Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ THIẾT KẾ KỸ THUẬT CẢI TẠO RỪNG NGHÈO KIỆT TẠI TIỂU KHU 731 VÀ 736 CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN HUYỆN DI LINH TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

VŨ THỊ NGÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ THIẾT KẾ KỸ
THUẬT CẢI TẠO RỪNG NGHÈO KIỆT TẠI TIỂU KHU
731 VÀ 736 CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN
HUYỆN DI LINH - TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************

VŨ THỊ NGÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ THIẾT KẾ KỸ
THUẬT CẢI TẠO RỪNG NGHÈO KIỆT TẠI TIỂU KHU
731 VÀ 736 CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN
HUYỆN DI LINH - TỈNH LÂM ĐỒNG


Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: TS. LÊ BÁ TOÀN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011

i


LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được thực hiện tại Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
theo chương trình đào tạo kỹ sư lâm nghiệp chính quy 4 năm. Nhân dịp này tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân, bạn bè, cùng thầy cô giáo.
Bố, Mẹ kính yêu là người đã cho con cuộc sống, luôn động viên và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất cho con trong học tập.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh và Phân Hiệu
Nông Lâm Gia Lai, cùng toàn thể thầy cô giáo đã trang bị cho tôi những kiến thức
của ngành học và kiến thức xã hội trong suốt thời gian tôi học tại trường.
Ban chủ nhiệm cùng quý thầy cô Khoa Lâm Nghiệp đã tận tình giảng dạy
và tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp cuối khóa này.
T.S Lê Bá Toàn đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tài liệu tham
khảo cho tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
Ban giám đốc, các cán bộ phòng kỹ thuật cùng các cô chú và anh chị tại
công ty TNHHXNK TM Thái Nguyên, các bạn sinh viên lớp LN - 33 đã động viên,
cổ vũ và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 7 năm 2011.

Sinh viên Vũ Thị Ngân

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học và thiết kế kỹ thuật cải
tạo rừng nghèo kiệt tại tiểu khu 731 và 736 của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Xuất Nhập Khẩu Thương Mại Thái Nguyên Huyện Di Linh Tỉnh Lâm Đồng ”, được
tiến hành tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thương mại Thái Nguyên,
được nghiên cứu từ ngày 20/07/2010 đến ngày 24/07/2010.
Kết quả khóa luận:
- Tiến hành nghiên cứu tình hình rừng và đặc trưng lâm học chính của các
trạng thái rừng, tạo cơ sở lâm học để thiết kế kĩ thuật cải tạo các trạng thái rừng
nghèo kiệt.
- Thiết kế kỹ thuật cải tạo các trạng thái rừng nghèo kiệt.

iii


MỤC LỤC
TRANG TỰA .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii
TÓM TẮT ...................................................................................................... iii
MỤC LỤC...................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................... viii
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................1
2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .........................................................3

2.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................3
2.2 Phạm vi khu vực nghiên cứu .............................................................................3
2.3 Đặc điểm địa hình - địa thế khu vực.......................................................................4
2.3.1 Địa hình .........................................................................................................4
2.3.2 Địa thế ...........................................................................................................4
2.4 Khí hậu- Thủy văn ...............................................................................................4
2.4.1 Khí hậu ..........................................................................................................4
2.4.2 Thủy văn .......................................................................................................5
2.5 Đất đai- Thổ nhưỡng ............................................................................................5
2.6 Giao thông ...........................................................................................................6
2.7 Tình hình tài nguyên rừng .....................................................................................6
2.8 Tình hình Dân sinh - kinh tế ..............................................................................7
3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................9
3.1 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................9

iv


3.2 Nội dung ............................................................................................................9
3.3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................9
3.3.1 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp .............................................................9
3.3.2 Tính toán nội nghiệp .................................................................................11
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................13
4.1 Tổng hợp chung về tình hình rừng ..................................................................13
4.1.1 Diện tích các trạng thái rừng .....................................................................13
4.1.2 Trữ lượng gỗ và sản lượng lồ ô của các trạng thái rừng ...........................14
4.1.3 Đặc trưng lâm học chính của các trạng thái rừng .....................................16
4.2 Kỹ thuật lâm sinh đã áp dụng tại khu vực nghiên cứu ....................................24
4.2.1 Công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng .................................................24
4.2.2 Phòng chống cháy rừng .............................................................................24

4.3 Xây dựng kỹ thuật cải tạo các trạng thái rừng nghèo kiệt ..............................26
4.3.1 Thiết kế đơn vị cải tạo rừng và tận thu các loại lâm sản ...........................26
4.3.2 Thiết kế kỹ thuật cải tạo rừng....................................................................31
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................45
5.1 Kết luận ............................................................................................................45
5.2 Kiến nghị. ........................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................48
PHỤ LỤC .................................................................................................................49

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

Hvn

Chiều cao vút ngọn (m)

D1,3

Đường kính ở vị trí 1,3 m

G1,3

Tiết diện ngang ở vị trí 1,3m trên thân cây

Hvn


Chiều cao vút ngọn

M

Trữ lượng

N

Số cây

ha

Hecta

LN

Lâm nghiệp

KV

Khu vực

ÔTC

Ô tiêu chuẩn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


Đất nông nghiệp

( NN )

CPTK LN

Cổ phần thiết kế lâm nghiệp

CT TNHHXNKTM Thái

Công ty Trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu

Nguyên

thương mại Thái nguyên

Ic

Đất trống có cây tái sinh

CT

Công ty

TK

Tiểu khu

K


Khoảnh

UBND

Ủy ban nhân dân

ĐH

Đại học

GTVT

Giao thông vận tải.

TP

Thành phố.

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1: Tổng hợp diện tích theo trạng thái rừng. ..................................................13
Bảng 4.2: Tổng hợp trữ lượng gỗ và lồ ô theo trạng thái rừng. ................................15
Bảng 4.3: Tổ thành loài cây gỗ lớn ưu thế trong các trạng thái rừng. ......................16

Bảng 4.4: Tổ thành loài cây tái sinh ưu thế trong các trạng thái rừng. .....................18
Bảng 4.5: Tổng hợp các chỉ tiêu lâm học bình quân.................................................19
Bảng 4.6: Tổng hợp các chỉ tiêu lâm học..................................................................23
Bảng 4.7: Tổng hợp diện tích cải tạo theo trạng thái rừng (ha) ................................28
Bảng 4.8: Tỷ lệ lợi dụng gỗ theo cấp kính ...............................................................29
Bảng 4.9: Tổng hợp sản lượng gỗ tận dụng ..............................................................29
Bảng 4.10: Tổng hợp sản lượng gỗ theo nhóm gỗ và theo quy cách ........................30
Bảng 4.11: sản lượng lồ ô tận dụng. .........................................................................30

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: a- Phẩu diện đất trên Granit; b- Phẩu diện đất trên Bazan .................................................6
Hình 2.2: Bản đồ kiểm kê tài nguyên rừng .........................................................................................8
Hình 4.1: Bản đồ thiết kế trồng rừng và tận dụng lâm sản khu vực nghiên cứu ...............................27
Hình 4.2: Keo lai trồng thử nghiệm. .................................................................................................33
Hình 4.3: Cây Paulownia fortunei HEMSL trồng thử nghiệm. ........................................................39

viii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên vô cùng qúy giá của quốc gia và nhân loại. Nhưng hiện
nay, tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng, chất lượng rừng kém, trong khi đó

nhu cầu về lâm sản và các dịch vụ từ rừng luôn tăng. Để đáp ứng được nhu cầu trên
thì cần có những tác động tích cực đến tài nguyên rừng và đất rừng. Thông qua việc
nghiên cứu tình hình rừng và đặc điểm lâm học chính của các trạng thái rừng làm cơ
sở để tìm ra biện pháp phù hợp tác động đến rừng, nhằm cải thiện rừng, đất rừng,
nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng rừng. Lâm Đồng là một tỉnh miền núi có độ che
phủ rừng cao trên 65%, song có nhiều nơi do nhiều sức ép tài nguyên rừng bị suy
giảm nghiêm trọng, rừng có trữ lượng thấp (50 <= m3/ha), chất lượng rừng kém,
khó có khả năng tự phục hồi thành rừng có trữ lượng gỗ cao, hiệu quả sử dụng đất ở
loại rừng này là rất thấp. Chính vì thế, cần tiến hành nghiên cứu các đặc điểm lâm
học của các trạng thái rừng, tìm cơ sở lâm học cho việc đề xuất những biện pháp kỹ
thuật lâm sinh thích hợp để phục hồi rừng, cải tạo những đối tượng rừng nghèo
thành rừng trồng mới có giá trị kinh tế cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng đất.
Tại khu vực đất thuê của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất Nhập Khẩu
Thương Mại Thái Nguyên, đối tượng rừng chủ yếu là rừng tự nhiên nghèo kiệt, nếu
áp dụng giải pháp khoanh nuôi phục hồi tự nhiên sẽ không đạt hiệu quả kinh doanh
và công năng bảo vệ môi trường của rừng. Giải pháp thay thế rừng tự nhiên nghèo
kiệt, phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng rừng trồng kinh tế cao, có đặc tính sinh
thái phù hợp với lập địa tại địa phương chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao
cho nhà đầu tư và góp phần cải thiện môi trường khu vực, nâng cao hiệu quả sử

1


dụng đất. Chính vì những lý do trên và theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, sự phân
công của Bộ môn Lâm sinh, khoa Lâm nghiệp và được sự hướng dẫn của Thầy Lê
Bá Toàn, Tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm
học và thiết kế kỹ thuật cải tạo rừng nghèo kiệt tại tiểu khu 731 và 736 của
Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất Nhập khẩu Thương Mại Thái Nguyên
huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng”.


2


Chương 2
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các trạng thái rừng tại tiểu khu 731 và 736 của
Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất Nhập Khẩu Thương Mại (TNHH XNKTM) Thái
Nguyên tại Phân trường II Gia Bắc.
2.2 Phạm vi khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu tài nguyên rừng phục vụ cho việc hoàn thành khóa luận
tố nghiệp được đơn vị phân chia thành 06 khoảnh, 93 lô thuộc một phần các tiểu
khu 731 và 736 nằm trong địa giới hành chính xã Gia Bắc huyện Di Linh, do công
ty Lâm nghiệp Di Linh quản lý theo Bản đồ kiểm kê tài nguyên rừng (Nguồn: Công
ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Nông Lâm nghiệp Lâm Đồng, 2009). Vị trí khu vực
nghiên cứu của các đơn vị thiết kế cụ thể như sau:
+ Tiểu khu 731:
Gồm khoảnh 5 trong đó có 25 lô (e, f, h, j, k, m, n, o, q, r, s, t, u, v, x, z, w,
w1, w2, w3, w4, w5, w6,w7).
+ Tiểu khu 736:
Gồm 05 khoảnh:
- Khoảnh 1 gồm 03 lô (a, b, c).
- Khoảnh 2 gồm 17 lô (a, b, c, d, e, f, g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r).
- Khoảnh 4 gồm 14 lô (e, f, g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s).
- Khoảnh 5 gồm 08 lô (a1, b1, c1, d1, e1, f1, g1, h1).
- Khoảnh 6 gồm 26 lô (a, b, c, d, e, f, g, h, i, j, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t, u, v, x,
z,w,w1).

3



- Giới cận :
+ Phía Bắc giáp : Khoảnh 6 tiểu khu 732; Khoảnh 4; khoảnh 6 tiểu khu 731.
+ Phía Nam giáp: Phần đất của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Phát
Lâm và khoảnh 1; khoảnh 2 tiểu khu 740.
+ Phía Đông giáp: Phần còn lại của Tiểu khu 731.
+ Phía tây giáp: Phần còn lại của khoảnh 1, khoảnh 4 của tiểu khu 736.
2.3 Đặc điểm địa hình - địa thế khu vực
Theo sự phân bổ giải thửa chung của tỉnh Lâm Đồng, khu vực thuộc một phần đất
của tiểu khu 731; KT 736 Phân trường II Công ty Lâm nghiệp Di Linh. Ranh giới hành
chính thuộc xã Gia Bắc huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng (cách thị trấn Di Linh khoảng 46
km về hướng Đông Đông Nam).
2.3.1 Địa hình
Khu vực kiểm kê thuộc địa hình sơn nguyên nằm trong hệ thống các dãy đồi núi
cao đến trung bình, trải dài và thấp dần theo hướng Tây – Đông, địa hình tương đối dốc bị
chia cắt bởi các khe và suối. Độ cao tuyệt đối nơi cao nhất 779 m. Độ cao tương đối 220 m
so với mực nước biển, độ dốc trung bình trong khu vực từ 150 – 250 có nơi độ dốc cục bộ
trên 300.
2.3.2 Địa thế
Địa hình chia cắt trung bình tạo nên hệ thống các khe vừa và nhỏ, hệ thống đồi núi
thuộc dạng trung bình thuận lợi cho việc trồng rừng và chăn nuôi.
2.4 Khí hậu - Thủy văn
2.4.1 Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi phối bởi quy luật độ
cao và ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu của Lâm Đồng nói chung và Di Linh nói riêng
có những điểm đặc biệt so với những vùng xung quanh như mưa nhiều, mùa khô ngắn,
lượng bốc hơi thấp, không có bão, tạo nên những lợi thế phát triển kinh tế và phát triển
nông lâm nghiệp.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

4


- Theo số liệu quan trắc Trạm khí tượng thủy văn Bảo Lộc thì khu vực Di Linh,
Bảo Lộc có các yếu tố sau:
- Nhiệt độ không khí:
+ Trung bình năm: 21,4o C.
+ Cao nhất: 33,5 o C.
+ Thấp nhất: 5 o C.
- Lượng mưa :
+ Trung bình năm: 2513 mm.
+ Năm cao nhất : 2982 mm.
+ Năm thấp nhất :2189 mm.
- Số ngày mưa trung bình: 191 ngày.
- Lượng bốc hơi trung bình năm: 693 mm.
- Độ ẩm không khí trung bình: 86 %.
- Số giờ nắng trung bình: 1988 giờ / năm.
- Số ngày có sương mù: 85 ngày/ năm.
2.4.2 Thủy văn
Trong khu vực có sông Nhum thuộc loại suối lớn, bề rộng suối từ 15 m – 20 m về
mùa mưa có tốc độ chảy lớn. Ngoài ra còn có các suối nhỏ có nước chảy theo mùa hình
thành các khe tụ thủy đổ vào.
2.5 Đất đai- Thổ nhưỡng
Đất đai phần lớn trong khu vực là loại đất Feralít vàng và vàng đỏ phát triển trên
đất mẹ Granit, đất nâu và nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan. Thành phần cơ giới thịt nhẹ
đến trung bình ít pha cát, độ dày tầng đất > 80 cm, ngoài ra những vùng đất ven các khe
suối là đất dốc tụ. Tỷ lệ đá kết von, đá lộ đầu < 40%. Nhìn chung đất ở đây rất tốt cho
trồng các loài cây theo (theo tập đoàn cây trồng vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của tỉnh Lâm

Đồng và định mức dự toán kinh tế, kĩ thuật công trình lâm sinh của UBND tỉnh Lâm
Đồng, 2010).

5


Hình 2.1: a- Phẩu diện đất trên Granit;

b- Phẩu diện đất trên Bazan

2.6 Giao thông
Khu vực kiểm kê tài nguyên rừng về giao thông gần đường Quốc lộ 28 chạy qua,
nối liền từ thị trấn Di Linh qua tỉnh Bình Thuận. Nên rất thuận lợi cho việc đi lại sản xuất,
vận chuyển hàng hóa và tuần tra quản lý bảo vệ rừng.
2.7 Tình hình tài nguyên rừng
Tổng diện tích khu vực nghiên cứu: 456,85 ha, theo báo cáo kiểm kê tài
nguyên rừng của (công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thương mại Thái
Nguyên ( CTTNHH XNK TMTN), 2009) .
Trong đó:
- Diện tích:
+ Đất có rừng: 401,454 ha
+ Đất không có rừng: 52,913 ha
+ Đất khác: 2,482 ha
- Trữ lượng rừng:
+ Tổng trữ lượng: 23.374 m3
+ Tổng số cây Lồ ô: 1.593.555 cây.

6



- Tổ thành loài cây lớn và tái sinh: Những diện tích rừng có trữ lượng thấp
(M/ha < 50 m3) chủ yếu là trạng thái IIa, IIa – Lồ ô, Lồ ô – Gỗ. Tổ thành loài cây
gỗ hiện tại đa phần là các loài cây có giá trị kinh tế thấp (từ nhóm V đến nhóm
VIII), rất ít loài cây có giá trị kinh tế cao (từ nhóm I đến nhóm III), chỉ trừ một số ít
diện tích rừng còn lại ở trạng thái rừng từ ( IIIA2- Lồ ô) trở lên còn nhiều loài cây có
giá trị kinh tế cao kể cả tái sinh như (Lim xanh, Gõ đỏ, Giáng hương, Gõ mật, Căm
xe, Trắc, Bằng lăng).
- Tình hình tái sinh tự nhiên diễn thế theo chiều hướng thoái hoá. Tổ thành
cây tái sinh trong lâm phần chủ yếu là những loài cây ưa sáng, mọc nhanh, kém giá
trị kinh tế như: Trâm, Lành nghạnh, Giẻ, Máu chó và một số loài cây tạp khác.... Do
đó, nếu áp dụng giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên sẽ không đạt yêu
cầu về kinh doanh rừng kinh tế cũng như bảo vệ
2.8 Tình hình Dân sinh - kinh tế
- Khu vực thực hiện nghiên cứu nằm cạnh UBND xã Gia Bắc, chủ yếu là
người đồng bào dân tộc thiểu số như K’ Ho, Nộp...sống trong các thôn bản nằm ven
rừng, đời sống kinh tế và văn hóa thấp, còn giữ tập quán canh tác lạc hậu, chủ yếu
sống dựa vào rừng như: phát rẫy làm nương, đốt than, cưa xẽ gỗ trái phép. Ngoài ra,
người dân ở đây còn sống bằng nghề nông chuyên trồng lúa nương, bắp, cà phê và
các ngành nghề khác. Nhìn chung, cuộc sống của người dân ở đây còn gặp nhiều
khó khăn. Chính vì thế, sau khi tiến hành điều tra lâm học sẽ có những biện pháp
phù hợp tác động đến các trạng thái rừng, với những phần diện tích nghèo kiệt sẽ
được cải tạo để trồng rừng tại địa phương gúp giải quyết được nguồn lao động cho
tại chỗ, đồng thời còn tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi, góp
phần nâng cao đời sống cho nhân dân.

7


Hình 2.2: Bản đồ kiểm kê tài nguyên rừng (Nguồn: Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Nông Lâm nghiệp Lâm Đồng, 2009)


8


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả, đánh giá chung tình hình rừng và một số đặc điểm lâm học của các
trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu.
- Mô tả và đánh giá các biện pháp kỹ thuật đã và đang áp dụng tại khu vực
nghiên cứu.
- Xây dựng một số biện pháp kỹ thuật cải tạo các trạng thái rừng nghèo kiệt.
3.2 Nội dung
1) Đánh giá tình hình chung và đặc trưng lâm học của các trạng thái rừng tại
khu vực nghiên cứu.
2) Điều tra các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã áp dụng tại khu vực khảo sát.
3) Xây dựng một số biện pháp kỹ thuật cải tạo các trạng thái rừng nghèo kiệt.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Về phân loại các trạng thái rừng được đơn vị kiểm kê rừng thực hiện theo
quy trình và hệ thống phân loại sử dụng, lập quy hoạch và giao đất lâm nghiệp của
Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn VN (theo: Cẩm Nang Nghành Lâm
Nghiệp, 2004).
Dữ liệu nghiên cứu được kế thừa từ báo cáo kết quả kiểm kê rừng theo
phương pháp hệ thống của Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế Nông Lâm Nghiệp Lâm
Đồng năm 2009 (do Công ty TNHHXNK Thái nguyên cung cấp). Ngoài ra, tác giả

9



cùng giáo viên hướng dẫn phối hợp với nhóm cán bộ kỹ thuật của CT LN Di Linh
và CT TNHH Thái Nguyên tiến hành phúc tra tình hình rừng.
Sau khi xác định điểm điều tra, tiến hành lập 2 ô tiêu chuẩn (ÔTC ) điển hình
diện tích 1000 m2 (25m × 40m) chia thành 2 ô dạng bản 500m2 (20m × 25m) cho
từng trạng thái rừng. Đo đếm toàn diện các thành phần cây gồm: cây gỗ lớn, cây tái
sinh, lồ ô ở từng ô.
Trong ÔTC tiến hành đo đếm một số chỉ tiêu lâm học:
™ Đo đếm cây gỗ lớn (Cây gỗ lớn là những cây có D1.3 (m) > = 8 cm đối
với rừng loại II và D 1.3 > = 10 cm đối với rừng loại III trở lên).
-

Đo đếm toàn bộ các loài cây trong ÔTC.

-

Đo D1.3 bằng thước dây (độ chính xác 0,5 cm).

- Đo Chiều cao thân cây (Hvn, m) bằng mục trắc 3 cây đường kính trung
bình, 3 cây đường kính lớn nhất và 3 cây của 3 loài cây ưu thế, từ đó làm cơ sở để
mục trắc toàn ô.
-

Đánh giá phẩm chất cây theo 3 tiêu chuẩn A, B, C.
-

A: Cây tốt. Cây tốt là những cây có thân thẳng, phát triển tốt, tán cân
đối không có hiện tượng sâu bệnh, cụt ngọn, hai thân.

-


B: Cây trung bình. Cây có phẩm chất B là những cây có thân cong,
phát triển trung bình, tán không cân đối, không có hiện tượng sâu
bệnh, cụt ngọn.

-

C: Cây xấu. Cây có phẩm chất C là những cây có thân cong queo,
phát triển kém, cụt ngọn, hai thân trở lên, có những hiện tượng sâu
bệnh trên cây.

™ Đối với Lồ ô thống kê toàn bộ số lượng cây thành 4 loại (già, bánh tẻ,
non và măng), mục trắc đường kính gốc, chiều cao vút ngọn.
™ Đối với cây tái sinh.
Trong ô tiêu chuẩn thiết lập 5 ô dạng bảng, diện tích 25 m2 (5m × 5m) để đo
đếm toàn diện cây tái sinh có D 1.3 (m) dưới 8 cm ở rừng loại II trở xuống và dưới
10 cm đối với rừng loại 3 trở lên.

10


-

Xác định tên loài

-

Đo đếm cây tái sinh có chiều cao Hvn bằng sào (cây lồ ô)

-


Xác định nguồn gốc cây tái sinh: là tái sinh chồi hay tái sinh hạt.

-

Đánh giá phẩm chất cây tái sinh theo 2 cấp:

ƒ Cây khỏe: cây luôn xanh tốt, sinh trưởng phát triển tốt không có biểu hiện
của sâu bệnh hại.
ƒ Cây yếu: Phản ánh bởi sự sinh trưởng phát triển kém, có biểu hiện sâu
bệnh hoặc cây đang chết bị đổ gãy nhiều khả năng bị đào thải.
3.3.2 Tính toán nội nghiệp
- Tổng hợp xử lý số liệu thành bảng và hình minh họa, theo hướng dẫn điều
tra kiểm kê tài nguyên rừng (dựa trên tài liệu sẵn có) và ô điều tra lâm học điển hình
của tác giả để kiểm tra, phân tích, đánh giá tài liệu kiểm kê cho việc thiết kế và
xây dựng kĩ thuật cải tạo rừng nghèo kiệt của công ty TNHHXNK TM Thái
Nguyên.
- Công thức tính toán ô điển hình:


Mật độ cây rừng, mật độ lồ ô.

N/ha =

N
× 10000
S

Trong đó:
N: Số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong ô tiêu chuẩn.
S: Diện tích ô tiêu chuẩn (m2).



Tính toán tiết diện ngang thân cây.
G (m2) =

π
4

× D 12.3

Trong đó: D1.3 là đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m.


Tính toán trữ lượng rừng.
M = ∑G × H × f

Trong đó:
f là hình số thân cây, f = 0.5.

11


G là tiết diện ngang.
- Tổ thành loài cây lớn và cây tái sinh được tổng hợp tính toán theo loài ưu
thế có tổ thành theo số cây > 10 % so với tổng số cây các loài trong ô, sau đó quy
đổi ra ha ở từng trạng thái và thống kê vào bảng bàng số cây/ha (N/ha). Đối với các
loài cây có tổ thành theo số cây <= 10 %, được gộp thành một nhóm còn lại(loài
khác).

12



Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tổng hợp chung về tình hình rừng
4.1.1 Diện tích các trạng thái rừng
Diện tích rừng của các trạng thái được tổng hợp ở bảng 4.1:
Bảng 4.1: Tổng hợp diện tích theo trạng thái rừng.
Diện
STT
I

Trạng thái

(ha)

Đất có rừng

401,454

1

+ Rừng giàu hỗn giao Lồ ô (IIIa3 -L)

0,476

2

+ Rừng trung bình hỗn giao với Lồ ô (IIIa2 – L)


23,745

3

+ Rừng nghèo trữ lượng (IIIa1)

0,542

4

+ Rừng nghèo trữ lượng hỗn giao với Lồ ô (IIIa1 – L)

45,913

5

+ Rừng non phục hồi sau khai thác (IIb)

1,414

6

+ Rừng non phục hồi sau khai thác hỗn giao với Lồ ô (IIb – L)

113,074

7

+ Rừng non phục hồi sau nương rẫy (IIa)


5,808

8

+ Rừng non phục hồi sau nương rẫy hỗn giao với Lồ ô (IIa – L)

139,097

9

+ Rừng Lồ ô hỗn giao với gỗ (L2– G)

71,385

II

tích

Đất không có rừng

52,914

1

+ Đất trống có cây tái sinh (Ic)

0,411

2


+ Đất Nông nghiệp (NN)

52,503

III

Đất khác

2,482

1

+ Đất khác (Sông ..)

2,482

Tổng cộng

456,850

(Nguồn: Hồ sơ kiểm kê rừng 2009. Công ty cổ phần thiết kế LN Lâm Đồng)

13


- Tổng diện tích khu vực thiết kế: 456,85 ha. Trong đó:
+ Đất có rừng: 401,454 ha.
+ Đất không có rừng: 52,913 ha.
+ Đất khác: 2,482 ha.
Diện tích đất có rừng có 401,454 hecta chiếm 87,9 % tổng diện tích khu vực

nghiên cứu.
- Trạng thái rừng non phục hồi sau nương rẫy hỗn giao với lồ ô (IIa- L)
chiếm diện tích lớn nhất là 139,097 hecta, trạng thái rừng non phục hồi sau khai
thác hỗn giao với lồ ô (IIb – L) chiếm 113,074 hecta. Còn diện tích rừng giàu hỗn
giao lồ ô (IIIa3- L) chỉ chiếm 0,476 hecta.
- Các trạng thái có diện tích lớn chỉ gồm những quần thụ non với những loài
cây ưa sáng hoặc là có tổ thành loài phức tạp trữ lượng thấp, kém giá trị kinh tế.
Còn những quần thụ tương đối khép kín, chưa qua khai thác chính chỉ có tác động
chặt chọn của con người thì có diện tích nhỏ.
- Trạng thái rừng lồ ô hỗn giao với gỗ (L2 – G ) là 71,385 hecta chiếm (17,8
% ) tổng diện tích dất có rừng.
- Diện tích đất không có rừng là 52,914 hecta chiếm 11,6 % tổng diện tích
đất khu vực khảo sát.
- Diện tích đất trống có cây tái sinh là 0,411 hecta
- Diện tích đất nông nghiệp (NN ) là 52,503 hecta, hiện tại phần diện tích đất
này người dân địa phương chỉ để canh tác nương rẫy và chủ yếu là trồng bắp một vụ
trong năm, không mang lại hiệu quả kinh tế trong canh tác, thời gian không tiến
hành canh tác thì để đất trống làm cho đất dễ bị xói mòn thoái hóa.
- Diện tích đất khác có 2,482 hecta chiếm 0,52 % trong tổng diện tích của
khu vực thiết kế.
4.1.2 Trữ lượng gỗ và sản lượng lồ ô của các trạng thái rừng
Kết quả được tổng hợp và ghi nhận ở bảng 4.2 cho thấy:
- Tổng trữ lượng: 23.374 m3.
- Tổng số cây Lồ ô: 1.593.555 cây.

14


- Trạng thái rừng non phục hồi sau khai thác hỗn giao với lồ ô (IIb – L) trữ
lượng gỗ là 8.792 m3, số cây lồ ô là 475.276 cây, trữ lượng gỗ của trạng thái này

gần gấp 2 lần so với trạng thái rừng non phục hồi sau nương rẫy hỗn giao với lồ ô
(IIa – L). Số lượng lồ ô của trạng thái (IIa – L) là 516,990 cây. Trạng thái rừng (IIb
– L) có khả năng phục hồi tự nhiên tốt hơn trạng thái rừng (IIa – L).
Bảng 4.2: Tổng hợp trữ lượng gỗ và lồ ô theo trạng thái rừng
STT Trạng thái

M (m3)

N (cây)

1

+ Rừng giàu hỗn giao Lồ ô (IIIa3-L)

101

1.047

2

+ Rừng trung bình hỗn giao với Lồ ô (IIIa2-L)

3.518

79.171

3

+ Rừng nghèo trữ lượng (IIIa1)


62

4

+ Rừng nghèo trữ lượng hỗn giao với Lồ ô (IIIa1-L)

4.371

5

+ Rừng non phục hồi sau khai thác (IIb)

105

6

+ Rừng non phục hồi sau khai thác hỗn giao với Lồ ô (IIb-L)

8.792

7

+ Rừng non phục hồi sau nương rẫy (IIa)

251

8

+ Rừng non phục hồi sau nương rẫy hỗn giao với Lồ ô(IIa-L) 4.884


516.990

9

+ Rừng Lồ ô hỗn giao với gỗ (L2– G)

1.290

361.980

23.374

1.593.56

Tổng cộng

159.091
475.276

(Nguồn: Hồ sơ kiểm kê rừng năm2009, Công ty cổ phần thiết kế LN Lâm Đồng)
- Các trạng thái rừng có trữ lượng gỗ thấp gồm: Rừng non phục hồi sau
nương rẫy (IIa) là 251 m3, rừng non phục hồi sau khai thác (IIb) là 105 m3, rừng
nghèo (IIIa1) trữ lượng là 62 m3.
- Trạng thái rừng lồ ô hỗn giao với gỗ (L2 – G) có thành phần loài lồ ô
chiếm ưu thế hơn gỗ. Trữ lượng gỗ là 1.290 m3, số cây lồ ô là 361.980 cây.
- Trạng thái (IIa – L) số cây lồ ô là 516.990 cây và trạng thái (IIb – L) là
475.276 cây, 2 trạng thái này có số cây lồ ô nhiều nhất trong các trạng thái.
- Trạng thái rừng (L2 – G) thể hiện rõ được đặc trưng của kiểu rừng này chủ
yếu là lồ ô xen lẫn với một số cây gỗ có trữ lượng thấp kém, số cây lồ ô trong trạng
thái là 361.980 cây.


15


4.1.3 Đặc trưng lâm học chính của các trạng thái rừng
4.1.3.1 Đặc điểm chung về tổ thành các trạng thái rừng
1) Tổ thành cây gỗ lớn
Tổng hợp về tổ thành loài cây gỗ lớn ưu thế trong các trạng thái rừng được
dẫn ra ở bảng 4.3.
Bảng 4.3: Tổ thành loài cây gỗ lớn ưu thế trong các trạng thái rừng.
Loài cây gỗ tạp (N/ha)
Trạng
thái

Giẻ

IIIa3 - L

Lành
ngạnh

Da
tây

Tổng
N/ha

Lim
xanh


Căm
xe


đỏ


mật

Loài
khác

160

60

80

300

420

60

20

20

60


580

80

300

380

60

200

20

40

320

240

60

20

40

80

120


IIIa1- L

20

100

140

260

IIb

320

220

80

620

IIb – L

360

40

400

IIa-L


80

100

L2-G

20

IIa

20

Ic

Tổng
N/ha

Trâm

IIIa2 - L
IIIa1

Loài cây gỗ quý (N/ ha)

240

320
60

180


80

60

320

140

100

240

44

20

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2010)
Từ bảng 4.3 cho thấy:
- Rừng gỗ giàu hỗn giao Lồ ô (IIIa3 – L): Đây là kiểu trạng thái rừng hỗn
giao giữa gỗ và lồ ô nằm gần sông Nhum, quần thụ tương đối khép kín, tầng tán
rừng chưa bị tác động nhiều nên ổn định chưa bị phá vỡ. Tổ thành ưu thế gồm các
loài cây như: Lành ngạnh, Trâm, Da tây, Lim xanh, Căm xe…Cần phải có các biện
pháp nuôi dưỡng hợp lí, chặt những cây già cỗi tạo không gian sinh trưởng cho
những cây còn lại.
- Rừng trung bình hỗn giao Lồ ô (IIIa2 – L): Tổ thành ưu thế gồm: Căm xe,
Da tây, Lim xanh, Lành Ngạnh...

16



×