điều kiện
thuận lợi để cán bộ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội…
nói chung, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp nói riêng. Ở khu vực nông
thôn, cùng với việc tích cực tham gia vào quá trình phát triển sản xuất nông
nghiệp, mỗi cán bộ phụ trách nông nghiệp còn tham gia nhiều hoạt động xã
hội, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh quốc
phòng địa phương làm thay đổi diện mạo của khu vực nông thôn Việt Nam.
Xã Yên Ninh là một xã trung du miền núi cách trung tâm huyện Phú
Lương 20km về phía nam, phía Ðông xã giáp với tỉnh Bắc Kạn; phía Tây
xã giáp với xã Yên Trạch; phía Nam giáp với xã Yên Đổ, Yên Lạc; phía
Bắc giáp với huyện Định Hoá. Ðịa bàn có tuyến giao thông Quốc lộ 3 dài
2
8km đi qua trung tâm của xã và có sông chu chảy qua dài 6km. Toàn xã có
diện tích đất tự nhiên tương đối rộng: 4.751,86 ha, dân cư phân bố trên 16
xóm với diện tích đất nông nghiệp 4.044,97 ha; đất lâm nghiệp 3.197,25 ha.[6]
Sự phát triển về mặt kinh tế - xã hội của xã đặc biệt là về nông nghiệp
có sự đóng góp rất lớn từ phía đội ngũ cán bộ công chức xã và cán bộ phụ
trách về nông nghiệp của xã.
Xuất phát từ yêu cầu trau dồi kiến thức của bản thân và sự nhận thức
sâu sắc về tầm quan trọng, vai trò của cán bộ phụ trách nông nghiệp trong
phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm
hiểu vai trò của cán bộ nông nghiệp xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông
nghiệp xã. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực hiệu quả
hoạt động của cán bộ phụ trách nông nghiệp trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Về chuyên môn nghiệp vụ
- Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tế, gắn kết
những lý thuyết đã học trong nhà trường với môi trường làm việc tại các cơ
quan UBND xã.
- Rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy sáng tạo, ứng dụng những
kiến thức đã học và cập nhật những kiến thức mới vào thực tế.
- Chuẩn bị tốt kiến thức chuyên ngành và những kiến thức có liên quan
tới thực tế công việc trong tương lai.
3
- Nâng cao kỹ năng làm việc và tác phong chuyên nghiệp qua quá trình
học và làm việc độc lập, tinh thần làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề có tính
khoa học.
- Có thêm được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng mới cho bản thân như:
kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, xây dựng và lập kế hoạch….
Về thái độ, kỹ năng làm việc
- Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng
xử hiệu quả trong công việc.
- Giúp sinh viên xác định và lựa chọn tốt nhất công việc, lĩnh vực
ngành nghề trong tương lai.
Về kỹ năng sống
- Rèn luyện kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cho sinh viên.
- Tận dụng được hết các cơ hội nếu có, chịu khó chú tâm trong công việc.
- Giao tiếp tích cực, chân thành trong ứng xử.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh - quốc phòng của xã Yên Ninh.
- Tìm hiểu cụ thể nghiên cứu vai trò của cán bộ phụ trách nông nghiệp
trong việc phát triển sản xuất.
- Bên cạnh đó, tham gia các hoạt động xã hội do UBND xã tổ chức
trong thời gian thực tập.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực của cán bộ phụ trách nông
nghiệp trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp tại UBND xã Yên Ninh.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp gồm các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã
Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full