Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG VÀ GIÁ THỂ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LIM XANH (Erythrophleum fordii Oliver) TRONG GIAI ĐOẠN VUỜN UƠM TẠI VƯỜN ƯƠM KHOA LÂM NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


VÕ THỊ THANH HUYỀN

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG VÀ GIÁ THỂ
ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LIM XANH (Erythrophleum
fordii Oliver) TRONG GIAI ĐOẠN VUỜN UƠM TẠI
VƯỜN ƯƠM KHOA LÂM NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH: NÔNG LÂM KẾT HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 /2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


VÕ THỊ THANH HUYỀN

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG VÀ GIÁ THỂ
ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LIM XANH (Erythrophleum
fordii Oliver) TRONG GIAI ĐOẠN VUỜN UƠM TẠI
VƯỜN ƯƠM KHOA LÂM NGHIỆP
Nghành: Nông Lâm Kết Hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: Th.S LÊ HUỲNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 /2011

i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ tôi, người đã có công ơn
sinh thành và nuôi dưỡng tôi nên người. Gia đình là nguồn động lực và chỗ dựa
vững chắc cho tôi hoàn thành việc học tập của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm cùng
toàn thể quý thầy cô đã truyền đạt và trang bị cho tôi kiến thức trong suốt quá
trình học tập tại trường. Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp cùng toàn thể thầy cô
trong khoa đã tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành đề tài.
Tỏ lòng biết ơn cô Lê Huỳnh giảng viên khoa Lâm Nghiệp, người trực tiếp
tận tình hướng dẫn giúp tôi có thể hoàn thành luận văn.
Gửi lời cảm ơn đến anh Phan Văn Trọng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian làm đề tài tại vườn ươm khoa Lâm Nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH07NK đã giúp đỡ và động
viên tôi trong cuộc sống cũng như trong học tập đặc biệt là trong thời gian tôi thực
hiện đề tài.

TP. HCM, tháng 7/2011
Sinh viên: Võ Thị Thanh Huyền

ii



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

iv


TÓM TẮT
Đề tài: “Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng và giá thể đến sinh trưởng của

cây lim xanh “Erythrophleum fordii Oliver” trong giai đoạn vườn ươm tại vườn
ươm khoa Lâm Nghiệp” đã được thực hiện tại tại vườn ươm khoa Lâm nghiệp
Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM từ tháng 03/2011 đến tháng 07/2011.
Thí nghiệm đã được bố trí theo kiểu lô phụ (Slit plot design) với nhân tố ánh
sáng là nhân tố chính, nhân tố giá thể là nhân tố phụ. Nhân tố ánh sáng có 3 mức
(ánh sáng hoàn toàn 100%, che sáng 50%, che sáng 75%). Nhân tố giá thể có 4 loại
(đất, 30% đất: 30% tro trấu: 30% xơ dừa: 10% phân chuồng, 80% đất: 10% tro trấu:
8% xơ dừa: 2% phân chuồng, 90% đất: 10% phân chuồng). 12 nghiệm thức được bố
trí ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Tiến hành thí nghiệm, theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu
sinh trưởng, phân tích xử lý số liệu và đã thu được kết quả như sau:
Xác định một số chỉ tiêu của hạt: độ thuần PP% của hạt lim xanh là khá cao
(94%), khối lượng 1000 hạt là 1008,2 g; số lượng hạt trong 1 kg hạt là 992 hạt. Chất
lượng nảy mầm hạt lim xanh: sau khi xử lý hạt nảy mầm khá nhanh, đạt tỉ lệ nảy
mầm 95,5%; khả năng nảy mầm 96,5%, thế nảy mầm: 83,75%.
Xác định được chiều cao phù hợp cho thí nghiệm ảnh hưởng của ánh sáng là
50 cm. Sau 60 ngày gieo ươm tỉ lệ sống của cây con lim xanh là 93,8%. Cây con có
chỉ tiêu sinh trưởng Hvn (cm) và Do (cm) tốt nhất ở nghiệm thức giá thể S2L4 (90%
đất: 10% phân chuồng và che sáng 50%) với Hvn=12,6 cm; Do =0,278 cm. Cây con
sinh trưởng kém nhất ở nghiệm thức S3L2 che 75% ánh sáng và giá thể 30% đất:
30% xơ dừa: 30% tro trấu:10 % đất. Với Hvn= 10,5 cm và Do = 0,234 cm. Sinh khối
tươi, khô của nghiệm thức S2L4 qua 60 ngày gieo ươm lớn nhất với sinh khối tươi
cây là 3,14 g; sinh khối khô cây là 1. Nghiệm thức cho kết quả sinh khối thấp nhất
là S3L2 với sinh khối tươi cây là 1,97 g; sinh khối khô cây là 0,61 g.
Giá thể L4 (90% đất: 10% phân) và mức che sáng S2 (che sáng 50%) đã
được chọn để gieo ươm cây lim xanh.

v


ABSTRACT

Project: "Study on effects of light factor and substrate on seeding growth of
Erythrophleum fordii Oliver in the nursery of forestry faculty” was conducted at the
nursery of faculty forestry at Nong Lam University from March to July 2011.
The experiment was arranged according to slit plot design) with the light
factor was the main factor and factor substrate was secondary factors. Light factor
has three levels of light (light completely 100%, light cover 50%, light cover
75%). Factor substrate has four types ( 100% land, 30% of the land: 30% rice husk
ash: 30% coconut fiber: 10% manure, 80% of the land: 10% rice husk ash: 8%
coconut fiber: 2% manure, 90% land: 10% manure). 12 treatments were arranged
randomly with three replicates. To conduct experiments, monitor and measure the
growth indicators, data processing, analyzing and had the following results:
Identify indicators of seed: pure seed PP% of Erythrophleum fordii Oliver is
quite high (94%), 1000 grain weight was 1008,2 g; The seed of quantity is 992 seed
/kg.The quality of seed germination in Erythrophleum fordii Oliver: germinated
rapidly after handling seeds, germination rate: 95,5%, germination capacity: 96,5%,
germination energy: 83,75%.
Determine the appropriate height for the experimental effects of light is 50
cm. After 60 days of sowing live rate of lim xanh trees (Erythrophleum fordii
Oliver) was 93,8%. Lim xanh trees had the best growth targets Hvn (cm) and Do
(cm) in S2L4 treatments (90% of the land: 10% manure and light cover 50%) with
Hvn = 12,6 cm; Do = 0,278 cm. Lim xanh trees had the worst growth targets Hvn
(cm) and Do (cm) in S3L2 (30% of the land: 30% coir 30% rice husk ash: 10% land
and light cover 75%) with Hvn = 10,5 cm and DO = 0,234 cm. S2L4 treatments over
60 days on seeding growth had fresh biomass, dry biomass the largest with fresh
biomass = 3,14 g; dry biomass = 1 g. S3L2 treatments over 60 days on seeding
growth had fresh biomass, dry biomass the lowest with fresh biomass = 1,97 g; dry
biomass = 0,61 g.
Substrate L4 (90% of the land: 10% manure) and the level of light cover S2
(light cover 50%) were selected for sowing Erythrophleum fordii Oliver.


vi


MỤC LỤC

TRANG
TRANG TỰA············································································································i
LỜI CẢM ƠN··········································································································ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ···················································· iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ························································iv
TÓM TẮT ················································································································v
ABSTRACT············································································································vi
MỤC LỤC··············································································································vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ····································································xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ···················································································xii
DANH SÁCH CÁC HÌNH····················································································xiv
Chương 1 MỞ ĐẦU·································································································1
1.1 Đặt vấn đề ··········································································································1
1.2 Ý nghĩa của đề tài·······························································································3
1.3 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu··································································3
Chương 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ················································4
2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu······························································4
2.1.1 Đặc điểm thời tiết ····························································································4
2.1.2 Đặc điểm đất đai khu vực thí nghiệm ······························································5
2.2 Đặc điểm tự nhiên - điều kiện khí hậu khu vực thu hái hạt giống·······················6
2.3 Đặc điểm của cây lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliver) ······························7
2.3.1 Đặc điểm hình thái ··························································································8
2.3.2 Đặc điểm sinh thái ···························································································9
2.3.3 Đặc điểm phân bố····························································································9
2.3.4 Giá trị ············································································································10

2.3.5 Khả năng cất trữ hạt ······················································································11

vii


2.4 Kỹ thuật trồng lim xanh····················································································11
2.4.1 Thu hái, cất trữ giống ····················································································11
2.4.2 Xử lý hạt········································································································11
2.4.3 Gieo ươm và chăm sóc cây con ·····································································12
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây con trong vườn ươm ················12
2.6 Những nghiên cứu về cây lim xanh ··································································12
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ·······································14
NGHIÊN CỨU ········································································································14
3.1 Đối tượng và dụng cụ nghiên cứu·····································································14
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu····················································································14
3.1.2 Dụng cụ thí nghiệm ·······················································································14
3.2 Mục tiêu nghiên cứu·························································································14
3.3 Nội dung nghiên cứu ························································································15
3.4. Phương pháp thí nghiệm··················································································15
3.4.1 Xác định các chỉ tiêu của hạt ·········································································15
3.4.2 Đánh giá khả năng nảy mầm của hạt lim xanh ··············································16
3.4.3 Xác định chiều cao dàn che phù hợp cho cho che sáng cây con lim xanh ·····17
3.4.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng và giá thể đến sinh trưởng của cây con18
3.4.4.1 Dụng cụ ······································································································18
3.4.4.2 Công tác chuẩn bị cây con ··········································································18
3.4.4.3 Bố trí thí nghiệm·························································································19
3.4.4.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách thức đo đếm·············································21
3.4.5 Xử lý, phân tích số liệu··················································································23
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ·······························································24
4.1 Xác định các chỉ tiêu ban đầu của hạt·······························································24

4.1.1 Xác định độ thuần của hạt ·············································································24
4.1.2 Xác định trọng lượng 1000 hạt và số lượng hạt trong 1 kg hạt······················24
4.2 Kết quả đánh giá chất lượng nảy mầm ở hạt lim xanh······································25
4.3 Xác định chiều cao dàn phù hợp cho che sáng cây con lim xanh ·····················27

viii


4.4 Ảnh hưởng của giá thể và mức che sáng đến sinh trưởng của cây lim xanh tại
vườn ươm ···············································································································29
4.4.1 Tỷ lệ sống của cây con lim xanh ·································································· 29
4.4.1.1 Tỷ lệ sống ở 15 ngày tuổi ···········································································29
4.4.1.2 Tỷ lệ cây sống ở 30 ngày tuổi·····································································29
4.4.1.3 Tỷ lệ cây sống ở 45 ngày tuổi·····································································29
4.4.1.4 Tỷ lệ cây sống ở 60 ngày tuổi·····································································30
4.4. 2 Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn (cm) qua các giai đoạn·························30
4.4.2.1 Sinh trưởng chiều cao cây con lim xanh ở 15 ngày tuổi ·····························30
4.4.2.2 Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con lim xanh ở 30 ngày tuổi32
4.4.2.3: Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn (cm) của cây con lim xanh ở 45 ngày
tuổi. ························································································································34
4.4.2.4. Sinh trưởng của cây con lim xanh 60 ngày tuổi·········································36
4.4.2.5 Diễn biến sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn (cm) ···································38
4.4.3 Sinh trưởng đường kính cổ rễ Do (cm) của cây con lim xanh qua các giai đoạn. ··40
4.4.3.1 Sinh trưởng đường kính cổ rễ Do (cm) ở 15 ngày tuổi································40
4.4.3.2 Sinh trưởng đường kính cổ rễ Do (cm) cây con lim xanh 30 ngày tuổi·······42
4.4.3.3 Sinh trưởng đường kính cổ rễ Do (cm) cây con lim xanh 45 ngày tuổi·······44
4.4.3.4 Sinh trưởng đường kính cổ rễ Do (cm) cây con lim xanh 60 ngày tuổi·······46
4.4.3.5 Diễn biến sinh trưởng đường kính cổ rễ Do (cm)········································49
4.4.4 Sinh trưởng số lá trên cây SL/cây của cây con lim xanh qua các giai đoạn ··51
4.4.4.1 Sinh trưởng số lá trên cây SL/cây cây con lim xanh 15 ngày tuổi ··············51

4.4.4.2 Sinh trưởng số lá trên cây SL/cây (lá) cây con lim xanh 30 ngày tuổi········52
4.4.4.3 Sinh trưởng số lá trên cây SL/cây (lá) cây con lim xanh 45 ngày tuổi········53
4.4.4.4 Sinh trưởng số lá trên cây SL/cây (lá) cây con lim xanh 60 ngày tuổi········55
4.4.4.5 Diễn biến sinh trưởng SL/cây (lá) cây con lim xanh ··································56
4.4.5 Sinh khối tươi cây lim xanh ở vườn ươm giai đoạn 60 ngày sau gieo ươm···58
4.4.5.1 Kết quả sinh khối tươi của các nghiệm thức···············································58
4.4.5.2 Kết quả sinh khối khô của các nghiệm thức ···············································59

ix


4.4.5.3 Kết quả tỷ lệ m khô cây/m tươi cây của nghiệm thức·································61
4.4.6 Thảo luận chung ····························································································63
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ·······························································65
5.1 Kết luận ············································································································65
5.1.1 Xác định các chỉ tiêu ban đầu của hạt.···························································65
5.1.2 Kết quả đánh giá chất lượng nảy mầm hạt lim xanh.·····································65
5.1.3 Kết quả ảnh hưởng của giá thể và mức che sáng đến sinh trưởng của cây lim
xanh tại vườn ươm. ································································································65
5.2 Kiến nghị··········································································································66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ······················································································67
PHỤ LỤC···············································································································69

x


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ao: Độ ẩm
ANOVA: Analysic of variance
BP: Between paper

Df: Degree of freedom ( độ tự do/ bậc tự do)
DRMT: Trắc nghiệm đa biên độ Duncan (viết tắt của Ducan’s multiple range test)
EN: Endangered
FAO: Food anhd Agriculture Organization
ISTA: Hiệp hội thử nghiệm hạt giống quốc tế (viết tắt của International Seed
Testing Association).
IUCN: International agriculture organization (hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế).
Max: Lớn nhất
Min: Nhỏ nhất
MS: Mean square ( trung bình bình phương)
SppD: Slit – plot design
SS: Sum of products (Tổng của các tích số)
SV: Source of variation (Nguồn gốc của biến động)
TB: Trung bình
TP. HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
VQG: Vườn quốc gia

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu thời tiết....................................................................................4
Bảng 2.2: Bảng phân tích thành phần cơ giới đất .......................................................5
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn cây con đem trồng theo thời vụ .............................................12
Bảng 3.1: Các mức của nhân tố ánh sáng. ................................................................20
Bảng 3.2: Các loại của nhân tố giá thể......................................................................20
Bảng 3.3: Ký hiệu của các nghiệm thức trong thí nghiệm........................................21
Bảng 4.1 Kết quả theo dõi nảy mầm hạt lim xanh....................................................25

Bảng 4.2: Tỷ lệ ở các mức che sáng ở chiều cao 50 cm ...........................................27
Bảng 4.3: Tỷ lệ ở các mức che sáng ở chiều cao 70 cm ...........................................28
Bảng 4.4: Tỷ lệ ở các mức che sáng ở chiều cao 90 cm ...........................................28
Bảng 4.5: Chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con lim xanh ở 15 ngày tuổi ...............30
Bảng 4.6: Phân tích biến lượng chiều cao của cây con lim xanh 15 ngày tuổi .......31
Bảng 4.7: Chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con lim xanh ở 30 ngày tuổi..............32
Bảng 4.8: Phân tích biến lượng chiều cao của cây con lim xanh 30 ngày tuổi ........33
Bảng 4.9: Chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con lim xanh ở 45 ngày tuổi ...............34
Bảng 4.10: Phân tích biến lượng chiều cao vút ngọn Hvn (cm) của cây con lim xanh
45 ngày tuổi...............................................................................................................35
Bảng 4.11: Chiều cao vút ngọn Hvn (cm) cây con lim xanh ở 60 ngày tuổi. ............36
Bảng 4.12: Phân tích biến lượng chiều cao của cây con lim xanh 60 ngày tuổi ......37
Bảng 4.13: Sinh trưởng chiều cao vút ngọn của các nghiệm thức khác nhau ở 60
ngày tuổi....................................................................................................................38
Bảng 4.14: Đường kính cổ rễ Do (cm) ở 15 ngày tuổi ..............................................40
Bảng 4.15: Phân tích biến lượng đường kính cổ rễ Do (cm) của cây con lim xanh 15
ngày tuổi....................................................................................................................41

xii


Bảng 4.16: Đường kính cổ rễ Do (cm) cây con lim xanh 30 ngày tuổi.....................42
Bảng 4.17: Phân tích biến lượng đường kính cổ rễ Do (cm) của cây con lim xanh 30
ngày tuổi....................................................................................................................43
Bảng 4.18: Đường kính cổ rễ Do (cm) cây con lim xanh 45 ngày tuổi.....................44
Bảng 4.19: Phân tích biến lượng đường kính cổ rễ Do (cm) của cây con lim xanh 45
ngày tuổi....................................................................................................................45
Bảng 4.20: Đường kính cổ rễ Do (cm) cây con lim xanh 60 ngày tuổi....................47
Bảng 4.21: Phân tích biến lượng đường kính cổ rễ Do (cm)của cây con lim xanh 60
ngày tuổi....................................................................................................................47

Bảng 4.22: Sinh trưởng Do (cm) của các nghiệm thức khác nhau ở 60 ngày tuổi....49
Bảng 4.23: Số lá trên cây SL/cây (lá) cây con lim xanh 15 ngày tuổi......................51
Bảng 4.24: Phân tích biến lượng số lá trên cây của cây con lim xanh 15 ngày tuổi.51
Bảng 4.25: Số lá trên cây SL/cây (lá) cây con lim xanh 30 ngày tuổi......................52
Bảng 4.26: Phân tích biến lượng số lá của cây con lim xanh 30 ngày tuổi. .............52
Bảng 4.27: Số lá trên cây SL/cây (lá)cây con lim xanh 45 ngày tuổi......................53
Bảng 4.28: Phân tích biến lượng số lá của cây con lim xanh 45 ngày tuổi. ............53
Bảng 4.29: Sinh trưởng số lá trên cây SL/cây (lá) cây con lim xanh 60 ngày tuổi ..55
Bảng 4.30: Phân tích biến lượng SL/cây (lá) của cây con lim xanh 60 ngày tuổi....55
Bảng 4.31: Diễn biến sinh trưởng SL/cây (lá) của cây con lim xanh. ......................56
Bảng 4.32: Sinh khố tươi cây con lim xanh 60 ngày tuổi (g). ..................................58
Bảng 4.33: Tỉ lệ m tươi trên thân/ m tươi cây (%) và tỉ lệ tươi rễ/m tươi cây (%)...59
Bảng 4.34: Sinh khối khô các nghiệm thức cây con lim xanh 60 ngày tuổi (g). ......60
Bảng 4.35: Tỉ lệ m khô thân trên/ m khô cây (%) và tỉ lệ khô rễ/m khô cây (%)............61
Bảng 4.36: Tỷ lệ m khô cây/m tươi cây của các ngiệm thức ở 60 ngày tuổi............61

xiii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Hình thái cây con lim xanh 2 tháng tuổi. ....................................................8
Hình 2.2: Nốt sần trên cây lim xanh 2 tháng tuổi. ....................................................11
Hình 3.1: Sơ đồ thể hiện cách đo đếm trên mỗi khối................................................22
Hình 3.2: Sơ đồ thể hiện cách đo đếm trên ô. ...........................................................22
Hình 4.1: Biểu đồ thề hiện sự nảy mầm của hạt lim xanh ........................................26

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện sự sinh trưởng Hvn của lim xanh ở các nghiệm thức....39
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện sự sinh trưởng Do (cm) của lim xanh qua các thời kỳ. ..50
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện sinh trưởng SL/cây (lá) qua các giai đoạn. ....................57
Hình 4.5: Sinh khối tươi cây của các nghiệm thức ở 60 ngày tuổi...........................58
Hình 4.6: Biểu đồ sinh khối thể khô của các nghiệm thức ở 60 ngày tuổi ...............60
Hình 4.7: Biểu đồ tỷ lệ chất tươi / khô của các nghiệm thức cây con lim xanh 60
ngày tuổi....................................................................................................................62

xiv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, rừng góp phần nâng cao
sự phát triển kinh tế và đời sống của cộng đồng. Bên cạnh đó rừng còn là bộ phần
quan trọng của hệ sinh thái, có tác dụng rất lớn đối với việc bảo vệ nguồn nước,
điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, giữ cân bằng sinh thái, hạn chế thiên tai,
phục vụ cảnh quan sinh dưỡng, nghiên cứu khoa học và có vai trò trong đời sống
tâm linh…
Hiện nay đứng trước tình hình dân số thế giới tăng nhanh, diện tích rừng bị
thu hẹp nhanh chóng do sự xâm hại vô ý thức của con người như chặt phá rừng vô
tổ chức, cháy rừng, thiên tai…để khắc phục tình trạng đó chúng ta phải tiến hành
trồng rừng cũng như tiến hành công tác chăm sóc, bảo vệ rừng nhằm cải thiện lại
môi trường sống cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sử dụng gỗ của con
người.
Thực trạng rừng Việt Nam ngày nay càng lúc càng giảm, đặc biệt các loài
cây bản địa, cây quý hiếm và cây có giá trị kinh tế cao có nguy cơ tuyệt chủng. Lim
xanh là loài cây bản địa quý, nằm trong nhóm gỗ “tứ thiết”. Tính chất gỗ cứng chắc
có độ bền cao, là một trong những loại gỗ có giá trị cao được dùng trong xây dựng,

đóng đồ mộc và đồ gia dụng khác. Là một loài cây sống lâu năm, rễ ăn sâu trong
đất, tán rậm, có thể sinh trưởng được trên nhiều lập địa, thích hợp cho việc trồng
rừng phòng hộ. Hiện nay loài cây đặc hữu này đang bị đe dọa ở mức EN (bị đe
dọa). Do đó việc khôi phục cả chất lượng và số lượng loài này đang là việc làm cần

1


thiết mà việc làm cần thiết nhất là đáp ứng nguồn giống cây con phục vụ cho trồng
rừng.
Để trồng rừng thành công, đem lại hiệu quả, cần phải dựa vào nhiều yếu tố,
trong đó cây con là một trong những yếu tố quan trọng. Sự thành công hay thất bại
của rừng trồng tùy thuộc rất lớn vào chất lượng cây con đem trồng, chất lượng cây
con là một chỉ tiêu quan trọng. Phẩm chất cây con sản xuất tại vườn ươm là điều cơ
bản cho chất lượng cây trồng ngoài thực địa. Theo Nguyễn Văn Sở (2004) thì “chất
lượng cây con là điểm cơ bản giúp việc trồng cây thành công và nó bị chi phối bởi
hai yếu tố là yếu tố di truyền do ảnh hưởng của cây bố mẹ và điều kiện môi trường
nơi trồng”. Cây có phẩm chất tốt sẽ có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển
nhanh hơn ở nơi trồng so với cây con có phẩm chất kém, sinh trưởng nhanh của cây
sẽ giúp cây trồng cạnh tranh tốt với cỏ dại và giảm bớt chi phí lao động công chăm
sóc cho rừng trồng.
Cung cấp đủ số lượng giống cho các chương trình trồng rừng là điều không
khó, song đáp ứng chất lượng giống ngày càng cao là một việc hết sức khó khăn,
đòi hỏi những người làm công tác giống phải có nỗ lực vượt bậc và phải có sự đầu
tư lớn của nhà nước. Quan điểm chạy theo số lượng mà không chú trọng đến chất
lượng là quan điểm cần được khắc phục vì chất lượng cây con đem trồng ảnh hưởng
rất lớn đến sinh trưởng và chất lượng rừng trồng sau này.
Đánh giá sinh trưởng của cây con trong vườn ươm cũng rất quan trọng. Theo
Trương Mai Hồng (2002) công tác đó nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, xác
định các điều kiện thuận lợi cho cây con sinh trưởng từ đó có các biện pháp chăm

sóc phù hợp, kịp thời giúp cây sinh trưởng tốt, có chất lượng đồng đều khi xuất
vườn. Sinh trưởng của cây con phù thuộc vào nhiều nhân tố sinh thái. Trong đó
nhân tố ánh sáng và giá thể rất quan trọng. Theo Nguyễn Văn Sở (2004) “Cây trong
vườn ươm cần được bảo vệ tránh khỏi các ảnh hưởng của thời tiết cực đoan bên
ngoài cho đến khi sinh trưởng đủ sức chịu đựng”. Tìm hiều ảnh hưởng của các nhân
tố sinh thái đến sinh trưởng của cây con trong vườn ươm là điều cần thiết để cho
biết cây con phù hợp với điều kiện sinh thái nào nhất mà cụ thể ở đây là hai nhân tố

2


ánh sáng và giá thể. Từ đó có thể chọn ra tỷ lệ ánh sáng và loại giá thể phù hợp
đồng thời có biện pháp tác động hợp lý đến quá trình sinh truởng cho cây con lim
xanh trong vườn ươm để tạo ra những cây con khỏe. Làm như vậy không những
đảm bảo trồng rừng có tỷ lệ sống cao do tạo ra những cây con chịu đựng tốt với
điều kiện bất lợi của môi trường tại nơi trồng rừng và có chất lượng đảm bảo mà
còn vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất.
Đó là những lý do để tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố
ánh sáng và giá thể đến sinh trưởng của cây con lim xanh (Erythrophloeum fordii
Oliver) trong giai đoạn vườn ươm tại vườn ươm khoa Lâm Nghiệp”.
1.2 Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Đóng góp thêm những hiểu biết về quá trình gieo ươm
cũng như sinh trưởng của cây lim xanh trong giai đoạn vườn ươm Góp phần nghiên
cứu đặc điểm sinh thái của lim xanh trong giai đoạn đầu. Làm cơ sở tham khảo cho
các sinh viên khóa sau và những ai quan tâm đến cây lim xanh.
Ý nghĩa thực tiễn: Tìm ra tỷ lệ phần trăm ánh sáng và loại giá thể phù hợp
đối với cây con lim xanh trong giai đoạn vườn ươm. để có biện pháp chăm sóc hợp
lý và kịp thời cho cây con từ đó, có thể cho ra những cây con có chất lượng tốt
phục vụ cho trồng rừng.
1.3 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu

Lim xanh là loài cây gỗ quý hiếm có nhiều công dụng đặc biệt như làm gỗ
mộc cao cấp có giá trị kinh tế cao và có chức năng phòng hộ, là loài cây cải tạo đất,
bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên cần có các nghiên cứu cụ thể trên loài.
Là loài cây có ý nghĩa lịch sử, cha ông ta dùng thân cây này làm chông cắm
xuống cửa sông Bạch Đằng để đánh quân Nguyên và quân Nam Hán (Nguyễn
Thượng Hiền, 2005).
Đặc biệt lim xanh là một loài đặc hữu của Việt Nam. Theo tiêu chuẩn mới
của IUCN năm 1998 (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1998) loài lim xanh là loài cây nguy
cấp EN( Endangered). Nó đang đối mặt với mức đe dọa rất cao của họa tuyêt chủng
trong thời gian gần đây là loài cây có trong danh mục của sách đỏ của Việt Nam.

3


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Theo Trần Hợp (1998); (dẫn theo Phan Văn Trọng, 2010).
Thí nghiệm đã thực hiện từ tháng 3 / 2011 đến tháng 6 / 2011 tại vườn ươm
của vườn ươm khoa Lâm Nghiệp và phòng thí nghiệm Khoa Lâm nghiệp trường đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
2.1.1 Đặc điểm thời tiết
Đặc điểm thời tiết nơi làm thí nghiệm trong thời gian làm đề tài được thể
hiện ở bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu thời tiết
Nhiệt độ (oC)

Tổng

Số ngày


lượng

Tháng
Max

TB

mưa

Min mưa
(mm)

Ẩm độ
(A0%)

(ngày)

Số

giờ Lượng

nắng

bốc hơi

(giờ)

(mm)


3

36,2 33,2 27,7

73

6

78

245

3,4

4

37,5 33,8 28,3

62

6

80

239

7,7

5


37,8 34,4 29,4

138

4

83

234

5,0

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Khí tượng – Khí hậu viện khoa học Khí tượng Thủy
văn và Môi trường).
Nhận xét: Thí nghiệm được bố trí trồng trong mùa khô nên nhiệt độ khá cao
khoảng (33oC), tháng 5 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất (34,4oC). Tổng
lượng mưa cao nhất là lượng mưa của tháng 5 (138 mm), tháng 4 là tháng có lượng

4


mưa thấp nhất (62 mm), lượng mưa không đáng kể nên cần đảm bảo lượng nước
tưới, để đảm bảo cho việc sinh trưởng phát triển của cây con. Trung bình số giờ
nắng của những tháng làm thí nghiệm là khoảng (239 giờ). Số giờ nắng khá cao nên
làm cho quá trình bốc, thoát hơi nước diễn ra nhanh, nên cần phải tưới nước nhiều.
Lượng bốc hơi cao nhất là tháng 4 (7,7 mm) và thấp nhất là tháng 3 (3,4 mm).
2.1.2 Đặc điểm đất đai khu vực thí nghiệm
Đất thuộc loại đất xám bạc màu hình thành trên phù sa cổ, thoát nước tốt,
hàm lượng mùn ít, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc <5%, hướng dốc từ
Nam thoải dần về hướng Bắc. Theo kết quả phân tích đất của Phân viện nghiên cứu

Lâm nghiệp phía Nam, thì đất vườn ươm có thành phần cơ giới nhẹ, cát pha. Hạt cát
mịn chiếm ưu thế (bình quân 87,5% dao động từ 5,0 – 5,2, nghèo dinh dưỡng hàm
lượng mùn rất thấp (bình quân <1%). Các chất đạm, lân, kali tổng số và dễ tiêu rất
thấp, pH thấp.
Bảng 2.2: Bảng phân tích thành phần cơ giới đất
Mẫu

Độ

sâu Thành phần cơ giới

tầng

đất

(cm)

pH

Mùn

Cát

Thịt

Sét

H2O KCl

(%)


I

0 – 30

87

5,2

7,8

6

5,1

1,3

II

0 – 30

88

4,9

7,1

6,2

5,1


1,2

III

0 – 30

89

4,7

7,2

6,1

5

0,92

IV

0 – 30

86

4,5

9,5

6


4,8

0,89

(Nguồn: Phòng thí nghiệm phân tích đất – Phân viện nghiên cứu Lâm nghiệp phía
Nam, 2010), số 1, Phan Văn Hai, Thành phố Hồ Chí Minh).
2.1.3 Các cây con trong vườn uơm
Trong vườn uơm chủ yếu có các loại cây: dầu rái ( Dipterocarpus alatus
Roxb), sao đen (Hopea odorata Roxb), long não ( Cinnamomum camphora), bàng
Đài Loan, bằng lăng nhiều hoa ( Largerstroemia floribunda Jack), cẩm lai Bà Rịa (
Dalbergia Bariaensis), huyền diệp, đinh lá bẹ ( Markhamia stipulate Seem). Phần
lớn, các cây trong vườn ươm đã đến tuổi xuất vườn.

5


Ngoài ra vườn ươm khoa Lâm Nghiệp còn có cây móng bò tím, móng bò
trắng, muồng hoàng yến (Cassia fistula Lam), lim xanh (Erythrophleum fordii
Oliver), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), gõ mật (Sindora siamensis var siamensis), xà cừ
(Khaya senegalensis) … nhưng với số lượng không nhiều. Xung quanh vườn ươm
là vành đai cây sao đen.
2.2 Đặc điểm tự nhiên - điều kiện khí hậu khu vực thu hái hạt giống
Cây sinh trưởng và phát triển chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố địa hình,
thời tiết khí hậu...nên sự thay đổi của một trong số các yếu tố này sẽ tác động nhiều
đến đời sống của cây. Ánh sáng ảnh hưởng tới thời gian chín của trái: số giờ chiếu
sáng kéo dài thì hạt sẽ chín nhanh hơn và ngược lại. Địa hình là một nhân tố quyết
định tới sự xuất hiện của loài. Vì vậy tìm hiểu điều kiện sinh trưởng và phát triển
của cây mẹ thu hái hạt là rất quan trọng.
Hạt giống cây lim xanh được thu hái tại vườn Quốc Gia Tam Đảo thuộc địa

phận km 13 xã Hồ Sơn huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo tài liệu của vườn quốc gia Tam Đảo thì:
Ngày 06 - 03- 1996, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 136/TTg về
việc phê duyệt dự án khả thi đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tam Đảo.
Vườn quốc gia Tam Đảo nằm ở tọa độ: 21°21' – 21°42' vĩ Bắc và 105°23' –
105°44' kinh Đông.
Vườn trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc (huyện Tam Đảo), Thái Nguyên
(huyện Đại Từ) và Tuyên Quang (huyện Sơn Dương), cách Hà Nội khoảng 75 km
về phía Bắc.Vườn quốc gia Tam Đảo là vùng núi cao nằm trọn trong dãy núi Tam
Đảo. Đây là dãy núi có trên 20 đỉnh cao từ 1000 m trở lên so với mặt nước biển, cao
nhất là đỉnh Tam Đảo Nord 1592 m. Địa hình ở đây có đặc điểm là đỉnh nhọn, sườn
rất dốc, độ chia cắt sâu, dày.
Điều tra, nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy Vườn quốc gia Tam Đảo
có 4 loại đất chính:
+ Đất Feralit mùn vàng phát triển trên đá macma axít, xuất hiện ở độ cao từ
700 m trở lên, có diện tích 8968 ha.

6


+ Đất feralit mùn vàng đỏ phân bố trên núi thấp từ độ cao 400 – 700 m, phát
triển trên đá macma kết tinh có diện tích 9292 ha.
+ Đất feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại đá khác nhau ở độ cao 100 –
400 m, có diện tích 17606 ha.
+ Cuối cùng là loại đất dốc tụ và phù sa ở độ cao từ 100 m trở xuống có diện
tích 1017 ha.
Dãy núi Tam Đảo tạo ra 2 sườn Đông và Tây rõ rệt, lượng mưa hàng năm
khác nhau đã góp phần tạo nên các tiểu vùng khí hậu khác biệt. Đây cũng là yếu tố
tạo ra 2 đai khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới mưa mùa từ độ cao 700 – 800 m trở xuống
và đai khí hậu á nhiệt đới mưa mùa, cũng như một số khu vực có nhiệt độ, lượng

mưa rất khác nhau của Tam Đảo. Tổng lượng mưa bình quân năm: 1488 mm/năm –
3840 mm/năm.
Nhiệt độ trung bình năm: 220C – 240C. Tất cả tạo nên một Vườn quốc gia
Tam Đảo được che phủ bởi một lớp thảm thực vật dày đặc, nhiều tầng và đa dạng
về loài, đa dạng về quần xã sinh học và hệ sinh thái.
Rừng Tam Đảo là kho tài nguyên quí giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học
cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quí hiếm, là nơi dự trữ, bảo tồn và
phục hồi các nguồn gen phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, học tập cho các
nhà khoa học và sinh viên trong nước cũng như quốc tế.
Hiện nay VQG Tam Đảo có diện tích 34995 ha, nằm trọn trong dãy núi Tam
Đảo và trên địa bàn của 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Hiện nay
vườn có diện tích rừng là 26163 ha. Chủ yếu là rừng tự nhiên mưa ẩm thường xanh,
độ che phủ chiếm trên 70 % tổng diện tích toàn Vườn. Ngoài ra, trong Vườn quốc
gia Tam Đảo cũng tồn tại một số kiểu rừng khác như rừng kín thường xanh mưa ẩm
á nhiệt đới núi thấp, rừng lùn trên đỉnh núi, rừng tre nứa, rừng phục hồi sau khai
thác, rừng trồng, trảng cây bụi, trảng cỏ.
2.3 Đặc điểm của cây lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliver)
Các đặc điểm của cây lim xanh được dẫn theo giáo trình thực vật và đặc sản
rừng của Nguyễn Thượng Hiền (2005), tài liệu gỗ kinh tế của Trần Hợp (2000).

7


Tên khoa học: Erythrophloeum fordii Oliver.
Tên Việt Nam: Lim xanh
Họ phụ vang: Casealpinoideae
Họ đậu: Fabaceae
Bộ đậu: Fabales
2.3.1 Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn, cao 20 – 25 cm đuờng kính thân cây 50 – 150 cm, gốc có bạnh

nhỏ. Vỏ thân non có nhiều khổng bì, già bong mảng màu nâu đỏ, thịt vỏ màu đỏ.
Lá kép lông chim 2 lần, lá chét mọc cách, hình trái xoan đầu kéo dài thành
mũi nhọn, kích thước 4 – 5 cm x 1,5 – 2 cm. Lá to, không có lông, thứ diệp 2 – 3
cặp, tam diệp 8 – 12 cặp, mọc xen, dài 5 – 7 cm, ít bất xứng, láng mặt trên. Gân phụ
mịn khoảng 20 cặp.
Hoa nhỏ màu trắng xanh, bông tự chùm kép, cánh đài 5 hợp thành chuông có
5 thùy, cánh tràng 5 hẹp và dài, nhị 10 bầu dính ở đáy của đài.
Trái cứng dẹp, dài 15 cm, rộng 3 cm. Hạt dẹt, màu nâu đen, có rãnh tròn
quanh hạt, xếp lợp nhau.
Cây trồng 10 – 12 năm bắt đầu cho hoa, ra hoa tháng 3 – 5, quả chín tháng
10 – 12.

Hình 2.1: Hình thái cây con lim xanh 2 tháng tuổi.

8


2.3.2 Đặc điểm sinh thái
Cây ưa đất tơi xốp, ẩm, nhiều mùn, thường mọc hỗn giao với các loài cây
khác, mọc tốt trên đất Feralit phát triển trên đá mẹ Granit, phiến thạch sét, phiến
mica, pH từ 4 – 6, có thể sinh trưởng trên các lập địa phức tạp, nghèo dưỡng chất
như núi đá vôi, có thể đáp ứng nhu cầu về phòng hộ, cải tạo rừng nghèo và có giá trị
kinh tế.
Cây non ưa bóng chỉ tái sinh tốt trong rừng râm mát, ánh sáng vừa phải. Cây
ưa đất sét hoặc sét pha. Cây có khả năng tái sinh chồi, nhưng sinh trưởng kém.
Là một loài cây sống lâu năm, rễ ăn sâu trong đất, tán rậm, có thể sinh trưởng
trên nhiều lập địa, là loài cây thích hợp cho việc trồng rừng phòng hộ.
2.3.3 Đặc điểm phân bố
Là loài đặc hữu của Việt Nam. Phân bố chủ yếu ở vùng có lượng mưa
1500 – 3000 mm/năm. Lim xanh thường mọc chung với các loài cây khác.

Theo Phùng Ngọc Lan (1962), phạm vi phân bố từ Quảng Bình đến trung du
Bắc Bộ duới cao độ 3000 m. Trung tâm phân bố từ Quảng Bình đến Nghệ Tĩnh.
Cây có trồng ở Thảo Cầm Viên TP. HCM.
Phân bố tự nhiên của lim xanh là miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung
Quốc.
Nhìn chung khu vực phân bố tự nhiên của lim xanh tại Việt Nam đang bị thu
hẹp dần. Lim xanh phân bố theo 2 cánh cung như sau:
+ Cánh cung 1: Quảng Ninh - Lạng Sơn - Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú
Thọ -Sơn Tây.
+ Cánh cung 2: Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh – Quảng Bình - Quảng
Nam.
Nếu theo cấu trúc quần thể của rừng có thể chia phân bố của lim xanh thành
3 vùng sau:
+ Vùng 1: Hữu Lũng (Lạng Sơn), Sơn Động (Bắc Giang), Tiên Yên (Quảng
Ninh) lim xanh chiếm ưu thế tuyệt đối.

9


+ Vùng 2: Như Xuân (Thanh Hóa), Quỳ Châu (Nghệ An) lim xanh chiếm ưu
thế tương đối.
+ Vùng 3: Huơng Khê (Hà Tĩnh) đến giới hạn phía Nam lim xanh mọc rãi
rác.
Về phân bố theo độ cao
+ Ở những nơi nói trên lim xanh thuờng gặp ở độ cao 50 – 150 m so với
mực nuớc biển.
+ Ở độ cao 250 – 300 m, lim xanh cũng còn chiếm ưu thế tương đối trong
quần thể rừng.
+ Ở độ cao 500 – 900 m, lim xanh thường mọc rải rác với các loài cây khác.
Về phân bố địa hình: Lim xanh thường phân bố phổ biến ở vùng trung du, độ

dốc trung bình từ 10 o – 15o hoặc chân đồi, chân núi có địa hình bồi tụ.
2.3.4 Giá trị
Gỗ lõi màu xanh vàng sau đổi sang màu nâu sẫm. Là một trong 4 loài tứ
thiết, gỗ rất tốt, nặng d = 0,95 – 1. Đuợc dùng trong các công trình kiến trúc lớn,
xây dựng cầu cống, đóng tàu thuyền, làm ván sàn, làm tà vẹt, đóng đồ trang trí trong
nhà và hàng mộc xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao.
Vỏ cây lim xanh chứa Tanin, được dùng làm nguyên liệu thuộc da và nhuộm
lưới. Vỏ cây chứa nhiều Alcaloid, dùng tẩm tên độc và gây tê cục bộ.
Ngày xưa, cha ông ta đã dùng gỗ cây lim xanh làm chông cắm xuống cửa
sông Bạch Đằng để đánh quân Nam Hán.
Ngoài ra, do bộ rễ có khả năng tạo nốt sần nên là loài cây có tác dụng cải tạo
đất tốt, nên tận dụng đưa vào trong kế hoạch trồng rừng.

10


×