Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm tại công ty TNHH đông an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.25 KB, 29 trang )

Mở đầu
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa của nền kinh tế, sự biến
động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất của cạnh tranh
ngày càng trở nên gay go và phức tạp, để có vị thế vững chắc trên thị
trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển ổn định
và phù hợp về mọi mặt làm thế nào để khai thác và sử dụng các nguồn
lực hiện có một cách có hiệu quả nhất. Từ đó nâng cao quá trình tổ
chức sản xuất để tìm ra mô hình sản xuất cho phù hợp với tình hình
sản xuất và kinh doanh của công ty là vấn đề khó khăn và thử thách
lớn đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Vấn đề này
đã và đang tạo ra sức ép lớn đòi hỏi các nhà quản trị phải nhận thức
sâu sắc đầy đủ những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của chức
năng sản xuất trong quản trị doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của chức năng sản xuất đối với
quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp nên trong thời gian
kiến tập tại Công ty TNHH Đông An, em đã chọn đề tài “Quá trình
tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm tại công ty TNHH Đông
An”.
Đề tài gồm các nội dung:
Phần I. Cơ sở lý luận.
Phần II. Tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh tại công ty
TNHH Đông An.
Phần III. Một số ý kiến về sự hoàn thiện quá trình sản xuất kinh
doanh tại công ty.
Với thời gian kiến tập có hạn, kiến thức và kinh nghiệm của bản
thân còn hạn chế, cho nên chuyên đề này không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong sự góp ý của các cô chú trong công ty.
Em xin chân thành cảm ơn cô Dương Thị Trùy Trâm, cùng toàn
thể cô chú, anh chị trong Công ty TNHH Đông An đã giúp đỡ em
hoàn thành chuyên đề này.
Sinh viên thực hiện


Trần Quang Sỹ

Trang 1


PHẦN I

CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN
TRỊ TRONG CHỨC NĂNG SẢN XUẤT:

1. Vai trò của quản trị sản xuất trong quản trị kinh doanh:
a. Khái niệm:
Sản xuất là một chuỗi các hoạt động bắt đầu các đầu vào (cung cấp yếu tố
đầu vào khác nhau tùy thuộc vào các loại hình sản xuất khác nhau). Quá trình
sản xuất biến đổi các yếu tố đầu vào thành đầu ra nhằm phục vụ yêu cầu của
người tiêu dùng. Tất cả những sản phẩm hoạt động làm tăng giá trị sản phẩm
hay tạo ra sự sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng được xem là sản xuất.
Quản trị sản xuất là quá trình áp dụng các chức năng quản trị trong hoạt
động sản xuất như: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.
b. Vị trí của chức năng sản xuất:
Chức năng sản xuất được thực hiện bởi một nhóm người trong doanh
nghiệp chịu trách nhiệm tạo ra hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp cho xã hội.
Chức năng sản xuất là một trong ba chức năng cơ bản của quản trị doanh
nghiệp đó là: chức năng sản xuất, chức năng Marketing và chức năng tài chính.
Ba chức năng này quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Trong phạm vi nền kinh tế, chức năng sản xuất của các doanh nghiệp
đóng vai trò quan trọng và quyết định việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ phong
phú để nâng cao mức sống vật chất cho toàn xã hội.
Trong phạm vi thế giới, việc cung cấp hàng hóa dịch vụ cho thị trường thế

giới, các quốc gia đang ráo riết chạy đua trong quá trình phân chia lại thị trường
thế giới bằng cách đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, giảm chi phí đầu vào, rút
ngắn chu kỳ sản xuất, sao cho sản phẩm có chất lượng cao nhất để có khả năng
cạnh tranh trên thị trường.
c. Mối quan hệ giữa các chức năng và chức năng sản xuất:
Chức năng Marketing được thực hiện bởi một nhóm người chịu trách
nhiệm khám phá và phát triển nhu cầu về hàng hóa hay dịch vụ của doanh
nghiệp. Họ tìm cách duy trì mối quan hệ với các khách hàng và với cả khách
hàng tiềm tàng. Chức năng này rất quan trọng vì doanh nghiệp không thể tồn tại
nếu không có thị trường cho sản phẩm hay dịch vụ của họ, nó có tác dụng định
hướng đối với hệ thống sản xuất của doanh nghiệp.
Chức năng tài chính gồm các hoạt động liên quan đến việc khai thác các
nguồn vốn, tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này. Với chức năng này,
các quá trình kinh doanh được nối liền, vận động liên tục.
Trang 2


Các chức năng của quản trị doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau, nếu thiếu
một trong ba chức năng trên, doanh nghiệp không thể thành công.
2. Hệ thống sản xuất:
a. Đặc tính của hệ thống sản xuất:
Hệ thống sản xuất cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho xã hội. Tất cả các
hệ thống sản xuất đều có một số đặc tính chung đó là:
- Hệ thống sản xuất chịu trách nhiệm cung cấp hàng hóa hay dịch vụ mà
doanh nghiệp sẽ cung cấp cho xã hội.
- Hệ thống sản xuất chuyển hóa các đầu vào thành đầu ra là các sản phẩm
hay dịch vụ.
Mô tả hệ thống sản xuất
Đầu vào


Chế biến

Đầu ra

NVL
Kỹ năng LĐ
Kỹ năng quản
trị

+ Sử dụng NVL: phân
chia, phân công,
quản lý
+ Sử dụng lao động
+ Sử dụng thời gian

Hàng hóa

dịch vụ

Các hệ thống sản xuất khác nhau có thể có đầu vào khác nhau, đầu ra
khác nhau, các dạng chuyển hóa khác nhau, song đặc điểm chung nhất của hệ
thống sản xuất là chuyển hóa các đầu vào thành các đầu ra khả dụng.
b. Những đặc điểm cơ bản của nền sản xuất hiện đại:
- Là triết lý cơ bản thừa nhận vị trí quan trọng của sản xuất.
- Nền sản xuất hiện đại quan tâm ngày càng nhiều đến chất lượng. Đây là
một tất yếu khách quan khi mà tiến bộ kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ
cao và yêu cầu của cuộc sống ngày một nâng cao,. trên thị trường thế giới, chất
lượng là con đường duy nhất để tồn tại.
- Nền sản xuất hiện đại nhận thức con người là tài sản lớn nhất của công
ty. yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất, cùng với các máy móc ngày

càng tối tân, con người phải năng động trong sản xuất và được đào tạo tốt.
- Sản xuất hiện đại ngày càng quan tâm vấn đề kiểm sóat chi phí.
- Sản xuất hiện đại dựa trên nền tảng của tập trung và chuyên môn hóa
cao.
- Sản xuất hiện đại cũng thừa nhận yêu cầu về tính mềm dẻo về hệ thống
sản xuất khi nhu câug ngày càng đa dạng, biến đổi nhanh thì các đơn vị nhỏ, độc
lập, mềm dẻo để thích ứng thị trường.
- Ứng dụng máy tính vào sản xuất hiện đại, mở rộng từ điều khiển quá
trình sản xuất, đến kết hợp thiết kế với chế tạo.
Trang 3


- Các mô hình mô phỏng toán học ngày càng được sử dụng rộng rãi để hỗ
trợ cho các quyết định sản xuất.
3. Hệ thống sản xuất chế tạo:
Khi nghiên cứu các hệ thống sản xuất, người ta thường lấy các đặc trưng
trong điều kiện sản xuất và phương pháp sản xuất để gán cho nó.
Hệ thống sản xuất chế tạo làm ra các sản phẩm hữu hình có thể lưu giữ
tồn kho trong những chừng mực nhất định.
Khi có một đơn hàng về sản phẩm của hệ thống sản xuất được đặt, các sản
phẩm được chuẩn bị để đáp ứng theo các đơn hành theo các cách thức sau:
- Các sản phẩm hoàn thành đã có sẵn trong kho.
- Tiêu chuẩn để lắp ráp sản phẩm đã lưu giữ sẵn - có sẵn trong hệ thống
sản xuất các nguyên vật liệu cần thiết.
Các cách thức này dẫn đến các hành động khác nhau của các hệ thống sản
xuất khi có đơn hàng. Căn cứ vào đó người ta chia hệ thống sản xuất thành 3
loại:
(1) Hệ thống sản xuất để dự trữ: tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh và đưa
vào dự trữ trước khi nhận đơn hàng.
(2) Hệ thống sản xuất theo đơn hàng: Các món hàng cuối cùng sẽ hoàn

thành sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng.
(3) Hệ thống sản xuất, lắp ráp đơn hàng.
- Hệ thống sản xuất liên tục là hệ thống sản xuất trong đó máy móc thiết
bị, các nơi làm việc được thiết kế dựa trên cơ sở phối hợp một cách hợp lý các
bước công việc để biến đầu vào thành các chi tiết, bộ phận hay sản phẩm nhất
định.
- Hệ thống sản xuất gián đoạn: là hệ thống sản xuất trong đó các máy móc
thiết bị được nhóm lại hoặc được tổ chức phù hợp với các chức năng hay công
nghệ mà nó thực hiện.
4. Vai trò của người quản trị trong chức năng sản xuất:
- Cung cấp sản phẩm phù hợp với năng lực của công ty và nhu cầu của thị
trường.
- Cung cấp sản phẩm phù hợp với mong muốn của khách hàng về mặt
chất lượng.
- Cung cấp sản phẩm với chi phí cho phép có được lợi nhuận và giá cả
hợp lý.
Nhiệm vụ rất quan trọng của nhà quản trị sản xuất là tập trung khai thác
mọi nguồn lực của hệ thống sản xuất phục vụ cho thành công của công ty, kể cả
trong ngắn hạn cũng như dài hạn, chiến lược.

Trang 4


II. TỔ CHỨC SẢN XUẤT:

1. Nội dung và những yêu cầu cơ bản của tổ chức sản xuất:
a. Nội dung của quá trình sản xuất:
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp hợp lý các yếu tố của sản xuất để
cung cấp các sản phẩm dịch vụ cần thiết cho xã hội.
Nội dung cơ bản của quá trình sản xuất là quá trình lao động sáng tạo tích

cực của con người. Đối với một số quá trình sản xuất còn có thể có quá trình tự
nhiên, trong đó có những biến đổi cơ học, hóa học, sinh học bên trong đối
tượng. Quá trình tự nhiên dài, hay ngắn tùy thuộc vào trình độ kỹ thuật của sản
xuất.
Bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất chế tạo là công nghệ, đó chính
là quá trình làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất vật lý hóa học của đối
tượng chế biến. Quá trình công nghệ được phân chia thành các giai đoạn công
nghệ dựa vào việc sử dụng các máy móc thiết bị giống nhau, hay phương pháp
công nghệ. Mỗi giai đoạn công nghệ lại có thể bao gồm nhiều bước công việc
khác nhau.
Bước công việc là đơn vị cơ bản của quá trình sản xuất được thực hiện
trên nơi làm việc, do một hay một nhóm công nhân cùng tiến hành trên một đối
tượng nhất định. Bước công việc đặc trưng bởi ba yếu tố: nơi làm việc, lao động,
đối tượng.
b. Nội dung của tổ chức sản xuất:
Tổ chức sản xuất là các phương pháp, các thủ thuật nhằm kết hợp một
cách hợp lý các yếu tố của sản xuất tạo ra sản phẩm, dịch vụ là:
- Hình thành cơ cấu hợp lý.
- Xác định loại hình sản xuất cho các nơi làm việc bộ phận sản xuất hợp
lý, trên cơ sở đó xây dựng các bộ phận sản xuất.
- Bố trí sản xuất.
c. Yêu cầu của tổ chức sản xuất:
Đảm bảo sản xuất chuyên môn hóa, cân đối nhịp nhàng và liên tục. Yêu
cầu sản xuất chuyên môn hóa nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất hiệu quả
bằng việc ổn định nhiệm vụ sản xuất cho các nơi làm việc, bộ phận sản xuất.
Bảo đảm sản xuất nhịp nhàng là làm cho quá trình sản xuất có thể tạo ra
khối lượng sản phẩm đều nhau trong mỗi đơn vị thời gian.
Bảo đảm sản xuất cân đối là duy trì quá trình sản xuất theo những quan hệ
tỷ lệ thích hợp.
Bảo đảm sản xuất liên tục là yêu cầu cao nhất của tổ chức sản xuất, nhằm

loại bỏ tất cả các khoảng thời gian gián đoạn trong sản xuất.
2. Cơ cấu sản xuất:
Trang 5


Là tổng hợp các bộ phận sản xuất, hình thức xây dựng các bộ phận sản
xuất, sự sắp xếp bố trí trong không gian và mối liên hệ giữa chúng. Cơ cấu sản
xuất là cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống sản xuất.
Cơ cấu sản xuất bao gồm các bộ phận có quan hệ rất mật thiết với nhau là:
bộ phận sản xuất chính, bộ phận sản xuất phụ trợ, bộ phận sản xuất phụ, bộ phận
phục vụ sản xuất. Nếu phân cấp theo chiều dọc cơ cấu sản xuất sẽ bao gồm các
cấp như: phân xưởng, ngành, nơi làm việc.
III. BỐ TRÍ HỆ THỐNG SẢN XUẤT:

1. Vị trí sản xuất:
- Vấn đề bố trí xí nghiệp có một ý nghĩa hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng
rất lớn tới khả năng cạnh tranh lâu dài, đến các chi phí và hiệu quả hoạt động
sản xuất.
- Những sai lầm trong xác định vị trí sản xuất phải trả một giá rất đắt, nếu
cố tình duy trì sai lầm của vị trí sản xuất thì tác hại còn lớn hơn nhiều.
Các chi phí liên quan đến vị trí đôi khi chỉ mang ý nghĩa cơ hội, vì thế,
việc phát hiện ra các chi phí liên quan đến vị trí có thể được bởi sự kiểm sóat chi
phí một cách liên tục. Vấn đề bố trí sản xuất có thể phải được nhìn nhận trên
quan điểm hệ thống vì tất cả các hệ thống sản xuất đều thuộc một chuỗi các đơn
vị có liên hệ mật thiết cung cấp lẫn nhau. Tuy nhiên, để bố trí sản xuất hợp lý
người ta còn phải căn cứ vào những điều kiện cụ thể để hình thành ở mỗi vị trí
các nhân tố ảnh hưởng cần phải xem xét khi bố trí xí nghiệp có thể bao gồm
trong ba nhóm: nhân tố hữu hình (đối thủ cạnh tranh), nhà cung cấp nguyên vật
liệu, nhân tố vô hình (các dịch vụ vận chuyển)
2. Bố trí nhà xưởng:

Bố trí sản xuất nội bộ xí nghiệp tức là xác định vị trí hợp lý cho các bộ
phận sản xuất, các quá trình chế biến, các nơi làm việc, các máy móc thiết bị
nhằm mục đích tránh sự tắc nghẽn trong quá trình dịch chuyển lao động và đối
tượng nâng cao hiệu quả sử dụng không gian sản xuất, an toàn cho công nhân và
các quá trình sản xuất.
IV. QUẢN LÝ KỸ THUẬT:

Quản lý kỹ thuật là tổng hợp các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng của
quá trình sản xuất.
Mục tiêu của quản lý kỹ thuật là không ngừng cải tiến sản phẩm, phát
triển sản phẩm mới đảm bảo cho sản xuất liên tục, an toàn, đạt hiệu quả cao.
Hoạt động kỹ thuật không phải chỉ kể đến nhiệm vụ quản lý kỹ thuật được
giao cho một tổ chức cụ thể trong công ty, mà là nói đến tất cả các hoạt động kỹ
thuật được phân thành ba loại: kỹ thuật sản phẩm, kỹ thuật sản xuất và kỹ thuật
máy móc thiết bị.

Trang 6


Trong quá trình thiết kế sản phẩm người ta xác định các yêu cầu và đặc
trưng của sản phẩm, kết cấu, hình dáng, cũng như các yêu cầu chất lượng của
nó.
Hoạt động thiết kế quy trình công nghệ của sản xuất chế tạo nói chung,
được bắt đầu từ xây dựng các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm và kết thúc bằng
những kế hoạch chế tạo sản phẩm.
Bảo trì là một chức năng của tổ chức sản xuất và có liên quan đến vấn đề
bảo đảm cho nhà máy hoạt động trong tình trạng tốt. Đây là một hoạt động quan
trọng trong các doanh nghiệp, bởi vì nó phải bảo đảm chắc chắn máy móc thiết
bị nhà xưởng và các dịch vụ mà các bộ phận khác cần luôn sẵn sàng thực hiện
những nhiệm vụ của chúng với lợi nhuận tối ưu trên vốn đầu tư, dù cho vốn đầu

tư đó đã bỏ vào thiết bị, vật tư hay công nhân.
V. CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT SẢN PHẨM:

Các công ty muốn thành công cần phải có các quyết định chiến lược tập
trung mọi nổ lực cho việc giành vị thế cạnh tranh nhất định, chiến lược kinh
doanh chi phối hoạt động trong tất cả các mặt, các bộ phận của công ty.
Chiến lược sản xuất là một bộ phận của chiến lược công ty, có quan hệ
với các bộ phận chiến lược khác nhằm hướng các nổ lực trong sản xuất giành
thành công dài hạn trong công ty. Chiến lược sản xuất là vũ khí cạnh tranh sắc
bén của doanh nghiệp vì thế chiến lược sản xuất phải đảm bảo huy động tối đa
nguồn lực của hệ thống sản xuất để tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Quyết định chiến lược quan trọng trong chiến lược sản xuất bao gồm:
quyết định định vị, quyết định về năng lực sản xuất.
VI. HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP:

Hoạch định tổng hợp là phát triển các kế hoạch sản xuất trung hạn nhằm
biến đổi mức sản xuất phù hợp với nhu cầu và đạt hiệu quả cao.
Sự cần thiết phải lập kế hoạch tổng hợp là do yêu cầu khách quan có một
tầm nhìn đủ xa trong tương lai thấy trước các biến đổi của nhu cầu và chủ động
chuẩn bị khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu.
Yêu cầu của hoạch định tổng hợp là phải phát triển các kế hoạch thực hiện
và tối ưu. Tính hiện thực của kế hoạch tổng hợp là nhằm vào phục vụ các nhu
cầu mà doanh nghiệp muốn phục vụ và có thể phục vụ được.
Thách thức quan trọng đối với hoạch định tổng hợp là nhu cầu luôn biến
đổi và ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động. Để đáp ứng các nhu cầu biến đổi
chúng ta có thể sử dụng các chiến lược cơ bản như:
- Chiến lược hấp thụ các dao động của nhu cầu sử dụng các công cụ chủ
yếu: tồn kho, đặt hàng chậm, dịch chuyển cầu ...
- Chiến lược biến đổi mức sản xuất với các công cụ, làm thêm giờ, hợp
đồng thuê ngoài, quyết định mua hay tự sản xuất.

Trang 7


- Chiến lược biến đổi lực lượng lao động: tăng giảm lao động bằng cách
thuê ngoài hay cho thôi việc phù hợp với sản xuất mong muốn.
Dù sử dụng chiến lược nào, công cụ nào để biến đổi khả năng sản xuất thì
phải chấp nhận một chi phí nhất định, vấn đề là phải tìm được phương án sử
dụng các công cụ một cách hiệu quả.

Trang 8


PHẦN II

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐÔNG AN
A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY:
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY:

1. Quá trình hình thành:
Công ty TNHH Đông An được thành lập ngày 17/3/1993 theo quyết định
số 333/UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ngày 10/3/1993.
Tên chính thức

: Công ty TNHH Đông An.

Trụ sở chính

: Thôn An Bàng, Xã Cẩm An, thị xã Hội An, tỉnh
Quảng Nam.


Số điện thoại

: 0510.927269.

Số fax

: 0510.863887.

Số tài khoản

: 702A10099 tại Ngân hàng Công thương Hội An.

Ngành nghề sản xuất kinh doanh:
- Chế biến thủy hải sản.
- Mua bán hàng thực phẩm.
2. Quá trình phát triển của công ty:
Quá trình phát triển của công ty TNHH Đông An có thể chia làm 2 giai
đoạn:
- Giai đoạn 1: từ khi mới thành lập (17/3/1993) đến 1998:
Những năm đầu mới xây dựng, công ty gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở
vật chất, kỹ thuật, vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Song nhờ chính chính sách
ưu đãi và khuyến khích của Nhà nước công ty đã mở rộng quy mô sản xuất từ
10.000 m2 lên 18.000m2 áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao
chất lượng sản phẩm cho lượng sản phẩm ngày nàng tăng và doanh thu cũng
tăng lên.
- Giai đoạn 2: từ năm 1998 đến nay:
Công ty mở rộng q uy mô sản xuất thêm hai cơ sở sản xuất.
+ Cơ sở Điện Dương - Điện Bàn - Quảng Nam.
+ Cơ sở Điện Nam - Điện Bàn - Quảng Nam.


Trang 9


Trong giai đoạn này với nổ lực của các cấp lãnh đạo cùng toàn thể công
nhân viên trong toàn công ty, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã có
bước tiến rõ rệt.
Sản phẩm của công ty ngày càng nâng cao về chất lượng được thị trường
chấp nhận, sản xuất nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY:

1. Chức năng của công ty:
Là một Công ty Trách nhiệm hữu hạn chuyên sản xuất các mặt hàng thủy
hải sản cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân dân và xuất khẩu.
Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo sự bảo toàn và phát triển vốn,
sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có tại công ty, thực hiện các chủ trương
chính sách kinh tế xã hội.
Các mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty:
- Cá bò.
- Mực.
- Các thủy hải sản khác như: cá đổng quéo, cá chuồng ...
2. Nhiệm vụ của công ty:
Xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách, chế độ và pháp lệnh của Nhà
nước, thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế trong việc mua bán, vay, thuê ...
Thực hiện hạch toán kinh tế độc lập theo điều lệ của công ty và thực hiện
nộp thuế đầy đủ đối với ngân sách của Nhà nước.
Bảo đảm đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
3. Quyền hạn của công ty:
Tổ chức sản xuất kinh doanh, hợp tác các đối tác trong và ngoài nước.

Được quyền vay vốn và huy động nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh
doanh bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ ở ngân hàng, huy động vốn nhàn rỗi của
công nhân viên trong đơn vị.
Được quyền tự cân đối năng lực sản xuất, hoàn thiện cơ cấu sản xuất sản
phẩm theo yêu cầu của quy trình công nghệ mới, phát triển và nâng cao chất
lượng sản phẩm.
Được quyền tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất, tự chủ
động xây dựng phương án sản xuất kinh doanh.
Được quyền ký kết hợp đồng lao động và cho thôi việc theo quy định hiện
hành.

Trang 10


III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
CỦA CÁC PHÒNG BAN:

1. Cơ cấu tổ chức của công ty:
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Giám đốc

Phó Giám đốc

P. Tổ
chức
hành
chính

P. kế toán
tài chính


P. Kinh
doanh
XNK

P. Quản lý
MMTB

Phòng
KCS

Các phân
xưởng
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ phối hợp (chức năng)

b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
- Giám đốc:
+ Điều hành, kiểm sóat toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.
+ Cung cấp đầy đủ nguồn lực và bổ sung nguồn lực cần thiết cho hệ thống
chất lượng nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
+ Bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý, tổ chức nhân sự trên toàn
công ty.
+ Trường hợp đi vắng sẽ ủy quyền bằng văn bản cho người thay thế điều
hành.
Quan hệ: điều hành trực tuyến với các chủ quản, các đơn vị, phòng ban.
- Phó giám đốc:
+ Được giám đốc ủy quyền điều hành trực tiếp mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh, báo cáo hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.


Trang 11


Quyền hạn: được sự ủy quyền điều hàng, kiểm sóat và duy trì hệ thống
sản xuất kinh doanh, trực tiếp đàm phán với khách hàng ký hợp đồng mua bán
hàng hóa, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư thiết bị, công nghệ,
xem xét việc đào tạo nhân sự, tuyển dụng lao động, khen thưởng, kỷ luật đối với
các đơn vị được phân công phụ trách.
- Phòng tổ chức hành chính:
+ Về công tác tổ chức hành chính: tham mưu cho giám đốc về công tác
nội chính trong công ty. Về công tác tuyển dụng đánh giá việc đào tạo, thiết lập,
kiểm soát việc thực hiện tiêu chuẩn công việc, kiểm soát bộ máy, tiền lương, các
chế độ của công nhân viên, quản lý toàn bộ nhân sự của toàn công ty.
+ Về công tác hành chính: tham mưu cho giám đốc về công tác, công việc
tiếp khách, sắp xếp cuộc họp. Lập kế hoạch tổ chức kiểm tra hệ thống nhà ăn,
mạng lưới y tế.
- Phòng kế toán tài chính:
+ Quản lý vốn sản xuất kinh doanh của công ty, theo dõi các nguồn vốn:
vốn vay, vốn tự bổ sung. Lập kế hoạch tài chính, tín dụng của công ty, thực hiện
các yêu cầu về thu chi phục vụ cho sản xuất.
+ Giám sát và kiểm tra tình hình sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty quan hệ với các chủ quản, các đơn vị phòng ban.
- Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu:
+ Kiểm soát việc thực hiện đánh giá việc mua hàng, kiểm sóat cacspr do
khách hàng cung cấp, trực tiếp đánh giá lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu.
+ Điều tra nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổ chức
thực tế hoạch định kế toán.
+ Quản lý sản xuất đối với các phân xưởng về mặt tiến độ, chủng loại chất
lượng sản phẩm.

+ Tổ chức quá trình sản xuất theo hợp đồng và quá trình phát triển công
nghệ của công ty.
+ Chịu trách nhiệm về việc thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu thanh toán
quốc tế.
- Phòng quản lý thiết bị máy móc.
+ Kiểm soát và quản lý tất cả hồ sơ điện xây dựng cơ bản và môi trường,
sửa chữa thiết bị văn phòng công ty. trực tiếp đánh giá lựa chọn nhà thầu cung
cấp máy móc thiết bị.
+ Kiểm soát thực hiện việc xếp dở, lưu kho giao hàng đối với các loại
máy móc thiết bị phụ tùng.
+ Kiểm sóat, kiểm tra, bồi dưỡng, sửa chữa, hiệu chỉnh máy móc thiết bị
toàn công ty.
Trang 12


Quan hệ phối hợp với các chủ quản, các đơn vị phòng ban.
* Ưu điểm và nhược điểm của cơ cấu tổ chức này:
- Ưu điểm:
+ Bộ máy quản lý thực hiện được sự phân cấp trong quản lý tránh được
hiện tượng chồng chéo, trùng lặp, đảm bảo sự vững mạnh trong toàn bộ cơ cấu
quản lý 3 cấp.
+ Phát huy được năng lực chuyên môn các bộ phận chức năng đảm bảo sự
chỉ huy trực tiếp.
+ Có mối quan hệ chặt chẽ giữa các phòng ban, phân xưởng sự độc lập
quyền trong quản lý của giám đốc.
- Nhược điểm:
+ Cơ cấu này đã lợi dụng ưu điểm kiểu cơ cấu trực tuyến và quan hệ phối
hợp nhưng lại xuất hiện nhược điểm: người lãnh đạo thường xuyên giải quyết
mối quan hệ giữa các bộ phận trực tuyến và bộ phận chức năng.
+ Thông tin phản hồi qua nhiều cấp làm chậm và sai lệch thông tin.

+ Sự linh hoạt trong sản xuất kinh doanh hoàn toàn dựa vào quyết định
của giám đốc.
IV. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY:

1. Môi trường vĩ mô :
a. Môi trường kinh tế:
Trong thời gian qua nhờ có chính sách đổi mới đúng đắn, Việt Nam đã
thóat khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và từng bước phát triển, cải thiện đời sống
người dân. Sau một thời gian chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung bao cấp
sang cơ chế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng
khích lệ.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình từ 6,5 - 6,8%/năm.
- Thu nhập quốc dân tăng từ 4,9 - 5,5%/năm.
Những thành tựu trên đã góp phần làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày
càng tăng trưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển vươn
lên.
b. Môi trường chính trị pháp luật:
Trong bối cảnh phức tạp chung hiện nay, Nhà nước ta đã giữ vững, ổn
định chính trị xã hội tạo điều kiện cơ bản cho công cuộc đổi mới, mở rộng quan
hệ kinh tế với nhiều nước. Ngoài ra, Nhà nước đã và đang thực hiện cải cách
hành chính, cắt giảm các thủ tục rườm rà không cần thiết gây phiền hà cho chủ
đầu tư, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh, liên kết với các

Trang 13


doanh nghiệp nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, công nghệ góp phần thúc đẩy
và phát triển nền kinh tế.
Khi an ninh chính trị ổn định thì luật pháp ngày càng hoàn thiện phù hợp
với sự phát triển kinh tế xã hội. Nhà nước đã ban hành sửa đổi : Luật doanh

nghiệp ngày 12/6/1999, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2000 và Luật thương
mại có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1998 tạo ra sự công bằng cho các loại
hình doanh nghiệp như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh,
doanh nghiệp tư nhân ...
c. Môi trường văn hóa xã hội:
Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ngày càng cao, trình độ
dân trí được nâng cao đòi hỏi sản phẩm không ngừng hoàn thiện và nâng cao,
phù hợp với nhu cầu trong và ngoài nước.
Mỗi dân tộc, quốc gia đều có một nền văn hóa đặc thù, những tiêu chuẩn
đạo ức, phong tục tập quán, tín ngưỡng riêng. Các đặc tính riêng cũng như các
biến đổi của nó có thể tạo ra những khó khăn hay thuận lợi cho doanh nghiệp.
d. Môi trường tự nhiên:
Điều kiện thuận lợi của nước ta: có hệ thống sông ngòi dày đặc và nguồn
lợi thủy hải sản rất phong phú như: cá bò, mực và các loại thủy hải sản khác.
Đây cũng là loại tài nguyên mà công ty sử dụng để sản xuất ra sản phẩm của
mình.
Công ty nằm ở khu vực miền Trung, cửa ngõ rất quan trọng trong việc
trao đỏi, mua bán nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa.
e. Môi trường công nghệ:
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng mạnh mẽ và việc áp dụng
công nghệ mới vào sản xuất làm cho sản phẩm làm ra có chất lượng cao, mẫu
mã đẹp nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
Yếu tố công nghệ là một trong những chỉ tiêu mà mọi doanh nghiệp đang
cạnh tranh để đạt hiệu quả và chiếm ưu thế trong sản xuất kinh doanh.
2. Môi trường vi mô:
a. Đối thủ cạnh tranh:
Công ty TNHH Đông An hoạt động trong lĩnh vực hàng thủy hải sản như:
cá, mực nên có rất nhiều đối thủ cạnh tranh: Seaprodex Hội An, Seaprodex Đà
Nẵng, Phước Tiến - Đà Nẵng. Đây là những doanh nghiệp có quy mô sản xuất
lớn với trang thiết bị, máy móc, nguồn nhân lực đều cao hơn công ty. Vì vậy,

công ty phải đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm để có khả
năng cạnh tranh.

Trang 14


b. Khách hàng:
Công ty TNHH Đông An là một đơn vị kinh doanh các mặt hàng chủ yếu
để xuất khẩu, nên hầu hết khách hàng của công ty là các công ty nước ngoài và
một số ít công ty nước ngoài có trụ sở ở Việt Nam. Sản phẩm của công ty chủ
yếu xuất sang ba thị trường lớn: Nhật và Liên Minh Châu Âu, Hàn Quốc, còn ở
thị trường Việt Nam thì không đáng kể.
c. Nhà cung cấp:
Là công ty chế biến thủy hải sản do đó nhà cung cấp là nơi cung cấp
nguyên liệu đầu vào cần thiết cho sản xuất sản phẩm.
- Cá bò: cá được thu mua do các đại lý ở Vũng Tàu là chính.
- Mực: thu mua trực tiếp từ các ngư dân trong địa bàn tỉnh và các đại lý ở
Thành phố Đà Nẵng.
B. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY:
I. TÌNH HÌNH MÁY MÓC THIẾT BỊ:

Do đặc điểm của nguyên liệu và yêu cầu kỹ thuật sản xuất sản phẩm, cho
nên phần lớn công ty sử dụng lao động thủ công tại địa phương, còn máy móc
sử dụng một số nhóm máy sau:
- Nhóm máy sấy khô.
- Nhóm máy nướng sản phẩm.
- Nhóm máy diệt khuẩn (bằng tia laze)
- Nhóm máy đông lạnh để bảo quản nguyên vật liệu chưa qua chế biến.
Sản xuất bằng thủ công là chủ yếu: vì vậy hệ thống dây chuyền sản xuất
sản phẩm chưa đồng bộ.

Nhìn chung, máy móc thiết bị tại công ty chưa đa dạng về chủng loại. Quá
trình sản xuất của công ty dựa vào điều kiện thời tiết ở địa phương: phơi nguyên
vật liệu trước khi đem sấy khô cho nên nhóm máy sấy khô chưa sử dụng hết
công suất.
II. MẶT BẰNG SẢN XUẤT KINH DOANH:

Từ khi thành lập năm 1993. Trụ sở chính của công ty ở thôn An Bàng, xã
Cẩm An, thị xã Hội An, do bố trí mặt bằng ảnh hưởng đến việc sản xuất và kinh
doanh của công ty. Hơn nữa công ty chuyên sản xuất sản phẩm chính của mình
là cá bò và mực. Đặc tính của các sản phẩm này là phải lấy nguyên liệu từ nhiều
nơi. Vì vậy mặt bằng ảnh hưởng rất nhiều đến khâu sản xuất, thu mua, vận
chuyển. Mặt bằng sử dụng hiện nay của công ty đóng nhiều địa điểm khác nhau
trong tỉnh Quảng Nam.
Bảng tình hình sử dụng mặt bằng của công ty
ĐVT: m2
Trang 15


TT

Địa điểm

Diện tích
thực tế

Diện tích sử
dụng

Diện tích
chưa sử dụng


1

An Bàng - Cẩm An
Hội An

18.000

17.285

715

2

Điện Dương - Điện
Bàn Quảng Nam

10.000

9.325

675

3

Điện Nam - Điện Bàn
Quảng Nam

16.000


15.565

435

44.000

33.782

10.218

100

76,78

4,15

Tổng diện tích
Tỷ trọng (%)

Qua tình hình sử dụng mặt bằng nhà xưởng, ta thấy phần lớn diện tích đã
sử dụng và diện tích này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng diện tích của công ty
(76,78%) và diện tích chưa sử dụng không đáng kể. Với quy mô mặt bằng nhà
xưởng như trên: giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí chịu thuế sử dụng đất,
chi phí thuế bảo vệ, tạo cơ hội đẩy mạnh năng suất, chất lượng sản phẩm để có
khả năng cạnh tranh.
* Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: cá bò, mực:
- Cá bò:
Phụ gia  sàng lọc  cân đong
Cá  diệt khuẩn  sơ chế  chế biến  sấy khô  KCS
Nhập kho

- Mực:
Phụ gia  sàng lọc  cân đong
Mực  sơ chế

 chế biến  sấy khô
KCS - Nhập kho

III. CƠ CẤU SẢN XUẤT SẢN PHẨM:

1. Các bộ phận cấu thành cơ cấu sản xuất:
Xét vai trò các bộ phận của hệ thống sản xuất trong quá trình hình thành
sản phẩm. Cơ cấu sản xuất có thể bao gồm các bộ phận sản xuất chính, bộ phận
sản xuất phụ trợ, bộ phận sản xuất phụ và bộ phận phục vụ sản xuất.
Trang 16


a. Bộ phận gia công chế biến: bộ phận sản xuất này trực tiếp chế biến
sản phẩm chính của hệ thống.
b. Bộ phận sản xuất phụ trợ: bộ phận cơ nhiệt sản xuất chính, đảm bảo
cho sản xuất chính có thể tiến hành liên tục đều đặn.
Bộ phận này cung cấp các dịch vụ sửa chữa mấy móc thiết bị cho các bộ
phận sản xuất chính, bộ phận nồi hơi cung cấp nhiệt trong lò sấy, bộ phận khuôn
mẫu cung cấp các khuôn mẫu cho quá trình sản xuất chính ...
c. Bộ phận sản xuất phụ: bộ phận chế biến thức ăn gia súc.
Bộ phận này tận dụng các phế liệu, phế phẩm như: vây đuôi, đầu cá hoặc
na, tua mực của bộ phận gia công chế biến để tạo ra những sản phẩm phụ: thức
ăn gia súc, gia cầm.
d. Bộ phận phục vụ sản xuất: bao gồm hệ thống kho bãi, đội vận chuyển
trong và ngoài công ty.
Bộ phận này thực hiện việc cung ứng, bảo quản, cung cấp nguyên, nhiên

vật liệu cho sản xuất.
2. Các cấp của cơ cấu sản xuất:
Các cấp của cơ cấu sản xuất chính là sự phân chia cơ cấu sản xuất theo
chiều dọc.
Các cấp sản xuất cơ bản trong hệ thống sản xuất: cấp phân xưởng, cấp
ngành, cấp nơi làm việc:
Các kiểu cơ cấu sản xuất thông thường:
+ Phân xưởng - Ngành - nơi làm việc.
+ Phân xưởng
nơi làm việc.
+
Ngành - nơi làm việc.
Do doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên không tổ chức cấp, ngành. Từ đó
phân xưởng trở thành cấp tổ chức sản xuất chủ yếu cơ bản của công ty.
Việc bỏ qua cấp, ngành làm cho cơ cấu sản xuất đơn giản hơn, việc chỉ
đạo sản xuất từ cán bộ cấp cao trực tiếp hơn.
Kiểu cơ cấu sản xuất của công ty:
- Phân xưởng - nơi làm việc.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất:
Cơ cấu sản xuất chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố:
- Chủng loại, đặc điểm kết cấu và yêu cầu chất lượng sản phẩm.
- Chủng loại, khối lượng, đặc tính cơ lý hóa của nguyên vật liệu sử dụng .
- Máy móc thiết bị.
- Trình độ chuyên môn hóa và hiệp tác hóa sản xuất.
IV. LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY LÀ SẢN PHẨM HÀNG
LOẠT LỚN:

Trang 17



1. Khái niệm loại hình sản xuất:
Loại hình sản xuất là đặc tính tổ chức kỹ thuật tổng hợp nhất của sản xuất
được quy định chủ yếu bởi trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc, số chủng
loại và tính ổn định của đối tượng chế biến trên nơi làm việc.
2. Đặc điểm của loại hình sản xuất hàng loạt lớn:
Chủng loại chi tiết bước công việc phân công cho nơi làm việc ít với số
lượng mỗi loại lớn.
Trong loại hình sản xuất hàng loạt lớn, nơi làm việc được phân công chế
biến một số chi tiết, bước công việc khác nhau. Các bước công việc, chi tiết này
được thay nhau lần lượt chế biến theo định kỳ.
Trên các nơi làm việc, quá trình sản xuất sẽ liên tục khi nó đang chế biến
một loại chi tiết nào đó, nhưng khi chuyển từ loại chi tiếy này sang loại chi tiết
khác thì phải có thời gian ngừng sản xuất. Trong khoảng thời gian ngừng này
người thực hiện việc điều chỉnh bố trí lại các công nhân làm việc trong dây
chuyền, thu dọn vệ sinh nơi làm việc.
V. TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT:

Với đặc điểm của loại hình sản xuất hàng loạt lớn, như đã nếu ở phần IV
thì công ty tổ chức sản xuất theo dây chuyền gián đoạn.
Dây chuyền gián đoạn này vận chuyển từng loạt và có thời gian tạm dừng
bên mỗi nơi làm việc để chờ chế biến và nó hoạt động với nhịp tự do, các
phương tiện vận chuyển thường là những loại không có tính cưỡng bức (như
băng dán mặt trượt, mặt phẳng nghiêng ...)
Sản xuất theo dây chuyền gián đoạn hoạt động với nhịp tự do, cho nên
chúng ta không thể tính tóan được các tham số như:
- Nhịp dây chuyền (V)
- Năng suất của dây chuyền (W)
- Tổng thời gian nhàn rỗi của dây chuyền.
VI. CHU KỲ SẢN XUẤT:


Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản
xuất cho đến khi chế biến xong, kiểm tra và nhập kho thành phẩm.
Chu kỳ sản xuất bao gồm: thời gian hoàn thành các công việc trong quá
trình công nghệ, thời gian vận chuyển , thời gian kiểm tra kỹ thuật, thời gian các
sản phẩm dở dang dừng lại ở các nơi làm việc, các kho trung gian và các nơi
không sản xuất, thời gian quá trình tự nhiên.
Công thức tính chu kỳ: TCK = tCN + tVC + tKT +  tGĐ + ttn
Trong đó:
TCK: là thời gian chu kỳ sản xuất.
Trang 18


tCN: là thời gian của quá trình công nghệ.
tVC: là thời gian vận chuyển.
tKT: là thời gian kiểm tra kỹ thuật.
tGĐ: là thời gian gián đoạn sản xuất do đối tượng dừng lại ở các nơi làm
việc, kho trung gian.
tTN: là thời gian quá trình tự nhiên.
Chu kỳ sản xuất là cơ sở để tính thời gian thực hiện đơn hàng, lập kế
hoạch tiến độ, chu kỳ sản xuất càng ngắn biểu hiện tính hiệu quả trong việc sử
dụng máy móc thiết bị, diện tích sản xuất.
Chu kỳ sản xuất ảnh hưởng đến vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn
lưu động trong quá trình sản xuất- kinh doanh của công ty.
C. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY:
I. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH:

Bảng tổng kết tài sản của công ty:
ĐVT: 1.000.000 đồng.
Năm

Chỉ tiêu
Tài sản
1. TSLĐ và ĐTNH
a. Tiền mặt
b. Khoản phải thu
c. Tồn kho
d. TSLĐ khác
2. TSCĐ và ĐTDH
a. TSCĐ
b. Đầu tư tài chính DH
c. Chi phí XDCB
Tổng tài sản
Nguồn vốn
1. Nợ phải trả
a. Nợ ngắn hạn
b. Nợ dài hạn
c. Nợ khác
2. Nguồn vốn CSH
a. Quỹ

2000

TT(%)

2001

TT(%)

2002


TT(%)

1313
1817
8532
2465
320
35170
27410
526
7234
48304

27,19
3,76
17,66
5,10
0,66
72,80
56,74
1,08
14,97
100

41379
1250
35581
3324
1224
33947

327 40
596
612
75326

54,93
1,65
47,27
4,41
1,62
45,06
43,46
0,79
0,81
100

52636
2100
45116
3140
2230
30003
26891
596
2516
82639

63,69
2,54
54,56

3,79
2,69
36,30
32,54
0,07
3,04
100

25983
20721
5052
210
22321
22321

53,79
42,89
5,99
0,43
46,20
46,20

39762
22086
17361
315
35564
35564

52,78

29,32
23,04
0,41
47,21
47,21

59160
30555
28315
290
23479
23437

71,58
36,97
34,26
0,35
28,41
28,36

Trang 19


b. Nguồn kinh phí
Tổng nguồn vốn

0
48304

0,0

100

0
75326

0,00
100

42
82639

0,05
100

Qua bảng tổng kết tài sản ta thấy, tổng tài sản của công ty tăng liên tục
trong ba năm:
Năm 2000: 48.304 tỷ đồng.
Năm 2001: 75.326 tỷ đồng.
Năm 2002: 82.639 tỷ đồng.
Trong đó, tài sản lưu động năm 2002 chiếm tỷ trọng lớn 63,69% trên tổng
tài sản, điều này sẽ làm dư thừa vật tư, ứ đọng, lãng phí vốn. Mặt khác, vấn đề
tiền mặt tăng cũng làm kìm hãm mọi cơ hội kinh doanh của công ty.
Về tài sản cố định, năm 2000 chiếm tỷ lệ lớn 72,80% (35.170 tỷ đồng) do
công ty đầu tư máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng.
Trong nguồn vốn của công ty, nợ ngắn hạn liên tục trong 3 năm giữ tỷ lệ
cao, điều này làm cản trở đến việc đầu tư sản xuất mở rộng quy mô của công ty.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty: trong năm 2002 giảm mạnh so với
năm 2001. Điều này gây không ít khó khăn cho công ty, trong khi đó vốn vay là
chủ yếu nên lợi nhuận của công ty bị cắt xén.
Thông qua bảng cân đối kế toán, ta có các tỷ số tài chính của công ty:

* Tỷ số thanh toán:
Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc)
TSLÂ

Rc = Nåüngàõn
haûn
Rc=

52636
= 1,723.
30555

Rc = 1,723 cho thấy năm 2002 công ty có 1,723 đồng tài sản lưu động
đảm bảo cho 1 đồng nợ đến hạn trả. So với năm 2001 (R c = 1,874) thì tỷ số
thanh toán hiện hành năm 2002 giảm 0,151. Đây là dấu hiệu báo trước những
khó khăn về tài chính sẽ xảy ra tại công ty.
Tỷ số thanh toán nhanh (Rq)
Rq =

TSLÂ HaìngTK
Nåüngàõn
haûn

Rq =

52636
 3140
= 1,619.
30555


Năm 2002 tỷ số thanh toán nhanh của công ty 1,619. Điều này cho thấy
rằng năm 2002 công ty có 1,619 đồng tài sản nhanh cho mỗi đồng nợ đến hạn.
Tỷ số thanh toán nhanh năm 2002 là 1,619 cho biết rằng nếy hàng tồn kho của
công ty bị ứ đọng, không đánh giá thì công ty lâm vào khó khăn tài chính được
Trang 20


gọi là “không có khả năng chi trả”, “không có khả năng chi trả” khi công ty
không đủ tiền để trả các khoản nợ khi chúng đến hạn.
* Tổng số nợ trên tài sản của công ty năm 2002:
Tỷ số nợ =
=
=

Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Nợ khác
Tổng tài sản
59160
82639
0,1759 = 71,59

Điều này cho thấy 71,59% tài sản của công ty được tài trợ bởi vốn vay và
chỉ có 28,41% tài sản của công ty là “Tự tài trợ”.
* Đánh giá khả năng sinh lời:
- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
LNR

9123

x100% 
0,1111%

ROA = Täøng
TS
82639

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
LNR

9123

ROE = VäúnCSH  23437 0,39  39%
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn thường xuyên (ROI)
LNR

9123

ROI = VäúnTX  51725 0,18  18%
Tính tóan trên cho thấy rằng: cứ 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản có thu
nhập là 11 đồng và mức thu nhập trên tài sản càng cao, càng hấp dẫn. Cứ 100
đồng vốn đầu tư của các thành viên có thu nhập hàng năm 39 đồng tiền lãi và
100 vốn đầu tư dài hạn thì thu nhập hàng năm 18 đồng tiền lãi.

Trang 21


II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY:

Bảng báo cáo thu nhập qua các năm tại công ty
ĐVT: 1.000.000 đồng.
Chỉ tiêu


2000

2001

2002

Doanh thu thuần

75.020

76.129

95.426

Giá vốn hàng bán

31.836

48.223

62.215

Lợi nhuận gộp

31.184

27.906

3.321


Khấu hao TSCĐ

8.792

8.036

8.002

CPBH và QLDN

8.368

9.001

9.009

Thu nhập trước thuế

14.024

10.869

6.200

Lãi vay

6.000

5.191


5.840

Thuế

3.120

3.310

4.213

Lãi ròng

4.909

2.278

6.147

Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh thu trong 2 năm 2001 và 2002 tăng
nhanh so với năm 2000. Tuy nhiên, năm 2002 doanh thu lại giảm so với năm
2001.
Năm 2001 công ty gặp khó khăn do giá cả đầu vào tăng làm cho giá vốn
tăng cao (cao nhất so với 2 năm còn lại. Mặt khác, vào năm 2001 công ty đã
hoàn thành dự án nâng cấp phân xưởng cho nên chi phí tăng cao. do vậy lãi
ròng của công ty giảm xuống so với năm 2000.
Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn bán hàng =
=

Lợi nhuận trước thuế
Giá vốn bán hàng

6.200
95.426

x 100%

x 100% = 0,0997 (9,97%)

Từ tỷ suất lợi nhuận trên ta thấy giá vốn bán hàng ảnh hưởng 9,97% đến
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
LNR

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Doanhthuthuáön
= 0,0644 = 6,44.
Năm 2002 ở công ty có được 100 đồng doanh thu mới tạo ra được 6,44
đồng lãi ròng.
- Khả năng thanh toán lãi vay ở công ty vào năm 2002:

Trang 22


Khả năng thanh toán lãi vay =
=

Laîitræåïc
thuãú
 Laîivay
Laîivay
12.040
2,06lần
5.840


So với năm 2001 (3,09 lần) khả năng thanh toán lãi vay của công ty năm
2002 thấp hơn năm 2001 là 1,03 lần.

Trang 23


PHẦN III

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ SỰ HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH SẢN
XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
ĐẾN NĂM 2005:

Dây chuyền sản xuất sản phẩm của công ty chưa hoàn thiện, dự kiến đến
năm 2005 công ty sẽ cơ cấu lại hệ thống sản xuất, đầu tư một số nhóm máy móc
thiết bị chuyên dùng: nhóm máy sấy, nhóm máy sơ chế.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất kinh
doanh sản phẩm trùng với công ty với dây chuyền, máy móc thiết bị hiện đại. Vì
vậy công ty phải phối hợp nhiều biện pháp để tăng năng suất lao động, kiểm soát
quá trình sản xuất nhằm giảm tỷ lệ phế phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo
thế cạnh tranh lành mạnh.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là Nhật, Hàn QUốc,
Liên Minh Châu Âu. Trong tương lai, công ty sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ
sang thị trường tiềm năng Bắc Mỹ gồm: Hoa Kỳ và Canada.
II. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY:

1. Cơ cấu sản xuất:
Cơ cấu sản xuất: gồm bộ phận sản xuất chính, bộ phận sản xuất phụ trợ,

bộ phận sản xuất phụ và bộ phận phục vụ sản xuất. Nhưng hiện nay, bộ phận sản
xuất phụ trong hệ thống sản xuất scủa công ty còn thiếu rất nhiều máy móc để
tận dụng các phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính nhằm tạo ra những sản phẩm
phụ như: thức ăn gia súc. Vì vậy công ty nên đầu tư máy móc, thiết bị vào bộ
phận này để tăng doanh thu cho công ty.
Kiểu cơ cấu sản xuất của công ty là: phân xưởng - nơi làm việc cho nên
nhiều công việc tập trung ở nơi làm việc tạo áp lực lớn cho người điều hành,
người quản lý cũng như công nhân viên trong công ty.

Trang 24


2. Dây chuyền sản xuất sản phẩm trong công ty:
Do đặc điểm của nguyên vật liệu và yêu cầu kỹ thuật để sản xuất ra sản
phẩm, phần lớn công ty sử dụng lao động phổ thông vào sản xuất. Do đó dây
chuyền máy móc thiết bị chưa đồng bộ, cho nên sản xuất không liên tục, phải
tạm dừng trong quá trình chế biến và từ đó không đánh giá được năng suất của
dây chuyền cũng như thời gian chế biến sản phẩm. Để nâng cao chất lượng sản
phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường, công ty nên cơ cấu lại hệ thống sản
xuất để dây chuyền sản xuất không bị gián đoạn, rút ngắn thời gian chế biến sản
phẩm.
3. Chu kỳ sản xuất sản phẩm:
Trong quá trình sấy khô sản phẩm, công ty đã lợi dụng thời tiết (nắng
nóng) để phơi sản phẩm trước khi đem vào máy sấy, nhưng quá trình tự nhiên
này đã kéo dài thời gian sản xuất. Đồng thời mùa mưa ảnh hưởng rất nhiều đến
quá trình sản xuất.
Trong thị trường cạnh tranh nhiều biến động, chu kỳ sản xuất càng ngắn
càng nâng cao khả năng của hệ thống sản xuất đáp ứng với những nhu cầu thay
đổi, chù kỳ sản xuất ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động và hiệu quả sử dụng
vốn lưu động trong khâu sản xuất. Do đó công ty cần dự tính trước lượng vốn

lưu động cần thiết, tối thiểu để đầu tư vào dự trữ nguyên liệu, vật liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu, bao bì ... đáp ứng hoạt động bình thường tránh tình trạng
thiếu hoặc thừa gây khó khăn cho sản xuất.

Trang 25


×