Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn quân khu 5 ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.66 KB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH MINH LƯỢNG

THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN QUÂN KHU 5

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH MINH LƯỢNG

THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN QUÂN KHU 5

Chuyên ngành : Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số: 60.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS TRẦN VĂN ĐỘ

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin lấy danh dự của mình ra cam đoan rằng luận văn này hoàn toàn là
công trình nghiên cứu khoa học của riêng một mình tôi dưới sự hướng dẫn khoa học
của PGS.TS. Trần Văn Độ.
Tác giả

Đinh Minh Lượng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ
CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT
NAM ...........................................................................................................................5
1.1. Khái niệm về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự .........................................5
1.2. Cơ sở của việc quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự ........................9
1.3. Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự ...................11
1.4. Căn cứ để phân định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự ............................12
1.5. Quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về thẩm quyền xét xử
của Tòa án quân sự ....................................................................................................20
CHƯƠNG 2. THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ THEO
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM .................................................23
2.1. Lịch sử thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự ở Việt Nam qua các thời kỳ ...23
2.2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về thẩm quyền xét xử của Tòa án
quân sự ......................................................................................................................30

CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN THỰC HIỆN THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA
CÁC TÒA ÁN QUÂN SỰ QUÂN KHU 5 VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN QUÂN
SỰ .............................................................................................................................50
3.1. Thực tiễn thực hiện thẩm quyền xét xử của các Tòa án quân sự Quân khu 5 ...50
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thẩm quyền xét xử của Tòa án
quân sự ......................................................................................................................66
KẾT LUẬN ..............................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CỤM TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT

STT

TỪ VIẾT TẮT

01

Bộ Luật hình sự

02

Bộ Luật tố tụng hình sự

03

Bộ Quốc phòng


04

Tòa án

05

Thẩm quyền xét xử

TQXX

06

Tòa án nhân dân

TAND

07

Tòa án quân sự

TAQS

08

Viện kiểm sát

VKS

09


Viện kiểm sát quân sự

BLHS
BLTTHS
BQP
TA

VKSQS


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
3.1.

3.2.

Số vụ án hình sự thụ lý theo thẩm quyền của Tòa án quân
sự hai cấp Quân khu 5 từ năm 2013 đến năm 2017.
Số bị can, bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án
quân sự hai cấp Quân khu 5 từ năm 2013 đến năm 2017.

Trang
51

52


Các vụ án hình sự được giải quyết theo thẩm quyền của
3.3.

Tòa án quân sự hai cấp Quân khu 5 từ năm 2013 đến năm

53

2017.
Số bị can, bị cáo đã bị xét xử theo thẩm quyền xét xử của
3.4.

Tòa án quân sự hai cấp Quân khu 5 từ năm 2013 đến năm

54

2017.
Số bị cáo thuộc Quân đội quản lý và bị cáo là người
3.5.

ngoài Quân đội đã bị xét xử ở Quân khu 5 từ năm 2013
đến năm 2017.

55


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ


Tên sơ đồ

Trang

3.1:

Hệ thống Tòa án quân sự giai đoạn 2015-2020.

72

3.2:

Hệ thống Tòa án quân sự sau năm 2020.

74


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta, cùng với các Tòa án nhân dân, các Tòa án quân sự được pháp luật
quy định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thuộc hệ thống Tòa án nhân dân được tổ chức trong Quân đội. Trải qua hơn 70 năm
xây dựng, hoạt động và trưởng thành, các TAQS đã phát triển từ thấp đến cao cùng với
sự phát triển không ngừng của Quân đội. Các Tòa án quân sự đã vượt mọi khó khăn,
hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật; góp phần quan trọng vào sự nghiệp Cách mạng và xây dựng Quân đội
nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Các quy
định về tổ chức, hoạt động và thẩm quyền của TAQS luôn sửa đổi, bổ sung theo
hướng ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ từng giai đoạn lịch sử của đất
nước và Quân đội nhân dân Việt Nam.

Việc phân định thẩm quyền xét xử của Tòa án nói chung và của Tòa án quân sự
nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, thẩm quyền xét xử được phân định càng rõ
ràng, khoa học, càng sát với thực tế bao nhiêu thì càng đảm bảo cho việc xét xử khách
quan, chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; bảo vệ quyền con người, quyền
công dân.
Việc xác định đúng thẩm quyền còn đảm bảo cho các Tòa án quân sự bảo vệ an
ninh quốc phòng, kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của Quân đội, chống lại các quan
điểm mập mờ, phá hoại Quân đội của các thế lực thù địch nhằm thu hẹp thẩm quyền
xét xử của Tòa án quân sự. Đồng thời việc xác định đúng đắn thẩm quyền của Tòa án
quân sự còn góp phần giúp các Tòa án quân sự thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị
quyết về việc lãnh đạo thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp trong Quân đội đến năm
2020 là: “giữ nghiêm pháp luật Nhà nước, phục vụ tốt yêu cầu, nhiệm vụ Chính trị,
góp phần tăng cường kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Đồng thời góp
phần tích cực vào việc bảo vệ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước”.
Các Tòa án quân sự là một thiết chế đặc biệt nên bản thân nó có những đặc
điểm riêng biệt nhất định. Trong tình hình hiện nay và lâu dài, các thế lực thù địch

1


trong và ngoài nước đang tìm cách phá hoại Quân đội, trong đó đưa ra các lập luận
nhằm thu hẹp thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự để từng bước làm suy yếu sức
mạnh chiến đấu của Quân đội trong sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc. Do vậy,
việc củng cố và tăng cường các thiết chế quân sự, chính trị, trong đó có các cơ quan tư
pháp quân sự là đặc biệt cần thiết trong tình hình hiện nay.
Hiện nay, vấn đề áp dụng pháp luật còn một số vướng mắc như việc TAQS
Quân chủng Hải quân với địa bàn xét xử không theo lãnh thổ là trái với quy định tại
Điều 269 BLTTHS 2015; các văn bản pháp luật liên quan đến thẩm quyền xét xử đã
không còn đáp ứng được yêu cầu của các quy định BLTTHS 2015; bộ máy TAQS vẫn
còn cồng kềnh chưa đáp ứng được nhu cầu cải cách tư pháp... Vì lý do đó, tác giả chọn

Đề tài: “Thẩm quyền xét xử của Tòa án Quân sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam từ thực tiễn Quân khu 5” làm Luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên các báo, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án của
nhiều tác giả đã đề cập đến thẩm quyền xét xử của TAND, những bài viết này tiếp cận
từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, thẩm quyền xét xử của TAQS lại chưa được
quan tâm nghiên cứu nhiều. Liên quan đến TAQS cũng có một số công trình nghiên
cứu như: “TAQS và TA binh trong hệ thống các TA ở nước ta sau Cách mạng tháng
tám”-Tòa án quân sự Trung ương của TS. Nguyễn Đức Mai; “Xác định hợp lý phạm vi
thẩm quyền xét xử của Tòa án Quân sự theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của
Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp”-Tòa án quân sự Trung ương năm 2013
của TS. Mai Bộ; “Áp dụng pháp luật trong xét xử hình sự sơ thẩm của TAQS các cấp
ở Việt Nam hiện nay”-Tòa án quân sự Quân khu 5 của Th.s Lê Việt Dũng; Luận văn
thạc sĩ “Thẩm quyền xét xử của các Tòa án quân sự”-Trường Đại học Luật Hà Nội
năm 1998 của Đàm Văn Dũng...
Các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập về từng vấn đề riêng lẽ có liên quan
đến thẩm quyền xét xử của TAQS, nhiều vấn đề như căn cứ quy định thẩm quyền xét
xử của TAQS, giải quyết những vướng mắc cụ thể trong thực tiễn...còn bỏ ngõ về mặt
khoa học. Do vậy, với luận văn này tác giả tiếp tục hoàn thiện về cơ sở lý luận và đưa
ra các kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng thẩm quyền xét xử của TAQS, nhằm phù
2


hợp với yêu cầu cải cách tư pháp.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn thi hành các quy định về thẩm quyền
xét xử của TAQS theo pháp luật tố tụng hình sự của Tòa án quân sự 2 cấp Quân khu 5.
Từ đó tác giả đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố
tụng về thẩm quyền xét xử của TAQS, nâng cao hiệu quả xét xử của TAQS đáp ứng

yêu cầu công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ cụ thể cần giải
quyết như sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về thẩm quyền xét xử của Tòa án
quân sự trong tố tụng hình sự Việt Nam.
- Khái quát lịch sử pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thẩm quyền xét xử
của TAQS; phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền xét xử của
các Tòa án quân sự.
- Nghiên cứu thực tiễn và đề xuất những kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện
thẩm quyền xét xử của TAQS.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các vấn đề lý luận, quy định của
BLTTHS về thẩm quyền xét xử của TAQS và thực tiễn thực hiện thẩm quyền xét xử
của Tòa án quân sự 2 cấp Quân khu 5.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thẩm quyền xét xử
của TAQS dưới góc độ Luật tố tụng hình sự Việt Nam trên địa bàn Quân khu 5; thời
gian 5 năm (2013 – 2017).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
3


tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như: so sánh, thống kê, tổng hợp, phân tích, tham khảo chuyên gia...

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm các quy định của
pháp luật về thẩm quyền xét xử của TAQS Việt Nam theo pháp luật tố tụng hình sự
hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo; các TAQS có thể khai thác kết
quả nghiên cứu để nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, danh mục các
chữ viết tắt và danh mục các bảng biểu, luận văn có kết cấu gồm 03 chương.
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
Chương 2. Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo pháp luật tố tụng hình
sự Việt Nam
Chương 3. Thực tiễn thực hiện thẩm quyền xét xử của các Tòa án quân sự Quân
khu 5 và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự

4


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN
QUÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự
Để hiểu rõ về khái niệm thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, trước hết
chúng ta phải tìm hiểu thế nào là thẩm quyền xét xử của Tòa án nói chung.
Thẩm quyền không chỉ thể hiện được sự khác biệt giữa các cơ quan Nhà nước
với nhau mà còn là thuộc tính tất yếu của cơ quan quyền lực Nhà nước. Có thể thấy,
đối với một cơ quan Nhà nước, thẩm quyền giữ vai trò rất quan trọng, nên trước tiên ta

cần hiểu rõ khái niệm “Thẩm quyền”.
Theo từ điển tiếng Việt, “Thẩm quyền là quyền xem xét để kết luận và định đoạt
một vấn đề theo pháp luật” [35, tr.216].
Trong từ điển Luật học thì thẩm quyền được ghi nhận là: “Tổng hợp các quyền
và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy Nhà nước
do pháp luật quy định như thẩm quyền của TA các cấp, thẩm quyền của VKS các cấp,
của cơ quan Công an các cấp... Hành động, quyết định trong phạm vi thẩm quyền do
luật pháp quy định là điều kiện để đảm bảo trật tự pháp luật và pháp chế thống nhất,
tránh được sự trùng lặp, lấn sân trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan các
cấp, các ngành. Vượt qua thẩm quyền, làm trái thẩm quyền trong ban hành các văn
bản, quyết định là cơ sở pháp lý để hủy bỏ các văn bản ấy”. [37, tr.459].
Như vậy, dưới những góc độ khác nhau thì khái niệm thẩm quyền được giải
thích có đôi chút khác nhau. Tuy nhiên, có thể chung quy lại, “Thẩm quyền là thuật
ngữ dùng để chỉ phạm vi, giới hạn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân hoặc
cơ quan Nhà nước trong việc thực thi quyền lực Nhà nước được pháp luật quy định”.
Cũng theo từ điển Luật học, “xét xử là hoạt động đặc trưng, là chức năng,
nhiệm vụ của các TA. Các TA là những cơ quan duy nhất của một nước đảm nhiệm
chức năng xét xử. Mọi bản án do TA tuyên đều phải qua xét xử. Không ai có thể bị
buộc tội mà không qua xét xử của các TA và kết quả xét xử phải được công bố bằng

5


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×