Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Đánh giá sinh trưởng mô hình Trám đen ghép tại xã Hà Châu huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.51 KB, 52 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------

ĐINH MINH HẢI
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ SINH TRƢỞNG MÔ HÌNH TRÁM ĐEN GHÉP TẠI XÃ HÀ
CHÂU, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý Tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2012 – 2016

Thái Nguyên, năm 2016



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi, các số liệu và kết quả trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra trên
thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan.
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 6 năm 2016
Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn

TS. Nguyễn Thị Thu Hoàn

Ngƣời viết cam đoan
Đinh Minh Hải

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)
TS. Hồ Ngọc Sơn


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong môi trường làm việc như hiện nay, để đáp ứng được những nhu
cầu ngày càng cao của xã hội thì hành trang ra trường của mỗi sinh viên
không chỉ là nắm vững về mặt lý thuyết mà còn cần phải giỏi về thực hành.
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng giúp cho mỗi sinh viên có
điều kiện củng cố những kiến thức đã học tập trong nhà trường và là cơ hội để
mỗi sinh viên tự trau dồi thêm kiến thức thực tế nhằm chuẩn bị hành trang
cho công việc sau này.

Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất chí của ban
chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em tiến
hành thực hiện khóa luận “Đánh giá sinh trưởng mô hình Trám đen ghép
tại xã Hà Châu, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.
Sau một thời gian làm việc nghiêm túc đến nay, bài khóa luận của em
đã hoàn thành. Nhân dịp này em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô
giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là tới giảng viên TS. Nguyễn Thị Thu
Hoàn – người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận
này. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của chính quyền xã Hà
Châu và các hộ nông dân trên địa bàn xã đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em
hoàn thành chuyên đề trong thời gian nhà trường quy định.
Do trình độ chuyên môn còn hạn chế và thời gian có hạn nên khóa luận
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vậy em kính mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong Khoa cùng toàn thể các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016
Sinh viên thực tập
Đinh Minh Hải


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Đánh giá tỷ lệ sống của cây Trám ghép tại 2 mô hình ................... 24
Bảng 4.2. Phân loại phẩm chất của cây Trám đen ghép tại mô hình 1 ........... 25
Bảng 4.3. Phân loại phẩm chất của cây Trám đen ghép tại mô hình 2 ........... 26
Bảng 4.4. Kết quả theo dõi và đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng tại mô
hình 1 ............................................................................................................... 27
Bảng 4.5. Kết quả theo dõi và đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng .............. 30

tại mô hình 2 .................................................................................................... 30
Bảng 4.6. So sánh sinh trưởng tại mô hình 1 sau một năm trồng ................... 34


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Mô hình 1 tại gia đình ông Nguyễn Văn Tụ. .................................. 22
Hình 4.2: Mô hình 2 tại gia đình cô Trương Thị Thúy. .................................. 23
Hình 4.3: Điều tra sinh trưởng tại mô hình 1. ................................................. 30
Hình 4.4: Điều tra sinh trưởng tại mô hình 2. ................................................. 32
Hình 4.5: Một số loại bệnh trên cây Trám ghép. ............................................ 34


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1
1.2. Mục đích ..................................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu..................................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................... 4
2.1. Tổng quan cây Trám đen............................................................................ 4

2.1.1. Tổng quan đối tượng nghiên cứu ............................................................ 4
2.1.2. Đặc điểm phân bố.................................................................................... 4
2.1.3. Đặc điểm hình thái .................................................................................. 5
2.1.4. Đặc điểm sinh thái ................................................................................... 5
2.2. Cơ sở khoa học về sinh trưởng .................................................................. 6
2.3. Tình hình nghiên cứu cây Trám trong và nước ngoài................................ 7
2.3.1. Nghiên cứu cây Trám trên thế giới ......................................................... 7
2.3.2 Nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................................... 8
2.4. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, nhân lực ................................................. 13
2.4.1. Đặc điểm tự nhiên: ................................................................................ 13
2.4.2. Diện tích tự nhiên .................................................................................. 14
2.4.3. Đặc điểm địa hình khí hậu .................................................................... 14
2.5. Tài nguyên ................................................................................................ 15
2.5.1. Đất đai ................................................................................................... 15


vi

2.5.2. Đánh giá lợi thế phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên
của xã............................................................................................................... 15
2.6. Nhân lực ................................................................................................... 16
2.7. Kinh tế - xã hội ......................................................................................... 16
2.7.1. Giao thông ............................................................................................. 16
2.7.2. Thủy lợi ................................................................................................. 17
2.8. Về văn hóa – xã hội – môi trường............................................................ 18
2.8.1. Giáo dục ................................................................................................ 18
2.8.2. Y tế ........................................................................................................ 18
2.8.3. Văn hóa ................................................................................................. 18
2.9. Đánh giá chung ........................................................................................ 19
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU ................................................................................................................ 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 20
3.1.1. Đối tượng .............................................................................................. 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................ 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 20
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 20
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 22
4.1. Đánh giá sơ bộ về mô hình Trám đen ghép ............................................. 22
4.1.1. Khái quát về mô hình ............................................................................ 22
4.1.2. Đánh giá tỷ lệ sống của cây Trám đen ghép ......................................... 23
4.2.2. Đánh giá, phân loại phẩm chất của cây................................................. 24
4.2. Điều tra sinh trưởng cây Trám đen ghép ................................................. 27
4.3. Đánh giá sự phát triển Trám đen ghép và tình hình sâu bệnh hại............ 32


vii

4.4. So sánh sự sinh trưởng của cây Trám đen ghép sau một năm trồng tại mô
hình 1 ............................................................................................................. 344
4.5. Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật trồng, chăm sóc, cách phòng trừ sâu
bệnh cho cây Trám đen ................................................................................... 36
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 38
5.1. Kết luận .................................................................................................... 38
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên vô cùng quý báu của mỗi quốc gia, là tài nguyên có
thể tái tạo được. Rừng đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của toàn bộ
con người cũng như sinh vật trên trái đất, rừng cung cấp oxi, duy trì sự sống
và là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái. Rừng cung cấp nhiều lâm
đặc sản quý hiếm, duy trì sự phát triển của nguồn gen động thực vật có giá trị
kinh tế cao, bảo tồn đa dạng sinh học. Rừng còn giữ vai trò đặc biệt quan
trọng đối với việc phát triển kinh tế như: cung cấp nguồn gỗ, tre, đặc sản
rừng, các loại động, thực vật có giá trị trong nước và xuất khẩu, ngoài ra nó
còn mang ý nghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên và an ninh quốc
phòng. Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành
một một yêu cầu, nhiệm vụ không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia
trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đó là một thách thức vô cùng to lớn đòi
hỏi mỗi cá nhân, tổ chức thuộc các cấp trong một quốc gia và trên thế giới
nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong công tác phục hồi và
phát triển rừng.
Trám đen (Canarium tramdenum Dai & Yakovl) là cây gỗ lớn bản địa,
có chiều cao từ 20-30m, đường kính ngang ngực đạt 50-70cm, thân tròn
thẳng, tán rộng và lá xanh quanh năm. Trám đen được trồng và phân bố ở
vùng Đông Nam châu Á gồm phía nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông,
Quảng Tây) Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam Trám đen
phân bố khá rộng rãi từ Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa
Bình, Hà Tây, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình,
Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Đắc Lắc, Khánh Hoà. Ngoài
tác dụng phòng hộ, cung cấp gỗ củi, các bộ phận của cây trám đen như quả,



2

cành, lá, vỏ và rễ đều có giá trị như một nguồn dược liệu. Trám đen là cây bản
địa đa mục đích được trồng trong nhiều chương trình và dự án trồng rừng
khác nhau ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và miền Trung. Tuy nhiên
trong thực tế sản xuất các mô hình trồng tập trung chưa thành công do nhiều
nguyên nhân.
Ở xã Hà Châu, huyện Phú Bình, Trám đen là một đặc sản nổi tiếng
mang lại hiệu quả gấp nhiều lần so với cây lúa và các cây ăn quả khác. Cách
đây nhiều năm về trước, cây Trám đã có mặt trên đất đồi, đất bãi của xã Hà
Châu. Đó là những cây Trám bản địa mọc rải rác ở trong vườn đồi của các hộ
gia đình với chủng loại phong phú đặc biệt là cây Trám đen. Trám mọc thành
khu xen với các loại cây tự nhiên khác trên địa bàn xã Hà Châu, huyện Phú
Bình. Cây Trám có nhiều công dụng có thể dùng làm nến, hương, dầu thơm,
keo dán, dược liệu, quả chứa nhiều canxi, vitamin C, sắt và các chất hữu cơ
có tác dụng bổ tỳ vị, phòng ngừa tả, cảm cúm [6]. Ngoài quả Trám làm thực
phẩm, người dân còn khai thác nhựa để bán cho các cơ sở làm hương, nến,
chế keo dán, sơn, dầu thơm. Ngoài ra tiềm năng để phát triển cây Trám trên
xã Hà Châu còn rất lớn, nhu cầu của nhiều hộ trong xã còn mong muốn được
sự quan tâm đầu tư, khoa học để phát triển cây Trám. Xã Hà Châu đã bước
đầu xây dựng được mô hình trồng Trám ghép từ những cây Trám ưu việt tại
xã nhằm tăng lợi ích kinh tế, cải tạo vườn tạp. Sau một năm tiến hành ghép
trồng, chưa có đánh giá khả năng sinh trưởng của cây trồng. Xuất phát từ thực
tế và nhu cầu trên em thực hiện đề tài “Đánh giá sinh trưởng mô hình Trám
đen ghép tại xã Hà Châu, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích
Đánh giá được khả năng sinh trưởng của mô hình Trám đen ghép tại 2
mô hình xã Hà Châu, huyện Phú Bình từ đó làm cơ sở khoa học đề suất một
số biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp.



Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full
















×