VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÕ THỊ NHƢ LAN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỘI AN,
TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VÕ THỊ NHƢ LAN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỘI AN,
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành
Mã số
: Chính sách công
: 834.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN ĐỨC VINH
HÀ NỘI, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ chính sách công “Thực hiện chính sách an
sinh xã hội từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” là kết quả của quá
trình học tập, nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố. Các thông tin trích dẫn
trong luận văn được chỉ rõ xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Tác
giả xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình./.
Học viên
Võ Thị Nhƣ Lan
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và nghiên cứu, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của quý
thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân, luận văn thạc sĩ chính sách công với đề
tài “Thực hiện chính sách an sinh xã hội từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng
Nam” đã hoàn thành.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Đức Vinh
đã hướng dẫn tận tình, chu đáo, đầy trách nhiệm. Sự giúp đỡ của thầy đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo ở Học viện Khoa học xã hội đã
tận tình truyền đạt các kiến thức bổ ích trong suốt khóa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các anh chị đang công tác ở Thành ủy, UBND
thành phố, Phòng LĐ-TB&XH thành phố, các xã phường trên địa bàn thành phố đã
cho phép và tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu; sự giúp đỡ,
cung cấp dữ liệu của các tổ chức, cá nhân cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận văn.
Luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, bản thân
rất mong nhận được sự góp ý.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Võ Thị Nhƣ Lan
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH AN SINH XÃ HỘI.......................................................................................12
1.1. Một số khái niệm ................................................................................................12
1.2. Nhu cầu, đặc điểm của an sinh xã hội ................................................................16
1.3. Ý nghĩa tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ................17
1.4. Chu trình chính sách ASXH ...............................................................................18
1.5. Cấu thành hệ thống các chính sách ASXH ........................................................19
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách ...................................20
1.7. Quan điểm, mục tiêu của Đảng và chính sách của Nhà nước về ASXH
của Việt Nam ...........................................................................................................21
1.8. Chính sách về ASXH trên lĩnh vực giảm nghèo và bảo trợ xã hội ở Việt
Nam ...........................................................................................................................26
CHƢƠNG 2. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TẠI THÀNH
PHỐ HỘI AN ...........................................................................................................43
2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách ASXH tại thành
phố Hội An ................................................................................................................43
2.2. Quá trình thực hiện Chính sách ASXH ở thành phố Hội An .............................44
2.3. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách ASXH ở thành phố Hội An..................50
CHƢƠNG 3. DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ
HỘI AN TRONG THỜI GIAN ĐẾN ....................................................................70
3.1. Dự báo những tác động ảnh hưởng đến thực hiện chính sách ASXH tại
thành phố Hội An trong thời gian tới ........................................................................70
3.2. Giải pháp chính sách giảm nghèo ......................................................................73
3.3. Giải pháp chính sách bảo trợ xã hội ...................................................................75
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH
: An sinh xã hội
BCĐ
: Ban chỉ đạo
BHXH
: Bảo hiểm xã hội
BHYT
: Bảo hiểm y tế
BTXH
: Bảo trợ xã hội
HĐND
: Hội đồng nhân dân
LĐ-TB&XH
: Lao động - Thương binh và Xã hội
NHCSXH
: Ngân hàng Chính sách xã hội
NKT
: Người khuyết tật
TCXH
: Trợ cấp xã hội
UBND
: Ủy ban nhân dân
UBMT
: Ủy ban Mặt trận
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng1.1. Mô hình khái quát hệ thống ASXH do ESCAP của một số nước trên thế
giới.............................................................................................................................25
Bảng 1.2: Nội dung xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam .......................................30
Bảng 1.3: Hộ nghèo được nhận những hỗ trợ gì .......................................................32
Bảng 1.4: Chỉ tiêu cụ thể theo Nghị quyết số 31/NQ-HĐND tỉnh Quảng Nam .......33
Bảng 1.5: Chỉ tiêu cụ thể theo Nghị quyết số 13/NQ-HĐND tỉnh Quảng Nam .......34
Bảng 1.6: Chỉ tiêu cụ thể theo Quyết định 2511/QĐ-UBND tỉnh Quảng Nam........35
Bảng 1.7: Bảng trợ cấp và hệ số, mức quy định hiện hành.......................................39
Bảng 2.1: Ví dụ điển hình về hộ nghèo thuộc chính sách BTXH(1) ..........................51
Bảng 2.2: Kết quả miễn học phí cho học sinh nghèo của các năm ...........................52
Bảng 2.3: Kết quả hỗ trợ thẻ BHYT cho đối tượng nghèo, cận nghèo hằng năm ....52
Bảng 2.4: Kết quả giải ngân nguồn vốn vay hộ nghèo qua các năm ........................53
Bảng 2.5: Kết quả chi hỗ trợ tiền điện hộ nghèo các năm ........................................54
Bảng 2.6: Trợ cấp khó khăn và trợ cấp dịp Tết cho hộ nghèo, cận nghèo (từ 2010
đến 2017) ...................................................................................................................54
Bảng 2.7: Tổng hợp số nhà tạm hộ nghèo được hỗ trợ từ năm 2010 đến 2017 ........55
Bảng 2.8: Bảng xếp hạng kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo của tỉnh Quảng
Nam cuối năm 2017 ..................................................................................................56
Bảng 2.9: Số đối tượng BTXH được cấp thẻ BHYT từ năm 2010-2017 .................60
Bảng 2.10: Kết quả phỏng vấn mức độ hài lòng của người dân về chính sách
ASXH ........................................................................................................................65
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Phát triển ngành du lịch ở khu phố cổ phường Minh An..........................87
Hình 2.2: Hội nghị trao sinh kế và khen thưởng biểu dương hộ thoát nghèo của
UBND thành phố Hội An năm 2014 .........................................................................87
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà những thành tựu khoa học kỹ thuật
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người (thời kỳ công nghiệp
4.0); do vậy đòi hỏi mọi quốc gia, mọi dân tộc cần phải xây dựng và hoàn thiện các
chính sách vì mục tiêu con người, lấy mục tiêu phục vụ con người làm trung tâm cho
sự phát triển bền vững. Điều đó cũng là một đòi hỏi khách quan của lịch sử; bởi vì
thành tựu khoa học công nghệ đi vào sản xuất sẽ làm thay đổi về chất và lượng của sức
sản xuất mới, tất yếu sẽ phân tầng xã hội, chênh lệch giàu nghèo ngày càng giản cách
xa hơn, chưa nói đến môi trường bị tác hại, điều kiện cách biệt về địa lý giữa các vùng
miền, tình hình thiên tai do biến đổi khí hậu ngày một khắc nghiệt, trình độ dân trí
khác nhau…Do đó, việc chăm lo giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội là vấn đề quan
trọng, bởi vì vấn đề an sinh xã hội thể hiện tính ưu việt của một chế độ, một nhà nước,
một chính thể mà con người luôn hướng tới. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội sẽ đem
lại sự bình yên trong cuộc sống của con người, hướng tới sự phát triển bền vững. Nhận
thức đúng về thời cơ, vận mệnh và thách thức cho trước mắt và lâu dài, Đảng đề ra
nhiều chủ trương và cùng với đó Nhà nước triển khai nhiều giải pháp để giảm phân
tầng xã hội bằng cách điều tiết các thu nhập, phân phối lại trong quá trình tích lũy
thặng dư của các thành phần kinh tế, từ đó các chính sách như giảm nghèo, trợ cấp xã
hội, ưu đãi người có công, trợ giúp đột xuất các hoàn cảnh không may trong cuộc
sống, … nhằm giúp cho họ có cuộc sống đảm bảo mức sống tối thiểu trong xã hội. Có
thể nói, trong nhiều năm qua Việt Nam đã được các tổ chức Quốc tế ghi nhận là một
quốc gia tích cực trong chương trình vì con người như Hội liên hiệp hữu nghị Việt
Nam, tổ chức lao động Quốc tế (ILO) ghi nhận…“An sinh xã hội (ASXH) là chính
sách cốt lõi quyết định sự phát triển ổn định và bền vững của một quốc gia, góp phần
giảm bất bình đẳng, giảm mức độ nghèo đói và tổn thương của người dân và cộng
đồng trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập. Mặc dù có nhiều cách
hiểu khác nhau về ASXH,... Chiến lược ASXH giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam
theo Viện Khoa học lao động và xã hội, 2009 đã nêu rõ: “An sinh xã hội là sự bảo đảm
1
mà xã hội cung cấp cho mọi thành viên trong xã hội thông qua việc thực thi hệ thống
các cơ chế, chính sách và biện pháp can thiệp trước các nguy cơ, rủi ro có thể dẫn đến
suy giảm hoặc mất đi nguồn sinh kế” (Vũ Văn Phúc, 2012)” [57].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương khóa XI khẳng định: “Chính
sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh
và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển. Chính sách xã hội phải được đặc ngang
tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với
trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ” [24].
Đối với tỉnh Quảng Nam, ASXH luôn được Đảng bộ và chính quyền các cấp
quan tâm chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng
Nam lần thứ XXI đã chỉ rõ: Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Ở thành phố Hội An, ASXH luôn là vấn đề mang tính chiến lược, lâu dài và cấp
bách, được Đảng bộ và chính quyền thành phố đặc biệt quan tâm, nội dung này được
đưa vào các nghị quyết của Đảng bộ và gần đây là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành
phố lần thứ XVII, giai đoạn 2015-2020, đã chỉ rõ: “Kết hợp các mục tiêu kinh tế với
việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và
hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho tiến trình phát triển” [16].
Trong những năm qua, thành phố đã triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc và
hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ASXH. Ngoài những
chính sách ưu đãi của trung ương và tỉnh, thành phố đã huy động cả hệ thống chính trị
từ thành phố đến các xã, phường và các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực vào thực
hiện chính sách ASXH bằng những việc làm cụ thể như: huy động bảo đảm nguồn lực
tạo điều kiện cho hộ chính sách, hộ nghèo, đối tượng BTXH từng bước ổn định cuộc
sống, hỗ trợ phương tiện làm ăn, học bổng, nhà ở, giới thiệu việc làm, cấp thẻ BHYT,
hỗ trợ chi phí học tập và các điều kiện lao động, sinh hoạt và nâng cao thu nhập, nâng
cao chất lượng cuộc sống; vận động, đóng góp xây dựng các quỹ hỗ trợ người nghèo,
đối tượng khó khăn, yếu thế, khuyết tật, cao tuổi, trẻ em; các đối tượng chính sách, các
gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đau ốm thường xuyên, các trường hợp tai nạn, các
hoàn cảnh bất hạnh, hậu quả từ thiên tai…. Từ những việc làm thiết thực, cụ thể nêu
2
trên đã tác động tích cực, trực tiếp đến các đối tượng, đã giúp cho các đối tượng chính
sách nói riêng và người dân nói chung ổn định cuộc sống, tiếp tục củng cố niềm tin
vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn còn
một số hạn chế, tồn tại, số đối tượng bị bệnh hiểm nghèo bị bỏ sót; những người thuộc
hộ nghèo lại không đảm bảo tiêu chuẩn hộ nghèo; tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà
nước của một bộ phân dân cư; chậm giải quyết chế độ cho đối tượng theo quy định.…
Vấn đề đặt ra cho việc thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn thành phố hiện nay là
làm sao để chính sách thực sự đi vào đời sống của người dân, góp phần đảm bảo công
bằng, tiến bộ và ổn định xã hội.
Xuất phát từ những lý giải trên, tôi lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách an
sinh xã hội từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” để làm luận văn khóa học
với mong muốn thông qua thực tiễn việc đánh giá, phân tích những thành tựu, cũng
như những tồn tại hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, nhằm giúp cho cấp có
thẩm quyền nhìn nhận bổ sung, hoàn thiện nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
ASXH trong cả nước nói chung và thành phố Hội An nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
- Các công trình nghiên cứu về chính sách, chính sách công (CSC) trong nước
Tác giả Lê Chi Mai trong công trình Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy
trình chính sách đã có những phân tích bước đầu, giới thiệu những vấn đề lý luận cơ
bản về khoa học chính sách, làm rõ nhận thức về chính sách và các giai đoạn của quy
trình chính sách trong thực tiễn của Việt Nam [42].
Trong tác phẩm Khoa học Chính sách phát hành năm 2011[14], tác giả Vũ Cao
Đàm đã đưa ra những cặp khái niệm mới về mục tiêu công bố và mục tiêu ngầm định
của chính sách, tác động dương tính và tác động âm tính của chính sách, tác động
ngoại biên và chuỗi tác động kế tiếp của chính sách, xung đột và bất bình đẳng xã hội
do chính sách, paradigm (khung mẫu) và kiến tạo xã hội của chính sách… Cùng với
những cặp khái niệm này là quy trình/phương pháp phân tích, hoạch định, thực thi và
đánh giá chính sách được tiếp cận dưới các hướng tiếp cận hiện đại của khoa học.
Ngoài ra, còn có các bài viết công bố trên các tạp chí như Nghiên cứu đánh giá
chính sách của Đặng Ngọc Dinh [13 tr.57-62]; Đánh giá CSC ở Việt Nam - Vấn đề và
3
giải pháp của Nguyễn Đăng Thành [61, tr.68-72]; Đỗ Phú Hải với Khái niệm CSC
[32, tr.103-105]… đã đưa ra các khái niệm, đặc điểm, chu trình CSC và việc đánh giá
CSC, tiêu chí của đánh giá CSC.
- Các công trình nghiên cứu về Chính sách ASXH
“Giáo trình nhập môn về an sinh xã hội”của Nguyễn Hải Hữu [29];“Hệ thống
an sinh xã hội ở Việt Nam” của Nguyễn Hải Hữu [30];“Giáo trình Luật an sinh xã hội”
của Nguyễn Thị Kim Phụng [58];“Giáo trình Cứu trợ xã hội” của Trường Đại học Lao
động [68]. Các giáo trình đã trình bày quan niệm về ASXH, đặc điểm và cấu trúc an
sinh xã hội, phương pháp đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống chính sách
ASXH, vai trò và tầm quan trọng của xây dựng và thực thi chính sách ASXH.“Thuật
ngữ an sinh xã hội” của Viện khoa học Lao động và xã hội (ILSSA)[12], cuốn sách đã
nêu khá toàn diện các thuật ngữ, khái niệm về những cấu phần liên quan đến an sinh xã
hội.
Tác giả Vũ Văn Phúc tạp chí Cộng sản đã viết bài“An sinh xã hội ở Việt Nam
hướng tới năm 2020”[57]. Bài viết nêu những khái niệm, cấu trúc hệ thống ASXH,
những hạn chế, thách thức trong việc thực hiện chính sách ASXH hiện nay, đồng thời
đề ra các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu các giải pháp nhằm đổi mới hoàn thiện hệ
thống và 4 vấn đề cần bàn luận: (1)Thành tố nào là quan trọng trong hệ thống ASXH,
(2)xây dựng và hoàn thiện chính sách thì cần tập trung hơn cho vấn đề tham vấn chính
sách từ các bên liên quan, nhất là từ đối tượng thụ hưởng để có cái nhìn đúng thực tế
nhằm đưa ra chính sách phù hợp nhất. (3)Tập trung đánh giá tổng kết, đây là vấn đề
quan trọng để qua đó đánh giá những hạn chế và có giải pháp khắc phục. Và cuối cùng
là những quan điểm định hướng lớn, những giải pháp đột phá, khả thi cần thực hiện
trong quá trình đổi mới, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội ở nước ta hiện nay và đến
năm 2020.
Tác giả Đặng Nguyên Anh đã có bài viết “An sinh xã hội ở Việt Nam: Thực
trạng và đề xuất mô hình, giải pháp”[1]. Bài viết đã đánh giá thực trạng, tồn tại, thách
thức và định hướng giải pháp như giảm bớt sự bao cấp của nhà nước, hội nhập gần
hơn với thế giới bên ngoài, hướng vào mục tiêu ổn định mức sống, tránh không rơi vào
tình trạng bần cùng hóa, kể cả trong hoàn cảnh rủi ro bất thường, khắc phục nguy cơ
4
Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full