Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

TRÌNH HỮU HẠNH

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ BẢO
VỆ RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM HUYỆN TAM
NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

TRÌNH HỮU HẠNH

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ
BẢO VỆ RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM
HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP


Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: ThS. MẠC VĂN CHĂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2011
i


 

 

CẢM TẠ

Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, tôi đã được sự giúp đỡ tận tình của các
giảng viên trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, Ban Quản Lý Vườn Quốc Gia
Tràm Chim, bạn bè, gia đình và người than. Nay tôi xin chân thành biết ơn đến:
- Giảng viên ThS. Mạc Văn Chăm đã nhiệt tình giảng dạy và hỗ trợ tôi trong
suốt quá trình học và làm khoá luận tốt nghiệp.
- Ban giám hiệu nhà trường, các bộ môn của khoa lậm nghiệp đã truyền đạt
kiến thức, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
- Trân trọng cảm ơn lảnh đạo Ban quản lý Vườn Quốc Gia Tràm Chim và toàn
thể nhân viên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện hoàn
thành khoá luận này.
- Tất cả các bạn tập thể lớp DH07LN, những người thân trong gia đình đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học và thực hiện khoá luận tốt nghiệp.


Tp.Hồ Chí Minh tháng 7, năm 2011

Trình Hữu Hạnh

ii


 

 

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Bước đầu nghiên cứu tình hình quản lý và bảo vệ rừng tại Vườn
quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp” được tiến hành trong thời
gian từ ngày 21/02 đến ngày 21/6/2011.
● Mục tiêu khoá luận:
Trên cơ sở phân tích được những điểm mạnh - điểm yếu, thuận lợi - khó khăn
trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng hiện tại để từ đó đề xuất những biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở Vườn
quốc gia Tràm Chim trong tương lai.
● Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của khoá luận, đề tài đã tiến hành thực
hiện những nội dung sau:
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội tại khu vực do Ban quản lý Vườn
quốc gia Tràm Chim quản lý.
- Điều tra, thu thập tất cả những tài liệu về tình hình quản lý bảo vệ và phát triển
rừng tại Ban quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim. Đặc biệt là quan tâm đến công tác
phòng cháy chữa cháy rừng ở địa phương.
● Để thực hiện những nội dung của khoá luận, đề tài đã dùng những phương pháp
sau:

- Phương pháp thống kê, kế thừa số liệu

iii


 

 

- Phương pháp phỏng vấn nhanh, có sự tham gia của người dân để thu thập những
số liệu cơ bản của VQG Tràm Chim
- Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý trên phần mềm Excel
● Kết quả thu được của khoá luận như sau:
Hầu hết những diện tích rừng hiện tại còn lại ở VQG Tràm Chim đều là rừng
trồng, được phân bố theo kiểu tự nhiên. Ngoài ra, còn có một số diện tích rừng non vừa
được phục hồi sau khi cháy. Nhờ có hệ thống đê bao nên nạn lấn chiếm đất rừng đã
giảm rõ rệt, diện tích rừng trong vài năm trở lại đây hầu như không có biến đổi lớn.
Công tác tuyên truyền do có sự nhìn nhận đúng đắng, quyết định sáng suốt của
ban lãnh đạo nên công tác tuyên truyền đạt được nhiều kết quả khá tốt.
Đa số các hộ dân sống ở vùng đệm có đời sống kinh tế tương đối khó khăn,
trình độ dân trí còn nhiều hạn chế nguồn thu nhập phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên
rừng, nên đã gây áp lực rất đối với tài nguyên rừng.
Công tác PCCC rừng do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mâu thuẫn giữa
Vườn và dân ở vùng đệm ngày càng cao nên nạn cháy rừng vẫn diễn ra khá phức tạp,
thiết hại do cháy rừng gây ra còn tăng cao hơn trước.

iv


 


 

MỤC LỤC
Trang tựa ......................................................................................................... i
Cảm tạ ............................................................................................................. ii
Tóm tắt ........................................................................................................... iii
Mục lục........................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................... viii
Danh sách các bảng ........................................................................................ ix
Danh sách các hình......................................................................................... x
Chương 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu .................................................................................................... 3
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vườn quốc gia Tràm Chim ............ 4
2.2. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 6
2.2.1. Vị trí địa lý và địa hình ........................................................................ 6
2.2.2. Hiện trạng đất lâm nghiệp và rừng ....................................................... 6
2.2.3. Khí hậu, thủy văn ................................................................................... 7
2.2.4. Hệ thống giao thông .............................................................................. 8
2.3. Tình hình kinh tế - xã hội ......................................................................... 8
2.3.1. Tình hình kinh tế .................................................................................... 9
2.3.2. Tình hình xã hội ................................................................................... 10
2.3.3. Dân tộc- tôn giáo.................................................................................. 11
2.3.4. Y tế - giáo dục ...................................................................................... 11
2.3.5. Văn hóa – thể dục thể thao................................................................... 12
v



 

 

2.4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản Lý
Vườn Quốc Gia Tràm Chim hiện nay ............................................................ 12
2.4.1. Chức năng, nhiệm vụ .......................................................................... 12
2.4.2. Tình hình về quản lý, tổ chức bộ máy ở Vườn quốc gia Tràm Chim .. 22
Chương 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 24
3.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 24
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 24
3.2.1. Phương pháp thống kê, kế thừa số liệu ............................................... 24
3.2.2. Công tác ngoại nghiệp ........................................................................ 25
3.2.3. Nội nghiệp ........................................................................................... 25
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 26
4.1. Tình hình và biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ rừng của Vườn quốc gia
Tràm Chim ..................................................................................................... 26
4.1.1. Tình hình quản lý, bảo vệ rừng ........................................................... 26
4.1.2. Kết quả điều tra thu thập số liệu từ các xã xung quanh Vườn về tình
hình quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ................................................... 31
4.2. Tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên từ cộng đồng người dân ........ 33
4.2.1. Hiện trang tài nguyên .......................................................................... 33
4.2.2. Sự phụ thuộc của các cộng đồng vào tài nguyên thiên nhiên của VQG
Tràm Chim .................................................................................................... 34
4.3. Đặc điểm các hoạt động kinh tế chính của khu vực vùng đệm VQG
Tràm Chim ..................................................................................................... 39
4.4. Trình độ học vấn và dân tộc của người dân tại vùng đệm của VQG
Tràm Chim ..................................................................................................... 40
4.5. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng .................................................... 41
4.5.1. Cơ sở hạ tầng, lực lượng và trang thiết bị PCCCR ............................. 42

4.5.2. Tình hình cháy rừng trong thời gian qua (2005-2010) ....................... 43
vi


 

 

4.5.3 . Các biện pháp phòng cháy rừng ........................................................ 44
4.5.4. Các biện pháp chữa cháy .................................................................... 49
4.5.5. Khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra ............................................. 50
4.5.6. Một số công việc khi tình huống cháy rừng xảy ra ............................ 50
4.6. Đề xuất một số giải pháp ....................................................................... 52
4.6.1. Những căn cứ để đề xuất giải pháp..................................................... 52
4.6.2. Mục đích ............................................................................................. 53
4.6.3. Các giải pháp thực hiện ...................................................................... 54
Chương 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 58
5.1. Kết luận .................................................................................................. 58
5.2. Tồn tại .................................................................................................... 59
5.3. Kiến nghị ................................................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 62

vii


 

 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTTN Bảo tồn thiên nhiên.
TNTN: Tài nguyên thiên nhiên.
VQG: Vườn quốc gia.
QLBV Quản lý, bảo vệ.
UBND: Uỷ ban nhân dân.
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
PCCCR: Phòng cháy chữa cháy rừng.
BVR: Bảo vệ rừng.
BQL: Ban quản lý.
CBCNV: Cán bộ công nhân viên.
BVTV: Bảo vệ thực vật.
ĐNN: Đất ngập nước.
BVMT: Bảo vệ môi trường.
SDTN: Sử dụng tài nguyên.
LSNG: Lân sản ngoai gỗ.
BCĐ: Ban chỉ đạo.
BCH: Ban chỉ huy.
BGĐ: Ban Giám đốc.

viii


 

 

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Diện tích đất lâm nghiệp và rừng VQG Tràm Chim...................................... 6
Bảng 2.2. Các dạng trạng thái rừng của VQG Tràm Chim ............................................. 7

Bảng 2.3. Nhân sự Trạm Y Tế của các xã vùng đệm ................................................... 11
Bảng 2.4. Giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện ............................................................ 12
Bảng 4.1. Tổng hợp số liệu các xã về tình hình quản lý bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên ..................................................................................................................... 31
Bảng 4.2. Lịch thời vụ .................................................................................................. 37
Bảng 4.3. Số hộ được phỏng vấn tại vùng đệm VQG Tràm Chim............................... 39
Bảng 4.4. Trình độ học vấn của chồng và vợ ............................................................... 41
Bảng 4.5. Dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, biên pháp tổ chức thực hiện ............ 46

ix


 

 

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1. Sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của người dân đối với Vườn Quốc Gia
Tràm Chim .................................................................................................................... 35
Hình 4.2. Các nhóm chính vào rừng lấy tài nguyên thiên nhiên .................................. 36

x


 

 

Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tài nguyên sinh vật là nguồn sống chính của loài người, là nền tảng của mọi nền
văn minh trong lịch sử phát triển của nhân loại. Tài nguyên sinh vật có giá trị cho cuộc
sống của con người là rừng và các động vật hoang dã sống trong rừng, là các nguồn lợi
thủy sản chứa trong các sông, hồ, đồng ruộng, đặc biệt tiềm tàng trong các biển và đại
dương. Rừng là yếu tố quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát
triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường. Tất cả các hoạt động của con người đều
liên quan đến rừng, vì vậy việc quản lý và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên rừng là mục tiêu
hàng đầu của ngành lâm nghiệp ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.
Nhưng trên thực tế diện tích rừng đã ngày một cạn kiệt kể cả về chất lẫn về
lượng. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, thêm vào đó là nạn gia tăng
dân số đã làm cho tài nguyên rừng ngày càng bị thu hẹp một cách nghiêm trọng. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến mất rừng trên thế giới, tập trung chủ yếu vào các nhóm
nguyên nhân sau đây: mở rộng diện tích đất nông nghiệp, nhu cầu lấy củi, chăn thả gia
súc, khai thác gỗ và các sản phẩm từ rừng, phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây
đặc sản, cháy rừng. Cháy rừng là một hiểm họa thiên tai thường xuyên xảy ra ở nước ta
và nhiều nước trên thế giới, gây thiệt hại to lớn về tài nguyên môi trường và tính mạng
con người. Cũng chính những sự thay đổi trên đã góp phần làm biến đổi khí hậu, thiên
tai hạn hán liên tục xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường, kinh tế và xã
hội. Trong những năm gần đây cả nước xảy ra nhiều vụ cháy lớn, gây thiệt hại to lớn

1


 

 

về tài sản và môi trường sinh thái như: Vườn quốc gia U Minh Thượng, Kiên Giang;

Vườn quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau đã làm thiệt hại 5.500 ha rừng trồng và nhiều
thiệt hại lớn mà đặc biệt là về tài nguyên môi trường sinh thái. Tính riêng chi phí chữa
cháy đã lên tới 7-8 tỷ đồng.
Việt Nam là một quốc gia giàu tiềm năng về đất ngập nước, với diện tích đất
ngập nước hơn 10 triệu ha, chiếm 1/3 diện tích đất đai cả nước. Chủ yếu phân bố ở
vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long với các hệ sinh thái đầm phá, các bãi bùn,
các vùng cửa sông, rừng ngập mặn dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên ( Kiêng
Giang ). Các hệ sinh thái đất ngập nước cung cấp những lợi ích kinh tế trực tiếp hoặc
gián tiếp cho con người. Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là nơi
duy nhất còn lưu giữ được những mẫu chuẩn cuối cùng của hệ sinh thái vùng đất ngập
nước Đồng Tháp Mười.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã ký quyết định số 253/1998/QĐ-TTg ngày 29
tháng 12 năm 1998 về việc chuyển hạng Khu BTTN đất ngập nước Tràm Chim thành
Vườn quốc gia và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tràm Chim gia
đoạn 1999 – 2003, với mục tiêu nhằm bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của
vùng đồng bằng sông Cửu Long thành mẫu chuẩn sinh thái quốc gia về đất ngập nước
vùng lụt kín. Bảo tồn các giá trị độc đáo về văn hoá, lịch sử và nghiên cứu, khai thác
hợp lý hệ sinh thái của vùng vì lợi ích quốc gia và đóng góp vào việc bảo vệ môi
trường, sinh thái chung của Vùng Đông Nam Á. Nhưng trong quá trình hoàn thanh
mục tiêu trên còn gặp rất nhiều khó khăn. Để có giải pháp quản lý tốt nguồn tài nguyên
này đòi hỏi chúng ta phải tiến hành nghiên cứu để tìm ra biện pháp, cơ chế quản lý phù
hợp và hiệu quả hơn. Được sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy ThS Mạc Văn Chăm
thuộc Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng, Khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh, tôi quyết định tiến hành thực hiên đề tài “Bước đầu nghiên cứu tình
hình quản lý và bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Tràm Chim”, huyện Tam Nông, tỉnh
Đồng tháp.
2


 


 

1.2. Mục tiêu
Trên cơ sở phân tích được những điểm mạnh - điểm yếu, thuận lợi - khó khăn
trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng hiện tại để từ đó đề xuất những biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở Vườn
quốc gia Tràm Chim trong tương lai.

3


 

 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vườn quốc gia Tràm Chim
Từ sau năm 1975, tỉnh Đồng Tháp đã có ý định chọn Tràm Chim làm nơi tái lập
cảnh quan xưa cũ của Đồng Tháp Mười. Từ năm 1979, rừng tràm được trồng lại và
thảm thực vật được phục hồi với 130 loài khác nhau.
Năm 1985, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp thành lập Công ty Nông Lâm Ngư
trường Tràm Chim.
Năm 1986, sếu đầu đỏ ( Grus antigone sharpii, chim hạc, sếu cổ trụi ) xuất hiện
ở Tràm Chim. Tổ chức bảo vệ sếu Quốc tế - ICF ( International Crane Fundation ) và
Trung tâm Tài nguyên Môi trường - thuộc trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội - đã cử
chuyên viên đến kiểm tra và xác nhận đây chính là một trong 15 loài sếu hiện còn lại
trên thế giới. Tỉnh Đồng Tháp ra thông báo cấm săn bắt và đánh bẫy sếu.
Tháng 03-1991, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã ra quyết định thành lập

Trung tâm bảo vệ sếu và môi trường thiên nhiên Tràm Chim, giao cho Ủy ban Nhân
dân huyện Tam Nông trực tiếp quản lý.
Tháng 05-1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành
Chỉ thị số 169-CT, yêu cầu Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp và Ủy ban Nhân dân
huyện Tam Nông thực hiện những biện pháp cấp bách để bảo vệ sếu cổ trụi và hệ sinh
thái đất ngập nước ở vùng Đồng Tháp Mười.
Tháng 07-1992, Trung tâm bảo vệ sếu và môi trường thiên nhiên Tràm Chim
được bàn giao lại cho tỉnh Đồng Tháp trực tiếp quản lý theo quyết định số 32/QĐ – UB
ngày 16 tháng 6 năm 1992 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
4


 

 

Ngày 02-02-1994, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số
47/TTg, xác định khu đất ngập nước Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng
Tháp là "Khu bảo tồn thiên nhiên của quốc gia", có tổng diện tích là 7.612 ha; thuộc
địa phận của 4 xã Tân Công Sính, Phú Thọ, Phú Hiệp và Phú Đức huyện Tam Nông,
tỉnh Đồng Tháp.
Ngày 29-12-1998, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số
253/1998/QĐ-TTg, chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim,
Đồng Tháp thành Vườn quốc gia Tràm Chim trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt
Nam, đồng thời phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tràm Chim với quy
mô 7.588 ha.
Ngày 3/9/1999 Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp ra quyết định quy định chức
năng và nhiệm vụ của Vườn quốc gia Tràm Chim là:
- Bảo tồn và phát triển tài nguyên sinh vật của hệ sinh thái đất ngập nước trên cơ
sở đảm bảo chế độ thủy văn phù hợp.

- Bảo tồn, phát triển và phục hồi cảnh quan tự nhiên, hệ sinh thái chuẩn của
vùng đồng lụt kín Đồng Tháp Mười như khi chưa được khai thác để phục vụ nghiên
cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục và phục vụ tham quan du lịch.
- Bố trí lại dân cư xung quanh vùng hợp lý, tạo sự ổn định về nhà ở, đất canh
tác, ổn định cuộc sống. Từ đó tạo được sự tự giác trong nhân dân trong công tác tham
gia bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Vườn.
- Phát triển cơ sở hạ tầng để làm nền tảng phát triển hoạt động du lịch sinh
thái, mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư và xã hội với những đặc trưng kiến trúc của
vùng đồng bằng ngập lụt, vừa hiện đại, vừa mang bản sắc đồng bằng Nam Bộ.
Công tác xây dựng, bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Tràm Chim có ý
nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với tỉnh Đồng Tháp và vùng Đồng Tháp Mười mà
còn đối cả với Đồng Bằng Sông Cửu Long và cả nước.

5


 

 

2.2. Đặc điểm tự nhiên
2.2.1. Vị trí địa lý và địa hình
Vườn Quốc gia Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, phân bố trên
địa bàn các xã: Phú Hiệp, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành B, Tân Công Sính và thị trấn
Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, có tọa độ địa lý 10047’ Vĩ Bắc
đến 105036’ Kinh Đông. Địa hình dốc dần về hướng Bắc, nơi thấp nhất + 0,4 m, nơi
cao nhất + 2.2 m so với mặt nước biển.
2.2.2. Hiện trạng đất lâm nghiệp và rừng

- Tổng diện tích đất lâm nghiệp của Vườn Quốc gia Tràm Chim là 7.313

ha, trong đó diện tích có rừng là 2.415,542 ha, chia ra từng phân khu như sau ( bảng
2.1):
Bảng 2.1. Diện tích đất lâm nghiệp và rừng VQG Tràm Chim
Phân khu
Khu A1
Khu A2
Khu A3
Khu A4
Khu A5
Khu C
Tổng cộng

Số liệu báo cáo ngày 31/12/2010
Diện tích đất Diện tích
Diện tích đất Diện tích đất
lâm nghiệp
có rừng
trống
khác
4,940.430
1,290.221
3,445.785
204.424
1,122.740
709.005
358.736
54.999
44.500
2.084
38.100

4.316
731.900
355.768
329.015
47.117
440.500
108.464
291.564
40.472
32.930
32.930
7,313.000
2,465.542
4,463.200
384.258

- Trạng thái rừng và thực bì.
+ Trạng thái rừng: Tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim có một số trạng thái rừng
được phân bố ở các phân khu như sau:

6


 

 

Bảng 2.2. Các dạng trạng thái rừng của VQG Tràm Chim
Phân khu


Rừng dày Rừng thưa
(ha)
(ha)

Rừng
trung
bình (ha)

Tổng
cộng
(ha)

Độ che
phủ
(%)

A1
A2
A3
A4
A5
Tổng cộng

715.6
645
0,649
177,6
26,42
1.565,269


227.41
2,322
229,732

1.290,2
709,012
2,084
355,8
58,46
2.415,5

26
63
4,6
48,6
13,2
33

347.2
61,69
1,435
178,2
32,04
620,535

+ Thực bì: Diện tích rừng nằm trên địa bàn 05 xã, thị trấn; phân bố đan xen
với diện tích đồng cỏ; vào mùa khô diện tích đồng cỏ (cỏ năng, cỏ ống, lúa ma…) chết,
tạo nên nguồn vật liệu cháy dày đặc, rất dễ xảy ra cháy, khi cháy rất khó chữa và cháy
lan nhanh. Ngoài ra các cành nhánh, lá khô từ rừng tràm, chứa nhiều tinh dầu cũng là
nguồn vật liệu cháy trong rừng.

2.2.3. Khí hậu, thủy văn
- Mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, lượng mưa chiếm
90% - 92% lượng mưa cả năm, trong đó tập trung ở tháng 9 và tháng 10 (chiếm 40%
lượng mưa cả năm); mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 của năm sau, lượng mưa còn lại
chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, lượng mưa trung bình nhiều năm là 1.518
mm/năm;
- Gió: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có gió mùa Tây Nam từ tháng
5 đến tháng 11 và gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, có đặc điểm
nóng và khô hạn làm tăng lượng bốc hơi nước, mùa mưa đôi khi còn có gió lốc, gió
xoáy;
- Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm tương đối cao, số giờ nắng bình quân từ 6,5
- 7,44 giờ/ngày; cao nhất là tháng 3 và tháng 4, số giờ nắng trung bình từ 7,87 - 9,93
giờ/ngày;
7


 

 

- Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm 1.168 mm, bốc hơi trung bình ngày từ
3 - 5 mm/ngày, lượng bốc hơi cao nhất ngày từ 6 - 8 mm/ngày;
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình nhiều năm là 82,5%, độ ẩm thấp nhất trong ngày là
50,3%;
- Nhiệt độ: Trung bình năm là 28oC, cao nhất là 34oC, thấp nhất là 21oC.
Thủy văn.
Chế độ thủy văn chịu tác động của 2 yếu tố: Lũ và mưa nội đồng; hàng năm
hình thành 2 mùa rõ rệt: mùa lũ trùng với mùa mưa và mùa kiệt trùng với mùa khô.
2.2.4. Hệ thống giao thông
- Đường bộ: Tỉnh lộ ĐT 843 đến Vườn Quốc gia Tràm Chim; toàn bộ đê bao

của Vườn xe cơ giới tải trọng dưới 10 tấn có thể lưu thông;
- Đường thủy: Kênh An Long Đồng Tiến, Phú Thọ, Phú Thành B, Phú Hiệp,
Phú Thành B, Cà Dăm và kênh Nông Trường ( kênh C1 ); cự ly xa nhất là 5 km, các
kênh nội đồng dọc theo hệ thống đê bao và các ao, rọc trong vườn.
Tuy có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi nhưng khi di chuyển trang thiết
và lực lượng chữa cháy đến các điểm cháy gặp nhiều khó khăn, phải trung chuyển bằng
phương tiện thủy hoặc xe trâu. Vì vậy, phương tiện chữa cháy chuyên nghiệp ( xe chữa
cháy ) không tiếp cận đám cháy nên áp dụng phương châm bốn tại chỗ được xem là
hiệu quả nhất.
2.3. Tình hình kinh tế - xã hội
Dân cư sinh sống xung quanh Vườn với hơn 49.000 người, có nguồn thu nhập
chính từ sản xuất nông nghiệp. Trong đó, có một số dân nghèo trình độ dân trí thấp,
không có nghề nghiệp ổn định nên thường xuyên xâm nhập vào Vườn để khai thác tài
nguyên rừng (cá, mật ong, chim, chuột, lấy củi...) nên hàng năm nguy cơ xảy ra cháy
rừng rất cao.

8


 

 

Dân cư sinh sống trong khu vực vùng đệm có 11.800 hộ với 49.521 nhân khẩu,
thuộc xã Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sính và Thị Trấn Tràm
Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Qua kết quả khảo sát, thu thập số liệu của 5 xã và Thị trấn cho thấy có 29,47%
hộ nghèo, 60,2 % hộ trung bình và 10,33 % hộ khá/giàu. Các hoạt động kinh tế chính
là: Làm nông, làm thuê, công nhân, buôn bán, trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, đánh bắt
thủy sản ...

Các hộ nghèo có diện tích đất sử dụng trung bình từ 0,0 -0,7 ha, họ thường làm
nông nghiệp và chăn nuôi. Cây trồng chủ yếu là lúa 2 vụ/năm, năng suất thấp (từ 4-6
tấn/ha ). Do đó, họ thường thiếu ăn từ tháng 8 năm nay cho đến tháng 2 năm sau. Để
khắc phục tình trạng thiếu ăn họ phải đi vay mượn với lãi suất cao, bán lúa non, đi làm
thuê ở địa phương khác, hoặc lén lút vào khai thác trái phép tài nguyên Vườn quốc gia
Tràm Chim như bắt cá, lấy mật ong, hái sen, súng, bắt chuột, rắn... (chiếm khoảng
53%).
Vì vậy, Vườn luôn tăng cường công tác vận động tuyên truyền để nâng cao nhận
thức về bảo vệ rừng và PCCCR; đồng thời có kế hoạch hỗ trợ nhằm nâng cao đời sống
vật chất để tăng thêm thu nhập trong cộng đồng dân cư sống ven rừng, hạn chế thấp
nhất việc xâm nhập vào rừng trái phép để khai thác tài nguyên rừng.
2.3.1. Tình hình kinh tế
Huyện Tam Nông là một trong những huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Đồng
Tháp cho nên về kinh tế chủ yếu là phát triển nông nghiệp như trồng lúa 2 vụ, chăn
nuôi gia súc gia cầm, thủy sản và đánh bắt nguồn lợi thủy sản là chủ yếu. Các ngành
nghề và dịch vụ khác cũng chưa được quan tâm cao cho nên cũng phát triển không
đồng đều. Hiện trạng kết cấu hạ tầng cũng chưa được đầu tư thích đáng. Giao thông chỉ
đầu tư ở những trục lộ chính còn ở nông thôn phần lớn chỉ là đường đất hay đi lại bằng
đường thủy là chủ yếu. Còn những vấn đề khác như thông tin liên lạc, điện thắp sáng;
nước sinh hoạt… cũng còn nhiều hạn chế.
9


 

 

Nhìn chung, điều kiện sống của cộng đồng địa phương xung quanh VQG Tràm
Chim còn khá nghèo. Phần lớn các hộ dân trong vùng đều sống bằng nghề trồng lúa
trong mùa khô, săn bắt cá và động vật hoang dã vào mùa lũ ( chuột, trăn, rắn, rùa …).

Sinh kế chính của người dân địa phương dựa vào 3 nguồn tài nguyên chính như: Đất
đai ( canh tác nông nghiệp, chủ yếu là làm lúa ), tài nguyên thiên nhiên ( đánh bắt cá,
săn bắt động vật hoang dã, thu hái lâm sản ngoài gỗ ) và nguồn nhân lực ( làm thuê,
buôn bán nhỏ, dịch vụ ).
Các hoạt động đánh bắt cá và săn bắt động vật hoang dã là những hoạt động có
nhiều gia đình tham gia. Sự suy giảm nguồn tài nguyên đất ngày càng trở nên nghiêm
trọng. Trồng lúa vẫn là nguồn thu chính trong các nguồn thu dựa vào tài nguyên đất
đai. Việc thâm canh tăng vụ ( hai, ba vụ một năm ) trong vùng đã làm tăng khó khăn
cho nông dân do nhu cầu phải đầu tư nhiều hơn cho phân bón, thuốc trừ sâu, nhiên liệu
và lao động. Trong những năm gần đây, một số nông dân đã đầu tư trồng tràm với chu
kỳ kinh doanh từ 6 -7 năm. Tuy nhiên, phương thức sản xuất này không thích hợp với
các hộ nghèo, hộ không có đất hoặc ít đất do đòi hỏi phải đầu tư lớn, chu kỳ kinh
doanh dài.
Theo thống kê cho thấy, có khoảng 40% các hộ gia đình ở Tràm Chim không có
đất hoặc ít đất, thu thập của họ chủ yếu làm thuê, đánh bắt trái phép trong VQG hoặc
với những hộ ít đất thì gây nuôi trồng thuỷ sản với quy mô nhỏ. Tài nguyên thiên nhiên
bị khai thác trong VQG gồm: cá, rắn rùa, trăn , súng, sen, củi … khoảng cách giàu
nghèo đang gia tăng, mặt khác giá cả thị trường tăng cao, điều này ảnh hưởng tới việc
bảo tồn và phát triển của VQG Tràm Chim.
2.3.2. Tình hình xã hội
Dân số - lao động: Khu vùng đệm Vườn Quốc Gia Tràm Chim có mật độ dân số
khá cao ( > 500 người/Km2, chiếm khoảng 40 % dân số toàn huyện Tam Nông, tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên là 2,18 % ( số liệu thống kê của năm 2005 ). Lao động chủ yếu là

10


 

 


làm nông nghiệp cho nên tỷ lệ thất nghiệp hoặc không có việc làm ổn định chiếm hơn
20%.
2.3.3. Dân tộc - tôn giáo
Hầu hết các hộ dân sống xung quanh Vườn Quốc Gia Tràm Chim là người kinh,
có một ít hộ là người Hoa và những năm gần đây có khoảng trên 30 hộ Việt kiều từ
Campuchia về Tam Nông sinh sống. Dân trong vùng theo 5 đạo chủ yếu, đó là: Thiên
Chúa; Tin Lành, Cao Đài, Phật Giáo, đạo Phật Giáo Hòa Hảo và còn lại không theo
đạo giáo nào cả, chỉ thờ tổ tiên ông bà.
2.3.4. Y tế - giáo dục
Tuy hằng năm được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng - kỹ thuật cho
ngành y tế và giáo dục nhưng vẫn còn nhiều thiếu thốn. Toàn huyện chỉ có 1 bệnh viện
và vài trạm y tế nên chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ cho cộng đồng.
Bảng 2.3. Nhân sự Trạm Y Tế của các xã vùng đệm
Đơn vị
TT Tràm Chim

Bác

1

Y sĩ

Y sĩ

Y sĩ

Y sĩ

Nữ


đa

dân

dự

sản

hộ

khoa

tộc

phòng

nhi

sinh

1

2

Xã Phú Đức

1

Xã Phú Hiệp


1

1

Xã Phú Thành B

1

2

Xã Phú Thọ

1

1

Xã Tân Công Sính

1

1

1

Tổng



cộng


1

5

2

4

1
1

Y

1

4

1

4

1

4

2

2


6

Về giáo dục cũng còn khó khăn, còn nhiều trẻ em bỏ học hoặc không có điều
kiện đến trường.

11


 

 

Bảng 2.4. Giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện
Trường

Số
trường

Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học CS và THPT
Tổng

27
8
3
38

Số
phòng

học
335
131
54
520

Số lớp

Số giáo
viên

Số học
sinh

Số
HS/GV

442
210
59
691

471
314
107
892

10.687
8.089
2.348

21.124

23
26
22
24

Với những khó khăn như vậy và còn nhiều khó khăn khác nữa tại địa phương
nên trình độ dân trí trong vùng cho đến nay vẫn còn rất thấp, chỉ có khoảng 85% dân số
trong độ tuổi là đến trường, số còn lại mù chữ và chỉ có khoảng 5% số dân có trình độ
cấp III.
2.3.5. Văn hóa – thể dục thể thao
Toàn huyện chỉ có một nhà văn hóa, thỉnh thoảng có một vài đoàn ca hát về biểu
diễn phục vụ cho nhân dân vào các ngày lễ trọng đại của dân tộc, còn ở cơ sở cũng ít
được tổ chức sinh hoạt văn hóa. Do điều kiện vùng thường xuyên bị ngập lũ chỉ có một
số người dân ở trung tâm thị trấn tham gia hoạt động thể dục thể thao còn ở cộng đồng
dân cư vùng đệm khó có điều kiện tham gia thể dục thể thao
2.4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BQL Vườn Quốc Gia
Tràm Chim hiện nay
2.4.1. Chức năng, nhiệm vụ
a. Chức năng
Chức năng của Vườn quốc gia Tràm Chim là bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước,
bảo tồn nguồn gen sinh vật, đặt biệt là các loài chim nước quí hiếm ( như sếu cổ trụi );
bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội của vùng Đồng Tháp Mười và bảo tồn di tích
lịch sử cách mạng; phát huy các giá trị của hệ sinh thái đất ngập nước trong việc bảo vệ
môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, du
lịch sinh thái, vui chơi giải trí, giáo dục môi trường.
12



 

 

b. Nhiệm vụ
- Xây dựng và thực thi phương án bảo vệ, tái tạo cảnh quan thiên nhiên của
vùng Đồng Tháp Mười, bảo vệ đa dạng sinh học, và là nơi cư trú thích hợp cho các loài
chim quí hiếm và tạo điều kiện cho các loài động vật hoang dã khác phát triển.
- Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thuỷ sản trong Vườn.
- Xây dựng và thực thi phương án quy hoạch và quản lý điều tiết nước nhằm
duy trì, tái tạo những đặc điểm địa mạo thuỷ văn và cảnh quan thiên nhiên làm cơ sở để
bảo tồn, tái tạo nguồn gen thực vật, động vật tạo điều kiện thích hợp cho các hoạt động
du lịch ở vùng ngập nước. Nâng cao hệ thống đê bao và các cống phục vụ cho việc
quản lý điều tiết nước, nhu cầu giao thông, tuần tra canh gác bảo vệ và tham quan du
lịch.
- Quy hoạch cảnh quan, kiến trúc của Vườn nhằm định hướng các họat động xây
dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ trong một không gian kiến trúc có hoạch định
trước. Đảm bảo kết hợp hài hòa giữa kiến trúc hiện đại và cảnh quan của Đồng Tháp
Mười, đồng thời có sự thống nhất giữa các công trình giao thông, thủy lợi và các công
trình phục vụ khách du lịch.
- Xây dựng cơ chế thích hợp để nhân dân địa phương tự nguyện tham gia bảo
vệ, ngăn chặn tình trạng di dân lấn chiếm Vườn quốc gia.
- Xây dựng chương trình nghiên cứu và thiết lập hệ thống quản lý, giám sát, bảo
vệ môi trường và đa dạng sinh học.
- Tăng cường cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành và thực hiện các hoạt động
Vườn quốc gia.
- Bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên cây bản địa, tài nguyên thuỷ sản, tài
nguyên đồng cỏ, tài nguyên đất, nước, các loài rong, tảo và phiêu sinh thực vật….
- Tổ chức tốt công tác phòng chống cháy rừng.
- Thực hiện công tác hợp tác trong và ngoài nước về lĩnh vực bảo tồn thiên

nhiên.
13


 

 

- Thực hiện tuyên truyền giáo dục đối với du khách, nhân dân địa phương,
học sinh, sinh viên về công tác bảo vệ môi trường sinh thái.
- Thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với chính quyền địa phương phát triển kinh tế - xã hội của người dân
vùng điệm.
Tình hình biên chế, tổ chức của Vườn quốc gia Tràm Chim
- Từ năm 1999, khi được thành lập đến nay, cơ cấu tổ chức của Vườn đã từng
bước được hình thành. Tổ chức của Vườn hiện có 3 phòng ( phòng kế hoạch - kế toán,
Tổ chức - Hành chính, Nghiên cứu khoa học và Môi trường ), 1 Hạt kiểm lâm. Năm
2003 đã thành lập đơn vị dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.
- Ban quản lý Vườn quốc gia hiện có: Ban giám đốc, 3 phòng, 2 đơn vị trực
thuộc.
- Phòng Tổ chức - Hành chính: 6 người ( 1 kỹ sư, 2 trung cấp, 3 nhân viên).
- Phòng Nghiên cứu khoa học và Môi trường: 6 người ( 3 kỹ sư và cử nhân cao
đẳng; 2 trung cấp; 1 nhân viên ).
- Phòng Kế hoạch - Kế toán: 06 người ( 3 kỹ sư, 3 trung cấp ).
- Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường 10 người ( 2 kỹ
sư, cử nhân cao đẳng; 3 trung cấp; 5 nhân viên ).
- Hạt kiểm lâm 59 người ( 1 kỹ sư, 10 trung cấp, 48 nhân viên ).
- Nhân sự: Tổng số Cán bộ công chức, viên chức là 87 người. Trong đó, nam có
77 người và nữ có 10 người
+ Trên Đại học: 0 người.

+ Đại học: 10 người ( chiếm 11%).
+ Trung cấp: 20 người ( chiếm 23%).
+ Sơ cấp: 55 người ( chiếm 63%).
+ Nhân viên khác: 2 ( người chiếm 3% ).

14


×