Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Đánh giá nhu cầu tập huấn và mức độ tham gia của người dân tại xã Tân Đức huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.65 KB, 46 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

ĐỖ THỊ HỒNG THIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU TẬP HUẤN VÀ MỨC ĐỘ THAM GIA
CỦA NGƢỜI DÂN TẠI XÃ TÂN ĐỨC, HUYỆN PHÚ BÌNH,
TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Khuyến nông

Khoa

: KT & PTNT

Khóa học

: 2013 - 2017


Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

ĐỖ THỊ HỒNG THIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU TẬP HUẤN VÀ MỨC ĐỘ THAM GIA
CỦA NGƢỜI DÂN TẠI XÃ TÂN ĐỨC, HUYỆN PHÚ BÌNH,
TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Khuyến nông

Lớp

: K45 – KN – N01


Khoa

: KT & PTNT

Khóa học

: 2013 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn

: Th.S Nguyễn Mạnh Thắng

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám hiệu Trường Đại Học
Nông Lâm, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn và thầy giáo
hướng dẫn ThS.Nguyễn Mạnh Thắng tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt
nghiệp:“Đánh giá nhu cầu tập huấn và mức độ tham gia của người dân tại
xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên''.
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình nghiên cứu và rèn
luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Xin chân thành cảm ơn
thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Mạnh Thắngđã tận tình hướng dẫn tôi
thức hiện khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ tại Trạm Khuyến Nông, huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có thể

hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian tôi thực tập tại cơ quan.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất, nhưng do lần đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp
cận với thực tế sản xuất cũng như những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhận
thấy được.
Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóa
luận được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên
Đỗ Thị Hồng Thiệp


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Số lượng lớp và số lượng các học viên tham gia vào các chương
trình đào tạo, tập huấn khuyến nông được tổ chức trên địa bàn huyện Phú
Bình trong giai đoạn 2014 - 2015 - 2016 ........................................................ 18
Bảng 4.2 Số lượng người dân tham gia tập huấn đợt 1 và đợt 2 được tổ chức
trên ba xóm tại địa bàn xã Tân Đức ................................................................ 21
Bảng 4.3: Đánh giá mức độ phù hợp về nội dung của hai đợt tập huấn tại ba
xóm trên địa bàn xã Tân Đức .......................................................................... 23
Bảng 4.4: Đánh giá về phương pháp tập huấn của hai đợt tập huấn trên ba
xóm trong xã Tân Đức .................................................................................... 25
Bảng 4.5 So sánh mức độ hài lòng về buổi tập huấn với sự tham gia của người
dân trong ba xóm ............................................................................................. 27
Bảng 4.6 Đánh giá về lớp tập huấn có đáp ứng nhu cầu với sự tham gia của
người dân tại ba xóm trên địa bàn xã Tân Đức ............................................... 30

Bảng 4.7. Đánh giá sự hài lòng của nông dân với lớp tập huấn ..................... 31


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
PHẦN 1:MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích thực hiện đề tài ........................................................................... 2
1.3. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ....................................... 2
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3
PHẦN 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 4
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ................................. 4
2.1.2. Các hình thức tập huấn khuyến nông ...................................................... 5
2.1.3. Vai trò của sự tham gia ........................................................................... 6
2.2. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 6
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................................... 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................ 8
PHẦN 3:ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 10
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 10
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 10
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 10
3.2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 10

3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 10


iv

3.3.1. Thực trạng công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông của trạm khuyến
nông huyện ...................................................................................................... 10
3.3.2. Đánh giá kết quả một số chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông
đến nông dân ................................................................................................... 10
3.3.3. Đánh giá nhu cầu và mức độ tham gia của người dân thông qua ứng
dụng phương pháp tập huấn khuyến nông ...................................................... 10
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 10
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ............................................... 10
3.4.2.Thu thập thông tin sơ cấp ....................................................................... 12
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 13
PHẦN 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 14
4.1 Thực trạng hoạt động khuyến nông tại địa phương .................................. 14
4.1.1. Vị trí, chức năng .................................................................................... 15
4.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn ............................................................................ 16
4.2. Kết quả triển khai tập huấn của tác giả .................................................... 20
4.3. Đề xuất giải pháp ..................................................................................... 35
4.3.1. Đối với cán bộ khuyến nông ................................................................. 35
4.3.2. Đối với người dân ................................................................................. 36
4.3.3. Giải pháp với công tác tổ chức.............................................................. 36
PHẦN 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 39
5.1. Kết luận .................................................................................................... 39
5.2. Một số kiến nghị để lớp tập huấn có hiệu quả cao hơn ........................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phú Bình là một địa phương có nền nông nghiệp khá phát triển với nhiều loại
cây trồng và vật nuôi phong phú, đa dạng. Tuy nhiên qua thực tế cho thấy
năng xuất của những loại cây trồng, vật nuôi này còn chưa cao, một phần do
trình độ nông nghiệp của người dân còn thấp, mặt khác do người nông dân
còn chưa thườngxuyên đi nghe tập huấn, học tập, tiếp thu kiến thức khuyến
nông. Vì vậy, để giúp cho người nông dân trong huyện nhận thức được sự
quan trọng của việc tập huấn, thông qua đó đánh giá được mức độ tham gia và
từ đó có những phương pháp phù hợp nhằm thúc đẩy mức độ tham gia của
người nông dân nên tôi đã chọn Trạm khuyến nông huyện Phú Bình làm nơi
nghiên cứu đề tài.
Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật tốt nhất đến người dân là công tác
đào tạo, tập huấn khuyến nông. Các chương trình đào tạo, tập huấn khuyến
nông đang ngày càng đóng vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển
sản xuất nông nghiệp, nâng cao dân trí, trình độ kỹ thuật, cải thiện đời sống
nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Tuy nhiên, kết quả các chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông, đã
và đang tiến hành có làm thay đổi nhận thức của người dân? Có nâng cao
được khả năng và mức độ áp dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất đối với
người dân không? Đồng thời có làm thay đổi kỹ năng, hành vi của nông dân
không? Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài:“Đánh giá nhu cầu tập huấn và mức độ tham gia của người dân tại xã
Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên''.


2


Nhằm tìm hiểu được nhu cầu tập huấn và mức độ tham gia của người
dân trong các lớp tập huấn khuyến nông, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả cho các chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông đối
với nông dân trong giai đoạn mới góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật
nuôi, thay đổi tư duy sản xuất, cải thiện cuộc sống của nhân dân trong huyện.
1.2. Mục đích thực hiện đề tài
Đánh giá được nhu cầu và mức độ tham gia tập huấn khuyến nông của
người dân,từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho các
chương trình đào tạo, tập huấn trong giai đoạn mới.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu được thực trạng của trạm khuyến nông - Phú Bình và các kết
quả về tập huấn khuyến nông của trạm 2014 - 2016
-Thực hiện được 6 lớp tập huấnđể đánh giá được nhu cầu và sự tham gia
tập huấn khuyến nông của người dân.
-Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho các chương
trình đào tạo, tập huấn khuyến nông đối với nông dân.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Thông qua quá trình thực hiện đê tài giúp cho sinh viên củng cố kiến
thức môn học, áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, đồng thời bổ sung
những kiến thức còn thiếu, học tập kinh nghiệm…
- Đề tài được dùng làm tài liệu tham khảo cho trường, khoa trong
ngành và sinh viên các khóa tiếp theo.
- Xác định rõ vai trò chức năng nhiệm vụ của người tham gia tập huấn.


3

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp một phần nào vào việc
đánh giá sát thực hơn về tác động của người dân tham gia lớp tập huấn.Ngoài
ra còn góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, thay đổi tư duy sản
xuất cải thiện cuộc sống của nhân dân trong xã.
- Góp phần phát triển nông nghiệp tại Trạm thông qua nâng cao hiệu
quả hoạt động của cán bộ phụ trách Khuyến nông.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
-Khái niệm khuyến nông
+ Theo nghĩa rộng: là khái niệm chung dùng để chỉ tất cả những hoạt
động trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn.
+ Theo nghĩa hẹp: khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính
thức mà đối tượng của nó chính là nông dân. Tiến trình này đem đến cho
nông dân những thông tin về những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết
những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ
phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng
cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ.
- Phƣơng pháp khuyến nông:là cách đạt mục tiêu khuyến nông
thông qua sự tác động trực tiếp giữa chủ thể khuyến nông và đối tượng
khuyến nông bằng những hoạt động giáo dục, huấn luyện trực tiếp.
-Nhu cầu đào tạo:Là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người
về vật chất cũng như tinh thần phù hợp với mỗi cá nhân để tồn tại và phát
triển qua quá trình truyền tải và tiếp nhận thông tin và đối tượng nhận thông
tin trong lĩnh vực đào tạo.

-Đánh giá nhu cầu đào tạo
+Quyết định xem đào tạo có phải là một giải pháp tốt hay không.
+ Xây dựng chiến lược đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo.
+ Đưa ra những chương trình đào tạo lấy học viên làm trung tâm,
chươngtrình này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của
học viên.


5

+ Lưu ý lựa chọn những chủ đề thảo luận được học viên quan tâm,
không theo ý muốn chủ quan của giảng viên.
+ Lựa chọn những biện pháp thích hợp cũng như các phương pháp học
phù hợp với đặc điểm của học viên.
+ Quá trình thu thập và phân tích thông tin để làm rõ nhu cầu cải thiện
và kết quả công việc.
- Tập huấn khuyến nông:Là một quá trình dạy và học nhằm giúp cho
người học làm được những công việc của họ mà trước đó họ chưa làm
đượcvới tập huấn có sự tham gia, người học đóng vai trò trung tâm của việc
dạy và học, kinh nghiệm thực tế của người học được chia sẻ tối đa và các kiến
thức và hoàn thiện.
2.1.2. Các hình thức tập huấn khuyến nông
- Thuyết trình: Là phương pháp phổ biến và được nhiều giảng viên, tập
huấn viên sử dụng khi giảng giải cho học viên trong nhà trường và các lớp tập
huấn khuyến nông...
-Thảo luận: là phương pháp đơn giản khi thực hiện tập huấn, tuy đơn giản
nhưng đem lại hiệu quả cao khi tất cả các học viên đều tham luận về chủ đề.
- Hỏi đáp: Là phương pháp được các tập huấn viên sử dụng nhiều
trong khi tập huấn khuyến nông cho người dân, phương pháp này giúp cho
các học viên tham gia vào nội dung tập huấn sổ nổi hơn, giúp cho tập huấn

viên và các học viên hòa nhập, gần gũi nhau hơn.
- Làm mẫu: Phương pháp này được các tập huấn viên sử dụng trong
buổi tập huấn có mô hình và làm mẫu cho các học viên xem để nắm được quy
trình thực hiện tốt hơn.
- Động não: Phương pháp động não lag một hoạt động có chỉ định của
giảng viên, trong đó giảng viên đưa ra những câu hỏi hoặc vấn đề đòi hỏi học
viên suy nghĩ và thu thập tất cả những câu trả lời của học viên.


6

2.1.3. Vai trò của sự tham gia
- Nông dân phát huy tính tích cực, tự chủ, vai trò trách nhiệm của
mình trong quá trình phát triển của chính họ.
- Nâng cao năng lực của nông dân trong các lĩnh vực hoạt động kinh
tế, văn hóa, xã hội nhằm đảm bảo sự phát triển cộng đồng bền vững.
- Phát huy tiềm năng trí tuệ, kịnh nghiệm của nông dân trong phát triển
cộng đồng.
2.2. Cơ sở khoa học
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Việc đánh giá kết quả sau mỗi một khoá học tới các học viên là hết sức
cần thiết, thông qua đánh giá các nhà tổ chức, quản lý biết được hiệu quả của
một chương trình, một khoá học tới các học viên tham gia. Trên cơ sở đó để
có những thay đổi sao cho hợp lý. Từ lâu trên thế giới đã có rất nhiều nhà tổ
chức, nhà nghiên cứu đánh giá tác động của các lớp đào tạo, tập huấn khuyến
nông về một lĩnh vực nhất định. Sau các lớp tập huấn cho đối tượng tham gia
mà cụ thể là cán bộ khuyến nông và nông dân, họ đã tiếp nhận được những
gì? Kết quả áp dụng vào thực tế sản xuất? Và ảnh hưởng đến năng suất cây
trồng, vật nuôi. Từ đó có kế hoạch hành động cụ thể cho các hoạt động tập
huấn tiếp theo. Ở đây đề tài xin được liệt kê một số nghiên cứu của các tác giả

trên thế giới về đánh giá tác động của các lớp tập huấn cho người nông dân
khi áp dụng vào sản xuất.
Một số báo cáo đánh giá tác động của lớp tập huấn kỹ thuật IPM
đến cách quản lý dịch hại của người nông dân trên cây lúa vào năm 1993
theo chương trình IPM quốc gia ở Indonexia cho thấy: 61% giảm việc sử
dụng thuốc sử dụng thuốc trừ sâu trên cây trồng đối với người nông dân
sau khi tham gia tập huấn, giảm 60% chi phí cho thuốc diệt côn trùng.
Qua báo cáo cũng cho thấy, lớp tập huấn cũng làm thay đổi cách quản lý


7

dịch hại của người nông dân từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến
cách quản lý cây trồng bằng việc thường xuyên quan sát, thăm nom cây
trồng (Monitoring and Evaluation Team, 1993)[5].

3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
Thuốc trừ sâu

Thuốc BVTV
khác

Sau tập huấn
Trƣớc tập huấn


Hình 2.1: Mức độ sử dụng thuốc sâu và các loại thuốc khác trƣớc và
sau khi tập huấn
Cũng trong một báo cáo đánh giá tác động của lớp tập huấn kỹ thuật
IPM khác đến cách quản lý dịch hại của người nông dân với nhiều loại cây
trồng năm 1998 của chương trình IPM quốc gia tại Indonexia cho kết quả:
Khi tham gia các lớp tập huấn, mối quan hệ giữa những người nông dân ngày
càng thắt chặt hơn. Họ cải thiện được kỹ năng, cũng như cách quản lý dịch
hại trên đồng ruộng. Tạo ra cho người nông dân những cơ hội mới để học tập
(thông qua các thí nghiệm), trao đổi kiến thức (thông qua các quan hệ mới,
diễn đàn), tăng thu nhập (thông qua những sáng kiến mới, thông tin)... Và một
vài chính sách địa phương cũng được thay đổi thông qua các lớp tập huấn
này(FAO Technical Assistance Team, 1998) [7].
Trong báo cáo đánh giá tác động, tính bền vững và khả năng mở rộng


8

của lớp tập huấn kỹ thuật IPM trên cây lúa ở Bangladesh năm 2002 đã chỉ ra:
92% giảm việc sự dụng thuốc trừ sâu trên cây trồng đối với những nông dân
tham gia vào lớp học FFS. Năng suất cây trồng với những nông dân tham gia lớp
học FFS tăng hơn 9% so với những nông dân không tham gia, từ 4,7 tấn/ha lên
5,2 tấn/ha(E.W. Larsen, M.L. Haider, M. Roy & F. Ahamed, 2002) [6].
Báo cáo phân tích kinh tế - xã hội của lớp học FFS được thực hiện bởi
chương trình IPM quốc gia tại Thái Lan vào năm 2003 cho thấy: Hiểu biết
của những nông dân tham gia lớp học FFS về các loại côn trùng và thiên địch
tăng lên. Chi phí sử dụng thuốc trừ sâu cho cây trồng giảm 58%%.
(Praneetvatakul, S. & H. Waibel, 2003) [9].
Thêm một báo cáo đánh giá những phản hồi từ lớp học FFS: trường hợp
nghiên cứu của chương trình IPM ở Kenya cho kết quả: Sau khi kết thúc khoá học

thì kiến thức, kỹ năng làm việc cũng như lợi nhuận của những nông dân tham gia
lớp học đã tăng lên, khi áp dụng vào thực tế sản xuất, năng suất đã có sự thay đổi
đáng kể, giảm thiểu được rủi ro (K.S. Godrick & W.K. Richard, 2003) [8].
Nhìn chung, công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông trên thế giới đã
và đang được chú trọng, đã có một số nghiên cứu về các lớp tập huấn. Tuy
nhiên, những nghiên cứu này chưa sâu sắc, chưa nhiều và đồng đều giữa các
nội dung, vấn đề nghiên cứu chủ yếu về tác động của các lớp tập huấn IPM
tới việc giảm chi phí của người dân và năng suất cây trồng. Những nghiên
cứu về kết quả và hiệu quả các lớp tập huấn đối với người dân còn hạn chế,
trong đó có các tiêu chí như: Mức độ phù hợp của nội dung tập huấn, khả
năng thay đổi và áp dụng kiến thức của người dân, thời gian và phương pháp
tập huấn... Sau đây đề tài đi nghiên cứu và làm rõ một số tiêu chí trên trong
phạm vi nghiên cứu cho phép.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, người dân sống ở nông thôn
chiếm tới hơn 70% dân số cả nước. Nông nghiệp là trọng tâm của nền kinh tế
Việt Nam, đóng góp hơn 18% GDP. Nông nghiệp sử dụng đến gần một nửa


9

lực lượng lao động của cả nước với mô hình phổ biến là sản xuất hộ gia đình
quy mô nhỏ. (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 2016)[1].
Sản xuất nông nghiệp có được những thành công như vậy không thể
không nói tới vai trò tích cực của cán bộ phụ trách khuyến nông. Cán bộ phụ
trách khuyến nông đóng vai trò quan trọng vào quá trình đào tạo rèn luyện tay
nghề cho nông dân, tư vấn giúp nông dân nắm bắt được các chủ trương, chính
sách về nông lâm nghiệp của Đảng và Nhà nước mang lại nhiều kiến thức và
kỹ thuật, thông tin về thị trường...Để thúc đẩy sản xuất cải thiện, đời sống,
góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới.

Nhận thức vai trò quan trọng của cán bộ phụ trách nông nghiệp chính
phủ đã ban hành một số nghị định như:Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03
tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chứccủa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý
nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của cán bộ Khuyến nông không những truyền bá
thông tin và huấn luyện nông dân mà còn biết những thông tin, kiến thức
được truyền bá, những kỹ năng đã đào tạo thành những kết quả cụ thể trong
sản xuất và đời sống. Điều này cho thấy cán bộ khuyến nông khuyến lâm cần
có quan hệ chặt chẽ với điều kiện vật chất của nông hộ cũng như nguồn lực
thực tế địa phương,góp phần hoàn thiện hệ thống cán bộ nông nghiệp từ trung
ương đến địa phương, giúp nông dân có cơ hội tiếp cận với những tiến
bộkhoa học kỹ thuật mới nâng cao chất lượng, và khả năng cạnh tranh nhờ đó
tăng thu nhập và cải hiện đời sống của dân cư vùng nông thôn.


10

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nông dân tham gia tập huấn trên địa
bàn xã Tân Đức, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu tại Trạm khuyến nông huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từtháng 02 năm 2017 đến tháng 05

năm 2017.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Có thực hiện được 06 lớp tập huấn hay không?
- Nội dung tập huấn có đáp ứng được nhu cầu người dân hay không?
- Có những khó khăn và thuận lợi gì trong quá trình tập huấn?
3.3. Nội dung nghiên cứu
-Thực trạng công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông của trạm khuyến
nông huyện
- Đánh giá kết quả một số chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông
đến nông dân
- Đánh giá nhu cầu và mức độ tham gia của người dân thông qua ứng
dụng phương pháp tập huấn khuyến nông
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Trong thời gian nghiên cứu ở tại trạm khuyến nông tôi đã cùng một số
cán bộ khuyến nông ở cơ quan đi thăm đồng quan sát thực tế tại địa phương là
xã Tân đức. Tôi thấy rằng số diện tích đất nông nghiệp của xã trong là trồng


11

trọt và chăn nuôi theo hộ gia đình với diện tích và số lượng nhiều.Ngoài ra
được trực tiếp trao đổi với những người dân tại đồng ruộng và tại gia đình,để
tìm hiểu những thông tin thuận lợi và khó khăn của người dân về trồng trọt và
chăn nuôi, ngoài ra còn lắng nghe xem người dân tại địa phương có những
nguyện vọng hay nhu cầu về cây trồng, vật nuôi để thay đổi chất lượng năng
suất cây trồng vật nuôi cũng như cải thiện đời sống của người dân ngày càng
phát triển.
Từ phương pháp thu thập trên tôi đã lựa chọn ra 03 nội dung để tập
huấn cho người dân đó là:

 Nội dung thứ 1: Kỹ thuật trồng và chăm sóc lạc vụ hè thu.
 Nội dung thứ 2: Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống ớt Tài Lộc.
 Nội dung thứ 3: Kỹ thuật phòng trị một số bệnh trên lợn.
Thực hiện 6 lớp tập huấn, và chia 6 lớp ra làm hai đợt tại 3 xóm. Các
lớp tập huấn sẽ được thực hiện cách xa ngày, tài liệu, giáo cụ sẽ được chuẩn
bị một cách kỹ lưỡng để người dân sau quá trình tập huấn lớp đầu tiên bà con
có một nhận xét về lớp tập huấn đó có đáp ứng nhu cầu của người tham gia
tập huấn, từ đó tôi tiến hành lớp tập huấn thứ hai trên 03 xóm như ban đầu
để đánh giá mức độ tham gia và sự quan tâm của người dân, ngoài ra lấy
người tham gia tập huấn làm trung tâm. Nội dung tập huấn không trùng lặp
ở mỗi xóm.
Quá trình lập phiếu đánh giá tôi đã lựa chọn thông tin ban đầu của
người tham gia tập huấn và các mức đánh giá lớp tập huấn do bản thân thực
hiện, qua các câu hỏi để cuối buổi tập huấn người tham gia sẽ trực tiếp đánh
giá và tôi đưa ra thêm một nội dung với cùng câu hỏi về ba năm trước đây
người dân đã tham gia lớp tập huấn nào do cán bộ trạm khuyến nông giảng
chưa?Trong phạm vi đề tài này để thu thập được thông tin sơ cấp phục vụ cho
kết quả nghiên cứu, một bộ câu hỏi đánh giá đã được xây dựng để phỏng vấn
nông dân. Với bộ câu hỏi đánh giá này, số liệu thu thập được trong quá trình
điều tra có thể tổng hợp vào các bảng biểu, từ đó đưa ra những nhận định về


12

kết quả các hoạt động đào tạo, tập huấn đến nông dân trên địa bàn xã.Dưới
đây tôi xin đưa ra mức độ đánh giá thể như sau:
* Mức độ phù hợp về nội dung của một số chương trình đào tạo, tập
huấn khuyến nông
Theo Monitoring and Evaluation Team (1993)[5], Mức độ phù hợp về
nội dung được đánh giá ở 5 mức độ như sau:

- Rất phù hợp

: >=80%/nhu cầu được tập huấn

- Phù hợp

: 40% - 80%/nhu cầu được tập huấn

- Bình thường

: 20% - 40%/nhu cầu được tập huấn

- Ít phù hợp

: 5% - 20%/nhu cầu được tập huấn

- Không phù hợp : 0% - 5%/ nhu cầu được tập huấn
* Mức độ áp dụng kiến thức của nông dân đã tham gia đào tạo, tập
huấn khuyến nông
Theo Monitoring and Evaluation Team (1993)[5], Mức độ áp dụng kiến
thức của người dân được đánh giá ở các mức độ như:
- Rất nhiều : >= 80% kiến thức tập huấn
- Nhiều

: 40% - 80% kiến thức tập huấn

- Một phần : 20% - 40% kiến thức tập huấn
- Ít

: 5% - 20% kiến thức tập huấn


- Không

: 0% - 5% kiến thức tập huấn

* Đánh giá về thời gian các khoá đào tạo, tâp huấn khuyến nông
Theo K.S. Godrick & W.K. Richard (2003)[8], Thời gian một khoá đào
tạo, tập huấn khuyến nông được đánh giá ở 3 mức độ sau:
- Ngắn

: 1/2 - 2 ngày

- Trung Bình

: 2 - 4 ngày

- Dài

: >= 5 ngày

3.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp
- Phương pháp quan sát trực tiếp.
- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi.


13

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được sẽ xử lý.
- Tổng hợp theo từng nội dung.

- Các số liệu thu thập trong quá trình điều tra được tổng hợp, xử lý và
tính toán trên phần mền Microsoft Excel.


14

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng hoạt động khuyến nông tại địa phƣơng
Trạm Khuyến Nông - Phú Bình hoạt động trên cơ sở của các văn bản sau:
Huyện Phú Bình có vị trí địa lý khá thuận lợi, với hệ thống giao thông
đường bộ, đường thủy khá phát triển, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao
lưu kinh tế, văn hoá, xã hội cũng như việc tiếp cận các thành tựu khoa học, kỹ
thuật. Tuy nhiên, nền sản xuất nông nghiệp của huyện cũng chịu ảnh hưởng
không nhỏ của điều kiện tự nhiên cũng như các yếu tố bên ngoài khác
Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính
Phủ về khuyến nông.
Quyết định số 1570/QĐ-UBND ngày 06/7/2004 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc thành lập trạm Khuyến nông trực thuộc UBND huyện, thành
phố, thị xã và quy định nhiệm vụ, chức năng hoạt động của trạm Khuyến nông.
Quyết định số 1992B/2006/QĐ-UBND ngày 23/12/2006 của UBND
huyện Phú Bình về việc Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về: Sử dụng
biên chế, tổ chức bộ máy và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan
hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện Phú Bình
Quyết Định số:2073/ QĐ – UBND ngày 05/4/2013 của UBND huyện
Phú Bình về việc ban hành quy chế phối hợp giữa Trạm khuyến nông với
UBND các xã, Thị Trấn trong việc quản lý, sử dụng cán bộ khuyến nông xã.
Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Trạm Khuyến nông xây dựng quy
chế làm việc năm 2017 cho cán bộ, viên chức trong đơn vị như sau.
* Tổng số cán bộ: 31/34 ngƣời(03 người biệt phái sang Phòng

NN&PTNT, tổ giúp việc NTM)
- Trồng trọt: 06 người (và biệt phái 01 người)
- Chăn nuôi thú y: 13 người (và biệt phái 01 người).


15

- Lâm nghiệp: 02 người.
- Thủy sản: 01 người.
- Khuyến nông: 02 người.
- Phát triển nông thôn: 01 người.
- Nông lâm kết hợp: 02 người (và biệt phái 01 người).
- Kế toán tài chính: 02 người.
- Cử nhân kinh tế: 02 người.
* Cơ cấu tổ chức các bộ phận chuyên môn
+ Bộ phân hành chính gồm: 01Trạm trưởng, 02 Trạm Phó, 01kế toán.
+ Bộ phận tổng hợp: Gồm 02 người.
+ Bộ phận chuyên môn kỹ thuật: Gồm 04 đồng chí + Bộ phận khuyến
nông xã, TT: Gồm 21 người.
4.1.1. Vị trí, chức năng
- Trạm trưởng chịu trách nhiệm chung, toàn diện trước UBND huyện
Phú Bình và pháp luật về quản lý tổ chức tổ chức hoạt động của trạm.
- Trạm trưởng phân công cho Phó trạm trưởng giúp trạm trưởng chỉ
đạo, giải quyết các công việc trong lĩnh vực theo quyết định này.
- Phó trưởng trạm: Được thay mặt trạm trưởng quyết định và chịu
trách nhiệm trước trạm trưởng, trước pháp luật về các quyết định của
mình thuộc lĩnh vực được phân công. Khi thực hiện nhiệm vụ, nếu có nội
dung liên quan đến lĩnh vực do các đoàn thể phụ trách cần chủ động phối
hợp bàn bạc giải quyết.
- Cán bộ khuyến nông phục tùng sự phân công của lãnh đạo trạm và các

Cụm trưởng, có quyền đề nghị giải quyết các vấn đề liên quan trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ.
Trạm Khuyến nông là đơn vị sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân huyện
Phú Bình, thực hiện các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến khích


16

phát triển ngành nghề nông thôn sau đây gọi chung là khuyến nông, trên địa
bàn huyện, nhằm hướng dẫn, hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp, nông
thôn. Chịu sự quản lý toàn diện của Uỷ ban nhân dân huyện; đồng thời chịu
sự chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông và các đơn vị quản
lý chuyên ngành thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trạm Khuyến nông huyện, thị xã có tư cách pháp nhân, có con dấu và
được mở tài khoản theo quy định của Nhà nước.
4.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
- Tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước, các tiến bộ khoa học công nghệ, thông tin thị trường, giá
cả, phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh, phát triển
nông, lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện (gồm
kế hoạch từ nguồn ngân sách khuyến nông của trung ương, tỉnh, huyện) trình
lên cơ quan cấp trên đề nghị phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng nhiều hình
thức như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo,
hội thi, hội chợ, triển lãm và các hình thức thông tin tuyên truyền khác.
- Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao
kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản.

- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt
động khuyến nông.
- Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm cho người sản xuất.
- Xây dựng mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp
với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất.
- Xây dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp,
thuỷ sản.


17

- Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra
diện rộng.
- Tư vấn, hỗ trợ trong việc lập các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp,
thuỷ sản và ngành nghề nông thôn phù hợp với quy hoạch phát triển nông
nghiệp, thuỷ sản, ngành nghề nông thôn của tỉnh theo đúng pháp luật.
- Tư vấn, hỗ trợ phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến
nông sản, lâm sản, thuỷ sản.
- Quản lý và điều hành cán bộ khuyến nông của huyện trong việc thực
hiện công tác khuyến nông ở cơ sở và kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp,
thủy sản của địa phương.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan, các đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các
xã, thị trấn tổ chức thực hiện công tác khuyến nông tại địa phương.
- Nắm vững tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các hoạt động
khuyến nông trên địa bàn để báo cáo định kỳ, đột xuất với Uỷ ban nhân dân
huyện, Trung tâm Khuyến nông và các đơn vị có liên quan.
- Quảng bá giới thiệu các sản phẩm, mặt hàng nông lâm sản trên địa
bàn; giúp nông dân tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao và đội ngũ cán bộ, viên chức theo
đúng quy định của Nhà nước.

- Dạy nghề, cấp chứng chỉ nghề trình độ sơ cấp, liên kết đào tạo nghề
nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao.
Để đánh giá kết quả của các khoá đào tạo tập huấn do trạm khuyến
nông huyện Phú Bình tổ chứctừ đó rút ra kinh nghiệm cho các khoá tập huấn
tiếp theo, đề tài xin đưa ra một số khía cạnh để thấy được một phần số
lượng lớp và số lượng người tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn
khuyến nông đối với nông dân do trạm Khuyến Nông thực hiên trong giai
đoạn 2014-2016[2].


18

Bảng 4.1: Số lƣợng lớp và số lƣợng các học viên tham gia vào các chƣơng
trình đào tạo, tập huấn khuyến nông đƣợc tổ chức trên địa bàn huyện
Phú Bình trong giai đoạn 2014 - 2015 - 2016
STT
1
2
2014

3
4
1
2
3

2015
4
5


Chƣơng trình đào tạo,
tập huấn

Địa điểm

Chương trình tư vấn vật
UBND huyện
nuôi
Chương trình khí sinh
Thanh ninh, Tân Hòa,
học
Đào Xá
Tư vấn lúa lai, ngô lai
UBND huyện
Quy trình thâm canh lúa Bàn Đạt, Tân Khánh,
và các loại hoa màu
Bảo Lý
Tổng
Công tác thú y
Thanh Ninh, Kha Sơn
Công tác tư vấn cây
Nhã Lộng, Lương Phú,
trồng
Nga My
Tư vấn lúa lai, ngôi lai
Tân Đức, Tân Hòa,
Xuân phương, Lương
Phú
Công tác bảo vệ thực vật

UBND huyện
Quy trình thâm canh lúa Dương Thành, Đào Xá,
và các loại hoa màu
Tân Kim, Bàn Đạt

Tổng
1 Tư vấn lúa lai, ngô lai
2016
2

3
4
5

Thượng Đình, Bảo Lý,
Thanh Ninh
Quy trình thâm canh lúa
Dương Thành, Hà
và các loại hoa màu
Châu, Đào Xá, Kha
Sơn,
Công tác thú y
Kha sơn, Lương Phú,
Tân Đức
Công tác bảo vệ thực vật Điềm Thụy, Nhã Lộng,
Nga My, Tân Khánh
Tư vấn cây trồng vụ
Tân Thành, Tân Kim,
đông xuân
Hương Sơn, Bàn Đạt

Tổng
Tổng cộng
Tỷ lệ tăng (%)

Thời
gian
(Ngày)

Số
lƣợng
(Lớp)

Số học
viên
(Ngƣời)

04

02

200

16

8

560

01


01

50

12

12

840

33
2

23
2

1650
140

14

14

980

15

10

386


02

04

280

10

10

700

43

40

2486

08

05

295

18

15

658


06

04

356

15

10

548

10

10

650

57
133
18

44
107
20

2507
6643
12.9


(Nguồn: Báo cáo công tác khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Phú
Bình năm 2014 -2015- 2016)


19

Bảng 4.1 cho thấy qua ba năm 2014 - 2015 - 2016,(Trạm Khuyến nông
2014,2015,2016)[3] nhìn chung các lớp đào tạo, tập huấn khuyến nông cho
nông dân và số lượng người tham gia tập huấn được tổ chức tại các địa
phương trong toàn huyện đã tăng lên đáng kể. Như vậy qua 3 năm huyện Phú
Bình đã tổ chức được 107lớp tập huấn với 6643 lượt người tham gia và toàn
bộ các lớp tập huấn được thực hiện trong tổng số 133ngày. Thời gian trung
bình mỗi lớp từ 1 - 1,5 ngày.
Trong đó năm 2014, Trạm khuyến nông huyện Phú Bình đã tổ chức tập
huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật theo nhu cầu của các xã, được 33 lớp
cho gần 1650 lượt hộ nông dân trong thời gian là 23 ngày.
Năm 2015 Trạm đã tổ chức tập huấn được 40 lớp với 2486 lượt hộ
nông dân tham gia, thời gian là 43 ngày.
Năm 2016 Trạm đã tổ chức tập huấn được 44 lớp với 2507 lượt hộ
nông dân tham gia, thời gian là 57 ngày. Các chương trình đào tạo, tập huấn
về lĩnh vực tư vấn lúa lai, ngô lai, quy trình thâm canh thâm canh lúa và các
loại hoa màu, công tác bảo vệ thực vật,... Phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
tại địa phương.
Tuy nhiên, qua đó cũng cho thấy các hoạt động đào tạo, tập huấn của
Trạm đang có xu hướng giảm đi nhưng không đáng kể cả về số lượng lớp, số
lượng nông dân tham gia tập huấn. Cụ thể, qua 3 năm số lượng lớp tập huấn
có tỷ lệtăng là 20%, số lượng học viên tham gia là 12,9%. Hoạt động đào tạo,
tập huấn khuyến nông được chú ý coi trọng cũng phản ánh một phần cho công
tác khuyến nông ở địa phương đó có phát triển mạnh hay không? Ngoài ra nội

dung các chương trình tập huấn có số lớp chênh lệch rất lớn, có nội dung hàng
năm tổ chức được rất nhiều lớp để đáp ứng nhu cầu của người dân. Trong đó,
nhiều nhất là nội dung tập huấn như: Tư vấn cây trồng, Chương trình khí sinh
học, quy trình thâm canh lúa lai và các loại hoa màu với 12 lớp (năm 2014),


×