Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Chính sách phát triển nhân lực ngành y tế từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.32 KB, 92 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN THỊ LỆ HƢỜNG

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số:

60 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ

HÀ NỘI, năm 2017


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám
đốc, các khoa, phòng, quý thầy, cô của Học viện Khoa học Xã hội và Cơ sở
Học viện Khoa học Xã hội tại thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi,
hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS.Phạm Hữu Nghị, người đã trực tiếp
hướng dẫn Luận văn cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm sâu sắc.
Tôi cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở Y tế


cùng các cơ quan, ban, ngành liên quan của tỉnh Quảng Ngãi; các bạn bè,
đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã luôn quan tâm, tạo điều
kiện, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận
văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của
quý thầy, cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Đoàn Thị Lệ Hường


LỜI CAM ĐOAN

Đề tài nghiên cứu “Chính sách phát triển nhân lực ngành y tế từ thực
tiễn tỉnh Quảng Ngãi” là kết quả của quá trình nghiên cứu và khảo sát, đánh
giá từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi, cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS
Phạm Hữu Nghị.
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./.

Học viên

Đoàn Thị Lệ Hường


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN
LỰC Y TẾ ........................................................................................................ 8
1.1. Nhân lực y tế và chính sách phát triển nhân lực y tế ................................. 8
1.2. Nội dung chính sách phát triển nhân lực ngành y tế ................................ 19
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển nhân lực
ngành y tế ........................................................................................................ 24
1.4. Giải pháp chính sách phát triển nhân lực ngành y tế ............................... 27
1.5. Công cụ chính sách phát triển nhân lực ngành y tế ................................. 29
1.6. Chủ thể và thể chế chính sách phát triển nhân lực ngành y tế ................. 30
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN
LỰC Y TẾ TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI ....................................................... 34
2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng
Ngãi ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển nhân lực y tế ........ 34
2.2. Đặc điểm hệ thống y tế tỉnh Quảng Ngãi ................................................. 39
2.3. Thực trạng ban hành chính sách phát triển nhân lực y tế tại tỉnh Quảng
Ngãi ................................................................................................................. 40
2.4. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển nhân lực y tế tại tỉnh Quảng
Ngãi ................................................................................................................. 42
2.5. Đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển nhân lực y tế tại tỉnh
Quảng Ngãi ..................................................................................................... 56
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC Y TẾ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG
NGÃI .............................................................................................................. 61


3.1. Định hướng hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách phát triển nhân lực y tế từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi .................. 61
3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách phát triển nhân lực y tế từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi .................. 65

KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

CK I

Chuyên khoa I

CK II

Chuyên khoa II

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

HĐND

Hội đồng nhân dân

KCN

Khu công nghiệp

KKT


Khu kinh tế

NNL

Nguồn nhân lực

NLYT

Nhân lực y tế

PTNL

Phát triển nhân lực

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu


Tên bảng

bảng
1.1.

2.1.

2.2.

2.3.

2.4.

2.5.

2.6.

2.7.

2.8.

Môi trường thể chế chính sách đối với nhân lực ngành y
tế nói chung và nhân lực y tế tỉnh Quảng Ngãi nói riêng
Cơ cấu nhân lực y tế tỉnh Quảng Ngãi theo trình độ
chuyên môn (năm 2015)
Cơ cấu nhân lực y tế tỉnh Quảng Ngãi theo ngành nghề
đào tạo (giai đoạn 2011-2015)
Cơ cấu nhân lực y tế tỉnh Quảng Ngãi phân theo bộ
phận, chuyên môn (năm 2015)

Cơ cấu nhân lực y tế tỉnh Quảng Ngãi theo tuyến điều trị
(năm 2015)
Cơ cấu nhân lực y tế tỉnh Quảng Ngãi phân theo giới tính
(năm 2015)
Kết quả tuyển dụng thu hút nhân lực y tế tỉnh Quảng
Ngãi giai đoạn 2011-2015
Kết quả đào tạo bồi dưỡng NLYT tỉnh Quảng Ngãi giai
đoạn 2011-2015
Trình độ đào tạo chuyên môn nhân lực y tế tỉnh Quảng
Ngãi giai đoạn 2011-2015

Trang

32

42

44

45

46

47

48

50

50



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia phải dựa trên nhiều nguồn
lực: nhân lực, vật lực, tài lực … Song yếu tố chính vẫn là nguồn nhân lực, vì
chỉ có nguồn nhân lực mới tạo ra sự phát triển. Những nguồn lực khác muốn
phát huy tác dụng phải thông qua nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chính là
động lực của mọi sự phát triển. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi
trọng phát triển nguồn nhân lực. Trong thế kỷ XX, đã có những quốc gia
nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng do phát huy tốt nguồn nhân lực nên đã
đạt được thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành công nghiệp hoá và
hiện đại hoá chỉ trong vài ba thập kỷ.
Nguồn nhân lực của mỗi quốc gia nếu biết khai thác hợp lý sẽ tạo nên
một động lực to lớn cho sự phát triển, nhất là với những quốc gia đang phát
triển, có dân số đông và nguồn nhân lực dồi dào như nước ta hiện nay.
Qua các giai đoạn phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú
trọng đến phát triển nguồn lực con người, coi con người là nhân tố quyết định,
là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá trình tổ chức và hoạt động. Vì vậy,
phát triển nhân lực là nhiệm vụ hàng đầu, là khâu đột phá của chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay. Con người, nguồn nhân
lực đã trở thành mục tiêu của sự phát triển, là yếu tố cơ bản nhất quyết định
sự phát triển.
Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Nâng cao dân trí,
bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố
quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [25,
tr.21]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh: Xây dựng
chiến lược phát triển nhân lực cho đất nước, cho từng ngành, từng l nh vực
1



với những giải pháp đồng bộ [26, tr.109]. Thực tế phát triển của các nước
đều đã khẳng định vai trò có tính chất quyết định của nhân lực đối với phát
triển kinh tế - xã hội nói chung và đặc biệt đối với quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Để phát triển kinh tế - xã hội thì yếu tố quyết định phải chính là con
người và mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội phải hướng tới duy trì sự tồn
tại, phát triển của con người. Muốn vậy, con người phải có được một thể lực
và trí lực thích hợp nhất, trong đó thể lực lại là tiền đề để tạo ra và nâng cao
trí lực.
Ngành Y tế với chức năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp
phần phát triển thể chất cho con người. Vì vậy, tuy hoạt động không tạo ra
của cải vật chất trực tiếp, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong chiến lược
phát triển vì con người, là thước đo của mọi sự tiến bộ xã hội [34, tr.17].
Trong những năm qua, ngành Y tế tỉnh Quảng Ngãi đã không ngừng
phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân: cơ sở hạ tầng mạng lưới y tế từng bước được
xây dựng mới, khang trang và hoạt động ngày càng tốt hơn; nguồn nhân lực y
tế được củng cố, phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao
chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tuy nhiên, với quy mô dân số
ngày càng tăng và tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát chặt
chẽ, cùng với sự xuất hiện nhiều loại dịch bệnh mới, sự thay đổi của mô hình
bệnh tật theo chiều hướng ngày càng phức tạp, khó lường; y tế dự phòng chưa
được xem trọng; chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ y tế
chưa thỏa đáng đã tạo ra sự dịch chuyển cán bộ y tế từ khu vực công sang khu
vực y tế tư nhân. Với những vấn đề nêu trên, cùng với nhu cầu ngày càng cao
của nhân dân trong l nh vực phòng bệnh, ngành Y tế tỉnh Quảng Ngãi đang
đối mặt với nhiều thách thức, mà thách thức lớn đó là sự thiếu hụt nhân lực cả
2



về số lượng và chất lượng, cơ cấu nhân lực mất cân đối theo ngành đào tạo và
theo tuyến, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế chưa kịp thời.
Xuất phát từ thực trạng này, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn,
phân tích các yếu tố tác động đến chính sách phát triển nhân lực y tế tỉnh
Quảng Ngãi là rất cần thiết. Qua đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính
sách phát triển nhân lực y tế tỉnh Quảng Ngãi, góp phần nâng cao chất lượng
công tác y tế, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của
nhân dân, hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển. Chính vì
những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Chính sách phát triển nhân
lực ngành y tế từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” để làm luận văn tốt nghiệp cao
học chuyên ngành Chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của phát triển
nhân lực nói chung và phát triển nhân lực y tế nói riêng, đã có một số công
trình nghiên cứu khoa học đề cập các khía cạnh khác nhau của vấn đề phát
triển nhân lực y tế, tiêu biểu như:
- Bộ Y tế trong: "Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế" (JAHR) [15],
là báo cáo do Bộ Y tế cùng với các đối tác phát triển chỉ đạo thực hiện, tập
trung vào phân tích hệ thống y tế Việt Nam, vấn đề nhân lực y tế, cập nhật và
cung cấp thông tin để phân tích thực trạng, dự báo những vấn đề cần giải
quyết trong thời gian tới và đề xuất định hướng cho các giải pháp tương ứng.
- Phạm Quang Hòa trong: "Thực trạng quá tải ở bệnh viện các tuyến và
mối liên quan với hoạt động khám chữa bệnh của trạm y tế xã tại tỉnh Thái
Bình" [32], đã mô tả và xác định nguyên nhân quá tải ở bệnh viện công lập
tuyến tỉnh và tuyến huyện tại tỉnh Thái Bình năm 2009, phân tích mối liên
quan giữa hoạt động khám chữa bệnh của trạm y tế xã với tình trạng quá tải
tại bệnh viện tỉnh Thái Bình.
3



Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×