Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGÔ CHỊU HẠN ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.4 KB, 29 trang )

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGÔ CHỊU HẠN
ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI

SỰ KIỆN MON 87460

Tổ chức đăng ký: Công ty TNHH Dekalb Việt Nam
72 – 74 Nguyễn Thị Minh Khai
Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

THÁNG 10 NĂM 2014


© Bản quyền thuộc về Tập đoàn Monsanto, năm 2014
Tài liệu này được bảo vệ theo luật và các điều khoản của luật bản quyền quốc gia và
quốc tế. Các tổ chức, cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật hiện hành có quyền sử dụng tài liệu này. Ngoài ra, mọi hình thức sử dụng, sao
chép, lưu hành hoặc đăng tải thông tin trong tài liệu này và bất kỳ tài liệu nào kèm theo
nếu không có sự đồng ý trước của Tập đoàn Monsanto và các chi nhánh của Tập đoàn
đều bị nghiêm cấm.


MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CHUNG.....................................................................................................
1. Tổ chức đăng ký cấp Giấy xác nhận...............................................................................
2. Tên sự kiện chuyển gen đăng ký cấp Giấy xác nhận......................................................
II. THÔNG TIN VỀ CÂY CHỦ NHẬN GEN...................................................................
1. Tên cây chủ nhận gen.....................................................................................................
2. Thông tin về lịch sử canh tác, phát triển giống và khả năng có thể gây tác động bất
lợi đến sức khỏe con người và vật nuôi.........................................................................
4. Thông tin về lịch sử sử dụng cây chủ làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.......................
III. THÔNG TIN VỀ SINH VẬT CHO GEN....................................................................


1. Tên sinh vật cho gen.......................................................................................................
2. Thông tin lịch sử tự nhiên liên quan đến an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi........
3. Thông tin về chất chống dinh dưỡng, độc tố và chất gây dị ứng trong tự nhiên.............
4. Thông tin về lịch sử sử dụng trong chuỗi thực phẩm, thức ăn chăn nuôi......................
IV. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN GEN – SỰ KIỆN
ĐẬU TƯƠNG MON 87460........................................................................................
A. Thông tin về đoạn gen chèn vào..................................................................................
1. Thông tin chung............................................................................................................
2. Quá trình chuyển gen tạo sự kiện ngô 87460................................................................
B. Thông tin về sự kiện ngô MON 87460.........................................................................
1. Thành phần dinh dưỡng và tính an toàn của sự kiện ngô MON 87460.........................
2. Thông tin về đoạn gen chèn vào tạo sự kiện ngô MON 87460.....................................
3. Mô tả đặc điểm kiểu hình của tính trạng mới...............................................................
4. Hiện trạng cấp phép đối với sự kiện ngô MON 87460 trên toàn cầu............................
V. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ KIỆN NGÔ MON 87460 ĐỐI
VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI.....................................................
1. So sánh sự khác biệt về thành phần hợp chất và hàm lượng dinh dưỡng giữa sự kiện
ngô MON 87460 và thực vật nhận gen........................................................................
2. Đánh giá khả năng chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là các chất mới
khi sử dụng làm thực phẩm/thức ăn chăn nuôi............................................................

i


3. Đánh giá khả năng gây độc, gây dị ứng của các chất mới khi sử dụng làm thực phẩm
và thức ăn chăn nuôi...................................................................................................
4. Đánh giá khả năng hình thành các hợp chất mới, khả năng gây bệnh hoặc các tác
động bất lợi khác đến sức khỏe con người và vật nuôi................................................
VI. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TIỀM ẨN CỦA SỰ KIỆN
NGÔ MON 87460 ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI.............

VII. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................................
1. Kết luận........................................................................................................................
2. Đề nghị.........................................................................................................................

ii


TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA SỰ KIỆN NGÔ MON
87460
ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ VẬT
NUÔI
(Theo Phụ lục 03 Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/01/2014 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn)
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tổ chức đăng ký cấp Giấy xác nhận
-

Tên tổ chức đăng ký: Công ty TNHH Dekalb Việt Nam

-

Người đại diện của tổ chức: Nguyễn Đình Mạnh Chiến, Tổng Giám đốc

-

Đầu mối liên lạc của tổ chức: Nguyễn Thúy Hà, Giám đốc Pháp chế

-

Địa chỉ: Phòng 1303, Tòa nhà Centec, 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai,

Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

-

Điện thoại: +84 8 3823 3474/+84 972 330 816

-

Email:

Fax: +84 8 3823 3473

2. Tên sự kiện chuyển gen đăng ký cấp Giấy xác nhận
-

Tên thông thường: Cây Ngô

-

Tên khoa học: Zea mays L.

-

Tên thương mại: Genuity DroughtGard

-

Sự kiện chuyển gen: Sự kiện MON 87460, ngô chịu hạn

-


Tính trạng liên quan đến gen được chuyển: Chịu hạn

-

Mã nhận diện duy nhất (nếu có): MON-8746Ø-4

-

Tên tổ chức tạo giống: Tập đoàn Monsanto, Hoa Kỳ

3


II. THÔNG TIN VỀ CÂY CHỦ NHẬN GEN
1. Tên cây chủ nhận gen
Tên thông thường: Cây Ngô
Tên khoa học: Zea mays L.
Vị trí phân loại: Cây ngô (Zea mays. L) thuộc chi ngô Zea, phân họ ngô
(Maydeae), họ phụ hòa thảo (Panicoideae), họ hòa thảo (Gramineae).
2. Thông tin về lịch sử canh tác, phát triển giống và khả năng có thể gây tác động bất
lợi đến sức khỏe con người và vật nuôi
Từ những bằng chứng hóa thạch, những kết quả nghiên cứu khảo cổ học, tế
bào học và di truyền học, Jones cùng các cộng sự (1995) tại Đại học bang
Washington – Pullman (Hoa Kỳ) cho rằng ngô có nguồn gốc phát sinh từ Trung Mỹ.
Quá trình thuần hóa ngô diễn ra vào khoảng 7.000 -10.000 năm trước công nguyên
tại miền trung Mexico và tổ tiên của nó là loại cỏ teosinte hoang dại gần giống nhất
với ngô ngày nay vẫn còn tìm thấy ở khu vực sông Balsas, Mexico (Goodman và
Galinat, 1988). Từ nguồn gốc Trung Mỹ, cây ngô được di nhập đến phần còn lại của
thế giới, cụ thể là đến châu Âu và châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 và được

phát hiện ở Trung Quốc vào khoảng năm 1.575. Trong khi các giả định về nguồn gốc
di truyền của ngô chưa được chứng minh, các nhà khoa học đều cho rằng ngô hoang
dại teosinte đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của cây ngô.
Ngô được gieo trồng rộng khắp thế giới với sản lượng hàng năm cao hơn bất
kỳ cây lương thực nào. Hoa Kỳ là nước sản xuất gần một nửa sản lượng ngô của thế
giới. Các nước sản xuất ngô hàng đầu khác còn có Trung Quốc, Brazil, Mexico,
Argentina, Ấn Độ, Pháp, Indonesia, Nam Phi và Italia. Chỉ tính riêng trong năm
2008, tổng diện tích trồng ngô trên toàn cầu là hơn 160 triệu Ha, đạt sản lượng 822,7
triệu tấn (FAOSTAT, 2009). Ngô được trồng rộng rãi ở hầu hết các bang của Hoa Kỳ
với sản lượng 307,14 triệu tấn vào năm 2009 đạt giá trị kim ngạch 48,6 tỷ USD
(USDA-NASS, 2010).
Những năm đầu thập niên 1920 mở đầu cho thời kỳ phát triển các giống ngô
lai (Wych, 1988). Giống ngô lai đầu tiên “Copper Cross” được canh tác trên diện
tích nhỏ tại khu vực vành đai ngô (Corn Belt) ở Hoa Kỳ vào năm 1924 (Crabb,
1947). Cho tới giai đoạn 1934-1936, trong điều kiện thời tiết khô hạn, những người
4


trồng ngô đã bắt đầu nhận thức được tính ưu việt của giống lai so với giống thuần
(Wych, 1988) về năng suất và sức sống của cây con nhờ ưu thế lai và từ đó chấp nhận
và ứng dụng rộng rãi các giống ngô lai.
Các thông tin liên quan đến các tính trạng có thể gây tác động bất lợi đến sức
khỏe con người và vật nuôi được trình bày chi tiết trong mục V.
3. Thông tin về sự an toàn của cây nhận gen, vấn đề về độc tính và tính gây dị ứng
Cho đến nay, chưa có tài liệu nào công bố về ảnh hưởng bất lợi của ngô đối
với sức khỏe con người và động vật. Ngô không mang tính độc, không tạo ra các chất
mang tính độc hoặc các yếu tố chống dinh dưỡng có thể gây hại cho con người
(Watson, 1982; White và Pollak, 1995). Ngô cũng không phải là thực phẩm gây dị
ứng đối với con người mặc dù đã có vài báo cáo về dị ứng khi sử dụng ngô làm thức
ăn (Pastorello và cs., 2000; OECD, 2002a; Pasini và cs., 2002). Cho đến nay đã có

hai trường hợp báo cáo về dị ứng khi ăn ngô ở Hoa Kỳ (Pauls và Cross, 1998; Tanaka
và cộng sự, 2001). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu độc lập trước đó của Jones và cộng
sự (1995) kết luận rằng những người bị dị ứng với ngô cũng bị dị ứng với các loại
phấn hoa và hạt ngũ cốc khi sử dụng làm thực phẩm hoặc gia vị. Ngoài ra, có sáu
trường hợp dị ứng ở Italia do tiêu thụ một số sản phẩm từ ngô (Pastorello và cs.,
2000; Pasini và cs., 2002). Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy những bệnh nhân
này đều mẫn cảm với phấn hoa và với các loại hạt ngũ cốc khác, không chỉ riêng với
ngô. Điều này cho thấy nguy cơ gây độc hoặc gây dị ứng cho con người khi sử dụng
ngô làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi là không xảy ra hoặc là rất thấp (Pastorello
và cs., 2000; Pasini và cs., 2002).
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD (2002) đã công bố các chất
chống dinh dưỡng (anti-nutrients) có trong ngô, bao gồm 2,4-dihydroxy-7-methoxy2H-1,4-benzoxazin-3(4H)-one (DIMBOA), axit phytic, raffinose, trypsin và chất ức
chế chymotrypsin. Trong số này, axit phytic là một chất chống dinh dưỡng quan trọng
đối với động vật, đặc biệt là động vật không thuộc nhóm nhai lại nhờ chức năng sinh
học giảm thiểu hàm lượng của phốt pho trong các mô cây ngô xuống dưới 15%.
Trong chế độ thức ăn chăn nuôi lợn và gia cầm, enzyme phytase được bổ sung để
tăng hiệu quả chuyển hóa phốt pho. Đối với thành phần DIMBOA, OECD không đề
nghị phân tích do hàm lượng tìm thấy khác nhau trong các giống ngô lai. Raffinose là
một phân tử carbonhydrate trọng lượng phân tử thấp trong hạt ngô gây sinh khí và
đầy hơi. Trypsin và chất ức chế chymotrypsin tồn tại với hàm lượng thấp trong ngô
5


và không có tác động đáng kể đến sức khỏe con người (White và Pollak, 1995).
4. Thông tin về lịch sử sử dụng cây chủ làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi
Từ năm 2.700 trước công nguyên ngô đã được trồng làm cây thực phẩm tại
Mexico (Salvador, 1997). Thổ dân Châu Mỹ cũng thuần hóa và tăng cường sử dụng
ngô sau khi nhận ra tiềm năng của cây trồng này làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi
và chất đốt. Khi người Châu Âu di cư đến Mỹ thì ngô đã là cây trồng phổ biến tại đây
(Kastner, 1980), những người di cư này nhanh chóng chấp nhận và sử dụng ngô như

là cây trồng chính. Vào cuối thế kỷ 19, khoảng 90% người dân Mỹ sử dụng ngô làm
nguồn thực phẩm chính (Hardeman, 1981).
Ở Việt Nam, cây ngô được đưa vào canh tác khoảng 300 năm trước đây (Ngô
Hữu Tình và cộng sự, 1997). Cây ngô là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau cây lúa
và được trồng rộng rãi trong cả nước, điển hình là các tỉnh Sơn La, Đăklăk, Đồng
Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nghệ An, An Giang và Đồng Tháp.
Hạt ngô có chứa 82% nội nhũ, 12% phôi, 5% tầng cám, 1% chân hạt và 2,2%
phần cám sợi thô .
Các sản phẩm thực phẩm từ ngô rất phong phú được sử dụng rộng rãi trong
các ngành công nghiệp thực phẩm chế biến, sản xuất ethanol, chưng cất đồ uống. Bắp
ngô bao tử được sử dụng làm rau xanh.
Ngô là nguồn nguyên liệu chính trong sản xuất thức ăn chăn nuôi vì có giá trị
dinh dưỡng cao, giá rẻ (OECD, 2002). Do có thành phần chất bột cao, chất xơ thấp
nên ngô được coi là nguồn năng lượng có giá trị nhất làm thức ăn chăn nuôi bò, lợn,
gia cầm. Ngô nghiền được trộn với các thành phần thức ăn chăn nuôi giàu đạm,
vitamin, và chất khoáng bổ sung để cân bằng tỷ lệ dinh dưỡng theo yêu cầu của từng
loại thức ăn chăn nuôi (Leath và Hill, 1987). Hạt ngô chiếm hầu hết năng lượng
chuyển hóa của các loại ngũ cốc sử dụng trong thức ăn chăn nuôi . Toàn bộ thân cây
ngô (cả thân và bắp) còn được thu hoạch, băm nhỏ và lưu kho dùng dần làm thức ăn
chăn nuôi béo gia súc và cho bò sữa (Newcomb, 1995).
Ngoài sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, ngô còn là nguyên liệu
của nhà máy sản xuất rượu, cồn và dược phẩm. Theo kết quả tổng hợp, ngô được sử
dụng để sản xuất ra khoảng 670 mặt hàng khác nhau trong các ngành công nghiệp
lương thực, thực phẩm, dược và công nghiệp nhẹ.
6


III. THÔNG TIN VỀ SINH VẬT CHO GEN
1. Tên sinh vật cho gen
Sinh vật cho protein CSPB

a. Tên thông thường: Vi khuẩn Bacillus subtilis
b. Tên khoa học:

Vi khuẩn Bacillus subtilis

c. Vị trí phân loại:
Vi khuẩn Bacillus subtilis là vi khuẩn gram dương hình thành bào tử, được tìm
thấy tự nhiên trong đất.
Vi khuẩn Bacillus subtilis thuộc chi Bacillus, họ Bacillaceae, bộ Bacillales, lớp
Bacilli, ngành Firmicutes, giới Bacteria
Sinh vật cho protein NTPII
a. Tên thông thường: Chủng vi khuẩn Escherichia coli K-12
b. Tên khoa học:

Chủng vi khuẩn Escherichia coli K-12

c. Vị trí phân loại:
Vi khuẩn Bacillus thuringiensis là vi khuẩn gram âm, tồn tại phổ biến trong
môi trường và có trong cả hệ tiêu hóa của các loài động vật có xương sống bao
gồm cả con người.
Vi khuẩn Bacillus thuringiensis thuộc chi Bacillus, họ Bacillaceae, bộ
Bacillales, lớp Bacilli, ngành Firmicutes, giới Bacteria.
2. Thông tin lịch sử tự nhiên liên quan đến an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
Protein CSPB
Protein CSPB của vi khuẩn B. subtilis cũng giống như nhiều protein vi khuẩn
khác có mặt phổ biến trong thức ăn của con người và trong nhiều loại thức ăn thông
thường. CSBP thuộc họ protein sốc lạnh (CSP) . Họ protein này bao gồm các protein
thực vật và vi khuẩn có miền sốc lạnh (CSD) với trình tự axit amin có độ tương đồng
cao với trình tự protein CSPB . CSPB của vi khuẩn B. subtilis tương đồng với các
protein CSP trong các loài E. coli, Lactobacillus, Lactococcous, và Bifidobacterium

(Bảng 1), đây là các vi khuẩn được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp chế
biến sản phẩm từ sữa, các sản phẩm probiotic với các vi khuẩn sống (Morea và cs.,
7


1999; Ogier và cs., 2002; ). Thêm vào đó, các
loài Bacillus, Lactobacillus và Lactoccoccus có protein CSP cũng tham gia vào nhiều
quá trình lên men sữa, thịt, ngũ cốc và rau. Lên men thực phẩm được thực hành phổ
biến và đây là một công nghệ cổ điển để bảo quản thực phẩm rất thông dụng ở nhiều
quốc gia khác nhau.
Các protein tương tự như CSPB trong B. subtilis cũng tìm thấy trong gạo
(Oryza sativa L.) và lúa mỳ (Triticum aestivum L.) (Bảng 1). Các miền sốc lạnh của
protein có CSD trong protein CSP của gạo và lúa mì tương đồng đến 40-50% với
toàn bộ trình tự của protein CSPB của B. subtilis. Gần đây, Karlson và Imai đã phân
tích tin sinh so sánh với cơ sở dữ liệu GenBank và kết luận các protein có các CSD
có độ bền vững cao thường tồn tại trong các cây thực phẩm như ngô, lúa mạch và đậu
tương. Như vậy, sự phân giải các protein thực vật có CSD sẽ giải phóng ra các đoạn
hay phần CSD bền vững cao này vào hệ tiêu hóa của con người. Do đó hàng ngày
con người đã tiêu thụ các protein thực vật tương đồng với protein CSPB.
Protein CSPB trong MON 87460 là tương tự như các protein CSP của vi
khuẩn và protein có miền CSD trong các cây thực phẩm là những protein rất phổ biến
trong chế độ ăn của con người và trong các thực phẩm thông dụng cho thấy con
người đã có lịch sử tiếp xúc an toàn với loại protein này.
Protein NPTII
Protein NPTII được sử dụng phổ biến để đánh dấu tính kháng kháng sinh làm
vô hiệu neomycin và các kháng sinh liên quan khác. NPTII là rất phổ biến trong E.
coli và do đó tồn tại phổ biến trong hệ tiêu hóa của con người . NPTII đã được sử
dụng làm dấu chuẩn chọn lọc trong nhiều loại cây trồng bao gồm cà chua, bông, hạt
cải dầu và ngô. NPTII đã được FDA đánh giá là an toàn và cho phép được sử dụng
NPTII làm phụ gia thực phẩm . Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) cũng ban

hành quy chế miễn trừ dư lượng tối đa cho phép đối với việc sử dụng NPTII làm dấu
chuẩn chọn lọc trong các sản phẩm nông nghiệp thô (40 CFR Part 174.521). Hàng
loạt các nghiên cứu đã chứng minh sự tồn tại của gen kháng kháng sinh này trong bất
kỳ cây trồng hay sản phẩm cây trồng nào đều không có ảnh hưởng đến tính an toàn
thực phẩm (Miki và McHugh tổng hợp, 2004).

8


Các nghiên cứu sử dụng protein NPTII nguyên chất cho thấy NPTII phân giải
nhanh trong dịch ruột và dịch dạ dày mô phỏng. Từ kết quả này có thể khẳng định
protein NPTII không gây phản ứng dị ứng .
Như vậy dựa trên các bằng chứng trên có thể kết luận protein NPTII là an toàn
để sử dụng làm dấu chuẩn chọn lọc trong cây trồng biến đổi gen .
3. Thông tin về chất chống dinh dưỡng, độc tố và chất gây dị ứng trong tự nhiên
Các sinh vật cho gen không phải là nhân tố gây bệnh, đã được chứng minh an
toàn trong sử dụng và tới nay không có bất kỳ báo cáo nào về ảnh hưởng bất lợi liên
quan đến tính an toàn.
Vi khuẩn B. subtilis cho gen cspB
Tính an toàn của vi khuẩn B. subtilis và các sản phẩm phân lập từ B. subtilis
để sử dụng trong thực phẩm đã được khẳng định. Năm 1999, Bộ Thực phẩm và Dược
phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chứng nhận enzyme phân lập từ vi khuẩn này là được thừa
nhận là an toàn (GRAS) (U.S.FDA, 1999). Cục Bảo vệ Môi trường (EPA) cũng ban
hành miễn trừ không phải đánh giá thêm cho B. subtilis theo qui định trong Đạo luật
kiểm soát chất độc (TSCA) (U.S. EPA, 1997). Hồ sơ chi tiết về tính an toàn của B.
subtilis cũng đã được đánh giá trong đánh giá an toàn của các enzyme trong chế biến
thực phẩm bao gồm α-acetolactate, decarboxylase, α-amylase, maltogenic amylase,
và pullulanase .
Hơn nữa, B. subtilis đã được kiểm tra tính gây độc cấp độ tế bào trên tế bào
buồng trứng K1 (CHO-K1) chuột hamster Trung Quốc do sản sinh các độc tố trong

ruột gây hoặc không gây thiếu máu , độc tính cấp tính đối với chuột BALB/c, và tính
độc mãn tính đối với chuột, thỏ, và lợn . Kết quả nghiên cứu cho thấy B. subtilis
không gây ảnh hưởng độc, và không có tính tương đồng với các vi khuẩn gây bệnh.
Do đó có thể kết luận B. subtilis là không gây bệnh và an toàn đối với sự tiêu thụ của
con người .
Các loài vi khuẩn Bacillus đã được thương mại sử dụng làm probiotic lợi khuẩn
rộng khắp thế giới bao gồm Hoa Kỳ, Mexico, Châu Âu, Nam Á . Các lợi khuẩn này
là các thực phẩm chức năng có chứa các vi khuẩn hay nấm men có lợi. Ví dụ của các
sản phẩm lợi khuẩn đã được thương mại hóa sử dụng cho con người và động vật, có
chứa bào tử Bacillus bao gồm Bidisubtilis (Bidiphar, Vietnam), BioGrow (Provita
9


Eurotech Ltd., UK), BioPlus 2B (Christian Hansen Hoersholm, Denmark),
Biosporin (Biofarm, Ukraine), Biostart  (Microbial Solutions, South Africa and
Advanced Microbial Systems, USA), Lactipan Plus (Istituto Biochimico Italiano
SpA, Italy), Liqualife (Cargill, USA), Medilac (Hanmi Pharmaceutical Co., China),
Nature’s First Food (Nature’s First Law, USA) . Các sản phẩm lợi khuẩn cho con
người còn được sử dụng trong liệu pháp vi khuẩn chữa trị cho người bị rối loạn
đường tiêu hóa do việc bổ sung vi khuẩn B. subtilis sẽ giúp tái tạo hệ vi sinh vật
thông thường sau quá trình sử dụng kháng sinh liều cao hoặc thời gian đau ốm .
Vi khuẩn E. coli K-12 cho gen nptII
Gen nptII được phân lập từ gen nhảy Tn5 của E.coli K-12. Vi khuẩn E. coli

rất phổ biến trong môi trường và có thể tìm thấy trong hệ tiêu hóa của các loài
động vật có xương sống bao gồm cả con người . Tính an toàn của E. coli đã được
FDA đánh giá trong phần đánh giá an toàn trong sản xuất enzyme đông sữa chymosin
phân lập từ E. coli K-12 . Kết quả cho thấy sinh vật cho gen được đánh giá là an toàn
và FDA khẳng định việc sản xuất enzyme đông sữa là an toàn GRAS.


E. coli là một trong các vi sinh vật được nghiên cứu nhiều nhất trong phòng
thí nghiệm với lịch sử sử dụng an toàn trong phòng thí nghiệm. E. coli đại diện cho
một trong số các vi sinh vật được hiểu rõ nhất, và đã được giải trình tự toàn bộ hệ gen
. E. coli đã được xác định trong các hướng dẫn an toàn cấp quốc gia và quốc tế là
loại vi sinh vật an toàn về mặt sinh học để sử dụng trong nhân dòng nhiều loại gen và
các vector biểu hiện, cũng như được sử dụng để sản xuất protein trong nhiều ứng
dụng thương mại . Cho tới nay không có gen mang tính độc nào được phát hiện trong
E. coli K-12 so với các chủng E. coli gây bệnh .
4. Thông tin về lịch sử sử dụng trong chuỗi thực phẩm, thức ăn chăn nuôi
Như đã trình bày ở mục III.2 và III.3, vi khuẩn B. subtilis rất phổ biến
trong môi trường, đã được sử dụng trong sản xuất thực phẩm và có trong thành phần



Nhãn hiệu đã đăng ký







10


một số công thức lợi khuẩn nhất định. Tính an toàn của B. subtilis và các sản phẩm
phân lập từ vi khuẩn này sử dụng trong thực phẩm đã được khẳng định rõ ràng.
Vi khuẩn E. coli K-12 rất phổ biến trong môi trường và được tìm thấy trong hệ
tiêu hóa của các loài động vật có xương sống bao gồm cả con người. E. coli là một
trong các vi sinh vật được nghiên cứu nhiều nhất trong phòng thí nghiệm với lịch sử

sử dụng an toàn trong phòng thí nghiệm. E. coli đại diện cho một trong số các vi sinh
vật được hiểu rõ nhất, và đã được giải trình tự toàn bộ hệ gen . E. coli đã được xác
định trong các hướng dẫn an toàn cấp quốc gia và quốc tế là loại vi sinh vật an toàn
về mặt sinh học để sử dụng trong nhân dòng nhiều loại gen và các vector biểu hiện,
cũng như được sử dụng để sản xuất protein trong nhiều ứng dụng thương mại . Cho
tới nay không có gen mang tính độc nào được phát hiện trong E. coli K-12 so với các
chủng E. coli gây bệnh .

11


IV. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN GEN – SỰ KIỆN
ĐẬU TƯƠNG MON 87460
A. Thông tin về đoạn gen chèn vào
1. Thông tin chung
MON 87460 được phát triển thông qua quá trình biến nạp cây ngô qua vi
khuẩn trung gian Agrobacterium nhờ plasmid vector nhị thể có vùng bờ đôi
PV-ZMAP595 (Hình 1). Vector PV-ZMAP595 có các trình tự bờ phải và trái chặn
liền kề DNA vận chuyển (T-DNA) để tiến hành quá trình biến nạp.
PV-ZMAP595 có kích thước khoảng 9,4 kb, có mang một T-DNA được xác
định bởi các vùng bờ phải và trái mang 2 cấu trúc biểu hiện: một cấu trúc biểu hiện
gen cspB mang trình tự mã hóa protein CSPB có nguồn gốc từ vi khuẩn B. subtilis và
một cấu trúc biểu hiện phosphotransferase II (nptII) neomycin quy định tính kháng
kanamycin có nguồn gốc từ E. coli K-12. Một cấu trúc biểu hiện được cấu tạo bởi
một trình tự mã hóa và các nguyên tố điều khiển cần thiết cho sự biểu hiện của trình
tự được mã hóa. T-DNA được tổ hợp vào trong hệ gen cây ngô có kích thước khoảng
4,6 kb. Vùng khung backbone DNA, là phần sẽ không tổ hợp vào hệ gen ngô, có kích
thước khoảng 4,8 kb.
Cấu trúc biểu hiện gen cspB có chứa trình tự mã hóa cspB được điều khiển bởi
promoter và đầu dẫn Ract1, intron Ract1, và trình tự không dịch mã tr7 đầu 3’. Cấu

trúc biểu hiện nptII chứa trình tự mã hóa gen nptII được điều khiển bởi promoter 35S
và trình tự không dịch mã nos đầu 3’.
Vùng khung backbone nằm bên ngoài T-DNA chứa hai vùng gốc tái bản để
duy trì plasmid trong vi khuẩn (OR-oriV, OR-ori-pBR322), một gen dấu chuẩn chọn
lọc lấy từ vi khuẩn (aadA), và một trình tự mã hóa ức chế protein mồi để duy trì số
lượng bản sao của plasmid trong E. coli (rop). Các nguyên tố di truyền và tiếp đầu tố
của chúng (ví dụ P-, I-, OR-, B-, CS-, và T-) trong PV-ZMAP595 được trình bày tại
Bảng 2 (Báo cáo Đánh giá rủi ro).
2. Quá trình chuyển gen tạo sự kiện ngô 87460
Phương pháp biến nạp và chọn lọc
..........MON 87460 được tạo ra nhờ sử dụng phương pháp biến nạp ngô qua trung
gian vi khuẩn Agrobacterium (Armstrong và Phillips sử dụng plasmid vector nhị thể
2 vùng bờ PV-ZMAP595 (Hình 1). Chủng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens ABI
12


mang plasmid Ti biến đổi để không có khả năng tạo mô sẹo do đã loại bỏ gen
hormone thực vật có trong plasmid của Agrobacterium . Vector PV-ZMAP595 có các
trình tự bờ trái và bờ phải chặn đoạn DNA vận chuyển (T-DNA) để tiến hành biến
nạp.
............Phôi ngô chưa trưởng thành được dùng để tạo các thể sần (callus). Sau khi

nuôi cấy trong cùng môi trường với Agrobacterium có mang vector biến nạp, các thể
sần được chuyển sang môi trường có chứa carbenicillin để loại bỏ Agrobacterium, và
chứa paromomycin để loại bỏ các tế bào không biến nạp, kết quả là chỉ các tế bào có
mang T-DNA là tồn tại. Các tế bào biến nạp sau đó được cấy truyền nhiều lần trên
môi trường chọn lọc để cho phát triển thành cây.
..........Các cây kết quả của quá trình biến nạp như mô tả bên trên (thế hệ R 0) được
cho tự thụ phấn, cây con thế hệ R 1 được tiếp tục sàng lọc để chọn cây có mang
protein CSPB, chống chịu kanamycin và có gen chèn vào là đồng hợp tử. Chỉ các cây

đồng hợp tử cho gen cspB chèn vào và chống chịu đối với kanamycin mới được lựa
chọn cho phát triển. Thế hệ con cháu của chúng được tiếp tục đánh giá ở cấp độ phân
tử (sử dụng lai Southern) và đánh giá tính trạng biểu hiện. Các nghiên cứu theo quy
định cho MON 87460 được tiến hành để phân tích đặc điểm của đoạn chèn vào, của
các protein biểu hiện và tiến hành đánh giá an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và
an toàn môi trường của sản phẩm so với ngô truyền thống. Các bước tạo sự kiện
MON 87460 được trình bày tại Hình 4.
Đặc điểm của các nguyên tố di truyền trình bày tại Hình 2 với đầy đủ thông tin
về kích thước và tính tương đồng của các thành phần, vị trí, hướng của trình tự gen
chèn vào trong vector và chức năng của nó.

13


Hình 1. Sơ đồ biến nạp, chọn lọc, tạo sự kiện và đánh giá MON 87460
Sự gắn của plasmid vector nhị thể PV-ZMAP595 của
Agrobacterium, và chuyển vào chủng Agrobacterium
tumefaciens ABI
Các mô thể sần biến nạp của giống ngô LH59 (giống ngô
truyền thống không chuyển gen) bằng vector PVZMAP595 trong Agrobacterium tumefaciens
Chọn lọc thể biến nạp và cho các thể sần biến nạp phát triển
chồi

Chọn lọc các cây biến nạp chống chịu paromomycin

Sàng lọc các cây đồng hợp tử bằng phương pháp PCR định
lượng

Đánh giá các cây về khả năng tổ hợp của đoạn chèn và
kháng kanamycin

Đánh giá các thế hệ cây con trong phòng thí nghiệm và ngoài
đồng ruộng. Xác định chọn sự kiện MON 87460 để tiếp tục
đánh giá ngoài đồng ruộng

Tiến hành nghiên cứu đặc tính và đánh giá an toàn

Chuyển sự kiện MON 87460 vào một giống khác và đánh giá
giá trị thương mại

14


Bảng 1. Tổng hợp các nguyên tố di truyền trong vector PV-ZMAP595
Nguyên tố di truyền
Trình tự xen kẽ

Vị trí
Chức năng (nguồn tham khảo)
Khung Backbone Vector
Trình tự sử dụng nhân dòng DNA
1 – 52

CS -rop

53 – 244

Trình tự mã hóa ức chế protein mồi để duy trì số
lượng bản sao của plasmid trong E. coli

Trình tự xen kẽ


245 – 671

Trình tự sử dụng nhân dòng DNA

OR -ori.pBR322

672 – 1260

Gốc tái bản có nguồn gốc từ pBR322 để duy trì
plasmid trong E. coli

Trình tự xen kẽ

1261 – 1790

Trình tự sử dụng nhân dòng DNA

aadA

1791 – 2679

Promoter vi khuẩn và trình tự mã hóa enzyme biến
đổi aminoglycoside, 3’(9)-O-nucleotidyltransferase
từ gen nhảy Tn7 (GenBank mã đăng nhập X03043)

Trình tự xen kẽ

2680 – 2815


Trình tự sử dụng nhân dòng DNA

1

2

T-DNA
B -Bờ phải

2816 – 3172

DNA của Agrobacterium tumefaciens mang trình tự
bờ phải dùng vận chuyển T-DNA

Trình tự xen kẽ

3173 – 3204

Trình tự sử dụng nhân dòng DNA

P -Ract1

3205 – 4128

Promoter và đầu dẫn từ gen actin, act1, của lúa gạo
Oryza sativa

I5-Ract1

4129 – 4605


Intron từ gen actin, act1, của lúa gạo Oryza sativa

Trình tự xen kẽ

4606 – 4607

Trình tự sử dụng nhân dòng DNA

CS-cspB

4608 – 4811

Trình tự mã hóa bộ 3 mã biến đổi của gen cspB
gene từ vi khuẩn from Bacillus subtilis mã hóa
protein CSPB

Trình tự xen kẽ

4812 – 4841

Trình tự sử dụng nhân dòng DNA

T6-tr7

4842 – 5349

Trình tự không dịch mã đầu 3' của gen transcript 7
từ Agrobacterium tumefaciens điều khiển quá trình
gắn poly A


Trình tự xen kẽ

5350 – 5423

Trình tự sử dụng nhân dòng DNA

3

4

Bảng 2 (Tiếp). Tổng hợp các nguyên tố di truyền trong vector PV-ZMAP595

15


T-DNA (tiếp.)

loxP

5424 – 5457

Trình tự lấy từ Bacteriophage P1 cho vị trí
tái tổ hợp được phát hiện bởi Cre
recombinase

Trình tự xen kẽ

5458 – 5483


Trình tự sử dụng nhân dòng DNA

P-35S

5484 – 5776

Promoter cho 35S RNA lấy từ virus khảm
súp lơ

Trình tự xen kẽ

5777 – 5840

Trình tự sử dụng nhân dòng DNA

CS-nptII

5841 – 6635

Trình tự mã hóa lấy từ Tn5 của E. coli mã
hóa tính kháng neomycin và kanamycin

Trình tự xen kẽ

6636 – 6666

Trình tự sử dụng nhân dòng DNA

T-nos


6667 – 6919

Trình tự không dịch mã đầu 3' của gen
nopaline synthase (NOS) lấy từ
Agrobacterium tumefaciens có chức năng kết
thúc và điều khiển quá trình gắn poly A

Trình tự xen kẽ

6920 – 6944

Trình tự sử dụng nhân dòng DNA

loxP

6945 – 6978

Trình tự lấy từ Bacteriophage P1 cho vị trí
tái tổ hợp được phát hiện bởi Cre
recombinase

Trình tự xen kẽ

6979 – 6998

Trình tự sử dụng nhân dòng DNA
DNA lấy từ Agrobacterium tumefaciens chứa
trình tự bờ trái dùng để vận chuyển T-DNA

B-Bờ trái


6999 – 7440
Vector Backbone

Trình tự xen kẽ

7441 – 7526

Trình tự sử dụng nhân dòng DNA

OR-ori V

7527 – 7923

Gốc tái bản từ plasmid RK2 phổ ký chủ rộng
để duy trì plasmid trong Agrobacterium

Trình tự xen kẽ

7924 – 9379

Trình tự sử dụng nhân dòng DNA

1

CS – Trình tự mã hóa
OR – Gốc tái bản
3
B – Bờ
4

P – Promoter
5
I – Intron
6
T – Trình tự kết thúc không dịch mã đầu 3' và trình tự báo hiệu quá trình gắn poly A
2

B. Thông tin về sự kiện ngô MON 87460
1. Thành phần dinh dưỡng và tính an toàn của sự kiện ngô MON 87460
Từ quan điểm đánh giá an toàn, qua phân tích về thành phần các hợp chất có
trong hạt và trong thân cây ngô và qua phân tích về hàm lượng dinh dưỡng trong hạt
ngô khẳng định sự kiện MON 87460, ngoài đặc tính được chuyển vào, không làm thay
16


đổi thành phần hợp chất có trong hạt và thân và giá trị dinh dưỡng trong hạt của sự kiện
này so với đối chứng.
Trên cơ sở các nguyên tắc về sự tương đương cơ bản của các Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức Nông nghiệp và
lương thực của Liên hợp quốc (FAO), kết quả phân tích ở trên hỗ trợ việc kết luận rằng
sự kiện MON 87460 là an toàn và bổ dưỡng như giống ngô truyền thống. Chi tiết thành
phần và tính an toàn của sự kiện MON 87460 được trình bày trong phần V.1.
2. Thông tin về đoạn gen chèn vào tạo sự kiện ngô MON 87460
Thông tin về đoạn gen chèn vào tạo sự kiện MON 87460 mang 2 cấu trúc biểu
hiện gen cspB mang trình tự mã hóa protein CSPB quy định tính chịu hạn và một cấu
trúc biểu hiện phosphotransferase II (nptII) neomycin quy định tính kháng kanamycin
(Chi tiết xem phần IV.A.1-Báo cáo đánh giá rủi ro).
Phân tích lai Southern phân tích các đặc điểm phân tử của MON 87460 cho
những kết luận sau: 1) sự kiện ngô MON 87460 chỉ chứa duy nhất 1 bản sao của đoạn
DNA được chèn vào; 2) đoạn gen chèn vào này bảo toàn nguyên vẹn các nguyên tố di

truyền như thiết kế; 3) đoạn gen chèn vào không bao gồm khung backbone của plasmid
đúng như dự kiến như vậy không có protein nào khác được tổng hợp từ đoạn gen được
chèn vào; 4) sự kiện ngô MON 87460 chỉ mang duy nhất 1 bản sao tại 1 vị trí trong hệ
gen và sự ổn định di truyền của đoạn gen chèn vào được khẳng định qua các thế hệ, đảm
bảo sự di truyền ổn định đặc tính chuyển vào trong sự kiện MON 87460.
Giải trình tự đoạn chèn và vùng DNA chặn liền kề đã khẳng định sự sắp xếp các
nguyên tố trong đoạn chèn vào là giống như trên plasmid PV-ZMAP595. Thêm vào đó,
giải trình tự DNA cũng khẳng định mỗi nguyên tố di truyền trong đoạn chèn vào còn
nguyên vẹn và trình tự đoạn chèn vào giống với trình tự trên plasmid PV-ZMAP595.
3. Mô tả đặc điểm kiểu hình của tính trạng mới
Ngô MON 87460 có các đặc điểm hình thái tương tự như ngô truyền thống ngoài
trừ đặc tính chịu hạn do sự biểu hiện của protein CSPB.
4. Hiện trạng cấp phép đối với sự kiện ngô MON 87460 trên toàn cầu
Được chọn tạo thành công năm 2008, tính đến năm 2013, sự kiện MON 87460
đã được 10 quốc gia phê chuẩn sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và bao gồm

17


Hoa Kỳ, Australia/New Zealand, Canada, Trung Quốc, Columbia, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Mexico, Philippines, và Đài Loan.

18


V. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ KIỆN NGÔ MON 87460 ĐỐI
VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI
1. So sánh sự khác biệt về thành phần hợp chất và hàm lượng dinh dưỡng giữa sự
kiện ngô MON 87460 và thực vật nhận gen
Phân tích thành phần hợp chất là một việc quan trọng của quá trình đánh giá an

toàn. Mục đích của các phân tích này là để đánh giá xem sự kiện ngô MON 87460 ngoài đặc tính chịu hạn chủ định đưa vào – có sự thay đổi nào về thành phần so với ngô
truyền thống hay không. Thành phần các hợp chất chính được phân tích bao gồm:
Proximates (protein, chất béo, tro, và độ ẩm trong thân và hạt); Chất xơ (chất xơ tẩy rửa
axit (ADF), chất xơ tẩy rửa trung tính (NDF) trong thân và hạt); Chất khoáng (phospho,
canxi, kali, magie, sắt, đồng, mangan và kẽm trong hạt); Thành phần axit amin; Các axít
béo; Vitamin (vitamin E, axit phytic và chất ức chế trypsin trong hạt); và Chất trao đổi
thứ cấp (axit ferulic, axit p-coumaric và raffinose)
Tổng cộng đã tiến hành phân tích 77 thành phần khác nhau bao gồm 9
trong thân và 68 trong hạt. Có 15 chất phân tích với trên 50% mẫu quan sát được có giá
trị nằm dưới giới hạn định lượng (LOQ) nên đã được loại bỏ ra khỏi phân tích thống kê.
Do đó, chỉ có 62 thành phần được phân tích thống kê bao gồm 9 trong thân và 53 trong
hạt để đánh giá tính tương đương về thành phần với MON 87460.
Phân tích thống kê dữ liệu thành phần hợp chất được tiến hành sử dụng
phương pháp phân tích phương sai mô hình hỗn hợp. 7 phép phân tích được tiến hành
dựa trên số liệu của 6 điểm khảo nghiệm riêng rẽ và số liệu gộp điểm của cả 6 điểm
khảo nghiệm. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê được xác định ở mức sai khác 5%
(p<0.05). Tổng số đã thực hiện 434 phép so sánh đã được tiến hành trên các vật liệu thử
nghiệm. Số liệu thành phần của 18 giống thương mại tham khảo được sử dụng để tính
toán khoảng dung sai 99% với độ tin cậy 95%, 99% các giá trị nằm trong khoảng biến
động của các giống tham khảo. Kết quả các giống khảo nghiệm được cũng so sánh với
khoảng dung sai 99% của các giống thương mại và khoảng giá trị biến động của các
thành phần hợp chất của ngô do công ty Monsanto nghiên cứu.
Kết quả phân tích mẫu thân và hạt cho thấy không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p>0,05) giữa MON 87460 và đối chứng truyền thống không chuyển gen
ở 407 trong tổng số 434 so sánh được tiến hành (Bảng 9-15). Ơ các phép so sánh có ghi
nhận sự sai khác có ý nghĩa thống kê, thì các giá trị của các hợp chất phân tích vẫn nằm
19


trong khoảng giá trị biến động đã công bố trong tài liệu tham khảo trong hạt ngô nói

chung và đều nằm trong khoảng dung sai 99%. Do đó những sự khác biệt này là không
có ý nghĩa sinh học.
Kết quả phân tích trong hạt cho thấy 50 trong số 53 chất phân tích không
có sự khác biệt có ý nghĩa (p>0.05). 3 chất tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa là tro, 18:0
axit stearic acid và axit 20:1 eicosenoic. Tuy nhiên sự khác biệt này không lặp lại và
không nhất quán ở tất cả các điểm khảo nghiệm riêng rẽ, và các giá trị đều nằm trong
khoảng dung sai 99% của các giống thương mại tham khảo nên có thể kết luận là không
có ý nghĩa về mặt sinh học mà đây có thể là kết quả của sự biến động tự nhiên.
Kết quả phân tích gộp điểm của các chất trong thân cho thấy không có sự
khác biệt có ý nghĩa giữa MON 87460 và đối chứng (p>0.05). Số liệu phân tích điểm
riêng rẽ của các chất trong thân cũng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa ở 51
trong số 54 phép so sánh (p>0.05). 3 sự khác biệt có ý nghĩa ghi nhận ở các giá trị phân
tích của carbohydrate, protein và độ ẩm tại duy nhất 1 điểm khảo nghiệm và không lặp
lại ở các điểm khảo nghiệm khác nên có thể kết luận là không có ý nghĩa về mặt sinh
học. Hơn nữa các giá trị này đều nằm trong khoảng dung sai 99% của các giống thương
mại tham khảo đã khẳng định sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt sinh học.
Dựa vào những dữ liệu này có thể kết luận rằng thân và hạt của sự kiện
MON 87460 có thành phần tương đương với thân và hạt của các loại ngô hiện có mặt
trên thị trường.
Trên cơ sở các nguyên tắc về sự tương đương cơ bản của các Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức Nông nghiệp
và lương thực của Liên hợp quốc (FAO), những dữ liệu này hỗ trợ các kết luận rằng sự
kiện ngô MON 87460 là an toàn tương tự ngô truyền thống.
2. Đánh giá khả năng chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là các chất
mới khi sử dụng làm thực phẩm/thức ăn chăn nuôi
Giống ngô MON 87460 do sự biểu hiện của protein B sốc lạnh (CSPB) có nguồn
gốc từ vi khuẩn Bacillus subtilis có tác dụng chịu hạn, giúp làm giảm sự mất năng suất
so với ngô truyền thống trong các điều kiện hạn chế nước tưới. Phân tích phân tử khẳng
định ngô MON 87460 chỉ mang 1 bản sao của các gen cspb và nptII được chèn vào 1 vị
trí duy nhất trong hệ gen cây trồng và các gen này di truyền bền vững qua các thế hệ

(xem mục IV.B.4.b-Báo cáo Đánh giá rủi ro).
20


Kết quả nghiên cứu độc tính cấp tính trên chuột cho thấy các protein CSPB và
NPTII không gây độc cấp tính và không gây bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào kể cả khi xử
lý ở liều lượng cao nhất. Do đó, mức không gây ảnh hưởng bất lợi có thể quan sát được
(NOAEL) cho CSPB và NPTII lần lượt ở mức 4,7 mg/kg trọng lượng cơ thể và 5.000
mg/kg trọng lượng cơ thể, đây là các liều lượng cao nhất được thử nghiệm.
Các protein CSPB và NPTII sinh ra chỉ biểu hiện với hàm lượng rất thấp trong
hạt. Hàm lượng trung bình của CSPB là 0.063 μg/g trọng lượng hạt tươi và hàm lượng
của protein NPTII trong hạt là thấp hơn giới hạn định lượng. Protein CSPB chỉ chiếm ít
hơn 0.00006857% tổng lượng protein trong hạt MON 87460. Protein NPTII nếu có thì
chỉ chiếm 1 lượng rất nhỏ, nhỏ hơn 0.000003% tổng lượng protein trong hạt
MON 87460. Tóm lại có thể kết luận protein CSPB và NPTII không gây độc cho con
người hay động vật (chi tiết xem phần V.3)
Hơn nữa sự biểu hiện của các protein CSPB và NPTII không làm thay đổi thành
phần dinh dưỡng của MON 87460 so với đối chứng truyền thống như trình bày trong
phần V.1. Kết quả phân tích thành phần chất dinh dưỡng của ngô MON 87460 cho thấy
tính tương đương về thành phần dinh dưỡng giữa ngô MON 87460 và các giống ngô
truyền thống.
3. Đánh giá khả năng gây độc, gây dị ứng của các chất mới khi sử dụng làm thực
phẩm và thức ăn chăn nuôi
Trong quá trình phát triển sản phẩm MON 87460, các protein CSPB và NPTII đã
được đánh giá chi tiết về nguy cơ gây độc, gây dị ứng dựa theo hướng dẫn đánh giá của
CODEX. Theo Codex (Codex, 2009), một protein không phải là chất gây độc nếu: 1)
Protein đó có lịch sử sử dụng an toàn; 2) Protein đó không có sự tương đồng về cấu trúc
so với các chất độc hoặc với bất kỳ protein có hoạt động sinh học ảnh hưởng bất lợi đến
sức khoẻ con người và động vật; 3) Protein này không gây độc cấp tính đối với động vật
có vú. Tương tự cũng theo Codex định nghĩa về khả năng không tiềm ẩn nguy cơ gây dị

ứng của một protein bao gồm: 1) Protein đó được phân lập từ nguồn không gây dị ứng;
2) Protein đó không chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng protein; 3) Protein đó không có sự
tương đồng về trình tự axit amin với các chất gây dị ứng đã công bố; 4) Protein đó dễ
dàng bị phân giải trong dịch dạ dày mô phỏng.
Protein CSPB và NPTII sinh ra trong ngô MON 87460 được khẳng định có
nguồn gốc từ các loài vi sinh vật cho có nguồn gốc tự nhiên và lịch sử sử dụng an toàn.
21


Phân tích tin sinh học so sánh với các cơ sở dữ liệu TOX_2009 (cơ sở dữ liệu
chất độc) và AD_2009 (cơ sở dữ liệu chất gây dị ứng, gliadin và glutenin) cho thấy các
protein CSPB và NPTII NP không có sự tương đồng về trình tự axit amin với bất cứ
chất độc, gây dị ứng, gliadin và glutenin nào có ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe con
người và vật nuôi.
Các protein CSPB và NPTII không gây độc cấp tính khi thử nghiệm trên chuột.
Hơn nữa các protein này chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong thành phần protein trong hạt ngô
MON 87460 (protein CSPB chiếm ~0,00006857 % và hàm lượng protein NPTII nằm
dưới giới hạn định lượng). Hơn nữa, kết quả thí nghiệm cũng cho thấy protein CSPB
phân giải hầu hết vòng 30 giây khi ủ với dịch dạ dày mô phỏng, protein NPTII phân giải
trong vòng 10 giây trong dịch dạ dày mô phỏng.
Thông tin và số liệu cung cấp về thành phần hợp chất, khả năng gây dị ứng, ngộ
độc trên đây hỗ trợ việc kết luận rằng thực phẩm và thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ
sự kiện ngô MON 87460 là an toàn và có giá trị dinh dưỡng tương tự ngô truyền thống.
4. Đánh giá khả năng hình thành các hợp chất mới, khả năng gây bệnh hoặc các
tác động bất lợi khác đến sức khỏe con người và vật nuôi
Kết quả phân tích thành phần 77 hợp chất và hàm lượng dinh dưỡng có trong hạt
và thân sự kiện ngô MON 87460 khẳng định sự tương đương về thành phần hợp chất và
dinh dưỡng so với ngô truyền thống không chuyển gen (tham khảo mục V.1 của Báo cáo
đánh giá rủi ro).
Protein CSPB và NPTII mới là sản phẩm giải mã cấu trúc biểu hiện gen cspB có

nguồn gốc từ vi khuẩn B. subtilis và gen nptII có nguồn gốc từ vi khuẩn E. coli K-12.
Các loài vi sinh vật cho gen này được tìm thấy phổ biến trong môi trường; B. subtilis
phổ biến trong nhiều loại thực phẩm trong quá trình chế biến sản xuất (sản phẩm sữa,
đậu tương lên men); E. coli còn được thường xuyên tìm thấy trong hệ tiêu hóa của các
loài động vật có xương sống, bao gồm cả loài người.
Phân tích tin sinh học các thành phần hợp chất cho thấy không có sự tương đồng
về trình tự axit amin của protein CSPB và NPTII trong sự kiện MON 87460 với khoảng
7.651 chất gây độc trong Cơ sở dữ liệu chất độc TOX_2009, 1.386 chất gây dị ứng,
gliadin và glutein trong Cơ sở dữ liệu chất gây dị ứng AD_2009 là cơ sở để kết luận sự
kiện MON 87460 không là nguy cơ gây độc, gây dị ứng khi sử dụng làm thực phẩm và
thức ăn chăn nuôi khi so sánh với ngô truyền thống không chuyển gen.
22


Phân tích lai Southern được sử dụng để phân tích các đặc điểm phân tử của
MON 87460 cho kết quả: 1) sự kiện ngô MON 87460 chỉ chứa duy nhất 1 bản sao của
đoạn DNA được chèn vào; 2) đoạn gen chèn vào này bảo toàn nguyên vẹn các nguyên
tố di truyền như thiết kế; 3) đoạn gen chèn vào không bao gồm khung backbone của
plasmid đúng như dự kiến như vậy không có protein nào khác được tổng hợp từ đoạn
gen được chèn vào; 4) sự kiện ngô MON 87460 chỉ mang duy nhất 1 bản sao tại 1 vị trí
trong hệ gen và sự ổn định di truyền của đoạn gen chèn vào được khẳng định qua các
thế hệ, đảm bảo sự di truyền ổn định đặc tính chuyển vào trong sự kiện MON 87460.
Giải trình tự đoạn chèn và vùng DNA chặn liền kề đã khẳng định sự sắp xếp các
nguyên tố trong đoạn chèn vào là giống như trên plasmid PV-ZMAP595. Thêm vào đó,
giải trình tự DNA cũng khẳng định mỗi nguyên tố di truyền trong đoạn chèn vào còn
nguyên vẹn và trình tự đoạn chèn vào giống với trình tự trên plasmid PV-ZMAP595.
Kết quả đánh giá mức độ gây độc cấp tính của protein CSPB và NPTII trong sự
kiện MON 87460 khi thử nghiệm trên chuột đã phân tích ở trên cho thấy protein này
không độc cấp tính hoặc các tác động bất lợi khác chuột thử nghiệm.
Hơn nữa, 2 protein CSPB và NPTII trong sự kiện MON 87460 bị phân hủy

nhanh trong dịch dạ dày trong vòng (CSPB trong vòng 30 giây và NPTII trong vòng 10
giây) và chiếm tỷ lệ rất nhỏ tổng hàm lượng protein trong hạt ngô MON 87460 (CSPB
chiếm ~0,00006857 % và hàm lượng protein NPTII nằm dưới giới hạn định lượng).
Như vậy, thông tin và số liệu cung cấp về thành phần hợp chất, khả năng gây dị
ứng, ngộ độc nêu ở trên hỗ trợ việc kết luận rằng thực phẩm và thức ăn chăn nuôi có
nguồn gốc từ sự kiện ngô MON 87460 là an toàn tương tự ngô truyền thống.

23


×