BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************
PHAN THÚC ĐỊNH
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG
TRỒNG THÔNG BA LÁ (Pinus keysia Royle ex Gordon)
TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ H’RA
HUYỆN MANGYANG, TỈNH GIA LAI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************
PHAN THÚC ĐỊNH
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG
TRỒNG THÔNG BA LÁ (Pinus keysia Royle ex Gordon)
TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ H’RA
HUYỆN MANGYANG, TỈNH GIA LAI
Ngành: Lâm Nghiệp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THÊM
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
- Ban chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp.
- Bộ môn Lâm sinh.
- Tập thể giảng viên trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học
tập.
- Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn
tận tình, quan tâm giúp đỡ của PGS.TS Nguyễn Văn Thêm trong suốt thời gian
làm đề tài này.
- Cảm ơn gia đình, bạn bè, tập thể lớp ĐH07LNGL đã ủng hộ, động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
- Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Ban quản lý rừng Phòng hộ H’Ra, huyện
MangYang, tỉnh Gia Lai đã ủng hộ và tạo điều kiện trong suốt quá trình thực tập.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011
Phan Thúc Định
ii
MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Mục lục...................................................................................................................... iii
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... v
Danh sách các bảng .................................................................................................... vi
Danh sách các hình....................................................................................................vii
Danh sách các phụ lục ............................................................................................. viii
Chương 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................. 3
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3
Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ......................... 4
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ............................................................. 4
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 4
2.1.2. Đặc điểm địa hình ..................................................................................... 4
2.1.3. Tài nguyên rừng ........................................................................................ 5
2.1.4. Đặc điểm khí hậu, thời tiết ........................................................................ 5
2.1.5. Nguồn nước, thủy văn ............................................................................... 6
2.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI ........................................ 7
2.2.1. Dân số và lao động .................................................................................... 7
2.2.2 Các hoạt động sản xuất chính .................................................................... 7
2.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................................... 10
2.3.1. Hình thái và đặc điểm sinh trưởng .......................................................... 11
2.3.2. Đặc tính sinh thái .................................................................................... 11
2.3.3. Công dụng và ý nghĩa kinh tế ................................................................. 11
2.3.4. Kỹ thuật trồng Thông ba lá ..................................................................... 12
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 13
iii
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 13
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 13
3.2.1. Thu thập số liệu ....................................................................................... 13
3.2.2.Xử lý số liệu ............................................................................................. 14
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 18
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA RỪNG TRỒNG THÔNG BA LÁ 6 – 12 TUỔI18
4.2. PHÂN BỐ ĐƯỜNG KÍNH THÂN CÂY CỦA NHỮNG LÂM PHẦN
THÔNG BA LÁ 6 – 12 TUỔI .............................................................................. 20
4.3. PHÂN BỐ CHIỀU CAO THÂN CÂY CỦA NHỮNG LÂM PHẦN THÔNG
BA LÁ 6 – 12 TUỔI ............................................................................................. 24
4.4. PHÂN CẤP SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG THÔNG BA LÁ 6 – 12 TUỔI 28
4.5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ...................................................................................... 34
4.5.1. Dự đoán phân bố số cây theo cấp đường kính ........................................ 34
4.5.2. Dự đoán tỉ lệ số cây theo cấp đường kính và theo phân cấp sinh trưởng
của Zưnkin......................................................................................................... 34
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 36
5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 36
5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 38
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 39
iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
D1.3, cm
Đường kính thân cây ngang ngực
Dbq, cm
Đường kính thân cây ngang ngực bình quân
H, m
Chiều cao toàn thân cây
Hbq, m
Chiều cao toàn thân cây bình quân
N, cây/ha
Số cây hay mật độ quần thụ
G, m2/ha
Tiết diện ngang lâm phần
M, m3/ha
Trữ lượng gỗ của lâm phần
N - D1.3
Phân bố đường kính thân cây
N–H
Phân bố chiều cao thân cây
Dmin
Đường kính ngang ngực nhỏ nhất
Dmax
Đường kính ngang ngực lớn nhất
Me
Median
Mo
Mốt
S2x
Phương sai
Sx
Sai tiêu chuẩn
Se
Sai số chuẩn của số trung bình
Sk
Độ lệch của đỉnh phân bố
± Sk
Sai tiêu chuẩn của độ lệch
Ku
Độ nhọn của đỉnh phân bố
± Ku
Sai tiêu chuẩn của độ nhọn
Kd
Hệ số đường kính
V, %
Hệ số biến động
v
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
TRANG
Bảng 4.1. Đặc trưng thống kê của những lâm phần Thông ba lá 6 – 12 tuổi ........... 18
Bảng 4.2. Đặc trưng thống kê đường kính của rừng Thông ba lá 6 – 12 tuổi .......... 20
Bảng 4.3. Phân bố đường kính N – D của rừng Thông ba lá 6 tuổi được làm phù
hợp với những phân bố lý thuyết .............................................................................. 21
Bảng 4.4. Phân bố đường kính N – D của rừng Thông ba lá 12 tuổi được làm phù
hợp với những phân bố lý thuyết .............................................................................. 23
Bảng 4.5. Đặc trưng thống kê chiều cao của rừng Thông ba lá 6 – 12 tuổi ............. 24
Bảng 4.6. Đặc trưng phân vị của phân bố chiều cao thân cây trong những lâm phần
Thông ba lá 6 – 12 tuổi ............................................................................................. 25
Bảng 4.7. Phân bố chiều cao N – H của rừng Thông ba lá 6 tuổi được làm phù hợp
với những phân bố lý thuyết ..................................................................................... 26
Bảng 4.8. Phân bố chiều cao N – H của rừng Thông ba lá 12 tuổi được làm phù hợp
với những phân bố lý thuyết ..................................................................................... 27
Bảng 4.9. Phân cấp sinh trưởng của rừng Thông ba lá 6 tuổi theo phân cấp Zưnkin29
Bảng 4.10. Phân cấp sinh trưởng của rừng Thông ba lá 12 tuổi theo phân cấp
Zưnkin ....................................................................................................................... 30
Bảng 4.11. Phân phối tỉ lệ số cây ở lâm phần Thông ba lá 6 tuổi theo cấp đường
kính và theo phân cấp Zưnkin ................................................................................... 35
Bảng 4.12. Phân phối tỉ lệ số cây ở lâm phần Thông ba lá 12 tuổi theo cấp đường
kính và theo phân cấp Zưnkin ................................................................................... 35
vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH
TRANG
Hình 4.1. Đồ thị làm phù hợp phân bố N – D của rừng Thông ba lá 6 tuổi với phân
bố chuẩn .................................................................................................................... 22
Hình 4.2. Đồ thị làm phù hợp phân bố N – D của rừng Thông ba lá 12 tuổi với phân
bố chuẩn .................................................................................................................... 23
Hình 4.3. Biểu đồ phân cấp sinh trưởng của rừng Thông ba lá 6 tuổi theo phân cấp
Zưnkin ....................................................................................................................... 31
Hình 4.4. Biểu đồ phân cấp sinh trưởng của rừng Thông ba lá 12 tuổi theo phân cấp
Zưnkin ....................................................................................................................... 32
vii
DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC
TRANG
Phụ biểu: Số liệu đo đếm trên các ô điều tra đặc trưng cho lâm phần .................... 39
Phụ lục 1: Đồng hoá phân bố N – D của những lâm phần Thông ba lá 6 – 12 tuổi
phù hợp với những phân bố lý thuyết ....................................................................... 51
Phụ lục 2: Đồng hoá phân bố N – H của những lâm phần Thông ba lá 6 – 12 tuổi
phù hợp với những phân bố lý thuyết ....................................................................... 54
Phụ lục 3: Phân bố tỉ lệ số cây theo cấp chiều cao của rừng Thông ba lá 6 tuổi ..... 55
Phụ lục 4: Phân bố tỉ lệ số cây theo cấp chiều cao của rừng Thông ba lá 12 tuổi ... 55
viii
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ
sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng:
rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các
nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất,
hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt
của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm
không khí và nước.
Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa
dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam,
đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên
và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại
rừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên
núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập
mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt,...
Qua quá trình quản lý chưa bền vững, độ che phủ của rừng ở Việt Nam đã
giảm sút đến mức báo động. Chất lượng của rừng tự nhiên còn lại đã bị hạ thấp quá
mức. Thật khó mà ước tính được tổn thất về rừng và lâm sản hàng năm ở Việt Nam.
Theo thống kê, năm 1991 có 20.257ha rừng bị phá, năm 1995 giảm xuống còn
18.914ha và năm 2000 là 3.542ha. Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường Việt Nam
năm 2000 thì có thể ước định rằng tỷ lệ mất rừng hiện nay là khoảng 120.000 đến
150.000ha/năm.
1
Gia Lai nói chung và huyện Mang Yang nói riêng là một trong những khu
vực có diện tích rừng đáng kể, song cũng không tránh khỏi thực trạng nêu trên. Hậu
quả là diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp và chất lượng rừng suy giảm nhanh
chóng. Do đó, để cải thiện diện tích rừng đã bị mất một cách nhanh chóng nhất là
trồng rừng và bảo vệ rừng.
Gia Lai là một tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, có khí hậu phức tạp, nhiều
diện tích đồi núi nên cây Thông ba lá là loài cây được lựa chọn trồng với diện tích
lớn trên địa bàn của tỉnh nói chung và Ban quản lý Rừng phòng hộ H’Ra nói riêng.
Thông ba lá là loại cây vừa cung cấp sản phẩm gỗ, vừa cung cấp sản phẩm về nhựa,
tạo cảnh quan và môi trường trong sạch, có tác dụng phòng hộ. Thông ba lá có thể
trồng thành rừng tốt trên các vùng đất đồi núi trọc. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách
quan và chủ quan khác nhau nên rừng Thông ba lá tại đây chưa được đầu tư nghiên
cứu nhiều, đặc biệt là khả năng sản xuất gỗ, nhựa cũng như làm tăng khả năng tối
ưu cho mục đích phòng hộ.
Nhằm tìm hiểu và đánh giá đúng thực chất về sự sinh trưởng và một số đặc
điểm lâm học của rừng trồng Thông ba lá tại Ban quản lý rừng Phòng hộ H’Ra là
một vấn đề mang tính cấp thiết nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển
của rừng, từ đó đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp, góp phần giải
quyết một số vướng mắc của thực tiễn sản xuất trong khi rừng Thông ba lá đang
trong giai đoạn phát triển và chiếm một tỷ lệ rất lớn tại nơi đây, cũng như góp phần
vào việc định lượng giá trị phòng hộ môi trường của rừng, tạo cơ sở cho việc chi trả
dịch vụ môi trường và khuyến khích người dân tham gia vào việc trồng rừng và
kinh doanh rừng đạt hiệu quả cao hơn.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn đó, được sự đồng ý của bộ môn Lâm
sinh, Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Thêm, trong khuôn khổ và giới hạn của một
khoá luận tốt nghiệp Đại học, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của
rừng trồng Thông ba lá (Pinus keysia Royle ex Gordon) tại Ban quản lý rừng
Phòng hộ H’Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai” được thực hiện nhằm làm cơ
2
sở ban đầu cho các nghiên cứu tiếp theo tại Ban quản lý rừng Phòng hộ H’Ra nói
riêng và tỉnh Gia Lai nói chung.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục đích của đề tài là Xác định một số đặc điểm lâm học của rừng trồng
Thông ba lá từ 6 - 12 năm để làm căn cứ xây dựng những chỉ tiêu kỹ thuật nuôi
trồng rừng và áp dụng các biện pháp lâm sinh đối với rừng Thông ba lá ở khu vực
huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.
Mục tiêu của đề tài là:
- Mô tả một số đặc điểm lâm học của rừng trồng Thông ba lá tại Ban quản lý
rừng Phòng hộ H’Ra, Mang Yang, Gia Lai.
- Xác định phân bố đường kính (N – D) và phân bố chiều cao (N – H) của
rừng Thông ba lá.
- Phân tích sự phân hoá và tỉa thưa tự nhiên của rừng Thông ba lá.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của
những lâm phần Thông ba lá thuộc giai đoạn 6 và 12 tuổi tại Ban quản lý rừng
Phòng hộ H’Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.
3
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Lâm trường Ban quản lý nằm trên địa bàn hành chính của hai xã: H’Ra và
Đăk Ta Lây, huyện MangYang, tỉnh Gia Lai. Trong phạm vi:
Toạ độ vuông góc hệ VN – 2000:
+OX từ : 479.500 – 496.000
+OY từ : 1.542.800 – 1.567.300
●
Vị trí:
+ Phía Bắc giáp huyện K’Bang;
+ Phía Nam giáp Công Ty Lâm Nghiệp Kon Chiêng, tiểu khu 489 xã
H’Ra;
+ Phía Đông giáp huyện K’Bang, huyện Đăk Pơ và huyện Kon Ch’Ro;
+ Phía Tây giáp Ban quản lý RPH Mang Yang và trại giam Gia Trung.
●
Gồm 24 tiểu khu, có tổng diện tích tự nhiên là 14.030,5 ha.
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Ban quản lý rừng Phòng hộ H’Ra nằm trên cao nguyên Gia Lai phía Tây dãy
Trường Sơn, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, phân thành 2 vùng rõ rệt. Khu
vực trung tâm tương đối bằng phẳng, vùng phía Bắc, phía Nam và phía Đông thuộc
dạng địa hình đồi núi cao, chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Độ dốc trung bình trên toàn
lâm phần khoảng 18 - 280, cá biệt có nơi > 450.
Độ cao so với mặt nước biển:
4
+ Cao nhất 1.532m (đỉnh Kôn Boorria ).+ Thấp nhất 771m (trước trụ sở Ban
quản lý).
+ Trung bình 1.000m – 1.200m.
Rừng trồng Thông ba lá được trồng trên đất đã mất rừng tự nhiên. Đất trồng
rừng là đất feralit phát triển trên nền đá granit. Thuộc dạng địa hình đồi núi cao,
chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Độ dốc trung bình trên toàn lâm phần khoảng 18-280, cá
biệt có nơi > 450.
2.1.3. Tài nguyên rừng
Hiện trạng rừng: Phân theo thông tư 34/TT – BNNPTNT ngày 10/06/2010.
Tổng diện tích tự nhiên: 18.933,2 ha.
Diện tích Ban quản lý: 14.030,5 ha; diện tích xã H’Ra quản lý: 4.962,7 ha.
Phân ra: - Diện tích đất lâm nghiệp
+ Diện tích có rừng
: 14.029,5 ha.
: 13.156,9 ha.
- Rừng tự nhiên
: 10.423,8 ha.
- Rừng trồng
: 2.733,1 ha.
+ Đất chưa có rừng
: 872,6 ha.
- Đất sản xuất nông nghiệp
: 585,3 ha.
- Đất giao lại cho xã
: 4.051,1 ha.
- Đấtkhác
: 326,3 ha.
- Đất trụ sở, vườn ươm
: 1,0 ha.
2.1.4. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Ban quản lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao Nguyên. Một
năm chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt
đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 21,90c; nhiệt độ cao nhất là 35,90c; nhiệt
độ thấp nhất là 17,80c. Nhiệt độ bình quân mùa khô 290.
Độ ẩm không khí: Trung bình hàng năm 85,8%, độ ẩm tháng nóng nhất
40,5%.
5
Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm 2.088mm, cao nhất
3.017mm và thấp nhất là 1.625mm.
Lượng bốc hơi bình quân năm là 909,8mm, tháng cao nhất 97,2mm (tháng 1
đến tháng 4 hàng năm), tháng thấp nhất vào tháng 8 là 43,6mm.
Hướng gió thịnh hành:
Hướng Bắc – Đông Bắc thổi về mùa khô.
Hướng Nam – Tây Nam thổi về mùa mưa.
Tốc độ gió bình quân 12,07m/giây.
Trong vùng ít có gió bão và sương muối.
(Nguồn cung cấp: Đài khí tượng thuỷ văn Gia Lai)
II.1.5. Nguồn nước, thuỷ văn
Trong lâm phần có ba hệ thống sông suối chính là sông A Yun, suối Đăk Hà
Ra và suối Đăk Oreng. Ngoài ra, còn có hồ chứa Hà Ra Bắc nằm ở tiểu khu 480 và
hồ Hà Ra Nam nằm ở tiểu khu 488.
Sông A Yun dài khoảng 6km, nằm ở phía Tây lâm phần của Ban quản lý.
Đây là hệ thống sông cung cấp nước cho Hồ thuỷ lợi A Yun Hạ.
Suối Đăk Hà Ra dài khoảng 10km, bắt nguồn từ các nhánh suối ở trung tâm
lâm phần chảy về hướng Nam. Đây là hệ thống suối cung cấp nước cho Hồ thuỷ lợi
Hà Ra Bắc và Hà Ra Nam.
Suối Đăk Oreng dài khoảng 15km, là suối bắt nguồn từ các nhánh suối ở
phía Bắc lâm phần chảy theo hướng Tây Nam. Đây là hệ thống suối cung cấp nước
cho Hồ thuỷ lợi A Yun Hạ.
Nhìn chung, hệ thống sông, suối phân bố tương đối đồng đều trên lâm phần
Ban quản lý. Sông A Yun và các suối lớn có nước quanh năm, đây là nguồn nước
cung cấp cho sản xuất nông, lâm nghiệp trong vùng và vùng hạ lưu. Tuy nhiên, do
địa hình trong vùng có nhiều núi cao, nhiều khu vực dốc cục bộ nên về mùa mưa
cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất.
6
2.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1. Dân số và lao động
2.2.1.1. Dân số
Xung quanh lâm phần ban quản lý có 1.985 hộ với 9.771 nhân khẩu thuộc
hai xã H’Ra và Đăk Ta Lây. Thành phần dân tộc chủ yếu là Bahnar và Kinh, trong
đó dân tộc Bahnar có 1.006 hộ với 5.445 nhân khẩu, chiếm 55% tổng số nhân khẩu.
Mật độ: 39 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm: 2%. Nguồn thu nhập chính của
người dân trong vùng chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, chỉ có một số hộ sinh sống
bằng nghề buôn bán nhỏ. Phong tục tập quán công tác của cộng đồng người Bahnar
vẫn là canh tác nương rẫy, một số ít hộ đã biết làm lúa nước và trồng cây công
nghiệp (cà phê, bời lời). Lương thực bình quân đầu người khoảng
400kg/người/năm. Tổng giá trị thu nhập bình quân đầu người khoảng 7,0 - 8,0 triệu
đồng/người/năm. Tuy nhiên, tính đến ngày 31/12/2009, trên địa bàn hai xã còn
khoảng 24% số hộ thuộc diện hộ nghèo.
2.2.1.2. Lao động
Tổng số lao động của hai xã là 5.717 lao động, trong đó lao động nữ chiếm
44,8%. Số lao động là đồng bào Bahnar chiếm 55,5% tổng số lao động. Đây là
nguồn lao động chủ yếu tham gia các hoạt động trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ
rừng... của ban quản lý.
2.2.2 Các hoạt động sản xuất chính
2.2.2.1 Sản xuất lâm nghiệp và công tác quản lý bảo vệ rừng:
2.2.2.1.1. Sản xuất lâm nghiệp
- Về phía Ban quản lý: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước giao
cho Ban quản lý. Hàng năm, đơn vị đều tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch
như: Giao khoán QLBVR cho các hộ gia đình, cá nhân tập thể và cộng đồng; Trồng,
chăm sóc rừng, nuôi dưỡng rừng, công trình làm đường ranh cản lửa,... Đơn vị đều
ưu tiên tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Tổng số lao động nghề
rừng hàng năm lên tới 500 lao động theo mùa vụ.
7
- Về phía địa phương: Nhận thấy được lợi ích của cây rừng nên trong những
năm qua bà con trên địa bàn Xã tích cực tham gia vào các mô hình trồng cây phân
tán, nông lâm kết hợp, liên kết trồng rừng với công ty MDF – An Khê. Diện tích
khoảng 450ha.
2.2.2.1.2. Công tác quản lý bảo vệ rừng
- Số hộ nhận khoán QLBVR là trên 200 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc
thiểu số ở địa phương. Nhìn chung công tác quản lý bảo vệ rừng ngày càng được
củng cố, có nề nếp và chặt chẽ hơn. Các bộ phận quản lý bảo vệ rừng ngày càng có
trách nhiệm với diện tích rừng được giao, làm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng
phá rừng làm nương rẫy. Đây cũng là lực lượng tham gia trực phòng cháy tại các
vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng vào mùa khô.
2.2.2.2 Sản xuất nông nghiệp và tình hình canh tác nương rẫy:
2.2.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp
H’Ra về cơ bản là một xã thuần nông, nông nghiệp chiếm 95%, ngành nghề
khác chiếm 5%. Về trồng trọt: chủ yếu trồng cây lúa, mì, bắp, với chủ lực là cây mì,
nhìn chung năng suất còn thấp.
8
2.2.2.2.2. Sản xuất nương rẫy
Biểu: Hiện trạng diện tích nương rẫy
Số hộ đang Diện
STT Địa điểm
canh
tác nương
nương rẫy đang
Xã, huyện
(hộ)
tác (ha)
232
532,5
tích Loại
rừng,
trạng
rẫy thái
rừng
xung
canh quanh DTNR
Lô,
khoảnh,
tiểu khu
Tổng cộng
1
KV Đồi
477
17
47,6
Rừng trồng
Phượng
478
20
39,8
Rừng trồng
Hoàng
2
Đăk Trang
479
33
68,8
Rừng trồng
3
Phú yên
480, 483
28
54
Rừng trồng
4
Phú Danh
481
15
29,8
Rừng trồng + RIIa
5
Jolong
484
55
151,4
Rừng trồng + RIIa
6
Teedak +
487, 488
64
141,1
Rừng trồng
K’Tung
Qua biểu trên cho thấy hầu hết nương rẫy của các thôn làng trên địa bàn lâm
phần đều nằm đan xen, giáp ranh với rừng của Ban quản lý, khi đốt dọn nương rẫy
nguy cơ cháy rừng là rất lớn, nên công tác quản lý bảo vệ rừng cần được chú ý.
9
2.2.2.3. Tình hình giao thông trong vùng
Hệ thống đường: Trong lâm phần Ban quản lý có khoảng 10km đường Quốc
lộ 19 chạy qua. Đường dân sinh trong vùng có khoảng 10km đường bê tông kiên cố.
Mạng lưới đường lâm nghiệp trong lâm phần phục vụ các hoạt động sản xuất của
Ban quản lý có khoảng 50km, nền đường đất không ổn định và đã bị sạt lở nhiều
chỗ. Vì vậy, khi sử dụng cần tu sửa, nhất là những đoạn đường qua suối cần phải
làm ngầm và cống bi.
2.2.2.4. Văn hoá thông tin
Hai xã đều có nhà văn hoá, xã thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt văn
hoá giao lưu, có các đoàn nghệ thuật về biểu diễn và tuyên truyền chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước. Đoàn thanh niên xã thường xuyên tổ chức thi đấu bóng
đá, bóng chuyền vào dịp lễ 2/9 hàng năm.
Mạng lưới y tế, giáo dục của hai xã trong lâm phần Ban quản lý, những năm
qua đã được quan tâm. Tất cả các xã đều có trường học, trạm y tế, song trang thiết
bị còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập cũng như khám chữa bệnh
của nhân dân.
Quốc phòng an ninh trong thời gian qua ổn định, nhờ sự quan tâm kịp thời
của chính quyền địa phương, đi sâu, đi sát, tuyên truyền phổ biến chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước cho cộng đồng, nên cộng đồng rất quan tâm, trong
vùng không xảy ra vụ việc nào vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến an ninh quốc
phòng.
2.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tên phổ thông: Thông ba lá
Tên khoa học: Pinus keysia Royle ex Gordon
Thuộc họ Thông: Pinaceae
Thông ba lá phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn
Độ, … Ở Việt Nam, thông ba lá phân bố tự nhiên ở các tỉnh: Lâm Đồng, Lai Châu,
Lạng Sơn, Quảng Ninh, Gia Lai,.... Thường mọc thuần loài hay hỗn giao với các
10
loài cây lá rộng nhưng không đáng kể. Phân bố ở độ cao 900 - 1500m (Lâm Đồng)
và 800 - 1200m (ở miền Bắc).
2.3.1. Hình thái và đặc điểm sinh trưởng
Cây gỗ lớn, cao 30 - 35 m, đường kính 50 - 60 cm. Thân tròn thẳng, vỏ dày,
màu nâu xẫm, nứt dọc sâu, bóc mảng, có khả năng chịu lửa tốt, cành khô màu đỏ
tươi.
Thường có 3 lá kim màu xanh thẫm mọc trên chồi ngắn (bẹ), tập trung thành
cụm đầu cành dài, lá dài 15 - 20 cm, chồi ngắn (bẹ) dài 1,2 cm.
Quả nón hình trứng viên chùy, dài 5 - 9 cm thường gập xuống đôi khi quả
hơi bị vẹo đầu. Quả vảy dày có rốn rất rõ, có khi có gai nhọn. Hạt có cánh dài 1,5 2,5cm. Thông ra hoa vào tháng 4 - 5 quả chín vào tháng 11 đến tháng 12 năm sau.
Quả có thể tồn tại trên cây mẹ tới 9 - 10 năm. Thông trồng từ 6 - 7 tuổi có thể ra hoa
nhưng số lượng khoảng 10 - 20%, chất lượng hạt kém.
Gỗ mềm nhẹ, màu vàng đến màu da cam. Tỷ trọng d = 0,65 – 7.
2.3.2. Đặc tính sinh thái
Thông ba lá thích hợp trong vùng khí hậu nhiệt đới, phân bố ở độ cao 800 1900 m và lượng mưa hàng năm trung bình ≥ 1500 mm/năm. Là loài cây ưa sáng,
mọc nhanh như loài cây tiên phong, nhưng sau đó bền vững, ổn định về cấu trúc,
kiểu rừng thưa. Cây thông sinh trưởng nhanh trên đất thịt nhẹ, thoát nước, độ pH =
4,5 - 5,5. Thông cũng sinh trưởng được trên đất xấu, không thích hợp trên đất chặt,
úng nước. Nhiệt độ bình quân hàng năm từ 18 - 200C, có khả năng chịu hạn, tái sinh
mạnh bằng hạt, không tái sinh bằng chồi.
2.3.3. Công dụng và ý nghĩa kinh tế
Là loại cây gỗ lớn, sản phẩm chính là gỗ, nhựa, chất đốt. Gỗ phục vụ cho xây
dựng, làm trụ mỏ, trụ điện, nguyên liệu giấy, sợi nhân tạo, gia dụng, … Nhựa thông
dùng để chưng cất tinh dầu, vecni, dược liệu, văn phòng phẩm, … Nhựa và gỗ cung
cấp cho hơn 30 ngành công nghiệp khác nhau.
11
Cây chịu được đất đai cằn cỗi, khả năng phân hóa cải tạo lớp đất mặt nên
được chọn như loài cây tiên phong trên đồi núi trọc. Rừng thông có giá trị lớn về
mặt phòng hộ, bảo vệ môi trường và làm tăng vẻ đẹp cảnh quan thành phố.
2.3.4. Kỹ thuật trồng Thông ba lá
Nội dung công việc và thời vụ tương ứng
- Từ tháng 11 đến tháng 12: chuẩn bị đất, hạt giống.
- Từ tháng 1 đến tháng 2: gieo ươm.
- Từ tháng 3 đến tháng 5: chuẩn bị hiện trường trồng rừng.
- Từ tháng 6 dến tháng 8: thực hiện trồng rừng.
- Từ tháng 9 đến tháng 10: chăm sóc rừng mới trồng.
12
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu của đề tài, nội dung nghiên cứu bao gồm:
1. Một số đặc trưng lâm học của rừng trồng Thông ba lá 6 – 12 tuổi.
2. Phân bố đường kính (N-D) của rừng trồng Thông ba lá 6 – 12 tuổi.
3. Phân bố chiều cao (N-H) của rừng trồng Thông ba lá 6 – 12 tuổi.
4. Đặc điểm phân cấp sinh trưởng của rừng trồng Thông ba lá 6 – 12 tuổi.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Thu thập số liệu
Để làm rõ đặc điểm lâm học của rừng trồng Thông ba lá ở khu vực ngiên
cứu, trước hết đã phân biệt các lâm phần Thông ba lá theo tuổi. Tuổi rừng Thông ba
lá được nghiên cứu là tuổi 6 và 12. Ở mỗi cấp tuổi chọn điển hình 3 ô tiêu chuẩn:
mỗi ô 1000m2 (10m x 25m). Trong mỗi ô tiêu chuẩn, đã thống kê và đo đạc đầy đủ
những nội dung như sau:
+ Tuổi rừng trồng Thông ba lá (Chỉ tiêu này được xác định dựa trên lý lịch
rừng).
+ Đường kính thân cây được đo ở vị trí 1,3m cách mặt đất (D1,3, cm) với độ
chính xác đến 0,1m
+ Chiều cao vút ngọn (Hvn, m), chiều cao dưới cành lớn nhất còn sống (Hdc,
m) được đo bằng cây sào với độ chính xác đến 0,1m.
+ Đường kính tán cây ở vị trí lớn nhất được đo bằng thước dây với độ chính
xác đến 0,1m.
13
+ Tất cả những chỉ tiêu đo đếm trên đây được thực hiện cho tất cả cây còn
sống hay đã chết nhưng chưa bị gãy đổ trên sàn rừng. Mục đích đo đạc như vậy là
nhằm làm rõ mức độ phân hoá và đào thải tự nhiên của rừng Thông ba lá theo tuổi.
+ Ngoài ra thu thập những số liệu khác như địa hình, loại đất, biện pháp tác
động đã qua và tình hình khí hậu - thuỷ văn của khu vực nghiên cứu thông qua các
tài liệu sẵn có ở lâm trường.
3.2.2. Xử lý số liệu
Từ những số liệu đo đếm trên các cây lâm phần rừng trồng Thông ba lá 6 –
12 tuổi, đã thực hiện tính toán những chỉ tiêu điều tra lâm phần sau đây:
1) Thống kê mật độ cây rừng theo tuổi
Mật độ rừng (N, cây/ha) được tính bằng cách nhân số cây trên 1 ô dạng bản
(mỗi ô 1000m2 ) với hệ số 10 ( =10000m2/1000m2 ).
2) Tính các chỉ tiêu thống kê mô tả
Những thống kê mô tả về đường kính, chiều cao, tiết diện ngang thân cây và
thể tích thân cây được tính toán như sau:
+ Trị trung bình ( mx )
1
mx =
n
n
∑ Xi
t =1
Trong đó: Xi là nhân tố điều tra (D, H , G , V) ở các lâm phần
n = số cây/tuổi
+ Phương sai ( S2x )
S2x =
1
n −1
n
∑ (Xi - m )
t =1
2
x
+ Sai tiêu chuẩn ( Sx )
Sx =
S2x
+ Hệ số biến động ( V% )
V=
Sx
*100
mx
14
+ Sai số chuẩn của số trung bình (SEm )
SEm =
S
S 2n
= x
n
n
+ Hệ số chính xác ( P% )
P% =
V%
n
=
SE m
*100
mx
3) Tính những đặc trưng cấu trúc lâm phần
Xem xét những đặc trưng phân bố đường kính thân cây (N – D1.3) và phân bố
chiều cao thân cây (N – H) của những lâm phần Thông ba lá ở tuổi 6 và tuổi 12
năm. Trình tự tính toán như sau:
+ Đầu tiên, tập hợp số liệu D1.3 (cm) và H (m) của những cây trong các ô tiêu
chuẩn 1000 m2 đại diện cho những lâm phần Thông ba lá ở tuổi 6 và tuổi 12 năm.
+ Phân bố N – D1.3, N - H được tính toán cho cả 2 lâm phần Thông ba lá tuổi
6 và 12 năm. Để đạt mục tiêu này, trước hết phân chia đường kính lâm phần thành
cấp, mỗi cấp 2 cm; phân chia chiều cao lâm phần thành cấp, mỗi cấp 0.5 – 1m. Kế
đến thống kê số cây ở từng cấp đường kính,cấp chiều cao. Tiếp theo tính các đặc
trưng phân bố N – D, N - H như trị trung bình (Dbq, cm; Hbq, m), phạm vi biến động
đường kính, chiều cao (Dmin - Dmax, Hmin – Hmax), trung vị (Me), mốt (Mo), phương
sai (S2x) và sai tiêu chuẩn (Sx), hệ số biến động (V%), độ lệch (Sk), độ nhọn ( Ku),…
+ Tiếp theo, những phân bố thực nghiệm (N – D1.3 và N – H) được làm phù
hợp với những phân bố lý thuyết. Những dạng phân bố lý thuyết được lựa chọn trên
cơ sở biểu đồ phân bố thực nghiệm và lý thuyết về các kiểu phân bố N-D1.3 và N-H
của rừng thuần loài đồng tuổi. Theo đó, số liệu thực nghiệm đã được làm phù hợp
với 4 dạng phân bố lý thuyết thường gặp là:
+ Hàm mật độ xác suất của phân bố chuẩn:
f(x) =
1
σ 2π
1 x−μ 2
)]
2 σ
exp[- (
(3.1)
Trong công thức (3.1), μ và σ tương ứng là kỳ vọng toán và độ lệch bình
phương trung bình (căn bậc hai của phương sai) của biến x ( x = D1.3 hoặc H).
15
+ Hàm mật độ xác suất của phân bố lognormal:
f(x) =
1
xσ 2π
exp[-
(ln x − μ ) 2
]
2σ 2
(3.2)
Trong công thức (3.2), μ và σ tương ứng là kỳ vọng toán và độ lệch bình
phương trung bình của biến Y (Y = D1.3 hoặc H), nghĩa là μ = μ y và σ = σ y .
+ Hàm mật độ xác suất của phân bố Gamma:
f(x)=
( x / β )α −1 exp(− x / β )
β * Γ(α )
(3.3)
Trong công thức (3.3), tham số α đặc trưng cho hình dạng hay độ lệch của
đường cong hàm mật độ. Tham số β phản ánh mức độ “co, duỗi” của đường cong
hàm mật độ.
+ Hàm mật độ xác suất của phân bố Weibull:
f(x) = (
α x α −1
x
)( )
exp[-( ) α ]
β β
β
(3.4)
với α > 0, β > 0, x ≥ 0.
Trong công thức (3.4), α là tham số đặc trưng cho hình dạng hay độ lệch
của đường cong còn β là tham số tỉ lệ hay độ nhọn của đường cong hàm mật độ.
Sự phù hợp của số liệu thực nghiệm với những phân bố lý thuyết được kiểm
định theo thống kê Chi-square ( χ 2 ).
Tiếp theo, tập hợp số liệu tính toán thành bảng và lập biểu đồ để phân tích và
so sánh sự khác biệt giữa các đặc trưng phân bố tùy theo tuổi, làm phù hợp phân bố
N – D, N – H ở các tuổi với phân bố chuẩn.
Tất cả thủ tục tính toán được xử lý trên phần mềm Statgraphics Plus Version
3.0 và Microsoft Excel 2003.
4) Phân chia cấp sinh trưởng cho cây Thông ba lá
Chỉ tiêu này được xác định theo phương pháp phân cấp sinh trưởng hệ số Kd
của Zưnkin. Để đạt được mục đích này, trước hết ở mỗi tuổi ta tính đường kính bình
quân lâm phần (Dbq, cm). Kế đến tính các hệ số đường kính (Kd) cho từng cây theo
công thức:
16