VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM NGUYỄN HỒNG CHÂU
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN CÁN BỘ ĐOÀN TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI – năm 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM NGUYỄN HỒNG CHÂU
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN CÁN BỘ ĐOÀN TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số
: 60.34.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ XUÂN VINH
HÀ NỘI – năm 2018
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tác giả đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cá nhân.
Với tất cả lòng chân thành, tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất tới TS. Võ Xuân Vinh vì sự hướng dẫn tận tình, chu đáo, đầy trách
nhiệm của thầy đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận
văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo ở Học viện khoa học xã
hội đã tận tình truyền đạt các kiến thức bổ ích trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ quý báu của cơ quan
thường trực thành đoàn Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, cá nhân đồng chí Mai
Hồng Sanh - thành ủy viên, Bí thư thành đoàn Tam Kỳ đã quan tâm, giúp đỡ
tạo thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên và giúp
đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Phạm Nguyễn Hồng Châu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ chính sách công “Thực hiện chính
sách phát triển cán bộ Đoàn từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”
là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học của bản thân với sự
hướng dẫn tận tình của TS.Võ Xuân Vinh - người hướng dẫn khoa học. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Tác giả xin chịu
trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Học viên
Phạm Nguyễn Hồng Châu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ ĐOÀN ........................................................ 9
1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 9
1.2. Thực hiện chính sách phát triển cán bộ Đoàn .......................................... 12
1.3. Chủ thể và thể chế của chính sách phát triển cán bộ Đoàn ...................... 22
1.4. Những nhân tố tác động đến thực hiện chính sách phát triển cán bộ
Đoàn ................................................................................................................ 24
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN CÁN BỘ ĐOÀN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ TAM KỲ,
TỈNH QUẢNG NAM .................................................................................... 27
2.1. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển cán bộ Đoàn ở thành phố
Tam Kỳ ............................................................................................................ 27
2.2. Kết quả thực hiện chính sách phát triển cán bộ đoàn ở thành phố Tam
Kỳ .................................................................................................................... 34
CHƢƠNG 3. CÁC ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ
ĐOÀN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ .......................................................... 50
3.1. Định hướng hoàn thiện thực hiện chính sách phát triển cán bộ Đoàn ở
thành phố Tam Kỳ ........................................................................................... 50
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển cán bộ
Đoàn tại thành phố Tam Kỳ ............................................................................ 52
3.3. Kiến nghị hoàn thiện thực hiện chính sách phát triển cán bộ Đoàn tại
thành phố Tam Kỳ ........................................................................................... 58
KẾT LUẬN .................................................................................................... 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH
: Ban Chấp hành
BTV
: Ban Thường vụ
CSC
: Chính sách công
CT-TU
: Chương trình hành động Tỉnh ủy
CNH-HĐH
: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐVTN
: Đoàn viên thanh niên
KL/TW
: Kết luận Trung ương
NQ/TU
: Nghị quyết Tỉnh ủy
NQ/TW
: Nghị quyết Trung ương
NĐ-CP
: Nghị định Chính phủ
QĐ-TTg
: Quyết định Thủ tướng Chính phủ
QĐ/TW
: Quyết định Trung ương
TNCS
: Thanh niên cộng sản
TT-BNV
: Thông tư Bộ nội vụ
UBND
: Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân tích chủ thể chính sách phát triển cán bộ Đoàn ..................... 23
Bảng 2.1. Số liệu phát triển Đảng ở Thành phố Tam Kỳ giai đoạn 20122017 ................................................................................................................. 36
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị- xã
hội của thanh niên do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện; có hệ thống tổ chức chặt chẽ từ Trung ương
đến cấp xã cùng đội ngũ cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách đông đảo.
Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, tự nguyện phấn đấu vì sự nghiệp
xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ và giàu mạnh theo con đường xã
hội chủ nghĩa. Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn quan
tâm đặc biệt đến công tác cán bộ và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ ngày
càng lớn mạnh, trưởng thành, là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi
công việc”, “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Chính sách phát triển cán bộ là hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng
và Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ; là công cụ và các giải pháp nhằm xây
dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của mỗi thời kỳ
cách mạng. Công tác cán bộ bao gồm nhiều khâu, từ tuyển chọn, nhận xét,
đánh giá cán bộ đến quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử
dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.
Các khâu của công tác cán bộ là một thể thống nhất, có quan hệ mật thiết,
chặt chẽ với nhau, tác động, thúc đẩy lẫn nhau vì thực hiện tốt khâu này sẽ là
tiền đề và cơ sở để thực hiện tốt các khâu khác.
Cán bộ đoàn thuộc nhóm cán bộ lãnh đạo đoàn thể chính trị -xã hội, là
cán bộ kế cận của Đảng, là cán bộ của Đảng trực tiếp làm công tác thanh,
1
thiếu nhi. Xây dựng đoàn thực chất là góp phần xây dựng Đảng trước một
bước, cán bộ đoàn là nguồn cung cấp cán bộ cho cả hệ thống chính trị. Do đó
cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn chuyên trách vững mạnh trên các mặt
công tác nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác đoàn và phong trào thanh,
thiếu nhi trong giai đoạn mới; đội ngũ cán bộ đoàn là nhân tố then chốt quyết
định đến sự vững mạnh của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội; đồng thời tích cực
tham gia xây dựng Đảng và chính quyền trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Để có được những cán bộ đoàn tốt, đáp ứng đòi hỏi ngày
càng cao của công tác Đoàn, rõ ràng công tác phát triển cán bộ Đoàn là rất
quan trọng.
Tam Kỳ là một thành phố trung tâm tỉnh lỵ trực thuộc tỉnh Quảng Nam,
gồm 13 xã phường được thành lập ngày 29/9/2006. Ở giai đoạn đầu sau khi
thành lập, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn còn nhiều khó
khăn. Đến nay cơ bản đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn ổn định, được
củng cố, kiện toàn thường xuyên và chất lượng ngày một nâng cao. Ngoài ra,
các cấp bộ đoàn đã chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng trong việc lựa chọn,
quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng và từng bước chuẩn hóa đội ngũ
cán bộ chuyên trách của Đoàn theo tiêu chuẩn, quy định của Trung ương, của
tỉnh và của thành phố. Ngoài những mặt tích cực nêu trên thì công tác quy
hoạch đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn thanh niên cấp xã, phường còn
bị động, lúng túng, chưa chặt chẽ, thiếu tính khoa học, mang tính hình thức;
chưa vận dụng và phát huy tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quy hoạch
cán bộ. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện quy hoạch cán bộ đoàn giữa
cấp uỷ Đảng và Ban chấp hành thành Đoàn chưa có sự thống nhất chung
trong chỉ đạo các xã, phường dẫn đến tình trạng chồng chéo trong quy hoạch
cán bộ, lúng túng trong quy trình thực hiện về các mốc thời gian, giữa nhiệm
2
kỳ Đại hội của Đảng và của Đoàn thanh niên. Việc quy hoạch cán bộ đoàn chỉ
chú ý đến quy hoạch “đầu vào” mà chưa quan tâm nhiều đến quy hoạch “đầu
ra”cho đội ngũ cán bộ đoàn. Bên cạnh đó, khâu tuyển chọn đầu vào của cán
bộ đoàn tương đối hỗn hợp với nhiều ngành nghề khác nhau nên công tác quy
hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn càng khó khăn và phức tạp.
Thực hiện Nghị quyết 42 của Bộ Chính trị, khóa X về “Công tác quy
hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”, ngày 12/8/2016, Tỉnh ủy Quảng Nam ban hành Nghị quyết số 04NQ/TU về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy giai
đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025. Đoàn thanh niên thành phố
Tam Kỳ đã được thành uỷ quan tâm triển khai về công tác quy hoạch phát
triển cán bộ chuyên trách của Đoàn. Triển khai, thực hiện tinh thần nghị quyết
của Bộ Chính trị và Tỉnh ủy Quảng Nam, công tác quy hoạch cán bộ chuyên
trách của Đoàn thanh niên cấp xã, phường đã được tiến hành bài bản, có tính
hệ thống và cơ sở khoa học hơn, tuân thủ đầy đủ các bước, các quy trình của
công tác quy hoạch cán bộ. Mặc dù quy hoạch cán bộ chuyên trách của Đoàn
đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo nhưng việc thực hiện bước đầu
chưa đạt được yêu cầu. Vẫn còn một số vấn đề chưa được làm sáng tỏ và có
những điểm bất cập cần tiếp tục nghiên cứu tháo gỡ để thực hiện tốt quy
hoạch đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn thanh niên trong thời gian tới.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với đội ngũ cán bộ Đoàn ở
thành đoàn Tam Kỳ, học viên chọn đề tài: “Thực hiện chính sách phát triển
cán bộ Đoàn từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn
cao học chuyên ngành Chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về công tác cán bộ cũng như
3
công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chính sách cán bộ;
đặc biệt công tác quy hoạch cán bộ có nhiều đề tài khoa học, nhiều bài viết,
luận văn, luận án nghiên cứu:
- “Xác định cơ cấu, tiêu chuẩn và chính sách đối với đội ngũ cán bộ
Đoàn - Hội trong điều kiện của công cuộc đổi mới” (1993) – Báo cáo khoa
học của Trường cán bộ Thanh thiếu nhi Trung ương, Chủ nhiệm đề tài: PTS.
Phạm Đình Nghiệp. Nội dung chính của đề tài là làm rõ thực trạng cơ cấu,
tiêu chuẩn và chính sách đối với cán bộ Đoàn – Hội; phân biệt sự khác nhau
giữa cán bộ đoàn với cán bộ Đảng, khẳng định hoạt động có tính đặc thù của
cán bộ Đoàn, từ đó đề ra các nhóm giải pháp trong từng lĩnh vực xác định cơ
cấu, tiêu chuẩn và chính sách cán bộ Đoàn- Hội.
- Trong tác phẩm “Một số vấn đề về công tác thanh niên trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb thanh niên, Hà Nội, 2001, tác
giả Văn Tùng đã đề cập cách tiếp cận nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng về
xây dựng Đoàn Thanh niên trong thời kỳ đổi mới.
- Báo cáo tổng hợp Đề tài KTN-96-2 “Mô hình tổ chức và hoạt động
của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở cơ sở” (1996), Chủ nhiệm đề
tài PTS. Trần Văn Miều, đã phân tích lý luận và thực tiễn hoạt động của Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở cơ sở, tìm ra những nguyên nhân thành
công và chưa thành công trong quá trình tự đổi mới về tổ chức, hoạt động của
Đoàn thanh niên ở cơ sở; khái quát thành những bài học kinh nghiệm trong
quá trình tổ chức, triển khai công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
- Luận án Tiến sĩ “Đổi mới đội ngũ cán bộ Đoàn Thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh cấp huyện trong điều kiện hiện nay (Qua thực tế một số tỉnh
miền trung)”, (1999) của Lê Văn Cầu bàn về hệ thống tổ chức hoạt động và
đội ngũ cán bộ đoàn cấp huyện; phân tích thực trạng và tổng kết thực tiễn đội
4
ngũ cán bộ huyện đoàn, trên cơ sở đó đề ra phương hướng và những giải pháp
cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ huyện đoàn trong thời kỳ
mới.
- Bài viết của Nguyễn Thọ Ánh đăng trên tạp chí Xây dựng đảng số 10,
năm 2004: “Đổi mới công tác đào tạo cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh” tập trung phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
- Ấn phẩm “Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và củng cố tổ
chức Đoàn”, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1999, đã khái quát chủ nghĩa MácLênin về giáo dục và tổ chức thanh niên, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
của Đảng đối với công tác xây dựng và phát triển Thanh niên.
- Trong tác phẩm “Một số vấn đề về công tác thanh niên trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb thanh niên, Hà Nội, 2001, tác
giả Văn Tùng đã đề cập cách tiếp cận nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng về
xây dựng Đoàn Thanh niên trong thời kỳ đổi mới.
- Sách “Đảng cộng sản việt Nam lãnh đạo công tác thanh niên trong
giai đoạn hiện nay” của tác giả Lâm Quốc Tuấn và Phạm tất Thắng (đồng chủ
biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. Tác giả đã đưa ra một số giải
pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
trong giai đoạn hiện nay.
Tiếp cận thanh niên từ góc độ xã hội học có cuốn sách của GS Đặng
Cảnh Khanh: “Xã hội học thanh niên”, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
Tác phẩm đã cung cấp những thông tin mới về vị trí, vai trò của thanh niên,
văn hóa thanh niên, định hướng giá trị chuẩn mực cho thanh niên, phong trào
thanh niên và công tác thanh niên. Những vấn đề được nghiên cứu và phân
tích trong mối liên hệ, tương tác đa chiều với các yếu tố kinh tế - văn hóa - xã
5
Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full