Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

sáng kiến kinh nghiệm kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép biến đổi khí hậu cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 30 trang )

Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

Mục Lục
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................4
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.....................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.........................................................................5
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.................................................................5
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................6
I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn........................................................................6
1. Cơ sở lí luận........................................................................................................6
Đi liền với những hiện tượng:..................................................................................7
2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................8
II.

Tìm hiểu thực trạng của vấn đề.....................................................................9

1. Thuận lợi.............................................................................................................9
2. Khó khăn.............................................................................................................9
III.

NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.........................................10

1. Nhận định nội dung kiến thức giáo dục biến đổi khí hậu.............................10
3. Nhận định đối tượng học sinh..........................................................................11
4. Biện pháp thực hiện..........................................................................................11
IV.

KẾT QUẢ...................................................................................................26


PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................28
1. Bài học kinh nghiệm......................................................................................28
Người thực hiện :

Trang 1


Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

2. Nhận định chung về khả năng áp dụng đề tài..............................................28
3. Những ý kiến đề xuất.....................................................................................29

+
-

Người thực hiện :

Trang 2


Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề khí hậu đang là vấn đề nóng bỏng của xã hội. Các nhà khoa học đã
khẳng định rằng. Ngày nay con người đã làm thay đổi khí hậu, gọi là hiện tượng
nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trên Trái Đất là do sự
gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải nhà kính, hoạt động khai thác quá mức
các bể hấp thụ và các bể chứa khí nhà kính như sinh khối rừng, các hệ sinh thái
biển, ven bờ và đất liền khác làm đảo lộn hệ thống “Trái Đất” với quy mô ngày

càng rộng lớn và với một tốc độ chóng mặt. Biến đổi khí hậu đã trở thành một
thách thức và nguy cơ lớn nhất đối với loài người trong thế kỉ XXI.
Việt Nam với đường bờ biển dài được cảnh báo sẽ là một trong những nước
trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Biến đổi khí hậu không còn là vấn đề môi
trường, không còn là vấn đề của một ngành riêng lẻ mà chính là vấn đề của Đất
nước – Xã hội đang trên đà phát triển bền vững. Biến đổi khí hậu tác động đến
những yếu tố cơ bản của đời sống con người trên phạm vi toàn cầu như nước,
lương thực, năng lượng, sức khỏe và môi trường. Hàng trăm triệu người có thể
phải lâm vào nạn đói, thiếu nước và lụt lội tại vùng ven biển do trái đất nóng lên và
nước biển dâng. Trước tình hình này, các lĩnh vực, các ngành địa phương đã triển
khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tình hình, diễn biến và tác động của Biến
đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất và
bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó và về lâu dài tích hợp mục tiêu ứng phó
Biến đổi khí hậu vào trong các hoạt động thường xuyên của mình. Bộ Giáo dục và
Đào tạo cũng đã triển khai việc dạy và học có lồng ghép Biến đổi khí hậu, đối với
lớp 1 việc dạy và lồng ghép Biến đổi khí hậu được áp dụng nhiều đối với môn Tự
nhiên và xã hội, Sinh hoạt tập thể, ....
Sinh hoạt tập thể là một dạng hoạt động giáo dục tự quản cho học sinh và là
một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết.
Nhờ sự sinh hoạt tập thể các em có thể nói những suy nghĩ của mình đồng thời tự
đánh giá nhận xét nhau, thẳng thắng tích cực. Các học sinh trong lớp được liên kết
lại với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng đồng chung để giải
Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy

Trang 3


Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

quyết những vấn đề của lớp học. Việc dạy lồng ghép Biến đổi khí hậu vào các hoạt

động trong những tiết ở môn Tự nhiên và xã hội, theo tôi vẫn còn chưa đủ. Các em
học sinh vẫn chưa hiểu rõ Biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân dẫn đến là gì? Tác
hại như thế nào? Biện pháp để phòng chống và hạn chế như thế nào?
Giáo dục về biến đổi khí hậu được đưa vào tiết sinh hoạt tập thể, theo tôi sẽ
mang lại hiệu quả cao, các em sẽ trực tiếp tìm hiểu về môi trường nơi mình đang
sinh sống và học tập, tìm các khái niệm cũng như biện pháp giải quyết và quan
trọng hơn là các em trực tiếp tham gia vào những việc làm cụ thể để giảm nhẹ tác
hại của Biến đổi khí hậu. Từ đó hình thành cho các em thói quen tốt.
Với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm lớp đầu cấp ở bậc Tiểu học, có nhiệm
vụ đào tạo ra những công dân hữu dụng, có ích cho đất nước, tôi thấy rằng việc
lồng ghép tích hợp nội dung Biến đổi khí hậu vào những tiết sinh hoạt tập thể là
cần thiết, nhằm trang bị những bước đầu tiên cho các em những kiến thức tốt nhất
về Biến đổi khí hậu. Đồng thời các em cũng chính là cầu nối thông tin để truyền
nối đến cộng đồng. Đó là lí do tôi chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình
là:“ Kinh nghiệm dạy tiết Sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học
sinh lớp 1/9 Trường Tiểu học Bình Hòa 2 năm học 2017-2018.”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này giúp chúng tôi hiểu rõ hơn trách nhiệm, vai trò của người giáo
viên Tiểu học để trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm về biện pháp dạy tiết
sinh hoạt tập thể có lồng ghép biến đổi khí hậu lớp 1 đạt hiệu quả cao.
I. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này tập trung nghiên cứu kinh nghiệm dạy tiết
sinh hoạt tập thể có lồng ghép biến đổi khí hậu lớp 1.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 1/9 trường Tiểu học Bình Hoà 2 – Thị
xã Thuận An - Năm học 2017 – 2018.
II. Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin học sinh, phụ huynh

Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy


Trang 4


Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

- Phương pháp trò chuyện: Trao đổi với phụ huynh, hỏi chuyện học sinh.
- Phương pháp giao nhiệm vụ: Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Phương pháp trải nghiệm: Thông qua thực tế tình hình trên lớp để tìm
hướng giải quyết.
III. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
- Qua tiết Sinh hoạt tập thể tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực của
bản thân, tính chủ động sáng tạo, rèn tính thần tự quản, tạo không khí nhẹ
nhàng, thoải mái trong tiết sinh hoạt.
- Giúp người giáo viên có điều kiện gần gũi với học sinh, gắn bó với học sinh
trong một cộng đồng tập thể hàng ngày của lớp học.
- Đây cũng là cơ hội học sinh làm quen và phát triển các kĩ năng cơ bản, phát
huy đối đa những khả năng vốn có của mình trong học tập, cũng như trong
mọi hoạt động của lớp, của trường

Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy

Trang 5


Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
1. Cơ sở lí luận
Biến đổi khí hậu là sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một

tham số hay thống kê khí hậu, trong đó trung bình được thực hiện trong một
khoảng thời gian xác định thường là vài thập kỷ, thậm chí thế kỷ (Ví dụ: ấm lên,
lạnh đi) Sự biến động của khí hậu dài hạn sẽ dẫn tới biến đổi khí hậu.
Từ khoảng giữa thế kỷ XIX, nhờ đo đạc chính xác bằng các dụng cụ, chúng
ta mới có được số liệu định lượng chi tiết về biến đổi khí hậu trong hơn một thế kỷ
qua. Những số liệu có được cho thấy xu thế chung là từ cuối thế kỷ XIX đến nay,
nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên đáng kể.
Kết quả đo đạc và nghiên cứu hiện nay cho thấy nhiệt độ không khí trung
bình toàn cầu trong thế kỷ XX đã tăng lên 0,74oC (+- 0,2oC) trên đất liền, nhiệt độ
tăng nhiều hơn trên biển và thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ
vừa qua (CC, 2007).
Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra
các chất thải khí hiệu ứng nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp
thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Trong đó có 6 loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO 2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và
SF6.
– CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là
nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO 2 cũng
sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
– CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại,
hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
– N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
– HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC – 23 là
sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC – 22.
– PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy

Trang 6



Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

– SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
Với những nguyên nhân trên thì biểu hiện của biến đổi khí hậu đang ngày
càng thể hiện rõ rệt:
– Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất.
– Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.
– Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng
đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
– Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật,
các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
– Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
– Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển.
Đi liền với những hiện tượng:
– Hiệu ứng nhà kính.
– Mưa axit.
– Thủng tầng ôzôn.
– Cháy rừng.
– Lũ lụt.
– Hạn hán.
– Sa mạc hóa.
– Hiện tượng sương khói.

Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy

Trang 7



Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

IV. Cơ sở thực tiễn
Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của
các thế hệ, quá trình này giúp cho mỗi cá nhân tích luỹ kiến thức, mở mang trí tuệ,
hình thành văn hoá, đạo đức và đóng góp trí, lực của mình giúp xã hội bảo toàn và
phát triển nền văn hoá. Mục tiêu và định hướng cơ bản của giáo dục về biến đổi
khí hậu cần phải là giúp người học quan tâm vấn đề khí hậu, hiểu rõ nguyên nhân
và hậu quả của biến đổi khí hậu giúp các em học sinh tiếp cận được với những giải
pháp bảo vệ và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và tại các địa phương; phát
triển năng lực hành động ứng phó với biến đổi khí hậu chứ không đơn giản là kiến
thức, kỹ năng liên quan đến biến đổi khí hậu; thay đổi hành vi – thái độ (đây được
xem là nội dung và mục tiêu hàng đầu giáo dục về biến đổi khí hậu); tăng cường
các giá trị và sáng tạo. Để thực hiện được mục tiêu này cần thiết kế những chương
trình đổi mới giáo dục về biến đổi khí hậu; phát triển xu hướng học toàn cầu trong
giáo dục biến đổi khí hậu; liên minh các lực lượng giáo dục để thực hiện thành
công giáo dục về biến đổi khí hậu…
Nâng cao ý thức về biến đổi khí hậu cần phải được bắt đầu càng sớm càng
tốt, từ khi các em còn nhỏ và bắt đầu bằng những việc nhỏ, gần gũi, giúp các em
biết bảo vệ môi trường, tôn trọng môi trường thiên nhiên, các nguồn thiên nhiên để
bảo vệ khí hậu. Đơn giản như việc tắt đèn khi không cần thiết, tiết kiệm nước, bảo
vệ cây xanh, không vứt rác ra đường,…, tất cả những điều thể hiện sự tôn trọng
thiên nhiên và các nguồn lực có hạn mà chúng ta có, điều đó sẽ giúp giảm thải các
tác nhân có hại cho khí hậu. Những kiến thức đó sẽ ăn sâu và tạo thành ý thức cho
trẻ trong suốt cuộc đời.
Sau đó, ở những lứa tuổi lớn hơn, việc giáo dục nhận thức về môi trường sẽ
được tiếp tục một cách bài bản, mang tính học thuật.


II. Tìm hiểu thực trạng của vấn đề
Năm học 2017-2018 được sự phân công của nhà trường tôi được dạy lớp 1
với những bước đầu bỡ ngỡ tôi nhận thấy có những mặt thuận lợi và khó khăn như
sau:
Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy

Trang 8


Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

1. Thuận lợi
- Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt công việc của
mình.
- Nhà trường trang bị đầy đủ tài liệu,học liệu về biến đổi khí hậu cho giáo
viên.
- Nhà trường đã trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như: máy vi tính,
máy chiếu, loa,… phục vụ cho việc giảng dạy.
- Không gian trường rộng rãi, thoáng để học sinh hoạt động trải nghiệm.
- Nhà trường đã nối mạng wifi phục vụ cho công tác tìm tư liệu dạy và học.
- Giáo viên có trình độ chuẩn.
- Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh.
2. Khó khăn
- Giáo viên còn hạn chế kiến thức về biến đổi khí hậu, hiểu về biến đổi khí
hậu chưa đầy đủ.
- Giáo viên còn hạn chế về phương pháp tổ chức giáo dục cho học sinh về
biến đổi khí hậu.
- Học sinh còn nhỏ chưa ý thức tầm quan trọng của việc học.
- Phụ huynh đa số là công nhân nên chưa quan tâm nhiều đến vấn đề biến đổi
khí hậu vì vậy chưa chú trọng đến việc giáo dục biến đổi khí hậu cho con em mình.

- Thời gian trong tiết sinh hoạt tập thể hạn chế.
- Cần có một quá trình dài để thấy được kết quả.

III. Những biện pháp giải quyết vấn đề
1. Nhận định nội dung kiến thức giáo dục biến đổi khí hậu
Sau khi Bộ Giáo Dục và Đào Tạo xây dựng bộ tài liệu “Đưa nội dung giáo
dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào các môn học và các hoạt động giáo dục trong
trường tiểu học” dựa vào đó tôi đã có cơ sở soạn giảng cụ thể rõ ràng:
Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy

Trang 9


Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu về khí hậu, thời tiết,
biểu hiện của biến đổi khí hậu. Nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu.
- Trang bị cho học sinh một số giải pháp cơ bản nhằm hạn chế tác động của
biến đổi khí hậu cũng như để ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu.
- Hình thành và rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản để giảm nhẹ,
thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Biết cách ứng phó với những rủi ro, thiên tai thường gặp trong cuộc sống.
- Giáo dục cho học sinh ý thức trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu
(giảm nhẹ và thích ứng)
- Vận dụng các hiểu biết, kĩ năng thu được để tham gia các hoạt động tuyên
truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu, tham gia các hoạt động nhằm ứng phó với
biến đổi khí hậu phù hợp với lứa tuổi.
2. Một số yêu cầu của giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường
tiểu học
- Kiến thức phải phù hợp với từng đối tượng.

- Nội dung giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu phải đảm bảo tính khoa học,
tính hệ thống các khối kiến thức, kĩ năng và đảm bảo tính liên thông giữa các cấp
học.
- Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu là dạy cho học sinh biết cách ứng xử
và hành động. Giáo dục về nhận thức, hành động để có thể tham gia giả quyết
những rủi ro của biến đổi khí hậu. Hiệu quả của nhận thức và hành động thực tiễn
là thước đo chất lượng của nó.
V. Nhận định đối tượng học sinh
* Đối với năm học 2017-2018 ở lớp tôi chủ nhiệm thì đa số các em:
- Được giáo dục bước đầu ở Mẫu giáo, nề nếp học tốt.
- Lớp học đủ chỗ ngồi, bàn ghế mới, có trang trí cây xanh thoáng mát.
- Đến trường mặc đồng phục sạch sẽ. Học tập, vui chơi hòa đồng thân thiện
với nhau.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo vệ lớp, yêu thích trường học của mình.
* Nhưng bên cạnh đó cũng còn một số em:
- Còn ham chơi, nghịch phá, chưa hiểu hết việc học tập.
- Thuộc gia đình khó khăn, dân tộc thiểu số.
- Phụ huynh không phối hợp với nhiều lý do.
Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy

Trang 10


Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

3. Biện pháp thực hiện
Thời gian cho tiết sinh hoạt tập thể chủ yếu nêu ra những ưu điểm, những tồn
tại của học sinh trong một tuần học để giáo viên kịp thời khắc phục những hạn chế,
lắng nghe tâm tư của học sinh thì theo tôi nên trích ra một ít thời gian (khoảng 10
phút) để lồng ghép những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu để giúp học sinh

hiểu rõ hơn về biến đổi khí hậu. Nhiệm vụ giáo dục biến đổi khí hậu được nhìn
nhận đây là một quá trình lâu dài. Sau vài năm được thực hiện trong trường Tiểu
Học, qua nghiên cứu giảng dạy và tình hình thực tế của địa phương, nhà trường,
học sinh tôi rút được một vài phương pháp để giáo dục học sinh trong tiết sinh hoạt
có lồng ghép biến đổi khí hậu như sau:
a.Giáo viên cần có những định hướng kiến thức về biến đổi khí hậulàm gương
Giáo viên cần có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo
dục biến đổi khí hậu trong nhà trường, tìm hiểu vấn đề môi trường nơi học sinh
sinh sống và học tập. Bản thân giáo viên phải thường xuyên cập nhật những thông
tin về biến đổi khí hậu trên nhiều phương tiện thông tin khác nhau: sách, báo,
truyền hình, Internet… Nhưng hơn hết là một giáo viên chủ nhiệm lớp với mong
muốn giúp học sinh lớp mình có những nhận thức, hành vi, kỹ năng tốt để góp
phần phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.
Ngoài việc giáo dục học sinh kiến thức, hành vi thái độ trong hoạt động
hoạt động hằng ngày thì giáo viên cũng phải là một tấm gương để cho học sinh học
tập, noi theo. Chính vì vậy, bản thân tôi đã không ngừng học tập, tự rèn luyện bản
thân có những hành động, tác phong chuẩn mực mọi lúc mọi nơi để cho học sinh
lớp mình học tập và noi theo.
Bản thân tôi trong mọi hành động của mình ở trường cũng như ở nhà, tôi
luôn luôn thực hiện nguyên tắc: ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng, tiết kiệm, chống lãng
phí, bảo vệ sức khỏe bản thân. Hàng ngày, tôi luôn dọn vệ sinh, sắp xếp đồ dùng
trong lớp học gọn gàng, sạch sẽ. Đồ đạc trong lớp sau khi sử dụng đều được cất
đúng nơi quy định. Tôi luôn gương mẫu và nhắc nhở học sinh lớp mình biết tiết
kiệm nước, tiết kiệm điện, tiết kiệm đồ dùng, thực phẩm. Trang phục khi đi làm
cũng như ở nhà luôn gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp thời tiết. Trong mọi hoạt động, tôi
luôn có ý thức nhắc nhở và cùng học sinh thực hiện những hành động có ích góp

Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy

Trang 11



Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

phần bảo vệ môi trường sống, ngăn ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi
khí hậu.
Với những việc tôi đã và đang làm thì học sinh lớp tôi đa số có ý thức bảo
vệ môi trường, có thái độ và hành vi tốt để phòng ngừa, ứng phó hậu quả của biến
đổi khí hậu, giữ môi trường ở lớp cũng như ở nhà xanh, sạch, đẹp biểu hiện ở một
số hoạt động làm cụ thể như: Để rác đúng nơi quy định, ăn mặc gọn gàng khi đến
lớp,…

Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy

Trang 12


Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

Dẫn chứng

Tập thể học sinh lớp 1/9 ăn mặc gọn gàng khi đến lớp

Hình ảnh lớp học sau cuối giờ học của lớp 1/9
b. Tổ chức tuyên truyền, vận động
Các em là học sinh lớp 1 với tính hiếu động, thẳng thắng thì sau khi các em
đã có ý thức tự giác làm được một số công việc góp phần bảo vệ môi trường thì
chắc hẳn các em sẽ kể cho người thân nghe những việc các em làm được. Vì vậy,
sau những tiết học tôi không quên dặn các em khi về nhà nhắc nhở, vận động gia
đình người thân bạn bè cùng hưởng ứng thực hiện.

Nhờ những lần nhắc nhở cũng như động viên cho các em tham gia các cuộc
thi vẽ tranh, các buổi tuyên truyền về bảo vệ môi trường nên đã giúp các em một
phần biết chia sẻ với mọi người xung quanh: ngày môi trường thế giới (5/6) các em
có thể dễ dàng nhìn thấy được những tờ quảng cáo, pano, appic,… ở ven đường
hoặc chính các em tham gia vẽ tranh về môi trường được tổ chức thường năm ở
thư viện tỉnh,… nhằm giúp các em nhận thấy được ngày thế giới chung tay bảo vệ
Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy

Trang 13


Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

môi trường để các em có ý thức bảo vệ môi trường dù tuổi các em còn nhỏ. Bác đã
từng nói câu “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Được sự hỗ trợ từ
phụ huynh tôi cũng được biết ngoài ở lớp về nhà các em biết phụ giúp ba mẹ làm
việc nhà, đồ dùng học tập, đồ chơi được các em sắp xếp ngay ngắn, đèn bàn khi
không còn học các em biết tự động tắt,…
Dẫn chứng:

Hình ảnh lễ tuyên truyền về môi trường

Hình ảnh
góc
học các
tập của
emthi,
Ngọc
Ánh
(hình

ảnh do phụ huynh cung cấp)
c. Tổ
chức
cuộc
việc
làm
cụ thể

Vào tuần cuối cùng của mỗi tháng, trong tiết sinh hoạt tập thể tôi tổ chức
cho các em thi vẽ tranh, đố vui để học, hái hoa dân chủ,… mỗi tháng sẽ có những
chủ đề khác nhau như Bé bảo vệ rừng, em và các bạn cùng dọn vệ sinh lớp,… bạn
nào thực hiện tốt sẽ được cô và các bạn khen thông qua hoạt động này sẽ giúp các
Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy

Trang 14


Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

em ham thích học vẽ, dưới sự ngây thơ các em sẽ có cái nhìn đa dạng hơn về các
hoạt động thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu.
Dẫn chứng:

Hình ảnh học sinh lớp 1/9 thi vẽ tranh về môi trường vào giờ sinh hoạt tập thể
Ngoài ra, giáo viên có thể đưa ra những hình ảnh liên quan đến môi trường
để giúp học sinh tự nhìn vào hình ảnh và nói lên những gì mình thấy. Từ đó để các
em tự rút ra những việc mình nên làm và không nên làm. Giáo viên cũng có thể tổ
chức cho các em học sinh tham gia vào các hoạt động ngoài trời như chăm sóc cây
xanh, dọn vệ sinh lớp học, … Dùng những việc làm cụ thể, lời nói dễ hiểu, lồng
ghép nhẹ nhàng, không làm ảnh hưởng đến nội dung chính của tiết sinh hoạt. Tôi

không dạy khái niệm về biến đổi khí hậu với trẻ lớp 1, vì đối với các em khái niệm
đó vẫn còn trừu tượng mà dạy các em làm gì để trường, lớp mình sạch đẹp hoặc ăn
quà bánh xong phải biết bỏ rác đúng nơi quy định, sử dụng tiết kiệm nguồn nước,

Với biện pháp này học sinh của tôi bước đầu biết nêu lên những suy nghĩ
của mình và từ đó tự nhận thức được những việc làm để góp phần làm giảm nhẹ
biến đổi khí hậu. Các em thích thú hơn với những hoạt động ngoài trời tiếp thu
kiến thức một cách nhẹ nhàng.
Dẫn chứng:
Giáo viên cho các em xem: Hình ảnh ô nhiễm môi trường nước
Từ đó giáo viên sử dụng phương pháp hỏi đáp để khai thác thông tin về hình
ảnh.

Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy

Trang 15


Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

Giáo viên hỏi:
+ Các em thấy dòng sông như thế nào?
+ Nguyên nhân nào dòng sông bị ô nhiễm?
Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Vậy các em phải làm gì để dòng sông không bị ô nhiễm?
Từ các câu hỏi trên, các em có thể nêu ra những nhận định, suy nghĩ và nói
lên những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ các dòng sông.
+ Dòng sông đang bị ô nhiễm.
+ Do con người xả rác xuống dòng sông.
+ Chúng ta không được xả rác xuống sông.

+ Phải bỏ rác đúng nơi quy định.
Giáo viên có thể cho các em xem hình ảnh, video,… liên quan đến biến đổi
khí hậu: cháy rừng, hạn hán, ô nhiễm không khí,...
Dẫn chứng:

Học sinh đã hình thành được ý thức bỏ rác đúng nơi quy định
c. Phối hợp với gia đình
Việc phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc và giáo dục học sinh là
việc làm rất cần thiết và không thể thiếu. Bên cạnh đó, giáo dục về biến đổi khí hậu

Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy

Trang 16


Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

cho các em là một nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ được giáo dục trong trường
mà phải giáo dục ở mọi nơi, mọi lúc.
Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các em, để
phụ huynh nắm được, từ đó phụ huynh sẽ phối hợp với cô giáo giáo dục, rèn luyện
cho con em mình. Ngoài ra, tôi còn cung cấp cho phụ huynh những tài liệu, hình
ảnh, hướng dẫn nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu phù hợp với lứa tuổi của trẻ
thông qua những lần họp phụ huynh. Mặc khác, tôi tuyên truyền về biến đổi khí
hậu đồng thời cũng mong sự hợp tác từ phụ huynh như:
+ Phụ huynh cho các em học bơi, mua sắm cho các em một số đồ dùng, dụng
cụ cứu hộ, cứu nạn như: áo phao, ô, dù, mũ nón, bộ quần áo mưa…
+ Phụ huynh gương mẫu làm gương ở nhà cho trẻ học tập. Khuyến khích phụ
huynh nên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc xe đạp giảm khói
bụi. Hạn chế sử dụng túi nilong. Tiết kiệm năng lượng, lương thực thực phẩm: sử

dụng đèn tiết kiệm điện, ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên, sử dụng hàng hóa nội
địa, bình nóng lạnh bật vừa đủ…Hưởng ứng giờ trái đất, nhà nhà tắt điện.
+ Giáo dục các em biết cùng tham gia vệ sinh nhà cửa: Dọn đồ chơi, dọn dẹp
chỗ học, chỗ chơi của mình, biết cất dọn đồ chơi gọn gàng ngăn nắp, biết giữ gìn
bảo vệ đồ chơi trong lớp để chơi được lâu…
+ Dạy các em không hò hét nói to, không nhổ nước bọt bừa bãi, vứt rác đúng
nơi quy định, ban đầu biết phân loại rác thải như thức ăn thừa, vỏ hoa quả cho vào
một thùng, vỏ chai lọ, hộp sữa, giấy vụn cho vào một thùng.
+ Giáo dục các em biết tiết kiệm: Giữ gìn đồ dùng, dụng cụ trong gia đình,
tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt (nhắc người lớn tắt đèn, tắt quạt khi không sử
dụng) dùng chậu hoặc cốc lấy nước không để vòi chảy nước liên tục khi đánh răng
rửa mặt
+ Biết giữ gìn quần áo, tay chân, thân thể sạch sẽ.
+ Biết tham gia quét dọn sân vườn giúp ông, bà, cha, mẹ. Biết chăm sóc bảo
vệ cây cối trong vườn nhà, không ngắt lá bẻ cành.
+ Quan tâm yêu thương chăm sóc các con vật nuôi trong nhà.
Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy

Trang 17


Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

+ Tiết kiệm trong ăn uống: không làm rơi vãi, không đòi hỏi về ăn uống.
+ Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường ở mọi nơi…
Sau quá trính sử dụng biện pháp này tôi thấy kết quả đạt được rất đáng khích
lệ. Các em được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi, ở nhà cũng như ở trường nên các em
có rất nhiều tiến bộ. Mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên cũng trở nên gắn bó
hơn. Phụ huynh rất tin tưởng và yên tâm khi gửi con tới trường
Dẫn chứng:


Hình ảnh em Uyên Nhi ở nhà biết giúp đỡ ba mẹ, sử dụng tiết kiệm nước.
(Hình ảnh do phụ huynh cung cấp)
d. Tạo góc cây xanh
Trong lớp học tôi muốn tạo cho các em cảm giác thoải mái, gẫn gũi với thiên
nhiên, đồng thời hình thành cho các em kĩ năng chăm sóc cây. Vì vậy, tôi đã dành
một góc trong lớp để trồng cây xanh. Hằng ngày, các em sẽ cùng nhau thay phiên
chăm sóc cây, tuy chỉ là những chậu cây nhỏ nhưng nhờ sự chăm sóc của các em,
vườn cây của lớp tôi xanh tốt góp phần nhỏ vào điều hòa không khí trong lớp.

Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy

Trang 18


Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

Gốc cây xanh của lớp 1/9

Cùng nhau chăm sóc vườn cây
e. Thường xuyên lồng ghép vào các tiết dạy
Ngoài các biện pháp lồng ghép trong tiết sinh hoạt tập thể, theo tôi trong
những tiết học khác người giáo viên cần nghiên cứu, tìm kiếm thêm những thông
tin trên mạng xã hội về Biến đổi khí hậu nhằm lồng ghép thêm kiến thức về Biến
đổi khí hậu, để học sinh có thể tiếp cận với Biến đổi khí hậu ở nhiều phương diện
khác nhau. Giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh biết cách tự khám phá, mở
mang trí thức.

Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy


Trang 19


Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

Trong tài liệu đưa nội dung giáo dục ứng phó với Biến đổi khí hậu vào các
môn học và các hoạt động giáo dục trong trường tiểu học cũng đã gợi ý các địa chỉ,
nội dung giáo dục Biến đổi khí hậu và mức độ tích hợp ở lớp 1 môn Tự nhiên xã
hội cụ thể ở các chủ đề sau:
Chủ đề: Con người và sức khỏe
Bài 8: Ăn uống hằng ngày.
Bài 10: Ôn tập: Con người và sức khỏe.
Chủ đề: Xã hội
Bài 12: Nhà ở
Bài 13: Công việc ở nhà.
Bài 17:Giữ gìn lớp học sạch, đẹp.
Bài 18, 19: Cuộc sống xung quanh.
Chủ đề: Tự nhiên
Bài 22: Cây rau.
Bài 23: Cây hoa.
Bài 24: Cây gỗ.
Bài 29: Nhận biết cây cối và con vật.
Bài 30: Trời nắng, trời mưa.
Bài 33: Trời nóng, trời rét.
Bài 34: Thời tiết.
Thực hiện giảng dạy

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Cuộc sống xung quanh
( KNS + BVMT: liên hệ + BĐKH: Liên hệ )


Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy

Trang 20


Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân
nơi HS ở.
- Biết được điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành
thị.
KNS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin, phát triển KNS hợp tác trong công việc.
- GDHS có ý thức gắng bó, yêu mến quê hương.
GDBVMT: Hiểu biết về quan cảnh thiên nhiên và xã hội xung quanh.
Biết được cuộc sống ở nông thôn và thành thị. Ở nông thôn hay thành thị
chúng ta điều phải có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
BĐKH:Tất cả mọi hoạt động của con người đều tác động đến môi
trường, em hãy tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường xung
quanh và thực hiện lối sống thân thiện với môi trường. Có tác dụng làm giảm
thiểu hiệu ứng nhà kính.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- GV: Tranh phóng to.
- HS: Vở bài tập TN&XH
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động của GV
1. Ổn đinh


Hoạt động của HS
- Hát

2. Bài cũ Giữ gìn lớp học sạch, đẹp
- GV hỏi:

-Hs trả lời

+ Thế nào là một lớp học sạch đẹp?
+ Để lớp học luôn sạch đẹp hằng ngày em
phải làm gỉ?
- GV nhận xét.

Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy

Trang 21


Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

3. Bài mới
a. Khám phá
- GV hỏi: Ở nông thôn và ở thành thị quan
cảnh xung quanh và cuộc sống của mọi
người có điểm gì giống và khác nhau?
- Để hiểu rõ hơn hôm nay cô cùng các con
tìm hiểu qua bài: Cuộc sống xung quanh
- GV ghi lên bảng.

-Hs nhắc lại tựa bài


b. Kết nối
Hoạt động 1: Tham quan hoạt động sinh
sống của nhân dân khu vực chung quanh
trường.

- Quan sát và thảo luận theo đôi

Bước 1:

bạn

- GV giao nhiệm vụ quan sát:
+ Nhận xét về quang cảnh trên đường
(người qua lại động hay vắng, học đi bằng
phương tiện gì…)
+ Nhận xét về quang cảnh hai bên đường:
Có nhà ở, cửa hàng, các cơ quan, chợ, các
cơ sở sản xuất, cây cối, ruộng vườn… hay
không? Người dân địa phương thường làm
công việc gì là chủ yếu?
- GV phổ biến nội quy khi đi tham quan:

- HS trả lời

+ Yêu cầu HS phải luôn đảm bảo hàng ngũ,
không được đi lại tự do
+ Phải trật tự, nghe theo hướng dẫn của GV
Bước 2: Đưa HS đi tham quan
Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy


Trang 22


Kinh nghim dy tit sinh hot tp th cú lng ghộp Bin i khớ hu cho hc sinh

- GV cho HS xp hng (cú th 2,3 hoc 4
hng), i xung quanh khu vc trng úng.
Trờn ng i, GV s quyt nh nhng
im dng HS quan sỏt k v khuyn
khớch cỏc em núi vi nhau v nhng gỡ cỏc -Hs tham quan
em trụng thy (GV nờu cõu hi gi ý)
Bc 3: a HS v lp
*Hot ng 2 Tho lun v nhng hot
ng sinh sng ca nhõn dõn
- Cho HS tho lun theo nhúm 4
- HS núi vi nhau v nhng gỡ cỏc em ó
c quan sỏt nh ó hng dn phn
trờn.
- GV nhn xột
c. Thc hnh

-Hs tho lun nhúm 4

Lm vic theo nhúm vi sgk
Bc 1: GV yờu cu HS tỡm bi 18,19
- HS c cõu hi v tr li cõu hi trong bi
Bc 2:

- HS trỡnh by


- GV gi mt s HS tr li
+ Bc tranh trang 38,39 v v cuc sng

- HS lng nghe.

õu ? Vỡ sao em bit ?
+ Bc tranh trang 40,41 v v cuc sng
õu ? Vỡ sao em bit ?

- HS c.

d. Vn dng
- Hoỷi laùi tửùa baứi.

Ngi thc hin : Lờ Th Thu Thy

- HS TL

Trang 23


Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

- Gv hỏi:
+ Em thấy nơi mình sống cây
cối xung quanh thế nào?
+ Con người sống như thế - Hs nêu
nào?
- Hs trả lời

BVMT: Giúp HS hiểu biết về quan cảnh
thiên nhiên và xã hội xung quanh. Dù
sống ở nơng thơn hay thành phố chúng ta
điều phải có ý thức giữ gìn đường phố
sạch đẹp, khơng xả rác bừa bãi... Để có
được cảnh quan thiên nhiên trong sạch,
mơi trường mới được trong lành.
-Em cần làm gì để góp phần giữ sạch mơi
trường sống xung quanh nhà mình?
BĐKH:Tất cả mọi hoạt động của con
người đều tác động đến mơi trường, em

- HS lắng nghe

hãy tích cực tham gia các hoạt động bảo
vệ mơi trường xung quanh và thực hiện
lối sống thân thiện với mơi trường.Có tác
dụng làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

- Hs trả lời

- Em đã học bài này vậy về nhà em phải giữ
sạch mơi trường xung quanh nơi em ở. Và
tìm hiểu thêm về cuộc sống của những

- Hs nhắc lại

người dân xung quanh nhà em họ sống như
thế nào.
- Về nhà cũng thực hiện như ở trường

- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Cuộc sống xung quanh (tiết

Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy

Trang 24


Kinh nghiệm dạy tiết sinh hoạt tập thể có lồng ghép Biến đổi khí hậu cho học sinh

2)

- Hs lắng nghe và thực hiện.
Học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào đời sống. Qua quá trình thực

hiện trong từng tiết dạy, đến nay học sinh tôi rất ham thích học bộ môn này, nhờ
hình ảnh nhiều màu sắc rõ đẹp thu hút học sinh chú tâm vào bài học. Bản thân tôi
áp dụng đổi mới phương pháp dạy học, để tạo điều kiện cho những học sinh thụ
động cũng được động viên, hăng hái, phát biểu ý kiến.
IV. KẾT QUẢ
Đánh giá những hiểu biết về biến đổi khí hậu không có kết quả cụ thể bằng
con số. Học sinh lớp 1 lại là lớp đầu cấp của chương trình Tiểu học nên việc học
mới chỉ là bước đầu tiếp xúc làm quen. Trong năm học 2017-2018 qua quá trình
vận dụng đề tài thì sự nhận thức của các em:
- 100% học sinh biết giữ vệ sinh cá nhân, tiêu tiểu, bỏ rác đúng nơi quy định,
không vức rác bừa bãi trên sân trường như trước kia.
- Buổi chiều thứ sáu hàng tuần có một buổi lao động vệ sinh làm sạch đẹp
trường lớp các em đã tham gia vui vẻ, mỗi người mỗi việc tự giác.
- Trong lớp học trang trí cây xanh, góc học tập. Ngoài sân trường có hoa
kiểng, có trang bị vòi nước sạch…tạo môi trường từng bước xanh - sạch –

đẹp giúp các em yên tâm học tập vui chơi.
- 100% học sinh đạt yêu cầu vào sổ đánh giá nhận xét trong học kì qua.
Qua kết quả đạt được bản thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm

Người thực hiện : Lê Thị Thu Thủy

Trang 25


×