Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh đồng nai ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.26 KB, 98 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Hồ Nguyễn Anh Tuấn

VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Hồ Nguyễn Anh Tuấn

VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ THỊ KIM OANH


HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng,
đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi
tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa
từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa
vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học xã hội.
Vậy tôi viết lời cam kết này đề nghị Học viện Khoa học xã hội xem xét
để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ VAI TRÒ CỦA
TÒA ÁN TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ .......................................................7
1.1. Khái niệm vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự ..................................7
1.2. Cơ sở quy định vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự ........................19
1.3. Quy định của pháp luật về vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự .......24
Chương 2: THỰC TIỄN VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG THI HÀNH ÁN
HÌNH SỰ TẠI TỈNH ĐỒNG NAI .........................................................................33
2.1. Thực trạng vai trò của Tòa án trong việc ra quyết định thi hành án; quyết
định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình .........................................................33
2.2. Thực trạng vai trò của Tòa án trong việc ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ,
đình chỉ chấp hành án phạt tù; miễn, giảm thời hạn chấp hành án; kéo dài thời hạn
trục xuất; rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo ...........39

2.3. Thực trạng vai trò của Tòa án trong việc xem xét, giải quyết việc cho nhận tử
thi của người chấp hành án tử hình .......................................................................58
2.4. Thực trạng vai trò của Tòa án trong việc gửi bản án, quyết định được thi hành
và quyết định quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 20 Luật Thi hành án hình sự
năm 2010, tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của
Luật Thi hành án hình sự năm 2010 ......................................................................60
2.5. Thực trạng vai trò của Tòa án trong việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo
về thi hành án hình sự theo thẩm quyền và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy
định của Luật Thi hành án hình sự năm 2010 .......................................................63
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TÒA ÁNTRONG THI
HÀNH ÁN HÌNH SỰ .............................................................................................. 65
3.1. Yêu cầu của việc nâng cao vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự ......65
3.2. Các giải pháp cụ thể .......................................................................................67
KẾT LUẬN ..............................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi hành bản án hình sự là một khâu chiếm vị trí quan trọng trong quá trình
giải quyết vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự của một người có tội. Thi hành
án hình sự hay hiện thực hóa các quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật trong thực tế chính là việc lấy lại trật tự công bằng trong xã hội, mà cụ thể là
việc bắt buộc người bị kết án phải chịu sự lên án của Nhà nước, của xã hội; phải
chịu sự giáo dục, cải tạo để có thể trở thành người có ích cho xã hội.
Công tác điều tra, truy tố và xét xử là rất quan trọng. Quyết định hình phạt
của Toà án chính là sự đánh giá, sự lên án của Nhà nước đối với hành vi phạm tội
mà bị cáo đã thực hiện. Nếu chỉ dừng ở mức đánh giá, lên án mà không thực hiện
bằng các biện pháp mang tính cưỡng chế đặc trưng của quyền lực nhà nước thì tác
dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa và tính chịu hình phạt hạn chế, thậm chí là

không có tác dụng. Chính vì vậy, pháp luật hình sự đã có những quy định cụ thể về
thi hành án hình sự, các ngành tư pháp trung ương nói chung và Toà án nhân dân tối
cao nói riêng cũng đã ban hành một số Thông tư liên tịch, Nghị quyết để hướng dẫn
một số quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự về thi hành án hình sự
nhằm đảm bảo việc thi hành nghiêm túc các bản án, quyết định của Toà án đã có
hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay.
Thẩm quyền của tòa án trong lĩnh vực thi hành án hình sự là cơ sở pháp lý
xác định vai trò của Tòa án trong việc thi hành án các bản án đã có hiệu lực pháp
luật nói chung và các bản án hình sự nói riêng, là công cụ pháp lý hữu hiệu để mọi
công dân thực hiện quyền tự do bình đẳng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
hành vi của mình, ngoài ra thẩm quyền của Tòa án trong việc thi hành án hình sự
còn là sự phân định quyền hạn của Tòa án nhân dân với các cơ quan chức năng
khác. Nhằm không ngừng nâng cao trách nhiệm và quyền hạn trong hoạt động thi
hành án của Tòa án ta trong giai đoạn hiện nay. Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015và
Luật thi hành án hình sự năm 2010 đã quy định về thẩm quyền và nhiệm vụ, trách
nhiệm cho các Tòa án trong việc thi hành các bản án hình sự của Tòa án nhân dân

1


các cấp, đây là một bước phát triển mới đồng thời cũng đã qui định khá cụ thể về
vai trò của Tòa án, việc thi hành các quy định của pháp luật về tố tụng hình sự trong
quá trình thi hành án hình sự trong thời gian qua đã đạt được những hiệu quả nhất
định. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đến nay vẫn còn bộc lộ những bất cập, chưa
đáp ứng được yêu cầu của quá trình cải cách tư pháp, chất lượng thi hành án chưa
cao và triệt để, còn kéo dài, cơ chế điều chỉnh pháp luật vẫn còn nhiều trở ngại.
Thực tiễn đòi hỏi phải thực hiện hoạt động cải cách tư pháp, trong đó có sự
hoàn thiện về pháp luật tố tụng hình sự, cơ chế áp dụng pháp luật; hoàn thiện pháp
luật về thẩm quyền của Tòa án trong quá trình thi hành án hình sự
Nhận thức đầy đủ, đúng đắn và chính xác các quy định của pháp luật về vai

tròcủa Tòa ánđối với việc thi hành án hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc xây
dựng nhà nước pháp quyền, đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp
luật. Chính vì vậy học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài về “Vai trò của Tòa án trong
thi hành án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng
Nai” làm đề tài luận văn với mong muốn tìm ra được những tiêu chí có cơ sở khoa
học và rất có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay, với mục
tiêu nâng cao năng lực của Tòa án trong quá trình thi hành án hình sự, phòng chống
được tội phạm, đảm bảo các bản án đã có hiệu lực pháp luật được thi hành một cách
triệt để, chính xác mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân được giám sát
hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án trong quá trình tố tụng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý,vai trò của Tòa án trongthi hành án hình sự rất quan
trọng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện và áp dụng các quy định của pháp luật
về thi hành án hình sự của Tòa án thời gian qua còn rất nhiều lúng túng, chưa được
quan tâm đúng mức.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu tác giả nhận thấy có một số công trình nghiên
cứu khá công phu đã làm rõ các khía cạnh pháp lý về lĩnh vực thi hành án hình sự
của Tòa án được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau cụ thể như:“ Một số vấn đề
về lý luận và thực tiễn về hoãn thi hành án trong Luật Thi hành án hình sự Việt

2


Nam (Tác giả: Nguyễn Văn Sơn), Vai trò của Toà án trong thi hành án hình sự đáp
ứng yêu cầu cải cách tư pháp (Tác giả: Nguyễn Minh Thanh), Giảm thời hạn và
miễn chấp hành hình phạt trong thi hành án hình sự ở Việt Nam (Tác giả: Nguyễn
Văn Cảnh), Vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự từ thực tiễn quận Bình
Tân, thành phố Hồ Chí Minh (Tác giả Lê Văn Đường),….”
Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến
vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự, mối quan hệ giữa các cơ quan tư pháp,

chức năng nhiệm vụ của Tòa án những bất cập và hạn chế cũng như những kiến
nghị khoa học, đây là những tài liệu tham khảo rất có giá trị, là nguồn nhận thức cơ
bản giúp cho tác giả định hướng việc nghiên cứu đề tài của mình, tuy nhiên các
công trình nghiên cứu trên chỉ mới đề cập đến một số vấn đề nhất định được quy
định trong Bộ luật tố dụng Hình sự trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Trên cở sở làm rõ vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự được quy định
trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng Hình sự, Luật thi hành án hình sự năm 2010
và thực tiễn thực hiệncủa Tòa án trong những năm qua đã có một số kết quả cụ thể
nhất là việc đề cao vai trò trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo vệ pháp luật.
Trong những năm qua đặt trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và hội nhập
kinh tế thế giới có sự bất ổn giữa các quy định của pháp luật với thực tiễn áp dụng,
điều đó phản ánh sự xung đột giữa mức độ phát triển của nền kinh tế, nhu cầu điều
chỉnh của pháp luật vào thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật, với tình trạng như
trên chứng tỏ các quy định của pháp luật quy định về vai trò của Tòa án trong thi
hành án hình sự, cơ chế áp dụng pháp luật về thẩm quyền còn bộc lộ những hạn chế
nhất định. Do vậy khi nghiên cứu về vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự
theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng Hình sự, Luật thi hành án hình
sự năm 2010, trước hết phải xuất phát từ bản chất của pháp luật, tính tất yếu và
khách quan quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Tòa án trong thi hành án
hình sự , nhận thức các vấn đề từ khía cạnh lý luận đến thực tiễn và thực hiện pháp

3


luật, từ đó mới có thể nhận thức đầy đủ yêu cầu đặt ra và định hướng việc hoàn
thiện pháp luật . Luận văn nhằm đạt được các mục đích sau:
Thứ nhất: Những vấn đề lý luận về Vai trò của Tòa án trong thi hành án hình
sự.

Thứ hai: Cơ sở quy định Vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự.
Thứ ba: Phân tích các quy định của pháp luật về Vai trò của Tòa án trong thi
hành án hình sự.
Thứ tư: Đánh giá thực tiễn vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự tại
tỉnh Đồng Nai.
Thứ năm: Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự.
Nhiệm vụ của luận văn nhằm giải quyết những vấn đề sau:
- Hệ thống được cơ sở lý luận, các quan điểm khoa học nhận thức chung về
vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự theo Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng
Hình sự, Luật thi hành án hình sự năm 2010. Trọng tâm là phân tích khái niệm về
vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự, căn cứ các quy định về trách nhiệm,
quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự, quy định nhiệm vụ quyền hạn của
Tòa án.
- Phân tích, làm rõ nội dung về vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự,
thực tiễn thi hành pháp luật từ đó chỉ ra những bất cập, hạn chế trong việc thực thi
pháp luật và áp dụng pháp luật.
- Sau khi phân tích, hệ thống cơ sở lý luận, phân tích thực trạng về vai trò
của Tòa án trong thi hành án hình sự để làm rõ những vướng mắc bất cập khi áp
dụng pháp luật, đưa ra một số phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về trách
nhiệm, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự trong tòa án hiện hành .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn sử dụng các quan điểm khoa học, các quy
định của pháp luật về vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự và thực tiễn vai
trò của Tòa án trong thi hành án hình sự tại tỉnh Đồng Nai.

4


- Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong khuôn khổ của pháp luật về

chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự, trong bối cảnh về cải cách tư pháp,
luận văn chủ yếu tập trung vào việc xác định Vai trò của Tòa án trong thi hành án
hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng Hình sự, Luật thi hành
án hình sự năm 2010.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của đề tài: Với phạm vi nghiên cứu như trên, việc nghiên
cứu và hoàn thành luận văn trước hết dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa mác Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà Nước, Nghị quyết của
Bộ chính trị về cải cách tư pháp, và các quan điểm khoa học có giá trị tích cực và
tiến bộ trên thế giới về vị trí vai trò của hệ thống tư pháp.
Đồng thời, với đề tài cụ thể trên người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu
như sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: phương pháp này được sử dụng hầu hết
trong toàn bộ các chương của luận văn và tập trung nhất trong Chương 1 trong việc
trình bày các khái niệm cơ bản về vị trí, vai tròcủa Tòa án trong thi hành án hình sự,
đồng thời người viết sử dụng phương pháp này làm sáng tỏ căn cứ quy định vai trò
của Tòa án trong thi hành án hình sự, phân biệt trách nhiệm, quyền hạn của Tòa án
trong thi hành án hình sự khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
- Phương pháp so sánh, liệt kê được sử dụng làm sáng tỏ những khác biệt của
vấn đề từ đó rút ra được những ưu điểm, hạn chế, bất cập, phương pháp này được sử
dụng trong Chương 2 nhằm khái quát hóa thực trạng pháp luật về vai trò của Tòa án
trong thi hành án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự sự.
- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn: Được sử dụng trong việc hoàn
thiện pháp luật về vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự, phương pháp này
được sử dụng chủ yếu ở Chương 2 đồng thời phương pháp này được sử dụng để đề
xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật thẩm quyền cũng như trách
nhiệm, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự, cơ chế áp dụng pháp luật
nhằm hướng đến mục tiêu quan trọng bảo vệ tính công băng trong xã hội.

5



- Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp phân tích thực tiễn để làm
cho việc phân tích đề tài thêm sinh động.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Người viết dự định trình bày cơ bản về lý luận và các vấn đề pháp lý về vai
trò của Tòa án trong thi hành án hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật
tố tụng Hình sự, Luật thi hành án hình sự năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi
hành, trên cơ sở trình bày đó tiến hành đánh giá thực trạng của việc thực hiện quy
định trên thực tế cũng như tiến hành đánh giá các quy định pháp luật về vai trò của
Tòa án trong thi hành án hình sự làm cơ sở cho việcđề xuất giải pháp trong cải cách
tư pháp, giải quyết những bất cập, vướng mắc về thẩm quyền cũng như trình tự, thủ
tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Công trình nghiên cứu còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu và cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xem xét sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự,Bộ luật tố tụng Hình sự, Luật thi
hành án hình sự, các văn bản hướng dẫn thi hành…
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương:
- Chương 1:Những vấn đề lý luận và pháp lý về vai trò của tòa án trong thi
hành án hình sự.
- Chương 2: Thực tiễn vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự tại tỉnh
Đồng Nai
- Chương 3: Giải pháp nâng cao vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự

6


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN
TRONG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự
1.1.1.Khái niệm luật thi hành án hình sự
1.1.1.1. Thi hành án hình sự và luật thi hành án hình sự
Hiến pháp nước ta khẳng định: các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân
đã có hiệu luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các
đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng, những người và đơn vị hữu
quan phải chấp hành nghiêm chỉnh [20]. Yêu cầu mang tính nguyên tắc hiến định
này đã khẳng định hiệu lực thi hành của tất cả các phán quyết của Tòa án khi có
hiệu lực pháp luật, đồng thời khẳng định ý nghĩa quan trọng của vấn đề thi hành án
nói chung và thi hành án hình sự nói riêng.
Nhiệm vụ bảo vệ pháp luật đòi hỏi phải phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm
minh mọi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các hành vi phạm tội. Đối với các trường
hợp phạm tội, Tòa án nhân danh công lý ra các phán quyết nhằm lập lại trật tự xã
hội đã bị vi phạm, trừng trị, giáo dục cải tạo người phạm tội, phòng ngừa tội phạm,
thực hiện công lý, công bằng xã hội. Thi hành án hình sự chính là thực hiện các
phán quyết đó và nói một cách khái quát thì thi hành án hình sự là việc thực hiện
công lý, công bằng xã hội trong thực tế. Như vậy, đảm bảo thi hành các phán quyết
của Tòa án trong thực tế là yêu cầu sống còn của Nhà nước, của xã hội, nó liên
quan trực tiếp đến tính nghiêm minh của cả hệ thống pháp luật, đến hiệu lực, uy tín
của Nhà nước, đến kỷ cương, phép nước. Vì vậy, yêu cầu các bản án, quyết định
của Tòa án phải được cả xã hội tôn trọng, các cá nhân, tổ chức hữu quan phải chấp
hành nghiêm chỉnh trở thành nguyên tắc có tính chất hiến định.
Trong khoa học pháp lý hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất
của thi hành án hình sự và từ đó có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất của
pháp luật thi hành án hình sự. Có người cho rằng, thi hành án hình sự là một giai
đoạn của quá trình tố tụng và do vậy, được điều chỉnh bằng các quy phạm của Luật

7



tố tụng hình sự. Song cũng có ý kiến cho rằng, thi hành án hình sự là một hoạt động
hành chính - tư pháp hình sự, có những nét đặc thù riêng khác với hoạt động tố tụng
hình sự. Một số khác thì coi thi hành án hình sự như là luật hình sự kéo dài. Việc
xác định thi hành án hình sự là một giai đoạn tố tụng, luật hình sự kéo dài hay là
hoạt động hành chính - tư pháp có ý nghĩa quan trọng để làm sáng tỏ bản chất thi
hành án hình sự, mà xác định bản chất của thi hành ánhình sự là một trong những
vấn đề lý luận cơ bản của thi hành án hình sự. Bởi lẽ, xác định đúng bản chất thi
hành án hình sự có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện, đặc biệt là tạo ra cơ
chế quản lý, mô hình tổ chức và hoạt động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của thi
hành án hình sự.
Ở đây, thi hành án hình sự, như nhiều tác giả khẳng định, là “nốt nhạc cuối
cùng” trong quá trình tố tụng. Lập luận cho quan điểm: Bản chất của thi hành án
hình sự là một giai đoạn tố tụng, những người theo quan điểm này cho rằng, bản
án, quyết định của Tòa án, kết quả của giai đoạn xét xử là cơ sở, là căn cứ để tiến
hành hoạt động thi hành án hình sự. Thi hành án hình sự dường như là sự tiếp tục
của giai đoạn xét xử và chịu sự chi phối của cơ quan tố tụng, đặc biệt là Tòa án.
Quyết định thi hành hình phạt, xóa án tích là do Chánh án Tòa án ra quyết định, thủ
tục ở các khâu quan trọng trong thi hành án hình sự đều do cơ quan tiến hành tố
tụng thực hiện. Việc thi hành các bản án đều được tiến hành dựa trên các nguyên
tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự, thậm chí được quy định trong Luật tố tụng
hình sự.
Tuy nhiên, xét về bản chất, tố tụng là việc giải quyết các tranh chấp thông
qua thủ tục xét xử của Tòa án. Điều đó có nghĩa là khi Tòa án đã đưa ra phán quyết
về chân lý của sự việc, về việc phạm tội hay không phạm tội và về hình phạt áp
dụng đối với trường hợpnày hay trường hợp khác thì quá trình tố tụng cũng kết
thúc. Nói cách khác, tố tụng hình sự xác định có hay không có quan hệ pháp luật
hình sự trong trường hợp này. Nếu có quan hệ đó thì quá trình tiếp theo là thực hiện
nội dung của pháp luật hình sự: hình phạt hoặc biện pháp tư pháp hình sự. Thực

hiện nội dung này không thể tuân theo trình tự, thủ tục tố tụng vì không có tranh

8


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×