Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

sáng kiến kinh nghiệm một số BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 6 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 13 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO THỊ XÃ
TRƯỜNG MẪU GIÁO

ĐỀ TÀI:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI PHÁT TRIỂN VẬN
ĐỘNG THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
TẠI TRƯỜNG MẦM NON

Giáo viên:
Năm học: 2017- 2018


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển vận động

thông qua tổ chức các trò chơi dân gian tại trường mầm non

MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:........................................................................1
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:...................................................................2
1. Thuận lợi:......................................................................................2
Năm Học: 2014- 2015
2. Khó khăn:......................................................................................2
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:................................................................3
1. Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ......3
2. Tổ chức thực hiện trò chơi dân gian.............................................4
3. Tích hợp trong các hoạt động nhằm mục đích phát triển thể chất cho
trẻ: ……………………… ………………………………………………5
4. Phối kết hợp cùng phụ huynh trong việc sưu tầm các trò chơi dân
gian theo vùng miền để chọn lọc đưa vào tổ chức cho trẻ tại trường mầm non.
……………………………………………………………………………..7
IV. KẾT QUẢ:...........................................................................................8


V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:................................................................8

Người thực hiện:


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển vận động

thông qua tổ chức các trò chơi dân gian tại trường mầm non

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: MỘT VÀI BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Mục tiêu cụ thể của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển tốt về các mặt thể
chất, tình cảm, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách. Để giúp trẻ
phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối là một trong
những nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non. Đối với trẻ em hoạt động vui
chơi chính là hoạt động chủ đạo, trẻ không chỉ cần được chăm sóc về sức khoẻ,
được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất
phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ, tôi thấy việc tổ chức
cho trẻ các trò chơi là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa đặc biệt là các trò
chơi dân gian.
Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của
nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện
nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng
đồng. “Trò chơi dân gian” không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển
tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê
hương, đất nước.
Nhận thấy tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với sự phát triển của trẻ,
với vai trò là một giáo viên Mầm Non, nên tôi nhận thấy “Trò chơi dân gian” cần

được tổ chức thật thu hút, hấp dẫn trẻ để từ đó thông qua các trò chơi dân gian
nhằm giúp trẻ phát triển tình cảm, đạo đức, vận động và thể chất của trẻ ngày càng
được phát triển tốt hơn.
Và đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “MỘT VÀI BIỆN PHÁP TỔ CHỨC
TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU
GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển vận động

thông qua tổ chức các trò chơi dân gian tại trường mầm non
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Thuận lợi:
Trường được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho
các hoạt động.
Nhà trường có tủ sách và nhiều tài liệu phong phú để có thể tham khảo thêm.
Bản thân luôn học hỏi và trao dồi kiến thức từ các chị em đồng nghiệp, qua
các buổi dự giờ, hoạt động và tìm hiểu qua các loại sách báo, đồng thời có kế
hoạch sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng và theo từng chủ đề riêng.
2. Khó khăn:
Đa số trẻ đều là con công nhân phải làm việc cả ngày nên ít chú ý theo sát và
quan tâm đến trẻ, khả năng hiểu biết về phát triển vận động cho trẻ còn rất hạn chế.
Kiến thức hiểu biết về trò chơi dân gian của giáo viên còn hạn chế, đòi hỏi
phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo.
Lớp có nhiều trẻ hiếu động, ít tập trung chú ý và hay làm ảnh hưởng sự tập
trung chú ý của các trẻ khác.
Trong lớp có khoảng 5 cháu ( chiếm tỉ lệ 14,28%) trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu

tự tin và không thích tham gia vào hoat động tập thể.
Thời gian tồ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn ra
trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu lồng ghép và tích hợp trong các
hoạt động của trẻ.
Khả năng chú ý của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ dàng gia nhập vào trò chơi nhưng
cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu không còn hứng thú.
Từ những thuận lợi, khó khăn như trên. Vậy làm thế náo để phát triển vận
động thông qua các trò chơi dân gian, do đó tôi đã tiến hành nghiên cứu với các
biện pháp như sau:

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển vận động

thông qua tổ chức các trò chơi dân gian tại trường mầm non
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ:
Để đưa ra được biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động
cho trẻ mầm non thì trước tiên phải lựa chọn được các trò chơi dân gian phù hợp
với trẻ. Vì thế, bản thân tôi luôn có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi
có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu phù hợp độ tuổi, phù hợp tính
thực tế của lớp về nhận thức của trẻ, về cơ sở vật chất, về điều kiện môi trường tổ
chức.
* Cụ thể như sau
+ Với trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi) khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn
yếu,
nhận thức còn đơn giản, vì vậy cần chọn cho trẻ những trò chơi đơn giản, phù

hợp với khả năng và nhận thức của trẻ như : “Dung dăng dung dẻ”, “Nu na nu
nống”, “Chi chi chành chành”, “Lộn cầu vòng”, “Tập tầm vong” “Cắp cua”
+ Còn đối với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn (4 – 5 tuổi) khả năng chú ý và khả
năng
của trẻ đã được nâng lên nhiều so với ở lứa tuổi mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi), vì
vậy
chúng ta cần lựa chọn những trò chơi có luật chơi, những trò chơi dài và khó
hơn.
Đối tượng nghiên cứu của tôi là trẻ mẫu giáo lớn (5– 6 tuổi) chính vì khi chọn
các trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ tôi dựa và các tiêu chí sau:
- Trò chơi không đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp
- Đồ chơi phục vụ trò chơi dễ tìm, dễ kiếm.
- Trò chơi giúp trẻ củng cố và phát triển kỹ năng vận động của trẻ.
- Trò chơi thu hút được sự chú ý và tham gia của trẻ.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển vận động

thông qua tổ chức các trò chơi dân gian tại trường mầm non
- Trò chơi phải có sự tham gia của nhóm, lớp.
như: “Thả đỉa ba ba”,. “Cướp cờ”, “Rồng rắn lên mây, kéo co.
2. Tổ chức thực hiện trò chơi dân gian:
a. Chuẩn bị trước khi chơi:
- Lập kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian
- Xác định mục đích yêu cầu
- Rèn luyện sự khéo léo tính kiên trì
- Tạo không khí thoải mái, vui vẻ, hứng thú cho trẻ

- Giáo dục trẻ tính đoàn kết, biết phối hợp cùng nhau hoạt động.
Tổ chức thực hiện các hoạt động của cô và trẻ. Cho trẻ hứng thú đến với trò
chơi bằng nhiều hình thức khác nhau như: Lời giới thiệu, gợi ý, tạo tình huống, đặt
những câu hỏi, câu đố, trao đổi gợi mở trẻ giúp trẻ nhớ lại các trò chơi mà mình đã
được chơi hoặc dẫn dắt trẻ vào trò chơi mới mà trẻ sắp được chơi.
+ Lời giới thiệu: Phải ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, lôi cuốn trẻ vào trò chơi
+ Gợi ý cho trẻ khi tham gia vào trò chơi hấp dẫn, gần gũi với nơi trẻ sống, để
giúp trẻ dễ hểu hơn khi tham gia vào trò chơi
+ Tạo tình huống phải mới lạ, vui tươi, nhí nhỏm để giúp trẻ nhanh chóng
hiểu được nội dung trò chơi dân gian cô sẽ tổ chức.

Hình ảnh minh họa: Trẻ trao đổi, thảo luận về trò chơi dân gian
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển vận động

thông qua tổ chức các trò chơi dân gian tại trường mầm non
b. Trong quá trình tổ chức trò chơi.
- Cô theo dõi, bao quát quan sát trẻ chơi để có thể xử lý được các tình huống
trong quá trình trẻ tham gia vào trò chơi.
- Động viên, khuyến khích, khen ngợi trẻ kịp thời khi tham gia vào trò chơi
nhằm giúp cho trẻ có thêm động lực và khích thích trẻ tham gia được tốt hơn.
c. Nhận xét đánh giá:
- Cho trẻ tự nhận xét kết quả chơi của bạn, của mình.
- Tạo điều kiện cho trẻ chơi theo nhóm, khuyến khích trẻ sáng tạo.
- Cho trẻ tự tổ chức chơi, tự đưa ra cách chơi, luật chơi theo cách riêng của
mình.

3. Tích hợp trong các hoạt động nhằm mục đích phát triển thể chất cho trẻ:
Có thể lồng ghép các trò chơi dân gian vào trong các hoạt động. Vì thế để
nhằm thu hút trẻ, tạo hứng thú và giúp trẻ phát triển thể chất tôi lựa chọn những
trò chơi dân gian nhẹ nhàng để lồng ghép, chuyển tiếp từ hoạt động này sang hoạt
động khác nhằm gây hứng thú cho trẻ. Ổn định lớp tôi có thể dùng trò chơi “ Tập
tầm vông”, “ nu na nu nống”. Bên cạnh đó, trò chơi dân gian đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc phát triển thể lực cho trẻ.
Trò chơi dân gian không chỉ là những trò chơi đòi hỏi vận động nhiều như:
Nhảy lò cò, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây… mà còn có nhiều
trò chơi đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo. Vì vậy cần lựa chọn và tổ chức các trò
chơi dân gian phù hợp với từng hoạt động.
* Hoạt động ngoài trời
Đối với các trò chơi dân gian đòi hỏi mang tính tập thể và có không gian rộng
rãi, vì vậy hoạt động ngoài trời rất thích hợp cho trẻ được tham gia vào các trò chơi
dân gian như: Kéo co, bịt mắt bắt dê,… những trò chơi này không những phát triển
ở trẻ phạn xạ nhanh nhẹn, khéo léo mà còn phát triển ở trẻ tố chất thể lực rất tốt.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển vận động

thông qua tổ chức các trò chơi dân gian tại trường mầm non

Hình ảnh minh họa trò chơi dân gian “Kéo co”
* Hoạt động góc:
Trò chơi dân gian khi đưa vào hoạt động góc giúp cho trẻ phát triển sự khéo
léo, nhanh nhẹn hơn. Với hoạt động góc nên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi nhỏ theo

nhóm có liên quan đến chủ đề chơi. Từ đó kích thích trẻ vào trong nội dung chủ đề.
Ví dụ: Chủ đề Thế giới thực vật: Chơi trò chơi “ Chồng nụ chồng hoa”
Chủ đề bản thân: Chơi trò chơi “ Tập tầm vông”
* Hoạt động có chủ đích, hoạt động chiều:
Với hoạt động có chủ đích, hoạt động chiều có thể chọn những trò chơi dân
gian nhẹ nhàng để phát triển nhận thức cho trẻ và để lồng ghép chuyển tiếp từ hoạt
động này sang hoạt động khác nhằm mục đích gây hứng thú cho trẻ.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển vận động

thông qua tổ chức các trò chơi dân gian tại trường mầm non
Với các trò chơi dân gian được đưa vào tổ chức trong các hoạt động không
chì giúp trẻ phát triển tốt về vận động như giúp trẻ có sự nhanh nhẹn, khéo léo…
mà còn giúp trẻ:
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động có lồng ghép trò chơi dân gian
- Trẻ được mở rộng nhiều kiến thức và có thêm nhiều hiểu biết về các trò chơi
dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc.
- Cũng qua sáng kiến này, tạo điều kiện cho giáo viên tang thêm hiệu quả
cũng như trong công tác giáo dục cho trẻ.
4. Phối kết hợp cùng phụ huynh trong việc sưu tầm các trò chơi dân gian
theo vùng miền để chọn lọc đưa vào tổ chức cho trẻ tại trường mầm non.
Gia đình và nhà trường là nhân tố quan giúp trẻ phát triển toàn diện về thể
chất và tinh thần. Vì vậy việc giáo dục trẻ phải kết hợp giữa gia đình và nhà trường
mới đạt kết quả tốt. Đối với những phụ huynh không có thời gian chăm sóc trẻ thì
tôi tìm nhiều hình thức để trao đổi qua trao đổi cùng phụ huynh để có thể làm giàu

vốn hiểu biết về những trò chơi dân gian theo vùng miền nơi họ sinh sống để từ đó
chọn lọc đưa vào thực tiễn tổ chức ở lớp để làm đa dạng phong phú trong kho tàng
trò chơi dân gian và tạo sự mới lạ cho trẻ trong các hoạt động.
Sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các trò chơi dân
gian.
Tuyên truyền với các bậc phụ huynh tranh thủ thời gian đọc sách báo, tìm tòi
những trò chơi dân gian mới lạ, hấp dẫn để dạy cho các cháu.
Với thực tế đa số phụ huynh là những người công nhân, sự hiểu biết của họ
còn đơn giản và chưa chú trọng đến việc học của con mình, đối với họ thì chỉ cần
trẻ mầm non biết hát, biết đọc thơ, đọc chữ thế là đủ. Vì vậy phối hợp của phụ
huynh với cô giáo là rất khó. Vì thế, để cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng
của việc phát triển vận động cho trẻ qua các trò chơi dân gian thì đòi hỏi người
giáo viên phải thường xuyên tiếp cận trao đổi thông tin một cách thường xuyên.
Qua đó sẽ trao đổi với phụ huynh thêm về cách hướng dẫn cho con em mình ở nhà
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển vận động

thông qua tổ chức các trò chơi dân gian tại trường mầm non
được rèn luyện thể chất được tốt hơn, riêng về cô giáo thì sẽ cố gắng tổ chức,
hướng dẫn, lồng ghép các trò chơi dân gian vào trong các hoạt động với các cháu
nhiều hơn nữa để có thể nắm đặc điểm phát triển vận động của trẻ qua các trò chơi
dân gian để có hướng khắc phục được tốt hơn.
Qua việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian nhằm phat triển vận cho
trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non đã giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu vui chơi. Đồng
thời nhằm bảo tồn di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, góp phần thực hiện tốt cuộc
vận động “ Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”

IV. KẾT QUẢ:
Từ việc trao đổi cũng như đưa ra một số biện pháp trong một thời gian. Kết
hợp, trao đổi với các bậc phụ huynh tình hình trẻ ở trường và ở nhà. Qua những
thái độ ủng hộ đồng tình của phụ huynh. Qua việc thực hiện các phương pháp trên
lớp và ở mọi lúc mọi nơi đã đạt được những kết quả sau:
+ Đa số trẻ nắm được cách chơi, luật chơi
+ Trẻ rất hứng thú và yêu thích các trò chơi dân gian
+ Trẻ linh hoạt, khéo léo, hoạt bát, nhanh nhẹn khi tham gia vào trò chơi.
+ Trẻ biết tự tổ chức các trò chơi dân gian với các bạn trong lớp. Đặc biệt qua
trò chơi dân gian đã giúp cho những trẻ nhút nhát thiếu tự tin trở nên tự tin hơn,
hoạt bát và hòa đồng vào tập thể hơn.
Tôi rất phấn khởi với kết quả trên và tôi sẽ vận dụng lồng ghép các phương
pháp này xuyên suốt vào các hoạt động học và chơi cho trẻ, tiếp tục kết hợp với
phụ huynh tìm ra những phương pháp, biện pháp để cùng giáo dục trẻ tốt hơn.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Việc nghiên cứu “ Một vài biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát
triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non” đã mang lại hiệu quả. Không
những vậy, trẻ còn nhanh nhẹn, hoạt bát, linh hoạt hơn trong các hoạt động.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển vận động

thông qua tổ chức các trò chơi dân gian tại trường mầm non
Phải thực hiện tốt việc phối hợp với phụ huynh nhận được sự quan tâm, ủng
hộ nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên.
Khéo léo, vận dụng tích hợp các trò chơi dân gian trong các hoạt động hàng

ngày.
Luôn sưu tầm, thay đổi cách chơi, luật chơi để tạo hứng thú cho trẻ khi tham
gia.
Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ. Trò
chơi dân gian vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa góp phần nâng cao nhận
thức, phát triển các giác quan, tang cường thể lực cho trẻ thông qua các trò chơi
dân gian.

Người viết

Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển vận động

thông qua tổ chức các trò chơi dân gian tại trường mầm non
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA CÚC 9
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển vận động

thông qua tổ chức các trò chơi dân gian tại trường mầm non
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THỊ XÃ THUẬN AN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Trang 11



×