Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.36 KB, 86 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH TÙNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI

NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI HUYỆN BA TƠ,
TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CH NH S CH C NG

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH TÙNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI

NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI HUYỆN BA TƠ,
TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành : C n s c c n
Mã số

: 838.04.02



LUẬN VĂN THẠC SĨ CH NH S CH C NG

NGƢỜI HƢỚNG D N KHOA HỌC
PGS.TS. LƢU VĂN QUẢNG

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Thực hiện chính sách đối với người
có công tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi” là do tác giả thực hiện dưới dự
hướng dẫn của PGS.TS. Lưu Văn Quảng. Các số liệu nêu trong luận văn là
trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn dựa trên quá trình thu thập
thông tin, khảo sát. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
T c iả luận văn

N uyễn T ị T an Tùn


M CL C
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CH NH S CH ĐỐI
VỚI NGƢỜI CÓ C NG .............................................................................. 14
1.1. Khái niệm người có công, ưu đãi đối với người có công và chính sách,
pháp luật về ưu đãi người có công .................................................................. 14
1.2. Nội dung và quá trình tổ chức thực hiện chính sách người có công........ 22
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách người có công .............................. 29
CHƢƠNG 2. THỰC HIỆN CH NH S CH ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ C NG
TẠI HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2012- 2017 –

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ...................................... 34
2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Ba Tơ ảnh hưởng đến việc thực hiện
chính sách đối với người có công ................................................................... 34
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công ở huyện Ba Tơ,
tỉnh Quảng Ngãi .............................................................................................. 36
2.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện chính sách người có công trên
đia bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi........................................................... 52
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PH P NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CH NH S CH ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ
C NG TẠI HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI ................................ 60
3.1. Quan điểm, định hướng hoàn thiện chính sách và bảo đảm thực hiện
chính sách ........................................................................................................ 60
3.2. Một số giải pháp nhằm thực thi chính sách đối với người có công tại
huyện Ba Tơ .................................................................................................... 64
KẾT LUẬN .................................................................................................... 72
DANH M C TÀI LIỆU THAM KHẢO
PH L C


DANH M C C C CHỮ VIẾT TẮT

ATK

: An toàn khu

KV 3

: Khu vực 3




: Quyết định

TQGC

: Tổ quốc ghi công

UBND

: Ủy ban nhân dân

UBMTTQVN

: Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam

VNAH

: Việt Nam Anh Hùng


DANH M C C C BẢNG BIỂU
Số iệu

Tên bản biểu

biểu
2.1

2.2


2.3

Đội ngũ công chức, cán bộ làm công tác chính sách
người có công trên địa bàn huyện
Số lượng người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công
hàng tháng toàn huyện
Số lượng người có công và thân nhân được điều dưỡng,
phục hồi sức khoẻ

Trang

38

40

42


MỞ ĐẦU
1. T n cấp t iết của đề tài
Như chúng ta đã biết, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà
nước luôn chú ý đến nhân tố con người. Con người vừa là mục tiêu vừa là
động lực phát triển kinh tế xã hội. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Nhà nước ban hành những chế
độ chính sách đối với người có công nhằm góp phần giúp các đối tượng này
có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Chính sách đối với người có công là một bộ phận cấu thành trong hệ thống
an sinh xã hội ở nước ta, là chính sách mang tính đặc thù của Việt Nam. Nó
không chỉ góp phần to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước đi theo
con đường xã hội chủ nghĩa, mà còn là định hướng giá trị cho toàn xã hội, đặc

biệt là giáo dục thế hệ trẻ trong việc gìn giữ, bảo vệ độc lập chủ quyền của đất
nước. Chính sách này không chỉ là vấn đề trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài,
mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần ổn định chính trị - xã hội; là đạo lý “Uống
nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, là sự “Đền ơn đáp nghĩa” chứ
không phải là việc ban ơn. Chính vì vậy, trong những năm qua Đảng, Nhà nước
ta đã ban hành nhiều chính sách, chế độ và tổ chức vận động toàn dân chăm lo
đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình người có công, giải quyết có hiệu
quả những tồn đọng về chính sách sau chiến tranh, làm tăng thêm lòng tin của
nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, tạo nên nét đẹp mới trong đời sống
văn hoá - xã hội. Hệ thống chính sách từng bước hoàn thiện, đạt nhiều thành tựu
quan trọng, được mọi người đồng tình.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện từ thực tiễn huyện Ba Tơ cho thấy chính
sách này còn nhiều hạn chế, bất cập, đó là: diện đối tượng người có công chưa
phủ kín; điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công chưa thật sự khoa học,

7


hợp lý; chế độ trợ cấp ưu đãi chưa đạt mục tiêu ưu đãi xã hội gắn liền với tăng
trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội. Một số quy định của chính sách
không mang tính kế thừa, thiếu tính ổn định, luôn thay đổi, chưa phù hợp với
thực tiễn dẫn đến khó thực hiện. Nhiều chế độ ưu đãi được qui định ở Pháp lệnh
ưu đãi người có công với cách mạng nhưng chưa có qui phạm hướng dẫn, chưa
được thực thi trong đời sống. Phong trào chăm sóc đời sống người có công với
cách mạng qua các chương trình tình nghĩa đang có xu hướng giảm dần. Quỹ
“Đền ơn đáp nghĩa” hoạt động hiệu quả thấp và chưa mang ý nghĩa xã hội cao cả
của nó.
Xuất phát từ những lý do trên, gắn với thực tế công tác của bản thân, tôi
chọn đề tài nghiên cứu với nội dung: “Thực hiện chính sách đối với người có
công tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi” để làm luận văn tốt nghiệp chuyên

ngành chính sách công.
2. Tìn

ìn n

iên cứu đề tài

Chính sách người có công với cách mạng đã được nhiều tác giả quan tâm,
nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài,
tác giả đã có điều kiện tiếp cận các công trình như sau:
- Nguyễn Đình Liêu (1996), Luận án Phó tiến sĩ khoa học luật học: “Hoàn
thiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở Việt Nam - Lý luận và
thực tiễn”.
- Nguyễn Thị Tuyết Mai (2009), Luận văn thạc sĩ luật học: “Hoàn thiện
pháp luật ưu đãi xã hội ở Việt Nam”.
- Phạm Hải Hưng, luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, trường Học

viện hành chính quốc gia (2007) “ Nâng cao năng lực của cơ quan hành chính
Nhà nước trong thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở
nước ta hiện nay”.
Bên cạnh đó có những nghiên cứu, bài viết có nội dung liên quan đến đề tài
luận văn này, như:

8


- Nguyễn Văn Thành (1994), Luận án tiến sĩ kinh tế: “Đổi mới chính sách
kinh tế - xã hội đối với người có công ở Việt Nam”.
- Đỗ Thị Dung (2010), “Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội và một số kiến
nghị”, Tạp chí Luật học, (số 8), tr. 10-17.

- Hoàng Công Thái (2005), “Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với
người có công”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (số 7), tr. 28-31.
- Nguyễn Tiệp và Nhóm biên soạn (2011), Giáo trình “Các vấn đề chung
về chính sách xã hội”, Trường Đại học Lao động – Xã hội.
- Nguyễn Hiền Phương (2008), “Quan niệm về an sinh xã hội trên thế giới
và ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (số 1), tr. 45-54.
- Lê Thị Hoài Thu (2006), Đề cương bài giảng Pháp luật an sinh xã hội Việt
Nam - chương trình đào tạo sau đại học.
Nhìn chung các bài viết, công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến nhiều
góc độ của văn bản pháp luật nói chung, văn bản quy phạm pháp luật nói riêng
và việc triển khai thực hiện. Tuy nhiên, phần lớn đều tập trung ở phương diện
rộng, nghiên cứu cả hệ thống chính sách an sinh xã hội hoặc nghiên cứu ở
phương diện quy mô toàn quốc, chưa đánh giá đúng thực trạng, chưa nêu cụ thể
đâu là nguyên nhân của những bất cập, tồn tại, hạn chế của quy định chính sách
người có công với cách mạng đang thực hiện.
Đối với huyện Ba Tơ, qua tìm hiểu đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu
đề tài: “Thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện Ba Tơ, tỉnh
Quảng Ngãi”. Đây là lý do để đề tài này được lựa chọn nghiên cứu. Thông qua
đề tài này, tác giả muốn làm rõ thêm một số vấn đề lý luận, cơ sở pháp lý cho
việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng để phù hợp hơn với thực
tiễn, đáp ứng nhu cầu xác đáng của người có công với cách mạng, góp phần giữ
vững ổn định chính trị - xã hội, giữ vững thành quả cách mạng, phát triển kinh tế
- xã hội.

9


3. Mục đ c và n iệm vụ n

iên cứu


3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khuôn khổ lý thuyết và khảo sát thực trạng thực hiện chính
sách đối với người có công trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, luận
văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
này tại địa phương trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực thi chính sách công nói chung, thực
thi chính sách đối với người có công nói riêng.
+ Khảo sát thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công trên địa
bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn từ 2012 đến 2017.
+ Chỉ rõ những vấn đề đang đặt ra đối với việc thực hiện chính sách đối với
người có công trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
+ Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính
sách đối với người có công trên địa bàn huyện Ba Tơ , tỉnh Quảng Ngãi trong
thời gian tới
4. Đối tƣợn và p ạm vi n

iên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với người có
công từ thực tiễn huyện Ba Tơ, cụ thể là các quy định về điều kiện, thủ tục,
quy trình xác nhận; việc tổ chức thực thi chính sách này cho các nhóm đối
tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi
người có công.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài luận văn đề cập việc thực hiện chính sách người
có công với cách mạng trên địa bàn huyện Ba Tơ.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài luận văn được nghiên cứu trong khoảng thời

gian từ năm 2012 đến năm 2017.

10


- Không gian nghiên cứu: Đề tài luận văn được nghiên cứu trên phạm vi địa
bàn huyện Ba Tơ
5. P ƣơn p

p luận và p ƣơn p

pn

iên cứu

5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước về chính sách xã hội nói chung và chính sách đối với người có công nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp sưu tầm tài liệu, là phương pháp rất quan trọng trong quá
trình thực hiện đề tài, để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành thu thập các tài
liệu có liên quan, việc thu thập tài liệu là cả một quá trình tìm hiểu và thu thập
từ nhiều nguồn khác nhau như: Sưu tầm tìm kiếm các nguồn tài liệu có sẵn ở
sách báo, các pháp lệnh, thông tư, nghị định các văn bản, các chính sách liên
quan đến lĩnh vực người có công tại địa phương và mạng internet, các website
của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các trang mạng
internet khác…
+ Điều tra bằng bảng hỏi: Điều tra bằng bảng hỏi tiến hành phỏng vấn
trực tiếp với 100 người có công được lựa chọn ngẫu nhiên, mỗi xã 25 người
được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách người có công đang nhận trợ cấp tại

huyện. Nhằm thu thập thông tin để làm rõ thực trạng nhu cầu hỗ trợ từ các
chính sách, dịch vụ công tác xã hội đối với người có công.
+ Quan sát thực tế: Tìm hiểu đời sống tâm lý của người có công thông
qua các hoạt động vãng gia. Song song với quá trình điều tra bằng bảng hỏi,
các thông tin thu thập được trong quá trình quan sát sẽ làm cơ sở bổ sung cho
các thông tin liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
+ Phỏng vấn trực tiếp (phỏng vấn sâu): Chọn ngẫu nhiên một số người
đã được điều tra bằng bảng hỏi, tiến hành phỏng vấn sâu để thu thập thêm
thông tin định tính liên quan.

11


+ Phương pháp thống kê, tổng hợp đánh giá, được sử dụng trong việc
thống kê những số liệu cụ thể về thực trạng việc thực hiện chính sách người
có công, việc thống kê và phân tích đòi hỏi phải có sự chính xác cao để làm rõ
vấn đề nghiên cứu. Sau khi thu thập tài liệu tác giả tiến hành thống kê phân
tích xử lý số liệu, lựa chọn số liệu theo những mục đích, yêu cầu cần làm .
6. Ý n

ĩa lý luận và t ực tiễn của luận văn

6.1. Về lý luận:
Các đóng góp của luận văn góp phần bổ sung, làm phong phú thêm hệ
thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích, hệ thống hoá những vấn đề lý luận và
thực tiễn nhằm giúp cho quá trình hoạch định, ban hành các chương trình, chính
sách dành cho người có công và việc tổ chức thực hiện chính sách này trong
thực tiễn.
6.2. Về thực tiễn:
+ Đề tài luận văn là kết quả nghiên cứu thực tế, đánh giá đúng thực trạng

công tác quản lý và thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện Ba Tơ.
Qua đó, nêu ra những bất cập, hạn chế trong việc hoạch định, ban hành và thực
thi chính sách này ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
+ Nêu quan điểm, định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
và thực thi chính sách người có công trong giai đoạn tới.
+ Giúp các nhà quản lý, cơ quan ban hành chính sách nghiên cứu để xem
xét bổ sung, hoàn thiện chính sách; các cơ quan thực thi chính sách người có
công trên địa bàn huyện tham khảo, vận dụng vào tình hình thực tế của địa
phương, đơn vị.
Những đóng góp mới của luận văn
Làm sáng tỏ thêm những quy định của Nhà nước về chính sách người
có công.
Nêu ra những vấn đề cần giải quyết trước mắt và lâu dài trong việc hoàn

12


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×