Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG ĐANG THỰC HIỆN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI XÃ LỘC LÂM, HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.55 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
***********

PHAN THỊ DUNG

TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG
ĐANG THỰC HIỆN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
RỪNG TẠI XÃ LỘC LÂM, HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH
LÂM ĐỒNG.

Ngành: Nông Lâm Kết Hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. Bùi Việt Hải

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


LỜI CẢM ƠN

Đề tài này được thực hiện tốt đẹp, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Bố mẹ và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có được ngày hôm nay.
Ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm khoa
Lâm Nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Những thầy cô ở trường đã giảng dạy và giúp đỡ tôi suốt 4 năm đại học.
Tập thể lớp DH07NK đã gắn bó và chia sẻ cùng tôi trong suốt 4 năm đại học.


Thầy Bùi Việt Hải đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Chú Phan Xuân Thọ (phó xí nghiệp công nông lâm nghiệp I), gia đình cô Lý Thị Liên,
chú K’Xuân (trưởng thôn 1) đã giúp đỡ và cung cấp những thông tin cơ bản để tôi
hoàn thành bài khóa luận.
Cán bộ ủy ban nhân dân xã Lộc Lâm, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
lâm nghiệp Bảo Lâm đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả những người bạn đã góp ý, giúp đỡ để tôi hoàn thành
đề tài này.

PHAN THỊ DUNG

ii


TÓM TẮT
Đề tài “ Tìm hiểu đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng đang thực hiện chi trả
dịch vụ môi trường rừng tại xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng” được thực
hiện từ ngày 10/03/2011 đến ngày 21/06/2011.
Luận văn nhằm tìm hiểu đời sống kinh tế xã hội của người dân đại phương,
thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng và từ đó đưa ra các giải pháp để chương
trình phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Qua sử dụng bảng câu phỏng vấn có cấu trúc và bán cấu trúc để thu thập thông
tin đã cho thấy:
Cuộc sống của người dân còn rất nhiều khó khăn, đất đai sản xuất ít, cây trồng
vì nắng nóng kéo dài, không có nước tưới năng suất thấp. Vật nuôi chết hàng loạt vì
dịch bệnh. Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân là từ giao khoán bảo vệ rừng và
nguồn lâm sản ngoài gỗ. Nguồn thu nhập không ổn định kèm theo các chi phí ngày
càng nhiều làm cuộc sống người dân càng thêm vất vả. Áp lực lên tài nguyên rừng
càng lớn. Bên cạnh đó phương tiện cho sinh hoạt không đầy đủ đặc biệt là nguồn nước

hầu như bị thiếu quanh năm. Vấn đề trao đổi mua bán hàng hóa của người dân cũng
gặp nhiều khó khăn vì chưa có chợ, chưa có điểm thu mua cố định các loại nông sản
cho người dân.
Chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng mới thực hiện năm đầu tiên còn
nhiều hạn chế do đó không phát huy hết tối đa tác dụng và ý nghĩa của chương trình.
Để chương trình phù hợp với thực trạng của địa phương và có hiệu quả cao nhất cần
có các biện pháp: Tăng cường nhận thức của người dân về chương trình chi trả dịch vụ
môi trường và giao khoán bảo vệ rừng. Thay đổi hình thức giao khoán và chi trả. Xác
định lại định mức chi trả. Quy định hình thức xử phạt đối với các vi phạm của người
dân.

iii


SUMMARIES
Topic "Understanding the social and economic life of the community are
making payment of forest environmental services at Loc Lam Ward, Bao Lam District,
Lam Dong Province," was conducted from 10/03/2011 to 21 / 06/2011.
The thesis’purpose is understand the social and economic life of local people,
the state payment of forest environmental services and then finding out solutions to
programs tailored to specific local conditions.
Through using the structured and semi-structured questionnaires interviews to
gather information that:
The life of the people there are many difficulties, less productive land, low
T

productivity of plant because of prolonged hot, no water .Massive death of livestock
because of disease. Major source of income of people are from contracting for forest
protection and non-timber resources. Unstable sources of income and increasingof the
costs are cause more and more live’s people hardly. Pressure is growing on forest

resources. Besides the means for living incompletely, especially lack of water almost
years.The issue traded goods of the people also difficult because there is no market, no
fixed point of buying farm products
Program payment of forest environmental services is still restricted so that it
does not develop their maximum effect and meaning of the program. Measures should
be done to the program consistent with the local status and the most effective: raising
awareness of people about the program payment of forest environmental services and
contracting for forest protection; changing forms of contracting and payment;
Determine the level of pay. Prescribe the sanction for violations of the people.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................... vii
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................3
U

2.1. Chính sách của nhà nước về chi trả dịch vụ môi trường rừng. ................................... 3
2.1.1. Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng. ............................................. 3
2.1.2. Mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. ........................... 4
2.2. Các kết quả của chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam. ......... 5
Chương 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............8
3.1. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................... 8
3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................ 8

3.3. Phương pháp nghiên cứu. .............................................................................................. 10
3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp. ........................................................................................ 10
3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp. .......................................................................................... 10
3.3.3. Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin .................................................................... 11
3.4. Địa điểm nghiên cứu . .................................................................................................... 12
3.4.1 Vị trí địa lý. ................................................................................................................... 12
3.4.2. Khí hậu ......................................................................................................................... 12
3.4.3. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................................... 12
3.4.4. Tình hình dân sinh kinh tế .......................................................................................... 13
3.4.5. Văn hóa xã hội ............................................................................................................. 14
3.4.6. Giáo dục........................................................................................................................ 14
3.4.7. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................................... 14
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................16
4.1. Thực trạng của quá trình thực hiện chương trình PES .............................................. 16
4.2. Phân tích thực trạng đời sống kinh tế xã hội của người dân khi thực hiện chương
trình chi trả dịch vụ môi trường rừng. ................................................................................. 22
v


4.2.1. Bối cảnh và những sự kiện lớn trong đời sống của người dân từ lúc thành lập xã
đến nay. ................................................................................................................................... 22
4.2.2. Sinh kế hộ gia đình...................................................................................................... 24
4.2.3. Thu nhập của người dân ............................................................................................. 29
4.2.4. Chi phí .......................................................................................................................... 35
4.2.5. Phương tiện sản xuất ................................................................................................... 37
4.2.6. Phương tiện sinh hoạt ................................................................................................. 39
4.2.7. Y tế ................................................................................................................................ 40
4.2.8. Trao đổi, mua bán hàng hóa ....................................................................................... 41
4.3. Đề xuất các biện pháp cho chương trình chi trả dịch vụ môi trường....................... 42
4.3.1. Những tồn tại của chương trình chi trả dịch vụ mội trường rừng sau một năm

thực hiện tại Lộc Lâm ............................................................................................................ 42
4.3.2. Các biện pháp để chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng phù hợp với thực
trạng địa phương .................................................................................................................... 44
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................48
5.1. Kết luận............................................................................................................................ 48
5.1.1. Tìm hiểu hiện trạng của quá thực hiện chương trình chi trả dịch vụ môi trường
rừng của phân trường Lộc Lâm tại xã Lộc Lâm huyện Bảo Lâm.................................... 48
5.1.2. Phân tích đời sống kinh tế xã hội của người dân tại đây k`hi

đang

thực

hiện

chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng. ................................................................... 48
5.1.3. Đề xuất các biện pháp để chương trình chi trả dịch vụ môi trường thích hợp với
thực trạng của địa phương nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. ........................................... 49
5.2. Kiến nghị. ........................................................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................51
PHỤ LỤC ......................................................................................................................52
Phụ lục 1a: Bảng câu hỏi phỏng vấn ................................................................................... 52
Phụ lục 1b: Bảng câu hỏi phỏng vấn. .................................................................................. 53
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn hộ gia đình.............................................................................. 54
Phụ lục: Danh sách và kết quả phỏng vấn hộ gia đình.

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang

Bảng 4.1. Loại hình và tổng diện tích rừng được chi trả. .............................................16
Bảng 4.2. Diện tích chi trả tính trên một người. ...........................................................17
Bảng 4.4. Diện tích chi trả dịch vụ môi trường của từng buôn. ...................................18
Bảng 4.5. Vi phạm của người dân đến tài nguyên rừng ...............................................20
Bảng 4.6. Hiểu biết của người dân về chương trình chi trả dịch vụ .............................20
Bảng 4.7. Sơ đồ SWOT cho chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng. ...............21
Bảng 4.8. Tóm tắt dòng lịch sử xã Lộc Lâm.................................................................24
Bảng 4.9. Loại đất và sử dụng đất của người dân.........................................................24
Bảng 4.10. Diện tích đất canh tác của người dân..........................................................25
Bảng 4.11. Quyền sở hữu đất của người dân ................................................................25
Bảng 4.12. Nguồn gốc đất của người dân.....................................................................26
Bảng 4.13. Các loại cây trồng của người dân ...............................................................27
Bảng 4.14. Các loại vật nuôi của người dân .................................................................27
Bảng 4.15. Sản phẩm (lâm sản ngoài gỗ) lấy từ rừng...................................................28
Bảng 4.16. Tham gia bảo vệ rừng của người dân .........................................................29
Bảng 4.17. Nghề nghiệp của người dân........................................................................30
Bảng 4.18. Mức thu nhập của người dân từ các loại cây trồng ....................................31
Bảng 4.19. Thu nhập từ chăn nuôi của người dân ........................................................32
Bảng 4.20. Thu nhập của người dân từ nguồn LSNG ..................................................33
Bảng 4.21. Nhận giao khoán bảo vệ rừng của người dân. ............................................33
Bảng 4.22. Chương trình giao khoán bảo vệ rừng tại Lộc Lâm. ..................................34
Bảng 4.23. Tổng thu nhập của người dân trong một năm. ...........................................35
Bảng 4.24. Mức chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày/tháng của người dân. .....................35
Bảng 4.25. Tổng số tiền chi phí cho sản xuất trong một năm của người dân...............37
Bảng 4.26. Tổng chi tiêu trong một năm của người dân ..............................................37
Bảng 4.27. Công cụ sản xuất của người dân.................................................................38
Bảng 4.28. Nguồn nước canh tác của người dân ..........................................................38

Bảng 4.29. Phương tiện sinh hoạt trong gia đình của người dân..................................39
vii


Bảng 4.30. Nguồn nước sinh hoạt của người dân.........................................................40
Bảng 4.31. Địa điểm khám chữa bệnh được người dân lựa chọn trước. ......................40
Bảng 4.32. Địa điểm mua bán trao đổi hàng hóa của người dân ..................................41
Bảng 4.33. Địa điểm bán nông sản của người dân........................................................41
Bảng 4.34. Hiểu biết của người dân về chương trình giao khoán bảo vệ.....................42
Bảng 4.35. Vi phạm và mức độ thiệt hai của rừng trong năm 2010. ............................43
Bảng 4.36. Các vi phạm và mức hình phạt đối với người dân .....................................44

viii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỉnh Lâm Đồng có tỷ lệ che phủ của rừng chiếm 63.4% diện tích tự nhiên, cao
hơn so với tỷ lệ bình quân của cả nước là 33.2% (theo QĐ03/2001/QĐ-TTg ngày
5.1.2001),(dẫn theo Võ Đình Thọ, 2010). Rừng là nơi điều hòa khí hậu không chỉ cho
khu vực mà còn cho các khu vực lân cận như các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ.
Không chỉ vậy, rừng không những điều hòa khí hậu, bảo vệ đất, phòng chống xói mòn
mà còn cung cấp gỗ sản xuất, lâm sản ngoài gỗ tăng thu nhập cho người dân sống phụ
thuộc vào rừng.
Tuy nhiên, tại huyện Bảo Lâm diện tích che phủ rừng ngày càng giảm nhanh
chóng, thay vào đó là các đồi chè và cà phê. Rừng ở huyện Bảo Lâm đang dần bị xóa
sổ, không phải để lấy củi, lấy lâm sản như ở nhiều địa phương khác mà để trồng chè,
trồng cà phê... Do đâu gây ra sự tàn phá này? Chính do cuộc sống gặp rất nhiều khó
khăn, các lợi ích từ rừng mang lại như các loại lâm sản ngoài gỗ hay khoản tiền nhận
bảo vệ rừng không đủ cho chi tiêu hằng ngày buộc người dân phải phá rừng làm rẫy

canh tác để cải thiện cuộc sống của mình. Lộc Lâm là xã vùng sâu vùng xa của huyện
Bảo Lâm. Người dân tại đây phần lớn là người dân tộc thiểu số, cuộc sống rất khó
khăn, họ sống chủ yếu dựa vào rừng.
Vấn đề được đặt ra là nhà nước phải chi trả công cho người dân tại đây một
phần chi phí xứng đáng thông qua việc bảo vệ rừng để người dân cải thiện cuộc sống,
qua đó nâng cao nhận thức về lợi ích từ rừng của người dân. Phần tài chính để trả công
giữ rừng cho người dân tại đây được lấy bởi những đối tượng hưởng lợi gián tiếp giá
trị từ rừng. Đó chính là tiền đề đầu tiên cho việc thực hiện “chi trả dịch vụ môi trường
rừng (PES)”.

1


Chi trả dịch vụ môi trường rừng là một chính sách mới, được Thủ tướng Chính
phủ cho áp dụng thí điểm tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Sơn La (thực hiện theo Quyết định
380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm chi trả
dịch vụ môi trường rừng). Do thời gian thực hiện thí điểm chỉ trong vòng 2 năm nên
Lâm Đồng không thực hiện trên cả tỉnh mà chỉ tập trung ở 4 địa bàn (trong đó có
huyện Bảo Lâm) có giá trị dịch vụ môi trường rừng với đối tượng tham gia, có thể đáp
ứng ngay việc triển khai cơ chế thí điểm. Vì vấn đề mới nên trong cách làm, công tác
chuẩn bị của các địa phương tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng được
các yêu cầu, nhiều việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ hoặc làm phức tạp thêm chính
sách.
Trước những khó khăn gặp phải do mới thực hiện lần đầu, cơ chế chi trả chưa
hoàn thiện, số tiền chi trả cũng chưa thống nhất, liệu rằng “nó” có thể cải thiện đời
sống người dân như mục đích “xóa đói giảm nghèo”, nâng cao nhận thức của người
dân về giá trị của rừng và có đủ động lực để người dân xem rừng như chính cuộc sống
của mình. Trước những thắc mắc đó, đề tài này tôi muốn “Tìm hiểu đời sống kinh tế
xã hội của cộng đồng đang thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Lộc
Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng”.


2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Chính sách của nhà nước về chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Ngày 24 tháng 9 năm 2010, Thủ tướng chính phủ đã ra Nghị định 99/2010/NĐCP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nghị định gồm những vấn đề chính
liên quan đến đề tài như sau:
2.1.1. Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.
Các đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là các chủ rừng của
các khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng, gồm:
a) Các chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để sử dụng
ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các chủ rừng là tổ chức tự đầu tư trồng
rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận
theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê
rừng; cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào
mục đích lâm nghiệp; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tự
đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được Nhà nước giao do Ủy ban nhân
dân cấp huyện xác nhận theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp, có xác
nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
c) Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có hợp đồng nhận
khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài với các chủ rừng là tổ chức nhà nước (sau đây gọi
chung là hộ nhận khoán); hợp đồng nhận khoán do bên giao khoán và bên nhận khoán
lập, ký và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

3



2.1.2. Mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
(1) Đối với các cơ sở sản xuất thủy điện.
a) Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với các cơ sở sản xuất
thủy điện là 20 đồng/1kwh điện thương phẩm. Sản lượng điện để tính tiền chi trả dịch
vụ môi trường rừng là sản lượng điện của các cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên
mua điện theo hợp đồng mua bán điện.
b) Xác định số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng. Số tiền phải chi trả
dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán (đ) bằng sản lượng điện trong kỳ hạn
thanh toán (kwh) nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1kwh (20
đồng/kwh).
(2) Đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch:
a) Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với các cơ sở sản xuất
và cung cấp nước sạch là 40 đ/m3 nước thương phẩm. Sản lượng nước để tính tiền chi
trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng nước của các cơ sở sản xuất và cung cấp
nước sạch bán cho người tiêu dùng.
b) Xác định số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng. Số tiền phải chi trả
dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán bằng sản lượng nước thương phẩm
trong kỳ hạn thanh toán (m3) nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên
1m3 nước thương phẩm (40 đ/1m3).
(3) Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước.
Giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về đối tượng phải chi trả,
mức chi trả, phương thức chi trả đối với loại dịch vụ này.
(4) Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ
môi trường rừng.
a) Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng tính bằng 1% đến 2% trên doanh
thu thực hiện trong kỳ.
b) Xác định số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng.

4



Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán bằng
doanh thu nhân với mức chi trả (từ 1 đến 2%).
Ngày 25 tháng 01 năm 2011, kế hoạch triển khai đề án “Triển khai Nghị định
số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được phê duyệt. Đề án chỉ
rõ những bên được chi trả và phải chi trả, hình thức chi trả.
Ngày 10 tháng 04 năm 2008, thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 380/QĐTTg về “chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng”. Vấn đề liên quan đến
đề tài gồm:
Xác định số tiền được chi trả dịch vụ môi trường rừng:
Tổng số tiền chi trả
cho người được chi trả
dịch vụ MTR trong
năm (đ)

Diện tích rừng
Định mức chi trả
= bình quân cho 1 x
ha rừng (đ/ha)

do người được
chi trả dịch vụ x Hệ số K
MTR quản lý, sử
dụng (ha)

Trong đó: Hệ số K: phụ thuộc vào loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng,
rừng sản xuất); tình trạng rừng (rừng giàu, trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi),
nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng) do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm
Đồng và tỉnh Sơn La quyết định cụ thể trên cơ sở kết quả nghiệm thu rừng được cơ

quan có trách nhiệm nghiệm thu xác nhận.
2.2. Các kết quả của chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á chi trả các dịch
vụ môi trường. Từ đầu năm 2008, Bộ NN-PTNT đã xây dựng chính sách chi trả dịch
vụ môi trường rừng trong ngành lâm nghiệp và được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt làm thí điểm tại hai tỉnh Lâm Đồng, Sơn La. Kết quả sau 2 năm đã thu được 65
tỉ đồng từ các doanh nghiệp khai thác nguồn lợi từ rừng, số tiền này trả cho hơn 8.000
hộ dân nghèo để bảo vệ trên 250.000 ha rừng. Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đã
tạo thêm một nguồn thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống của người dân và góp phần
giảm thiểu tình trạng phá rừng làm rẫy (Hội nghị Katoomba Đông Nam Á, 2010).

5


Tại Lâm Đồng, chương trình thí điểm đã nhận được sự đồng thuận cao của các
bên liên quan. Hiện nay các nhà máy thuỷ điện Đa Nhim và Đại Ninh đang chi trả
khoảng 55 tỷ đồng (xấp xỉ 2,8 triệu USD) cho hơn 8.000 hộ dân bảo vệ rừng được
hưởng thu nhập bình quân từ 8,1 đến 8,7 triệu đồng/năm, cao gấp ba lần so với thu
nhập nhận khoán trước đây để bảo vệ hơn 203 nghìn ha rừng. Nhiều hộ dân làm đơn
xin được nhận khoán thêm diện tích rừng để bảo vệ, phát triển. Người dân tuần tra,
kiểm tra rừng thường xuyên hơn, đơn vị chủ rừng, hộ nhận khoán rừng và chính quyền
địa phương phối hợp chặt chẽ hơn. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác
lâm sản trái phép ở hai tỉnh đã giảm đáng kể. Lâm Đồng cũng là tỉnh đầu tiên thành
lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng và cho đến nay Quỹ đã ký hợp đồng với 768 hộ gia
đình với kinh phí khoảng 25 tỷ đồng (xấp xỉ 1,2 triệu USD) để bảo vệ 35.000 ha rừng
(http://thiênnhiên.net 27/9/2010).
Những con số sau 1 năm thí điểm:
Lâm Đồng và Sơn La đã tổ chức việc rà soát diện tích rừng đã giao, cho thuê
hoặc khoán bảo vệ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư để làm cơ sở
cho việc xác định đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tại tỉnh Lâm Đồng

với diện tích rừng rà soát là 545.657 ha, đã xác định được 720 chủ rừng, gồm 13 tổ
chức nhà nước, 564 hộ gia đình, 143 doanh nghiệp tư nhân. Tại tỉnh Sơn La với diện
tích rà soát là 50.893,90 ha, đã xác định được 4.507 chủ rừng, trong đó 4.094 chủ rừng
là hộ gia đình; 136 chủ rừng là nhóm hộ, 105 chủ rừng là cộng đồng và 3 chủ rừng là
các tổ chức kinh tế nhà nước, 169 chủ rừng là các tổ chức chính trị xã hội của thôn,
bản. Tính đến tháng 2/2010, đã có 7/7 đối tượng là các cơ sở sản xuất thủy điện, sản
xuất và cung cấp nước sạch đã cam kết thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trương rừng
năm 2009 với số tiền là 234,421 tỷ đồng. Tỉnh Lâm Đồng còn nhận được tiền chi trả từ
một số đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn với số tiền cam kết chi trả là 300 triệu
đồng. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, Quỹ Bảo và phát triển rừng tỉnh Sơn
La, Lâm Đồng đã nhận ủy thác tiền do bên sử dụng dịch vụ phải chi trả chuyển đến
117,335 tỷ đồng, đạt 50,05% tổng số tiền bên sử dụng dịch vụ đã cam kết chi trả trong
năm 2009. (Báo nông nghiệp, 27/4/2010, Chi trả dịch vụ môi trường: không thể lảng
tránh trách nhiệm).

6


Qua chương trình thí điểm, ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng cao,
không chỉ vậy thu nhập của người dân cung tăng lên đáng kể. Theo báo Chính phủ
điện tử (21/6/2010), cần sớm triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng trên cả nước:
“Người dân thực hiện việc tuần tra, kiểm tra rừng thường xuyên hơn; đơn vị chủ rừng,
hộ nhận khoán và chính quyền địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ. Tình trạng phá
rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép ở hai tỉnh thí điểm đã giảm đáng
kể. Với sự kết hợp hai nguyên tắc này trong áp dụng chính sách PES, năm 2009 tỉnh
Lâm Đồng thực hiện chi trả 203.335 ha và hơn 8.000 hộ bảo vệ rừng được thụ hưởng
với mức bình quân 8,1-8,7 triệu đồng/năm, gần gấp 3 lần so với thu nhập nhận khoán
trước đây”.
Như vậy, thông qua chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng đã có nhiều
tác động tích cực đến đời sống người dân tại các khu vực thí điểm. Thu nhập của

người dân được nâng cao nên chất lượng cuộc sống được cải thiện. Qua đó ý thức của
người dân về lợi ích của rừng ngày càng cao.

7


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu của đề tài:
– Tìm hiểu hiện trạng của quá thực hiện chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng
của phân trường Lộc Lâm tại xã Lộc Lâm huyện Bảo Lâm.
– Phân tích đời sống kinh tế xã hội của người dân tại đây khi đang thực hiện chương
trình chi trả dịch vụ môi trường rừng.
– Đề xuất các biện pháp để chương trình chi trả dịch vụ môi trường thích hợp với
thực trạng của địa phương nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu của đề tài, cần tiến hành thực hiện các nội dung sau đây:
(1) Tìm hiểu thực trạng của quá thực hiện chương trình chi trả dịch vụ môi
trường rừng.
– Thời gian thực hiện bắt đầu từ năm nào (năm bắt đầu thực hiện).
– Diện tích rừng do người được chi trả dịch vụ môi trường rừng là bao nhiêu
(ha/người). Mức định giá bình quân cho 1 ha rừng (đ/ha).
– Loại hình rừng được chi trả là gì: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.
– Tình trạng rừng được chi trả: rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng phục
hồi. Rừng tự nhiên hay rừng trồng.
– Các đối tượng được tham gia (tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ hay cộng
đồng).
– Những thuận lợi, khó khăn của chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng.
– Chất lượng rừng sau một năm thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.


8


(2) Phân tích thực trạng đời sống kinh tế xã hội của người dân khi đang
thực hiện chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Sinh kế hộ gia đình:
– Tài nguyên đất: các loại đất, tổng diện tích, quyền sở hữu, hiện trạng sử dụng.
– Các loại cây trồng, vật nuôi: diện tích, sản lượng, số lượng, thu nhập/năm, mục đích
sử dụng.
– Tài nguyên rừng: Các sản phẩm lấy từ rừng: LSNG/ gỗ, mục đích sử dụng, giá trị
ước tính.
– Các nguồn tài nguyên khác: làm thuê, lương, tạp hóa….
– Thu nhập (đồng/năm) từ các nguồn thu như:
– Trồng trọt: cây công nghiệp, cây hoa màu, cây ăn trái.
– Chăn nuôi: gia súc, gia cầm.
– Lâm nghiệp: nhận bảo vệ rừng, lấy các loài LSNG, gỗ từ rừng.
– Khác: lương, làm thuê, buôn bán, dịch vụ…
Chi phí (đồng/năm) bao gồm:
– Sinh hoạt hằng ngày: tiền ăn, tiền điện, nước…
– Tiền học cho con: tiền trường, tiền học thêm…
– Sản xuất: phân bón cho cây trồng, tưới nước, giống cây trồng, giống vật nuôi, thức
ăn và thuốc cho vật nuôi…
Phương tiện sản xuất:
– Thủ công: sức kéo của vật nuôi (trâu, bò), cuốc, xẻng, liềm…
– Máy móc: máy cày, máy kéo, máy xay, máy phát…
Sức khỏe và y tế:
– Số lần đi khám bệnh trong năm, chi phí cho một lần khám, địa điểm khám chữa
bệnh (xã, huyện, thành phố), tiêm phòng bệnh.
Môi trường sống:

– Nguồn nước sinh hoạt: xa hay gần, nước máy, nước giếng hay nước ao, hồ, sông.
– Trạm y tế: xa hay gần, phương tiện chữa bệnh, đội ngũ bác sĩ.
(3) Đề xuất các biện pháp để chương trình chi trả dịch vụ môi trường thích
hợp với thực trạng của địa phương nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
9


– Cơ sở chi trả dịch vụ môi trường rừng.
– Cách thức chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân. (chi trả riêng hay lồng
ghép với giao khoán).
– Diện tích giao khoán cho người dân (tăng diện tích/ giảm diện tích bao nhiêu, cơ sở
nào?).
– Điều kiện được chi trả (có nhu cầu, có lao động, hộ nghèo…).
– Số tiền được chi trả (tăng lên hay giảm xuống, bao nhiêu).
– Các nguồn thu từ tổ chức hưởng lợi từ rừng (tăng tiền, thêm nhiều tổ chức khác).
– Các biện pháp giúp người dân chú trọng hơn trong việc nâng cao chất lượng rừng
(hình thức bảo vệ, cách bảo vệ và phát triển rừng của người dân).
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp.
Thu thập thông tin từ các phòng ban của ủy ban nhân dân xã (phòng văn thư)
gồm: báo cáo tổng kết kinh tế xã hội năm 2010 về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế
xã hội, tình hình sử dụng đất đai của xã, lâm nghiệp, cơ sỡ hạ tầng.
Thu thập các thông tin liên quan đến tình hình phát triển của xã trong những
năm gần đây tại phòng chính sách về các chính sách hỗ trợ người dân trong sản xuất
trong đời sống.
Thu thập thông tin về chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng, giao khoán
bảo vệ rừng, trồng rừng nguyên liệu giấy từ Công ty lâm nghiệp Bảo Lâm (lâm trường
Bảo Lâm cũ) và xí nghiệp công nông lâm nghiệp I (phân trường Lộc Lâm).
3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp.
Số liệu trong bài báo cáo phần lớn có đuợc qua phỏng vấn người dân, cán bộ

xã, cán bộ lâm trường. Tiến hành phỏng vấn với hai dạng câu hỏi đóng và mở.
Sử dụng câu hỏi mở đối với các thông tin cần lấy ý kiến, nhận xét từ người dân
về chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng, giao khoán bảo vệ rừng, những khó
khăn trong đời sống của người dân. Bảng câu hỏi này phỏng vấn cán bộ địa phương,
già làng, người cung cấp thông tin then chốt và người dân tại nơi điều tra (xem phần
phụ lục).

10


Sử dụng câu hỏi đóng với các thông tin cần chính xác, số liệu hay ý kiến cụ thể
với những lựa chọn có sẵn (xem phần phụ lục).
Trong quá trình phỏng vấn sử dụng cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở cho từng nội
dung cần thu thập thông tin cụ thể để tìm hiểu, tư liệu hóa những thông tin cần thiết từ
người dân.
Số hộ nghiên cứu: dân số toàn xã có 379 hộ với 308 hộ đồng bào dân tộc thiểu
số và 71 hộ người Kinh, đề tài lấy 17% số hộ đồng bào dân tộc (53 hộ) và 10% số hộ
người kinh (7 hộ) để nghiên cứu thu thập số liệu và chia đều cho 3 thôn trong xã: thôn
1 là 20/139 hộ, thôn 2 là 20/152 hộ, thôn 3 là 13/88 hộ. Mỗi thôn chọn 2 hộ người
Kinh, riêng thôn 3 chọn 3 hộ.
Chọn hộ: Mỗi thôn phỏng vấn trưởng thôn, các trưởng buôn của các buôn,
những hộ còn lại chọn ngẫu nhiên theo danh sách thôn được cung cấp từ phòng văn
thư xã.
Dòng lịch sử: để có được các sự kiện xảy ra trong xã từ lúc thành lập đến nay
cần phỏng vấn già làng, trưởng thôn, trưởng buôn về những mốc thời gian xảy ra
những sự kiện quan trọng như thành lập xã, thôn, các lễ hội truyền thống. Phỏng vấn
cán bộ xã, phòng chính sách để biết được thời gian và những chính sách hỗ trợ người
dân về sản xuất, cơ sở hạ tầng. Phỏng vấn cán bộ lâm trường để biết được thời gian
giao khoán bảo vệ rừng, trồng rừng, thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Phân tích SWOT: phỏng vấn người dân cùng cán bộ lâm trường để tìm ra

những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những cơ hội và thách thức đối với việc thực
hiện chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương.
3.3.3. Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin
Đối với thông tin thứ cấp: sắp xếp chọn lọc, kiểm tra lại những thông tin thu
thập được từ cán bộ và người dân, lấy những thông tin cần thiết và xác đáng.
Đối với các câu hỏi trong bảng phỏng vấn hộ gia đình:
Câu hỏi mở: tổng hợp, so sánh, kiểm tra chéo các thông tin, sắp xếp những câu
trả lời giống nhau, những câu trả lời theo từng nhóm thông tin, tổng kết những thông
tin nhiều hộ có cùng ý kiến, phân tích chúng.

11


Câu hỏi đóng: mã hóa các câu trả lời, tập hợp các thông tin bằng bảng Excel và
dùng phần mềm Excel tính phần trăm số hộ trả lời giống nhau.
Dòng lịch sữ: sắp xếp và xâu chuỗi các sự kiện xảy ra tại địa phương từ kết quả
phỏng vấn theo thời gian.
3.4. Địa điểm nghiên cứu .
3.4.1 Vị trí địa lý.
Xã Lộc Lâm thuộc vùng rừng núi Nam Tây Nguyên, diện tích 134.40 km2. Tọa
độ địa lý 11045’35” độ vĩ bắc, 107046’05” đến 107048’52”độ kinh đông, cách thị trấn
Lộc Thắng huyện Bảo Lâm 25km. Địa hình chia cắt, đồi núi hiểm trở, độ cao gần
1000m so với mực nước biển.
– Phía Đông giáp xã Đinh Trang Thượng huyện Di Linh.
– Phía Tây giáp xã Lộc Bảo, Lộc Bắc.
– Phía Nam giáp xã Lộc Ngãi và thị trận Lộc Thắng.
– Phía Bắc giáp sông Đạ Đờng (thượng nguồn sông Đồng Nai).
3.4.2. Khí hậu
Xã Lộc Lâm có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình là 220c, chia thành hai mùa
rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng

10 lượng mưa trung bình khoảng 2500 – 3000mm/năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11
đền tháng 4 năm sau. Giờ nắng trung bình trên 2100h/năm, độ ẩm trung bình 83.3%.
Do đó Lộc Lâm có khí hậu khá lý tưởng cho cuộc sống con người, trồng trọt, chăn
nuôi và du lịch.
3.4.3. Tài nguyên thiên nhiên
Diện tích đất tự nhiên 13.440 ha, đất nông nghiệp 572 ha, đất lâm nghiệp
12.746 ha, đất chưa sử dụng 128 ha. Đa phần là đất đỏ ba-zan phù hợp trồng các loại
cây công nghiệp: cà phê, trà, cao su. Xã Lộc Lâm có 9.000 ha rừng thông, trữ lượng
khoảng 4.000.000 m3 gỗ, rừng lá kim xen lá to bản khoảng 2.000 ha, trữ lượng khoảng
1.000.000 m3 gỗ các loại, rừng tre nứa 1.108 ha.
Xã Lộc Lâm có nhiều ngọn núi cao: Kòn Klàng, Đăng Kơr Kao, Đăng Yàng
Yút, Đăng Jai Khang… có nhiều đồi dốc: Ning Lu R’Neh, Ning Nah N’Drang, Ning
Đăng Sờn… nhiều thác ghềnh: Liang Hệt, Liang R’Mơs, Liang Tơ Ngai, Liang
12


N’Tung, Liang Par Jùn, Liang Bơ Nơh, Liang Nồm… và nhiều con suối như Đạ Kơi,
Đạ Khiết, Đạ Nhàng, Đạ Krăh, Đạ Blu….Có sông lớn Đạ Đờng (Dà Dờng thượng
nguồn sông Đồng Nai) ở phía bắc lượng nước dồi dào, nguồn thủy sản phong phú.
Sông có nhiều thác ghềnh thuận lợi cho phát triển thủy điện. ngoài ra xã còn các các
mỏ quặng như: thiếc, vonfram với trữ lượng cao.
Rừng Lộc Lâm có nhiều động vật quý hiếm như: tê giác, hổ, gấu, hươu, nai,
khỉ, vượn, voọc… Rừng có thảm thực vật đa từng nhiều loại gỗ quý hiếm như: cẩm
lai, dáng hương, kiềng, gõ, sao, thông hai lá…Các loại rau rừng như: lá bép (biăp
n’se), lá nhao (rơ nhao), măng lồ ô, tre, đọt mây, mấn, củ chụp và một số cây dược
liệu, là nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh chủ yếu là cho nhân dân trong
thời kì kháng chiến.
Phân trường Lộc Lâm (nằm trong ranh giới hành chính xã Lộc Lâm) được giao
quản lý là 9894 ha với 15 tiểu khu: 378, 379, 380, 381, 382, 383, 374, 384, 385, 404,
405 (K 2, 3, 6, 9, 11), 406, 407, 408, 409.

Trong đó: Đất rừng là: 9894 ha, phân theo đất rừng sản xuất là 7382 ha, rừng
phòng hộ là 2512 ha.
Nguồn tài nguyên này được phân chia theo các trạng thái: rừng tự nhiên là
3674, 14 ha, rừng trồng là 646.14 ha.
Diện tích rừng giao khoán là: 4097.02 ha. Gồm có 2983.68 ha giao theo chương
trình 5 triệu ha rừng và 1113.34 ha giao theo chỉ tiêu cây đứng.
3.4.4. Tình hình dân sinh kinh tế
Khi thành lập dân số của xã có 325 người đều là đồng bào Mạ Ngăn. Tháng 3
năm 1965, số dân của xã lên 528 người. Tính tới 31 tháng 12 năm 2007, dân số của xã
có 2.242 người, số hộ 470, mật độ dân cư 17 người/km2.
Đến 31 tháng 12 năm 2010, toàn xã có 379 hộ với 1889 nhân khẩu. Dân số của
xã phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số với 308 hộ chiếm 81,27% dân số toàn xã. Đời
sống người dân xã Lộc Lâm còn nhiều khó khăn. Đại đa số sống bằng canh tác nông
nghiệp như trồng chè, cà phê…Trình độ khoa học và kĩ thuật canh tác còn thấp. Toàn
xã có 229 hộ nghèo chiếm 60,42% dân số của xã.

13


Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 là 677.2 ha trong đó cây diện tích gieo
trồng cây hằng năm đã thực hiện 97 ha, cây lâu năm 580.2 ha với diện tích cây chè là
343.2 ha, cà phê 201 ha, ngô 94 ha.
Năm 2010 thực hiện chuyển đổi cây trồng, ghép cải tạo đối với cà phê của địa
phương bằng các giống đầu dòng đạt 46.3 ha và chuyển đổi được 6 ha chè chất lượng
cao.
3.4.5. Văn hóa xã hội
Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và thực hiện tốt
công tác tuyên truyền các ngày lễ lớn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú thu hút
được nhiều người dân tham gia như: kỉ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam,
ngày 30/4 và 1/5…

Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được xem là “xương
sống của các phong trào”. Năm 2010 đã công nhận được 292/379 hộ đạt 77, 04%.
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số công việc chưa cao: phong
trào bình xét gia đình văn hóa triển khai còn chậm, việc phòng chống bạo lực gia đình
được xem như một việc hoàn toàn mới chưa có khâu tổ chức cho mọi hoạt động, các
phong trào văn nghệ, thể dục thể thao trong đoàn viên, thanh niên chưa phát huy mạnh
mẽ.
3.4.6. Giáo dục
Trường trung học cơ sở cấp 1 – 2 Lộc Lâm đã huy động trẻ đến trường, sĩ số
bậc tiểu học cũng được duy trì. Tuy nhiên, tại xã chưa có trường cho trung học phổ
thông, do đó phần lớn học sinh chỉ học dến hết trung học cơ sở phải nghỉ học vì trường
cấp 3 ở huyện xa nhà, kinh phí cao.
Nhìn chung trình độ học vấn của lớp trẻ tại xã có phần tiến bộ hơn toàn xã có 9
sinh viên đã và đang học và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt. Lớp người
già và trung niên hầu hết đều chỉ học đến lớp 3, 4 hoặc mù chữ.
3.4.7. Cơ sở hạ tầng
Nhìn chung cơ sở hạ tầng của xã tuy con rất hạn chế nhưng cũng phần nào đã
đảm bảo phục vụ được cho đời sống của người dân. Toàn xã có 2 trường nầm non nằm
ở thôn 1, 2, một trường trung học cơ sở cấp I – II, một trạm y tế xã, một bưu điện.
14


Giao thông đi lại trong xã thuận tiện, đường thôn 2, 3 đều được đổ nhựa, thôn 1 đường
đất đỏ đẹp, đi lại dễ dàng trong cả mùa mưa và mùa nắng.
Tuy nhiên Lộc Lâm là một xã vùng sâu vùng xa cách xa trung tâm huyện nên
phương tiện truyền thông chưa cao xã chưa có đường truyền internet. Tại xã chưa có
chợ chỉ có các quán tạp hóa của người dân tự mở do đó nhu cầu mua bán trao đổi hàng
hóa còn gặp nhiều khó khăn.

15



Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng của quá trình thực hiện chương trình chi trả dịch vụ môi trường
rừng.
Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá trị sử
dụng của môi trường rừng (điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống bồi lắng lòng hồ,
ngăn chặn lũ lụt, lũ quét, cảnh quan, đa dạng sinh học…). Chi trả dịch vụ môi trường
rừng là quan hệ kinh tế giữa người sử dụng các dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho
người cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
™

Thời gian thực hiện chi trả: Phân trường Lộc Lâm nằm trên địa bàn xã Lộc Lâm

đã thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương theo quyết định số
415/QĐ-UBND tỉnh Lâm Đồng căn cứ quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008
của thủ tướng chính phủ về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng vào
ngày 03/02/2010.
™

Loại hình, tình trạng và diện tích rừng chi trả: Toàn xã có 6042,28 ha rừng được

giao khoán bảo vệ và chi trả dịch vụ môi trường rừng trong đó có 244,11 ha rừng
trồng, 5798,17 ha rừng tự nhiên như bảng 4.1 sau:
Bảng 4.1. Loại hình và tổng diện tích rừng được chi trả.
Loại hình rừng chi trả

Diện tích (ha)


Phần trăm (%)

Rừng tự nhiên

5798,17

95,96

Rừng trồng

244,11

4,04

(tổng 6042.28 ha)

Nguồn: Công ty lâm nghiệp Bảo Lâm
Như vậy dựa vào bảng ta thấy tại xã Lộc Lâm chi trả dịch vụ môi trường rừng
được thực hiện cả trên rừng tự nhiên và rừng trồng trong đó phần lớn (95,96%) là rừng
16


tự nhiên. Rừng trồng tại đây chỉ là rừng trồng nguyên liệu giấy và những vùng bị
người dân lấn chiếm làm đất canh tác nay được trồng rừng phục hồi lại. Rừng Lộc
Lâm là loại hình rừng phòng hộ chỉ có 183,2 ha trong tổng số 244,11 ha rừng trồng là
rừng sản xuất (rừng trồng nguyên liệu giấy).
Bảng 4.2. Diện tích chi trả tính trên một người.
Diện tích rừng (ha)

Số hộ


Số khẩu

6042.28

308

1603

Diện tích được chi
trả (ha/người)
3,77
Nguồn: Phân trường Lộc Lâm

Với tổng diện tích rừng được chi trả của toàn xã là 6042,28 ha, tổng số khẩu là
1603 khẩu thì diện tích chi trả trên đầu người là 3,77 ha/người. Như vậy, chi trả dịch
vụ môi trường rừng cũng như giao khoán bảo vệ rừng chỉ giao cho đồng bào dân tộc
thiểu số, không giao cho người Kinh.
™

Mức định giá bình quân trên ha: Năm 2010 là năm đầu tiên Bảo Lâm thực hiện

chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong giai đoạn thực hiện thí điểm này tạm thời lấy hệ
số K = 1. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do bên sử dụng chi trả được quy
định như sau:
– Đối với các cơ sở sản xuất thủy điện là 20 đồng/kwh điện thương phẩm.
– Các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sinh hoạt là 40 đồng/m3 nước thương phẩm.
– Các tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại hình du lịch định mức chi trả bằng 1%
tính trên kinh doanh thu du lịch.
Tại công ty lâm nghiệp Bảo Lâm trong năm 2010 vừa qua chỉ có hai đơn vị

thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng là công ty cấp nước thoát nước Đồng Nai và
nhà máy thủy điện Đồng Nai 3. Theo kế hoạch thực hiện chính sách thí điểm chi trả
dịch vụ môi trường rừng của tỉnh Lâm Đồng năm 2010 được UBND tỉnh phê duyệt tại
các quyết định số 415/QĐ-UBND ngày 12/02/2010 và số 1363/QĐ-UBND ngày
25/6/2010, quy định mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong đó lưu vực sông
Đồng Nai là 50.000đồng/ha/năm và nhận thêm tiền giao khoán bảo vệ rừng từ chương
trình 661, 304, 30a hoặc ngân sách tỉnh.

17


×