ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
ĐỖ DUY KHÔI
“THÚC ĐẨY CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG TẠI TỈNH
LÀO CAI, GÓP PHẦN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU”
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Võ Thanh Sơn
Hà Nội,i năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS Võ Thanh Sơn, không sao chép các công trình
nghiên cứu của ngƣời khác. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa
từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tích xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả
Đỗ Duy Khôi
i
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hƣớng dẫn khoa học,
Thầy giáo TS Võ Thanh Sơn là ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, góp ý, chỉnh sửa và động
viên Tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Sau đại học - Đại học
Quốc Gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và hƣớng dẫn tôi hoàn
thành chƣơng trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ các phòng ban các huyện/
xã và ngƣời dân các xã Lùng Sui, Cốc Ly, Lùng Phình,… đã cung cấp thông tin giúp tôi
hoàn thiện luận văn này.
Cảm ơn các đồng nghiệp tại Viện nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI)
đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập thông tin và hoàn thiện Luận văn này.
Lào Cai, ngày 15 tháng 11 năm 2015
Tác giả
Đỗ Duy Khôi
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................ vi
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................vii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................... 4
1.1.1. Mộ số khái niệm ....................................................................................................................4
1.1.2. Một số cơ chế chính sách liên quan đến PFES đã ban hành tại Việt Nam...........5
1.2. Tổng quan nghiên cứu. ............................................................................................ 6
1.2.1. Các nghiên cứu về chi trả dịch vụ môi trường rừng ....................................................6
1.2.2. Mối tương tác giữa BĐKH và Hệ sinh thái rừng .......................................................12
CHƢƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 22
2.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 22
2.2. Phƣơng pháp luận nghiên cứu .............................................................................. 22
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................... 24
2.3.1. Nhóm phương pháp thu thập số liệu/thông tin .................................................. 24
2.3.2. Nhóm phương pháp phân tích và xử lý thông tin ............................................. 26
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 28
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên-KTXH của tỉnh Lào Cai ................................ 28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 28
3.1. 2. Hiện trạng tài nguyên rừng .............................................................................. 29
3.1.3. Điều kiện KT-XH .............................................................................................. 30
3.2. Thực trạng triển khai chính sách chi trả DVMTR tại tỉnh Lào Cai ................. 31
3.2.1. Tình hình xây bộ máy tổ chức và các văn bản pháp luật liên quan. ................. 31
3.2.2. Kết quả thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Lào Cai ......... 39
3.2. 3. Những thuận lợi và khó khăn/ bất cập trong thực hiện chính sách chi trả dịch
vụ môi trường rừng tại Lào Cai ................................................................................... 45
3.3. Thúc đẩy thực hiện chi trả DVMTR trong bối cảnh BĐKH tại Lào Cai ......... 52
iii
3.3.1. Mối quan hệ tác động giữa hệ sinh thái rừng và biến đổi khí hậu ................... 52
3.3.2. Tác động của chính sách chi trả DVMTR tới công QLBVR tại tỉnh Lào Cai .. 61
3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính chi trả DMVTR tại tỉnh
Lào Cai.. ......................................................................................................................... 68
3.4.1. Đối với tỉnh Lào Cai: ........................................................................................ 68
3.4.2. Đối với cấp Trung ương: .................................................................................. 70
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................. 71
Kết luận: .......................................................................................................................... 71
Khuyến nghị .................................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 73
PHẦN PHỤ LỤC .............................................................................................................. 77
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tổng hợp các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách chi trả DVMTR
Bảng 3.2: Kết quả thu tiền chi trả DVMTR tại tỉnh Lào Cai trong 03 năm
Bảng 3.3: Số tiền DVMTR thu đƣợc theo phân theo đơn vị sử dụng
Bảng 3.4: Kết quả thực hiện chi trả DVMTR tại tỉnh Lào Cai từ 2011-2014
Bảng 3.5: Sự tham gia của các bên liên quan vào chính sách chi trả DVMTR tại tỉnh Lào
Cai
Bảng 3.6: Tổng hợp các tác động của BĐKH tới HST rừng
Bảng 3.7: Một số hiện tƣợng thời tiết cực đoan liên quan tới khí hậu/BĐKH gây thiện hại
lớn tại tỉnh Lào Cai trong thời gian qua
Bảng 3.8: Kết quả quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Lào Cai từ 2012-2014
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ mô phỏng các bên liên quan trong PFES tại Lào Cai
Hình 2.2: Sơ đồ mô phỏng sơ đồ phân tích DPSIR trong nghiên cứu
Hình 3.1: Bản đồn hành chính tỉnh Lào Cai
Hình 3.2: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý tại tỉnh Lào Cai
Hình 3.3: Sơ đồ Bộ máy tổ chức quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai
Hình 3.4: Sơ đồ vị trí của bên sử dụng DVMTR trong chính sách chi trả DVMTR (trƣờng
hợp chi trả gián tiếp)
Hình 3.5: Sơ đồ mô phỏng các bên liên quan trong chính sách chi trả DVMTR tại Lào Cai
Hình 3.6: Biểu đồ biểu diễn tiền thu từ DVMTR qua các năm tại tỉnh Lào Cai
Hình 3.7: Biểu đồ biểu diễn tiền thu từ DVMTR phân theo đối tƣợng sử dụng trên địa bàn
Lào Cai
Hình 3.8: Biểu đồ biểu diễn kết quả thực hiện chi trả DVMTR qua các năm tại Lào Cai
Hình 3.9: Các bên sử dụng DVMTR tại Lào Cai tham gia ký hợp đồng qua các năm
Hình 3.10: Diện tích và số vụ cháy rừng ở tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2014
Hình 3.11: Đóng góp của PFES trong ứng phó BĐKH tại tỉnh Lào Cai
Hình 3.12: Diện tích rừng có cung ứng DVMTR phân theo các chủ rừng
Hình 3.13: Diện tích rừng trồng mới tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2014
Hình 3.14: Diện tích rừng đƣợc khoán QLBV tại Lào Cai giai đoạn 2010-2014
Hình 3.15: Vi phạm quản lý bảo vệ rừng tại Lào Cai giai đoạn 2007-2014
vi
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH: Biến Đổi Khí Hậu
BQL PRH: Ban quản lý rừng phòng hộ
CTLN: Công ty lâm nghiệp
DVMTR: Dịch vụ môi trƣờng rừng
MARD: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PES: Payment for Evironmental Servieces/ Chi trả dịch vụ môi trƣờng
PFES: Payment for Forest Evironmental Servieces/ Chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
QBV&PTR: Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
RCFEE: Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trƣờng rừng
REDD: Reducing Emissions from Deforestation and forest Degradation/ Giảm phát thải
khí nhà kính từ việc chống mất rừng và suy thoái rừng
UBND: Ủy ban nhân dân
UNFCCC: Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu
VQG: Vƣờn Quốc Gia
VNFF: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam
vii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, Biến đổi khí hậu (BĐKH) đƣợc xác định là một trong những thách thức
lớn toàn cầu mà con ngƣời phải đối mặt và giải quyết. Bên cạnh việc nỗ lực tìm kiếm các
giải pháp nhằm thích ứng với những tác động đang ngày càng mạnh mẽ do BĐKH gây ra,
các nƣớc trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đã và đang tích cực thúc đẩy các cơ chế
chính sách và hành động nhằm giảm thiểu nguyên nhân gây ra BĐKH toàn cầu.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy: Giữa BĐKH và hệ sinh thái rừng có mối quan hệ tác
động qua lại chặt chẽ với nhau, BĐKH tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái rừng, đa dạng
sinh học và cháy rừng. Ở chiều ngƣợc lại cháy rừng và mất rừng làm gia tăng biến
BĐKH. Việc quản lý bảo vệ rừng tốt sẽ góp phần tích cực vào việc giảm những tác động
tiêu cực từ BĐKH, cũng nhƣ những hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Việc mất rừng và suy
thoái rừng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng lƣợng khí CO 2 trong
bầu khí quyển, thông qua đó gây nên BĐKH toàn cầu. Vì vậy, nỗ lực chống mất rừng và
suy thoái rừng là một trong những hoạt động quan trọng của các quốc gia trên thế giới,
trong bối cảnh cùng nhau ứng phó với BĐKH toàn cầu. Trong nỗ lực đó, việc ban hành và
thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, đƣợc xác định là một hƣớng đi
mang lại hiệu quả tích cực tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Nằm ở khu vực đƣợc xác định sẽ chịu nhiều tác động từ BĐKH, Việt Nam đã xây
dựng các chƣơng trình ứng phó với BĐKH ở cả cấp quốc gia và cấp địa phƣơng, với
nhiều giải pháp đồng bộ đƣợc đƣa ra, trong đó việc xây dựng các cơ chế chính sách nhằm
quản lý bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng là một nhiệm vụ trọng tâm.
Việc ban hành chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đƣợc xác định là một bƣớc tiến
quan trọng, phù hợp với xu thế chung trên thế giới, đồng thời hƣớng tới sự công bằng,
trong chiến lƣợc chung về xã hội hóa nghề rừng và quản lý bền vững tài nguyên rừng, góp
phần ứng phó với hiện tƣợng BĐKH toàn cầu.
Lào Cai là tỉnh miền núi, đặc trƣng cho khu vực miền núi phía Bắc, hàng năm chịu
nhiều thiệt hại từ các hiện tƣợng thời tiết cực đoan gây ra (mƣa lũ, sạt lở đất, hạn hán, rét
đậm rét hại,…). Với tổng diện tích rừng 327.755,1 ha1, diện tích đất lâm nghiệp đƣợc
phân bố đều trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững là
một trong những yếu tố then chốt để phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời dân trên địa
1
Quyết định số 3947/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Lào Cai v/v phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 - 2015 và định hƣớng đến năm 2020
1
bàn tỉnh, đồng thời góp phần phòng chống thiên tai xảy ra. Để thực hiện hóa mục tiêu
này, tỉnh Lào Cai đã xúc tiến nhiều hoạt động tích cực nhằm thúc đẩy ngành lâm nghiệp
của tỉnh phát triển, trong đó xúc tiến thực hiện hoạt động chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
là một chiến lƣợc đƣợc ƣu tiên.
Là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn thực hiện chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
dựa trên tiềm năng về phát triển thủy điện vừa và nhỏ2, cũng nhƣ từ hoạt động du lịch
dịch vụ. Tỉnh Lào Cai đã tích cực trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi
trƣờng rừng trên địa bàn toàn tỉnh, ngay sau khi Chính phủ ban hành chính sách này. Sau
3 năm thực hiện triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đã đem lại nhiều
hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng vào công tác quản lý bảo vệ rừng, ứng phó với
BĐKH trên địa bàn tỉnh. Tuy vậy, hiệu quả triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi
trƣờng rừng trên địa bàn còn chậm và còn nhiều hạn chế, chƣa tƣơng xứng với tiềm
năng/cơ hội về thực hiện chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng hiện có của tỉnh Lào Cai. Có
nhiều nguyên nhân đƣợc đƣa ra xung quanh việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trƣờng
rừng còn hạn chế ở tỉnh Lào Cai, tuy nhiên việc xác định các nguyên nhân này vẫn còn
mang tính chung chung, chƣa cụ thể, nên rất khó xây dựng đƣợc các giải pháp phù hợp
nhằm thực hiện tốt hơn hoạt động chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng trên địa bàn tỉnh trong
những năm tiếp theo, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho ngƣời dân số gắn bó
với rừng, đảm bảo quản lý bền vững tài nguyên rừng, góp phần ứng phó với BĐKH.
Xuất phát từ những lý do trên, Tôi thực hiện nghiên cứu “Thúc đẩy chi trả dịch vụ
môi trường rừng tại tỉnh Lào Cai, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu”. Nghiên cứu
này, nhằm chỉ ra những thuận lợi và khó khăn vƣớng mắc trong việc thực hiện chi trả
DVMTR tại tỉnh Lào Cai, đóng góp các khuyến nghị cho những nhà quản lý địa phƣơng
về những giải pháp trong quá trình thực hiện chi trả DVMTR đƣợc hiệu quả hơn trong
những năm tiếp theo.
2. Mục tiêu
Góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi
trƣờng rừng tại Lào Cai trong những năm tiếp theo.
3. Dự kiến đóng góp của đề tài
2
Theo quy hoạch phát triển thuỷ điện tỉnh Lào Cai đã đƣợc phê duyệt và đang quy hoạch bổ sung, tại Lào Cai có thể
đầu tƣ khoảng 122 nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ (từ 1MW – 90 MW), tổng công suất trên 1000MW, hiện nay đã có
khoảng trên 40 nhà máy thủy điện đi vào hoạt động (Nguyễn Thị Phương Anh, 2009)
2
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và nguyên
nhân tồn tại bất cập trong thực hiện chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ở tỉnh Lào Cai, đồng
thời nghiên cứu cũng đi tìm kiếm những giải pháp đóng góp những khuyến nghị chính
sách cho các nhà quản lý tại địa phƣơng nhằm thúc đẩy việc thực hiện chi trả DVMTR
đƣợc hiệu quả hơn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Chính sách về chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ở Lào Cai; Các đối đối tƣợng sử
dụng dịch vụ môi trƣờng rừng, các đối tƣợng đƣợc chi trả DVMTR (chủ rừng,
cộng đồng...).
Chính quyền địa phƣơng và cơ quan chuyên môn địa phƣơng: Sở nông nghiệp,
Sở tài nguyên, Chi cục kiểm lâm, Chi cục phát triển lâm nghiệp, Quỹ bảo vệ và
phát triển rừng,...
Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại tỉnh Lào Cai, trong thời gian từ tháng 5 năm
2014 đến tháng 5 năm 2015.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu: Có những thuận lợi và khó khăn, bất cập gì ảnh hƣởng tới
thực hiện chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ở tỉnh Lào Cai? Tăng cƣờng hiệu quả thực hiện
chính sách trả dịch vụ môi trƣờng rừng có góp phần ứng phó với BĐKH hay không?
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn có cấu trúc theo quy định của Đại Học Quốc Gia Hà Nội, bao gồm các
phần chính sau:
Phần mở đầu: Nêu nên tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, nêu giả thuyết nghiên cứu.
CHƢƠNG I: Tổng quan nghiên cứu: Bao gồm nêu nên cơ sở lý luận của đề tài và
nêu tổng quan về vấn đề nghiên cứu trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam
CHƢƠNG II: Nội dung, phƣơng pháp nghiêu cứu: Trình bày về các nội dung
chính, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp triển khai nghiên cứu.
CHƢƠNG III: Kết quả và phân tích: Trình bày chi tiết và phân tích những kết quả
nghiên cứu theo những nội dung nghiên cứu đã đề ra.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, đồng thời đánh giá
lại kết quả nghiên cứu so với mục tiêu ban đầu, đề xuất các hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
3
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Mộ số khái niệm
Chi trả dịch vụ môi trường (PES): Là cam kết tham gia hợp đồng trên cơ sở tự
nguyện có ràng buộc pháp lý và với hợp đồng này thì một hay vài ngƣời mua chi trả cho
hệ sinh thái xác định bằng cách trả tiền mặt hay các hỗ trợ cho một hoặc nhiều ngƣời bán
và ngƣời bán này có trách nhiệm đảm bảo một loại hình sử dụng đất nhất định cho một
giai đoạn xác định để tạo ra các dịch vụ hệ sinh thái thỏa thuận (xem [29, trang 12]).
Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật, động vật, vi
sinh vật, nƣớc, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi trƣờng rừng có các giá trị sử
dụng đối với nhu cầu của xã hội và con ngƣời, gọi là giá trị sử dụng của môi trƣờng rừng,
gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nƣớc, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng
chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lƣu giữ các bon, du lịch, nơi cƣ trú và sinh
sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác (xem [6, trang 2]).
Dịch vụ môi trường rừng là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trƣờng
rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân, bao gồm: (i) Bảo vệ
đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; (ii) Điều tiết và duy trì
nguồn nƣớc cho sản xuất và đời sống xã hội; (iii) Hấp thụ và lƣu trữ các bon của rừng,
giảm phát thải khí nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích
rừng và phát triển bền vững; (iv) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học
của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; (v) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn
thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nƣớc từ rừng cho nuôi trồng thủy sản (xem
[6, trang 2]).
Chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng
dịch vụ môi trƣờng rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng. Theo quy
định tại Điều 6 của Nghị định 99/2010/NĐ-CP sẽ có 02 hình thức chi trả đƣợc áp dụng là
chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp (xem [6, trang 2]).
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể đƣợc nhận
biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì
trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá
trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thƣờng xuyên của con ngƣời,
4
đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển (xem [1,
trang 6]).
Ứng phó với BĐKH: Là các hoạt động của con ngƣời nhằm thích ứng và giảm nhẹ
BĐKH. Nhƣ vậy, ứng phó với BĐKH gồm hai hợp phần chính là thích ứng với BĐKH và
giảm nhẹ BĐKH (xem [1, trang 6]).
Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cƣờng độ phát thải khí
nhà kính (xem [1, trang 6]).
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời đối với
hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thƣơng do dao
động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại
(xem [1, trang 6]).
1.1.2. Một số cơ chế chính sách liên quan đến chi trả DVMTR đã ban hành tại Việt
Nam
Việc thành lập và quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BVPTR) đƣợc quy định
chi tiết trong Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ. Một trong
những nhiệm vụ cơ bản của Quỹ là tiếp nhận và quản lý các nguồn tài chính theo quy
định, trong đó bao gồm tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng (DVMTR). Hệ thống Quỹ
BVPTR đƣợc thành lập theo 03 cấp: Cấp Trung ƣơng, cấp tỉnh và cấp xã ở những xã có
rừng.
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 về chính sách
chi trả DVMTR tại 2 tỉnh Sơn La và Lâm Đồng năm 2008 và 2009. Đây là hai tỉnh làm
thí điểm thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, làm cơ sở để triển khai nhân rộng
trên cả nƣớc.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/ND-CP ngày 24/9/2010 về chính sách
chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng và có hiệu lực thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ ngày
1/1/2011. Theo các điều khoản của Nghị định (Điều 4, 7 và 11) bắt đầu từ 1/1/2011, ba
loại dịch vụ môi trƣờng rừng sẽ đƣợc chi trả gồm: (a) bảo tồn đất, chống xói mòn và hạn
chế bồi lắng lòng sông, suối, hồ; (b) điều tiết và duy trì nguồn nƣớc; (c) bảo vệ cảnh quan
thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng. Có ba đối tƣợng chi trả cho các
dịch vụ môi trƣờng rừng, gồm: (a) các cơ sở sản xuất thủy điện; (b) doanh nghiệp sản
xuất và cung cấp nƣớc sạch; và (c) tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch dựa vào
hệ sinh thái rừng.
5
Ở cấp địa phương (tỉnh Lào Cai)
Thực hiện Nghị định 99/2010/ND-CP ngày 24/9/2010, Quỹ Bảo vệ và Phát triển
rừng tỉnh Lào Cai đƣợc thành lập tại Quyết định số 3719/QĐ-UBND ngày 30/12/2011
của UBND tỉnh Lào Cai. Theo đó, Quỹ BV&PTR là cơ quan đầu mối, kết nối giữa những
chủ thể thực hiện chi trả dịch vụ môi trƣờng (nhà máy thủy điện, công ty du lịch,...) và
những chủ thể nhận chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng (Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý
rừng, chủ rừng là hộ nông dân,...).
Quyết định số: 31/2013/QĐ-UBND ngày 13 tháng 08 năm 2013 của UBND tỉnh
Lào Cai ban hành quy định về thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng trên địa bàn
tỉnh Lào Cai. Quy định này quy định về hồ sơ thanh toán, trình tự, thủ tục đối với các chủ
rừng thuộc lƣu vực các nhà máy thủy điện đã phát điện và ủy thác chi trả tiền dịch vụ môi
trƣờng rừng (DVMTR).
1.2. Tổng quan nghiên cứu.
1.2.1. Các nghiên cứu về chi trả dịch vụ môi trường rừng
1.2.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payment for ecosysterm servieces - PES) hay còn gọi là
chi trả dịch vụ môi trƣờng. Trên thế giới PES đã đƣợc chú ý thực hiện từ những năm 90
của thế kỷ 20 và đến nay đã đƣợc đề cập và thực thi ở nhiều nƣớc, nhiều khu vực trên thế
giới.
PES triển khai sớm nhất ở Mỹ la tinh, châu u, châu Phi. PES cũng đã đƣợc phát
triển và thực hiện thí điểm tại nhiều nƣớc châu Á nhƣ Indonesia, Philippines, Trung
Quốc, Ấn Độ, Nepal…đặc biệt là Indonesia và Philippines đã có nhiều nghiên cứu điển
hình về PES đối với quản lý lƣu vực đầu nguồn. Ở châu u, chính phủ một số nƣớc đã
quan tâm đầu tƣ và thực hiện nhiều chƣơng trình, mô hình PES. Ở châu Úc, Australia đã
luật hóa quyền phát thải Carbon từ năm 1998, cho phép các nhà đầu tƣ đăng ký quyền sở
hữu hấp thụ carbon của rừng (xem [7, trang 11]).
PES ở châu u: Tại Pháp, công ty nƣớc đóng chai Perrier Vittel đã cung cấp tài
chính cho nông dân ở vùng đầu nguồn và vùng lọc nƣớc để xây dựng cơ sở vật chất cho
nông nghiệp và chuyển đổi sang hoạt động nông nghiệp hữu cơ. Chính phủ Đức đã đầu tƣ
một loạt chƣơng trình để chi trả cho các chủ đất tƣ nhân với mục đích thay đổi cách sử
dụng đất của họ nhằm tăng cƣờng hoặc duy trì dịch vụ hệ sinh thái. Những dự án này bao
gồm trợ cấp cho sản xuất cà phê và ca cao trong bóng râm, quản lý rừng bền vững, bảo
6
tồn đất và cải tạo các cánh đồng chăn thả ở các nƣớc Mỹ La tinh, gồm Honduras, Costa
Rica, Colombia, Ecuador, Peru, Paraguay và Cộng hoà Dominica (xem [11, trang 14]).
Costa Rica, Mexico và Trung Quốc đã xây dựng các chƣơng trình PES quy mô lớn,
chi trả trực tiếp cho các chủ rừng để thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng nhằm tăng
cƣờng cung cấp các dịch vụ thủy văn, bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn, hấp thụ
Carbon và tạo cảnh quan đẹp…
Một số nghiên cứu khác tập trung vào việc phát triển thị trƣờng carbon nhƣ: Cái
nhìn từ tƣơng lai: Hiện trạng của thị trƣờng các bon tự nguyện; Hiện trạng và xu thế thị
trƣờng carbon hoặc các công trình nghiên cứu về cách đo đạc, thẩm tra và xác định chất
lƣợng dịch vụ hệ sinh thái rừng nhƣ: Hƣớng dẫn đo carbon rừng Điều tra rừng và sổ tay
các phƣơng pháp phân tích đất; Những nghiên cứu này đã đóng góp phần không nhỏ
trong quá trình xây dựng hệ phƣơng pháp luận về cách đo đạc, giám sát, thẩm tra chất
lƣợng rừng và dịch vụ môi trƣờng rừng.
Thông qua kết quả các chƣơng trình, dự án kể trên, PES đƣợc đánh giá là một cơ chế
có sự gắn kết với các mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs), đƣợc xem nhƣ một cơ chế tài chính
góp phần giảm nghèo, bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học vì một thế giới phát triển
bền vững hơn, trong bối cảnh BĐKH.
Ở Bakun (Philippines), Chính phủ công nhận các quyền sở hữu không chính thức về
đất đai do tổ tiên để lại. BITO (một tổ chức của ngƣời dân bản địa) đã đƣợc giao đất và
thực hiện kế hoạch quản lý. Việc đƣợc giao đất ở Bakun đƣợc xem là một hoạt động chi
trả cho việc quản lý đất bền vững. Về phía cộng đồng, việc chi trả vì ngƣời nghèo có
nghĩa là tất cả mọi ngƣời đều đƣợc lợi trong việc trao đổi để tiếp tục cung cấp các dịch vụ
đầu nguồn (xem [11, trang 14]).
Trong khuôn khổ hỗ trợ của Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD), Trung
tâm Nông - Lâm thế giới (ICRAF) đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận
thức về khái niệm PES bằng Chƣơng trình chi trả cho ngƣời nghèo vùng cao dịch vụ môi
trƣờng (RUPES) ở châu Á. RUPES đang tích cực thực hiện các chƣơng trình thí điểm ở
Indonesia, Philippines và Nepal. Từ năm 2001-2006, nhiều nhà tài trợ cũng đã khảo sát
khả thi các chƣơng trình PES ở châu Á (xem [7, trang 11]).
Bài học kinh nghiệm từ dự án RUPES có thể đƣợc chia ra thành 5 hợp phần nhƣ
sau: (1) Hiểu đƣợc rằng chi trả dịch vụ môi trƣờng nhằm xoá đói giảm nghèo; Dự án
RUPES cho thấy hiệu quả xoá đói giảm nghèo thể hiện rõ rệt nhất tại điểm mà dự án sử
7
dụng giải pháp “hƣởng dụng có điều kiện” tại vùng “phòng hộ đầu nguồn”; (2) Xây dựng
các chính sách và thể chế để thúc đẩy hoạt động chi trả dịch vụ môi trƣờng ở cấp địa
phƣơng, quốc gia và quốc tế; (3) Liên kết ngƣời cung cấp dịch vụ môi trƣờng với ngƣời
mua dịch vụ môi trƣờng trong các cơ chế chi trả dịch vụ môi trƣờng thử nghiệm; (4) Xây
dựng tiêu chí và chỉ số để thực hiện các kế hoạch chi trả dịch vụ môi trƣờng đƣợc công
bằng và hiệu quả; (5) Thành lập đối tác và mạng lƣới: Thành công của dự án RUPES
phần lớn là do có sự tham gia của các mạng lƣới quốc tế của dự án này. Có một số những
lựa chọn lý thú về các giải pháp đa quy mô mà ở đó chính quyền địa phƣơng có đƣợc thu
nhập từ các thị trƣờng quốc tế nhƣ việc tham gia vào các thị trƣờng kinh doanh khí các
bon mới đƣợc thiết lập nhằm đảm bảo lợi ích môi trƣờng của địa phƣơng và xoá đói giảm
nghèo.
Trên thế giới phần lớn các dịch vụ môi trƣờng nhƣ bảo vệ đầu nguồn, hấp thụ các
bon, bảo tồn đa dạng sinh học,… không thể đem ra mua bán do chúng đƣợc coi là “hàng
hóa công cộng”. Thị trƣờng về dịch vụ môi trƣờng của rừng trên phạm vi toàn cầu đã
đƣợc xem xét và đánh giá. Theo đó rừng có tác dụng cung cấp các dịch vụ môi trƣờng
gồm: Bảo tồn đa dạng sinh học, hấp thụ các bon, bảo vệ đầu nguồn, vẻ đẹp cảnh quan, vv.
Nghiên cứu đã xác định cơ cấu giá trị cho các loại dịch vụ môi trƣờng của rừng là: Hấp
thụ các bon chiếm 27%; Bảo tồn đa dạng sinh học chiếm 25%; Bảo vệ đầu nguồn chiếm
21%; Vẻ đẹp cảnh quan chiếm 17% và giá trị khác chiếm 10% (xem [29, trang 17]).
Nhƣ vậy có thể thấy, giá trị của rừng là rất to lớn mà đặc biệt là giá trị môi trƣờng và
dịch vụ môi trƣờng của rừng. Với tầm quan trọng này nhiều tổ chức, quốc gia đã hình
thành các cơ chế khác nhau nhằm quản lý dịch vụ môi trƣờng rừng trên quan điểm coi
dịch vụ môi trƣờng là một loại hàng hoá. Một số quốc gia đã tiến hành nghiên cứu và xây
dựng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trƣờng - PES (Payment for Environment Services PES) nhằm quản lý bền vững các dịch vụ môi trƣờng rừng. Theo đó, các khái niệm và
thuật ngữ đƣợc thừa nhận để chỉ sự thƣơng mại các dịch vụ môi trƣờng nhƣ: chi trả
(Payments), đền đáp (Reward), thị trƣờng (Market), Bồi thƣờng (Compensation) [29].
Đây đƣợc coi là những xu hƣớng mới nhằm quản lý dịch vụ môi trƣờng rừng và hƣớng
tới phát triển bền vững.
Nhìn chung các nghiên cứu về chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng (DVMTR) đã tập
trung mô tả và làm rõ những mặt tích cực của chi trả DVMTR đối với các vấn đề bảo tồn
tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, giúp cải thiện sinh kế của ngƣời dân thông qua việc
tham gia cung ứng các dịch vụ môi trƣờng rừng. Nhiều nghiên cứ đã đi sâu vào những
8
khía cạnh khó của vấn đề chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng nhƣ: xác địch cơ chế thực hiện
chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng cho các kiểu rừng ứng với các loại dịch vụ môi trƣờng
rừng khác nhau; hoặc một số nghiên cứu khác lại tập trung nghiên cứu về lƣợng giá các
dịch vụ môi trƣờng rừng.
1.2.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam đã có một số hoạt động chi trả cho ngƣời dân để trồng và bảo vệ rừng từ
nhiều năm nay, trong các chƣơng trình của Chính phủ bắt đầu từ chƣơng trình 327 vào
giữa những năm 90 của thế kỷ 20, tiếp đó là chƣơng trình 661 từ năm 1998 đến 2010.
Nghiên cứu đầu tiên về chi trả dịch vụ môi trƣờng (PES) ở Việt Nam do các nhà
khoa học tại Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trƣờng rừng (RCFEE) và các đối tác
nƣớc ngoài nhƣ tổ chức Winrock Quốc tế, Trung tâm lâm nghiệp thế giới, thực hiện và
xuất bản ấn phẩm Chi trả dịch vụ môi trường cho người dân v ng cao về dịch vụ môi
trường mà h cung cấp-RUPES”. Nghiên cứu này đã góp phần lồng nghép PES vào Luật
đa dạng sinh học, xây dựng các chính sách hỗ trợ cho PES. Chƣơng trình này đã chứng
minh rằng chi phí và lợi ích từ bảo vệ nguồn nƣớc là yêu cầu thiết yếu nhằm thuyết phục
ngƣời mua tham gia; các thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận rõ ràng và sự tham gia của cộng
đồng và nông dân địa phƣơng là chìa khóa dẫn tới thành công của dự án… Các nghiên
cứu thử nghiệm sẽ xác định các đối tƣợng hƣởng lợi của hoạt động chi trả cho các dịch vụ
này đồng thời xác định số tiền trả cho dịch vụ môi trƣờng để đảm bảo có đƣợc các dịch vụ
này trong thời gian dài (xem [33, trang 8]).
Tại Việt Nam hơn 10 năm qua, khái niệm PES và ứng dụng của nó đã và đang nhận
đƣợc sự quan tâm đáng kể của các nhà ngiên cứu môi trƣờng, các nhà khoa học và nhà
hoạch định hính sách. Đầu năm 2008, Chính phủ đã yêu cầu Bộ NN&PTNT (MARD) xây
dựng chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng (DVMTR) cho Ngành Lâm nghiệp. Để
thực hiện chính sách này trên phạm vi toàn quốc, Chính phủ đã ban hành QĐ số 380/QĐTTg ngày 10/4/2008 về chính sách chi trả DVMTR tại 2 tỉnh Sơn La và Lâm Đồng năm
2008 và 2009. Ngày 24/9/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP Về
chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng. Nghị định gồm 5 chƣơng và 25 điều và chính
thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2011.
Nghiên cứu về PFES thông qua quyết định 380/2008/QĐ-TTg về chính sách
thí điểm chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng ở Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này là tạo
ra cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý về chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng.
Địa điểm thực hiện là tỉnh Sơn La và tỉnh Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu đã xác định đối
9
tƣợng sử dụng dịch vụ, xác định đƣợc xuất phí phải chi trả cho mỗi đơn vị dịch vụ môi
trƣờng và thành lập đƣợc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng với số tiền chi trả ở tỉnh Sơn La
và Lâm Đồng năm 2009 là 62 tỷ đồng và 98,2 tỷ đồng [11][29].
Các loại rừng đƣợc chi trả DVMT rừng bao gồm: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và
rừng sản xuất. Công thức xác định số tiền chi trả cho chủ rừng đƣợc đề xuất theo Quyết
định 380 nhƣ sau:
Tổng số tiền chi
Định mức chi
Diện tích rừng do
trả cho ngƣời
trả bình quân
ngƣời đƣợc chi trả
đƣợc chi trả
DVMTR trong
năm (đ)
cho 1 ha rừng
(đồng/ ha)
dịch vụ quản lý, sử
dụng (ha)
=
x
Hệ số K
x
Một khái niệm cơ bản của chi trả DVMTR là “hệ số K”, đƣợc dùng để phân biệt
mức chi trả tới các chủ rừng theo trạng thái rừng, kiểu rừng, nguồn gốc hình thành rừng
và mức độ khó khăn trong quản lý bảo vệ rừng. Hệ số K do UBND tỉnh xác định căn cứ
vào điều kiện địa phƣơng. Các kinh nghiệm của hai tỉnh Sơn La và Lâm Đồng là tỉnh
đƣợc lựa chọn để thử nghiệm cơ chế chi trả DVMT rừng trong thời gian 2008-2010 theo
Quyết định 380.
Các đối tượng hưởng lợi từ DVMTR và chi trả DVMTR: Ở cả hai tỉnh, các đối tƣợng
hƣởng lợi đƣợc xác định là các công ty cấp nƣớc và nhà máy thủy điện. Tổng số tiền các
công ty này chi trả bằng tiền mặt trong hai năm là 60,84 tỉ đồng ở tỉnh Sơn La. Thêm vào
đó, 9 công ty du lịch đã đƣợc xác định là đối tƣợng chi trả DVMTR. Các đối tƣợng cung
cấp DVMTR và diện tích thí điểm chi trả: các hộ gia đình là đối tƣợng cung cấp
DVMTR/nhận chi trả DVMTR chủ yếu [11].
Bên trung gian chi trả DVMTR: cả hai tỉnh đều thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển
rừng (Quỹ BVPTR) và Ban giám sát chi trả DVMTR. Nhiều sở ban ngành trong tỉnh đã
tham gia vào quá trình này.
Quản lý tiền chi trả DVMTR: tỉnh Lâm Đồng áp dụng cách chi trả gián tiếp, các đối
tƣợng hƣởng lợi từ DVMTR chuyển tiền tới quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BVPTR), sau
đó quỹ BVPTR chuyển tiền tới các chủ rừng. Các chủ rừng chuyển tiền tới các hộ gia
đình có hợp đồn giao khoán. Mức chi trả ở tỉnh Lâm Đồng thay đổi đối với từng lƣu vực
khác nhau. Năm 2009, mức chi trả nằm trong khoảng từ 10 đến 290 nghìn đồng/ha/năm.
Năm 2010, mức chi trả tăng thêm từ 40 đến 130 nghìn đồng/ha/năm. Tỉnh Sơn La áp
10
dụng hình thức chi trả trực tiếp trong năm 2009, nhƣng đến năm 2010 thì chuyển sang chi
trả gián tiếp: bên chi trả chuyển tiền cho quỹ BVPTR, sau đó quỹ BVPTR chuyển tiền
cho Ngân hàng Chính sách xã hội, và cuối cùng ngân hàng chuyển tiền cho các chủ rừng
[30].
Tác động của chi trả DVMTR: kết quả khảo sát ở thôn Liêng Bông (Lâm Đồng) và
thôn Khua (Sơn La) cùng với quá trình thảo luận giữa các bên liên quan đã cho thấy chi
trả DVMTR giúp nâng cao đáng kể nhận thức của ngƣời dân về rừng và các DVMTR.
Thu nhập từ quản lý bảo vệ rừng của các hộ nhận giao khoán ở Lâm Đồng đã tăng thêm
3-4 lần so với trƣớc khi áp dụng chi trả DVMTR, trong khi ở Sơn La mức tăng không
đáng kể. Các vụ việc vi phạm lâm luật có xu hƣớng giảm so với những năm trƣớc khi áp
dụng chi trả DVMTR, và chi trả DVMTR đã đem lại nguồn tài chính mới (thay thế cho
ngân sách Nhà nƣớc) để xã hội hóa việc bảo vệ và phát triển rừng [33].
Theo Nghị định 99 thì rừng đƣợc chi trả tiền dịch vụ môi trƣờng rừng là các khu
rừng có cung cấp một hay nhiều dịch vụ môi trƣờng rừng gồm rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng và rừng sản xuất với 5 loại dịch vụ môi trƣờng: Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi
lắng lòng hồ, lòng sông; Điều tiết và duy trì nguồn nƣớc cho sản xuất và đời sống xã hội;
Hấp thụ và lƣu giữ các bon; Bảo vệ cảnh quan tự nhiên của các hệ sinh thái rừng phục vụ
cho dịch vụ du lịch; Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên cho nuôi trồng
thuỷ sản. Và 2 hình thức chi trả: Chi trả trực tiếp: là bên sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng
trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng theo nguyên tắc thỏa thuận;
Chi trả gián tiếp: là bên sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng ủy thác qua Quỹ bảo vệ và phát
triển rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng. Mức chi trả đặt ra là 20
đ/KWh điện thƣơng phẩm của các công ty thủy điện, 40 đ/m3 nƣớc thƣơng phẩm của các
công ty cấp nƣớc và khoảng 1-2% tổng doanh thu của “những ngƣời hƣởng lợi từ rừng
hoặc những ngƣời tác động đến rừng. Mức cụ thể do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh
quy định.
Nhìn chung, các nghiên cứu về PFES tại Việt Nam khá đa dạng, tập trung vào một
số khía cạnh: (1) Các cơ hội và thách thức trong thực hiện PFES tại Việt Nam, trong các
nghiên cứu này có thể kể đến các nghiên cứu của các tổ chức phi chính phủ nhƣ của
SNV3, CIFOR4, RECOFTC5, các nghiên cứu này tập trung đi sâu phân tích bức tranh tổng
thể về các cơ chế chính sách cũng nhƣ những vấn đề thực tiễn trong thực hiện PFES tại
3
Tổ chức Phát triển Hà Lan
Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế
5
Trung tâm vì Con Ngƣời và Rừng
4
11
Việt Nam; (2) Một nhóm nghiên cứu khác đi sâu tập trung phân tích những vƣớng mắc
trong thực hiện PFES tại một số địa phƣơng, điển hình có thể kể đến các nghiên cứu của
tác giả Phạm Thu Thủy (2012), Đỗ Tiến Dũng (2011), Huỳnh Thị Mai (2008), nghiên cứu
đã chỉ ra: thực tiễn việc triển khai thực hiện PFES theo Nghị định số 99/NĐ-CP/2010 tại
các địa phƣơng rất chậm, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đƣợc tác giả chỉ ra gồm
nhiều nguyên nhân, từ vấn đề về thể chế chính sách ở cấp địa phƣơng, vấn đề năng lực
cán bộ kỹ thuật thực hiện, đặc biệt tác giả nhấn mạnh tới các vƣớng mắc về chồng lấn
ranh giới giữa các chủ rừng nhƣ là một nguyên nhân cơ bản làm chậm tiến trình thực hiện
PFES. Tuy nghiên, các nghiên cứu đƣợc tập trung nhiều ở 02 tỉnh là thí điểm chính sách
chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng là Sơn La và Lâm đồng. Mặt khác, các vấn đề về sự bất
cập trong chính sách-pháp luật ảnh hƣởng đến tiến trình thực hiện PFES, mối quan hệ
giữa thúc đẩy PFES với vấn đề quản lý bảo vệ rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu, cơ
chế xác định thu phí DVMTR từ việc hấp thụ carbon,… còn chƣa có nhiều nghiên cứu.
1.2.2. Mối tương tác giữa BĐKH và Hệ sinh thái rừng
1.2.2.1. Tác động của BĐKH đến HST rừng
Hai yếu tố liên quan chặt chẽ tới biến đổi khí hậu (BĐKH) là nhiệt độ và lƣợng
mƣa, đây cũng chính là hai yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất tới rừng và nghề rừng. Theo IPCC
(2010), rừng có độ nhạy cảm với biến đổi khí hậu rất cao. Các quan sát trong quá khứ,
nghiên cứu thực nghiệm và các mô hình đã cho thấy điều này. Một số kết luận đƣợc rút ra
bao gồm:
Sự gia tăng nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 10C có thể gây ra sự thay đổi về
tăng trƣởng và phục hồi của nhiều loại cây. Ở một số khu vực, thay đổi nhiệt độ có
thể làm biến đổi đáng kể chức năng và thành phần rừng hoặc có thể khiến cho rừng
biến mất hoàn toàn.
Biến đổi khí hậu khiến cho nhiều loài hoặc loại rừng chuyển dịch nhanh hơn tỷ lệ
tối đa xảy ra trong tự nhiên mà nhiều loài dịch chuyển. Kết quả là các loài phát
triển chậm hoặc có sự phát tán hạt hạn chế sẽ bị thay thế bởi các loài phát triển
nhanh hơn, có độ thích nghi cao hơn.
Rừng đặc biệt dễ bị tổn thƣơng trƣớc các yếu tố khí hậu, thời tiết cực đoan về nƣớc
và sẽ suy giảm nhanh chóng nếu các điều kiện về nƣớc hƣớng tới xu hƣớng cực
đoan.
12
Sự gia tăng nồng độ CO2 có thể khiến cho sản lƣợng ban đầu tăng; tuy nhiên sinh
khối rừng có thể không tăng do xuất hiện sự bùng phát mang tính thƣờng xuyên
hơn và phạm vi đƣợc mở rộng của các loại côn trùng và sâu bọ cũng nhƣ gia tăng
tần xuất và mức độ cháy rừng.
Tác động tới phân bố lại các kiểu rừng, đa dạng sinh h c và tăng trưởng rừng
Theo kịch bản biến đổi khí hậu đến năm 2050 của IPCC, biến đổi khí hậu tác động
đến từng loại rừng nhƣ sau: Rừng nhiệt đới bị tác động mạnh bởi sự thay đổi của nƣớc
trong đất (do tác động kép của thay đổi nhiệt độ và lƣợng mƣa). Sự suy giảm độ ẩm trong
đất có thể thúc đẩy nhanh hơn quá trình mất rừng ở nhiều khu vực có lƣợng nƣớc nằm
trong giới hạn biên. Ở những khu vực khác, lƣợng mƣa gia tăng vƣợt mức bốc hơi có thể
dẫn đến xói lở đất. Đối với rừng ôn đới: khu vực rừng ôn đới có sự thay đổi ít nhất. Tuy
nhiên, nhiều loại rừng hiện tại vẫn sẽ bị biến đổi đáng kể về thành phần loài (xem [30,
trang 26]).
Về đa dạng sinh học: Khoảng 50% đa dạng sinh học của rừng Châu Á sẽ chịu tác
động tiêu cực của BĐKH. Tính đa dạng của các loài ở nhiều vùng sẽ thay đổi do phải thay
đổi nơi cƣ trú, bị xâm hại hoặc biến mất do BĐKH (xem [15, trang 6]. Rừng Bắc Á sẽ di
chuyển tiếp lên phía Bắc. Diện tích lớn rừng taiga sẽ thay thế các vùng vốn trƣớc đây vẫn
đóng băng, trong khi diện tích đóng băng sẽ tiếp tục chuyển về phía Bắc. Phần lớn quần
thể nhiều loài khác sẽ có thể bị tuyệt chủng do tác động tổng thể của BĐKH và môi
trƣờng sống bị phá vỡ. Kịch bản sử dụng GCMs cho thấy 105 trong tổng số 1522 loài
thực vật và 5 trong 77 loài động vật có xƣơng sống ở Trung Quốc và 133 trong tổng số
2.835 loài thực vật và 10 trong 213 loài động vật có xƣơng sống ở vùng Ấn Độ-Miến
Điện có thể sẽ tuyệt chủng (xem [15, trang 7].
Đối với Việt Nam, BĐKH làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, làm giảm
năng suất cây trồng và ảnh hƣởng không tốt tới sự phát triển của rừng. BĐKH làm tăng
nguy cơ mất rừng, nguy cơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp. Việt Nam là
nƣớc có giá trị đa dạng sinh học cao (xếp thứ 16 trên thế giới, WCMC 1992) với nhiều
loại hệ sinh thái khác nhau. BĐKH đe dọa tới đa dạng sinh học rừng, làm thay đổi tổ
thành loài, phân bố và khả năng sinh trƣởng của các loài sinh vật rừng (xem [10, trang
17]). Diện tích cây rụng lá (cây họ dầu) và nửa rụng lá với nhiều loài cây chịu hạn sẽ tăng.
Nhiều loài nhiệt đới ƣa sáng sẽ di cƣ cao hơn và các loài cá nhiệt đới mất dần. Số lƣợng
quần thể các loài sinh vật quý hiếm sẽ suy kiệt đồng thời nguy cơ xuất hiện các loài sinh
vật ngoại lai có hại sẽ tăng. Nhiều loài phải di cƣ tìm nơi sống mới và nếu không thể thích
13
nghi với điều kiện sống mới hay cạnh tranh với các loài khác sẽ vĩnh viễn biến mất khỏi
hành tinh [10].
Trong điều kiện BĐKH xảy ra nhƣ trong kịch bản, cả ba loại rừng là rừng Khộp,
rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới và rừng kín rụng lá ẩm nhiệt đới đều bị suy giảm
về diện tích và thay đổi phân bố. Rừng Khộp sẽ không còn là vùng “đặc hữu” của Tây
Nguyên nữa. Kiểu rừng này có thể sẽ mở rộng phạm vi phân bố ra phía Bắc. Diện tích
rừng Khộp ở một số tỉnh Nam Trung Bộ sẽ gần nhƣ biến mất toàn bộ và chỉ còn tập trung
ở 2 khu vực chính là các tỉnh Tây Nguyên có rừng Khộp hiện nay và một số tỉnh phía Bắc
nhƣ Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hòa Bình... Từ các kết quả nghiên cứu, phân bố và diện
tích của rừng Khộp sẽ biến đổi theo mỗi kịch bản khí hậu và có xu hƣớng di chuyển sang
các vùng sinh thái khác (Bắc và Bắc Trung Bộ). Nơi phân bố chính của rừng Khộp hiện
nay có thể sẽ không còn tồn tại hệ sinh thái này, diện tích bị giảm đi khá lớn nếu BĐKH
diễn ra gay gắt hơn. Trong điều kiện khí hậu thay đổi lớn và khắc nghiệt, diện tích rừng
kín thƣờng xanh ẩm nhiệt đới sẽ bị giảm đi một nửa, ở cả hai khu vực phân bố hiện nay là
Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Hệ sinh thái rừng kín rụng lá ẩm nhiệt đới có thể sẽ bị ảnh
hƣởng mạnh mẽ nhất. Cụ thể là ranh giới và diện tích không ngừng giảm ở tất cả các khu
vực theo xu hƣớng tăng dần của nhiệt độ và lƣợng mƣa (xem [22, trang 4]).
Đối với rừng trồng, kết quả nghiên cứu cho thấy, theo kịch bản BĐKH khá khắc
nghiệt với sự gia tăng nhanh về nhiệt độ, lƣợng mƣa thì diện tích và khu vực phân bố của
lát hoa cũng nhƣ Thông nhựa vào 2050 và 2100 sẽ suy giảm mạnh, mặc dù theo kịch bản
của năm 2020 thì các số liệu này có gia tăng chút ít. Khu vực phân bố của Lát hoa thu hẹp
dần, dịch chuyển từ khu vực Tây Bắc và giáp Thanh Hóa lên phía Bắc và cuối cùng tập
trung lại trên khu vực cao nguyên Đồng Văn và một số tỉnh nhƣ Cao Bằng, Hà Giang.
Diện tích Thông nhựa ở khu vực Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên dần biến
mất, một phần diện tích nhỏ dịch chuyển lên phía Bắc, khu vực phân bố chính là một số
tỉnh ở phía Bắc và rải rác ở khu vực Nam Trung Bộ (xem [22, trang 4]).
Do sự thay đổi môi trƣờng sinh thái, đặc biệt sự dịch chuyển lên cao dần các vành
đai nhiệt đã dẫn đến sự xâm nhập của các cây nhiệt đới lên các vùng có độ cao cao hơn
cao, xuất hiện bƣớc đầu những thay đổi trong hệ sinh thái núi cao Hoàng Liên Sơn và các
vùng núi cao khác trong tỉnh. Tính đa dạng sinh học, đặc biệt một số loài cây quý hiếm,
nhất là cây dƣợc liệu bản địa đã có dấu hiệu suy giảm (xem [26, trang 9]).
Tác động của biến đổi khí hậu đến cháy rừng
14
BĐKH gắn liền với nhiệt độ tăng, lƣợng bốc hơi tăng và do đó dẫn tới nguy cơ hạn
hán sẽ tăng cả về mức độ lẫn tần suất ảnh hƣởng. Hạn hán luôn gắn liền với hoang mạc
hóa và cháy rừng. Một nghiên cứu liên tục trong vòng 20 năm qua cho thấy, cƣờng độ và
quy mô cháy rừng ở Bắc Á và Đông Nam Á ngày càng tăng là hậu quả của nhiệt độ tăng,
lƣợng mƣa giảm và áp lực về chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích
khác tăng. Trong tƣơng lai, rất khó có thể đánh giá chính xác tần suất cũng nhƣ mức độ
nghiêm trọng của các vụ cháy rừng khi nhiệt độ tiếp tục tăng và lƣợng mƣa tiếp tục giảm
ở Bắc Á và Đông Nam Á.
Khí hậu ấm lên, làm quá trình tan chảy băng diễn ra sớm hơn và hậu quả là mùa hè
trở nên khô hanh hơn, là yếu tố chính dẫn đến hàng loạt các vụ cháy rừng trên diện rộng.
Tuyết bắt đầu tan sớm vào mùa xuân trong khi lƣợng mƣa ngày một giảm. Sự kết hợp này
là điều kiện thuận lợi để cháy rừng xảy ra trên phạm vi rộng hơn.
Biến đổi khí hậu làm gia tăng tần suất và cƣờng độ các đám cháy rừng, bùng nổ sâu
bọ, bệnh dịch, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ gió mạnh. Trong hai thập kỷ qua đã
cho thấy sự gia tăng các khu vực bị cháy tại Canada, miền tây Hoa Kỳ và Nga. Do khí
hậu thế kỷ này ấm hơn, giai đoạn không có tuyết kéo dài và sự gia tăng về tần suất và
cƣờng độ hạn hạn khiến cho tần suất cháy rừng ở nhiều khu vực gia tăng. Tại Canada,
khu vực bị cháy có thể tăng gấp đôi vào cuối thế kỷ này. Thiệt hại có thể có đối với cây
trồng lấy gỗ và ngành sản xuất giấy cũng nhƣ tác hại đối với sức khỏe và các sản phẩm
rừng phi gỗ do cháy rừng gia tăng chƣa có số liệu chắc chắn nhƣ thiệt hại do cháy rừng có
thể xảy ra tại những khu vực ít tiếp cận. Tại Hoa Kỳ, các đám cháy rừng gây ra thiệt hại
337 triệu USD trong năm 2003.
Hạn hán và nắng nóng đã gây ra cháy rừng ở Việt Nam, huỷ hoại nhiều cánh rừng
trên đất nƣớc. Khoảng 5 triệu ha rừng dễ cháy ở bất cứ mùa nào trong năm. Trong số diện
tích rừng hiện có, 56% dễ bị cháy trong mùa khô. Rừng Thông ở vùng cao nguyên Trung
Bộ và rừng tràm ở châu thổ sông Mê Công là những loại rừng có nguy cơ cháy cao nhất.
Trong mùa khô 1997-1998, do thời tiết khô nóng, đã có 1.681 đám cháy rừng trên toàn
quốc làm mất khoảng 19.819 ha, trong đó có 6.293 ha rừng tự nhiên, 7.888 ha rừng trồng,
494 ha rừng tre nứa và 5.123 ha cỏ và cây bụi. ở Quảng Ninh và Lâm Đồng, các vụ cháy
rừng Thông đã làm tê liệt nhiều nhà máy sản xuất nhựa thông (xem [30, trang 33]). Riêng
6 tháng đầu năm 1998 có 60 vụ cháy rừng ở Đồng Nai (làm mất 1.200 ha) và ở Đắk Lắk
(làm mất 316 ha). Đợt khô hạn từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1998 đã làm 11.370 ha rừng bị
cháy. Theo ƣớc tính, thiệt hại tổng cộng trong cả nƣớc lên tới trên 5.000 tỷ đồng. Các loại
15
rừng bị cháy thƣờng là các loại rừng non mới tái sinh, rừng trồng từ 3-5 tuổi, trảng cỏ và
cây bụi. Trong tất cả các vụ cháy rừng, vụ cháy rừng U Minh Thƣợng năm 2002 là vụ
cháy rừng nghiêm trọng nhất, đã phá huỷ trên 5.000 ha rừng ngập mặn có giá trị đa dạng
sinh học cao, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng (xem [ 22, trang 5]).
Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Tác động của BĐKH mà cụ thể là
các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đến hệ sinh thái rừng là rất nghiệm trọng và đang ngày
càng gia tăng. ĐBKH đang tác động sâu rộng đến hệ sinh thái rừng, làm gia tăng nguy cơ
cháy rừng, suy giảm đa dạng sinh học, sự thay đổi về nhiệt độ và lƣợng mƣa đã và sẽ dẫn
đến sự phân bố lại một số loài thực vật tại một số khu vực trên trái đất.
1.2.2.2. Tác động của HST rừng đến BĐKH
Hệ sinh thái rừng có thể cô lập và lƣu trữ khí nhà kính carbon dioxide (CO2): Một
trong các tác dụng của hệ sinh thái rừng tập trung vào đối mặt với tƣơng lai là việc cô lập
và lƣu trữ khí nhà kính carbon dioxide (CO2). Trồng rừng tạo thành một mạng lƣới hấp
thụ CO2 từ khí quyển. Rừng trƣởng thành là quan trọng hơn cho việc lƣu trữ carbon (các
thành phần carbon là tối đa trong suốt quá trình trƣởng thành), nhƣ việc cô lập mạng lƣới
là gần nhƣ bằng không. Cây hấp thụ CO2 giúp cho sự tăng trƣởng, duy trì và giải phóng
oxy (O2). Carbon (C) có chức năng nhƣ vật liệu xây dựng hoặc làm năng lƣợng. Sinh khối
của rừng là 50% bao gồm carbon. Xét trên phạm vi toàn cầu, số liệu thống kê năm 2003
cho thấy lƣợng các bon lƣu giữ trong rừng là khoảng 800 – 1.000 tỷ tấn. Trong một năm
rừng hấp thu khoảng 100 tỷ tấn khí các CO2 và thải ra khoảng khoảng 80 tỷ tấn oxy (xem
[13, trang 28]). Nếu quy đổi thành tiền theo cơ chế phát triển sạch thì giá trị cố định/lƣu
trữ các bon của rừng là từ 14.680 – 18.350 tỷ USD và hàng năm giá trị hấp thu khí CO2 là
khoảng 1.835 tỷ USD (ƣớc tính theo giá 5 USD/tấn CO2).
Thực vật sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng có khả năng giữ lại và tích trữ,
hay hấp thụ một lƣợng lớn carbon trong khí quyển. Vì thế sự tồn tại của thực vật và các
hệ sinh thái rừng có vai trò đáng kể trong việc chống lại hiện tƣợng ấm lên toàn cầu và ổn
định khí hậu. Theo thống kê, toàn bộ diện tích rừng thế giới lƣu giữ khoảng 283 Gt (Giga
tấn) các bon trong sinh khối và trong trong toàn hệ sinh thái rừng là 638 Gt (gồm cả trữ
lƣợng các bon trong đất tính đến độ sâu 30cm). Lƣợng carbon này lớn hơn nhiều so với
lƣợng carbon trong khí quyển. Với chức năng này của rừng, hoạt động trồng rừng, tái
trồng rừng và quản lý bền vững các hệ sinh thái rừng hiện có đƣợc coi là một trong các
giải pháp quan trọng trong tiến trình cắt giảm khí nhà kính nêu ra trong Nghị định thƣ
Kyoto để tiến tới mục tiêu ngăn ngừa sự biến đổi khí hậu toàn c;ầu và bảo vệ môi trƣờng
(xem [14, trang 3]).
16
Việc mất rừng và suy thoái rừng làm giảm đi đáng kể khả năng hấp thụ và lữu trữ
Carbon trên trái đất, qua đó đã góp phần không nhỏ vào việc gây nên biến đổi khí hậu trên
trái đất. Không có rừng khiến cho hàng năm có 860 triệu ha đất bị hoang mạc hóa, các
cơn mƣa rừng nhiệt đới bị phá hủy và biến mất hoàn toàn, nhiệt độ mặt đất đã tăng thêm
từ 0,3 - 0,60C và có khoảng 25.000 triệu tấn đất màu mỡ bị mất đi. Ngoài ra, diện tích
rừng giảm đi khiến cho lƣợng khí CO2 và các “khí nhà kính” khác tăng lên nhanh chóng
ngày càng làm cho tầng ozon bị phá mỏng dần và thủng, làm ảnh hƣởng đến khí hậu toàn
cầu
Cháy rừng sẽ làm đẩy nhanh tốc độ biến đổi khí hậu. Theo Giám đốc Trung tâm
theo dõi cháy rừng toàn cầu thuộc Đại học Freiburg (Đức) Johann Goldammer, các khu
rừng ở Bắc bán cầu có chứa than bùn chiếm khoảng 1/3 lƣợng carbon tích trữ trong Trái
đất. Các đám cháy rừng và than bùn giải phóng CO2 vào khí quyển, thúc đẩy quá trình ấm
lên của khí hậu và khi đó sẽ gia tăng các vụ cháy rừng.
Ngoài ra, rừng có các chức năng khác nhau về môi trƣờng và đảm bảo nhu cầu sinh
kế, giúp ngƣời dân điều chỉnh chiến lƣợc sinh kế của họ để thích ứng với biến đổi khí
hậu. Hơn 1,6 tỷ ngƣời trên toàn thế giới phụ thuộc vào tài nguyên rừng về mặt sinh kế.
Rừng trở nên đặc biệt quan trọng nhƣ một nguồn dinh dƣỡng và thu nhập trong thời gian
khí hậu bất lợi và mất mùa.
Rừng có ảnh hƣởng đến sự bốc hơi nƣớc ở môi trƣờng xung quanh và giữ cân bằng
nồng độ O2 trong khí quyển. Rừng không chỉ cung cấp O2 mà còn có tác dụng lọc không
khí, làm cho không khí trong lành. Rừng hấp thụ một lƣợng lớn khí CO2 trong khí quyển,
làm giảm tác nhân gây ra Hiệu ứng nhà kính.
Rừng đầu nguồn có tác dụng chủ yếu bảo vệ nguồn nƣớc, hạn chế thiên tai. Mất
rừng đầu nguồn gây nên nạn thiếu nƣớc trong mùa khô, nhƣng lại gây lũ lụt, lũ quét trong
mùa mƣa. Rừng có vai trò quan trọng trong việc hạn chế xói mòn đất, nhất là xói mòn
trên sƣờn đất dốc, vì thế lớp đất bề mặt đƣợc bảo vệ, đồng thời chống đƣợc bồi lấp lòng
sông, lòng hồ.
Lƣợng giá giá trị của rừng trong phòng hộ đầu nguồn cũng đã đƣợc nghiên cứu. Giá
trị của rừng trong hạn chế xói mòn là rất đáng kể. Xói mòn đất ở nơi phát rừng làm rẫy
cao gấp 10 lần ở những khu vực có 3 rừng tự nhiên. Song song với quá trình xói mòn là
sự tích tụ chất lắng đọng tại các vùng lòng chảo gây ra thiệt hại cho các công trình thuỷ
lợi, ƣớc tính khoảng 4USD/ha/năm (xem [14, trang 3]) và các hồ nhân tạo ƣớc tính lên tới
17