Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ khuyến nông tại Trạm khuyến nông huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.17 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------

GIÀNG MÍ CHÍNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
KHUYẾN NÔNG TẠI TRẠM KHUYẾN NÔNG HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Khuyến nông

Khoa

: Kinh tế & Phát triển nông thôn

Khoá học


: 2013 – 2017

Thái Nguyên - năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------

GIÀNG MÍ CHÍNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
KHUYẾN NÔNG TẠI TRẠM KHUYẾN NÔNG HUYỂN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN”

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Khuyến nông

Khoa


: Kinh tế & Phát triển nông thôn

Khoá học

: 2013 – 2017

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Trần Thị Ngọc

Thái Nguyên - năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Với bản thân Tôi lần thực tập này đã đem lại nhiều kiến thức, kỹ năng,
phương pháp và những trải nghiệm rất thực tế. Qua đợt thực tập này Tôi cơ
bản đã hình dung được công việc của một cán bộ Khuyến nông sau khi ra
trường và đi làm cần trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết nào đề có
thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Để có được kết quả thức tập ngày hôm nay, ngoài sự cố gắng của bản
thân Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Bố, Mẹ những người luôn động
viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ Tôi trong quá trình thực
tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm
khoa Kinh tế và phát triển nông thôn. Đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của
Th.s Trần Thị Ngọc giảng viên khoa Kinh tế và phát triển nông thôn. Cô Là
người đã truyền đạt cho Tôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình thực
tập thực hiện khóa luận.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các bạn trong nhóm thực tập đã có những
góp ý để bài làm của Tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến UBND huyện Phú Lương, lãnh
đạo các phòng ban của huyện, Ban lãnh đạo Trạm khuyến nông. Tôi xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc tới anh Bùi Phương Thảo người đã trực tiếp hướng dẫn Tôi
trong xuất quá trình thực tập tại cơ sở cũng như cán bộ viên chức Trạm
khuyến nông, đã cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá
trình tìm hiểu, nghiên cứu tại cơ sở.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2017.
Sinh viên
Giàng Mí Chính


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ khuyến nông Trạm khuyến
nông huyện Phú Lương năm 2017 .............................................. 16
Bảng 3.2: Nhiệm vụ của cán bộ Trạm khuyến nông huyện Phú Lương năm
2017 ........................................................................................... 20
Bảng 3.3: Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nông huyện Phú
Lương qua các năm 2014 - 2016................................................. 26
Bảng 3.4: Công tác xây dựng mô hình trình diễn về lĩnh vực Trồng trọt của
CBKN Trạm khuyến nông qua các năm 2014 - 2016 .................. 28
Bảng 3.5: Công tác xây dựng mộ hình trình diễn về lĩnh vực chăn nuôi qua
các năm 2014 - 2016................................................................... 31
Bảng 3.6: Công tác đào tạo, tập huấn cho người nông dân huyện Phú Lương
qua 3 năm (2014 - 2016) ............................................................. 33
Bảng 3.7: Công tác tổ chức tham quan hội thảo qua 3 năm 2014 - 2016 tại
Trạm khuyến nông huyện Phú Lương ......................................... 34
Bảng 3.8: Công tác thông tin tuyên truyền của CBKN huyện Phú Lương trong

3 năm 2014 - 2016 ...................................................................... 35
Bảng 3.9: Công tác dạy nghề trong các năm 2014 - 2016 của Trạm khuyến
nông huyện Phú Lương............................................................... 35
Bảng 3.10: Sự tham gia của người dân vào các hoạt động khuyến nông tại địa
phương (n=30) ............................................................................ 36
Bảng 3.11: Sự tham gia của người dân vào hoạt động xây dựng mô hình trình
diễn(n=30) ........................................................ ......................... 37
Bảng 3.12: Đánh giá của người dân khi tham gia mô hình trình diễn (n=7) ........ 38
Bảng 3.13: Sự tham gia của người dân vào hoạt động đào tạo tập huấn (n=30)
................................................................................................... 39


iii

Bảng 3.14: Đánh giá của người dân về hoạt động đào tạo tập huấn (n=18) .. 40
Bảng 3.15: Kết quả điều tra hộ nông dân về hoạt động tham quan hội thảo
(n=30)......................................................................................... 41
Bảng 3.16: Đánh giá của người dân về hoạt động thông tin tuyên truyền
(n=30)......................................................................................... 42


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trạm khuyến nông huyện Phú Lương năm
2017 ........................................................................................... 19


v


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

BVTV

Bảo vệ thực vật

CBKN

Cán bộ khuyến nông

CT

Chương trình

KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

MHTD

Mô hình trình diễn

NN


Nông nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

PTNT

Phát triển nông thôn


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ...................................................... v
MỤC LỤC .................................................................................................... vi
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập .................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ........................................................ 2
1.3.1. Nội dung............................................................................................... 2
1.3.2. Phương pháp thực hiện ......................................................................... 3
1.4. Thời gian thực tập ................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN ................................................................................. 5
2.1. Về cơ sở lý luận....................................................................................... 5
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ................................ 5

2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ........................... 6
2.2. Cơ sở thực tiến ........................................................................................ 7
2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác ................................................. 7
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương ................................................ 8
Phần 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................ 10
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ................................................................... 10
3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội..................... 10
3.1.2. Những thành tựu đã đạt được của Trạm Khuyến nông huyện Phú
Lương trong năm 2016 ................................................................................. 12


vii

3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập. Thuận
lợi ................................................................................................................. 15
3.2. Kết quả thực tập .................................................................................... 16
3.2.1. Mô tả nội dung thực tập ...................................................................... 16
3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập ..................................................................... 47
3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế .................................................. 47
3.2.4. Đề xuất giải pháp ................................................................................ 49
Phần 4: KẾT LUẬN ................................................................................... 52
4.1. Kết luận ................................................................................................. 52
4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 55


1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Hệ thống khuyến nông nhà nước Việt Nam chính thức được thành lập
theo Quyết định số 13/CP ngày 02/03/1993 của thủ tuớng Chính phủ. Qua gần
24 năm xây dựng và phát triển khuyến nông đã và đang khẳng định vị thế
quan trọng của mình trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở
nước ta.
Hệ thống khuyến nông tỉnh Thái Nguyên ra đời rất sớm và khẳng định
sự trưởng thành của mình thông qua các thành tích đáng kể về sự phát triển
nông nghiệp và nông thôn của tỉnh. Hoạt động của đội ngũ cán bộ khuyến nông
tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua đã có đóng góp đáng kể vào công cuộc
công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, góp phần nâng
cao đời sống kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, ổn định an sinh xã hội, giải
quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú
Lương ngày càng đa dạng, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa nên có
nhu cầu cao về các hoạt động cũng như dịch vụ khuyến nông. Vì thế, đòi hỏi
đội ngũ cán bộ khuyến nông phải hiểu biết rộng và có kỹ năng để thực hiện
các công tác khuyến nông một cách có hiệu quả.
Đề hiểu rõ hơn về công tác khuyến nông tại huyện Phú Lương tôi
đã tiến hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của đội
ngũ cán bộ khuyến nông tại Trạm khuyến nông huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên”


2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện
tại Trạm khuyến nông huyện Phú Lương.

Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng của công tác khuyến nông tại Trạm khuyến nông Phú Lương.
- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ trong hệ thống khuyến
nông tại huyện Phú Lương.
- Các thành tựu tại trạm khuyến nông đã làm được trong năm qua.
- Một số giải pháp nâng cao hiểu quả công tác khuyến nông tại huyện
Phú Lương.
Về thái độ đối với công việc
- Có thái độ học hỏi một cách nghiêm túc, chấp hành tốt các nội quy,
quy chế của cơ quan đơn vị đề ra
- Chăm chỉ học hỏi những cái mới, hòa nhập với mọi thành viên trong
cơ quan, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chuyên môn cũng như văn hóa
văn nghệ của cơ quan, có trách nhiệm với công việc được cấp trên giao.
Về kỹ năng sống
- Sau khóa thực tập bản thân sẽ hoàn thiện hơn về kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng ứng xử, kỹ năng xử lí tình huống, kỹ năng làm việc sẽ tốt hơn.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung
- Thông tin chung về Trạm khuyến nông huyện Phú Lương – tỉnh
Thái Nguyên.
+ Tổ chức bộ máy quản lý và cách thức điều hành của Trạm khuyến
nông huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.


3

+ Chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ Trạm khuyến nông huyện Phú
Lương – tỉnh Thái Nguyên.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
- Tiếp cận có sự tham gia hướng dẫn của cán bộ Trạm khuyến nông

huyện Phú Lương.
- Thảo luận, cùng cán bộ Trạm khuyến nông huyện Phú Lương.
- Thu thập thông tin thứ cấp:
Thu thập số liệu thống kê đã được công bố trong các văn bản báo cáo
của Trạm Khuyến nông huyện từ 2014 - 2016, liên quan đến điều kiện tự
nhiên, tình hình sử dụng đất đai, dân số, kết quả sản xuất nông nghiệp.
Các thông tin số liệu về tổ chức Trạm khuyến nông, số cán bộ khuyến
nông và các số liệu phản ánh về kết quả hoạt động khuyến nông như: số lớp tập
huấn kỹ thuật, mô hình trình diễn, số nông dân tham gia tập huấn, kinh phí hoạt
động khuyến nông được thu thập từ Trạm khuyến nông huyện Phú Lương.
- Thu thập thông tin sơ cấp:
Là nguồn số liệu được thu thập thông qua quá trình điều tra, phỏng vấn
30 hộ sản xuất về tình hình tham gia các hoạt động khuyến nông.
Chọn hộ phỏng vấn:
- Chọn xã điều tra phỏng vấn: Tôi tiến hành chọn mẫu 3 xã đại diện cho
huyện để điều tra: xã Động Đạt, xã Cổ Lũng và xã Yên Lạc
- Chọn hộ nông dân để điều tra: tại mỗi xã chọn 2 xóm đại diện cho xã
mỗi xóm phỏng vấn 5 hộ dựa vào phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Tổng
số dân được phỏng vấn là 30 hộ.
Phương pháp xử lý số liệu
Khi đủ số liệu, tiến hành kiểm tra, rà soát và chuẩn hóa lại thông tin, loại bỏ
những thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra. Toàn bộ số liệu thu thập
được tổng hợp, tính toán phục vụ cho đề tài.


4

1.4. Thời gian thực tập
- Thời gian: Từ ngày 13 tháng 01 đến ngày 23 tháng 04 năm 2017
- Địa điểm: Trạm khuyến nông huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

- Địa chỉ: Thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên


5

Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
- Khái niệm về nông nghiệp: Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương
thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi
trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc (nuôi trong nhà).
Công việc nông nghiệp cũng được biết đến bởi những người nông dân, trong
khi đó các nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến phương
pháp, công nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.
- Khuyến nông theo nghĩa rộng: khuyến nông là khái niệm chung để chỉ
tất cả những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và PTNT.
- Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp: khuyến nông là một tiến trình giáo
dục không chính thức mà đối tượng của nó là nông dân. Tiến trình này đem
đến cho người nông dân những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ
giải quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông
hỗ trợ các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải
thiện chất lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ. Khuyến nông là sử
dụng các cơ quan Nông, Lâm, Ngư, các trung tâm khoa học Nông, Lâm, Ngư
để phổ biến, mở rộng các kết quả nghiên cứu tới nông dân bằng phương pháp
thích hợp, để họ có thể áp dụng nhằm thu được nhiều sản phẩm hơn.
- Khái niệm MHTD
Mô hình trình diễn là phương pháp chuyển giao bằng xây dựng mô hình
thực tế để nông dân học tập qua: làm, quan sát, trao đổi và thảo luận
- Khái niệm hội thảo đầu bờ

Hội nghị đầu bờ là một cuộc họp của những nhà khoa học nông nghiệp
(nông học) với những người nông dân ngay trên bờ ruộng để hội thảo, giới


6

thiệu về loại nông sản mới hoặc loại thuốc bảo vệ thực vật mới hay những
phương pháp nông nghiệp mới đang trồng hoặc làm thí điểm để trình diễn
trên cánh đồng để họ tận mắt chứng kiến.
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
Căn cứ Nghị định số 13/1993/NĐ-CP ngày 02-03-1993 ban hành bản
Quy định về công tác khuyến nông
Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/06/2004 của chính phủ
về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của chính phủ
quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ luật viên chức số 58/2010/QH12;
Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của chính phủ
về khuyến nông;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 của chính phủ
về tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức;
Căn cứ Thông tư số 15/2013/TT-BNNPTNT ngày 26/02/2013 của bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định thực hiện một số điều của
Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/1/2010 của chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Quyết định số 2049/QĐ-UBND ngày 08/4/2014 của Ủy ban
nhân dân huyện Phú Lương, về việc ban hành Quy chế làm việc của Trạm
khuyến nông huyện Phú Lương.
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ
quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương;


7

Căn cứ Đề án số 1416/ĐA-UBND, ngày 22/12/2015 của UBND huyện
Phú Lương về tái cơ cấu nghành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện; quy hoạch xây
dựng nông thôn mới, đề án xây dựng nông thôn mới;
Căn cứ Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Phú Lương khóa XXIII
nhiệm kỳ 2015 - 2020.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác
Trạm khuyến nông huyện Phú Bình, tỉnh Thái nguyên tiến hành tư nhân
hóa hoạt động khuyến nông:
Tư nhân hóa khuyến nông là xu hướng mà ở đó vai trò cung cấp dịch
vụ của nhà nước được rút dần, thay vào đó là sự tham gia nhiều hơn của khu
vực ngoài nhà nước, kéo theo xu hướng tiếp cận mới của hoạt động Khuyến
nông là Khuyến nông có trả phí, thu hồi phí, hợp đồng với các đơn vị ngoài
nhà nước
Kinh nghiệm của Trạm cho thấy khuyến nông tư nhân thường có xu
hướng tập trung vào phục vụ nhóm khá giả và có nhiều nguồn lực vì nhóm
này quan tâm đến hoạt động khuyến nông có sinh lời, trong khi đó dễ bỏ qua
các nhóm nghèo hơn. Những nhóm không nhận được sự quan tâm của khuyến
nông nhà nước và tư nhân sẽ tìm kiếm thông tin từ các đại lý cung cấp đầu
vào, mặc dù những người này không được trang thiết bị kỹ năng khuyến nông
Trạm Khuyến nông huyện Đông Anh, Hà Nội tiến hành các hoạt động
khuyến nông theo nhu cầu:
Theo nhu cầu là khái niệm được sử dụng nhiều gần đây khi nói về hoạt

động khuyến nông, có nghĩa là thông tin, tư vẫn, các dịch vụ khác do các đơn
vị khuyến nông thể hiện đáp ứng nhu cầu của người dân. Theo nhu cầu nói


8

cách khác, tiếp cận cung cấp dịch vụ khuyến nông từ dưới lên thay cho tiếp
cận từ trên xuống.
Ở các nước như keynia, benin...đã áp dụng phương pháp này là thể chế
khuyến nông cần phải có sử thay đổi tương ứng, chủ yếu là theo hướng người
sử dụng dịch vụ khuyến nông được trao quyển quyết định.
Trạm khuyến nông huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên tiến hành khuyến
nông theo định hướng thị trường:
Khuyến nông theo định hướng thị trường là xu hướng phù hợp với bối
cảnh toàn cầu hóa, tư nhân hóa doanh nghiệp nông nghiệp. khuyến nông định
hướng thị trường bao gồm một loạt các dịch vụ kinh tế, xã hội, kỹ thuật và
pháp luật giúp cải thiện chất lượng và thời gian sản xuất; cung cấp các thông
tin về kinh tế, quản lí kinh doanh và thị trường, bí quyết giúp các tác nhân
trong chuỗi giá trị, nâng cao năng lực của người sản xuất và các tác nhân khác
trong chuỗi giá trị tạo sự liên kết đối với các tác nhân trong chuỗi.
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương
Thông qua những bài học kinh nghiệm của các địa phương trên địa bàn
tỉnh cũng như một số hoạt động khuyến nông tiêu biểu tại một số địa phương
của Việt Nam. Trạm khuyến nông huyện Phú Lương có những hướng phát
triển hoạt động khuyến nông cho riêng mình phù hợp với tình hình phát triển
của địa phương. Theo Trạm khuyến nông huyện Phú Lương nếu tiến hành tư
nhân hóa khuyến nông thì không thể mang lại hiểu quả mà cần phải đi kèm
với quá trình thay đổi hệ thống và có kế hoạch tốt( thừa nhận và thúc đẩy sự
thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các tác nhân).
Như vậy, cho dù có tư nhân hóa nhưng nhà nước vẫn phải đóng vai trò

như một nhà tài trợ nhất định nhằm đảm bảo cho sự bền vững của các CT
khuyến nông.


9

Trạm khuyến nông huyện Phú Lương cho hay nếu khuyến nông theo
nhu cầu được hình thành để phục vụ người sử dụng cuối cùng. Có nghĩa là
nhà cung cấp dịch vụ có trách nhiệm giải trình với người sử dụng dịch vụ thay
vì giải trình với các nhà tài trợ vốn như hiên nay. Tuy nhiên, tiếp cận như vậy
và theo nhu cầu như vậy, mục tiêu của mỗi tiếp cận không phải luôn là một.
Để thúc đẩy và hỗ trợ khuyến nông định hướng thị trường, cần hỗ trợ
đào tạo các đơn vị khuyến nông và nông dân, khuyến khích các tổ chức địa
phương và nông dân phân tích và lập kế hoạch sản xuất của họ ở cộng đồng
và hỗ trợ kỹ thuật, thông tin từ các đơn vị cung cấp khuyến nông.
Kinh nghiệm cho thấy muốn thực hiện khuyến nông định hướng thị
trường thì cần phải có đội ngũ cán bộ khuyến nông có tư duy sản xuất theo thị
trường. Việc này có thể được thực hiện qua thông qua nâng cao năng lực về
thị trường và marketing cho đội ngũ cán bộ khuyến nông cũng như trang bị kỹ
năng như thành lập nhóm, đàm phán, quản lý xung đột, sử dụng công nghệ
thông tin, thu thập và phân tích thông tin thị trường.


10

Phần 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội
Vị trí địa lý

Phú Lương là huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên, trung
tâm huyện là trị trấn Đu cách thành phố Thái Nguyên 22km theo quốc lộ 3.
- Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Kạn;
- Phía Nam giáp với thành phố Thái Nguyên;
- Phía Đông giáp với huyện Đông Hỷ;
- Phía Tây giáp với huyện Đại Từ và huyện Định Hóa.
Huyện Phú Lương nằm kề với thành phố Thái Nguyên và dọc theo quốc
lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng. Huyện có 16 đơn vị
hành chính gồm 2 thị trấn và 14 xã với dân số trên 107 nghìn người. Huyện có
tổng diện tích đất tự nhiên: 36.896,69 ha. Chia thành 04 vùng kinh tế:
Vùng phía Bắc gồm 3 xã: Yên Ninh, Yên Trạch, Yên Đổ. Vùng này
thích hợp cho phát triển kinh tế lâm nghiệp, trồng rừng phòng hộ; sản xuất
lương thực, cây ăn quả; chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
Vùng phía Tây gồm các xã: Ôn Lương, Hợp Thành, Phủ Lý. Vùng này
thích hợp cho phát triển kinh tế lâm nghiệp; sản xuất lương thực, hình thành
vùng lúa đặc sản; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
Vùng phía Đông gồm 4 xã: Vô Tranh, Tức Tranh, Phú Đô, Yên Lạc.
Vùng này có rất nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông, lâm,
thủy sản, hình thành vùng sản xuất chè trọng điểm, chè an toàn, đặc sản.
Vùng phía Nam gồm: Thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên và các xã: Động
Đạt, Phấn Mễ, Cổ Lũng, Sơn Cẩm. Đây là vùng sản xuất lương thực, giống
lúa; phát triển các khu chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp


11

Điều kiện tự nhiên
Địa hình, địa chất
Phú Lương là huyện có địa hình tương đối phức tạp, độ cao trung bình
so với mặt nước biển từ 100 - 400m

- Các xã phía Bắc và phía Tây Bắc có địa hình cao, chia cắt phức tạp
tạo nhiều khe suối, độ cao trung bình từ 300 - 400m. Các xã phía Nam có địa
hình bằng phẳng hơn với độ dốc thường dưới 15 tương đối thuận tiện cho
sản xuất nông nghiệp.
- Các loại đất phù xa, đất dốc tụ, đất đỏ vàng thích hợp cho phát triển
nhiều loại cây trồng khác nhau chỉ chiếm khoảng 23,5% diện tích đất tự nhiên
toàn huyện
Nhìn chung địa bàn huyện Phú Lương tuy tương đối phức tạp nhưng
có nhiều điều kiện, tiềm năng cho phát triển, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội,
du lịch với các vùng trong và ngoài tỉnh.
Khí hậu thời tiết
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình nên đặc trưng khí
hậu Phú Lương là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa, mùa đông lạnh
và mùa hè nắng nóng rõ rệt. trong mùa đông nhiệt độ thường xuống thấp, có
khi tới 3 C, thường xuyên có đợt gió mùa Đông Bắc hanh khô. Mùa nóng từ
tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, nhiều khi mưa lớn tập trung.
- Nhiệt độ trung bình năm 23,7 C, tổng tích nhiệt khoảng 8000 C, nhiệt
độ bình quân đạt trong ngày nóng khoảng 27,2 C
Tài nguyên rừng
Phú Lương là huyện miền núi thấp có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ
lớn. Tổng diện tích đất lâm nghiệp( có rừng) của huyện hiện nay là 19,282 ha.


12

Chế độ thủy văn
Phú Lương có mật độ sông suối lớn trữ lượng thủy văn cao, đủ cung
cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của cư dân trong huyện. Các sông suối
phân bố tương đối đều trong huyện, chảy qua hầu hết các xã, thuận tiện cho
phát triển thủy lợi.

Điều kiện kinh tế xã hội
Là huyện miền núi thuần nông, những năm gần đây, lĩnh vực nông
nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lương có những chuyển biến khá rõ nét. Tốc
độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản 6 năm
qua đạt 6,2%/năm (riêng năm 2016 ước đạt 1.012 tỷ đồng theo giá cố định
năm 2010); sản lượng chè búp tươi (cây thế mạnh của huyện) năm 2016 đạt
41.000 tấn, cao hơn gần 3.000 tấn so với năm 2010; bình quân hàng năm
chuyển đổi được trên 200ha chè trung du sang các giống chè mới (chỉ tiêu là
75ha/năm); từ năm 2010 trở lại đây, trung bình mỗi năm người dân trong
huyện trồng mới, trồng lại xấp xỉ 1.000ha rừng (chỉ tiêu là 700ha/năm); giá trị
sản xuất bình quân trên 1ha đất nông nghiệp năm 2016 đạt 75,3 triệu đồng,
cao hơn 26 triệu đồng so với năm 2010.
3.1.2. Những thành tựu đã đạt được của Trạm Khuyến nông huyện Phú
Lương trong năm 2016
Mô hình cánh đồng một giống quy mô 73 ha tại các xã trên địa bàn
huyện (Cánh đồng một giống HT1 tại xóm Đồng Xe xã Sơn Cẩm quy mô 10
ha; cánh đồng một giống Syn 6 tại xóm Làng Mới xã Hợp Thành quy mô 8
ha; cánh đồng một giống GS 9 tại xóm Giang 2 xã Phấn Mễ quy mô 5 ha;
cánh đồng một giống B-TE1 tại xóm Làng Phan, Làng Đông, Cây Thị xã Cổ
Lũng quy mô 35 ha; cánh đồng một giống HT9 tại xóm Khau Đu xã Yên
Trạch quy mô 7 ha; cánh đồng một giống Syn 6 tại xóm Đầm Rum xã Ôn
Lương quy mô 8 ha).


14

Ngoài ra Trạm còn triển khai một số mô hình như: Mô hình lúa lai hai dòng
TH3-5, lúa thuần An Dân, lúa thuần BG 6, lúa thuần GS 747, GS 333, lúa lai 3
dòng GS 55, lúa lai 3 dòng B-TE1.
Phối hợp với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội triển khai thử nghiệm

dòng lúa thuần mới DCG 66 tại xóm Tiến Bộ xã Hợp Thành với quy mô 0,5 ha.
Các mô hình lúa trên đều cho năng suất cao hơn so với giống lúa đối
chứng tại địa phương, đã tổ chức hội thảo đầu bờ để người dân thăm quan học
tập. Mô hình bí xanh NV46: diện tích 28 ha tại 02 xã Yên Ninh và Yên Trạch. Năng
suất trung bình đạt 1,5 tấn/sào. Giá bán trung bình dao động từ 3.000 - 4.000 đ/kg.
Mô hình chăn nuôi lợn ngoại: Chương trình lợn nạc đã thật sự có tác
dụng khuyến khích người chăn nuôi tham gia đầu tư, phát triển chăn nuôi lợn
theo hướng công nghiệp tập trung, quy mô lớn, áp dụng các thành tựu khoa
học và công nghệ. Nhờ có chương trình nên các mô hình trang trại, gia trại
nuôi lợn sinh sản từ vài chục đến hàng trăm con đã xuất hiện và phát triển
nhanh chóng.
Chăn nuôi phát triển đồng nghĩa với việc lượng chất thải rất nhiều. Để
giải quyết vấn đề này Trạm đã phối hợp với dự án QSEAP thuộc Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ người dân, trong năm
xây dựng được 47 công trình bioga. Chương trình khí sinh học(Biogas) là một
công nghệ đa lợi ích (kinh tế, môi trường, xã hội). Cung cấp khí đốt, giảm
thiểu được ô nhiễm môi trường vừa giúp tận dụng được phụ phẩm trong
chăn nuôi. Thấy rõ được lợi ích của công trình nên các hộ chăn nuôi tham
gia và đánh giá rất cao.
Phối hợp với Dự án phát triển nông thôn miền núi triển khai chương
trình hỗ trợ bò giai đoạn II của dự án với 20 con bò lai Sind (mỗi xã 10 con)
tương đương 360 triệu đồng tại xã Hợp Thành, Phú Đô.


15

Thông tin tuyên truyền là một nội dung hoạt động khuyến nông,
thông tin nhanh, rẻ tiền. Thông qua các chương trình phát trên tivi, sách
báo, tờ rơi, các bản tin… khuyến nông sẽ cung cấp cho bà con nông dân
những thông tin, kiến thức khoa học kỹ thuật liên quan tới sản xuất nông

nghiệp được cập nhật hàng ngày.
Trong năm qua, hoạt động thông tin tuyên truyền của Trạm đã kết hợp
với đài truyền thanh, truyền hình tỉnh và huyện phát các chương trình truyền
hình, truyền thanh có nội dung chuyên đề về công tác khuyến nông, khuyến
lâm và kết quả các mô hình. Bên cạnh các chương trình phát thanh, truyền hình
trạm kết hợp với Phòng Nông nghiệp của huyện phát hành tài liệu kỹ thuật, in
tờ rơi, cấp phát nông lịch, bản tin khuyến nông…. Trong đó số lượng tờ rơi, và
tài liệu kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp là nhiều nhất. Loại tài liệu này thường
được cấp phát cho hộ gia đình thông qua các buổi tập huấn và tham quan hội
thảo. Qua đó nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả đã mở rộng quy mô, duy trì và
phát triển bền vững qua nhiều năm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân
như: Chăn nuôi lợn ngoại, mô hình trồng thâm canh Bí xanh NV46, mô hình
trồng Khoai lang.
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập.
Thuận lợi:
- Có sự hướng dẫn tận tình của Th.s Trần Thị Ngọc giảng viên khoa
KT&PTNT.
- Được sự giúp đỡ hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Trưởng Trạm, Phó Trạm
và các cán bộ Khuyến nông trong Trạm Khuyến nông của huyện Phú Lương.
- Nguồn tài liệu phục vụ cho bài viết khóa luận phong phú, đa dạng, địa
bàn thực tập nằm ở trung tâp huyện nên thuận lợi cho việc đi lại, sinh hoạt
hàng ngày như ăn, ở cũng thuận lợi.


16

Khó khăn:
- Chưa có nhiều kỹ năng mềm và kiến thức chuyên ngành còn hạn hẹp
nên gặp nhiều khó khăn trong công việc cũng như trình bày ý tưởng của mình.
- Lần đầu được tiếp xúc với môi trường mới nên cảm thấy lo lắng về

khả năng của bản thân.
- Khi gặp các vấn đề mới những lỗi phát sinh trong quá trình làm việc
thì rất lúng túng trong việc xử lý và thường là phải nhờ sự giúp đỡ của các
anh chị khác .
- Con bỡ ngỡ trong công việc được giao.
- Chưa được rèn luyện dưới áp lực công việc lớn.
- Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quản lí thời gian còn chưa tốt.
3.2. Kết quả thực tập
3.2.1. Mô tả nội dung thực tập
3.2.1.1. Nội dung thứ nhất:
a.Thông tin chung về Trạm khuyến nông huyện Phú Lương – tỉnh Thái
Nguyên
Bảng 3.1: Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ khuyến nông Trạm
khuyến nông huyện Phú Lương năm 2017
STT

Họ và tên

1

Vũ Thăng Long

2

La Thị Bình

3

Giới
tính


Chức Vụ

Trình độ
chuyên môn

Nam

Trưởng trạm

Ths. Trồng trọt

Nữ

P. Trưởng trạm

KS. Chăn Nuôi

Bùi Phương Thảo

Nam

P. Trưởng trạm

Ths. Chăn Nuôi

4

Hoàng Anh Đức


Nam

Viên Chức

KS Kinh tế

5

Bùi Thanh Tùng

Nam

HĐLĐ

KS. Kế Toán

6

Lê Thị Quỳnh Anh

Nữ

HĐLĐ

Ths. Trồng trọt


17

7


Nguyễn Mạnh Hưng

Nam

HĐLĐ

Trồng trọt

8

Liêu Huy Hợp

Nam

HĐLĐ

KS. PTNT

9

Phạm Thu Hạnh

Nữ

Viên Chức

Ths. Lâm Sinh

10


Phạm Thị Hà

Nữ

Công chức

KS. Chăn Nuôi

11

Trần Thúy An

Nữ

HĐLĐ

Ths. Khuyến Nông

12

Lê Thị Yên

Nữ

Viên Chức

TC. Trồng Trọt

13


Nguyễn Thị Thanh

Nữ

HĐLĐ

KS. Trồng Trọt

14

Ma Thị Dung

Nữ

Viên Chức

KS. Chăn Nuôi

15

Trần Thị Thủy

Nữ

Viên Chức

BS. Thú Y

16


Lưu Văn Biên

Nam

HĐLĐ

KS. Chăn Nuôi

17

Nông Thị Dinh

Nữ

Viên Chức

KS. Lâm Sinh

18

La Thị Thùy Lê

Nữ

HĐLĐ

Ths. Kinh Tế

19


Trương Thị Tư

Nữ

Viên Chức

KS Trồng Trọt

20

Lê Xuân Đạt

Nam

HĐLĐ

Ths. Chăn Nuôi

21

Lý Việt Hà

Nam

Viên Chức

KS. Trồng Trọt

22


Nông Thị Nghĩa

Nữ

HĐLĐ

KS. Lâm Sinh

23

Lê Văn Thành

Viên Chức

KS. Chăn Nuôi

24

Nông Thị Thu Chiên

Nữ

Viên Chức

BS. Thú Y

25

Nguyễn Thanh Huệ


Nữ

Viên Chức

KS. Trồng trọt

26

Nguyễn Thị Hương Thanh

Nữ

Viên Chức

KS. Chăn Nuôi

27

Nguyễn Xuân Việt

Nam

Viên Chức

KS. Lâm Sinh

28

La Văn Thanh


Nam

Viên Chức

KS. Kinh Tế

29

Hoàng Thị Phương

Nữ

Viên Chức

KS. Kinh Tế

30

Nguyễn Mạnh Cường

Nam

HĐLĐ

Ths. Khuyến Nông

31

Triệu Quý Thiện


Nam

Viên Chức

KS. Trồng Trọt

32

Phan Hải Đăng

Nam

Viên Chức

KS. Lâm Sinh

33

Lý Minh Đài
Nữ
Viên Chức
BS. Thú Y
(Nguồn: Trạm Khuyến nông huyện Phú Lương)


×